Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Khảo sát, đánh giá điều kiện phát triển du lịch homestay tại các cù lao, ấp ven sông tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 95 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÕN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY
TẠI CÁC CÙ LAO, ẤP VEN SÔNG TỈNH TIỀN GIANG
Mã số đề tài: SV2016-16

Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Kiều Nhi
Thành viên tham gia:Ngô Huỳnh Khánh Vy

Giáo viên hướng dẫn:Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 4/2017


UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÕN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY
TẠI CÁC CÙ LAO, ẤP VEN SÔNG TỈNH TIỀN GIANG
Mã số đề tài: SV2016-16


Xác nhận của Chủ tịch
hội đồng nghiệm thu
(ký, họ tên)

Giáo viên hƣớng dẫn
(ký, họ tên)

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 4/2017

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)


MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu ................................................................................................. 1
Bảng tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên ............................................... 2
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ DU LỊCH HOMESTAY VÀ CƠ
SỞ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ở CÁC CÙ
LAO, ẤP VEN SÔNG CỦA TỈNH TIỀN GIANG ............................................... 12
1.1. Về loại hình du lịch homestay ..................................................................... 12
1.1.1. Về loại hình du lịch homestay .............................................................. 12
1.1.2. Đặc trưng chủ yếu của loại hình du lịch homestay .............................. 13
1.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch homestay ................................................... 13
1.1.4. Vai trò của du lịch homestay ................................................................ 15
1.2. Các điều kiện tác động tới du lịch homestay ............................................ 16
1.2.1. Nhóm điều kiện chung ......................................................................... 16
1.2.2. Nhóm điều kiện về tài nguyên du lịch ................................................. 18
1.2.3. Nhóm điều kiện về sẵn sàng phục vụ khách du lịch ............................ 23
1.3. Cơ sở thực tiễn để phát triển loại hình du lịch homestay ở Tiền

Giang ............................................................................................................. 26
1.3.1. Yếu tố địa lí-kinh tế-xã hội..................................................................... 26
1.3.2. Yếu tố tài nguyên ................................................................................... 28
Tiểu kết chương 1..................................................................................... ............... 33
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
CÁC ĐIỂM DU LỊCH HOMESTAY Ở CÙ LAO, ẤP VEN SÔNG CỦA
TỈNH TIỀN GIANG ............................................................................................... 34
2.1. Khảo sát thực trạng phát triển các điểm du lịch homestay ở các cù lao, ấp
ven sông của tỉnh Tiền Giang.................................................................................34
2.1.1.Danh sách các cù lao, ấp ven sống có điều kiện phát triển du lịch
homestay ở tỉnh Tiền Giang........................................................................ .............. 34
2.1.2. Địa bàn khảo sát ..................................................................................... 34


2.1.3. Nội dung khảo sát ................................................................................... 35
2.1.4. Tiêu chí khảo sát ..................................................................................... 36
2.2. Đánh giá thực trạng phát triển các điểm du lịch homestay ở các
cù lao, ấp ven sông của tỉnh Tiền Giang.................................................................52
Tiểu kết chương 2.....................................................................................................57
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HOMESTAY Ở CÁC CÙ LAO, ẤP VEN SÔNG CỦA TỈNH TIỀN
GIANG

................................................................................................................. 58

3.1. Định hƣớng phát triển du lịch homestay ở các cù lao, ấp ven sông
củaTiền Giang...........................................................................................................58
3.1.1.Định hướng về sản phẩm du lịch ............................................................. 56
3.1.2.Định hướng về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................ 57
3.1.3. Định hướng quy hoạch và đầu tư phát triển................................. .......... 60

3.1.4. Định hướng về phương thức quảng bá, tiếp thị...................................... 61
3.2. Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển du lịch homestay ........................ 62
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách, tổ chức quản lý ................................... 62
3.2.2. Giải pháp về quy hoạch đầu tư ............................................................... 63
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất – hạ tầng – kĩ thuật
và dịch vụ du lịch ....................................................................................... 63
3.2.4. Giải pháp về quảng bá, xúc tiến ............................................................. 64
3.2.5. Giải pháp về nhân lực ............................................................................. 65
3.2.6. Một số giải pháp khác ............................................................................ 66
3.2.7. Đề xuất một số mô hình du lịch homestay ............................................. 67
3.3. Một số kiến nghị ........................................................................................... 68
3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp ............................ 68
3.3.2. Đối với chính quyền địa phương ............................................................ 69
3.3.3. Đối với doanh nghiệp lữ hành ................................................................ 70
3.3.4. Đối với các các hộ dân kinh doanh du lịch homestay ............................ 70
3.3.5. Đối với cộng đồng địa phương ............................................................... 71


3.3.6. Đối với khách du lịch ............................................................................. 71
Tiểu kết chương 3..................................................................................... ............... 71
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 72
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 73
Mục lục phụ lục ......................................................................................................... 7


1

DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG


STT
1

Bảng 1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước các năm

TRANG
17

2014, 2015 và 2016

2

Bảng 2.1: Khả năng tham gia phát triển du lịch homestay

38

3

Bảng 2.2: Lợi ích khi tham gia tổ chức du lịch homestay

39

Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của đội ngũ lao

42

4

5


6
7
8

9

10

động tại các hộ gia đình
Bảng 2.4: Phân loại khách du lịch theo trình độ học vấn và

44

nghề nghiệp
Bảng 2.5: Lí do khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch

46

homestay
Bảng 2.6: Kênh thông tin du lịch homestay

47

Biểu đồ 1: Mức độ hài lòng của du khách về các dịch vụ cung

48

ứng tại điểm du lịch homestay
Bảng 2.7: Mối lo ngại khi khách du lịch lựa chọn loại hình du


49

lịch homestay
Bảng 2.8: SWOT hộ dân kinh doanh loại hình du lịch
homestay

52


2

BẢN TÓM TẮT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Khảo sát, đánh giá điều kiện phát triển du lịch homestay
tại các cù lao, ấp ven sông tỉnh Tiền Giang
Mã số đề tài: SV2016-16

1. Vấn đề nghiên cứu (vấn đề, tính cấp thiết)
Du lịch homestay là loại hình du lịch khá phổ biến ở các nước đang phát
triển, trong đó có Việt Nam. Nhận thấy sự cần thiết phát triển loại hình du lịch
homestay để cải thiện đời sống người dân, Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Tiền
Giang chọn khu vực cù lao Thới Sơn, huyện Châu Thành nay thuộc thành phố Mỹ
Tho và khu du lịch Cái Bè (gồm thị trấn Cái Bè và xã Đông Hòa Hiệp) để xây dựng
mô hình homestay.Đề tài “Khảo sát, đánh giá điều kiện phát triển du lịch homestay
ở cù lao và các ấp ven sông tỉnh Tiền Giang” được hình thành với mong muốn góp
phần giúp ngành Du lịch tỉnh Tiền Giang xây dựng và phát triển loại hình du lịch
homestay mang đậm nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước Nam Bộ, đồng thời
nghiên cứu tiềm năng, phân tích thực trạng để đưa ra những giải pháp giúp du lịch
homestay tại Tiền Giang phát triển bền vững hơn.
2. Mục đích nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ từ tri thức khoa học đến thực
tiễn phát triển của loại hình homestay ở Tiền Giang mà chính yếu là ở địa hình cù
lao, các ấp ven sông. Từ đó phân tích những tiềm năng, khó khăn và đề xuất một số
giải pháp, phương cách thực hiện để phát triển loại hình du lịch hometsay nói riêng
và du lịch tỉnh Tiền Giang nói chung.
3. Nhiệm vụ/nội dung nghiên cứu/câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ những mục đích đã xác định, đề tài nghiên cứu thực hiện được
những nhiệm vụ sau:
Đúc kết cơ sở lý luận về loại hình du lịch homestay.


3

Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay ở các cù
lao, ấp ven sông tại tỉnh Tiền Giang.
Đề xuất một số giải pháp phát triển loại hình du lịch hometsay nói riêng và
du lịch tỉnh Tiền Giang nói chung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên hai nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bản.
Bao gồm nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nhóm phương pháp nghiên
cứu thực tiễn:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp thu thập và xử lí số liệu:
Đây là phương pháp cần thiết trong thời gian đầu tiếp cận với vấn đề nghiên
cứu. Tác giả chủ yếu quan tâm đến 02 nhóm số liệu:
- Số liệu thứ cấp là nguồn số liệu được thống kê từ Sở Thương mại – du lịch
tỉnh Tiền Giang, các tổ chức kinh doanh du lịch ở tỉnh Tiền Giang, sách báo,
tạp chí, internet,…
- Số liệu sơ cấp là nguồn số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp.
Phương pháp liên ngành:

Đề tài nghiên cứu về du lịch homestay cần đồng thời xét nó dưới nhiều gốc
độ: lịch sử-văn hóa-địa lý-du lịch. Đây được xem là phương pháp lý thuyết chủ đạo,
được sử dụng xuyên suốt trong nội dung đề tài.
Phương pháp dự báo:
Phương pháp này giúp nhóm nghiên cứu đưa ra những nhận định chủ quan
dựa trên những nhân tố khách quan (tiềm năng, khó khăn,...), dự đoán một số vấn đề
đối với đối tượng nghiên cứu (số lượng, chỉ tiêu, quy mô,...).
Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp:
Phương pháp nhằm góp phần đưa ra những đánh giá, nhận định một cách đầy
đủ và toàn diện dựa trên những số liệu cụ thể về hoạt động kinh doanh của các hộ
dân kinh doanh homestay trong địa bàn khảo sát. Từ đó, nhóm tác giả có cái nhìn


4

tổng quát hơn về ưu và nhược điểm của hoạt động kinh doanh để đưa ra được
những hướng đi cụ thể trong tương lai.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp thực địa:
Đây là phương pháp đặc biệt quan trọng đối với nghiên cứu khoa học trong
lĩnh vực du lịch. Không có bất cứ nguồn tài liệu nào nắm bắt kịp thời sự biến động
của du lịch bằng việc khảo sát địa bàn nghiên cứu và đưa ra những nhận định cụ thể
dựa trên vốn tri thức bản thân. Phương pháp này giúp bản thân có cái nhìn chủ
động, trực quan về đối tượng nghiên cứu.
Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp thực địa bao gồm:
- Quan sát, mô tả
- Điều tra, khảo sát
- Ghi chép
- Chụp ảnh, quay phim tại địa bàn nghiên cứu
- Gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành, đoàn

thể trực thuộc trong lĩnh vực nghiên cứu.
5. Kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa những thành quả khoa học của các học giả đi trước, đứng
ở hai góc độ lí luận và thực tiễn, đề tài nghiên cứu khoa học nếu hoàn thành sẽ có
những đóng góp nhất định sau:
Về lí luận, đề tài góp phần củng cố một số vấn đề lý thuyết về du lịch
homestay, xác lập đặc điểm, nguyên tắc kinh doanh du lịch homestay tại hộ gia
đình. Chúng là tiền đề, cơ sở lý luận quan trọng góp phần xác lập cơ sở để nghiên
cứu thực trạng phát triển du lịch homestay ở Tiền Giang.
Về thực tiễn, đề tài cung cấp hệ thống tri thức khoa học dựa trên điều kiện
phát triển du lịch homestay tại hộ gia đình. Có thể xem đây là cơ sở để chính quyền
địa phương các cấp xem xét và ban hành chính sách cụ thể, xác thực hơn về mô
hình du lịch homestay trong tương lai phù hợp với địa phương.


5

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua quá trình nghiên cứu của nhóm, nhóm tác giả đã góp phần củng cố một
số vấn đề lý thuyết về du lịch homestay, xác lập đặc điểm, nguyên tắc kinh doanh
du lịch homestay tại hộ gia đình. Chúng là tiền đề, cơ sở lý luận quan trọng góp
phần xác lập cơ sở để nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch homestay ở Tiền
Giang và cung cấp hệ thống tri thức khoa học dựa trên điều kiện phát triển du lịch
homestay tại hộ gia đình. Có thể xem đây là cơ sở để chính quyền địa phương các
cấp xem xét và ban hành chính sách cụ thể, xác thực hơn về mô hình du lịch
homestay trong tương lai phù hợp với địa phương.


6


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch homestay là loại hình du lịch khá phổ biến ở các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam. Homestay hiểu nôm na là du lịch ở trong nhà với người dân
để trải nghiệm văn hóa bản địa dành cho những du khách thích khám phá, tìm hiểu
phong tục tập quán của người dân địa phương. Du khách sẽ được cùng ăn, ngủ, sinh
hoạt và lao động sản xuất với người dân địa phương để tự mình khám phá những
nét văn hóa bản địa đặc sắc.
Ở Tiền Giang, homestay là loại hình du lịch mới, chính thức đi vào hoạt
động từ năm 2006. Nhận thấy sự cần thiết phát triển loại hình mới này để cải thiện
đời sống người dân, Sở Văn hóa Thể thao& Du lịch tỉnh Tiền Giang chọn khu vực
cù lao Thới Sơn, huyện Châu Thành nay thuộc thành phố Mỹ Tho và khu du lịch
Cái Bè (gồm thị trấn Cái Bè và xã Đông Hòa Hiệp) để xây dựng mô hình homestay.
Đề tài “Khảo sát, đánh giá điều kiện phát triển du lịch homestay ở cù lao và các ấp
ven sông tỉnh Tiền Giang” được hình thành với mong muốn góp phần giúp ngành
Du lịch tỉnh Tiền Giang xây dựng và phát triển loại hình du lịch homestay mang
đậm nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước Nam Bộ, đồng thời nghiên cứu tiềm
năng, phân tích thực trạng để đưa ra những giải pháp giúp du lịch homestay tại Tiền
Giang phát triển bền vững hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Các tác giả Ninh Thị Kim Anh, Đỗ Thị Thanh Vinh, Đoàn Nguyễn Khánh
Trân (2013), trong Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp bộ Chủ đề: Du lịch homestay, đã
nêu lên được tổng quan về du lịch homestay và những nguyên tắc quy định trong
việc thực hiện, các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho chủ nhà để thực hiện dịch vụ
homestay, các tiêu chuẩn căn bản phổ biến như: Tiêu chuẩn về cơ sở lưu trú; tiêu
chuẩn về thực phẩm và dinh dưỡng; tiêu chuẩn về an toàn. Bên cạnh đó, các tác giả
cũng đề cập đến những ảnh hưởng của văn hóa đến việc phát triển mô hình du lịch
homestay.



7

- Khánh Hải, Làm homestay “khó hay dễ”? đã đưa ra một số nhận định
khách quan về việc thực hiện loại hình du lịch homestay. Tác giả đã nêu ra được vai
trò quan trọng của người dân trong sự thành công của loại hình du lịch mới mẻ này.
- Nguyễn Văn Mỹ, Homestay-Trông người lại ngẫm đến ta đã chia sẻ một số
kinh nghiệm từ việc đi du lịch homestay tại Thái Lan. Theo quan điểm của tác giả,
nhà nước và chính quyền địa phương là một trong những nhân tố quan trọng đối với
loại hình du lịch này.
- Đề án phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn 2010-2020 của Sở
VHTT&DL tỉnh Tiền Giang công bố năm 2010. Đề án tập trung phân tích và đánh
giá hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang. Đồng thời quan tâm sâu sát, tài trợ và vận động tài trợ cho các
ngôi nhà cổ ở xã Đông Hòa Hiệp phục vụ hoạt động homestay. Đề án cũng nêu ra
một số hạn chế trong việc phát triển du lịch homestay và đề xuất một số giải pháp
khắc phục.
- Tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2013), với đề tài “Giải pháp phát triển du lịch
homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng song Cửu Long”, số liệu nghiên cứu
được thu thập từ 52 hộ gia đình tham gia tổ chức du lịch homestay tại 4 cù lao (Thới
Sơn, An Bình, Thanh Bình, Tân Lộc) ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thông
qua phân tích thực trạng tham gia tổ chức du lịch homestay của cộng đồng, tác giả
nhận định những nguyên nhân, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của loại hình
du lịch homestay tại các cù lao. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển du lịch
homestay tại các cù lao.
- Nguyễn Thạnh Vượng (2015) với đề tài“Sự lựa chọn của du khách đối với
du lịch homestay ở Tiền Giang”. Kết quả của các mô hình đo lường cho biết các
nhân tố liên quan đến sự hài lòng của du khách, đó chính là nền tảng để du lịch
homestay ngày càng hoàn thiện và thu hút du khách hơn.
Những công trình trên đã nêu ra được tình hình chung về phát triển du lịch
homestay cùng những khó khăn thách thức mà homestay tại Tiền Giang nói riêng và

khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung phải đối mặt. Vì vậy, trên cơ sở tiền


8

đề, nền tảng từ những công trình nghiên cứu đó, nhóm tác giả đã tiến hành tìm hiểu
và khai thác sâu hơn, tập trung vào khu vực các cù lao và các ấp, xã ven sông để
đánh giá và khảo sát cũng như tìm ra phương hướng, giải pháp phát triển homestay
tại các khu vực nêu trên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khoa học xác định đối tượng nghiên cứu là điều kiện phát
triển du lịch homestay ở phạm vi tại cù lao và các ấp ven sông của tỉnh Tiền Giang.
Vì khả năng và thời gian nghiên cứu là hữu hạn nên nhóm tác giả lựa chọn
phạm vi nghiên cứu về loại hình du lịch homestay ở hai khu vực được xem là đi đầu
trong chiến lược phát triển loại hình này ở tỉnh Tiền Giang. Đó là cù lao Thới Sơn
(xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho) và làng cổ Đông Hòa Hiệp (xã Đông Hòa Hiệp,
huyện Cai Lậy).
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ từ tri thức khoa học đến thực
tiễn phát triển của loại hình homestay ở Tiền Giang mà chính yếu là ở địa hình cù
lao. Từ đó phân tích những tiềm năng, khó khăn và đề xuất một số giải pháp,
phương cách thực hiện để phát triển loại hình du lịch hometsay nói riêng và du lịch
tỉnh Tiền Giang nói chung.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ những mục đích đã xác định, đề tài nghiên cứu thực hiện được
những nhiệm vụ sau:
- Đúc kết cơ sở lý luận về loại hình du lịch homestay trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng.
- Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay ở các cù
lao, ấp ven sông tại tỉnh Tiền Giang.

- Đề xuất một số giải pháp phát triển loại hình du lịch hometsay nói riêng và
du lịch tỉnh Tiền Giang nói chung.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu


9

Đề tài được thực hiện dựa trên hai nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bản.
Bao gồm nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nhóm phương pháp nghiên
cứu thực tiễn:
6.1.

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

6.1.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu:
Đây là phương pháp cần thiết trong thời gian đầu tiếp cận với vấn đề nghiên
cứu. Tác giả chủ yếu quan tâm đến 02 nhóm số liệu:
- Số liệu thứ cấp là nguồn số liệu được thống kê từ Sở Thương mại – Du lịch
tỉnh Tiền Giang, các tổ chức kinh doanh du lịch ở tỉnh Tiền Giang, sách báo, tạp
chí, internet,…
- Số liệu sơ cấp là nguồn số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp.
6.1.2. Phương pháp liên ngành:
Đề tài nghiên cứu về du lịch homestay cần đồng thời xét nó dưới nhiều gốc
độ: lịch sử-văn hóa-địa lý-du lịch. Đây được xem là phương pháp lý thuyết chủ đạo,
được sử dụng xuyên suốt trong nội dung đề tài.
6.1.3. Phương pháp định tính, định lượng:
Đây là hai phương pháp dùng để xử lý thông tin được lấy từ bảng câu hỏi
khảo sát, bổ trợ cho việc phân tích kết quả thu được từ bảng khảo sát.
6.1.4. Phương pháp dự báo:
Phương pháp này giúp nhóm nghiên cứu đưa ra những nhận định chủ quan

dựa trên những nhân tố khách quan (tiềm năng, khó khăn,...), dự đoán một số vấn đề
đối với đối tượng nghiên cứu (số lượng, chỉ tiêu, quy mô,...).
6.1.5. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp:
Phương pháp nhằm góp phần đưa ra những đánh giá, nhận định một cách đầy
đủ và toàn diện dựa trên những số liệu cụ thể về hoạt động kinh doanh của các hộ
dân kinh doanh homestay trong địa bàn khảo sát. Từ đó, nhóm tác giả có cái nhìn
tổng quát hơn về ưu và nhược điểm của hoạt động kinh doanh để đưa ra được
những hướng đi cụ thể trong tương lai.
6.2.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn


10

6.2.1. Phương pháp thực địa:
Đây là phương pháp đặc biệt quan trọng đối với nghiên cứu khoa học trong
lĩnh vực du lịch. Không có bất cứ nguồn tài liệu nào nắm bắt kịp thời sự biến động
của du lịch bằng việc khảo sát địa bàn nghiên cứu và đưa ra những nhận định cụ thể
dựa trên vốn tri thức bản thân. Phương pháp này giúp bản thân có cái nhìn chủ
động, trực quan về đối tượng nghiên cứu.
Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp thực địa bao gồm:
- Quan sát, mô tả
- Điều tra, khảo sát
- Ghi chép
- Chụp ảnh, quay phim tại địa bàn nghiên cứu
- Gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành, đoàn
thể trực thuộc trong lĩnh vực nghiên cứu.
7. Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở kế thừa những thành quả khoa học của các học giả đi trước, đứng

ở hai góc độ lí luận và thực tiễn, đề tài nghiên cứu khoa học nếu hoàn thành sẽ có
những đóng góp nhất định sau:
Về lí luận, đề tài góp phần củng cố một số vấn đề lý thuyết về du lịch
homestay, xác lập đặc điểm, nguyên tắc kinh doanh du lịch homestay tại hộ gia
đình. Chúng là tiền đề, cơ sở lý luận quan trọng góp phần xác lập cơ sở để nghiên
cứu thực trạng phát triển du lịch homestay ở Tiền Giang.
Về thực tiễn, đề tài cung cấp hệ thống tri thức khoa học dựa trên điều kiện
phát triển du lịch homestay tại hộ gia đình. Có thể xem đây là cơ sở để chính quyền
địa phương các cấp xem xét và ban hành chính sách cụ thể, xác thực hơn về mô
hình du lịch homestay trong tương lai phù hợp với địa phương.
8. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu (trang 6), Kết luận (trang 72), Danh mục Tài liệu tham
khảo (trang 74), Phụ lục (trang 77), đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:


11

Chƣơng 1:Cơ sở lí thuyếtvề du lịch homestay và cơ sở phát triển du lịch
homestay ở các cù lao, ấp ven sông của Tiền Giang (từ trang 12)
Chương này đã hệ thống hóa những vấn đề lí thuyết chung nhất về loại hình
du lịch homestay. Đặc biệt quan trọng, chương 1 còn tiến hành nêu và phân tích ba
nhóm điều kiện phát triển du lịch homestay, cụ thể là từ trang 15 đến trang 25 của
đề tài. Đây được xem là mấu chốt để tiến hành khảo sát, đánh giá điều kiện phát
triển du lịch homestay ở địa bàn khảo sát sẽ được trình bày ở chương 2.
Chƣơng 2:Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển các điểm du lịch
homestay ở các cù lao, ấp ven sông của tỉnh Tiền Giang(từ trang 34)
Dựa trên sự xác lập khung lí thuyết liên quan ở chương 1, chương 2 đã hệ
thống hóa một cách chi tiết thực tiễn phát triển của du lịch homestay tại hai địa bàn
khảo sát thông qua 8 bảng biểu và một bảng phân tích theo ma trận SWOT. Từ đó,
nhóm tác giả đưa ra một số quan điểm đánh giá để có cái nhìn toàn diện về thực tế

phát triển du lịch homestay tại địa bàn khảo sát.
Chƣơng 3:Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch homestay ở các cù
lao, ấp ven sông của tỉnh Tiền Giang (từ trang 58)
Chương 3 đã đưa ra những định hướng phát triển cũng như hệ thống nhóm
giải pháp dựa trên điều kiện và thực tiễn phát triển du lịch homestay ở hai địa bàn
khảo sát. Trên cơ sở đó, nhận thấy tầm quan trọng của các đối tượng liên quan,
nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lí nhà nước các cấp về
du lịch, chính quyền địa phương, doanh nghiệp lữ hành,... để cùng chung tay làm du
lịch homestay ở địa bàn khảo sát ngày một phát triển phù hợp với thực tế đã và đang
có được.


12

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ DU LỊCH HOMESTAY VÀ
CƠ SỞ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ở CÁC CÙ LAO,
ẤP VEN SÔNG CỦA TIỀN GIANG

1.1.

Về loại hình du lịch homestay

1.1.1. Khái niệm du lịch homestay
Theo Điều 4, Chương 1, số 44/2005/QH11, Luật du lịch Việt Nam quy định
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
Trong từ điển tiếng Anh (Oxford), homestay là sự sắp xếp, cung cấp chỗ ở
cho khách du lịch trong nhà của một gia đình và học tập ngôn ngữ, tìm hiểu nét văn

hóa, lối sống và phong tục ở nơi lưu trú.
Du lịch homestay là một khái niệm mới, nó vẫn đang được các nhà nghiên
cứu tranh luận và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau để đi đến một khái niệm thống
nhất. Có thể hiểu homestay với nhiều tên gọi khác nhau: “du lịch nghỉ tại gia”, “du
lịch ở nhà dân”. Theo khái niệm của Tổng cục du lịch Việt Nam, homestay là nơi
sinh sống của người sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu
trú, có trang thiết bị tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác
theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.
Ngoài ra, còn có một số khái niệm của một số tác giả về homestay như:
Theo tác giả Khánh Hải: “Homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ ở
chung và sinh hoạt chung với người dân địa phương như thành viên trong gia đình,
thong qua các hoạt động tập thể đó để trải nghiệm các giá trị sống và văn hóa của
mảnh đất mà du khách đặt chân đến.”
Theo tác giả Minh Phúc: Homestay nghĩa là “Bạn sẽ ăn, ngủ vui chơi và học
hỏi tại nhà người dân, nơi mà bạn đến trú trong thời gian tạm gác tất cả cho


13

chuyến du lịch. Loại hình du lịch homestay dành cho người thích khám phá, trải
nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của nhiều nền văn hóa khác nhau.”
Theo báo Quảng Nam: “Hiểu một cách “bình dân” thì “homestay” là hình
thức du lịch nghỉ ngơi và sinh hoạt với những cư dân bản địa ngay chính trong nhà
của họ. Hiểu rộng hơn, homestay là cách mà nhiều du khách lựa chọn để có cơ hội
trải nghiệm cuộc sống, tìm hiểu văn hóa của từng vùng, từng miền một cách cặn kẽ
nhất.”
Các khái niệm trên tuy có phần khác nhau về ngôn từ nhưng suy cho cùng
đều diễn đạt chung một dung đó là: Homestay có nghĩa là khách sẽ ở lại nhà dân,
cùng ăn, cùng tham gia lao động sản xuất với người dân trong bầu không khí vui vẻ,
thân thiện. Du khách sẽ được hòa mình với nhịp sống dân dã và cảm nhận đươc

những điều thú vị về nếp sống cũng như văn hóa tại địa phương.
1.1.2. Đặc trưng chủ yếu của du lịch homestay
Về bản chất, du lịch homestay là một hình thức của du lịch cộng đồng. Ở đó
có sự cung cấp sản phẩm du lịch của cộng đồng địa phương, cùng tham gia kinh
doanh du lịch, cùng quảng bá và cùng giữ gìn giá trị văn hóa. Bên cạnh đó, chính
quyền địa phương cũng có vai trò quan trọng trong loại hình này.
Các đặc trưng chủ yếu của du lịch homestay:
- Du lịch homestay phát triển dựa trên những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên,
đặc biệt là vốn văn hóa bản địa.
- Du lịch homestay chia sẽ lợi ích kinh tế trực tiếp từ du lịch đến cộng đồng
địa phương, đảm bảo sự phân chia đầy đủ cho các bên tham gia.
- Du lịch homestay được tổ chức theo phương án “3 cùng”: “cùng ăn - cùng ở
- cùng làm”. Đây là đặc trưng nổi bật nhất của loại hình này. Trong thời gian lưu trú
tạm thời tại hộ dân, khách du lịch được xem như một thành viên trong gia đình và
tham gia trực tiếp vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày cùng gia chủ.
1.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch homestay
Theo “Nghị quyết thông qua quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang


14

khóa VIII – kỳ họp thứ 8 đã xác định mục tiêu chung: Đến năm 2020 ngành du lịch
Tiền Giang cơ bản trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có hệ thống cơ sở vật
chất đồng bộ, có tính chuyên nghiệp; đa dạng hóa sản phẩm du lịch và có chất
lượng cao. Du lịch góp phần làm gia tăng tăng trưởng khu vực III và đóng góp tạo
việc làm, cải thiện đời sống người dân và góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói
giảm nghèo.
Phấn đấu đến năm 2030, du lịch Tiền Giang phát triển mạnh với sản phẩm du
lịch sông nước, miệt vườn, mang nét đặc trưng tiêu biểu của vùng đồng bằng sông

Cửu Long. Một số mục tiêu cụ thể được nhấn mạnh như sau:
Về lượng khách du lịch:
Đến năm 2020 đạt thấp nhất là 2.183.000 lượt khách, tăng bình quân cả giai
đoạn đến năm 2020 là 8,55%; trong đó có khoảng 965.000 lượt khách quốc tế và
1.218.000 lượt khách nội địa.
Đến năm 2030 đạt thấp nhất là 4.743.000 lượt khách, tăng bình quân cả giai
đoạn đến năm 2030 là 8,57%; trong đó khoảng 1.988.000 lượt khách quốc tế và
2.755.000 lượt khách nội địa.
Về cơ sở lưu trú du lịch:
Năm 2020 có ít nhất 290 cơ sở lưu trú với khoảng 7.200 phòng và đến năm
2030 có ít nhất 670 cơ sở lưu trú với khoảng 18.700 phòng.
Về nguồn nhân lực du lịch:
Năm 2020 có ít nhất 34.800 lao động trong lĩnh vực du lịch, trong đó có
khoảng 7.000 lao động trực tiếp.
Đến năm 2030 có ít nhất 359.000 lao động trong lĩnh vực du lịch, trong đó
có khoảng 14.000 lao động trực tiếp.
Về nguồn thu từ du lịch, giá trị GDP du lịch và nhu cầu đầu tư:
Năm 2020 thu nhập du lịch đạt khoảng 7.300 tỷ đồng, đóng góp 4,62% GDP
của tỉnh; trong đó thu nhập du lịch của các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ du lịch
khoảng 970 tỷ đồng.


15

Đến năm 2030 thu nhập du lịch đạt khoảng 24.000 tỷ đồng, đóng góp 4,72%
GDP của tỉnh; trong đó thu nhập du lịch của các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ du
lịch khoảng 5.000 tỷ đồng.
1.1.4. Vai trò của du lịch homestay
1.1.4.1.


Đối với du lịch:

- Du lịch homestay góp phần tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch ở một
vùng, một quốc gia. Bên cạnh các dịch vụ phổ biến như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn
uống, nghỉ ngơi tại nhà hàng, khách sạn; dịch vụ vui chơi giải trí tại các điểm tham
quan,... du lịch homestay mang đến cho khách du lịch một cảm giác mới. Du lịch
không còn đơn giản là vui chơi mà là một trải nghiệm cùng với người dân bản địa
về lối sống, về công việc hằng ngày,...
- Góp phần thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, là
những người quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương
trên lãnh thổ Việt Nam.
- Góp phần bảo tồn, giữ gìn hệ thống tài nguyên và vốn văn hóa bản địa. Khi
khách du lịch tham gia vào một hành trình du lịch homestay, họ sẽ được ăn chung, ở
chung, làm chung người dân. Qua đó, những giá trị văn hóa bản địa vô hình chung
được quảng bá thông qua cách cảm nhận của khách du lịch.
1.1.4.2.

Đối với cộng đồng địa phương:

- Mang lại lợi ích kinh tế cho người dân tham gia vào kinh doanh loại hình du
lịch homestay, giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm, nâng cao tay nghề chuyên môn
trong quá trình kinh doanh du lịch thông qua việc buôn bán sản phẩm địa phương,
đặc sản, quà lưu niệm,... Từ đó, giữ vững và phát huy vai trò của các làng nghề
truyền thống, các cơ sở sản xuất tại địa phương trong ngành du lịch.
- Du lịch homestay mang lại cơ hội cho cư dân địa phương thấu hiểu được giá
trị tài nguyên và văn hóa bản địa. Những thành viên trẻ trong cộng đồng sẽ được
học hỏi và trau dồi nhiều kiến thức, kĩ năng trong quá trình tham gia vào hoạt động
du lịch homestay, nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vốn có của
địa phương.



16

- Tăng cường giao lưu văn hóa và nâng cao trình độ học vấn, trình độ nhận
thức của người dân bản địa. Một khi người dân muốn tham gia kinh doanh du lịch
homestay tại chính ngôi nhà của mình thì bản thân họ phải chủ động nắm bắt thông
tin, kiến thức về du lịch homestay.
- Phát triển du lịch homestay giúp điều kiện vật chất và tinh thần của cư dân
địa phương ngày càng được nâng cao, vừa để đáp ứng đúng yêu cầu đặc thù của du
lịch homestay về điều kiện nhà cửa, ăn uống, nghỉ ngơi,... cho khách du lịch; vừa
chủ động nâng cao mức sống của gia đình và người dân.
1.1.4.3.

Đối với doanh nghiệp lữ hành:

Phát triển du lịch homestay giúp doanh nghiệp lữ hành đa dạng hóa các loại
hình kinh doanh du lịch làm doanh thu ngày càng tăng cao.
1.2.

Các điều kiện tác động tới du lịch homestay

1.2.1. Nhóm điều kiện chung
1.2.1.1.

Điều kiện về môi trường chính trị-xã hội

Môi trường chính trị hòa bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ
kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa và chính trị của các dân tộc. Du khách có tâm lý
thích đến những nơi có bầu không khí chính trị hòa bình vì họ cảm thấy được an
toàn.

Việt Nam là một trong những nước có nền an ninh chính trị-xã hội ổn định
so với các nước trong khu vực và thế giới. Theo khảo sát toàn cầu về mức độ yên
bình, Việt Nam đứng thứ 39 trên tổng số 144 nước được đánh giá cao về sự thân
thiện và nguy cơ xảy ra khủng bố thấp.
Việt Nam là quốc gia ít gặp thiên tai nhưng lũ lụt vẫn xảy ra thường xuyên
tại các tỉnh miền Trung từ tháng 7 đến tháng 12 hằng năm. Điều này cũng gây ảnh
hưởng ít nhiều đến du lịch Việt Nam.
Về dịch bệnh, Việt Nam là quốc gia ít dịch bệnh, rất thành công trong việc
hạn chế và phòng chống sự lây lan của các dịch bệnh nguy hiểm trong những năm
gần đây như dịch cúm gia cầm H5N1, dịch cúm A H1N1, dịch SARS…
1.2.1.2.

Điều kiện về thời gian


17

Thời gian rỗi là điều kiện quan trọng để con người quyết định đi du lịch.
Thời gian rỗi là thời gian để con người nâng cao trình độ hiểu biết, khám phá
thế giới bên ngoài thông qua hoạt động vui chơi giải trí, giao tế bạn bè, đồng
nghiệp,…
Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, cùng với sự phát triển
nhanh chóng về kinh tế mà năng suất lao động ngày càng được tăng cao vì vậy ngày
nay người ta thường có xu hướng giảm bớt giờ làm việc và tăng thời gian nhàn rỗi.
Đây là một nhân tố quan trọng để phát triển du lịch.
1.2.1.3.

Điều kiện về kinh tế

Điều kiện kinh tế nói chung là tiền đề của sự ra đời và phát triển du lịch.

Điều này thể hiện qua sự lệ thuộc của ngành du lịch vào thành quả của các ngành
kinh tế khác. Nền kinh tế càng phát triển, của cải vật chất, sản phẩm có chất lượng
càng cao thì du lịch càng có cơ sở để phát triển.
Bảng 1:Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước các năm 2014, 2015 và 2016
Tốc độ tăng so với năm trƣớc (%)

Đóng góp của các
khu vực vào tăng

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

trƣởng năm 2016
(Điểm phần trăm)

Tổng số
Nông, lâm nghiệp
và thủy sản
Công nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ
Thuế sản phẩm trừ
trợ cấp sản phẩm

5,98

6,68


6,21

6,21

3,44

2,41

1,36

0,22

9,62

9,64

7,57

2,59

6,16

6,33

6,98

2,67

7,93


5,54

6,38

0,73

[Nguồn : Tổng cục Thống kê]


18

Bảng thống kê cho thấy trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có
diễn biến tích cực. Tuy nhiên, năm 2016 gặp nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu và
thời tiết.
Ngành công nghiệp và nông nghiệp ở Việt Nam khá phát triển, đặc biệt là
ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như sữa, đường, rượu, bia,
thuốc lá,… Một số ngành công nghiệp nhẹ như công nghiệp may, thủy tinh, gốm
sứ,…đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vật tư, hàng hóa, trang thiết bị với
chất lượng cao cho du lịch.
Về giao thông vận tải, sự phát triển ngày càng nhiều về số lượng và chất
lượng của các phương tiện vận chuyển là yếu tố quan trọng để cung cấp phương
tiện vận chuyển cho ngành du lịch. Hiện đang có nhiều dự án giao thông được triển
khai khắp cả nước như đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 2), nhà ga sân bay quốc tế
Tân Sơn Nhất,… và một số công trình đã được hoàn thành như cầu Rạch Miễu,
mạng lưới quốc lộ Bắc-Nam,...
1.2.2. Nhóm điều kiện về tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản tạo thành sản phẩm du lịch. Để đáp ứng
những nhu cầu đa dạng, thường xuyên thay đổi của du khách, đòi hỏi tài nguyên du
lịch phải phong phú, đặc sắc và mới mẻ. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch là cơ sở

quan trọng để hình thành các loại hình du lịch. Nói cách khác, sự ra đời của các loại
hình du lịch đều dựa trên tài nguyên du lịch sẵn có. Loại hình du lịch homestay là
một điển hình.
1.2.2.1.

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Theo khoản 1 điều 13, Luật Du lịch Việt Nam (2005) quy định “Tài nguyên
du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ
sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
Trên cơ sở đó, tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm:
a.

Địa hình
Địa hình hiện tại của bề mặt Trái Đất là sản phẩm của các quá trình hình

thành và phát triển lâu dài dưới tác động của nội lực và ngoại lực. Trong chừng mực


19

nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên một lãnh thổ đều chịu ảnh hưởng
của địa hình. Tất nhiên, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào hoạt động kinh tế và trình
độ khai thác.
Đối với hoạt động du lịch homestay, điều quan trọng là đặc điểm hình thái
địa hình, nghĩa là đặc điểm bên ngoài của địa hình và các dạng hình thái đặc biệt
của địa hình tạo nên sự hấp dẫn khác nhau của điểm du lịch.
Một số dạng địa hình có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch homestay:
-Địa hình đồng bằng là nơi hình thành, nuôi dưỡng và phát triển các nền văn
hóa, văn minh của một đất nước. Từ đó, tạo điều kiện để khách du lịch tìm hiểu về

lịch sử, văn hóa của điểm du lịch homestay.
- Địa hình vùng đồi có sự phân cắt địa hình tạo nên cảnh quan đẹp, không gian
thoáng đãng, bao la nên thu hút được sự chú ý của khách du lịch. Đồng thời, vùng
đồi là nơi tập trung dân cư đông đúc, có các di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa –
lịch sử độc đáo, tạo điều kiện cho khách du lịch tham quan, tìm hiểu về văn hóa –
lịch sử.
- Địa hình miền núi có ý nghĩa lớn với sự phát triển du lịch homestay. Địa hình
này tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch homestay kết hợp với
loại hình du lịch leo núi, nghỉ dưỡng, mạo hiểm,...
b.

Khí hậu
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có tác động đối

với hoạt động du lịch. Trong các tiêu chí của khí hậu, người làm du lịch cần quan
tâm đến hai tiêu chí: nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn có các yếu tố như
gió, lượng mưa, thành phần lí hóa, vi sinh của không khí, áp suất khí quyển, ánh
sáng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt.
Để phát triển loại hình du lịch homestay, đòi hỏi đặc điểm khí hậu tại điểm
du lịch phải có các đặc trưng sau:
- Điều kiện thời tiết phải thuận lợi để thực hiện chuyến đi (không có bão, gió
bụi, lũ lụt,...).


20

- “Điều kiện khí hậu mát mẻ (nhiệt độ ở ngưỡng thích nghi và khá thích nghi
là trong khoảng 18-27oC).”
Điểm du lịch homestay có thể là vùng sông nước, vùng đồi núi, vùng đồng
bằng,... Tùy vào từng địa điểm du lịch sẽ có những điều kiện khí hậu phù hợp để du

khách quyết định chuyến đi của mình. Nhìn chung, khí hậu Việt Nam rất thích hợp
để phát triển du lịch homestay.
c.

Tài nguyên nước
Nước rất cần thiết cho cuộc sống và các nhu cầu thiết yếu của xã hội, được

chia ra làm hai loại là nước mặt và nước ngầm. Tài nguyên nước cũng tham gia vào
quá trình tuần hoàn của trái đất. Cho nên, điều kiện tiên quyết đối với du lịch
homestay nói riêng và tất cả các loại hình du lịch nói chung là nguồn nước phải đảm
bảo cung cấp đủ để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của khách du lịch, được đánh giá
qua các tiêu chí: vị trí, số lượng và chất lượng nguổn nước.
Ngoài ra, các dạng địa hình chứa nước (ao, hồ các loại) tạo ra những phong
cảnh đẹp thu hút khách du lịch. Thêm vào đó, tài nguyên nước mặt cùng với bãi
biển, bờ sông, bờ hồ,... có thể phục vụ cho du lịch tắm biển, du lịch thể thao trên
biển hay nước mặt có thể kết hợp với các dạng địa hình tạo nên suối và thác nước
đẹp. Tài nguyên nước ngầm (nước khoáng, suối nước nóng,...) là tài nguyên thiên
nhiên quý giá để phát triển các loại hình du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng.
d.

Sinh vật
Sinh vật là nguồn động, thực vật tiêu biểu có thể phục vụ vì mục đích du

lịch. Tài nguyên sinh vật ở Việt Nam phục vụ cho du lịch thường tập trung ở các
vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng sinh thái. Hiện nay, Việt
Nam có 30 vườn quốc gia, 59 khu bảo tồn thiên nhiên, 13 khu bảo tồn loài, 9 khu
dự trữ sinh quyển thế giới, 54 khu bảo vệ cảnh quan (Theo số liệu từ Tổng cục Du
lịch). Một số hệ thống đặc biệt như hệ thống rừng ngập mặn, hệ sinh thái san hô
được bảo vệ để phát triển du lịch homestay.



×