Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CÂY KEO LAI TẠI XÃ LÁNG DÀI HUYỆN ĐẤT ĐỎ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

DƯƠNG THỊ THU NGÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG
CÂY KEO LAI TẠI XÃ LÁNG DÀI HUYỆN ĐẤT ĐỎ
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

DƯƠNG THỊ THU NGÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG
CÂY KEO LAI TẠI XÃ LÁNG DÀI HUYỆN ĐẤT ĐỎ
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CÂY KEO LAI TẠI XÃ LÁNG DÀI
HUYỆN ĐẤT ĐỎ TỈNH BÀ R ỊA - VŨNG TÀU ”, do Dương Thị Thu Ngân sinh
viên khóa 35, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG thực hiện, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ______________________

TS Phan Thị Giác Tâm
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm


Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Thấm thoát mà đã 4 năm trôi qua kể từ ngày tôi xếp hàng đăng ký nhập học.
Khoảng thời gian chưa đủ dài để tôi có thể làm được nhiều điều nhưng có lẽ không
bao giờ quên, nó mang lại rất nhiều những bài học với bao kỷ niệm buồn vui qua đó
giúp tôi lớn thêm từng ngày. Giờ đây khi tôi đang ngồi viết những dòng này cũng là
lúc đang sắp sửa hoàn thành những công đoạn cuối cùng của chặng đường đại học,
hành trang trên vai chưa nhiều nhưng vô cùng quý giá cho tôi bước vào đời, để đi đến
ngày hôm nay cho tôi xin gửi lời cảm tạ đến những người thân, người thầy và cả
những người bạn đã đồng hành cùng, giúp đỡ và chia sẻ cùng tôi suốt thời gian qua.
Trước tiên, tự đáy lòng mình con xin gửi lời cảm ơn thành kính nhất đến ba mẹ
và những người thân trong đại gia đình mình, những người đã luôn động viên, an ủi và
tạo điều kiện cho con trong suốt những năm qua mà rõ ràng nhất chính là khoảng thời
gian trên giảng đường Nông Lâm này.
Khóa luận hoàn thành cũng là lúc cho em xin gửi những lời cảm tạ đến quý
thầy cô trong Bộ môn Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường và Khoa Kinh Tế Trường ĐH
Nông Lâm, đặc biệt gửi lời tri ân sâu sắc đến Cô Phan Thị Giác Tâm đã tận tình chỉ
bảo trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị ở xã Láng Dài đã giúp đỡ tạo
điều kiện điều tra, thu thập thông tin.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người bạn đã ủng hộ, giúp đỡ và sát cánh

cùng tôi suốt những năm qua. Được gặp gỡ và giao lưu cùng mọi người, đó đơn giản
là niềm hạnh phúc với tôi. Chúc mọi người luôn gặt hái được nhiều thành công trên
con đường đã chọn.
Sinh viên
Dương Thị Thu Ngân


NỘI DUNG TÓM TẮT

DƯƠNG THỊ THU NGÂN . Tháng 7 năm 2013. “Đánh Giá Hiệu Quả Của
Mô Hình Trồng Cây Keo Lai Tại Xã Láng Dài

, Huyện Đất Đỏ ,Tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu”
DUONG THI THU NGAN. July 2013. “Evaluating The Economic Efficiency
of The Hybrid Model Of Acacia Trees Lang Dai Commune, Dat Do District, Ba
Ria - Vung Tau Province”
Đề tài ngiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây keo lai tại xã
Láng Dải huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Với mục tiêu chính là đánh giá hiệu
quả kinh tế của mô hình trồng cây keo lai từ việc phân tích hiệu quả tài chính cùng với
tính toán chi phí môi trường. Sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ việc điều tra
phỏng vấn ngẫu nhiên các hộ có trồng cây keo lai, để phân tích lợi ích chi phí từ đó
làm rõ về thực trạng đầu tư trồng và chăm sóc cây keo lai , đánh giá hiệu quả tài chính
cũng như phân tích những ảnh hưởng xã hội , môi trường do cây keo lai tạo ra để tính
toán hiệu quả kinh tế của cây keo lai; thông qua việc so sánh hiệu quả kinh tế của cây
keo lai ở 2 phương án: trồng làm nguyên liệu bột giấy với thời gian vòng đời là 3 năm,
phương án 2 trồng cây keo lai làm gỗ thời gian vòng đời là 7 năm. Từ đó đề xuất giải
pháp thích hợp và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng keo l ai
tại địa bàn nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, qua thực tiễn trồng rừng keo lai trong những năm
qua và kết quả tính toán cho thấy: phương án trồng cây keo lai lấy gỗ đạt hiệu quả về
kinh tế cao hơn phương án trồng làm bột giấy với NPV =131,53 triệu đồng, IRR =
57% và BCR= 3,164 khi áp dụng phương thức thu hoạch gỗ tại năm thứ 7. Dựa trên
các mục tiêu của đề tài , căn cứ số liệu điều tra và những tiêu chí được chấp nhận , có
thể đưa ra kết luận mô hình trồng rừng sản xuất bằng cây keo lai là có lợi và khả thi về
tài chính đồng thời sẽ mang lại những tác động tích cực về môi trường, xã hội cho địa
phương.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... ix
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.3.1.

Phạm vi thời gian ........................................................................................... 2

1.3.2. Phạm vi không gian ........................................................................................... 3
1.4. Cấu trúc của khoá luận........................................................................................ 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ........................................................................................ 4
2.1. Tổng quan tài liệu ................................................................................................ 4

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 6
2.2.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội ................................................................................. 9
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 12
3.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 12
3.1.1. Các khái niệm ................................................................................................. 12
3.1.2. Tổng quan cây keo lai ..................................................................................... 15
3.1.3. Đánh giá tác động đến môi trường .................................................................. 17
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 21
v


3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 21
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu......................................................................... 21
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 26
4.1. Đặc điểm của mẫu điều tra ................................................................................. 26
4.1.1. Đặc điểm hộ gia đình ...................................................................................... 26
4.1.2. Qui mô và kích cỡ nhân khẩu của các hộ qua cuộc điều tra ............................. 28
4.1.3. Tỷ lệ đất trồng keo lai trên tổng diện tích đất nông nghiệp của nông hộ .......... 29
4.2. Hiệu quả công tác đầu tư trồng rừng Keo lai ...................................................... 26
4.2.1. Hiệu quả tài chính ........................................................................................... 31
4.2.2. Ảnh hưởng xã hội của công tác đầu tư trồng rừng Keo lai ............................... 35
4.2.3. Ảnh hưởng môi trường của công tác đầu tư trồng rừng Keo lai ....................... 36
4.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của đầu tư trồng cây keo lai ...................................... 37
4.4. Thuận lợi – khó khăn của công tác đầu tư trồng rừng Keo lai ............................. 39
4.4.1. Thuận lợi......................................................................................................... 39
4.4.2. Khó khăn ........................................................................................................ 39
4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả .............................................................................. 40
4.5.1. Giải pháp lâm sinh .......................................................................................... 40
4.5.2. Giải pháp về phòng chống cháy rừng .............................................................. 40

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 41
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 41
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCR

Chống cháy rừng

FSC

Hội đồng quản lý rừng

KHKT LN VN

Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam

LN

Lâm nghiệp

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ


NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NGO

Tổ chức phi chính phủ

QLRBV

Quản lý rừng bền vững

TNTNMT

Tài nguyên thiên nhiên môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Giá Trị Sản Xuất và Cơ Cấu Giá Trị Đóng Góp của Các Ngành

10

Bảng 3.1. Bảng Liệt Kê Các Lợi Ích – Chi Phí Của Mỗi Phương Án


23

Bảng 3.2. Lợi Ích và Chi Phí Theo Năm Phát Sinh

24

Bảng 3.3. Lợi Ích và Chi Phí Theo Năm Phát Sinh

24

Bảng 4.1. Đặc Điểm Xã Hội Các Hộ Được Phỏng Vấn

27

Bảng 4.2. Qui Mô và Kích Cỡ Nhân Khẩu Các Hộ Điều Tra

28

Bảng 4.3. Diện Tích Đất Trồng Keo Lai Của Nông Hộ

29

Bảng 4.4. Bảng Thống Kê Các Lợi Ích Về Môi Trường Mà Cây Keo Lai Mang Lại 30
Bảng 4.5. Ước Tính Lợi Ích Phát Sinh Của 1ha Trồng Keo Lai

32

Bảng 4.6. Chi Phí Trồng Và Chăm Sóc Cây Keo Lai ở Năm Đầu Tiên


32

Bảng 4.7. Lợi Ích Ròng Hàng Năm của Trồng Keo Lai

33

Bảng 4.8. Tỷ Số Lợi Ích – Chi Phí (BCR) ở Năm Thứ 3

33

Bảng 4.9. Các Chỉ Tiêu Tài Chính Của Trồng Cây Keo Lai Khai Thác Gỗ Lớn

34

Bảng 4.10. Tỷ Số Lợi Ích – Chi Phí (BCR) ở Năm Thứ 7

34

Bảng 4.11. So Sánh 2 Phương Án Về Các Chỉ Tiêu NPV, IRR, BCR

35

Bảng 4.12. Giá Trị CO2 Hấp Thụ của 1ha Rừng Keo Lai

37

Bảng 4.13. So Sánh Các Chỉ Tiêu Kinh Tế của Hai Phương Án Trồng Keo Lai

38


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Vị Trí Địa Lý Xã Láng Dài

6

Hình 3.1. Hình Ảnh Cây Keo Lai

15

Hình 4.1. Tỷ Lệ Thu Nhập Của Các Hộ Được Phỏng Vấn

28

Hình 4.2. Tỷ Lệ Diện Tích Đất Trồng Cây Keo Lai Của Các Hộ Được Phỏng Vấn

29

Hình 4.3. Tỷ Lệ Nhận Thức Của Người Dân Về Lợi Ích Đối Với Môi Trường Của Cây
Keo Lai.

30

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC


Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Điều Tra
Phụ lục 2: Ảnh hưởng của xử lý thực bì, làm đất và bón phân tới sinh trưởng của mộtt số loài
keo trồng tại Việt Nam.

Phụ lục 3: Hình ảnh cây keo lai

x


CHƯƠNG 1.
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
“Rừng vàng biển bạc” rừng là tài nguyên quý giá có nhiều lợi ích với cộng
đồng và xã hội. Rừng là bộ phận không thể thay thế được của môi trường sinh thái, giữ
vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người . Hiện nay nhà nước hạn chế mở
cửa rừng tự nhiên , nhiều tỉnh phải chuyển hướn g sang kinh doanh rừng trồng . Các
tỉnh, các doanh nghiệp xác định mục đích đẩy nhanh tốc độ trồng rừng kinh tế về khối
lượng, số lượng để đáp ứng nhu cầu hàng hoá cho xã hội mà trước hết là cung cấp
nguyên liệu cho các kh u công nghiệp , các nhà máy… Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh
thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đã được Nhà
nước xác định là vùng kinh tế động lực. Vùng Ðông Nam Bộ là khu vực có nền kinh tế
phát triển, có nhiều nhà máy và cơ sở chế biến gỗ, việc khai thác, vận chuyển, buôn
bán, xuất khẩu, chế biến gỗ nói chung và gỗ rừng trồng nói riêng diễn ra rất mạnh mẽ.
Nguời dân nơi đây có truyền thống trồng rừng gỗ nguyên liệu để bán cho các nhà máy
chế biến tại các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương, Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh và
trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng như bán cho các Cty xuất khẩu nguyên liệu gỗ. Ðặc
biệt, trong thời gian qua các nhà máy giấy phát triển sản xuất mạnh với nhu cầu
nguyên liệu tăng cao, giá gỗ nguyên liệu tăng khiến cho nguời dân tận dụng cả đất

nông nghiệp để phát triển diện tích rừng trồng đã biến vùng Ðông Nam Bộ thành nơi
buôn bán gỗ rất sôi động. Rừng trồng ngoài việc cung cấp gỗ, củi và các lâm sản khác,
rừng có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, duy trì môi trường sống như điều hòa khí
hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, rửa trôi và hạn chế bão lụt, hấp thụ điôxít
cácbon, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học, vv. Cây keo lai (miền nam gọi là cây
tràm) là loại cây trồng phổ biến và thích hợp ở hầu hết các dạng đất, các vùng khí hậu
khác nhau và đặc biệt được trồng nhiều ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Mặt khác cây Keo lai


còn có tính ưu việt hơn so với hai loại keo bố mẹ về những chỉ tiêu quan trong nhất
của bột giấy, cho nên keo lai là loại cây thích hợp làm nguyên liệu cho sản xuất giấy .
Vì vậy rừng trồng keo lai chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và ngành
lâm nghiệp nói riêng . Chính vì vậy mặc dù đã và đang tạo ra nhiều lợi ích cho các
ngành sản xuất khác cũng như môi trường sống của con người v.v.. Nhưng vai trò của
các hệ sinh thái rừng hay lâm nghiệp vẫn bị đánh giá thấp.
Diện tích rừng trồng keo lai của toàn xã là 673,57ha trong đó tập trung tại ấp
Láng Dài khoảng 522 ha với 122 hộ, riêng dân địa phương chỉ khoảng 38 hộ. Vấn đề
cần quan tâm ở đây là lợi ích kinh tế của mô hình trồng cây keo lai có cao hơn hẳn lợi
ích tài chính để người dân tiếp tục giữ vững truyền thống trồng cây keo lai như vậy,
nên em quyết định thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây
keo lai tại xã Láng Dài huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng rừng cây keo lai trên địa bàn xã Láng
Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiệu quả tài chính của việc trồng rừng cây keo lai trên địa bàn xã Láng
Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tính toán lợi ích – chi phí mở rộng của cây keo lai.
Phân tích thuận lợ i – khó khăn trong công tác trồng rừng bằng cây keo lai tại

địa bàn nghiên cứu. So sánh việc trồng keo lai so với trồng cao su.
Đề xuất phương pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc trồng
rừng keo lai tại xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ 1/2013 đến ngày 6/7/ 2013, chia làm 3 giai đoạn sau
 Giai đoạn 1: thời gian 1/2013 – 28/2/2013
Thu thập các thông tin và dữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Tiến hành viết đề cương chi tiết và soạn thảo bảng câu hỏi phục vụ đề tài.
 Giai đoạn 2: thời gian 1/3/ 2013 - 30/4/2013
2


Thu thập thông tin và số liệu tại sở tài nguyên môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu, phòng NN&PTNT huyện Đất Đỏ, UBND xã Láng Dài
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ dân tại địa phương.
 Giai đoạn 3: thời gian 1/5/2013 – 6/7/2013
Nhập số liệu, xử lí số liệu và phân tích kết xuất để hoàn chỉnh đề tài.
1.3.2. Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu là địa bàn xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
1.4.

Cấu trúc của khoá luận
Đề tài gồm 5 phần chính và được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên


cứu và trình bày tóm tắt bố cục luận văn. Chương 2: Tổng quan những tài liệu nghiên
cứu có liên quan làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu , đồng thời khái quát điều kiện tự
nhiên cũng như kinh tế xã hội của xã Láng Dài , huyện Đất Đỏ. Chương 3: Dựa trên cơ
sở những khái niệm liên quan đề tài đánh giá hiệu quả của mô hình trồng cây keo lai
trên địa bàn nghiên cứu . Đề tài đã sử dụng các phương pháp định tính cũng như định
lượng để giải quyết từng mục tiêu nghiên cứu tương ứng. Các phương pháp bao gồm:
thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan địa phương, tài liệu nghiên cứu liên quan,
internet, báo chí,… sau đó xử lý, phân tích số liệu trên word, excel, eview. Chương 4:
Qua kết quả điều tra phản ánh hiệu quả mô hình trồng cây keo . Đồng thời phân tích và
dựa trên kết quả phân tích, đánh giá điểm mạnh điểm yếu , cũng như thuận lợi khó
khăn của mô hình trồng cây keo lai tại xã Láng Dài . Chương 5: rút ra những kết luận
xung quanh các vấn đề đã được khảo sát và từ đó đề xuất phương pháp khả thi nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế của việc trồng cây keo lai tại xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

3


CHƯƠNG 2.
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu
Nguyễn Minh Sơn (2012) Đề tài nghiên cứu việc chuyển đổi từ rừng nghèo kiệt
sang trồng cây keo lai với mục đích nghiên cứu với mục đích là bảo vệ, khôi phục và
phát triển vốn rừng, nâng cao giá trị sử dụng đất bằng việc xử lý rừng nghèo kiệt để
trồng rừng kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người dân và từng bước nâng cao ý thức
cộng đồng trong giữ gìn và phát triển rừng, nghiên cứu về thực trạng công tác chuyển
đổi rừng nghèo kiệt để đầu tư trồng cây keo lai, đánh giá hiệu quả tài chính của mô
hình cũng như phân tích những ảnh hưởng xã hội, môi trường từ mô hình trồng cây
keo lai. Nghiên cứu này phân tích tại vùng địa lý của huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng,

qua thực tiễn trồng rừng trong những năm qua và kết quả dự đoán năng suất mô hình:
mô hình đạt hiệu quả về kinh tế, hạn chế rủi ro, đảm bảo sử dụng rừng bền vững, phù
hợp cơ chế của tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu đã đề xuất giải pháp thích hợp và khả thi
như giải pháp lâm sinh trong nuôi dưỡng rừng và chăm sóc rừng; các giải pháp về
quản lý bảo vệ - phòng chống cháy rừng; giải pháp về phòng hộ và môi trường; các
giải pháp về kinh tế như gắn lợi ích kinh tế của người dân vào rừng, kinh doanh phát
triển rừng trong nhân dân, xây dựng và phát triển trang trại … nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế của việc trồng rừng bằng cây keo lai. Tuy nhiên tác giả vẫn có đưa ra lý do tại
sao dự án này không trồng loại cây khác mà nhất quyết phải là cây keo lai

, không có

đưa hiệu quả kinh tế của cây trồng khác vào để so sánh.
Trần Duy Rương (2012): Keo lai được trồng thuần loài ở xã Cam Hiếu, huyện
Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị có khả năng sinh trưởng tốt, dòng Keo lai trồng bằng hạt là
sinh trưởng kém, sản lượng rừng dao động từ 80,65 đến 161,14m3/ha/7 năm, trung
bình là 134m3/ha, tăng trưởng trung bình năm là 19,24 m3/ha. Doanh thu dao động từ


37,29-91,942 triệu đồng/ha/7 năm, Keo lai trồng bằng hạt có doanh thu thấp nhất. Lợi
nhuận ròng dao động từ 12,73 triệu đồng đến 38,79 triệu đồng/ha/7 năm. Rừng trồng
Keo lai ở Cam Hiếu, Quảng Trị mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, tạo được
công ăn việc làm, góp phần vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường.
Trồng rừng Keo lai đã tạo ra nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp giấy,
ván dăm và phục vụ xuất khẩu nâng giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Tuy nhiên việc
đánh giá hiệu quả kinh tế của nghiên cứu chưa đến chi phí môi trường.
Nguyễn Nghĩa Biên (2006): Thị trường cho gỗ trong tỉnh Yên Bái là khá xác
định rõ ràng với hai sản phẩm chính: bột giấy đối với gỗ nhỏ và gỗ vụn và gỗ cho đồ
nội thất có kích thước lớn được tiêu thụ trong nước hoặc quốc tế. Một phân tích tài
chính cho thấy lợi thế rõ ràng kinh tế phát triển có kích thước gỗ lớn nhỏ. Tuy nhiên,

hầu hết người trồng rừng tư nhân đã lựa chọn phát triển gỗ nhỏ. Nghiên cứu xác định
một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người trồng rừng để cắt giảm đầu cây của
họ trong đó bao gồm: tốc độ nhanh hơn lợi nhuận từ tình trạng đầu tư tài chính / nhu
cầu của những người trồng rừng, các quy định tín dụng hiện nay, vai trò hoạt động của
các trung gian gỗ phân phối gỗ từ nhà sản xuất người sử dụng cuối cùng, nhu cầu cao
đối với gỗ nhỏ và thiếu thông tin về lợi nhuận của gỗ có kích thước lớn. Nếu thực sự
chặt cây ở giai đoạn sau có lợi nhuận tài chính có tiềm năng lớn, sau đó, lý do tại sao
nông dân / người trồng rừng được thực hiện quyết định này? Tình hình thị trường gỗ ở
Việt Nam có vẻ là phức tạp hơn được hiểu với nhiều người mua gỗ vào thị trường gỗ.
Thành lập mới các nhà máy gỗ vụn địa phương có vẻ ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu
gỗ hiện tại và do đó quyết định sản xuất gỗ. Nghiên cứu thí điểm này nhằm mục đích
để hiểu người nông dân ra quyết định cho gỗ phát triển trong tình hình phức tạp này.
Dựa trên những nghiên cứu đã tham khảo

, tôi còn thực hiện điều tra tại địa

phương nhằm so sánh đánh giá hiệu quả ki nh tế với đánh giá hiệu quả tài chính cùng
với tính toán lợi ích chi phí mở rộng của cây keo lai.

5


2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Hình 2.1. Sơ Đồ Vị Trí Địa Lý Xã Láng Dài

Nguồn: UBND xã Láng Dài
Xã Láng Dài nằm ở phía Đông trung tâm huyện Đất Đỏ, có ranh giới tiếp giáp
với các đơn vị hành chính như sau:

+ Phía Đông giáp xã Phước Tân và Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc.
+ Phía Tây giáp xã Phước Long Thọ và xã Long Tân.
+ Phía Nam giáp xã Lộc An.
+ Phía Bắc giáp xã Suối Rao, huyện Châu Đức.
Láng Dài có quốc lộ 55 chạy qua với chiều dài khoảng 6km, nằm giữa trung
tâm huyện Đất Đỏ và trung tâm huyện Xuyên Mộc nên có vị trí khá thuận lợi trong
việc trao đổi và lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội.
b. Đặc điểm khí hậu
Xã Láng Dài nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền
nhiệt độ cao đều quanh năm, không có mùa đông lạnh, ít gió bão, chịu ảnh hưởng của
khí hậu đại dương của khí hậu với các đặc trưng sau:
+ Nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm (26,3oC), tổng tích ôn đới (9.599oC), số
giờ nắng cao (2.600 giờ/năm).
6


+ Lượng mưa thấp (trung bình 1.352 – 1.537 mm/năm) và phân bố không đều;
một năm có 2 mùa rõ rệt, lượng mưa trong mùa khoảng 80 – 85% lượng mưa cả
năm; mùa khô, nắng hạn kéo dài, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp.
+ Tại Đất Đỏ nói chung và Láng Dài nói riêng, có rất ít các hiện tượng thời tiết cự
đoan như: nhiệt độ quá lạnh (<15oC) hoặc quá nóng (>40oC), tuyết hoặc sương
muối quá nặng,… Mà chỉ chịu ảnh hưởng của dông nhiệt hoặc bão.
c. Nguồn nước và chế độ thuỷ văn
Nước ngầm: Xã Láng Dài nằm trong khu vực nguồn nước ngầm nghèo. Có hai
tầng chứa nước ngầm cơ bản: tầng chứa nước ngầm bazan và các trầm tích bờ rời; tầng
chứa nước trầm tích đệ tứ hệ tầng Bà Miêu.
Theo tài liệu điều tra – đánh giá trữ lượng nước ngầm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
của đoàn địa chất 707 cho thấy Láng Dài là xã có nguồn nước ngầm khá; trên bản đồ
phân bố trữ lượng nước ngầm có 4 vùng nước ngầm như sau:
+ Vùng có lưu lượng nước ngầm trung bình: Phân bố chủ yếu ở phía Tây bà Tây

Nam, khu vực giáp xã Phước Long Thọ, Phước Hội và xã Lộc An; diện tích khoảng
525ha (chiếm 16% diện tích tự nhiên). Độ chứa nước ở các lỗ khoang Qkt từ 7 –
15m3/h.
+ Vùng có nguồn nước ngầm nghèo: Diện tích khoảng 2.290ha (chiếm 70% diện
tích tự nhiên); phân bố chủ yếu ở phía Đông của xã, khu vực ven sông Ray. Độ chứa
nước ở các lỗ khoang Qkt từ 2 – 7m3/h.
+ Vùng không có nước ngầm: Rộng khoảng 270 ha, là toàn bộ khu vực Núi
Nhọn.
Nước mặt: xã Láng Dài có hệ thống sông Ray chảy qua với chiều dài khoảng
18km, lưu lượng dòng chảy sông Ray khá dồi dào (tại đập sông Ray lưu lượng đạt
118m3/s và tổng lưu lượng 373m3). Ngoài ra xã Láng Dài nằm dưới nguồn hồ Lồ Ô
nên được hưởng lợi từ nguồn nước hồ Lồ Ô, Hồ Suối Giàu và hệ thống kênh dẫn sông
Ray qua địa bàn.
d. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất: Kết quả điều tra phân loại cho thấy xã Láng Dài có 5 nhóm
đất chính và được phân thành 9 đơn vị chú giải bản đồ đất như sau:
7


 Nhóm đất đen: là nhóm đất có diện tích lớn nhất, có diện tích khoảng 1.294ha
(chiếm 39,54% diện tích tự nhiên) với 2 đơn vị chú giải bản đồ đất là: 1. Đất nâu thẩm
trên đá bọt bazan: (Ru) 806ha (chiếm 62,28% diện tích nhóm đất đen), 2. Đất đen trên
sản phẩm bồi tụ bazan (Rk): 488ha (chiếm 37,71% diện tích nhóm đất đen). Đất đen
có độ phì nhiêu khá cao (mùn tổng số 2-3%, lần tổng số 0,25%) dung dịch hấp thu cao,
cấu trúc đoàn lạp, viên hạt tơi xốp, khả năng giữ nước và phân tốt; vì thế ngay trong
mùa khô, mặc dù ít được tưới; một số cây trồng vẫn phát triển khá tốt. Hạn chế lớn
nhất của nhóm đất đen là tầng đất mỏng, tỷ lệ đá lẫn cao, gây trở ngại cho khâu làm
đất. Loại đất này thường thích hợp cho bắp và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất
đen phân bố chủ yếu ở phía Tây, phần giáp với xã Phước Long Thọ và một phần phía
Bắc, giáp huyện Châu Đức.

 Nhóm đất phù sa: 838 ha (chiếm 25,60% diện tích tự nhiên) với 2 đơn vị chú
giải bản đồ đất là: 1. Đất phù sa có tầng đất loang lổ (Pf): 673ha (chiếm 80,31% diện
tích nhóm đất phù sa), 2. Đất phù sa Gley (Pg): 165ha (chiếm 19,69% diện tích nhóm
đất phù sa). Đất phù sa của xã Láng Dài phân bố chủ yếu ở phía Đông, phần ven sông
Ray, một phần ven kênh cấp I hồ Lồ Ồ và một phần phía Nam quốc lộ 55, nơi có địa
hình thấp. Đất phù sa có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, hàm lượng sét vật
lý từ 32 – 52%, giàu mùn (2 – 2,5%), đạm trung bình (0,15 – 0,3%), nghèo lân (0,04 –
0,08%), thích hợp cho trồng lúa 2 -3 vụ/ năm, luân canh lúa + màu, bắp đậu, trồng cỏ
làm thức ăn gia súc… Ngoài ra, còn có thể xây dựng mô hình VAC. Đặc biệt ở những
nơi địa hình thấp, có thể lợi dụng nguồn nước để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước
ngọt.
 Nhóm đất cát: Có diện tích khoảng 703,76ha (chiếm 21,50% diện tích tự
nhiên) với 2 đơn vị chú giải bản đồ đất là: 1. Đất cát biển (C): 678,7ha (chiếm 96,44%
diện tích nhóm đất cát), 2. Đất cát Gley (Cg): 25ha (chiếm 3,55% diện tích nhóm đất
cát). Đặc điểm chính của nhóm đất cát là ccó độ phì nhiêu rất thấp: hàm lượng mùn
<1%, thành phần cơ giới rất thô, khả năng giữ nước và phân kém, đất chua (pH 4 –
4,5) nghèo dưỡng chất (mùn 0,5 – 1,0%, đạm<0,1%, lân <0,01%, K2O <0,07%, cation
kiềm trao đổi thấp, CEC 9-12me/100g đất…). Nhóm đất cát phân bố chủ yếu ở ấp
Láng Dài nằm ở phía nam của xã giáp xã Lộc An. Hướng sử dụng chính của nhóm đất
cát ở Láng Dài là trồng cây keo lai, trồng cây rừng tạo cảnh quan, trồng cỏ nuôi bò quy
8


hoạch vùng chăn nuôi tập trung; ngoài ra có thể trồng một số cây hàng năm khác: rau,
hoa, màu các loại. Trong đó diện tích cây keo lai của toàn xã là 673,57ha, và tập trung
chủ yếu tại ấp Láng Dài với diện tích khoảng 522ha.
Tài nguyên sinh vật: Tài nguyên sinh vật ở xã Láng Dài gồm:
+ Cây trồng trong công nghiệp:
 Điều: giống địa phương, giống điều cao sản PN1…
 Cây lâu năm khác: xà cừ, tràm bông vàng, keo lai…

 Cây ăn quả: Nhãn, xoài, mít, chuối, đu đủ, mãng cầu… mỗi loại cây có từ 3- 5
loại giống khác nhau.
 Giống cây ngắn ngày khá đa dạng phong phú bao gồm: lúa, bắp, khoai mì,
khoai lang, thuốc lá, rau, dưa, đậu… mỗi loại cây có từ 5 – 8 loại giống.
+ Giống vật nuôi: Gồm bò ta vàng, bò lai sind, heo lai F1, heo lai 2- 3 giống ngoại, dê
bách thảo, gà ta, gà Long phượng, vịt tàu, vịt cỏ, vịt siêu thịt…
e. Thực trạng môi trường
Láng Dài là xã có kinh tế phát triển tương đối khá, tuy vậy hình thái phát triển
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa nhiều nên tình trạng ô nhiễm môi trường xảy
ra không đáng kể. Hiện tại xã có mật độ dân cư trung bình nên vấn đề rác thải cũng
phải có những biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn.
2.2.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội
a. Phát triển kinh tế
- Thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã năm 2011 đạt 61,38 tỷ đồng. Trong đó, giá
trị sản xuất nông nghiệp chiếm 75%, thương mại dịch vụ chiếm 9,7% và tiểu thủ công
nghiệp chiếm 15,3%

9


Bảng 2.1. Giá Trị Sản Xuất và Cơ Cấu Giá Trị Đóng Góp của Các Ngành
STT

Giá trị sản xuất

Ngành

(tỷ đồng)


Tỷ lệ (%)

1

Nông, lâm, ngư nghiệp

140,97

75.04

2

Thương mại - dịch vụ

18,3

9,74

3

Tiểu thủ công nghiệp

28,6

15,22

187,87

100


Tổng cộng

Nguồn: UBND xã Láng Dài
Nhằm đẩy mạnh công tác khai thác tiềm năng kinh tế trên địa bàn, UBND xã tổ
chức triển khai tuyên truyền rộng rãi và vận động nhân dân đầu tư chuyển đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi và thực hiện các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp năm 2010
theo Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND huyện Đất Đỏ đã thúc đẩy kinh tế khu vực
nông nghiệp phát triển, với giá trị sản xuất bình quân hiện nay là 36 triệu đồng/ ha.
b. Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người hiện nay đạt 18,7 triệu đồng/người/năm, là xã có
mức thu nhập trung bình của huyện, đạt 0,83 lần so với mức thu nhập bình quân chung
của tỉnh (22,5 triệu đồng/người/năm). Tỷ lệ hộ giàu và khá chiếm trên 85%. Tuy
nhiên, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã tương đối cao: 188 hộ, chiếm khoảng 12,4% số hộ toàn
xã. Trong đó: hộ nghèo theo chuẩn quốc gia là 83 hộ (chiếm 5,5% tổng số hộ), hộ
nghèo theo chuẩn tỉnh là 105 hộ.
c. Dân số
Toàn xã hiện có 1.509 hộ với 5.659 nhân khẩu chiếm khoảng 8% dân số toàn
huyện, trong đó: nữ là 3.023 khẩu, nam là 2.636 khẩu mật độ dân số trung bình là 197
người/km2 . Dân số của xã phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung dọc theo QL55
và các trục lộ giao thông trong xã, phần lớn nhân dân trên đại bàn là dân nghèo từ các
tỉnh thành trên cả nước đến sinh sống và lập nghiệp sau năm 1975. Bên cạnh những hộ
dân sống tập trung còn có những hộ dân sống rải rác, manh mún khắp địa bàn làm ảnh
hưởng đến sự hình thành các khu dân cư, cụm dân cư tập trung, điểm kinh tế, khu công
nghiệp, các làng nghề truyền thống,.. .Từ đó dẫn đến sự thay đổi phân bố dân cư, quy
hoạch khu dân cư, phát triển sản xuất không đồng đều và tập trung, đồng thời tác động
nhất định đến việc sử dụng đất trên địa bàn xã.
10


Hiện nay toàn xã còn 3 thành phần dân tộc với 58 hộ, gồm: Châu Ro là 44 hộ

với 151 nhân khẩu, Tày là 8 hộ với 32 khẩu, Khơ Me là 6 hộ với 30 khẩu.
d. Văn hoá
Hiện trạng trên địa bàn xã Láng Dài có 4 tôn giáo, gồm: Cao Đài có 90 hộ với
điểm sinh hoạt là Thánh thất Trung Chiêu; Công Giáo có 111 hộ, đang sinh hoạt tại
nhà thờ Giáo Thọ Thanh An; Phật giáo có 229 hộ với chùa Di Đà; Tin Lành có 2 hộ.
Nhờ có chính sách phù hợp, nên tình hình tôn giáo hoạt động ồn định, các chức sắc, tín
đồ tôn giáo luôn chấp hành tốt Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đã góp
phần làm ổn định đời sống văn hoá xã hội và thực hiện thắng lợi các phong trào ở địa
phương.
Toàn xã có 3/3 ấp đạt chuẩn văn hoá theo quy định của Bộ Văn hoá- Thể thao –
Du lịch, 1.463/1.509 hộ đạt chuẩn gia đình văn hoá đạt 97%.

11


CHƯƠNG 3.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Các khái niệm
a. Khái niệm quản lý rừng
Quản lý rừng là một hệ thống các biện pháp quan trọng và có hiệu quả trong
bảo vệ môi trường sinh thái nhằm duy trì mối quan hệ hợp lý giữa con người với rừng
để giữ gìn và phục hồi sự giàu có của nó. Nhiệm vụ chủ yếu của quản lý rừng là tác
động hợp lý của con người vào thiên nhiên để đạt hiệu quả cao nhất và khai thác triệt
để nguồn lợi nhiều mặt của nó.
b. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới có

từ sau cuộc khủng hoảng môi


trường, do đó cho đến nay chưa có một định nghĩa đầy đủ và thống nhất . Một số định
nghĩa của Khoa học Môi trường bàn về phát triển bền vững:
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của
nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những
nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janeiro vào năm 1992 đưa ra thuyết phát
triển bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và co hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ
môi trường một cách khoa học đồng thòi với sự phát triển kinh tế.
Theo Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): “Phát triển bền vững là một
loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng
cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế


hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của
thế hệ trong tương lai”.
Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển

(World Commission and

Environment and Development , WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp
ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong
đáp ứng nhu cầu của họ” (GS.Grima, 1988).
Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế
và xã hội trong hện tại nhưng không hề gâ y hại cho tiềm năng của những lợi ích tương
tự trong tương lai.
Tại Việt Nam , phát triển bền vững cũng được quan tâm nhiều , đối với một dự
án khi thực hiện không chỉ xét đến những lợi ích trước mắt mà phải xét đến những ảnh

hưởng của dự án đến môi trường hiện tại cũng như tương lai.
Dự án thực hiện phải đảm bảo được 3 tiêu chuẩn cơ bản là kinh tế , xã hội, môi
trường. Và 3 tiêu chuẩn này có mối quan hệ với nhau để đảm bảo sự phát triển

bền

vững.
c. Quản lý rừng bền vững
Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức
độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của
rừng, và duy trì tiềm năng của rừng trong việc thực hiện, hiện nay và trong tương lai,
các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của chúng, ở cấp địa phương, quốc gia và
toàn cầu, và không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác. (TS Helsinki,
1995)
Quản lý rừng bền vững tại Việt Nam: Năm 1988 Tổ công tác quốc gia
(NWG) về QLRBV thuộc Cục Lâm nghiệp ra đời và hoạt động, đến năm 2000 được
chuyển thành tổ chức NGO thuộc Hội KHKT LN VN theo quy chế thành viên FSC.
NWG đã hoạt động theo hướng:
- Nâng cao nhận thức cho nhà nước, chủ rừng và cộng đồng dân cư về QLRBV
và CCR.
- Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đảm bảo nguyên tắc do FSC hướng dẫn và phê
duyệt phù hợp chính sách tập quán QLR của Việt Nam.
13


- Hỗ trợ chủ rừng và cộng đồng dân cư thực thi QLRBV và CCR thông qua các
mô hình thử nghiệm tại các chủ thể chủ rừng là lâm trường quốc doanh, Công ty lâm
nghiệp, hộ gia đình trồng rừng, liên doanh liên kết v.v..
- Hiện nay mục tiêu và hiệu quả của QLRBV đảm bảo rừng ổn định về diện tích
lâm phận, cải thiện tốt nhất và bền vững về sản lượng và năng suất, đây chính là cải

thiện khả năng hấp thụ và lưu trữ CO2 trong cây và rừng, vì vậy cần có sự liên kết giữa
hai hoạt động có một số mục tiêu, hiệu quả giao nhau để tăng tốc độ và sức mạnh. Việt
Nam đã đưa QLRBV-CCR thành chương trình trọng điểm của Chiến lược phát triển
lâm nghiệp và thực thi 2 năm đầu.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, tình hình chuyển dịch sử dụng đất lâm
nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua khá lớn. Tại thời điểm lập quy hoạch vào
năm 2001, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 41.622ha. Do chuyển mục đích sử dụng
vào phát triển công nghiệp, du lịch, quy hoạch đô thị, nên hiện tại diện tích đất rừng
còn 30.780ha, với 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ngoài
ra, trên địa bàn tỉnh còn có hơn 1.300ha rừng và đất lâm nghiệp nằm ngoài quy hoạch
lâm nghiệp do các địa phương quản lý.
d. Cacbon đioxit
Cacbon đioxit là một hợp chất ở điều kiện bình thường có dạng khí trong khí
quyển Trái Đất, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử oxy. Là một hợp
chất hóa học được biết đến rộng rãi, nó thường xuyên được gọi theo công thức hóa học
là CO2. Trong dạng rắn, nó được gọi là băng khô.
Cacbon đioxit thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả khí thoát ra từ
các núi lửa, sản phẩm cháy của các hợp chất hữu cơ và hoạt động hô hấp của các sinh
vật sống hiếu khí. Nó cũng được một số vi sinh vật sản xuất từ sự lên men và sự hô
hấp của tế bào. Các loài thực vật hấp thụ đioxit cacbon trong quá trình quang hợp, và
sử dụng cả cacbon và oxy để tạo ra các cacbonhyđrat. Ngoài ra, thực vật cũng giải
phóng oxy trở lại khí quyển, oxy này sẽ được các sinh vật dị dưỡng sử dụng trong quá
trình hô hấp, tạo thành một chu trình. Nó có mặt trong khí quyển Trái Đất với nồng độ
thấp và tác động như một khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó là thành phần chính trong chu
trình cacbon.

14



×