Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.37 KB, 8 trang )

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI NUÔI CON BẰNG SỮA
MẸ HOÀN TOÀN TRONG 6 THÁNG ĐẦU TẠI HUYỆN CỦ CHI
ThS. Đinh Thị Hải Yến
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe TPHCM
Đặt vấn đề: Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu hiện nay gặp rất nhiều
khó khăn. Tìm ra các rào cản là một trong những biện pháp quan trọng nhằm giúp tìm ra những giải
pháp hỗ trợ bà mẹ NCBSM hoàn toàn, nâng cao tỷ lệ NCBSM hoàn toàn tại TP.HCM.
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở bà
mẹ có con dưới 12 tháng tuổi tại huyện Củ Chi.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả kết hợp nghiên cứu định tính. 420 bà mẹ được chọn
trả lời bảng câu hỏi. 16 cuộc phỏng vấn sâu, 3 thảo luận nhóm được tiến hành.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ NCBSM hoàn toàn chỉ chiếm 4% do tỷ lệ sữa bột là thức ăn đầu tiên
cao (59%), 92% bà mẹ cho con ăn/uống thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Những yếu tố ảnh hưởng:
nghề nghiệp công nhân, thiếu sữa, kinh tế khó khăn, thiếu sự hỗ trợ của gia đình, suy nghĩ NCBSM
là không thể thực hiện được và không vắt sữa.
Kết luận: Để hỗ trợ bà mẹ NCBSM hoàn toàn, các chính sách y tế, xã hội cũng như công tác truyền
thông cần được tập trung nhiều hơn nữa.
Từ khóa: Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, yếu tố ảnh hưởng

Factors influenced exclusive breastfeeding in first
6 months at cu chi district
Background: Nowadays, exclusive breastfeeding in 6 months have many problems. Finding these
problems is an important way which can figure out solutions to support mothers in practicing
exclusive breastfeeding and raising the rate of exclusive breastfeeding in Ho Chi Minh city.
Objectives: Finding influenced factors in practicing exclusive breastfeeding of mothers with under
12 month-old child at Cu Chi district.
Method: This was a cross – sectional study combine with qualitative research. 420 mothers were
interviewed by questionaire. 16 depth-interviews, 3 focus group discussions were conducted.
Results: The rate of exclusive breastfeeding was very low (4%) because formula milk was the first
drink was high (59%) and 92% of mothers fed their babies other food and drink in 6 months.
Influenced factors include: worker, deficiency of breast-milk, poor, deficiency of the family’s support,


valuing exclusive breastfeeding is impossible and non-acceptance of leaving brest-milk at home
when mothers turn back to work.
Conclusion: Social policy, health policy and comunicative activities need to be concentrated much
more.
Key Words: exclusive breastfeeding, influenced factors.

1


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dù nhiều người ý thức được tầm quan trọng của sữa mẹ nhưng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ
(NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu hiện nay khá thấp ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tỷ
lệ này được ước tính là 19.6% theo báo cáo năm 2011 của Viện Dinh dưỡng . Ở TP.HCM, tỷ lệ này
rất thấp chỉ là 1% . Một trong những rào cản quan trọng chính là ảnh hưởng của những chuẩn mực
xã hội như: cho trẻ ăn dặm sớm, uống thêm các loại dung dịch khác ngoài sữa mẹ như sữa bột,
nước, nước trái cây . NCBSM hoàn toàn không đơn giản là hành vi sức khỏe mà còn chịu nhiều tác
động của văn hóa, xã hội. Vì vậy một nghiên cứu định lượng kèm với nghiên cứu định tính là cần
thiết để tìm ra những giải pháp hỗ trợ và thiết kế một chương trình truyền thông phù hợp, hiệu quả
hơn.
Mục tiêu nghiên cứu

1. Xác định tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tại TP.HCM năm 2014.
2. Xác định các yếu tố tác động đến hành vi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn hoàn toàn trong
6 tháng đầu tại huyện Củ Chi năm 2014.

3. Xác định mối liên quan giữa đặc tính nền, kiến thức, thái độ, chuẩn mực xã hội và tác động
của những người xung quanh đến hành vi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu tại huyện Củ Chi năm 2014.

4. Thăm dò nhận thức và cách nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của những

bà mẹ có con từ 6 - 12 tháng tuổi tại huyện Củ Chi năm 2014.

5. Tìm hiểu rào cản của bà mẹ có con từ 6 - 12 tháng tuổi trong việc nuôi con bằng sữa mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu tại huyện Củ Chi năm 2014.

2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu định lượng kết hợp định tính. Nghiên cứu định lượng sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả
cắt ngang. Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. 420 bà
mẹ có con dưới 12 tháng tuổi đang sinh sống tại huyện Củ Chi được chọn theo công thức ước tính
tỷ lệ một quần thể. Thực hiện 16 cuộc phỏng vấn sâu, cụ thể như sau gồm 11 bà mẹ và 5 đối tượng
liên quan (người hỗ trợ bà mẹ chăm sóc trẻ: 3 người, cán bộ Trạm y tế xã: 1 người, cán bộ Hội phụ
nữ ấp: 1 người) và 3 thảo luận nhóm ( 2 thảo luận nhóm là bà mẹ NCBSM không hoàn toàn, 1 nhóm
là các trưởng trạm y tế).

3. KẾT QUẢ
3.1. Kiến thức

2


Biểu đồ 1: Kiến thức đúng
Tỷ lệ có kiến thức đúng về bú sớm sau sinh là cho bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu là 46%. Tỷ lệ
bà mẹ biết đúng về khái niệm NCBSM hoàn toàn chỉ chiếm 21%, Tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng về việc
không cần uống nước khi cho trẻ bú mẹ hoàn toàn chỉ chiếm 22%. Bà mẹ trả lời NCBSM hoàn toàn
là cho trẻ bú mẹ và uống nước chiếm đến 53%.
3.2. Thái độ
Thái độ chung phù hợp về NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu chỉ chiếm có 10%. Chỉ có
9% bà mẹ có thái độ phù hợp về việc cần uống nước để làm sạch miệng sau khi bú và 10% có thái
độ phù hợp về việc trẻ bú mẹ cần uống nước để không bị khát. Chỉ có 29% bà mẹ có thái độ phù
hợp về việc cần uống sữa bột trong ngày đầu sau sinh.

3.3. Chuẩn mực xã hội
60% bà mẹ đồng ý NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu là việc không thể thực hiện được.
82% đồng ý nhiều người có ảnh hưởng nghĩ rằng cần cho bé uống nước trong 6 tháng đầu.
3.4. Thực hành NCBSM
NCBSM hoàn toàn theo đúng tiêu chuẩn của WHO trong mẫu khảo sát này chiếm tỷ lệ là
4%. Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên chỉ chiếm 31%. Tỷ lệ cho trẻ bú mẹ lần đầu trong vòng 1 giờ đầu
khá thấp (28%).

Thời điểm bé bú mẹ lần đầu
 Trong 1 giờ đầu
 Từ 1 – 24 giờ đầu
 Ngày thứ 2
 Ngày thứ 3 trở đi
Lý do không được bú mẹ sớm
 Không được gần con sớm
 Bé không biết bú
 Mẹ không cho bú

3

Tần số
(N= 413)

Tỷ lệ
(%)

113
208
55
37


28
50
13
9

240
10
5

80
3
2






Mẹ không có sữa
Mệt và đau
Khác (bác sỹ chỉ định, bệnh viện tư

vấn dùng sữa bột…)
Thức ăn đầu tiên của bé
 Sữa mẹ
 Sữa bột
 Nước trắng
 Nước đường/mật ong
 Khác (không biết)

Bảng 1: Tình hình cho con bú sau sinh

137
44
18

46
15
6

126
246
36
3
2

31
59
9
0,5
0,5

Tần số
(N= 413)
382

Tỷ lệ
(%)
92


Cho ăn/uống thức ăn khác ngoài sữa mẹ
trong 6 tháng đầu
Dưới 4 tháng
N= 382
364
95
 Nước trắng
16
4
 Nước trái cây
154
40
 Sữa bột
10
3
 Bột/cháo
4
1
 Các sản phẩm từ sữa
Dưới 6 tháng
N= 382
375
98
 Nước trắng
87
23
 Nước trái cây
241
63
 Sữa bột

173
45
 Bột/cháo
45
12
 Các sản phẩm từ sữa
Bảng 2: Tình hình cho trẻ ăn/uống thêm các thức ăn khác trong 6 tháng đầu
Dưới 4 tháng, tỷ lệ cho ăn thức ăn/nước uống ngoài sữa mẹ cao nhất là nước với tỷ lệ 95%,
tiếp theo là sữa bột 40%. Bước qua tháng thứ 4 tỷ lệ bà mẹ cho con uống thêm nước tăng thêm đạt
tỷ lệ gần tuyệt đối (98%), sữa bột từ 40% tăng lên 63%, bột cháo từ 3% tăng lên thành 45%, nước
trái cây từ 4% tăng lên 23%, các sản phẩm từ sữa từ 1% tăng lên 12%.
3.5. Lý do cho ăn/uống thức ăn khác ngoài sữa mẹ
Lý do được bà mẹ đề cập đến nhiều nhất là sợ trẻ khát nước (74%), tiếp theo đó là làm
sạch miệng khi bú (47%). Đối với nước trái cây, nguyên nhân nhiều nhất được chọn là để cung cấp
thêm vitamin cho trẻ với tỷ lệ là 74%. Đối với sữa bột lý do cao nhất (62%) khiến bà mẹ cho bé uống
thêm sữa bột là mẹ thiếu sữa, đứng thứ hai là lý do thuận tiện cho mẹ đi vắng hoặc đi làm với tỷ lệ
27%. Đối với bột/cháo, làm quen dần với thức ăn là lý do nhiều nhất (47%), 35% bà mẹ cho rằng ăn
bột/cháo sẽ giúp trẻ phát triển nhanh và cứng cáp. Đối với các sản phẩm từ sữa, lý do được đưa ra
nhiều nhất là để giúp trẻ làm quen dần với thức ăn (49%), tiếp theo là để đa dạng thức ăn cho trẻ
(31%).
3.6. Những khó khăn, rào cản ảnh hưởng đến NCBSM
có 45% bà mẹ có vấn đề khó khăn khi cho con bú. Khó khăn thường gặp nhiều nhất là
không có sữa/thiếu sữa với tỷ lệ 75%. Bà mẹ chịu ảnh hưởng của người khác lên các quyết định

4


nuôi con của mình trong 6 tháng đầu là 49%. Người ảnh hưởng đến bà mẹ nhiều nhất là bố mẹ
đẻ/bố mẹ chồng. Quyết định bị ảnh hưởng nhiều nhất là cho uống nước (60%), tiếp sau là uống
thêm sữa bột (41%).

Theo nhận xét của nhiều bà mẹ, nhân viên y tế, cán bộ phụ nữ và của cán bộ y tế, thì khó
khăn thứ nhất mà các bà mẹ gặp là bà mẹ làm nghề công nhân.
“Hầu như những bà mẹ là người ta không ở nhà cho nên cái thời gian khi mà người ta làm
công nhân mà vô đâu được cho về đâu thì phải tập cho nó bú bình. Tới cái thời điểm đó rồi em đi
làm con em nó không bú được, rồi nó không có cái sữa gì để nó bú, nó không chịu bú rồi làm sao.
Thì đó, nó rất là khó khăn cho nên cái đó bản thân mình còn chưa có giải pháp để mình có thể hỗ
trợ cho người ta.” (T5)
Điều kiện kinh tế khó khăn của gia đình khiến bà mẹ phải đi làm từ tháng thứ 3, thứ 4. Khi đi
làm sớm bà mẹ không có ở nhà thì phải cho bé bú sữa bột.
“4 tháng là bắt đầu là em bắt đầu đi bán, rồi sao cái sữa nó ít lại. Giờ khổ quá phải đi chứ
sao giờ. Mình đi mần rồi phải cho bú bình chứ không có bú mẹ đi rồi đâu có ở nhà đâu. Đâu có điều
kiện đâu ở nhà cho nó bú mẹ không.” (BM7)
Một rào cản ảnh hưởng đến NCBSM hoàn toàn là các bà mẹ không vắt sữa khi đi làm. Có 3
nhóm lý do chính khiến các bà mẹ không vắt sữa: thứ nhất là họ không tin tưởng sự an toàn và chất
lượng của sữa vắt, thứ hai là việc vắt sữa rất bất tiện, thứ ba là bà mẹ không biết cách bảo quản.
“Vắt sữa trước á nó đông lại nó tanh lắm nên nó bú sữa vú thì nó bú còn vắt ra thì lạnh lạnh
nó đông lại nó không chịu bú đâu. Thà đi làm chảy sữa ra thì bỏ thôi chứ không ai vắt sữa để lại”
(BM6)
Rào cản tiếp theo là hiện nay trong vấn đề nuôi dưỡng trẻ nhỏ, các bà mẹ vẫn còn chịu
nhiều tác động, ảnh hưởng của những người có kinh nghiệm đi trước. Về vấn đề uống sữa bột,
BM8 thì được khuyên cho bé uống sữa bột trong 1, 2 ngày đầu sau sanh để bé không bị đói. Về vấn
đề ăn dặm, bà ngoại, bà nội vẫn khuyên bà mẹ nên cho ăn từ 4 tháng.
Các bà mẹ biết về thời
điểm cho ăn dặm tốt nhất nhưng vẫn nghe theo lời khuyên của người lớn trong nhà vì họ là người
có nhiều kinh nghiệm trong nuôi dưỡng trẻ.
“Em cũng tính là để cho nó 6 tháng đi rồi hãy cho ăn mà bà ngoại cứ nói: trời ơi, hồi đó tụi bấy á…
có 3 tháng mấy tao cho ăn rồi. Rồi cũng nghe bà ngoại nói vậy rồi cái cũng cho nó ăn luôn.”(BM7).

4. BÀN LUẬN
4.1. Kiến thức

Chỉ có gần 50% bà mẹ trong mẫu nghiên cứu biết về khái niệm bú sớm sau sinh. Kết quả
này thấp hơn so với báo cáo của tổ chức A&T, một báo toàn văn về nghiên cứu được thực hiện trên
10.834 bà mẹ có con dưới 24 tháng tại 11 tỉnh, thành phố trải dài từ Bắc đến Nam. Tỷ lệ bà mẹ biết
về kiến thức nên cho con bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh của báo cáo này là gần 79% [1]. Kết
quả thấp hơn có thể là do bà mẹ chưa biết nhiều về thời điểm cho bú mẹ sớm sau sinh.
Có 21% bà mẹ trả lời đúng về khái niệm nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
trong khi đó có tới 52% bà mẹ cho rằng NCBSM hoàn toàn là cho bú mẹ và uống nước. Kết quả này
thấp hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Duyên khi có 53,5% bà mẹ trả lời đúng về NCBSM hoàn
toàn và 22,5% bà mẹ trẻ lời là cho bú mẹ và cho uống thêm nước lọc . Điều này cho thấy đa phần

5


các bà mẹ nghĩ rằng NCBSM hoàn toàn là có thể cho trẻ uống thêm nước nên làm cho tỷ lệ trả lời
đúng thấp đi đáng kể.
Cho uống nước là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn khi chỉ có 22% bà mẹ trả lời
đúng là trong 6 tháng đầu trẻ bú mẹ không cần uống nước. Kết quả này tương đồng với báo cáo
của A&T khi chỉ có 23% bà mẹ cho rằng nên bắt đầu cho uống nước khi trẻ từ 6 tháng trở lên . Và
điều này cũng phù hợp với cách trả lời và thái độ của các bà mẹ và đối tượng liên quan trong phỏng
vấn sâu và thảo luận nhóm. Điều này có thể do cho trẻ uống thêm nước là một hành vi mang tính
chuẩn mực trong khi công tác truyền thông về vấn đề này chưa được chú trọng.
4.2. Thái độ
Chỉ có 10% bà mẹ có thái độ phù chung hợp về thực hành về NCBSM hoàn toàn. Điều này
phù hợp với tỷ lệ thực hành NCBSM hoàn toàn rất thấp của mẫu nghiên cứu. Công tác truyền thông
cần phải được thúc đẩy nhiều hơn nhằm cải thiện thái độ của bà mẹ về NCBSM hoàn toàn.
Về vấn đề cho uống nước, kết quả cho thấy tỷ lệ có thái độ phù hợp tức về việc cho trẻ uống
nước vì khát và làm sạch miệng là rất thấp. Kết quả tuy tương đồng với khuynh hướng đồng ý cho
trẻ uống nước nhưng lại thấp hơn nhiều báo cáo A&T. Báo cáo A&T cho kết quả các bà mẹ không
đồng ý cho uống nước vì trẻ khát, vì trẻ nóng và làm sạch miệng dao động xung quanh tỷ lệ 60% .
Với thái độ thấp như vậy nên có lẽ khiến 98% bà mẹ cho con uống nước trong 6 tháng đầu.

Chỉ có 31% bà mẹ có thái độ phù hợp khi không đồng ý việc cần cho trẻ uống thêm sữa bột
trong ngày đầu sau sinh để trẻ không bị đói. Tỷ lệ này thấp hơn so với báo cáo của A&T với tỷ lệ là
60%. Niềm tin này khiến các bà mẹ không cho trẻ bú sớm và không cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong
những ngày đầu sau sinh . Với thái độ như vậy nên có lẽ cũng đã góp phần khiến tỷ lệ sữa bột là
thức ăn đầu tiên chiến đến 59%.
4.3. Thực hành
Trong mẫu khảo sát, tỷ lệ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh là 28%. Kết quả này
tương đương với báo cáo của Huỳnh Văn Tú thực hiện tại bệnh viện phụ sản nhi bán công Bình
Dương năm 2009, tỷ lệ là 29% và khảo sát tại Hà Nội của Lưu Ngọc Hoạt năm 2010 với 30% bà
mẹ cho con bú trong vòng 1 giờ đầu . Điều này cho thấy các bà mẹ chưa được hỗ trợ tốt trong thời
gian mới sinh. Ngoài ra niềm tin của bà mẹ về việc cần cho trẻ uống sữa bột trong những ngày đầu
sau sinh và vấn đề quảng cáo sữa bột nhất là việc tặng sữa bột cho bà mẹ trong những ngày này là
những yếu tố làm cản trở việc NCBSM ngay sau sinh. Điều này cũng phù hợp với tình trạng tỷ lệ
sữa mẹ là thức ăn đầu tiên của trẻ là 31%. Lý do bà mẹ đưa ra cho việc không cho bé bú trong 1
giờ đầu cũng minh họa phần nào cho vấn đề nêu trên. Lý do được nêu ra nhiều nhất chiếm đến
81% là không được gần con sớm và tiếp theo chiếm 47% là do mẹ không có sữa.
Tỷ lệ NCBSM hoàn toàn của mẫu nghiên cứu là 4% cao hơn nhưng không nhiều so với số
liệu báo cáo của Trung tâm Dinh dưỡng năm 2010, tỷ lệ NCBSM hoàn toàn của Thành phố Hồ Chí
Minh là 1 % và báo cáo của Vũ Quỳnh Hoa về tỷ lệ NCBSM hoàn toàn tại một quận vùng ven và nội
thành của Thành phố Hồ Chí Minh là 1,8% . Theo báo cáo của A&T, thì tỷ lệ NCBSM hoàn toàn
chung cho 11 tỉnh, thành phố là 20%, nhưng nếu tính riêng cho từng tỉnh thành thì tỷ lệ này dao
động từ 0,6% - 37%. Như vậy, tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu của mẫu nghiên cứu có tỷ
lệ khá thấp nhưng phù hợp với tỷ lệ chung của toàn thành phố Hồ Chí Minh.

6


4. 4. Khó khăn, rào cản trong NCBSM hoàn toàn
Có 4 khó khăn được nêu ra làm cản trở việc NCBSM hoàn toàn. Theo nghiên cứu của Lưu
Ngọc Hoạt, những khó khăn cản trở NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu là: mẹ phải đi làm sớm,

mẹ thiếu sữa, bà mẹ cần sự hổ trợ của người thân để có thời gian nghỉ ngơi, điều kiện kinh tế tốt .
Những khó khăn mà chúng tôi tìm ra cũng gần tương tự nghiên cứu của Lưu Ngọc Hoạt. Khó khăn
mẹ thiếu sữa có lẽ là vấn đề của nhiều địa phương chứ không riêng gì của mẫu nghiên cứu. Bà mẹ
cần có sự hỗ trợ của người thân để có thể NCBSM hoàn toàn là điều hợp lý. Người thân có vai trò
rất lớn trong việc hỗ trợ bà mẹ và đặc biệt là có tác động lớn đến quyết định nuôi dưỡng trẻ nhỏ của
bà mẹ.
Bà mẹ không vắt sữa cho con bú khi đi làm nên phải tập cho con bú sữa bột. Nguyên nhân
không tin tưởng sự an toàn của sữa vắt cũng được ghi nhận trong báo cáo của A&T, Chỉ có 5,1% số
người tham gia nghiên cứu đồng ý rằng vắt và bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh dưới 3 ngày vẫn an
toàn. Niềm tin này khiến 63% bà mẹ đồng ý rằng nếu bà mẹ đi làm sớm thì trẻ phải bú sữa bột . Có
lẽ thông tin và hướng dẫn bảo quản sữa vắt chưa đến được nhiều bà mẹ. Vấn đề này cũng còn chịu
tác động của yếu tố văn hóa khi có quan niệm rằng việc trữ đồ ăn trong tủ lạnh sẽ làm mất ngon và
mất chất. Một vấn đề cần được ghi nhận nữa là việc vắt sữa mẹ không được thuận tiện. Có lẽ với
quảng cáo sữa bột được cho là ưu việt như hiện nay thì bà mẹ dễ dàng chọn lựa sữa bột cho con.

5. KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về NCBSM hoàn toàn còn thấp. Thái độ phù hợp về vấn đề
cho uống nước là thấp nhất. 98% bà mẹ đã từng cho con bú, nhưng NCBSM hoàn toàn chỉ còn 4%.
Tỷ lệ NCBSM hoàn toàn thấp là do thức ăn đầu tiên của trẻ nhiều nhất là sữa bột (59%). Có đến
98% bà mẹ cho con cho uống nước trong 6 tháng đầu, sau đó là sữa bột (63%), bột/cháo là 45%.
45% bà mẹ gặp khó khăn khi cho con bú, khó khăn nhiều nhất là không có sữa/thiếu sữa (75%).
Gần một nửa bà mẹ bị tác động của người khác trong các quyết định nuôi con. Có 4 khó khăn trong
thực hành NCBSM: nghề nghiệp công nhân, mẹ thiếu sữa, kinh tế khó khăn và thiếu sự hỗ trợ của
gia đình. Vấn đề vắt sữa khi mẹ đi làm cũng là một rào cản lớn khi bà mẹ không tin tưởng độ an
toàn của sữa vắt nên chọn giải pháp tập cho con bú sữa bột trước khi đi làm.
Để cải thiện tình hình NCBSM hoàn toàn hiện nay thì cần có sự tham gia đồng bộ của các
cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể và của toàn xã hội. NCBSM hoàn toàn là một hành vi chịu
nhiều tác động của những người xung quanh và các chuẩn mực xã hội. Do đó sự tham gia của toàn
cộng đồng là cần thiết nhằm giúp xây dựng những chuẩn mực xã hội mới về NCBSM hoàn toàn. Về
Ngành Y tế, để nâng cao tỷ lệ NCBSM hoàn toàn cần cải thiện tỷ lệ bà mẹ cho con bú mẹ sớm ngay

sau sinh. Các cơ sở y tế cần có chính sách chăm sóc bà mẹ sau sanh tốt hơn cũng như những dịch
vụ y tế thân thiện hơn với trẻ em để bà mẹ được gần con ngay sau khi sanh. Về vấn đề quảng cáo
sữa bột, cần nghiêm cấm mọi hình thức quảng cáo sữa bột tại các cơ sở y tế. Với bà mẹ đi làm, cần
hướng dẫn cách vắt và bảo quản sữa. Cần tăng cường hiệu quả của công tác truyền thông nhằm
cung cấp cho bà mẹ kiến thức đúng và thái độ đúng.

Tài liệu tham khảo
7


1. Alive and Thrive, Viện nghiên cứu Y - Xã hội học (2012) Nghiên cứu đánh giá Nuôi dưỡng trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ Việt Nam, tr. 40-98.
2. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2012) "Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và
tầm nhìn đến năm 2030". tr. 3.
3. Bùi Thị Duyên, Trần Hà Linh, Phạm Hồng Tư (2013) "Mô tả kiến thức và một số yếu tố ảnh hưởng
đến kiến thức về bú sớm sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của những bà mẹ
có con dưới 1 tuổi tại 3 xã thuộc cụm Long Vân, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa". Tạp chí
Y tế Công cộng, Hội Y tế Công cộng Việt Nam, số 27 (27), tr.16-22.
4. Lưu Ngọc Hoạt, Lê Thị Hương, Lê Thị Thanh Xuân, Neymat Hajeebhoy (2010) "Kiến thức và thực
hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ Hà Nội năm 2010 - Các rào cản và yếu tố thúc
đẩy". Tạp chí Y học Thực hành, Bộ Y tế, số 6 (723), tr.43-47.
5. Huỳnh Văn Tú, Nguyễn Vũ Linh (2010) "Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian nằm
viện sau sinh tại bệnh viện phụ sản nhi bán công tình Bình Dương". Tạp chí Y học Thành
phố Hồ Chí Minh, tập 14 (số 2), tr.366-370.
6. Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM (2010) Số liệu dinh dưỡng 2010, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.1-4.
7. Viện dinh dưỡng, UNICEF (2011) Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009 – 2010, tr.5-6.

8




×