Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn khử nitrat trong nước thải sau biogas của một số trang trại chăn nuôi heo tại huyện củ chi, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 114 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN KHỬ NITRAT TRONG NƯỚC THẢI SAU
BIOGAS CỦA MỘT SỐ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO TẠI HUYỆN CỦ CHI,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mã số đề tài: SV2016-33

Thuộc nhóm ngành khoa học: Xử lý môi trường
Chủ nhiệm đề tài: Lê Thị Thu Tâm
Thành viên tham gia:
1. Võ Hoa Cúc
2. Trần Lê Đan Thi
3. Nguyễn Thái Anh Thư

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thảo

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng4/ 2017


UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN


PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN KHỬ NITRAT TRONG NƯỚC THẢI
SAU BIOGAS CỦA MỘT SỐ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO TẠI HUYỆN CỦ
CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH >
Mã số đề tài: SV2016-33

Xác nhận của Chủ tịch
hội đồng nghiệm thu
(ký, họ tên)

Giáo viên hướng dẫn
(ký, họ tên)

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4/2017

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn khử Nitrat trong
nước thải sau khi qua hầm Biogas của một số trang trại chăn nuôi heo tại huyện Củ
Chi, thành phố Hồ Chí Minh” do nhóm tôi thực hiện và đƣợc sự hƣớng dẫn của ThS.
Nguyễn Thị Ngọc Thảo. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung
thực, những số liệu và dữ liệu trong báo cáo phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và
đánh giá đƣợc thu thập từ các nguồn gốc khác nhau và đƣợc ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
TPHCM, tháng 4 năm 2017
Chủ nhiệm đề tài

Lê Thị Thu Tâm


i


LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự đồng ý của Ban giám hiệu trƣờng Đại học Sài Gòn, Ban Chủ nhiệm
khoa Khoa học Môi trƣờng, em và nhóm em đã tiến hành thực hiện đề tài “Phân lập
và tuyển chọn vi khuẩn khử Nitrat trong nước thải sau khi qua hầm Biogas của một
số trang trại chăn nuôi heo tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh” với sự hỗ trợ
kinh phí từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng.
Để có thể hoàn thành bài nghiên cứu này, em xin thay mặt nhóm để bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thảo, khoa Khoa học Môi trƣờng, trƣờng
Đại học Sài Gòn đã luôn tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ và chỉ bảo tận tình cho
chúng em trong suốt thời gian nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, cán bộ khoa Khoa học môi trƣờng,
trƣờng Đại học Sài Gòn đã giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm
nghiên cứu hữu ích trong quá trình nghiên cứu cho chúng em.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động
viên em và nhóm em khi nhóm em gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu để chúng
em có đủ động lực và niềm tin để hoàn thành đề tài này.
Tuy nhóm em đã cố gắng hết sức nhƣng bài báo cáo nghiên cứu không thể tránh
đƣợc những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến
của quý thầy cô cùng toàn thể các bạn để nhóm có thể hoàn thiện bài nghiên cứu.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Chủ nhiệm đề tài

Lê Thị Thu Tâm

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................xii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
I. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................................. 3
II.1. Trong nƣớc ............................................................................................................... 3
II.2. Nƣớc ngoài ............................................................................................................... 6
III. Mục tiêu đề tài............................................................................................................ 8
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 8
V. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 8
VI. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 9
VI.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 9
VI.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 10
VII. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 11
1.1. Tổng quan về nƣớc thải chăn nuôi heo sau biogas ................................................. 11

iii


1.2.1. Tình hình chăn nuôi heo ....................................................................................... 11
1.2.2. Tính chất nƣớc thải chăn nuôi sau biogas: ........................................................... 12
1.2. Tổng quan về quá trình khử nitrat nhờ vi sinh vật .................................................. 13
1.2.1. Tổng quan chu trình nitrogen trong tự nhiên ....................................................... 13

1.2.2. Tổng quan quá trình khử nitrate nhờ vi sinh vật .................................................. 15
1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ khử nitrat ........................................................ 16
1.2.4. Đặc điểm của các dòng vi khuẩn có khả năng khử nitrat .................................... 17
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 19
2.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .................................................................... 19
2.2. Vật liệu .................................................................................................................... 19
2.2.1. Nguyên vật liệu .................................................................................................... 19
2.2.2. Dụng cụ thiết bị .................................................................................................... 20
2.2.3. Hóa chất ............................................................................................................... 20
2.2.3.1. Hóa chất sử dụng ............................................................................................... 20
2.2.3.2. Môi trƣờng sử dụng ........................................................................................... 21
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................... 22
2.3.1. Phân lập vi khuẩn ................................................................................................. 23
2.3.2.1. Đặc điểm sinh trƣởng của các dòng vi khuẩn ................................................... 25
2.3.2.2. Phản ứng với thuốc thử diphenylamine ............................................................ 25
2.3.3.2. Phƣơng pháp nhuộm Gram để xác định đặc điểm hình thái ............................. 27
2.3.3.3. Xác định đặc điểm sinh lý ................................................................................. 28
2.3.4. Phƣơng pháp định lƣợng vi sinh vật .................................................................... 30

iv


2.3.4.1 Xác định bƣớc sóng thích hợp của các dòng vi khuẩn có khả năng khử nitrate 30
2.3.4.2. Xây dựng đƣờng tƣơng quan tuyến tính giữa độ đục và mật độ tế bào ............ 30
2.3.4.3. Xây dựng đƣờng cong tăng trƣởng của các dòng vi khuẩn đƣợc tuyển chọn... 33
2.3.5. Phƣơng pháp khảo sát các điều kiện tối ƣu lên sự sinh trƣởng và phát triển của
các dòng vi khuẩn đƣợc tuyển chọn. .............................................................................. 33
2.3.5.1. Ảnh hƣởng của nguồn carbon trong môi trƣờng nuôi cấy ................................ 33
2.3.5.2. Ảnh hƣởng của pH môi trƣờng nuôi cấy .......................................................... 34
2.3.5.3. Ảnh hƣởng của nhiệt độ môi trƣờng ................................................................. 35

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 36
3.1. Kết quả phân lập và làm thuần các dòng vi khuẩn có khả năng khử nitrate ........... 36
3.1.1. Phân lập các dòng vi khuẩn từ 3 mẫu nƣớc thải. ................................................. 36
3.1.2. Làm thuần các dòng vi khuẩn đƣợc phân lập....................................................... 38
3.1.3. Lƣu trữ và bảo quản các dòng vi khuẩn đã đƣợc làm thuần ................................ 40
3.2. Xác định khả năng khử nitrate của các dòng vi khuẩn ........................................... 41
3.2.1. Đặc điểm sinh trƣởng của từng dòng vi khuẩn. ................................................... 41
3.2.2. Phản ứng với thuốc thử Diphenylamine .............................................................. 45
3.3. Kết quả định danh sơ bộ các dòng vi khuẩn đã tuyển chọn .................................... 50
3.3.1. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc ............................................................................... 50
3.3.2 Đặc điểm hình thái tế bào...................................................................................... 52
3.3.3. Đặc điểm sinh lý................................................................................................... 55
3.3.3.1. Khả năng sử dụng oxy....................................................................................... 55
3.3.3.2. Khả năng di động .............................................................................................. 56

v


3.3.4. Kết quả định lƣợng các dòng vi khuẩn đã đƣợc tuyển chọn ................................ 58
3.3.4.1. Xác định bƣớc sóng thích hợp của các dòng vi khuẩn...................................... 58
3.3.4.2. Xây dựng đƣờng tƣơng quan tuyến tính giữa độ đục và mật độ tế bào ............ 61
3.3.4.3. Xây dựng đƣờng cong tăng trƣởng của các dòng vi khuẩn .............................. 63
3.4. Kết quả khảo sát các điều kiện nuôi cấy tối ƣu cho sự sinh trƣởng của các dòng vi
khuẩn có khả năng khử nitrate ....................................................................................... 66
3.4.1 Ảnh hƣởng của các nguồn carbon ........................................................................ 66
3.4.2. Ảnh hƣởng của pH môi trƣờng ............................................................................ 68
3.4.3. Ảnh hƣởng nhiệt độ môi trƣờng........................................................................... 69
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 72
4.1. Kết luận ................................................................................................................... 72
4.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 74
Phụ lục 1: Phổ hấp thụ của dịch tế bào của dòng vi khuẩn ............................................ 82
Phụ lục 2: Hình ảnh kết quả của thí nghiệm về khả năng sinh trƣởng của từng dòng vi
khuẩn trên môi trƣờng Giltay lỏng trong điều kiện kỵ khí ............................................ 86
Phụ lục 3: Hình ảnh kết quả của thí nghiệm quan hệ với oxy của các dòng vi khuẩn .. 89
Phụ lục 4: Kết quả của thí nghiệm khả năng di chuyển của các dòng vi khuẩn ............ 90
Phụ lục 5: Thông số mối liên hệ giữa mật độ vi khuẩn và độ hấp thụ ........................... 92
Phụ lục 6: Giá trị của độ hấp thụ của dịch huyền phù tế bào biểu diễn quá trình sinh
trƣởng và phát triển của các dòng vi khuẩn trên môi trƣờng Giltay lỏng. ..................... 92
Phụ lục 8: Số liệu biểu diễn độ hấp thụ của các dòng vi khuẩn ở các nguồn carbon khác
nhau: Acid citric; Glucose; Pepton trong điều kiện thiếu khí, không sục khí. .............. 94
vi


Phụ lục 9: Số liệu biểu diễn độ hấp thụ của các dòng vi khuẩn ở các giá trị pH : 5; 6; 7;
8; 9 trong điều kiện thiếu khí, không sục khí. ................................................................ 94
Phụ lục 10: Số liệu biểu diễn độ hấp thụ của các dòng vi khuẩn ở các giá trị nhiệt độ :
25oC; 30oC; 35oC; 40oC; 45oC trong điều kiện thiếu khí, không sục khí. ..................... 95

vii


BẢN TÓM TẮT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN KHỬ NITRAT TRONG NƢỚC THẢI SAU BIOGAS CỦA
MỘT SỐ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO TẠI HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mã số đề tài: SV2016-33

1. Vấn đề nghiên cứu (vấn đề, tính cấp thiết)
Việc tận dụng nguồn vi sinh vật có ích sẵn có trong nguồn nƣớc bị ô nhiễm để xử lý

chính nguồn nƣớc đó đang đƣợc các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu, vi khuẩn
có khả năng khử nitrate là một trong những loài vi khuẩn có khả năng xử lý tốt nguồn
nƣớc thải giàu nitơ nên hiện nay cũng đã và đang có rất nhiều nghiên cứu và dã ứng
dụng các chủng vi khuẩn này ở nhiều nơi. Tuy nhiên để ứng dụng một cách hiệu quả
các dòng vi khuẩn này trong việc xử lý chính nguồn nƣớc thải sau biogas tại huyện Củ
Chi nên đề tài “Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn khử nitrat trong nước thải sau khi
qua biogas của một số trang trại chăn nuôi heo ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí
Minh” đƣợc thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu
Phân lập, tuyển chọn và đánh giá đặc tính sinh lý, sinh hóa của các dòng đƣợc các dòng
vi khuẩn có khả năng khử nitrate từ 3 mẫu nƣớc thải sau hầm biogas của 3 trang trại
chăn nuôi heo ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nhiệm vụ/nội dung nghiên cứu/câu hỏi nghiên cứu
Phân lập và làm thuần các dòng vi khuẩn có khả năng khử nitrat.
Đánh giá khả năng khử nitrat của các dòng vi khuẩn đã đƣợc thu nhận.
Định danh các dòng vi khuẩn có khả năng khử nitrat tốt nhất bằng phƣơng pháp sinh lý,
sinh hóa.
Đánh giá đặc tính sinh trƣởng các dòng vi khuẩn có khả năng khử nitrate tốt nhất.
Đánh giá điều kiện sinh trƣởng tối ƣu của các dòng vi khuẩn có khả năng khử nitrat.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thu mẫu và phân tích mẫu; Phƣơng pháp phân lập và tuyển chọn; Phƣơng
pháp định danh bằng sinh hóa; Phƣơng pháp định tính; Phƣơng pháp so sánh và đánh
giá.
5. Kết quả nghiên cứu (ý nghĩa của các kết quả) và các sản phẩm (Bài báo khoa học,
phần mềm máy tính, quy trình công nghệ, mẫu, sáng chế, …
Phân lập, làm thuần, lƣu trữ và đánh giá khả năng khử nitrate của 55 dòng vi khuẩn
trên môi trƣờng chọn lọc Giltay.
Tuyển chọn và thu nhận đƣợc 21 dòng vi khuẩn có khả năng khử nitrate với đặc điểm
của các dòng vi khuẩn gram âm, có khả năng di chuyển và đạt pha cân bằng trong
khoảng thời gian từ 60h đến 120h.

Đánh giá điều kiện nuôi cấy tối ƣu trong phòng thí nghiệm của 2 dòng vi khuẩn A1 và
A3.

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Danh mục hóa chất ......................................................................................... 20
Bảng 2.2 Thành phần môi trƣờng Giltay ....................................................................... 21
Bảng 2.3 Đặc điểm khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn khử nitrate ................................. 26
Bảng 3.1. Số khuẩn lạc phân lập đƣợc từ mẫu nƣớc thải A, B và C.............................. 36
Bảng 3.1 Số lƣợng dòng vi khuẩn đƣợc làm thuần bằng phƣơng pháp cấy ria trên môi
trƣờng Giltay thạch ........................................................................................................ 39
Bảng 3.2. Đặc điểm sinh trƣởng của các dòng vi khuẩn có khả năng khử nitrat trên môi
trƣờng Giltay lỏng trong điều kiện kị khí tĩnh ............................................................... 41
Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn đƣợc tuyển chọn........ 50
Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn đƣợc tuyển chọn........ 53
Bảng 3.5 Khả năng sinh trƣởng của các dòng vi khuẩn trên môi trƣờng ...................... 55
Bảng 3.6 Khả năng di động dựa vào tiên mao của các dòng vi khuẩn trong môi trƣờng
bán thạch ........................................................................................................................ 57
Bảng 3.7 Độ hấp thụ cực đại của các dòng vi khuẩn ..................................................... 58
Bảng 3.8 Giá trị OD của các dòng vi khuẩn ở các nồng độ pha loãng khác nhau ......... 61
Bảng 3.9 Mật độ tế bào của các dịch huyền phù ở các nồng độ .................................... 61
Bảng 3.10 Giá trị độ hấp thụ của các dòng vi khuẩn theo thời gian (h) ........................ 63

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chu trình nitrogen trong tự nhiên................................................................... 14

Hình 2. 1 Mẫu nƣớc thải thu nhận từ nguồn nƣớc thải sau biogas của 3 trang trại chăn
nuôi heo. a: Mẫu nước thải từ trang trại chăn nuôi heo A; b: Mẫu nước thải từ trang
trại chăn nuôi heo B; c: Mẫu nước thải từ trang trại chăn nuôi heo C......................... 19
Hình 2. 2. Vị trí lấy mẫu nƣớc thải sau biogas từ 3 trang trại chăn nuôi heo ở huyện Củ
Chi. a: Vị trí lấy mẫu nước thải từ trang trại chăn nuôi heo A; b: Vị trí lấy mẫu nước
thải từ trang trại chăn nuôi heo B; c: Vị trí lấy mẫu nước thải từ trang trại chăn nuôi
heo C. ............................................................................................................................. 23
Hình 2.3. Quy trình phân lập các dòng vi khuẩn ........................................................... 24
Hình 3. 1. Một số khuẩn lạc đƣợc phân lập trên môi trƣờng Giltay. a: Khuẩn lạc đƣợc
phân lập từ mẫu nƣớc thải A; b: Khuẩn lạc đƣợc phân lập từ mẫu nƣớc thải B; c:
Khuẩn lạc đƣợc phân lập từ mẫu nƣớc thải C. ............................................................... 37
Hình 3.2. Số lƣợng tế bào của tổng các dòng có khả năng phát triển trên môi trƣờng
Giltay trong 3 mẫu nƣớc thải. ........................................................................................ 38
Hình 3. 3.Các khuẩn lạc đƣợc làm thuần bằng phƣơng pháp cấy ria trên môi trƣờng
Giltay thạch: a: Khuẩn lạc đƣợc làm thuần từ các dòng vi khuẩn đƣợc phân lập từ mẫu
nƣớc thải A; b: Khuẩn lạc đƣợc làm thuần từ các dòng vi khuẩn đƣợc phân lập từ mẫu
nƣớc thải B; c: Khuẩn lạc đƣợc làm thuần từ các dòng vi khuẩn đƣợc phân lập từ mẫu
nƣớc thải C. .................................................................................................................... 39
Hình 3.4. Khuẩn lạc của một số dòng vi khuẩn đƣợc làm thuần ................................... 40
Hình 3.5. Khuẩn lạc các dòng vi khuẩn đƣợc trữ trên môi trƣờng Giltay thạch nghiêng
a: Các dòng vi khuẩn đƣợc phân lập từ mẫu nƣớc thải A; b: Các dòng vi khuẩn đƣợc
phân lập từ mẫu nƣớc thải B; c: Các dòng vi khuẩn đƣợc phân lập từ mẫu nƣớc thải C.
........................................................................................................................................ 40
Hình 3.6. Phản ứng của dịch nuôi cấy các dòng vi khuẩn ở mẫu nƣớc thải B với thuốc
thử Diphenylamine ......................................................................................................... 46
x


........................................................................................................................................ 49
Hình 3.8. Phản ứng của dịch nuôi cấy các dòng vi khuẩn ở mẫu nƣớc thải C với thuốc

thử Diphenylamine ......................................................................................................... 49
........................................................................................................................................ 52
Hình 3.9. Một số hình thái khuẩn lạc của một số dòng vi khuẩn................................... 52
Hình 3.10. Hình thái tế bào một số dòng vi khuẩn A1 và A3 đƣợc quan sát dƣới kính
hiển vi có độ phóng đại 40X .......................................................................................... 54
Hình 3.11. Phổ hấp thụ của dịch tế bào của dòng vi khuẩn A12 và C1......................... 60
Hình 3.13. Đƣờng cong tăng trƣởng của 6 dòng vi khuẩn đƣợc tuyển chọn ................ 64
Hình 3.14. Ảnh hƣởng của nguồn carbon đến sự phát triển của 2 dòng vi khuẩn A1 và
A3 ................................................................................................................................... 66
Hình 3.15. Ảnh hƣởng của nguồn carbon đến sự phát triển của 2 dòng vi khuẩn A1 và
A3 ................................................................................................................................... 67
Hình 3.16. Ảnh hƣởng pH đến sinh trƣởng của dòng vi khuẩn A1 ............................... 68
Hình 3.17. Ảnh hƣởng pH đến sinh trƣởng của dòng vi khuẩn A3 ............................... 69
Hình 3.18. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến sinh trƣởng của dòng vi khuẩn A1 ................ 70
Hình 3.19. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến sinh trƣởng của dòng vi khuẩn A3 ................ 71

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AOB: Ammonia oxidizing bacteria
Abs: Absorptance
COD:
OD: Optical Density (Mật độ quang)
NOB: Nitrite oxidizing bacteria
NXB: Nhà xuất bản giáo dục
ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội

xii



THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn khử nitrat trong nước thải sau
khi qua hầm biogas của một số trang trại chăn nuôi heo tại huyện Củ Chi,
thành phố Hồ Chí Minh
- Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thu Tâm
-Lớp: DCM1131 Khoa: Khoa học môi trƣờng Năm thứ: 4 Số năm đào tạo:
4,5
- Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thảo
2. Mục tiêu đề tài:
Phân lập, tuyển chọn và đánh giá đặc tính sinh lý, sinh hóa của các dòng đƣợc
các dòng vi khuẩn có khả năng khử nitrate từ 3 mẫu nƣớc thải sau hầm biogas
của 3 trang trại chăn nuôi heo ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Phân lập một số dòng vi khuẩn có khả năng khử nitrate trong nƣớc thải chăn
nuôi heo sau khi qua hầm Biogas.
+Tuyển chọn đƣợc các dòng vi khuẩn khử nitrate hiệu quả cao có trong nƣớc
thải chăn nuôi heo sau khi qua hầm biogas.
+ Xác định đƣợc đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa và khả năng chuyển hóa
nitrate trong nƣớc thải chăn nuôi sau hầm biogas của một số dòng vi khuẩn khử
nitrate đã đƣợc tuyển chọn trong mô hình phòng thí nghiệm.
+Bƣớc đầu định danh đƣợc một số chủng vi khuẩn có khả năng khử nitrate dựa
vào phƣơng pháp truyền thống.
3. Tính mới và sáng tạo:
xiii


Nghiên cứu đã phân lập và xác định khả năng khử nitrate của một số loài vi
khuẩn hữu ích trong việc xử lý nitơ từ 3 nguồn nƣớc thải sau biogas của 3 trang trại

chăn nuôi heo ở huyện Củ Chi.
Nghiên cứu đã đi sâu vào tìm hiểu các điều kiện nuôi cấy tối ƣu cho các dòng vi
khuẩn đã đƣợc đánh giá có khả năng khử nitrate.
21 dòng vi khuẩn đã đƣợc tuyển chọn có khả năng ứng dụng vào việc xử lý
nƣớc thải giàu nitơ bằng vi sinh vật.
4. Kết quả nghiên cứu:
Đã phân lập và làm thuần đƣợc 55 dòng vi khuẩn có khả năng phát triển trên
môi trƣờng chọn lọc Giltay và 21/55 dòng vi khuẩn có khả năng khử nitrate, trong đó,
9 dòng có đặc điểm giống với chi vi khuẩn Paracoccus và 12 dòng có đặc điểm sinh
trƣởng và sinh hóa giống với chi vi khuẩn Pseudomonas từ 3 mẫu nƣớc thải sau biogas
của 3 trang trại chăn nuôi heo ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
-

Đặc điểm sinh, lý sinh hóa của chi vi khuẩn Paracoccus: là vi khuẩn Gram âm
và không có khả năng di động. Cầu khuẩn có thể là hình bầu dục, là vi khuẩn
hiếu khí tùy tiện, sinh trƣởng mạnh trong cả hai điều kiện hiếu khí và kị khí.

-

Đặc điểm sinh, lý sinh hóa của chi vi khuẩn Pseudomonas: là những trực
khuẩn gram (-), chuyển động do có tiên mao mọc ở một đầu. Trực khuẩn có
thể là hình que thẳng hoặc hơi cong, không tạo thành bào tử và phát triển ở
điều kiện hiếu khí.
Khảo sát điều kiện nuôi cấy tối ƣu cho 2 dòng A1 và A3 thì cả 2 dòng đều sinh

trƣởng trên cả 3 nguồn Carbon và sinh trƣởng tốt nhất ở nguồn carbon acid citric. Phát
triển đƣợc trong khoảng nhiệt độ từ 25-45oC; trong đó, khoảng nhiệt độ thích hợp nhất
là từ 30-35oC. Sinh trƣởng tốt ở dải pH rộng từ pH=6 đến pH=9 và sinh trƣởng tốt nhất
ở khoảng giá trị pH từ 7 đến 8.


xiv


5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài
Các dòng vi khuẩn sau khi đƣợc tuyển chọn có thể ứng dụng trong việc sản xuất
chế phẩm sinh học dùng để xử lý nƣớc thải sau biogas của các hộ gia đình có quy mô
chăn nuôi vừa và nhỏ. Góp phần vào việc cải thiện môi trƣờng tại khu vực huyện Củ
Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ
tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên
cứu (nếu có):
Ngày 26 tháng 4 năm 2017
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

Lê Thị Thu Tâm
Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày

tháng

năm

Xác nhận của trƣờng đại học

Ngƣời hƣớng dẫn


(ký tên và đóng dấu)

(ký, họ và tên)

xv


xvi


MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt kinh tế mà ngành chăn nuôi mang lại thì
vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc do lƣợng nƣớc thải từ các trang trại chăn nuôi ngày càng
nghiêm trọng. Các nguồn nƣớc ao, hồ, sông suối…bị ô nhiễm bởi các loại chất thải rắn,
lỏng và khí phát sinh từ hoạt động chăn nuôi chƣa đƣợc xử lý hoặc không đƣợc xử lý
triệt để [34]. Chất thải từ các hệ thống chăn nuôi chứa một lƣợng đạm dƣới dạng nitrate
và ammonium đáng kể từ phân, nƣớc tiểu gia súc và chất thải từ phân các và thức ăn
thừa. Và các chất này đi vào môi trƣờng sẽ làm ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng và
một số chất nhƣ NO2-, NO3- có thể gây ung thƣ [17]. Từ ngày 22/06/2011 nhà nƣớc đã
ban hành quyết định 3178/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về
Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2025 để có thể quản lý
và xử lý đƣợc khối lƣợng lớn chất thải đƣợc thải ra hàng ngày từ các trang trại chăn
nuôi. Do đó các cơ sở chăn nuôi đang giảm dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, từng bƣớc
hình thành các trang trại chăn nuôi tập trung, theo hƣớng an toàn sinh học, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, cho đến nay mô hình này vẫn chƣa đƣợc triển khai mạnh
ở các vùng nông thôn ở huyện Củ Chi, Hóc Môn…
Ngành chăn nuôi ngày càng phát triển và là đối tƣợng đƣợc nhà nƣớc chú trọng
quan tâm đầu tƣ. Song song với trình độ phát triển của ngành là vấn đề ô nhiễm môi

trƣờng do việc phát sinh các chất cặn bã từ các trang trại chăn nuôi rất đƣợc quan tâm ở
cả hệ thống quản lý doanh nghiệp và nhà nghiên cứu. Đến nay, ngƣời ta đã kết hợp
nhiều biện pháp để xử lý hiệu quả nƣớc thải chăn nuôi nhƣ biện pháp cơ học, hóa lý,
sinh học [53]. Một trong những biện pháp xử lý nƣớc thải chăn nuôi cũng nhƣ một số
loại nƣớc thải khác đã và đang áp dụng nhiều nhất là biện pháp xử lý sinh học nhờ vi
sinh vật, là một trong những biện pháp đang đƣợc chú ý đến nhiều nhất do hiệu quả xử

1


lý cao và ít tốn chi phí, đồng thời thân thiện với môi trƣờng hơn các biện pháp khác [2].
Nhƣng đối với các trang chăn nuôi nhỏ lẻ hoặc các hộ gia đình ở các vùng nông thôn
thì nguồn nƣớc thải vẫn chƣa đƣợc xử lý hoặc xử lý chƣa đạt tiêu chuẩn trƣớc khi thải
ra nguồn thải do điều kiện kinh tế không cho phép. Một trong những biện pháp xử lý
nƣớc thải đang đƣợc áp dụng rộng rãi ở các hộ gia đình và trang trại chăn nuôi heo đó
là hầm biogas, đây một biện pháp khá đơn giản và áp dụng đƣợc hầu hết ở các quy mô,
đặc biệt nó mang lại hiệu quả kinh tế cao [13]. Tuy nhiên hầm biogas vẫn chƣa giải
quyết triệt để hàm lƣợng các chất ô nhiễm cao trong nƣớc thải, đặc biệt là amoni,
nitrite, nitrate, COD, BOD … là những chất thƣờng ở dạng hòa tan nên rất khó tách ra
khỏi nƣớc thải, có khả năng gây ung thƣ [22], [13].
Mặt khác, trong nƣớc thải chăn nuôi sau hầm biogas có rất nhiều loài vi sinh vật
có khả năng chuyển hóa các hợp chất nitơ dạng hữu cơ và vô cơ [32], các hợp chất nitơ
này chủ yếu là các axit amin và NH3 dƣ không đƣợc dùng hết cho việc xây dựng tế bào
sẽ đƣợc vi khuẩn Nitrosomonas chuyển thành nitrite (NO2-) và đƣợc chuyển hóa thành
nitrate (NO3-) nhờ vi khuẩn Nitrozobacter sau đó nhờ các vi khuẩn phản nitrat chuyển
thành nitơ phân tử bay vào không khí [24]. Quá trình này xảy ra chủ yếu nhờ các hoạt
động của các nhóm vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là nhóm vi khuẩn khử nitrat nhƣ:
Pseudomonas, Bacillus, Micrococcus…là những vi khuẩn kỵ khí không bắt buộc và có
khả năng khử nitrat thành N2 và giúp giảm bớt hàm lƣợng nitrat có trong nƣớc thải [27].
Do đó việc tận dụng lợi ích từ các vi sinh vật có lợi trong nguồn nƣớc thải để xử lý là

một vấn đề đang đƣợc các nhà khoa học quan tâm nên đã có rất nhiều nghiên cứu về
loài vi khuẩn khử nitrat trong và ngoài nƣớc [33]. Nhƣng để ứng dụng các chủng vi
khuẩn một cách hiệu quả trong việc xử lý nƣớc thải tại địa phƣơng thì việc phân lập,
định danh và khảo sát những điều kiện sinh trƣởng tốt nhất của chúng trong môi trƣờng
nƣớc thải tại địa phƣơng là vấn đề rất thiết thực.

2


Ở nƣớc ta đã có rất nhiều nghiên cứu và ứng dụng các dòng vi khuẩn có khả
năng xử lý các hợp chất hữu cơ và nitơ trong nƣớc thải nhƣng chủ yếu là các dòng vi
khuẩn nitrat hóa, nhƣng trong nƣớc thải các hợp chất chứa nitơ đƣợc chuyển hóa nhờ
vào sự kết hợp của các dòng vi khuẩn nitrate hóa và khử nitrate. Mặt khác, quá trình
khử nitrate có khả năng ứng dụng rất cao trong việc loại bỏ các hợp chất chứa nitrogen
có trong nƣớc thải chăn nuôi [48]. Các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc
nhƣ Nguyễn Văn Cách, Cao Trƣờng Sơn, Seabloom và Buchanan đã xác định đƣợc và
ƣu tiên cho giải pháp phân lập các nhóm vi sinh vật này từ chính môi trƣờng nƣớc thải
bản địa, để khai thác khả năng thích ứng cao, thân thiện với hệ sinh thái cục bộ, có hoạt
tính mạnh và ổn định để ứng dụng xử lý ô nhiễm. Do đó để ứng dụng một cách hiệu
quả các dòng vi khuẩn này trong xử lý nƣớc thải bằng các phƣơng pháp vi sinh thì đề
tài “Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn khử Nitrat trong nước thải sau khi qua biogas
của một số trang trại chăn nuôi heo ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh” là
một đề tài rất quan trọng và có ý nghĩa khoa học mang tính chất rất thiết thực.
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu
II.1. Trong nước
Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng các chủng vi
khuẩn có khả năng nitrate hóa và khử nitrate trong quá trình xử lý nƣớc thải bằng
phƣơng pháp sinh học và các nghiên cứu này đã cho thấy đƣợc tính đa dạng trong các
môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm và hiệu quả xử lý cao của các chủng này trong quá trình
xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học.

Trịnh Hoài Vũ (2009) tiến hành phân lập vi khuẩn khử đạm Pseudomonas
stutzeri trong nƣớc thải chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng đã phân lập
đƣợc 54 dòng vi khuẩn có khả năng phát triển trên môi trƣờng Minimal chuyên dùng
cho vi khuẩn khử đạm từ các ao nuôi cá tra và trại chăn nuôi heo ở Sóc Trăng và nhận

3


diện đƣợc 28/54 chủng Pseudomonas stutzeri có khả năng triển tốt trên môi trƣờng
Minimal khi bổ sung hàm lƣợng của NH4+, NO2-, NO3- [37].
Nguyễn Thị Tuyền và cộng sự (2009) đã tiến hành nghiên cứu sự đa dạng vi
khuẩn khử nitrat trong một số môi trƣờng sinh thái ở Việt Nam và các chủng đại diện”
từ các mẫu nƣớc thải ở bùn đáy tại một số dạng thủy vực, bao gồm hồ Ba Mau (Hà
Nội), đầm nuôi tôm (Quảng Ninh) và bể xử lý nƣớc thải (Thanh Hóa). Kết quả nghiên
cứu cho thấy số lƣợng chủng vi khuẩn khử nitrat cao nhất trong thủy vực nƣớc ngọt và
thấp nhất trong mẫu nƣớc thải từ bể xử lý nƣớc thải. Nghiên cứu đã phân lập đƣợc 12
chủng vi khuẩn khử nitrat từ các môi trƣờng sinh thái khác nhau thể hiện tính đa dạng
cao của các dòng vi khuẩn khử nitrate và hai chủng thể hiện khả năng ứng dụng trong
việc loại bỏ nitrat cao [31].
Năm 2011, Bùi Thế Vinh, Hà Thanh Toàn và Cao Ngọc Diệp tiến hành phân lập
và nhận diện vi khuẩn chuyển hóa nitơ từ chất thải trại nuôi bò sữa, chất thải sữa và
ứng dụng trong xử lý nƣớc thải nhà máy sản xuất sữa, thu đƣợc 47 dòng vi khuẩn từ 13
mẫu chất thải từ trại nuôi bò sữa, nhà máy sữa. Trong đó có 2 dòng vi khuẩn có khả
năng oxy hóa ammonium và khử nitrat tốt nhất ở nồng độ 700 mM và ứng dụng 2 dòng
này vào xử lý nƣớc thải nhà máy sữa, chúng làm giảm ammonium từ nồng độ ban đầu
20mg/l xuống dƣới 5 mg/l, cho thấy đƣợc hiệu quả xử lý ammonium và nitrat của các
dòng vi khuẩn đƣợc phân lập trong nƣớc thải [36].
Năm 2012, Ngô Thị Kim Toán nghiên cứu phân lập tuyển chọn các chủng vi
sinh vật ứng dụng xử lý nƣớc thải giàu nitơ, photpho, đã phân lập đƣợc 65 chủng vi
sinh vật trên môi trƣờng Winogradsky và 21 chủng vi khuẩn từ các mẫu nƣớc thải ở

Thanh Hóa và Hà Nội. Sau đó tuyển chọn đƣợc 4 chủng vi sinh vật có khả năng hình
thành màng sinh học và có khả năng xử lý nitơ và photpho tốt nhất [30].
Cao Ngọc Diệp và Nguyễn Thị Hoàng Nam (2012) đã thực hiện đề tài “Ứng
dụng vi khuẩn Pseudomonas stutzeri và Acinetobcter lwoffii loại bỏ amoni trong nƣớc

4


thải từ rác hữu cơ”. Nhằm đánh giá khả năng oxy hóa amoni ở các nồng độ khác nhau
trong điều kiện có và không có sục khí trong quy mô phòng thí nghiệm [4].
Đặc trƣng của nƣớc thải sinh hoạt là chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó có
khoảng 50% là các chất hữu cơ, 48% là các chất vô cơ và một lƣợng lớn vi sinh vật, do
đó hàm lƣợng nitơ trong nƣớc thải rất cao, khi đổ ra sông suối, ao hồ, kênh mƣơng... sẽ
tác động tiêu cực đến hệ sinh thái trong nƣớc cũng nhƣ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng
đến nguồn nƣớc ngầm [23]. Mặt khác, Trƣờng đại học Nông Lâm Thái Nguyên có diện
tích lớn, có nhiều ngƣời dân, sinh viên, nghiên cứu sinh học tập và nghiên cứu sinh
sinh sống học tập, do đó các hoạt động sinh hoạt và làm việc trong trƣờng Nông Lâm
thƣờng xuyên phát sinh một lƣợng lớn nƣớc thải sinh hoạt chƣa qua xử lý thải ra môi
trƣờng gây ảnh hƣởng trực tiếp tới những ngƣời đang sinh sống và làm việc tại trƣờng
nên Hoàng Văn Trình (2016) tiến hành phân lập và tối ƣu một số điều kiện sinh trƣởng
của vi khuẩn phản nitrate hóa trong mẫu nƣớc thải tại trƣờng đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, kết quả đã phân lập đƣợc 4 dòng vi khuẩn dị dƣỡng trên môi trƣờng Giltay và
tuyển chọn đƣợc 2 dòng vi khuẩn có hoạt tính phản nitrate hóa có trong nƣớc thải sinh
hoạt tại trƣờng đại học Nông Lâm Thái Nguyên, từ đó xác định điều kiện tối ƣu cho sự
sinh trƣởng và phát triển của 2 dòng vi khuẩn là: pH khoảng 8, nhiệt độ tối ƣu khoảng
35oC. Sinh trƣởng tối ƣu trên nguồn carbon acid citric [35].
Trịnh Hoài Vũ (2014) tiến hành phân lập và xác định khả năng khử đạm của vi
khuẩn Pseudomonas stutzeri trong nƣớc thải ao nuôi cá tra, đã phân lập đƣợc 21 dòng
vi khuẩn khử đạm từ nƣớc thải và bùn đáy ao nuôi cá tra ở tỉnh An Giang. Kết quả thí
nghiệm với môi trƣờng nuôi cấy có bổ sung NH4+, NO2- và NO3- cho thấy dòng vi

khuẩn Pseudomonas stutzeri có khả năng ứng dụng cao trong việc loại bỏ đạm trong
nƣớc thải ao nuôi cá tra [38].

5


II.2. Nước ngoài
Nghiên cứu về quá trình chuyển hóa nitơ có một lịch sử lâu đời, bắt đầu từ
những năm cuối thế kỷ 18. Vào năm 1882, khi tiến hành nghiên cứu về quá trình khử
nitơ, Deherain và Maquenne, Gayon và Dupeptit đã thiết lập nền tảng sinh học cho qua
trình này. Gayon nhận thấy sự suy giảm của hàm lƣợng nitrate trong quá trình phân
hủy nƣớc thải và ông cũng là ngƣời đầu tiên phân lập đƣợc vi khuẩn khử nitrate. Cho
đến nay, có rất nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, phân lập và định danh các
dòng vi khuẩn có khả năng phản nitrate, đƣa ra các nhận định về điều kiện ảnh hƣởng
tới các chủng vi khuẩn phản nitrate.
Vào năm 1983, Carlson, C. A. and J. L. Ingraham đã tiến hành nghiên cứu so
sánh khả năng khử nitrate của ba loài vi khuẩn Pseudomonas stutzeri, Pseudomonas
aeruginosa, Paracoccus denitrificans, mặc dù 3 loài vi khuẩn này đều làm giảm nitrate
tạo ra nitơ, nhƣng tốc độ tích lũy số lƣợng các chất trung gian của chúng khác nhau.
Sản phẩm sinh ra của quá trình khử nitrate của 3 loài vi khuẩn này có sự khác biệt rõ
rệt: vi khuẩn Pseudomonas stutzeri khử nitrate sản phẩm khí sinh ra duy nhất là N2, vi
khuẩn Pseudomonas aeruginosa và Pseudomonas paracoccus sản phẩm khí sinh ra là
khí NO2. Vi khuẩn Pseudomonas stutzeri và Pseudomonas paracoccus khử nitrate làm
giảm nhanh nồng độ NO3-, NO2- và vi khuẩn này có thể tăng trƣởng trong môi trƣờng
kị khí khi có sự hiện diện của NO2 trong môi trƣờng [45].
Paracoccus đƣợc phân lập và nghiên cứu lần đầu tiên bởi Beijerinck và
Minkman vào 1910 trên môi trƣờng chứa canh thịt, sau đó tiến hành đánh giá khả năng
khử nitrate bằng cách bổ sung các hợp chất chứa ion nitrare. Kết quả thu đƣợc cho thấy
chủng vi khuẩn này phát triển mạnh và làm chuyển hóa NO3- thành NO2- và có khả
năng tạo bọt khí N2 trong điều kiện kị khí [42].

Năm 2001, Su và cộng sự đã phân lập các chủng vi khuẩn khử nitrate trong điều
kiện thiếu khí từ bùn hoạt tính của hệ thống xử lý nƣớc thải chăn nuôi ở Đài Loan và

6


đánh giá khả năng xử lý nitrate của 2 chủng vi khuẩn NS-2 và SM-3. Sau 20 giờ nuôi
cấy ở 30oC, trong điều kiện kị khí có chứa 92% oxy của khí quyển, cả hai chủng này
đều làm giảm nồng độ nitrate rất nhanh và thu đƣợc một chủng đƣợc định danh thuộc
chủng Pseudomonas stutzeri có khả năng khử nitrate trong điều kiện kị khí và hiếu khí
tạo thành N2 hiệu quả nhất mà không có sản phẩm trung gian là nitrite [61].
Năm 2003, Takaya và cộng sự đã phân lập và xác định đặc điểm của các dòng vi
khuẩn khử nitrate tạo ra sản phẩm N2O ở nồng độ thấp trong điều kiện hiếu khí, sau đó
đã đánh giá khả năng khử nitrate của hai dòng TR2 và K50 phân lập đƣợc thì cả hai
dòng này đều có khả năng khử nitrate tạo thành N2 với tốc độ 0,9 và 0,03 μmol/phút ở
nồng độ O2 là 39 and 38 µmol/l [62].
Năm 2005, Sarioglu và cộng sự đã nghiên cứu chủng Pseudomonas aeruginosa
trong hệ thống xử lý nƣớc thải có thể làm giảm hàm lƣợng phospho trong nƣớc thải với
hiệu suất khoảng 20% [57].
Năm 2013, Ikeda-Ohtsubo và cộng sự đã nghiên cứu chủng vi khuẩn
Pseudomonas stutzeri TR2 đã cho thấy chủng này có khả năng sống tốt trong điều kiện
có hàm lƣợng nitrite cao và giảm sự phát thải của khí N2O ở mức cao [47].
Qua các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về các chủng vi khuẩn có khả năng xử
lý các hợp chất nitơ trong nƣớc thải rất đa dạng và phong phú, chúng tồn tại hầu hết
trong tất cả các nguồn đất, nƣớc ô nhiễm các hợp chất nitơ. Trong đó, phổ biến nhất là
các chủng vi khuẩn thuộc các chi nhƣ Pseudomonas, Paracoccus có không chỉ có khả
năng khử nitrat mà còn cả nitrit tạo thành khí nitơ, giảm đƣợc nồng độ của N2O ở mức
tối đa trong quá trình khử.
Các loài vi khuẩn thuộc chủng Pseudomonas có khả năng làm giảm chỉ số COD
của nƣớc thải bằng cách phân hủy các hợp chất hữu cơ, benzen, naphtalen, pyridin,

thậm chí loại bỏ đƣợc kim loại nặng... [56]. Pseudomonas stutzeri có thể hoạt động
trong cả điều kiện hiếm khí và hiếu khí, chúng có thể phân hủy đƣợc các hợp chất khó
phân hủy trong tự nhiên đặc biệt là khả năng khử nitrate của chúng rất cao [65].

7


×