Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH tại BHXH tỉnh nam định giai đoạn 2013 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.26 KB, 26 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa từ viết tắt

BHTN
BHXH
BHXHBB
BHXHTN
BHYT
CNTT
KCB
NLĐ
NSDLĐ
QTBHXH

Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm y tế
Công nghệ thông tin
Khám chữ bệnh
Người lao động
Người sử dụng lao động
Quản trị bảo hiểm xã hội
Tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

TNLĐ-BNN


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một bộ phận quan trọng của chính sách an
sinh xã hội của mỗi quốc gia nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động trong
những trường hợp bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,hưu
trí, chết… Từ đó góp phần ổn định đời sống không chỉ cho bản thân người lao
động, gia đình họ mà còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
BHXH ở Việt Nam được tổ chức thành một hệ thống độc lập bắt đầu từ
năm 1995. Qua gần 20 năm hoạt động, hệ thống bảo hiểm xã hội đã có rất nhiều
đóng góp cho xã hội. Kết quả này thể hiện qua sự mở rộng diện bao phủ của hệ
thống BHXH, sự lớn mạnh của quỹ BHXH đã góp phần làm đa dạng nguồn vốn
đầu tư trong xã hội, đã thể hiện được vai trò của BHXH đối với toàn bộ nền kinh
tế – xã hội.
Trong hoạt động BHXH thì việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội có vai trò hết sức quan trọng, là tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống BHXH nói chung và hoạt động thu BHXH nói riêng.
Từ lý do trên, đề tài xuất phát từ nhu cầu bức thiết của hoạt động Bảo
hiểm xã hội ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh từ kết quả tính toán của Ngân
hàng thế giới (WB), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) dự báo cho thấy, đến năm
2035 quỹ hưu trí và tử tuất ở Việt Nam sẽ mất cân đối nếu không quản lý đối
tượng tham gia BHXH một cách khoa học, chặt chẽ và điều chỉnh hợp lý về tổ
chức thu BHXH.Chính vì thế em chọn nghiên cứu đề tài : “Thực trạng quản ly
đối tượng tham gia BHXH tại BHXH tỉnh Nam Định giai đoạn 2013-2015”. Từ
đó đưa ra những giải pháp phù hợp cho bài tiểu luận Quản Trị BHXH của mình.
Do kinh nghiệm chưa nhiều và nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế nên
bài tiểu luận không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mong nhận được


2


sự góp ý của các thầy, các cô trong bộ môn để em có thêm kinh nghiệm cho bản
thân. Qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Trần Lệ Hằng là
người giảng dạy và giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này.
2.

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu sự phối hợp khoa học, chặt chẽ giữa các bộ phận trong việc
quản lý đối tượng tham gia BHXH từ đó phát hiện ra những bất cập, tồn tại;
những giải pháp đưa ra nhằm hiệu quả công tác quản lý đối tượng tham gia.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội tại cơ quan BHXH tỉnh Nam Định, số liệu tập trung giai đoạn 20132015
4.
5.
-

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng;
Phương pháp so sánh đối chứng;
Phương pháp toán học, dự đoán khoa học.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Góp phần làm rõ khái niệm và nội dung quản lý đối tượng tham gia


BHXH;
-

Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia

BHXH tỉnh Nam Định giai đoạn 2013-2015;
Đề xuất những giải pháp hoàn thiện việc quản lý đối tượng tham
gia BHXH, tổ chức thu BHXH.
6.
Kết cấu của đề tài
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài
gồm 3 chương
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI,QUẢN TRI
BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM
XÃ HỘI
Chương 2: THỰC TRANG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA TẠI BHXH TỈNH NAM ĐINH GIAI ĐOẠN 2013-2015
3


Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI
TƯỢNG THAM GIA BHXH TẠI BHXH TỈNH NAM ĐINH

NỘI DUNG
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI,QUẢN TRI
BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO
HIỂM XÃ HỘI
1.1 . Khái niệm, vai trò của Bảo hiểm xã hội
1.1.1 Khái niệm Bảo hiểm xã hội
BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị

mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, tàn tật, thất
nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các
bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm
an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần nhằm
đảm bảo an toàn xã hội.
1.1.2 Vai trò của Bảo hiểm xã hội
1.1.2.1. Đối với người lao động
BHXH góp phần ổn định đời sống của người tham gia bảo hiểm. Vai trò
của BHXH đối với người lao động thể hiện rõ thông qua từng chế độ BHXH.
1.1.2.2 Đối với người sử dụng lao động
BHXH góp phần quan trọng trong việc làm cho mối quan hệ giữa NLĐ và
NSDLĐ ngày càng gắn bó. Đồng thời nhờ có BHXH, chủ NSDLĐ sẽ yên tâm
cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.2.3 Đối với nền kinh tế – xã hội
- BHXH góp phần đảm bảo thực hiện công bằng xã hội.
- BHXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.
- BHXH góp phần nâng cao năng suất lao động.

4


1.2
Khái niệm, đặc trưng của quản trị bảo hiểm xã hội
1.2.1 Khái niệm về QTBHXH
Quản trị bảo hiểm xã hội là một tiến trình bao gồm việc hoạch định chính
sách, tổ chức thực hiện chính sách, kiểm tra và giám sát các hoạt động trong
việc thực thi chính sách, pháp luật BHXH đã ban hành, nhằm dạt được những
mục tiêu của chính sách BHXH
1.2.2 Đặc trưng cơ bản của QTBHXH
Đối tượng của quản trị bảo hiểm xã hội thường đa dạng và phức

tạp;
Phạm vi của QTBHXH thường rộng lớn;
QTBHXH chịu sự tác động của chính sách, pháp luật về BHXH;
QTBHXH chịu sự tác động của yếu tố văn hóa.
1.3
Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
1.3.1 Đối tượng quản ly
1.3.1.1
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
a.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo điều 4- mục 1-Quyết định số: 1111/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 10
năm 2011,đối tượng tham gia BHXHBB:
-

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam,

bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức cấp xã.
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3
tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của
pháp luật về lao động; người lao động, xã viên, cán bộ quản lý làm việc và
hưởng tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong
các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
+ Người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công thuộc các
chức ;

5



+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh
nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan,
hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật thuộc Công an
nhân dân; người làm công tác Cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, Công
an nhân dân.
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an
nhân dân; học sinh Cơ yếu hưởng phụ cấp được đào tạo về kỹ thuật, nghiệp vụ
mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý.
+ Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận trợ cấp
BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng
với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài.
+ Phu nhân, phu quân trong thời gian hưởng chế độ phu nhân, phu quân
tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia BHXH bắt
buộc.
+ Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận trợ cấp
BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các loại hợp
đồng:


Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ

đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư
ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Hợp đồng cá nhân.
+ Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Khoản 3, Điều 5 Nghị định
số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên

chế được đơn vị đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu để được hưởng chế độ
hưu trí.
+ Người lao động được tự đóng BHXH bắt buộc.
+ Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh
theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, còn

6


dưới 02 năm (24 tháng) công tác mới đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, được cơ
quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu quy định
tại Điều 4 Nghị định số 67/2010/NĐ-CP ngày 15/6/2010 của Chính phủ, được
đóng tiếp BHXH bắt buộc, BHYT thông qua đơn vị đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
+ Người lao động dôi dư theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Thông tư
số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày
20/8/2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi
sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở
hữu, được Nhà nước đóng một lần đối với số tháng còn thiếu thay cho người lao
động và người sử dụng lao động vào quỹ hưu trí, tử tuất để giải quyết chế độ
hưu trí theo quy định.
Đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động bao gồm:
+ Cơ quan của Đảng, Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở Trung
ương, cấp tỉnh, huyện đến cấp xã và đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính
trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác.
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả các
doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang) và Luật Đầu tư.
+ Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp
tác xã.

+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê
mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều
ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định khác.
+ Các tổ chức khác có sử dụng lao động được thành lập và hoạt động theo
quy định của pháp luật.

7


b.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo điều 8 – mục 2 Quyết định số: 1111/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 10
năm 2011, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
- Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi
đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không
thuộc diện áp dụng quy định của pháp luật về BHXH bắt buộc.
- Người tham gia BHXH tự nguyện đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối
với nữ, có từ đủ 15 năm đóng BHXH trở lên, có nhu cầu đóng tiếp BHXH tự
nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH.
- Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên đã có từ đủ 15 năm
đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần, có nhu cầu đóng
tiếp BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH.
- Người tham gia khác.
1.3.1.2 Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Theo quy định tại Điều 15-Mục 4 – Quyết định số1111/QĐ-BHXH ngày 25

tháng 10 năm 2011, đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT như sau:
- Người lao động, người quản lý doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên
chức.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ
thuật, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng Công an
nhân dân.
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
- Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng
tháng từ Ngân sách Nhà nước; công nhân cao su nghỉ việc đang hưởng trợ cấp
hằng tháng;

8


- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH
hằng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ Ngân
sách nhà nước hằng tháng bao gồm các đối tượng theo quy định tại Quyết định
số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) và Quyết
định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ).
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật về
BHTN.
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi
người có công với cách mạng.
- Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về
- Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.

- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng là các đối
tượng quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ
về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Nghị định số 13/2010/NĐCP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 67/2007/NĐ-CP.
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống
tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định
của Thủ tướng Chính phủ.
- Thân nhân của người có công với cách mạng thực hiện theo quy định
của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật về sĩ
quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và Cơ yếu
- Trẻ em dưới 6 tuổi.

9


- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến,
lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
- Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ
Ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
1.3.1.3 Đối tượng tham gia BHTN
Theo điều 11 – mục 3 Quyết định số: 1111/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 10
năm 2011, đối tượng tham gia BHTN
- Người lao động
+ Người lao động tham gia BHTN là công dân Việt Nam giao kết các loại
hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với đơn vị quy định tại Khoản 2
Điều này:.
+ Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có
giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với đơn vị quy định tại
Khoản 2 Điều này không thuộc đối tượng tham gia BHTN.

-

Đơn vị tham gia BHTN

1.3.2 Phạm vi quản ly
- Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn quản lý theo sự
phân cấp quản lý;
- Quản lý người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong từng đơn vị sử dụng lao động thuộc
diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộcvà những người tham gia bảo hiểm xã
hội tự nguyên trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý;
- Quản lý mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm y tế của những người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm
xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các đơn vị sử dụng lao
động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

10


- Quản lý mức thu nhập, đăng ký đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của
người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức đóng bảo hiểm y tế của người
tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế;
1.3.3 Nội dung quản ly đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Nội dung chính của công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
bao gồm:
- Quản lý danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm
y tế bắt buôc, bảo hiểm thất nghiệp trong từng đơn vị sử dụng lao động;
- Quản lý danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo

hiểm y tế tự nguyện;
- Quản lý mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Quản lý mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
của từng đơn vị và từng người tham gia trên cơ sở danh sách tham gia bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của từng đơn ;
- Cấp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và hàng năm ghi bổ sung
vào sổ bảo hiểm xã hội theo các tiêu thức ghi trong sổ và theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm xã hội;
- Tổ chức thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Đây
là nội dung chính của công tác quản lý đối tượng tham gia và đóng bảo hiểm xã
hội.
1.3.4 Vai trò của quản ly đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội một cách khoa học, chặt
chẽ sẽ thực hiện những vai trò cơ bản sau đây:
- Làm cơ sở cho việc tổ chức thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,
bảo hiểm y tế đúng đối tượng, đủ số lượng theo đúng quy định của pháp luât về

11


bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và đúng thời gian quy
định;
- Là điều kiện đảm bảo trhực hiện quyền tham gia bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người lao động, đơn vị sử dụng lao động và
của công dann theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm y tế;
- Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng pham vi “che

phủ” của bảo hiểm xã hội, tiến tới thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho
mọi người vì sự an ninh và công bằng xã hội theo chủ trương của Nhà nước
- Làm cơ sở giải quyết quyền lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,
bảo hiểm y tế cho các đối tượng tham gia theo đúng quy định của pháp luật về
bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
- Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi phạm
pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của tổ chức,
cá nhân liên quan trong quá trình thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
1.3.5 Công cụ quản ly đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
- Cơ sở pháp lý:
Hệ thống pháp luật là công cụ cơ bản và quan trọng để thực hiện việc quản
lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Bởi
lẽ, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
thường được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của Chính phủ
Hệ thống pháp luật mà các mà các nhà quản trị có thể dựa vào đó để quản
lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội gồm: pháp luật về lao động, pháp luật về
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên
quan, như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hợp tác xã, Luật Sĩ quan
Quân đội nhân dân, Luật Sĩ quan Công an nhân dân, ...

12


- Thông qua bộ máy tổ chức bảo hiểm xã hội và các nhà quản trị bảo hiểm
xã hội làm việc trong từng cấp quản trị của hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội từ
Trung ương đến địa phương.
- Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện
- Công nghệ thông tin
- Các cơ quan tổ chức hữu quan

1.3.6 Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
1.3.6.1 Cấp sổ BHXH
Theo điều 36 – mục 5 Quyết định số: 1111/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 10
năm 2011, cấp sổ BHXH
- Cấp mới.
+ Đối với người tham gia BHXH bắt buộc, BHTN lần đầu, kể cả người
lao động theo quy định tại Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ và Thông tư số 19/2008/TT-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội chưa được cấp sổ BHXH: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ theo quy định.
+ Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: không quá 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Cấp lại, đổi sổ BHXH: không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ theo quy định.
- Xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN:
+ Xác nhận thời gian đóng BHXH để bảo lưu, giải quyết các chế độ
BHXH
+ Xác nhận thời gin đóng BHTN để giải quyết trợ cấp thất ngiệp: không
quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
-Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không qua 30 ngày làm việc
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

13


- Ghi bổ sung thời gian công tác tính hưởng BHXH của người lao động
theo qquy đinh: không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy
định.
1.3.6.2 Cấp thẻ BHYT
- Cấp mới: không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy

định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Cấp lại, đổi thẻ BHYT: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ theo quy định.
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA TẠI BHXH TỈNH NAM ĐINH GIAI ĐOẠN 2013-2015
2.1 Giới thiệu về BHXH tỉnh Nam Định
2.1.1 Vị trí, chức năng BHXH tỉnh Nam Định
- Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội
Việt Nam có chức năng giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện chế độ, chính
sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện; bảo hiểm y tế bắt
buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tụ
nguyện, bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện
trên địa bàn tỉnh Nam Định theo quy định của pháp luật và quy định của Bảo
hiểm xã hội Việt Nam.
- Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Tổng Giám đốc
Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính của Nhà nước của Ủy
ban Nhân dân tỉnh Nam Định
- Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng.

14


2.1.2 Cơ cấu tổ chức BHXH tỉnh Nam Định
Sơ đồ bộ máy quản lý BHXH tỉnh Nam Định
BHXH TỈNH NAM
ĐINH


BHXH TP.NAM ĐỊNH

BHXH HUYỆN Ý
YÊN

BHXH
HUYỆN MỸ
LỘC

BHXH HUYỆN
NGHĨA HƯNG

BHXH HUYỆN
VỤ BẢN

BHXH HUYỆN XUÂN
TRƯỜNG

BHXH HUYỆN
TRỰC NINH

BHXH HUYỆN
GIAO THUỶ

BHXH HUYỆN NAM
TRỰC

BHXH HUYỆN
HẢI HẬU


2.2 Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH
2.2.1 Quản ly danh sách đối tượng tham gia
Quản lý danh sách đối tượng tham gia là một trong những vấn đề quan
trọng trong quản lý đối tượng tham gia BHXH. Xác định được diều này, trong
những năm qua, BHXH tỉnh Nam Định đã tập trung thực hiện có hiệu quả nhiều
biện pháp như: Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH,
chủ động phối hợp với các ban, ngành chức năng kịp thời xử lý các vướng mắc
ở cơ sở, tạo điều kiện để các dơn vị sử dụng lao động tham gia thực hiện tốt chế
độ, chính sách BHXH cho người lao động.Nhờ đó đã thu được những kết quả
khả quan.
2.2.1.1 Danh sách người lao động

15


Năm 2013, có 1.167.926 người tham gia BHXH,BHYT bắt buộc, BHYT
tự nguyện ( tăng 19.518 người, bằng 1,69% so với cùng kỳ năm 2012), trong đó:
123.909 người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc và 1.044.017 người chỉ tham
gia BHYT. Có 4.116 người tham gia BHXH tự nguyện ( tăng 950 người, bằng
30% so với năm 2012)
Năm 2014, có 1.218.076 người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, BHYT
tự nguyện ( tăng 50.150 người, bằng 4,29% so với cùng kỳ năm 2012), trong đó:
130.594 người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc và 1.087.482 người chỉ tham
gia BHYT. Có 4.818 người tham gia BHXH tự nguyện ( tăng 702 người, bằng
17,5% so với năm 2013)
Năm 2015, có 1.243.106 người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, BHUt
tự nguyện ( tăng 25.030 người, bằng 2,05% so với cùng kỳ năm 2013), trong đó:
137.795 người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc và 1.105.311 người chỉ tham
gia BHYT. Có 5.347 người tham gia BHXH tự nguyện ( tăng 529 người bằng
10,9% so với cùng kỳ năm 2013), tổng số người tham gia BHTN là 121.899

người tăng 6.882 người bằng 5,98% so với cùng kỳ năm 2014.
Như vây, đối tượng tham gia BHXH tăng qua các năm.

Lý do tăng:
-Do làm tốt công tác tuyên truyền về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ
của đơn vị và người lao động trong việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN; tích
cực vận động, khai thác đối tượng tham gia trong việc tham gia BHXH, BHYT.
- Do làm tốt công tác BHYT học sinh, sinh viên nên năm học 2014-2015
có 100% số trường và 272.534/272.687 học sinh toàn tỉnh tham gia BHYT đặt
99,94%, tăng 0,11 so với năm học trước
- Dó áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp theo quy định của Luật cũng như
kinh nghiệm thực tế tại địa phương.

16


2.2.1.2 Quản ly danh sách đơn vị người sử dụng lao động
Chúng ta cùng xem xét bảng số liệu thống kê sau đây:
Bảng 2.2.1.2:Tình hình lao động tham gia BHXH tỉnh Nam Định Đơn vị:
người
Năm

2013

Khối

2014

2015


Số người Số người Số

Số người Số

Số người

thuộc

tham gia

tham gia

tham gia

diện tg
Tổng số lao động

người

người

thuộc

thuộc

diện tg

diện tg

1.167.92


1.281.076

1.243.106

6
Trong đo
Đảng,đoàn
HCSN
DNNN
DNFDI
DNNQD
NCL
HTX
Hộ SXKD

thể, 709128
350940
7427
33787
51283
9235
6125

752307

803009

332779
293417

8995
11321
45035
48712
57032
56781
9107
11578
13091
18288
Nguồn: Phòng Quản ly thu BHXH tỉnh Nam Định

Qua bảng số liệu ở trên, ta có thể thấy: số đối tượng trong danh sách quản
lý đối tượng tham gia BHXH ở Nam Định liên tục tăng qua các năm.Năm 2013,
số đơn vị sử dụng lao động là 2629 đơn vị được chia thành các khối như: Đảng,
đoàn thể, HCSN; doanh nghiệp nhà nước (DNNN); doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài (DN FDI);… Cơ cấu đối tượng tham gia BHXH trong các khối đơn
vị sử dụng lao động thay đổi: doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh cả về
số đơn vị và lao động, trong khi đó doanh nghiệp nhà nước giảm dần.Nguyên
nhân chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa, thương
mại hóa; cạnh tranh với sự hội nhập của cac doanh nghiệp nước ngoài.Khu vực
đơn vị Đảng, đoàn thể, HCSN ổn định tăng đều giai đoạn 2014-2016. Điều dó
17


cho thấy việc thực hiện cải cách hành chính công còn nhiều hạn chế chưa phản
ánh đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về tinh giảm biên chế, nâng cao
hiệu quả quản lý của cơ quan nhà nước.
Các đơn vị sử dụng lao động làm tốt công tác tham gia BHXH cho người
lao động như: Công ty Cổ phầnPhát triển Fuji Nam Đinh , Công ty TNHH xúc

tiến đầu tư Nam Định....
2.2.2 Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH,
BHYT, BHTN
Việc quản lý mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, BHYT,
BHTN được BHXH tỉnh Nam Định thực hiện thông qua việc quản lý bảng kê
khai tiền lương, tiền công của từng đơn vị.
- Năm 2013: tổng quỹ tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH,
BHYT, BHTN là 4.958.312 triệu đồng.
Toàn tỉnh thu được 1.651.296 triệu đồng đạt 109,1 kế hoạch Bảo hiểm xã
hội Việt Nam gia; trong đó BHXHBB 844.413 triệu đồng, BHXHTN 10773
triệu đồng, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 57.483 triệu đồng, BHYT 735.371
triệu đồng và thu lãi phạt chạm đóng là 3.256 triệu đồng.
- Năm 2014: tổng quỹ tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH,
BHYT, BHTN là 5.787.441 triệu đồng ( tăng 1,191 lần so với cùng kỳ năm
2013)
Toàn tỉnh thu được 1.967.730 triệu đồng đạt 105,6% kế hoạch Bảo hiểm
xã hội Việt Nam giao ( tăng 316.434 triệu đồng, bằng 19,16% so với cùng kỳ
năm 2013); trong đó: BHXHBB 994.074 triệu đồng, BHXHTN 15.440 triệu
đồng, BHTN 89.797 triệu đồng, BHYT 861.745 triệu đồng và thu lãi phạt
chậm đóng là 6.674 triệu đồng.
- Năm 2015: tổng quỹ tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH,
BHYT, BHTN là 6.925.591 triệu đồng ( tăng 1,196 lần so với cùng kỳ năm
2013)

18


Toàn tỉnh thu được 2.345.701 triệu đồng đạt 100,5% kế hoạch Bảo hiểm
xã hôi Việt Nam giao ( tăng 386.971 triệu đồng, bằng 19,66% so với số thu
cùng kỳ năm 2014); trong đó : BHXHBB 1.268.636 triệu đồng, BHXH tự

nguyện 19.878 triệu đồng, BHTN 125.692 triệu đồng, BHYT 930.076 triệu
đồng và thu lãi phạt chậm đóng là 10.146 triệu đồng.
2.2.3 Cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT
Việc cấp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT được BHXH tỉnh Nam
Định tiến hành đúng theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tình hình
cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT,
BHTN và hàng năm trong giai đoạn 2013-2015 như sau:
Năm
Cấp sổ BHXH
Trong đó
Thẻ BHYT
Trong đó

Cấp mới
Cấp lại
Cấp mới
Cấp lại

2013
125.652 sổ

2014
2015
133.683 sổ/134.162 140.995 sổ/141607

lao động
lao động
22.699 sổ
22.037 sổ
22.713 sổ

886 sổ
1878 sổ
1397 sổ
1.398.512 thẻ
1050970 thẻ
1.149.744 thẻ
1.361.112 thẻ
907509 thẻ
1.104.398 thẻ
37.400 thẻ
143.461 thẻ
45.346 thẻ
Nguồn: Phòng cấp sổ, thẻ BHXH tỉnh Nam Định

- Từ bảng số liệu thấy rằng việc cấp sổ BHXH cho người tham gia BHXH
hằng năm đều tăng: năm 2014 tăng 8031 sổ so với năm 2013, năm 2015
tăng 7312 sổ so với năm 2014.
- Số thẻ BHYT năm 2014 giảm 347542 thẻ so với năm 2013.
- Năm 2014: Số lượng sổ BHXH cấp cho người lao động tham gia BHXH
đạt 99,64% so với tổng số lao động tham gia BHXH, BHYT.
- Năm 2015 : Số lượng sổ BHXH cấp cho người lao động tham gia BHXH
đạt 99,57% so với tổng số lao động tham gia BHXH, BHYT
- Tình hình sử dụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT
+ Số phôi sổ BHXH sử dụng trong năm là 24.552 phôi, trong đó: số đã in
24.110 phôi, in hỏng 442 phôi ( chiếm 1,8% so với tổng số phôi sử dụng).
+ Số phôi thẻ BHYT sử dụng trong năm là 1.153.797 phôi, trong đó: Số đã in
1.149.744 phôi, in hỏng 4.053 phôi ( chiếm 0,35% so với tổng số phôi).
19



2.3 Đánh giá chung
2.3.1 Kết quả thực hiện
- Công tác kế hoạch và quản lý đối tượng tham gia BHXH được tổ chức
thực hiện nghiêm túc, đáp ứng yêu cầu thực hiện chính trị của ngành: đảm
bảo chặt chẽ, kịp thời, đầy đủ;
- Công tác BHXH, BHYT luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của
BHXH Việt Nam; của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp có hiệu quả
của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doah nghiệp và sự đồng thuận
của người tham gia, người thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT;
- Cơ chế chính sách pháp luật về BHXH, BHYT được Nhà nước, BHXH
Việt Nam, BHXH tỉnh Nam Định quan tâm điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp;
nhận thức về trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, người lao động trong
thực hiện chính sách BHXH, BHYT ngày càng được nâng lên, tạo thuận lợi
cho thực hiện nhiệm vụ chung;
- Cán bộ công chức Ngành BHXH luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm;
tích cực, tận tụy với nhiệm vụ được gia. Luôn coi chất lượng công việc, chất
lượng phục vụ đối tượng và thực thi công vụ;
- Việc thực hiện công tác của các đơn vị thuộc BHXH tỉnh đã đi vào nề
nếp; các phần mềm về cơ bản hỗ trợ tốt công tác quản lý và công tác nghiệp
vụ, góp phần hoành thành nhiệm vụ chính trị đơn vị.
2.3.2 Hạn chế tồn tại trong công tác quản ly đối tượng tham gia BHXH
- Công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT chưa được nhiều,
chưa tương xứng với dân số và số lao động hiện có trong tỉnh và chưa đảm
bảo theo lộ trình của Nghị quyết 21-NQ/TW. Trách nhiệm của cơ quan quản
lý đối tượng trong việc rà soát đối chiếu dữ liệu đối tượng tham gia BHXH,
BHYT trước khi trình UBND huyện, thành phố phê duyệt danh sách chưa
được chặt chẽ. Nên tình trạng thẻ BHYT cấp trùng thuộc các nhóm đối tượng
ưu tiên vẫn còn, tình trạng sổ BHXH còn nhiều thiếu sót;

20



- Việc quản lý tổng quỹ tiền lương làm căc cứ đóng BHXH, BHYT của
các đơn vị sử dụng lao động chưa chặt chẽ, vẫn còn tình trạng tiền lương,
tiền công làm căn cứ đóng BHXH của một số đơn vị sử dụng lao động khai
chưa đúng với tiền lương tiền công thực tế.
- Một số đơn vị sản xuất kinh doanh tốt, người lao động có việc làm
thường xuyên, thu nhập ổn định nhưng lợi dụng quy định việc tính lãi chậm
nộp thấp hơn lãi suất tiền vay ngân hàng cùng thời điểm, nên đã cố tình trì
hoãn việc nộp BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động; mặt khác do chịu
ảnh hưởng, tác động của suy thoái kinh tế, tiên tai, nên một số doanh nghiệp
gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, phải ngừng sản xuất, thu nhập của
người lao động thấp và không ổn định; đồng thời nhà nước nâng lương tối
thiểu từ 01/5/2012 càng làm cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn.
- Việc quản lý đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp gặp khó khăn do chưa
có phần mềm liên thông giữa hai ngành Bảo hiểm xã hội và Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội.
- Chính sách pháp luật về BHXH, BHYT chưa được các cấp có thẩm
quyền hướng dẫn kịp thời trong khi các văn bản mang tính kế thừa thường
xuyên thay đổi, công việc nhiều, thời gian nghiên cứu những văn bản chung
của toàn ngành còn hạn chế.
- Nam Định là tỉnh có cơ cấu đối tượng tham gia BHYT rất đặc thù, số đối
tượng chính sách, ưu đãi xã hội chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với các tỉnh khác
trong khu vực.
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI
TƯỢNG THAM GIA BHXH TẠI BHXH TỈNH NAM ĐINH
3.1. Nhiệm vụ công tác
Tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai và tổ chức thực hiện tốt
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT và Luật sửa đổi, bổ sung


21


một số điều của Luật BHXH. Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tổ
chức thực hiện tốt việc phát triển đối tượng theo quy định của Luật và lộ
trình phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT theo tinh thần Nghị quyết
số 21-NQ/TW của Bộ chính trị và Chương trình hành động số 26-CTr/TU
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Tổ chức xét duyệt, in ấn và phát hành sổ BHXH, thẻ Bhyt đảm bảo chính
xác, kịp thời cho đối tượng theo Quyết định số 1314/QĐ-BHXH và Quyết
định số 1313/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam về việc ban hành mẫu, mã thẻ
BHYT mới.Tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành và
các đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHYT trong việc rà soát danh sách
cấp thẻ BHYT, chấm dứt tình trạng cấp trùng thẻ BHYT đặc biệt là nhóm đối
tượng: Người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người có công.
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “ Một cửa, một cửa
liên thông”. Thực hiện tiết giảm ít nhất 1/3 thời gian nhận, trả hồ sơ giải
quyết chế độ chính sách cho đối tượng.
Thực hiện tốt Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng,
chống tham nhũng.
Phân công viên chức có năng lực và phẩm chất thường trực tiếp dân, tổ
chức đối thoại với công dân khi có yêu cầu; giải quyết kịp thời theo đơn thư
theo đúng Luật Kiếu nại, Luật Tố cáo. Tổ chức kiểm tra việc chấp hành Luật
Lao động và Luật BHXH tại các đơn vị sử dụng lao dộng; kiểm tra công tác
quản lý đối tượng tham gia tại các đơn vị chi trả chế độ BHXH thuộc xã,
phường, thị trấn, huyện, thành phố.
Rà soát mạng hệ thống mạng Lan tại BHXH huyện, thành phố, lập kế
hoạch báo cáo BHXH Việt Nam để nâng cấp hoặc xây dựng mới nhằm đáp
ứng tốt hơn việc ứng dụng CNTT tại cơ sở và từng bước tạo kết nối trực tiếp
từ BHXH tỉnh đến BHXH huyện, thành phố.Tổ chức tập huấn nghiệp vụ

CNTT nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của cán bộ CNTT trong ngành.

22


Nâng cấp trang Thông tin điện tử của ngành.Xây dựng các công cụ CNTT hỗ
trợ các đơn vị trong ngành nâng cao hiệu quả quản lý.
Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện tốt, có hiệu quả công tác
thi đua khen thưởng để động viên kịp thời viên chức trong quả trình thực thi
công vụ
Chủ động tiếp nhận, rà soát và triển khai áp dụng Hệ thống Quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 theo chỉ đạo của BHXH Việt
Nam tổ chức áp dụng hệ thống quản lý này tại BHXH huyện, thành phố.
Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, thống kê định kỳ và đột cuất theo quy
định của ngành và của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT
trên các phương tiện thông tin đại chúng; chú trọng truyên truyền Chương
trình hành động số 26-CTr/TU ngày 08/5/2013 của Ban thường vụ Tỉnh ủy
thực hiện Nghị quyết số 21-NQQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn
2012-2020”.
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại
BHXH tỉnh Nam Định
1. Tranh thủ tối đa sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương trong triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT.
2. Phối hợp thường xuyên với Ngành Y tế để tốt công tác KCB cho người có
thẻ BHYT. Phối hợp kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc chi KCB tại cái
cơ sở KCB BHYT. Triển khai tốt phương thức thanh toán chi phí KCB theo
định suất tại các cơ sở KCB BHYT trên địa bàn tỉnh

3. Phối hợp cùng với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính,
thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết kịp thời nguồn kinh
phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho đối tượng tham gia BHXH, BHYT,

23


BHTN theo quy định của luật, làm cơ sở đảm bảo tốt quyền lợi của đối tượng
khi tham gia.
4. Tiếp tục phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và các hội, đoàn
thể trong tỉnh duy trì và làm tốt công tác BHYT học sinh, sinh viên; phát
triển và mở rộng đối tượng tham gia BHYT và BHXH tự nguyện.
5. Phát huy có hiệu quả vi trò Tổ Thu nợ của Bảo hiểm xã hội tỉnh, phối hợp
với các ngành để đôn đốc thu và kiểm tra các đơn bị sử dụng lao động trong
việc chấp hành Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, luật bảo hiểm y tế.
Định kì báo cáo tình hinh thu nộp BHXH, BHYT, BHTN và tình hình nợ
đọng, chậm đóng của các đơn vị sử dụng lao động đến các cơ quan quản lý
Nhà nước tại địa phương và gửi thông báo đến các cơ quan chủ quản cấp trên
để tranh thủ sự chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT.
6. Tiếp tục làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH,
BHYT và các hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội Nam Định trên các
phương tiện thông tin; không ngừng hoàn thiện và đưa trang thông tin điện tử
của Bảo hiểm xã hôi tỉnh hoạt động ổn định, có hiểu quả.

KẾT LUẬN
BHXH tỉnh Nam Định tiếp tục triển khai công tác BHXH, BHYT, BHTN
theo Luật, trên cơ sở bám sát mục tiêu kinh tế – xã hội của tỉnh, nhiệm vụ
chính trị của ngành; đã và đang thể hiện vai trò to lớn của mình. Chính vì vậy
mà công tác BHXH, BHYT luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của BHXH
Việt Nam, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nam Định ; sự hỗ trợ nhiệt tình,

hiệu quả của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và sự

24


đồng thuận của người tham gia, người thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT
nói riêng và toàn thể nhân dân tỉnh Nam Định nói chung.
Trong số những nhiệm vụ và mục tiêu mà BHXH tỉnh Nam Định cần thực
hiện thì công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH có vị trí rất quan trọng.
Nó liên quan đến mọi hoạt động BHXH, từ việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ
nâng cao chất lượng cơ sở vật chất đến việc quản lý đối tượng hưởng chế độ,
chính sách BHXH. Do đó, hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia
BHXH là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của BHXH tỉnh
Nam Định. Mặc dù việc hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia
BHXH không hề đơn giản nhưng với sự nỗ lực hoàn thiện không ngừng cùng
với sự đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ, nhân biên, BHXH tỉnh Nam Định
sẽ khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý đối tượng
tham gia BHXH để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác, mục tiêu kinh tế – xã
hội, trở thành đơn vị BHXH vững mạnh, xứng đáng là lá cờ đầu trong ngành
BHXH.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị Bảo hiểm xã hội,Chủ biên: TS. Dương Xuân Triệu;
CN. Nguyễn Văn Gia; NXB Lao đọng xã hội, 2009
2. Giáo trình Bảo hiểm xã hội, Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Tiệp, NXB Lao
động xã hội, 2010
3. Báo cáo tổng kết công tác BHXH, BHYT năm 2013 và nhiệm vụ công tác
năm 2014, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam ĐInh

25



×