Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Sử dụng Ca dao, Tục ngữ trong dạy học phân môn Lịch sử 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.37 KB, 67 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Tiểu học là cấp học căn bản, nền móng trong hệ thống giáo dục
quốc dân và Lịch sử là phân môn quan trọng ở tiểu học. Phân môn Lịch sử ở tiểu
học cung cấp cho học sinh những biểu tượng cụ thể, sinh động về lịch sử Việt
Nam - lịch sử của một dân tộc anh hùng và giàu lòng yêu nước. Bác Hồ đã từng
nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, câu nói của
Bác như muốn nhắc nhở những thế hệ sau này cần phải biết về lịch sử, hiểu lịch
sử, tiếp nối được truyền thống yêu nước đẹp đẽ đã có từ ngàn đời xưa của dân tộc
ta. Có hiểu biết về non sông, đất nước, về láng giềng và thế giới thì mới biết
được đâu là con đường đi lên của đất nước, mới hội nhập với thế giới. Có hiểu
lịch sử thì mới khơi dậy và duy trì lòng yêu nước, dám đứng lên bảo vệ độc lập
và chủ quyền quốc gia, nhất là trong bối cảnh nhiều thế lực đang ngày đêm rình
rập xâm phạm chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, âm mưu cướp đoạt lãnh thổ
và biển đảo quốc gia. Một đất nước sẽ không thể phát triển thậm chí là tiêu vong
nếu đánh mất đi lịch sử của mình. “Đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là
con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Lịch sử là
những sự việc đã diễn ra, là hiện thực trong quá khứ, là tồn tại khách quan,
không thể phán đoán, suy luận để biết”[5].
Như vậy, dạy học lịch sử ở tiểu học không chỉ giúp học sinh có kiến thức
mà quan trọng hơn là khơi dậy ở các em lòng yêu nước, tự hào với truyền thống
anh hùng bất khuất của cha ông trong việc xây dựng đất nước và chống giặc
ngoại xâm, là bước đệm giúp các em hứng thú học môn Lịch sử ở các cấp học
tiếp theo.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, môn Sử trở thành môn học không
được các em học sinh yêu thích. Từ cấp Tiểu học lên đến Trung học Phổ thông,
có không ít học sinh nhớ nhầm hoặc không nhớ tên các nhân vật, sự kiện. Theo
số liệu thống kê học sinh lớp 12 đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2016 cho
thấy, lượng thí sinh thi môn Lịch sử để xét tuyển đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất
[11]. Học sinh xem môn Sử như là môn học thuộc lòng với những kiến thức khô
khan, một chiều.



1


Nhằm giúp học sinh có hứng thú học Lịch sử, biết rút ra những bài học kinh
nghiệm từ trong lịch sử, hình thành lòng yêu nước một cách tự nhiên và chân thật
nhất. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực, phương tiện dạy học
phù hợp thì việc tạo ra những tiết học sôi nổi, hấp dẫn, nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm
bảo nội dung và độ chính xác của nội dung bài học là một trong những việc làm
thiết thực nhất. Trong đó, sử dụng ca dao tục ngữ trong quá trình dạy học là một
trong những biện pháp giúp dạy học lịch sử bớt khô khan, nhàm chán, học sinh
yêu thích học phân môn Lịch sử hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng ca dao, tục
ngữ trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4” để nghiên cứu nhằm góp phần
nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở Tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong
quá trình dạy học, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sử dụng ca dao, tục ngữ
trong quá trình dạy học Lịch sử nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Giúp học sinh
hình thành kiến thức lịch sử và giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Qúa trình dạy học phân môn Lịch sử lớp 4.
- Học sinh lớp 4.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng ca dao tục ngữ
trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4.
- Nghiên cứu thực trạng của việc dạy học Lịch sử và sử dụng ca dao tục

ngữ trong quá trình dạy học.
- Đề xuất các biện pháp sử dụng ca dao, tục ngữ trong quá trình dạy học
Lịch sử.
- Tổng hợp kết quả nghiên cứu: thực nghiệm; so sánh; đánh giá để khẳng định
tính hiệu quả, khả thi của các giải pháp; đưa ra kết luận và các đề xuất, kiến nghị.
5. Phương pháp nghiên cứu
2


5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp đọc tài liệu: Chọn và đọc các sách báo, tài liệu viết về ca dao,
tục ngữ, sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử có liên quan tới đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, tổng hợp nhằm khai thác, chắt
lọc những tài liệu cần thiết có liên quan đến đề tài.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát các tiết dạy của giáo viên để tiến hành theo
dõi cách dạy cũng như các phương pháp giáo viên sử dụng trong tiến trình dạy.
- Phương pháp điều tra: Điều tra thông qua thiết kế các phiếu điều tra dành
cho giáo viên và cho học sinh về thực trạng sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy
học Lịch sử lớp 4.
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của thầy cô giáo
khoa Tiểu học – Mầm non và thầy cô ở trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thiết kế giáo án dạy thực nghiệm để
kiểm tra, đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của việc sử dụng ca dao, tục ngữ
trong quá trình dạy học Lịch sử. Thu nhận thông tin về sự thay đổi trong nhận
thức của học sinh lớp 4 khi học Sử. Kiểm tra kết quả điều tra, quan sát các hiện
tượng giáo dục để khẳng định lại cho chắc chắn các kết luận đã rút ra.
5.3. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này dùng để phân tích, xử lí các kết quả thu được thông qua
quá trình điều tra và tổ chức thực nghiệm.

6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Sử dụng văn thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử là một biện pháp đã
được sử dụng trong quá trình dạy học, nhưng chưa được quan tâm và phổ biến
rộng rãi. Hiện nay, sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học các môn học cụ thể
được sử dụng như một biện pháp nhằm thu hút, kích thích sự chú ý của học sinh.
Ca dao, tục ngữ được nghiên cứu sử dụng trong một số môn học như: Giáo dục
công dân, Địa lý, Sinh học ở một số trường phổ thông. Thậm chí ca dao, tục ngữ
còn được nghiên cứu sử dụng trong giáo dục tâm lý học ở các trường CĐ, ĐH
như là “Sử dụng ca dao – tục ngữ trong dạy học Tâm lý học” của tác giả Đoàn
Thị Lan, Trường ĐHNN, Đại học sư phạm Hà Nội. Ca dao, tục ngữ được nghiên
cứu sử dụng trong dạy học các môn học ở phổ thông như đề tài “Sử dụng ca dao
– tục ngữ trong giảng dạy môn Sinh học” của tác giả Nguyễn Thị Thủy – Trường

3


THCS Lũng Vải hay như đề tài “Vận dụng ca dao – tục ngữ trong dạy học môn
GDCD lớp 8, 9” của tác giả Hứa Thị Kim Thoa. Ngoài ra, Ca dao – tục ngữ còn
được vận dụng trong dạy học Địa Lý nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
như đề tài “Địa lý trong ca dao, dân ca Việt Nam” hay “Sử dụng ca dao, tục
ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lý 12” của tác giả Nguyễn Phương Thảo. Ngoài
các môn học kể trên, Lịch sử cũng là một trong những môn học được nghiên cứu
giảng dạy thông qua ca dao - tục ngữ như “Sử dụng tài liệu văn học dân gian
trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 10” của tác giả Nguyễn Đình Thế hay “Sử
dụng thơ ca dạy Lịch sử: Sinh động hóa kiến thức” của nhóm giáo viên Sử trường
THCS Lê Qúy Đôn – Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh, “Sử dụng thơ văn
trong dạy học Lịch sử”, tác giả Nguyễn Thị Hà – Trường THPT Phúc Yên, “Sử
dụng tài liệu Văn học để dạy Lịch sử ở trường THCS” của tác giả Nguyễn Quang
Dũng - Trường THCS Vạn Ninh.
Như vậy việc sử dụng văn học nói chung và ca dao, tục ngữ nói riêng trong dạy

học một số môn ở các trường phổ thông đã thu hút được sự quan tâm của các giáo
viên. Tuy nhiên, việc vận dụng phần lớn tập trung vào hai cấp học là THCS và
THPT. Việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử ở Tiểu học nói chung và
Lịch sử lớp 4 nói riêng chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu. Hiện nay có thể nói
rằng chưa có bài viết, đề tài hay SKKN nào về sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy
học Lịch sử lớp 4. Kế thừa thành quả của các bài nghiên cứu trước đó, bài khóa luận
này nghiên cứu sâu hơn cách sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học phân môn Lịch
sử lớp 4 nhằm tạo hứng thú và giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.
7. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lí luận: Hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học sử dụng ca dao, tục
ngữ. Từ đó đưa ra định hướng đúng đắn nhằm sử dụng ca dao, tục ngữ vào quá
trình dạy học Lịch sử lớp 4.
- Về mặt thực tiễn: Đề xuất một số biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả ca
dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử lớp 4. Thiết kế một số bài dạy có sử dụng ca
dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử lớp 4.
8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4


Nghiên cứu việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử lớp 4 nhằm
tạo hứng thú cho học sinh. Không đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích những
sự kiện lịch sử có trong câu ca dao, tục ngữ được lựa chọn để sử dụng trong
giảng dạy.
9. Cấu trúc tổng quan của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phần phụ
lục; nội dung khóa luận bao gồm 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng ca dao, tục ngữ
nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4.
- Chương 2. Đề xuất một số biện pháp sử dụng ca dao, tục ngữ nhằm tạo
hứng thú cho học sinh trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4.

- Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CA
DAO, TỤC NGỮ NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Ca dao
Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được viết bằng thể thơ 4, 5 chữ, lục
bát hay song thất lục bát…được truyền miệng dưới dạng những câu hát không
theo một điệu nhất định, được lưu truyền sâu rộng trong xã hội qua dòng chảy
thời gian và lịch sử [12]
Ca dao được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và
đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm
văn học dân gian hoặc ngược lại. Ca dao là tấm gương phản ánh một cách trung
thực về cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của nhân dân với những tính cách cần cù,
giản dị, chất phác và đậm đà phong vị dân tộc. Hơn thế nữa, ca dao còn là nơi lưu
giữ lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta trong hơn 4000 năm qua
như: truyền thống chống ngoại xâm, chống ách áp bức phong kiến của nhân dân,
các cuộc đấu tranh anh hùng trong dựng nước và giữ nước. Ngôn ngữ trong ca
dao, dân ca truyền thống thường mộc mạc, giản dị, hồn nhiên chân thật giàu chất
thơ, giàu sức biểu cảm và tính hình tượng [12].
Như vậy, ca dao là phần phong phú trong văn học dân gian của dân tộc ta, có
giá trị về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện. Với đặc điểm nội dung và
hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ nên ca dao luôn luôn được nhân dân vận dụng,
truyền miệng qua nhiều thế hệ và luôn được trau chuốt mà vẫn giữ được cái hồn.

1.1.1.2. Tục ngữ
Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân
về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội [13].
Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là “trí khôn dân gian”. Trí
khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ
ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn
học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt,
giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.

6


Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất
và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác
phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra từ tác phẩm văn học bằng con
đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp [13].
1.1.1.3. Hứng thú học tập
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân với những đối tượng nào đó
vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa mang lại sự khoái cảm cho cá nhân trong
hoạt động.
Hứng thú học tập chính là thái độ của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động
học tập, vì sự lôi cuốn về tình cảm, ý nghĩa thiết thực trong quá trình nhận thức.[1]
1.1.1.4. Môn Lịch sử
Lịch sử là bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự
kiện liên quan đến con người.
Đặc trưng của khoa học Lịch sử là các sự kiện, các nhân vật đều diễn ra
trong quá khứ nên nhận thức lịch sử có những nét đặc thù so với nhận thức chung
của loài người. Nhận thức lịch sử là nhận thức những gì đã qua và không lặp lại
cho nên giai đoạn nhận thức cảm tính không thể tri giác trực tiếp mà phải thông
qua sự kiện lịch sử để tạo biểu tượng lịch sử từ đó hình thành khái niệm, rút ra

quy luật và bài học lịch sử rồi vận dụng vào thực tiễn [5].
Lịch sử nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng là môn học rất quan trọng
không chỉ lưu giữ các quá trình phát triển của con người, đất nước và nhân loại
mà còn giúp học sinh đúc rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
1.1.1.5. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử
Ca dao, tục ngữ là một bộ phận của văn học, được thể hiện dưới dạng văn
nói. Ca dao, tục ngữ về lịch sử dùng để phản ánh suy nghĩ, cách nhìn của nhân
dân về một sự kiện, nhân vật lịch sử nào đó. Như vậy, sử dụng ca dao, tục ngữ
trong dạy học Lịch sử là sử dụng những câu ca dao hoặc tục ngữ phản ánh về lịch
sử, đất nước (trong đó có các sự kiện, nhân vật lịch sử và cả mốc thời gian) vào
trong mỗi bài học cụ thể.
1.1.2. Vai trò của ca dao, tục ngữ trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4
Từ khi còn nhỏ, mỗi người đều ít nhất được nghe mẹ hay bà hát ru. Trong
cuộc sống hằng ngày dễ dàng bắt gặp việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong lời nói.
Ca dao, tục ngữ phản ánh mọi mặt cuộc sống của người dân Việt Nam, qua quá

7


trình lịch sử tạo nên một bức tranh sinh động, giàu cảm xúc, giàu màu sắc. Ca
dao là những khúc tâm tình giàu nhịp điệu, tục ngữ là những câu nói ngắn gọn có
vần có nhịp giúp học sinh dễ nhớ. Do đó, khi nghe những câu ca dao, tục ngữ
nhất là những câu phản ánh lịch sử sẽ làm Lịch sử bớt khô khan, tạo hứng thú
học tập cho học sinh.
Ca dao, tục ngữ về lịch sử thường không phản ánh hiện tượng lịch sử
trong quá trình diễn biến của nó mà chỉ nhắc đến sự kiện lịch sử để nói lên thái
độ, quan điểm của nhân dân. Do vậy trong quá trình giảng dạy Lịch sử giáo viên
có thể sử dụng những câu ca dao, tục ngữ để giúp học sinh hình thành lòng tự
hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước như câu ca dao:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Phồn hoa thứ nhất Long Thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Bên cạnh những câu ca dao thể hiện thái độ, quan điểm của nhân dân về
lịch sử, có không ít những câu ca dao, tục ngữ trong đó có nhắc đến nhân vật lịch
sử, địa danh lịch sử như:
Sâu nhất là sông Bạch Đằng,
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.
Cao nhất là núi Lam Sơn,
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Giáo gươm cờ xí trùng phùng
8


Hằng năm mở hội tưng bừng vui thay
Nhớ xưa Thánh Gióng tích rày
Uy phong rạng rỡ đến nay còn truyền
Như vậy, sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học nói chung và dạy học
Lịch sử nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hứng thú học tập và góp
phần vào việc hình thành kiến thức, lòng tự hào dân tộc cho học sinh một cách tự
nhiên nhất, sâu lắng và đầy cảm xúc.

1.1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học
1.1.3.1. Đặc điểm nhận thức
Quá trình nhận thức của học sinh đi từ nhận thức cảm tính (trực quan sinh
động) đến nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng). Dưới ảnh hưởng của hứng thú
nhận thức, các em tích cực tri giác và tri giác sâu hơn, tưởng tượng trở nên sáng
tạo và có hiệu quả hơn. Đặc điểm trí nhớ của học sinh tiểu học được chia làm hai
giai đoạn, giai đoạn đầu ghi nhớ không chủ định và máy móc, giai đoạn thứ hai
học sinh bắt đầu ghi nhớ ý nghĩa hơn [1]. Do vậy, vần và nhịp điệu của thơ ca,
tục ngữ, ca dao sẽ để lại trong não bộ của học sinh những ấn tượng, cảm xúc, và
rung động hơn bất kỳ văn tự, hoặc số liệu nào và học sinh có thể ngâm nga theo
bất cứ khi nào. Cách học thư giãn này, không thể chép vào giấy, nhưng nó tác
động lớn vào trí nhớ một cách tự nhiên và giúp học sinh nhớ bài tốt hơn.
Tình cảm của học sinh lớp 4 mang tính cụ thể, trực tiếp, giàu cảm xúc, các
em tiếp thu kiến thức không đơn thuần bằng lí trí, mà dựa nhiều vào cảm tính và
đượm màu sắc tình cảm [1], nên giáo viên dễ dàng hình thành sớm cho các em sự
yêu thích khi học môn Sử thông qua ca dao, tục ngữ.
Tư duy của học sinh trong giai đoạn lớp 3, 4 có sự phát triển, bước phát
triển này trong tư duy của học sinh là có khả năng đảo ngược các hình ảnh tri
giác, khả năng bảo tồn sự vật khi có sự thay đổi các hình ảnh tri giác. Khả năng
tư duy phát triển giúp học sinh đối chiếu, so sánh để học sinh hứng thú trong quá
trình học. Như vậy, nhờ có hứng thú mà hoạt động học tập diễn ra thuận lợi hơn,
hiệu quả hơn và lâu dài hơn [1].
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học sinh
Dạy học nói chung và lịch sử nói riêng là một quá trình sư phạm mà kết
quả của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục tiêu, nội dung dạy học, chương
trình sách giáo khoa, phương tiện dạy học, hoạt động của thầy, hoạt động của trò,
9


môi trường dạy học, kiểm tra đánh giá…vv. Thiếu một trong những yếu tố ấy thì

quá trình dạy học không hoàn chỉnh, và quá trình dạy học đó phát triển theo
hướng tích cực hay tiêu cực cũng là từ sự tham gia của các yếu tố ảnh hưởng đến
hứng thú học tập. Qúa trình dạy học chỉ có thể phát triển được nếu có sự tham gia
đầy đủ của các yếu tố đó. Yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú được chia làm 2 nhóm
yếu tố chính:
- Yếu tố chủ quan xuất phát từ chính mỗi cá nhân học sinh: Trình độ phát
triển trí tuệ của người học, thái độ đúng đắn đối với nội dung môn học. Lịch sử là
môn học nghiên cứu về quá khứ trong đó có con người và các sự vật, hiện tượng
liên quan đến con người. Để có hứng thú học tập môn Lịch sử, học sinh cần phát
huy trí tưởng tượng và cần có khả năng tư duy tốt. Học sinh lớp 4 với khả năng
tri giác sâu hơn, trí tưởng tượng sáng tạo hơn và khả năng tư duy đã phát triển
hơn so với các lớp 1, 2, 3 nên đã có thể học tập tốt môn Lịch sử với các sự kiện
đơn giản. Tuy nhiên, trong đặc điểm nhận thức của học sinh, tình cảm của học
sinh lớp 4 đòi hỏi phải mang tính cụ thể và trực tiếp. Nhưng các sự kiện và nhân
vật Lịch sử đều đã ở trong quá khứ, do vậy học sinh không thể tri giác trực tiếp
và cụ thể. Đây chính là yếu tố làm cản trở việc học Lịch sử của học sinh Tiểu học
nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng.
- Yếu tố khách quan bên ngoài chi phối: Đặc điểm môn học, người dạy,
điều kiện cơ sở vật chất: tài liệu, sách vở, phương tiện dạy học, môi trường học
tập. Lịch sử là môn học bắt buộc người học phải ghi nhớ tên nhân vật, diễn biến,
nguyên nhân, ý nghĩa của các sự kiện nên Lịch sử được xem là một môn học dể
gây nhàm chán, không phát huy khả năng tư duy của người học. Nguyên nhân
chủ yếu làm cho Lịch sử trở nên nhàm chán, khó hiểu là do phương pháp dạy
học, cách tiếp cận phương pháp dạy học của giáo viên. Với phương pháp dạy học
theo kiểu đọc chép, nhồi nhét vô hình chung giáo viên đã làm cho học sinh chán
ghét môn học.
Ngoài ra các yếu tố như: cách trình bày và khối lượng kiến thức của tài
liệu, các phương tiện dạy học cũng ảnh hưởng tới hứng thú của học sinh.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Đặc điểm chương trình Lịch sử lớp 4


10


1.2.1.1. Mục tiêu
Sau khi học xong môn Lịch sử ở tiểu học, học sinh cần đạt được [4]:
- Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản thiết thực về.
+ Các sử kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ
thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới
nửa đầu thế kỉ XIX.
- Bước đầu rèn luyện và hình thành cho học sinh các kĩ năng.
+ Quan sát sự vật hiện tượng; thu thập tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các
nguồn khác nhau.
+ Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để
giải đáp.
+ Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ.
+ Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen.
+ Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh các em.
+ Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước.
+ Tôn trọng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên văn hóa gần gũi với học sinh.
1.2.1.2. Nội dung chương trình
- Nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 4 được chia theo mốc thời gian như sau:
Nội dung
Bài
Buổi đầu dựng nước và giữ nước (từ Bài 1: Nước Văn Lang.
khoảng năm 700 TCN đến năm 179
TCN): Sự ra đời của nền văn minh Văn Bài 2: Nước Âu lạc.
Lang- Âu lạc và những thành tựu chính
của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Hơn một nghìn năm đấu tranh giành Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các
độc lập (từ năm 179 TCN – đến năm triều đại phong kiến phương Bắc.
938): Cuộc sống của nhân ta dưới ách Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm
thống trị và chính sách đồng hóa dân 40).
tộc của các triều đại phong kiến Trung Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô
Quốc và phong trào đấu tranh của nhân Quyền lãnh đạo (Năm 938)
Bài 6: Ôn tập
dân ta để giành độc lập, tự chủ (KN hai
bà Trưng năm 40, chiến thắng Bạch
Đằng 938).
Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ
1009): Nhà Ngô, Đinh Bộ Lĩnh dẹp quân

11


loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân
Lê Hoàn lên ngôi vua lãnh đạo nhân Tống xâm lược lần thứ I (năm 981)
dân ta tiến hành cuộc kháng chiến
chống Tống lần thứ nhất (Năm 981)
Nước Đại Việt thời Lý (từ năm 1009 Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
đến năm 1226): Vua Lý Thái Tổ dời đô
ra Thăng Long đổi lại tên nước; Sự Bài 10: Chùa thời Lý.
phát triển của đạo phật; Cuộc kháng
chiến chống quân Tống xâm lược lần
thứ II.

Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân
Tống xâm lược lần thứ II ( Năm 1075-


1077)
Nước Đại Việt thời Trần. (từ năm 1226 Bài 12: Nhà Trần thành lập.
đến năm 1400): Hoàn cảnh ra đời của
nhà Trần; Ba lần chiến thắng quân

Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê.

Mông Nguyên xâm lược; Công cuộc Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân
xây dựng đất nước ở thời Trần (việc xâm lược Mông – Nguyên.
đắp đê). Sự suy tàn của nhà Trần và Bài 15: Nước ta cuối thời Trần.
hoàn cảnh ra đời của nhà Hồ.
Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê Bài 16: Chiến thắng Chi Lăng.
Bài 17: Nhà hậu Lê và việc tổ chức
(thế kỷ XV): Chiến thắng Chi Lăng;
quản lý đất nước.
Việc tổ chức quản lý đất nước; Sự phát
Bài 18: Nhà hậu Lê và việc tổ chức
triển văn hóa khoa học dưới triều Lê
quản lý đất nước.
Sơ.
Bài 19: Văn học và khoa học thời Hậu
Lê.
Nước Đại Việt (Thế kỷ XVI- XVIII): Bài 21: Trinh Nguyễn phân tranh.
Trịnh Nguyễn phân tranh; Cuộc khẩn Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở đàng trong
hoang ở đàng trong; Thành thị ở thế kỷ Bài 23: Thành thị ở thế kỷ XVI-XVII.
XVI-XVIII; Nghĩa quân Tây Sơn tiến Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra
ra Thăng Long đại phá quân Thanh; Thăng Long (Năm 1786).
Quang Trung với sự nghiệp xây dựng Bài 25: Quang Trung đại phá quân
đất nước.


Thanh (Năm 1789)
Bài 26: Những chính sách về kinh tế và
văn hóa của vua Quang Trung.
12


Buổi đầu thời Nguyễn (từ năm 1802- Bài 27: Nhà Nguyễn thành lập
1858): Nhà Nguyễn thành lập, kinh Bài 28: Kinh thành Huế.
thành Huế.
1.2.2. Thực trạng sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4
1.2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy
học phân môn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. Chúng tôi
tiến hành điều tra một số lớp của khối 4 trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai
nhằm xác lập thực tiễn cho đề tài nghiên cứu. Vấn đề đặt ra là vai trò, tầm quan
trọng của viêc dạy học Lịch sử? hiệu quả của dạy học Lịch sử? Giáo viên đã sử
dụng các phương pháp dạy học nào trong quá trình dạy học?
Để đảm bảo tính khách quan cho đề tài, chúng tôi còn tiến hành điều tra
học sinh nhằm tìm hiểu sự hứng thú khi học môn Lịch sử của học sinh? Từ đó đề
xuất một số biện pháp sử dụng ca dao, tục ngữ trong quá trình dạy Lịch sử.
1.2.2.2. Đối tượng khảo sát thực trạng
Trong phạm vi của đề tài, đối tượng mà chúng tôi tiến hành điều tra là 3
giáo viên chủ nhiệm khối lớp 4 và 70 học sinh lớp 4 trường Tiểu học Nguyễn Thị
Minh Khai, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Các giáo viên mà chúng tôi điều tra đều đạt chuẩn, hầu hết các giáo viên
đều có thâm niên giảng dạy từ 15 năm trở lên, với kinh nghiệm dày dạn.
1.2.2.3. Nội dung khảo sát thực trạng
* Đối với giáo viên
Chúng tôi tiến hành điều tra 3 giáo viên lớp 4 trường Tiểu học Nguyễn Thị
Minh Khai, TP Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam về các vấn đề.

+ Vai trò, tầm quan trọng của phân môn Lịch sử lớp 4
+ Thực trạng của việc dạy học phân môn Lịch sử lớp 4
+ Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4
+ Biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy Lịch sử cho học sinh lớp 4
* Đối với học sinh
Chúng tôi tiến hành điều tra 70 học sinh ở trường Tiểu học Nguyễn Thị
Minh Khai, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam về:
+ Thực trạng hứng thú học tập môn Lịch sử của học sinh lớp 4
+ Vai trò, tầm quan trọng của phân môn Lịch sử lớp 4
+ Hứng thú của học sinh khi học Lịch sử lớp 4
+ Hiệu quả của việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học phân môn Lịch
sử lớp 4.
1.2.2.4. Phương pháp khảo sát thực trạng
13


Nhằm đạt được mục đích điều tra đề ra, chúng tôi kết hợp sử dụng các
phương pháp sau:
+ Phương pháp Anket (phiếu điều tra) :
Chúng tôi tiến hành điều tra với những nội dung đã được soạn thảo trên
địa bàn đã nêu với tổng số phiếu điều tra là 73 phiếu (3 phiếu hỏi ý kiến giáo
viên và 70 phiếu điều tra học sinh) và tổng số phiếu thu lại là 73.
+ Phương pháp quan sát:
Dự giờ một số tiết dạy Lịch sử lớp 4 đối với hai bài thực nghiệm tại
trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai.
+ Phương pháp đàm thoại:
Chúng tôi đã trò chuyện trực tiếp với một số giáo viên và học sinh khối
lớp 4 để tìm hiểu rõ hơn về việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử
hiện nay và rút ra một số kinh nghiệm cần thiết cho việc xây dựng những biện
pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh.

+ Phương pháp thống kê số học để phân tích số liệu, tổng hợp báo cáo:
Thống kê, xử lí các số liệu về thực trạng dạy, học Lịch sử ở trường Tiểu
học. Từ đó, thống kê, đưa ra số liệu chính xác.
1.2.2.5. Kết quả điều tra thực trạng
Qua quá trình điều tra chúng tôi được kết quả sau:
* Về phía giáo viên
Bảng 1.1. Tầm quan trọng của dạy học Lịch sử cho học sinh lớp 4
Mức độ
Rất quan trọng
Bình thường
Không cần thiết

Số lượng (người)
3
0
0

Tỉ lệ (%)
100
0
0

Lịch sử là môn học bắt buộc ở trường Tiểu học. Nhìn chung 100% giáo
viên đều khẳng định dạy học Lịch sử có vai trò rất quan trọng đối với học sinh
Tiểu học được thể hiện ở bảng 1.1. Tuy nhiên, có tới 66,7% giáo viên cho rằng
dạy học Lịch sử khó hơn những môn khác và 33,3% giáo viên thấy bình thường
khi dạy học Lịch sử.
Bảng 1.2. Nhận định của thầy (cô) khi dạy Lịch sử.
Mức độ
Rất khó

Khó
Bình thường
Dễ

Số lượng (người)
0
2
1
0

Tỉ lệ (%)
0
66,7
33,3
0

14


Bảng 1.3. Đánh giá của giáo viên về mức độ hứng thú của học sinh trong giờ dạy
Lịch sử.
Mức độ
Rất hứng thú
Bình thường
Không hứng thú

Số lượng (người)
0/3
2/3
1/3


Tỉ lệ (%)
0
66,7
33,3

Theo bảng 1.3 có 66,7% giáo viên cho rằng học sinh cảm thấy bình thường
khi học và có 33,3% học sinh lại không hứng thú học. Như vậy, việc gặp khó khăn
trong dạy học Lịch sử của các giáo viên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú của
học sinh, với hầu hết số học sinh cho rằng học Lịch sử không hấp dẫn.
Bảng 1.4. Khó khăn thường gặp khi dạy học Lịch sử của giáo viên.
Khó khăn thường gặp
a. Hạn chế về mặt thời gian
b. Chương trình nặng về kiến thức
c. Phương tiện dạy học không đảm bảo

Số lượng (người)
2
3
2

Tỉ lệ (%)
66,7
100
66,7

Để tìm hiểu nguyên nhân làm cho giáo viên thấy dạy học Lịch sử là khó
khăn. Chúng tôi đã điều tra về khó khăn thường gặp khi dạy học Sử của giáo
viên. Kết quả có 66,7% cho rằng bản thân không đủ thời gian chuẩn bị ở nhà
nhằm khai thác và sử dụng các hình ảnh minh họa trong bài học. Trong khi đó

100% giáo viên đều cho rằng, khối lượng kiến thức ở tiểu học nói chung và Lịch
sử lớp 4 nói riêng là nặng nề và chủ yếu thiên về kiến thức lịch sử, chưa thực sự
chú trọng tới thái độ của học sinh về lịch sử dân tộc. Ngoài những khó khăn trên,
66,7% giáo viên cho rằng phương tiện dạy học không đảm bảo cũng là một trong
những khó khăn làm hạn chế chất lượng dạy và học môn Lịch sử.
Qua trao đổi, các giáo viên đều cho rằng để dạy về diễn biến của một trận
đánh lịch sử, giáo viên cần sử dụng lược đồ lịch sử về trận đánh đó, hoặc khi nói
về việc cai trị đất nước của các triều đại, giáo viên cần đưa ra sơ đồ bộ máy nhà
nước của triều đại đó. Tuy nhiên, các lược đồ lịch sử về diễn biến của một số trận
đánh không có (giáo viên không thể tự mình xây dựng lược đồ lịch sử) và sơ đồ
bộ máy nhà nước của nhà nước phong kiến hoặc là không được nói rõ trong bài
học hoặc là quá phức tạp đối với học sinh lớp 4 như “Bài 17: Nhà Hậu Lê và việc
quản lí đất nước”.
Bảng 1.5. Mức độ quan tâm đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử của giáo viên.
15


Mức độ
Rất quan tâm
Quan tâm
Ít quan tâm
Không quan tâm

Số lượng (người)
3
0
0
0

Tỉ lệ (%)

100
0
0
0

Với những khó khăn trên, chúng tôi đã điều tra về sự quan tâm của giáo
viên trong việc khắc phục khó khăn và đổi mới PPDH. Hầu hết giáo viên rất
quan tâm đổi mới PPDH, tuy nhiên các PPDH mà giáo viên sử dụng là phương
pháp đàm thoại, thảo luận và một số phương pháp khác như phương pháp kể
chuyện, phương pháp trò chơi.
Bảng 1.6. Mức độ tiếp cận ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử của giáo viên
Mức độ
Đã từng tiếp cận
Chưa tiếp cận

Số lượng (người)
0
3

Tỉ lệ (%)
0
100

Khi được hỏi về việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học nói chung và
dạy học Lịch sử lớp 4 nói riêng, hầu hết các giáo viên đều cho rằng bản thân
chưa từng sử dụng. Mặc dù ca dao, tục ngữ rất gần gũi nhưng có tới 100% giáo
viên chưa sử dụng trong dạy học Lịch sử. Khi được hỏi nếu thầy (cô) sử dụng ca
dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử sẽ thu được kết quả gì thì 66,7% giáo viên
đồng ý là nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái cho học sinh, hình thành thái
độ yêu nước cho học sinh đồng thời học sinh biết dựa vào những câu ca dao, tục

ngữ được học để ghi nhớ nội dung bài học. Có 10% giáo viên phân vân rằng học
sinh sẽ được học sâu và hiệu quả bền vững hơn và 10% giáo viên không đồng ý
với việc học sinh tích cực phát biểu. Như vậy, phần lớn giáo viên đều thấy được
vai trò của ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử. Tuy nhiên, khi được hỏi lý do
giáo viên không sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử lớp 4 (dù có nhận
thức đúng về vai trò của ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử), phần lớn giáo
viên đều đưa ra các lý do:
- Bản thân giảng dạy trên lớp 2 buổi/ngày, cùng với công tác chủ nhiệm đã
chiếm phần lớn thời gian, nên không có điều kiện sưu tầm, khai thác ca dao, tục
ngữ vào dạy học.
- Do tâm lý ngại khai thác, ngại khó và xung quanh không ai làm nên cũng
không có động lực.
16


* Về phía học sinh
Bảng 1.7. Tầm quan trọng của phân môn Lịch sử
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Không quan trọng

Số lượng (người)
45
15
6
4

Tỉ lệ (%)

64,3
21,4
8,6
5,7

45
15
6

4

Số lượng

Biểu đồ 1.1. Tầm quan trọng của phân môn Lịch sử
Khi được hỏi về tầm quan trọng của môn Lịch sử thì 64,3% học sinh cho
là rất quan trọng, 21,4% học sinh chọn môn Lịch sử là quan trọng. Có 8,6% học
sinh xem môn Sử là bình thường, tuy nhiên vẫn còn 5,7% học sinh xem nhẹ vai
trò của Lịch sử, xem Lịch sử là môn học không cần thiết. Như vậy đa số các em
nhận ra vai trò của việc học môn Sử.
Bảng 1.8. Mức độ hứng thú khi học Lịch sử
Mức độ
Rất thú vị
Bình thường
Không hứng thú

Số lượng (người)
5
40
25


Tỉ lệ (%)
7,1
57,1
35,7

Nhưng trong tiết học Sử chỉ có 7,1% học sinh cảm thấy thú vị muốn học,
còn 57,1% học sinh thấy giờ học Sử bình thường. Thực tế đáng buồn là vẫn còn
35,7% học sinh không hứng thú trong giờ học. Đa số học sinh thấy các kiến thức
Lịch sử rất khó nhớ, chỉ toàn là lí thuyết và con số khô khan. Lý do học sinh
không hứng thú với môn Lịch sử là do giáo viên thường sử dụng các phương
pháp như quan sát, đàm thoại. Do vậy, mà có tới 85% học sinh cảm thấy áp lực

17


khi học Lịch sử, 15% học sinh cảm thấy bình thường và không có học sinh nào
thấy giờ học Lịch sử là thú vị.
Bảng 1.9. Mức độ hiểu bài của học sinh sau mỗi tiết Lịch sử.
Mức độ

Số lượng (người)

Hiểu tốt
Hiểu tương đối
Không hiểu

10
25
35


Tỉ lệ %
14
36
50

14.29%

50.00%
35.71%

Hiểu tốt

Hiểu tương đối

Không hiểu

Biểu đồ 1.2. Mức độ hiểu bài của học sinh sau mỗi tiết Lịch sử
Với kết quả ở bảng 1.9 và biểu đồ 1.2, có thể thấy sau tiết Lịch sử có 36%
học sinh hiểu tương đối các kiến thức giáo viên truyền thụ. Nhưng có tới 50%
học sinh không hiểu, không nắm được các kiến thức Lịch sử. Chỉ có 17% học
sinh hiểu tốt.
1.2.2.6. Nhận xét về thực trạng sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học phân môn
Lịch sử lớp 4
Qua quá trình điều tra thực trạng của việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong
dạy học Lịch sử lớp 4, chúng tôi rút ra một số nhận định như sau:
Đa số các giáo viên và học sinh đều cho rằng môn Lịch sử là quan trọng.
Tuy nhiên dạy và học Lịch sử còn gặp nhiều khó khăn khi các PPDH của giáo
viên còn bộc lộ nhiều hạn chế, học sinh còn xem nhẹ môn Lịch sử. Mặc dù vậy,
giáo viên đã quan tâm chú ý chú trọng đổi mới phương pháp dạy học và đã có
một số ít giáo viên sử dụng ca dao, tục ngữ trong quá trình giảng dạy. Hầu hết

giáo viên đều biết được vai trò của ca dao, tục ngữ trong quá trình dạy học Lịch
sử là tạo hứng thú cho học sinh, nhưng còn lúng túng trong quá trình khai thác và
sử dụng. Vì vậy, để giáo viên sử dụng ca dao, tục ngữ hiệu quả, chúng tôi đề xuất
một số biện pháp thích hợp trong chương 2.

18


Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, chúng tôi tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài như: một số khái
niệm cơ bản, vai trò của ca dao – tục ngữ trong dạy học phân môn Lịch sử và đặc
điểm nhận thức của học sinh Tiểu học. Chúng tôi cũng tìm hiểu đặc điểm chương
trình Lịch sử lớp 4, điều tra về thực trạng sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học
Lịch sử lớp 4 ở trường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam.
Mặc dù ca dao, tục ngữ rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng
giáo viên rất ít khi sử dụng và chưa biết cách khai thác ca dao, tục ngữ sử dụng
trong quá trình dạy học Lịch sử nhằm tạo hứng thú cho học sinh.

CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ VÀO
DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp
2.1.1. Mục tiêu dạy học Lịch sử lớp 4
Khi dạy học Lịch sử lớp 4 cần đảm bảo các mục tiêu cơ bản như đã nêu ở
1.2.1.1. Chúng tôi đã dựa vào mục tiêu là một trong những cơ sở cho việc đề xuất
biện pháp. Lựa chọn, sử dụng ca dao, tục ngữ vào dạy học cần phải đảm bảo
19


chính xác về các kiến thức Lịch sử lớp 4, đồng thời những câu ca dao, tục ngữ
cũng phải giáo dục được tinh thần và thái độ đối với lịch sử dân tộc cho học sinh.

Cần xác định rõ mục tiêu của việc sử dụng ca dao, tục ngữ không những cung
cấp kiến thức cho học sinh lĩnh hội, tiếp thu kiến thức. Mà quan trọng hơn là tạo
hứng thú cho học sinh giúp học sinh yêu thích học tập môn Lịch sử hơn. Vì vậy,
giáo viên không được lạm dụng việc sử dụng ca dao - tục ngữ, biến giờ học Lịch
sử thành giờ học văn hay làm mờ đi nội dung, kiến thức lịch sử.
2.1.2. Nội dung chương trình Lịch sử lớp 4
Chương trình Lịch sử lớp 4 cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản
thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ
thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới
nửa đầu thế kỉ XIX. Giáo viên cần lựa chọn các câu ca dao, tục ngữ phù hợp với
từng giai đoạn lịch sử, từng nội dung bài học. Tùy theo nội dung bài học, giáo
viên lồng ghép sử dụng ca dao, tục ngữ trong các phương pháp dạy học.
2.1.3. Thực trạng sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử lớp 4
Xuất phát từ thực trạng của việc dạy và học Lịch sử là chất lượng dạy và học
Lịch sử lớp 4 ở trường Tiểu học chưa cao. Biểu hiện là học sinh không yêu thích,
không hứng thú khi học Lịch sử. Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy
mà nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về thời gian, phương tiện dạy học và đặc
điểm của chương trình. Cũng qua quá trình điều tra về thực trạng, chúng tôi nhận
thấy rằng phương pháp, kĩ năng và kiến thức của giáo viên là nhân tố hàng đầu ảnh
hưởng đến sự hứng thú của học sinh khi học Lịch sử. Do vậy để đề xuất được những
biện pháp chính xác, hiệu quả nhằm giúp giáo viên sử dụng ca dao, tục ngữ trong
dạy học Lịch sử dễ dàng, không gây thêm áp lực cho cả thầy và trò, chúng tôi đã
dựa vào thực trạng của việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Lịch sử lớp 4.
Đây chính là cơ sở quan trọng hàng đầu khi đề xuất biện pháp.
2.1.4. Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của học sinh
Việc vận dụng ca dao, tục ngữ vào dạy học lịch sử cần phù hợp với đặc
điểm tư duy và trình độ nhận thức của học sinh lớp 4. Với đặc điểm của ca dao,
tục ngữ các mục 1.1.1.1, 1.1.1.2, 1.1.2 việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong các
môn học nói chung và Lịch sử lớp 4 nói riêng là biện pháp hiệu quả và có tính
20



khả thi cao. Tuy nhiên, khi xét về đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học
chúng tôi thấy rằng nhu cầu hứng thú của học sinh lớp 4 có thể kích thích và duy
trì chú ý không chủ định, trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế
hơn trí nhớ từ ngữ – logíc nên khi sử dụng ca dao, tục ngữ giáo viên có thể kết
hợp với tranh ảnh minh họa. Ở giai đoạn này, tư duy của học sinh mang đậm màu
sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động, học sinh đã biết phối
hợp sử dụng tất cả các giác quan để ghi nhớ một cách tổng hợp, tuy nhiên hiệu
quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tập
trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý hay tình
cảm của các em. Do vậy, khi đề xuất các biện pháp sử dụng ca dao, tục ngữ trong
dạy học Lịch sử lớp 4 nhằm làm cho giờ học hấp dẫn và lôi cuốn, chúng tôi đã
chọn đặc điểm nhận thức của học sinh nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng làm
cơ sở để xây dựng các biện pháp.
2.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Hoạt động giáo dục là hoạt động có ý thức, có mục đích nhằm hình thành
và phát triển toàn diện nhân cách con người. Trong đó, mục đích giáo dục là kết
quả mà giáo dục mong muốn đạt được, cái đích được dự kiến một cách khái quát.
Có thể nói, trong giáo dục phổ thông thì mục đích là mô hình nhân cách, phản
ánh những yêu cầu, những quan điểm chung nhất của xã hội đối với con người.
Vì vậy, nguyên tắc bảo đảm tính mục đích của hoạt động giáo dục mang tính
định hướng cho việc hình thành nhân cách một lớp người trong một giai đoạn
lịch sử nhất định.
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học Lịch sử phải đào tạo cho thế
hệ trẻ thành những người công dân, những người lao động giàu lòng nhân ái, năng
động, sáng tạo, biết sống và làm việc có trách nhiệm theo hiến pháp và pháp luật,
có tiềm năng thích ứng với cuộc sống đang đổi mới toàn diện và sâu sắc.
2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Lịch sử là bản thân cuộc sống mà loài người, dân tộc đã trải qua. Hiện
thực lịch sử là khách quan và chỉ có một, nhưng nhận thức lịch sử lại có nhiều,
tùy theo quyền lợi của giai cấp, con người tìm hiểu lịch sử. Trong nhiều nhận
21


thức khác nhau về lịch sử, chỉ có một nhận thức đúng; đó là nhận thức phản ánh
lịch sử khách quan, đúng như nó tồn tại. Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh cùng với quan điểm và đường lối của Đảng Cộng Sản tạo cơ sở cho chúng
ta nhận thức đúng lịch sử [10].
Như vậy nguyên tắc đảm bảo tính khoa học đòi hỏi các biện pháp được đề
xuất phải đảm bảo tính khách quan, khoa học. Nguyên tắc này sẽ hạn chế được
những nhận định mang tính áp đặt, chủ quan cá nhân về những sự kiện và nhân vật
lịch sử nhằm tạo ra được những biện pháp mang tính khả thi cao và thiết thực.
2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính trung thực và tính tư tưởng
Tính tư tưởng trong dạy học lịch sử, cũng như trong nghiên cứu sử học
Mác xít – Lê nin của chúng ta đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân,
quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần đào tạo thế
hệ trẻ theo mục tiêu đã xác định.
Để tính tư tưởng thống nhất với tính khoa học trong nghiên cứu cũng như
dạy học lịch sử đòi hỏi phải bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện quan
điểm tư tưởng, phẩm chất đạo đức của người giáo viên. Hai mặt – tính khoa học và
tính tư tưởng không mâu thuẫn với nhau, song cần tránh những sai lầm của bệnh
“công thức”, “giáo điều” trong dạy học lịch sử, mà phải thể hiện sinh động, phong
phú, phù hợp nội dung, nhiệm vụ giáo dục bộ môn. Dạy học Lịch sử cũng cần đảm
bảo tính trung thực, không được làm sai lệch đi các sự kiện lịch sử [10].
Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng bậc nhất của nhận thức lịch sử.
2.2.4. Nguyên tắc phát huy tính tích cực cho học sinh trong học tập Lịch sử
Đây là nguyên tắc được quán triệt trong mọi hoạt động, mọi mặt của quá
trình giáo dục. Nguyên tắc này quan niệm học sinh là chủ thể của nhận thức (học

tập) dưới sự hướng dẫn, giáo dục của giáo viên, trong khuôn khổ nhà trường,
theo chương trình, mục tiêu đã quy định.
Việc phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học nói chung, dạy học
lịch sử nói riêng xuất phát từ mục tiêu đào tạo, trong đó nổi bật một điểm quan
trọng là đào tạo thế hệ trẻ thành người lao động làm chủ nước nhà. Để trở thành

22


công dân, chủ nhân xã hội, học sinh phải được rèn luyện trong quá trình đào tạo
và tự đào tạo.
Mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu - nội dung - phương pháp dạy học
lịch sử nói riêng đòi hỏi phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Phát huy tính
tích cực của học sinh trong học tập không phải để học sinh tự phát triển tùy tiện
mà cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ, giáo dục tích cực, có hiệu quả của giáo viên.
2.3. Đề xuất một số biện pháp sử dụng ca dao tục ngữ nhằm tạo hứng thú
cho học sinh trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4
2.3.1. Sử dụng ca dao, tục ngữ phối hợp trong các phương pháp dạy học tích cực
Nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh, việc sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy là vô cùng cần thiết. Dựa vào
tình hình của trường, lớp mà giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy
học nhằm phát huy tính tích cực chủ động cho học sinh trong quá trình dạy học
Lịch sử. Sử dụng ca dao, tục ngữ kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực
sẽ làm tăng hiệu quả của giờ học Lịch sử, giúp các em dễ nhớ các sự kiện, nhân
vật lịch sử hơn.
2.3.1.1. Phương pháp kể chuyện
Kể chuyện là cách dùng lời nói trình bày một cách sinh động, có hình
ảnh và truyền cảm đến người nghe về một nhân vật lịch sử, một sự kiện lịch sử,
một phát minh khoa học, một vùng đất xa lạ…để hình thành một biểu tượng, một
khái niệm cho học sinh [5].

Phương pháp kể chuyện sử dụng trong dạy học Lịch sử là một trong
những phương pháp có ưu thế trong việc gây hứng thú học tập cho HS. Thông
qua những câu chuyện lịch sử sinh động có liên quan đến một nhân vật, một địa
danh hay một sự kiện sẽ có tác dụng giúp học sinh ghi nhớ tốt những sự kiện lịch
sử, những nhân vật, mốc thời gian. Giáo viên có thể dùng phương pháp kể
chuyện trong tất cả các bài dạy, như khi dạy bài “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ
quân” trong lúc kể chuyện về Đinh Bộ Lĩnh giáo viên sẽ lồng ghép câu ca dao:
Bé thì chăn nghé chăn trâu
Trận bày quyết lấy bông lau làm cờ

23


Lớn lên xây dựng cơ đồ
Mười hai xứ tướng bấy giờ đều thua
2.3.1.2. Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận là cách đối thoại giữa học sinh và giáo viên,
giữa học sinh và học sinh, nhằm huy động trí tuệ của tập thể để giải quyết một
vấn đề do môn học đặt ra, hoặc một vấn đề do thực tế cuộc sống đòi hỏi, để tìm
hiểu, đưa ra những giải pháp, những kiến nghị, những quan niệm mới [5].
Trong quá trình dạy học Lịch sử, học sinh được thảo luận giải quyết vấn
đề giáo viên đưa ra, vì vậy giáo viên sẽ dễ dàng lồng ghép ca dao, tục ngữ vào
phương pháp thảo luận nhóm. Như trong bài 5 “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô
Quyền lãnh đạo” giáo viên lồng ghép ca dao, tục ngữ cho HS thảo luận nhóm
bằng cách sau khi cho HS đọc nội dung trong SGK, gọi HS đọc câu ca dao, tục
ngữ

Con ơi nhớ lấy lời cha
Gió to, sóng cả chớ qua sông Rừng
Đánh giặc thì đánh giữa sông

Đừng đánh chỗ cạn mắc chông mà chìm
Sau đó trả lời câu hỏi: Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?, Nêu diễn
biến chính của trận Bạch Đằng?
2.3.1.3. Phương pháp trò chơi
Trò chơi học tập được sử dụng như một phương pháp tổ chức cho HS
khám phá và chiếm lĩnh nội dung học tập hoặc thực hành, luyện tập một kĩ năng
nào đó trong chương trình môn học.
Giáo viên có thể thiết kế các loại trò chơi khác nhau theo nội dung bài
Lịch sử, trong quá trình thiết kế trò chơi giáo viên có thể lồng ghép ca dao, tục ngữ
vào câu hỏi như bài 20“Ôn tập”. Giáo viên cho học sinh điền vào chỗ trống:
Cao nhất là núi…
Có ông … trong ngàn bước ra.
Hoặc cho học sinh thi đối đáp các câu ca dao, tục ngữ về thời Hậu Lê.

24


2.3.1.4. Phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai là cách tổ chức HS tham gia giải quyết một tình
huống của nội dung học tập gắn liền với thực tế cuộc sống bằng cách diễn xuất
một cách ngẫu hứng mà không cần kịch bản hoặc luyện tập trước…
PP đóng vai được sử dụng trong dạy học Lịch sử không phải để học
sinh giải quyết một tình huống có trong thực tế cuộc sống. Lúc này, giáo viên
khai thác phương pháp đóng vai như là một phương tiện dạy học, để trong quá
trình học sinh diễn lại các sự kiện Lịch sử, học sinh suy nghĩ sâu sắc, nhớ lâu hơn
các sự kiện lịch sử. Trước khi đóng vai, giáo viên nên cho học sinh tìm hiểu kĩ
nội dung đóng vai, dành thời gian cho học sinh chuẩn bị để học sinh thực hiện tốt
vai diễn của mình. Như trong bài “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm
1786)” giáo viên lồng ghép ca dao, tuc ngữ vào phần dẫn truyện
An khê nổi tiếng Hòn Bình

Khi xưa Nguyễn Huệ ẩn danh nơi này
Và câu
Nguyễn đi thời Nguyễn lại về
Chúa Trịnh mất nước vua Lê khó còn
Vào phần kết thúc khi cho học sinh đóng vai về diễn biến nghĩa quân Tây Sơn
tiến ra Thăng Long diệt Chúa Trịnh.
2.3.1.5. Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra là cách tổ chức và hướng dẫn học sinh tìm hiểu một
vấn đề. Dựa trên các thông tin thu thập được, giáo viên hướng dẫn học sinh phân
tích, so sánh, khái quát để rút ra kết luận, hoặc nêu ra các giải pháp, kiến nghị.
Phương pháp điều tra được sử dụng trong dạy học Lịch sử giúp hình
thành tính chủ động tìm tòi, tích cực, sáng tạo…đặc biệt là khả năng vận dụng tri
thức đã học vào cuộc sống thực tế. Giáo viên sẽ giao nhiệm vụ điều tra tìm hiểu
một số câu ca dao, tục ngữ liên quan tới nội dung bài học như khi dạy bài “Kinh
thành Huế” giáo viên cho học sinh về tìm hiểu về kinh thành Huế, cùng với
những câu ca dao, tục ngữ về Huế, giáo viên cho học sinh thời gian về chuẩn bị
một cách chu đáo.

25


×