Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Tiểu luận luật báo chí tìm kiếm và phân tích tít báo, đạo đức nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.52 KB, 51 trang )

Đề bài:
A.

Tìm kiếm và phân tích tít báo (bao gồm cả tít tốt và tít không tốt): 5 tít
chính, 5 tít phụ, 5 sapo, 5 đoạn văn miêu tả chi tiết

B.

Anh chị hãy phân tích đánh giá thực trạng thi hành 9 điều quy định về
Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao tăng tính hiệu lực của quy định về Đạo đức
nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam.

1


PHẦN A
Năm tít chính hay:
1. “Mèo vờn chuột” – trò chơi yêu thích của ngành giáo dục (Giáo dục Việt
Nam – 6/3/2014)
/>Đây là tít bài phản ánh về việc Bộ Giáo dục dừng tuyển sinh 207 ngành
hồi tháng 1/ 2014, sau đó lại cho mở lại 62 ngành tiếp tục đươc tuyển sinh
bình thường. tít bài sử dụng lối nói ẩn dụ, giàu hình ảnh “mèo vờn chuột”,
“trò chơi” để thể hiện những ý kiến xung quanh việc dừng tuyển sinh một số
ngành đại học năm 2014.
2. Để sinh viên nước ngoài hiểu sử Việt hơn ta là nỗi đau của lịch sử (Giáo dục
Việt Nam – 6/3/2014)
/>Tít bài về việc tỉ lệ học sinh một số trường PHTH không chọn thi môn
Lịch sử, thậm chí có trường là 0%. Sự so sánh trong tít đã chỉ ra thực trạng
cũng như ý kiến riêng của tác giả trong bài viết này. Cách viết như thế này
nâng cao tầm quan trọng của việc học và hiểu lịch sử nước nhà.


3. Phát hiện thú vị về “Phát hiện”(Giáo dục Việt nam – 13/11/2013)
/>Tít bài thực sự ấn tượng với người đọc về thủ pháp chơi chữ “phát
hiện”. Bài viết hướng về vấn đề bằng giả trong ngành giáo dục, đồng thời
cũng thể hiện quan điểm của tác giả trong việc thực hiện quyền và trách
nhiệm của những người lãnh đạo đối với vấn đề đó. Tít bài gây sự tò mò mới
mẻ cho người đọc nhưng chính là thể hiện quan điểm rất đáng suy ngẫm.
4. “Xà xẻo” gần hết của dân vẫn còn đòi… giữ uy tín! (Dân trí – 12/3/2014)
2


/>Tít bài đã thể hiện sự phẫn nộ của tác giả về việc quan chức xã ăn bớt
tiền trợ cấp lũ lụt của dân nghèo ở Hà Tĩnh. Cách sử dụng động từ mạnh gây
ấn tượng cùng câu cảm thán đã thu hút người đọc cũng ngẫm và suy nghĩ về
thực trạng tham nhũng từ cấp cơ sở, ăn bớt của chính hàng xóm láng giềng
nhà mình. Cách đặt tít như vậy thể hiện tư duy của tác giả đồng thời
5. Facebook – “Mảnh đất màu mỡ” cho những cô gái thích khoe thân? (Dân trí
– 11/3/2014)
/>Tít bài sử dụg hình ảnh “mảnh đất màu mỡ” để hình tượng hóa vấn đề
thêm sinh động, gây ấn tượng cho người đọc, đây là cách đặt tít thu hút người
xem, tuy nhiên không mang tính chất giật tít, phản ánh không đúng sự thật
như một số bài báo khác. Mặt khác vấn đề mà bài báo đề cập lại có sức ảnh
hưởng đến bạn đọc.
Năm tít chính không hay:
1.

“Khách mua dâm của em là những người đi … giầy” (Kienthuc.net.vn 11/03/2014)
/>Đây là tít bài của một bài phỏng vấn Gs Chung Á, nguyên phó chủ tịch
Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS Việt Nam. Trong bài phỏng vấn hoàn
toàn không có câu văn trích dân như trên tít, hơn nữa, nội dung bài phỏng vấn
hoàn toàn không có nội dung như tít phản ánh. Đây là cách giật tít, câu view

khiến người đọc tò mò nhưng lại phản ánh không trung thực.

2.

Trên giường bán dâm, dưới giường trộm núp (24h.com.vn – 3/3/2014)
/>3


Tuy rằng tít bài phản ánh đúng sự việc trong bài báo nhưng cách giật tít
liên tục, của báo nhằm câu view và nội dung không có gì đặc sắc chỉ xoay
quanh vấn đề cướp giết hiếp tạo ra ấn tượng mạnh cho người đọc về tờ báo
chỉ đưa những thông tin tiêu cực.
3.

Phát hiện xe khách chở bàn chân người dính đầy máu (kienthuc.net />Tít bài thể hiện sự mâu thuẫn trong nội dung và cách sử sụng từ “phát
hiện” đồng thời cách đưa cụm từ “bàn chân người dính máu” lên làm tít là
không phù hợp với một bài báo. Quá đáng hơn trong bài viết còn đang ảnh
của bàn chân đó lên. Cách giật tít như trên đã làm cho người đọc thấy rùng
mình khi đọc bài, gây ấn tượng mạnh. Đây là một trong những cách câu view,
giật tít của báo.

4.

Vụ nổ súng trước BV Thanh Nhàn: Có một phát súng bị tịt.
/>Tít bài có hai phần: phần trích dẫn và phần tít chính. Tuy nhiên, không
nên lấy một dẫn chứng không quan trọng đưa lên làm tít. Cách làm này nhấn
mạnh chi tiết phụ “có một phát súng bị tịt” khiến người đọc hiểu nhầm về vấn
đề đang nói. Cách viết tít như vậy không đảm bảo được thông tin cung cấp
đến người đọc, bài viết trở nên nhàm chán khi viết về một chi tiết quá nhỏ
không liên quan nhiều đến tình tiết vụ án. Cách đặt tít này chỉ phù hợp với các

báo đưa thông tin giật gân câu khách.

5.

Mẹ lấy dây rốn quấn cổ, bỏ con sơ sinh vào ba lô
/>Tít bài đã chọn chi tiết không phù hợp đưa lên giật tít tạo sự chú ý của
người đọc, cách viết như thế tạo sự ghê rợn, kích thích trí tò mò nhằm mục
đích câu view. Sử dụng các hành động mạnh trong tít bài chứng tỏ nhà báo
4


không nắm rõ đạo đức nghề nghiệp báo chí khi đưa thông tin sự việc, định dư
luận trực tiếp.
Năm tít xen hay
1.
2.

Mua chỉ để đọc… vài trang
Vừa nghèo nàn, vừa sai sót
/>Đây là tít xen trong bài “ Cuốn sách Những điều cần biết về tuyển sinh
ĐH – CĐ năm 2014: lãng phí và sai sót! Tít xen đã thể hiên được sự lãng phí
và sai sót như trong tít chính nêu. Điều này một lần nữa nhấn mạnh sự thật về
việc bỏ ra 40.000 đồng để mua sách nhưng chỉ đọc một số trang, những thông
tin cần thiết như điểm chuẩn và chỉ tiêu của năm trước thì không có. Hai tít
xen đã làm rõ tít chính đồng thời cũng thu hút và lí giải cho người đọc về nội
dung vấn đề.

3.
4.


Những bóng hồng rẻo cao vào trại cai nghiện
Phá rừng, đốn pơ mu, mua thuốc phiện
/>Tít xen trong bài phòng sự “Những người Mông đi cai nghiện” của tác
giả Thành Trung đã làm đúng được chức năng của tít xen là bổ sung và làm rõ
thông tin của tít chính và nội dung của bài viết. Tít xen này đã đảm bảo khái
quát được thông tin thành hai vấn đề chính, tạo lối giãn mắt để người đọc dễ
theo dõi. Bên cạnh đó, tít xen cũng sử dụng các hình ảnh, các cụm từ xuất
hiện trong đoạn văn tiếp.

5.
6.
7.

Đại thụ “tự nhiên” đổ
Kiểm lâm hợp thức hóa?
Lâm tặc giảm nhưng rừng vẫn mất
/>
5


Tít xen trong bài phóng sự “Hợp thức hóa… gỗ lậu sau phá rừng” là
các tít xen hay và đúng yêu cầu của một tít xen. Nó không chỉ tạo lối giãn mắt
cho người đọc mà còn thể hiện đúng ý đồ của bài viết, tách đoạn tách ý,
chuyển đoạn một cách hợp lý. Cách viết tít xen của tác giả cũng khá thành
công khi sử dụng câu hỏi, các hình ảnh đối lập nhau, sự ẩn dụ kín đáo trong
câu làm cho người đọc theo dõi bài viết hơn.
Năm tít xen không hay
1.
2.
3.


Môi trường làm việc khác biệt
Tính cách khác xa
Khát vọng sẽ chiến thắng
/>Tít xen trong bài khai quát nội dung của từng đoạn, thể hiên ý tưởng
của một nhân vật nhất định. Tuy nhiên, cách viết tít xen như vậy chưa rõ ràng,
nên có tên nhân vật đặt trước tít để thể hiện ý hơn nữa. Đồng thời cũng nên có
hình ảnh và đúc kết chi tiết nhưng phải ngắn gọn ý tứ của đoạn văn.

4.

Phải tự cứu mình…
/>Đây là tít xen trong bài “Thất nghiệp là do sinh viên chọn nhầm sân”
trên báo Vietnamnet. Trong bài duy nhất có một tít xen nên nó đã không đảm
đương được chức năng. Thông tin trong bài không cần thiết phải sử dụng tít
xen, hơn nữa nội dung của đoạn văn không xoay quanh tít, tít chưa chỉ rõ
được ý mà tác giả cần nói.

5.

Mua bao nhiêu cũng có
/>Đây là một trong ba tít xen của bài viết trên Vietnamnet về mì chính
Tàu. Tít xen này đã không đạt yêu cầu vì nhắc lại tít chính thay vì khái quát
6


nội dung hay nối tiếp đoạn của bài. Điều này không tạo ra lối giãn mắt mà còn
thấy sự trùng lặp của thông tin, gây sự nhàm chán cho người theo dõi.
Năm sapo hay
1.


Những cây cầu treo này được xây dựng cách đây hơn chục năm, hiện đang
xuống cấp rất nghiêm trọng: hầu hết mặt cầu và hệ thồng dây cáp đã bị hư
hỏng nặng, có cầu rệu rã, cũ nát như trong… phim kinh dị!
/>Sapo của bài viết đã tóm tắt được tình trạng mà những cây cầu treo
“sởn tóc gáy” như trong tít đã nêu, đồng thời cũng bày tỏ được quan điểm của
tác giả khi thể hiện vấn đề. Cách viết ngắn gọn đầy đủ nội dung thông tin như
trên khiến người đọc bước đầu nắm được thông tin quan trọng cần phải theo
dõi.

2.

Chuyện thành viên đoàn bay Vietnam Airlines “xách tay” hàng trộm cắp từ
Nhật Bản từng có tiền lệ. Hiện một nữ tiếp viên của hãng này bị cảnh sát
Nhật Bản giữ một lần nữa đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh hàng
không quốc gia.
/>Đây là một bài viết theo diễn biến của sự việc mà cụ thể là sự việc nữ
tiếp viên hàng không xách tay hàng trộm cắp bên Nhật. Chính vì vậy, không
chỉ tít mà cả sapo còn phải thể hiện ý tiếp nối của vụ việc. Sapo đã tóm tắt
được ý chính của vụ việc đồng thời cũng nêu ra hướng giải quyết ban đầu cho
vụ việc.

3.

Đến trường đón cháu, bác Dần thấy cô cháu gái 4 tuổi cùng đám bạn nam
lẫn nữ đang… trần như nhộng đứng trước lớp chờ cô bảo mẫu lấy quần áo.
Các cháu khúc khích chỉ trỏ vào nhau làm bác không khỏi lăn tăn.(dân trí –
27/3/2014)

7



/>Sapo dẫn dắt vấn đề một cách tự nhiên qua tình huống của người bà
đến đón cháu và chứng kiến sự việc từ đó nêu ra vấn đề cần giải quyết. Đây là
cách viết sapo tự nhiện giúp người đọc có hứng thú để theo dõi vấn đề và
cách giải quyết vấn đề như thế nào.
4.

Hơn một nghìn xe tải chở dưa hấu đang tắc trên cửa khẩu Lạng Sơn khiến
nông dân trồng dưa ở miền Trung và miền Nam lo sợ vì giá bán một nửa mà
không có người mua.(Vnexpress – 28/3/2014)
/>Sapo đã khái quát được sự việc và vấn đề cần nêu đồng thời đảm bảo ý
ngắn gọn và không rườm rà làm cho người đọc dễ theo dõi và nắm bắt vấn đề.
Cách viết sapo hay cần đòi hỏi không chỉ cung cấp được thông tin mà còn
phải thể hiện cho người đọc tính chất của vấn đề ngay trong phần tóm tắt.

5.

Sau khi được tu sửa, những cấu kiệu của phần mái đình bị tháo dỡ lấy gỗ sưa
đem bán đã được thay bằng gỗ xoan.(Vnexpress – 28/3/2014)
/>Sapo đã đảm bảo tính ngắn gọn cả về nội dung thông tin và hình thức
của sapo. Nó đã nêu trực tiếp vấn đề cần bàn đến trong bài viết, nhiều khi
cách viết trực tiếp như vạy lại mang lại hiệu quả cho sự nắm bắt thông tin của
người đọc.

8


Năm sapo không hay
1.


Tính theo giá thị trường hiện tại dao động từ 12 – 15 triệu đồng/kg, gốc sưa
này trị giá khoảng 17 tỷ đồng.(24h.com – 28/3/2014)
/>Sapo không có ý tưởng gì mới ngoài việc lặp lại các chữ đã xuất hiện
trong tít. Điều này gây khó chịu cho người đọc khi thông tin lặp lại quá nhiều
không chỉ ở trong tít chính, sapo mà con được nhắc lại trong bài viết.

2.

Đưa xe máy vào phòng đóng kín cửa, nổ máy để nghe nhạc, sử dụng ma túy
đá, mây mưa tập thể, ba người chết do hít phải khí độc.(24h.com –
28/3/2014)
/>Sapo không chỉ liệt ke hàng loạt các hành động không liên quan đến cái
chết của ba người mà còn chưa có cách liên kết câu hoàn chỉnh, lời viết còn
lủng củng khiến cho người đọc có sự phản cảm và không hiểu rõ vấn đề mà
tác giả đang nói đến. cách viết sapo này thể hiện người viết chưa có nhiều
kinh nghiệm trong việc viết một tác phẩm báo chí.

3.

Nóng vội, bức xúc vì nghi phạm không khai, 5 sĩ quan công an đã thay nhau
dùng dùi cui đánh khiến nạn nhân tử vong.(24h.com – 28/3/2014)
/>Sapo quá ngắn cho một bài viết hơn 1000 từ, hơn nữa cách viết sapo
như vậy nêu vấn đề chưa được rõ ràng và chưa có sức thuyết phục đối với
người đọc.

4. Chỉ vì không mời được anh Lê Duy Hào uống rượu trong đám cưới, Phạm

Văn Trịnh cùng một số thanh niên đã gây gổ và đánh anh Hào rách lưỡi, tụ
máu sau gáy, dập lá lách... dẫn đến tử vong.

9


/>Đoạn văn sapo này không đáp ứng yêu cầu của một sapo hay và hoàn
chỉnh bởi vì đã nêu quá chi tiết tổn thương dẫn đến tử vong của nạn nhân.
Điều này không nên có trong sapo mà nên để trong bài viết.
5. Một vụ mạo danh diễn viên Diễm Hương và hoa hậu Mai Phương Thúy bị

phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM phát hiện.(24h.com – 27/3/2014)
/>Sapo không có gì khác một câu nói bình thường, không có tính chất
thông tin sự việc và tính chất sự việc, không gây ấn tượng cho người đọc.
Cách viết sapo này thể hiện người viết không có kĩ năng viết sapo, cần phải
điều chỉnh lại sapo này cho phù hợp với thông tin đưa ra trong bài.
Năm đoạn văn hay
1.

Mỗi người một vẻ, họ lạ lẫm, hiếu kỳ nhưng vẫn tươi cười nhìn khi chúng tôi
vẫy chào. Từ xa, đôi mắt cận không đeo kính của tôi nhìn thấy họ vui vẻ, khỏe
khoắn và tươi mới lắm. Nhưng lại gần, tôi mới bị đánh thức bởi sự tiều tụy,
gầy guộc, đen đúa, lem nhem, cũ kỹ và khổ sở. Có người môi thâm sì như
miếng thịt trâu ôi, có chị nụ cười chỉ còn hàm răng đen xỉn, sứt mẻ lung tung,
có người với hai con mắt sâu hoắm như hai cái hố.
/>Đây là đoạn văn đặc tả khá thành công trong tác phẩm phóng sự trên
báo Lao động. Đoạn văn này đã sử dụng các hình ảnh và từ ngữ đặc tả, các
biện pháp so sánh đối chiếu để miêu tả kĩ và khắc họa chân dung những người
phụ nữ Mông nghiện ma túy, để lại sức ám ảnh cho người đọc.

2.

Bên cạnh những chồng hồ sơ, những bộ quân phục màu xanh, thật ngộ

nghĩnh hình ảnh một đứa bé cười khanh khách, bi bô tập nói. Nhìn cảnh mấy
10


anh cảnh sát phùng má thổi bóng bay, chị công an nựng nịu đút từng thìa
cháo cho đứa trẻ, chúng tôi suy nghĩ nhiều điều. Trụ sở công an đâu chỉ có
súng, dùi cui, đâu chỉ có hỏi cung, thẩm vấn...
/>Đoạn văn thể hiện sự đối lập giữa các đồng chí công an trong trang
phục quân ngũ đại diện cho công lý và em bé ngây thơ trong sáng – một hình
ảnh đẹp của sự yên bình ấm áp. Cách miêu tả chi tiết sự chăm sóc tận tình chu
đáo của các chiến sĩ công an đã trở thành một minh chứng sâu sắc cho ý
tưởng mà đầu bài đã nói.
3.

Giữa trưa nắng gay gắt, nắng phả vào mặt rát rạt, tôi bắt gặp những phụ nữ
dân tộc Raglai ở làng Tham Dú vẫn cặm cụi múc từng giọt nước trong cái hố
đất đào rộng chừng 0,6m, sâu 0,8m. Nước đổ vào can nhựa lẫn cát với màu
đục nhờ nhờ gần giống như nước vo gạo, chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng
nhận biết mất vệ sinh. Hãi hùng hơn khi quan sát xung quanh hố nước, bùn
đất rơi vãi cùng với rác, phân gia súc nhiều vô kể.
/>Tác giả đã vô cùng thành công khi viết đoạn văn này, nó không chỉ
miêu tả cận cảnh chiếc hố múc nước mất vệ sinh của đồng bào dân tộc mà còn
thể hiên được cảnh hạn hán đói khổ của nhân dân trong vùng. Cách miêu tả và
dùng nhiều từ đặc tả đã có tác động rất lớn đến bạn đọc làm nên thành công
của tác phẩm.

4.

Chị Sức mở nút túi vải giấu ở cạp quần đưa ra tờ giấy bạc năm ngàn nhàu
nhĩ. Bàn tay chị cứng đơ nẻ nứt như có vết dao cứa chưa lành. Rụt rè, lóng

ngóng muốn giấu đôi tay nứt nẻ ấy mà chẳng được. Chị phân trần: “Hôm ôm
đống sắt vụn, bị mảnh tôn đâm, mãi không lành. Nghề này có hai cái luôn ám
ảnh, một là hít độc từ phế thải, hai là tay luôn dính sẹo”.
/>11


Đoạn văn làm nổi bật lên hình ảnh một chị buôn ve chai vất vả, nghèo
khổ. Tác giả đã khắc họa thành công được hình ảnh đó không chỉ qua đôi bàn
tay nứt nẻ mà còn qua cách mà chị lấy tiền, những đồng tiền nhàu nát nhưng
là mồ hôi công sức của chị. Không cần phải nói nhiều những tình cảm người
đọc dành cho nhưng người phụ nữ này rất nhiều.
5.

Con nai to như con bò, người ta mổ moi lôi bộ lòng con vật ra, rồi cứ thế
“tùng xẻo”, máu me hứng vào một cái chậu tanh tưởi. Đồ tể rúc cả mình vào
trong bụng con vật bị hành quyết mà xẻo. Khách đều hí hửng, ăn chán thì làm
một tảng mang về nhà nhậu tiếp. Bấy giờ vài tờ báo bày tỏ quan điểm bức
xúc, nói rõ sự phản cảm và mức độ trầm trọng của việc đồng loạt ngót trăm
cái cửa hàng bán thú rừng ở nơi “Thoảng bên tai một tiếng chày kình/khách
tang hải giật mình trong giấc mộng” (thơ Chu Mạnh Trinh). Giấc mộng đó,
rồi cả sự thoát tục, sự thơ thới an nhàn khi đến cửa Phật đẹp và thiêng liêng
“đệ nhất nước Nam” này, liệu có còn không?
/>Phải nói rằng, cách viết phóng sự của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã đạt
tới trình độ cao. Đoạn văn này la một minh chứng rõ rệt cho ngòi bút của tác
giả. Đoạn văn không chỉ miêu tả chân thực mà còn để lại sự day dứt cho
người đọc bằng cách đặt ra câu hỏi và vận dụng thơ ca một cách có chủ ý.
Cách viết này khơi gợi trong lòng chúng ta tình người sự ăn năn hối lỗi với
những việc làm độc ác của con người.
Năm đoạn văn không hay


1.

Khi đã về đến nhà, Giang đóng chặt cửa rồi dùng dao phay cắt rời đầu, hai
tay của nạn nhân. Sau đó, Giang định cắt tiếp hai chân chị Hằng nhưng gặp
phải xương cứng nên mới cắt được 2/3 hắn đã dừng lại. Các phần thi thể của
chị Hằng, Giang bỏ vào ba túi nilong màu đen rồi mang đi vứt ở ba địa điểm
khác nhau.

12


/>Đoạn văn miêu tả một cách quá chi tiết, tỉ mỉ về hành động dã man của
tội phạm gây cảm giác ghê rợn cho người đọc. điều này không phù hợp với
tính chất của báo chí là thông tin thời sự chứ không phải là các thông tin giật
gân câu khách.
2.

Người đâm Tuyền là Nguyễn Tấn Tài (SN 1996, Học sinh lớp 11B2). Tài đã
dùng con dao bấm đâm vào cổ Tuyền làm máu phun ra thấm đẫm vùng ngực.
Ngay sau đó lực lượng Công an xã và bảo vệ trường đã bắt giữ Tài và giao
cho công an huyện Diên Khánh xử lý.
/>Đoạn văn viết không đạt yêu cầu vì đã viết quá chi tiết về việc dùng
dao đâm bạn của nhân vật. viết như vậy sẽ tạo ra sự phản cảm cho bài viết
đồng thời cũng vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhà báo.

3.

Sau khi Hùng đi khỏi, Thi bị Huấn ôm vật ngã xuống đất và sờ soạng khắp cơ
thể. Viện thấy vậy cũng xông vào dùng tay sờ ngực Thi, còn Khải nằm đè lên
người Thi hôn bị Thi cắn chảy máu môi. Càng “hăng máu” Khải và Viện hỗ

trợ nhau lột quần nạn nhân, mỗi tên giữ một tay để thực hiện hành vi hiếp
dâm đến cùng.
/>Đoạn văn không đạt yêu cầu vì đã diễn tả quá chi tiết cảnh hiếp dâm
của tội phạm, điều này làm cho tác phẩm mất đi màu sắc báo chí là đưa thông
tin, đồng thời cũng không phù hợp cho hoàn cảnh của nạn nhân khi biết thông
tin vụ việc này được đưa lên báo một cách thô tục.

4.

Chị Hiền đau xót kể lại: “Dưới sàn nhà lênh láng máu, trên người bà P.
không có một mảnh vải che thân đầu gục xuống lu nước trong nhà tắm. Quá
13


sợ hãi, tôi chạy ra ngoài sân gọi mọi người. Thấy tôi kêu la, anh Tiến và chị
Mai chạy sang. Ba người chúng tôi đi vào trong thì thấy bà P. đã tắt thở từ
lúc nào, trên người có nhiều máu và vết đâm”.
/>Đoạn văn vẫn mắc vào lỗi miêu tả chi tiết cảnh hiện trường của vụ án
gây cho người đọc cảm giác rùng rợn, sợ hãi, kích thích trí tò mò với một số
người. Cách viết đoạn văn như vậy không phù hợp và không nên.
5.

Người đi trên hai xe này xuống nói chuyện phải quấy với nhau. Sau khi lời
qua tiếng lại thì cả hai bên (khoảng gần 20 người) cầm dao, mã tấu, ống
tuýp, lưỡi lê, ghế,... lao vào nhau. Sau khoảng 30 phút, cả hai bên đều có
người bị thương nặng và nằm la liệt bên vũng máu trên đường.(pháp luật TP
HCM – 28/3/2014)
/>Đoạn văn vẫn mắc lỗi là viết chi tiết cảnh hiện trường của vụ đánh nhau
khiến cho người đọc có cảm giác ghê rợn. Điều này khiến cho bài viết gây
cho người đọc những suy nghĩ tiêu cực về xã hội hiện nay. Thay vì viết những

bài bào như vậy, các phóng viên nên chú trọng vào những người tốt việc tốt
trong xã hội của chúng ta.

14


PHẦN B
Anh chị hãy phân tích đánh giá thực trạng thi hành 9 điều quy định
về Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao tăng tính hiệu lực của quy định về Đạo đức nghề
nghiệp của người làm báo Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
Nhớ khả năng tác động mạnh mẽ, rộng lớn, nhanh chóng vào toàn xã
hội, báo chí đã có một sức ảnh hưởng to lớn đến tư tưởng tinh thần và đạo đức
của công chúng. Nó có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và định hướng
dư luận xã hội. Thêm vào đó, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật và công nghệ, báo chí còn tham gia vào việc quản lí các quá trình
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Chất lượng và hiệu quả hoạt động báo chí
ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết các nhiệm vụ xây
dựng và phát triển đất nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nhà báo là chủ thế của hoạt động báo chí. Đảng và Nhà nước ta đã
xác định rằng: người làm báo là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Để
thực hiện được những công việc đó, đòi hỏi nhà báo không chỉ có kiến thức
sâu rộng giỏi nghiệp vụ mà còn phải có cái tâm trong sáng. Nếu nhà báo đưa
một thông tin không có thật hoặc bóp méo sự thật thì sẽ có tác hại rất lớn. Vì
vậy trong hoạt động báo chí, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo luôn
được coi là những vấn đề then chốt nhất, đạo đức Báo chí chính là một tác
nhân quan trọng giúp báo chí có thể gần gũi hơn với công chúng, tạo cơ sở để
công chúng tin tưởng vào một tờ báo, một cơ quan báo chí.
Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất

nước. Vì thế, phát triển kinh tế thị trường là một xu thế tất yếu. Những tác
động tích cực của nó đã làm thay đổi bộ mặt xã hội, trong đó có báo chí. Báo
chí đã xác lập được một vai trò rất to lớn trong đời sống tinh thần, phát triển
nhanh về số lượng, chất lượng và loại hình. Đời sống báo chí ngày càng trở

15


nên sống động, phong phú góp phần làm cho mọi hoạt động của xã hội, cuả
đất nước ngày càng phong phú.
1.

Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, sự phát triển đó kéo theo rất nhiều tác
động tích cực và tiêu cực vào đời sống con người chúng ta. Chúng ta có thể
nhìn nhận một vấn đề tới mức độ nào là do một phần không nhỏ của báo chí
trong việc định hướng dư luận. Chính vì vậy, việc một tờ báo, một cơ quan
báo chí viết không đúng sự thật có thể ảnh hưởng rất lớn tới không chỉ một
vài cá nhân, một vài tổ chức mà còn là cả xã hội. Từ đó, chúng ta không thể
tưởng tượng được những hệ lụy tiếp theo của sự sai sót ấy gây ra, đơn giản
chỉ là sự hiểu lầm, nặng nề hơn là dẫn đến mất lòng tin của toàn bộ xã hội vào
đội ngũ báo chí của đất nước. Suy cho cùng, có thể thấy đạo đức nghề nghiệp
báo chí có tầm quan trọng thế nào đối với việc hình thành nhân cách các nhà
báo, hình thành hệ thống thông tin chính xác và hình thành sự tin tưởng tuyết
đối của công chúng nhân dân.
Trong những năm gần đây, vấn đề về đạo đức nhà báo đang là một vấn
đề nóng không chỉ của những người trong ngành mà còn là vấn đề quan tâm
của toàn xã hội, khi hàng loạt vụ sai phạm xảy ra mà liên quan trực tiếp tới
một số nhà báo. Điều đó chứng tỏ, đạo đức nghề nghiệp của báo chí đang đi
xuống? Phẩm chất nhà báo đang xuống thấp? Lý do là vì đâu? Đây là vấn đề

của đại đa số cán bộ chiến sĩ hoạt động trong ngành báo hay chỉ là việc “con
sâu làm rầu nồi canh”? Chính những câu hỏi đó đã trở thành cơ sở cho ý
tưởng nghiên cứu vấn đề này. Khi thực hiện đề tài này, tôi muốn có cái nhìn
sâu sắc hơn, toàn diện hơn về những vấn đề mà không chỉ báo chí mà công
chúng đang quan tâm, đồng thời mong muốn tiểu luận sẽ đóng góp chút ít ý
tưởng, làm cơ sở cho các nghiên cứu khoa học về sau này.
Tiểu luận còn có nhiều thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp để
có thể hoàn chỉnh hơn cả về nội dung thông tin và hình thức. Xin chân thành
cảm ơn!
16


2.

Mục đích và phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích hiểu rõ được thực trạng thực hiện các
qui định trong Đạo đức Nghề nghiệp của người làm báo hiện nay, những
nguyên nhân dẫn đến các kết quả đó. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao tăng tính hiệu lực của quy định về Đạo đức nghề nghiệp của người
làm báo Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu vấn đề là sử dụng phương pháp điều tra,
thống kê, phỏng vấn một số nhà báo có chuyên môn, đồng thời phân tích các
số liệu để làm rõ hơn vấn đề đang giải quyết.

3.

Kết cấu của tiểu luận
Ngoài các phần như Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
tiểu luận gồm 3 chương như sau:
Chương I: Những vấn đề chung về Đạo đức nghề báo

Chương II: Đánh giá thực trạng thực hiện các qui định Đạo đức nghề
báo
Chương III: Đề xuất một số giải pháp

17


CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO
1.
a.

Một số khái niệm
Khái niệm đạo đức
Theo quan niệm phương Đông, đạo đức có nghĩa là “đạo làm người”,
bao gồm nhiều chuẩn mực về các mối quan hệ trong xã hội. Ở phương Tây,
khái niệm đạo đức bắt nguồn từ chữ “mos” trong tiếng Latinh, có nghĩa là “lề
thói”, moralis có nghĩa là “thói quen”. Như vậy, khi nói đến đạo đức là nói
đến lề thói và tập tục biểu hiện trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày giữa
người với người. Khái niệm quốc tế của đạo đức là “moral”.
Theo C.Mác đạo đức là một hình thái ý thức xã hội chịu sự tác động
qua lại của các hình thức xã hội khác, và cùng với các hình thức xã hội ấy,
đạo đức chịu sự qui định của tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Do đó,
đạo đức có bản chất xã hội.
Theo cuốn sách “Giáo dục đạo đức học” – Khoa Triết học, Học viện
Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, “đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, tập
hợp những nguyên tắc, quy chuẩn, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và
đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội,
chúng được thể hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của
dư luận xã hội”

Có thể có rất nhiều khái niệm và cách hiểu về đạo đức ở mỗi nơi,
mỗi quốc gia hay trong bản thân mỗi người nhưng có thể hiểu một cách chung
nhất “đạo đức là thước đo phẩm chất cá nhân của con người, nó không được
qui định bởi pháp luật hay một tổ chức chính trị nào, nó được chính dư luận
xã hội phán xét và lên án nếu đó là hành động đi ngược lại cách sống, văn
hóa hay đạo lý của con người”. Tuy nó không được qui định tại một văn bản
nào nhưng nó lại có tác động rất lớn vào đời sống, cách suy nghĩ và văn hóa
ứng xử giao tiếp của mỗi con người.
18


b.

Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức là phạm vi bao trùm toàn xã hội, nghề nghiệp gì cũng cần phải
có đạo đức. Đạo đức kinh doanh, lương tâm với nghề giáo, lương y…Ts
Nguyễn Thị Trường Giang, GV Học viện Báo chí Tuyên truyền cho rằng:
“đạo đức là một bộ phận của đạo đức xã hội, là một lĩnh vực cụ thể trong đạo
đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức
đặc biệt, các quy định và chuẩn mực trong các lĩnh vực nghề nghiệp nhất
định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp đó sao
cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội”.
Xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải
tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cơ bản. Phẩm chất đạo đức
cá nhân trong xã hội có nét chung những phẩm chất đạo đức trong từng nghề
nghiệp lại có nét đặc thù và yêu cầu riêng biệt. Tuân theo các nguyên tắc
chuẩn mực đạo đức trong nghề nghiệp vừa góp phần vào tăng trưởng kinh tế,
vừa tạo điều kiện nâng cao chất lượng lao động hoàn thiện người lao động
trong nghề nghiệp đó.
Nghề nào cũng cần có đạo đức nghề nghiệp nhưng một số nghề có vị trí

quan trọng đặc biệt và mối quan hệ rộng rãi tới nhiều người trong xã hội như
nghề giáo, nghề báo, nghề y, nghề luật, an ninh, tòa án… thì đạo đức nghề
nghiệp thực sự được coi trọng.

c.

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
Tác giả E.P Prokhorop trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” cho rằng đạo
đức nghề nghiệp của nhà báo là “những quy đinh đạo đức không được ghi
trong luật, những được chấp hành trong giới báo chí và được duy trì bới sức
mạnh của dư luận xã hội, bởi các tổ chức sáng tạo nghề nghiệp, đó là những
nguyên tắc, những quy định và những qui tắc về hành vi đạo đức của nhà
báo”
Ts Nguyễn Thị trường Giang trong cuốn “Đạo đức nghề nghiệp nhà
báo” thì cho rằng “đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn
19


mực qui định thai độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ
nghề nghiệp”
Trong một bài giảng về đạo đức nghề nghiệp tại khoa Báo chí - Trường
ĐHKHXH & NV - Đại học Quốc gia Hà Nội, dựa trên quan điểm mácxit về
đạo đức học, nhà báo, nhà giáo Trần Quang đã tìm cách lý giải đạo đức báo
chí trong một xã hội đang đổi mới. Đạo đức được coi giống như chức năng
của chiếc máy điều chỉnh hành vi của phóng viên: "Đạo đức là những tiêu
chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi của con người đối
với nhau và đối với xã hội. Các nguyên tắc đạo đức giống như những chiếc
máy điều chỉnh hành vi của con người, nhưng không mang tính chất cưỡng
chế mà mang tính tự giác (...) Trên cơ sở lí tưởng và trách nhiệm đạo đức đã
hình thành nên quan niệm về lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo chuyên

nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm các nguyên tắc xử sự đúng đắn để
ngăn ngừa những hành vi không đúng đắn. Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo
đức này và dựa vào tính chất của những hành vi, mỗi nhà báo sẽ phải chịu
đựng sự tự xỉ vả, xấu hổ, phải tự kết tội, hoặc được khích lệ, tự hào, phấn khởi
và hạnh phúc” ( dựa theo cuốn “Cơ sở lí luận báo chí truyền thông – NXB
Văn hóa thông tin – Tr 252).
Như vậy có nghĩa là, suy cho cùng quan niệm về đạo đức nghề báo
cũng vẫn dựa trên đạo đức xã hội nói chung để phân biệt tốt - xấu, thiện - ác.
Lạm dụng báo chí vì lợi riêng là việc làm xấu, ác. Công cuộc đổi mới đất
nước của chúng ta cần chống lại sự lạm dụng báo chí, một khía cạnh quan
trọng của đạo đức nghề nghiệp, để gìn giữ năng lực giải quyết vấn đề của hệ
thống truyền thông trong một nền dân chủ, ngược lại với kết quả không mong
muốn và một số lỗi lầm thực tế của báo chí hiện nay.
2.

Qui định Đạo đức nghề báo
Từ cuối thế kỷ XIX, các nền báo chí chuyên nghiệp và hiện đại trên thế
giới như Mỹ, Anh, Pháp Đức… đều bắt đầu xây dựng cho riêng mình những
qui tắc về đạo đức nghề nghiệp. Đến nay, hầu hết các nền báo chí trên thế giới
20


đều đã có quy ước bằng văn bản được thông qua bởi đại hội nghề nghiệp và
mặc nhiên thừa nhận khi nhà báo hành nghề. Thậm chí có những cơ quan báo
chí còn xây dựng riêng bộ quy ước nhằm định hướng đạo đức nghề nghiệp
cho nhà báo trong tòa soạn của mình như Bộ quy tắc đạo đức dành cho Phòng
biên tập và Thời sự của The Newyork Time, ban hành tháng 1/2003. Được
biết nhiều nhất là bản Những nguyên tắc Quốc tế và đạo đức nghề nghiệp báo
chí do Tổ chức Quốc tế các nhà báo (OIJ) khởi thảo và được tổ chức giáo dục,
Khoa học, Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận. Văn kiện này

được nhiều tổ chức báo chí quốc tế đại diện cho 40 vạn nhà báo đang hành
nghề trên khắp các châu lục thông qua.
Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam được xác lập trên cơ
sở thống nhất với báo chí thế giới và dựa trên cơ sở thực tiễn hoạt động báo
chí Việt Nam. Ở Việt Nam, những người làm báo đều là công dân của nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nên đạo đức của nghề báo không thể
tách rời những chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt Nam trong thời kỳ
này. Chính vì thế, những phẩm chất như yêu nước thương dân, trung thành
với chủ nghĩa xã hội, lòng nhân đạo xã hội chủ nghĩa… phải trở thành nền
tảng của đạo đức nhà báo Việt Nam.
Năm 1994, Đại hội lần thứ VI, Hội Nhà báo Việt Nam đã thông qua
Bản quy ước về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Báo chí Việt Nam. Đến
Đại hội thứ VIII (2007), Hội nhà báo Việt Nam đã chỉnh lý và sửa đổi thành 9
điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. So với các
bản quy ước về đạo đức nghề nghiệp của các quốc gia và tổ chức báo chí thế
giới thì Quy định đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam có những điểm
tương đồng và một số nét đặc thù riêng biệt. Dưới đây là 9 điều Quy định về
đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam.

21


QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CỦA NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM
Người làm báo Việt nguyện thực hiện những quy định về đạo đức nghề
nghiệp sau đây:
Điều 1: Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều 2: Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.
Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật.

Điều 4: Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ
lợi và làm trái pháp luật.
Điều 5: Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân,
làm tốt trách nhiệm xã hội.
Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung
cấp thông tin.
Điều 7: Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt
động nghề nghiệp.
Điều 8: Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa,
nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ.
Điều 9: Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn
lọc các nền văn hóa khác.

22


CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC QUI ĐỊNH ĐẠO ĐỨC
NGHỀ BÁO HIỆN NAY
Vấn đề đạo đức báo chí là vấn đề được đặt lên hàng đầu ngay từ khi
những nhà báo bắt đầu cầm bút. Điều này không chỉ được giảng dạy trong
trường đại học mà ngay cả khi vào nghề yếu tố đạo đức của người làm báo
vẫn luôn là vấn đề chủ chốt được quan tâm. Nhà báo có đạo đức thì mới đảm
bảo được thông tin một cách chính xác, khách quan, công chúng mới có thể
đặt niềm tin vào từng trang báo. Đây là vấn đề quan trọng không chỉ đối với
riêng bản thân nhà báo, cơ quan báo chí, mà còn của toàn xã hội. Đánh giá
thực trạng thực hiện các quy định đạo đức nghề báo, ta không chỉ nên chăm
chăm vào những điểm không tốt của báo chí mà phủ nhận đi công sức của
những nhà báo chân chính đã hết mình vì công chúng, mang lại thông tin cho
công chúng. Trước tiên khi nhìn nhận những vấn đề tiêu cực của việc thực

hiện đạo đức nhà báo, ta nên điểm qua những gì mà báo chí đã làm được, các
nhà báo đã thực hiện được. Từ đó, có cơ sở để đề ra những giải pháp trước
những tiêu cực của báo chí hiện nay.
I.
1.

Biểu hiện tích cực thực hiện Đạo đức nghề nghiệp báo chí
Những biểu hiện tích cực trong đạo đức nghề nghiệp nhà báo Việt Nam
Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước là sự phát triển
đi lên của báo chí và đội ngũ những người làm báo. Trong tất cả các thành tựu
về mọi mặt của đất nước đều ghi nhận sự đóng góp của báo chí. Từ những
vấn đề lớn thuộc chính trị , kinh tế, ngoại giao… đến những vấn đề an sinh xã
hội, vấn đề sinh hoạt hàng ngày của người dân. Hầu hết các nhà báo đều phản
ánh trung thực cuộc sống xã hội qua ngòi bút của mình, đặt lợi ích thông tin
cho công chúng lên hàng đầu và luôn luôn coi trọng đạo đức nghề nghiệp của
bản thân mình.

a.

Trung thành với lợi ích của đất nước, của nhân dân
23


Thể hiện trên các tác phẩm báo chí, phần đông người làm báo dù trong
hoàn cảnh nào cũng đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định một lòng
theo Đảng, trung thành với lợi ích của Tổ quốc, tuyên truyền Chủ nghĩa Mac
– Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách
Pháp luật của nhà nước. đa số các nhà báo đều xuất phát từ lợi ích giai cấp
dân tộc và Tổ quốc Việt Nam. Những đợt thông tin tuyên truyền của báo chí
góp phần bảo đảm tính định hướng tư tưởng, giữ vững ổn định chính trị,

hướng dẫn nhận thức và hình thành dư luận xã hội tích cực.
Trong năm 2009 đã có hàng vạn tin, bài, ảnh, bài viết, phóng sự…về
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Trong cuộc chiến đấu tranh bảo vệ lợi ích của đất nước. bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ của Việt Nam, các nhà báo cũng góp phần không nhỏ . như vấn đề
Trường Sa, Hoàng Sa, các báo đã tích cực tuyên truyền, đăng một số bài báo,
tư liệu khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần
đảo, phản ánh nhiều hoạt động của các tổ chức đoàn thể và nhân dân hướng
về Trường Sa.
Báo chí tăng cường đấu tranh chống những luận điểm sai trái, thù địch
cũng là góp phần bồi dưỡng và củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng,
tạo sự đồng thuận nhất trí cao giữa cán bộ Đảng viên và nhân dân trong việc
thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Báo chí ngày càng thể
hiện vai trò của mình một cách toàn diện và sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước
và Nhân dân. Đó chính là một trong những biểu hiện đẹp đẽ nhất của người
làm báo với sự nghiệp của đất nước và Tổ quốc.
b.

Dũng cảm phát hiện cái xấu, biểu dương cái tốt và đấu tranh chống lại cái
xấu
Trong những năm qua, đội ngũ nhà báo đã đi đầu trong việc thông tin,
ủng hộ và tôn vinh các cá nhân, tập thể anh hùng, những tấm lòng nhân ái,
những sáng kiến hay… Sự kiện Người đương thời Đỗ Việt Khoa cùng phong
trào nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục đã
24


dấy lên những tiền lệ tốt làm giảm gian lận tiêu cực trong thi cử... Tôn vinh
những tấm gương tiêu biểu, các nhà báo góp phần tuyên truyền quảng bá hình
ảnh, thành tích nổi bật của họ đến với công chúng, tạo động lực khích lệ tinh

thần lao động, sáng tạo cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước.
Bên cạnh đó, đội ngũ nhà báo cũng dũng cảm, tích cực đi đầu trong
cuộc đấu tranh phê phán có hiệu quả tệ nạn tham nhũng , suy đồi đạo đức lối
sống của một số cán bộ công nhân viên chức, các tệ nạn mại dâm, mê tín dị
đoan, buôn lậu,… có thể dẫn ra những vụ việc gần đây nhất về vấn đề tham
nhũng, tiêu cực của một số cơ quan trung ương đến địa phương được phát
hiện và đưa ra ánh sáng mà công đầu của các nhà báo: như vụ Dương Chí
Dúng, siêu lừa Huyền Như, công ty Nicotex Thanh Hóa với những sai phạm
trong việc chôn thuốc trừ sâu, vụ án làm giả hài cốt liệt sĩ…
Những bài báo có sức nặng đó vừa góp phần cổ vũ đấu tranh, động viên
quần chúng tích cực tham gia phát hiện và đấu tranh chống tham nhũng, vừa
có tác dụng ngăn chặn những hành vi tiêu cực trong xã hội. Đồng thời, nó
cũng thúc đẩy các cơ quan điều tra, cơ quan pháp luật khẩn trương giải quyết,
xét xử các vụ việc. Trong cuộc đấu tranh này, công lao và những đóng góp
của đội ngũ nhà báo đã được Đảng và nhân dân tin cậy.
c.

Luôn có ý thức giữ gìn bản sắc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Công cuộc đổi mới đất nước kéo theo sự phát triển của văn hóa, điều
này đỏi hỏi nhân dân phải biết giữ gìn và phát huy những truyền thống văn
hóa tốt đẹp, đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Báo chí có trách nhiệm tác động, góp phần định hướng các giá trị văn hóa tinh
thần cho con người, đặc biệt là thế hệ trẻ nhằm hình thành và phát triển nhân
cách, đạo đức tốt đẹp trong xã hội.
Thời gian qua, các nhà báo đã dành một tỷ lệ tin bài không nhỏ cho
việc tuyên truyền về văn hóa và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, về các danh
làm thắng cảnh trong nước như Vịnh Hạ Long, động Phong Nha – Kẻ Bàng…
25



×