Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÀI tập về lưu đồ FLOWCHARD – QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.77 KB, 13 trang )

BÀI TẬP VỀ LƯU ĐỒ FLOWCHARD – QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG
1. Hãy sử dụng sơ đồ dòng chảy ( lưu đồ flowchart) để miêu tả lại quy trình cung
ứng dịch vụ giặt đồ của Công ty TSC.
2. Giải thích các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ giặt đồ của Công ty ?
3. Hình thức cung ứng dịch vụ mà Công ty TSC dự kiến triển khai sẽ giúp đem lại
những lợi thế cạnh tranh nào ? Giải thích ý kiến của anh/chị .
4. Sử dụng số liệu ở Bảng 1 để tính giá bán hòa vốn cho việc giặt một chiếc áo sơ
mi nếu nhu cầu hàng tháng dự kiến là 5.000 áo và chi phí dịch vụ phải trả cho
xưởng giặt là 0,2 đô la/ 1 chiếc.
5. Hãy cho biết những hạn chế/ nhược điểm của cách thức kinh doanh này và đề
xuất những ý tưởng cải tiến.

0


MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................................3
1. Hãy sử dụng sơ đồ dòng chảy ( lưu đồ flowchart) để miêu tả lại quy trình cung ứng
dịch vụ giặt đồ của Công ty TSC..................................................................................3
2. Giải thích các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ giặt đồ của Công ty ?................4
2.1 Năng lực cốt lõi.......................................................................................................4
2.2 Chất lượng của sự phù hợp......................................................................................5
2.3 Đa dạng hóa............................................................................................................5
2.4 Đổi mới liên tục......................................................................................................5
3. Hình thức cung ứng dịch vụ mà Công ty TSC dự kiến triển khai sẽ giúp đem lại
những lợi thế cạnh tranh nào ? Giải thích ý kiến của anh/chị .......................................6
3.1 Tăng năng lực của doanh nghiệp trên các phương diện tài chính, công nghệ, nhân
lực, quản lý...................................................................................................................6
3.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm...........................................................7


3.3 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.....................................................................8
4. Sử dụng số liệu ở Bảng 1 để tính giá bán hòa vốn cho việc giặt một chiếc áo sơ mi
nếu nhu cầu hàng tháng dự kiến là 5.000 áo và chi phí dịch vụ phải trả cho xưởng giặt
là 0,2 đô la/ 1 chiếc.......................................................................................................8
5. Hãy cho biết những hạn chế/ nhược điểm của cách thức kinh doanh này và đề xuất
những ý tưởng cải tiến..................................................................................................9
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................12

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế
bao cấp sang cơ chế thị trường. Sự thay đổi này đã làm thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế.
Để duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình thì trước hết đòi hỏi các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả. Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, không chỉ là mối quan tâm của bất kỳ ai mà là mối quan tâm của tất
cả mọi người, mọi doanh nghiệp. Khi làm bất cứ điều gì. Đó cũng là vấn đề bao trùm
và xuyên suốt, thể hiện trong công tác quản lý, bởi suy cho cùng quản lý kinh tế là để
đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tất cả những cải tiến, những đổi mới về nội dung, phương pháp, biện pháp áp
dụng trong quản lý chỉ thực sự đem lại ý nghĩa khi chúng làm tăng được hiệu quả kinh
doanh, không những là thước đo về chất lượng, phản ánh tổ chức, quản lý kinh doanh,
mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên
thì trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng
cao, doanh nghiệp càng có điều kiện tái sản xuất mở rộng, đầu tư nâng cấp máy móc
thiết bị, đổi mới công nghệ tiên tiến hiện đại. Kinh doanh có hiệu quả là tiền đề nâng
cao phúc lợi cho người lao động, kích thích người lao động tăng năng suất lao động và
là điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.


2


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Hãy sử dụng sơ đồ dòng chảy ( lưu đồ flowchart) để miêu tả lại quy trình cung
ứng dịch vụ giặt đồ của Công ty TSC.

Bắt đầu

Tiếp thị, quảng cáo

Phân phát túi giặt là

dịch vụ giặt là

cho khách hàng

Giặt là theo yêu cầu

Nhân viên thu gom túi giặt

Thu thập thông tin

của khách hàng

là tại điểm giao nhận đồ

khách hàng


Kiểm định

Lưu đồ giặt là

chất lượng

sạch trong kho

Xuất kho

Bàn giao đồ giặt là
Chở quần áo sạch đến điểm giao nhận

Kết thúc

cho khách hàng

Khách hàng thanh toán

Sơ đồ : quy trình cung ứng dịch vụ giặt đồ của Công ty TSC
Nhân viên công ty tiến hành quảng cáo, giới thiệu dịch vụ giặt là của mình đến
khách hàng, chào giá bán dịch vụ. Khi khách hàng đồng ý sử dụng dịch vụ giặt là,
nhân viên đưa cho khách túi giặt đồ trong đó bao gồm tên khách hàng, số tài khoản và
thẻ được mã hóa tương ứng với số tài khoản.
Khách hàng cho đồ bẩn vào trong túi giặt là được phát, sau đó đặt túi ở địa
điểm giao nhận. Nhân viên chở đồ cần giặt là đến trung tâm giặt là và giặt sạch sẽ cho
khách hàng. Khi số lượng quá nhiều, Công ty không đáp ứng kịp thời nhu cầu của
khách hàng thì công ty tiến hành ký hợp đồng với một công ty giặt là khách thừa công
3



suất. Nhân viên kiểm định lại chất lượng giặt là, nếu đồ chưa đạt yêu cầu thì tiến hành
giặt là lại. Tất cả những đồ đạt tiêu chuẩn được lưu kho và xuất kho trả đồ cho khách
hàng. Thủ tục thanh toán được thực hiện theo từng lần hoặc cuối tháng.
2. Giải thích các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ giặt đồ của Công ty ?
Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ của Công ty TSC bao gồm :
Năng lực

ty TSC
ty TSC

Công
Công

của
của

giặt đồ
đồ
giặt

dịch vụ
vụ
dịch

lượng
lượng

giá chất
chất

giá

đánh
đánh

chí
chí

Các tiêu
tiêu
Các

Chất lượng của sự phù hợp

Chất lượng thiết kế

Khả năng phục vụ

2.1 Năng lực cốt lõi
Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên năng lực cốt lõi. Khi phát triển sản
phẩm, dịch vụ mới, doanh nghiệp thường dựa vào năng lực cốt lõi, tức những thế
mạnh sẵn có của mình. Đây được xem là ưu tiên hàng đầu đối với nhiều doanh nghiệp
khi xem xét các quyết định phát triển sản phẩm, dịch vụ mới bổ sung cho sản phẩm,
dịch vụ hiện có. Năng lực cốt lõi sẽ tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh, giúp
giảm thiểu rủi ro trong việc xây dựng mục tiêu và hoạch định chiến lược, góp phần
quyết định vào sự thành bại của các dự án.
Năng lực cốt lõi không phải tự nhiên mà có. Nó được hình thành và phát triển
trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sau khi doanh nghiệp đã mày mò thử, sai nhiều
lần. Lúc khởi nghiệp kinh doanh, nhiều doanh nhân không hề có năng lực cốt lõi nào
đáng kể, hoặc nếu có thì cũng rất mơ hồ, không phải là thế mạnh. Tuy vậy, họ vẫn

mày mò làm thử, thất bại, rút kinh nghiệm, làm lại, rồi dần dần hoàn thiện và phát
triển. Thế mạnh cũng từ đó hình thành và được củng cố dần. Năng lực được sinh ra
trong quá trình phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới và dần dần hoàn thiện để trở
thành “cốt lõi”, mang lại thế mạnh và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một nhà
doanh nghiệp chuyên kinh doanh hàng phế liệu từng bắt đầu bằng nghề mua bán ve
4


chai với chiếc xe đạp cà tàng và chút vốn liếng ít ỏi, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm
để mưu sinh. Một nhà doanh nghiệp khác về gỗ vốn chỉ là anh thợ đốn gỗ làm công ăn
lương, thường xuyên bị những cơn sốt rét rừng hành hạ. Chủ của một thương hiệu
thực phẩm nổi tiếng từng là người bán bánh dạo,… Năng lực cốt lõi đã sinh ra từ
những con số không và từ những khả năng hết sức bình thường. Dần dần những khả
năng bình thường, theo thời thế, cơ hội và sự nỗ lực của bản thân, mới phát triển thành
năng lực cốt lõi.
2.2 Chất lượng của sự phù hợp
Chiến lược phù hợp đối với các doanh nghiệp, khi chưa đủ lực để xây dựng
năng lực cốt lõi hoàn chỉnh, là dựa vào thế mạnh nền tảng để tạo chỗ đứng ổn định
trong thị trường ngách. Doanh nghiệp cần phải xác định rõ khách hàng mục tiêu có
nhu cầu phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Việc xác định đúng năng lực có thể
giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu khác biệt của thị trường chính là bước đầu tiên
trong xây dựng năng lực cốt lõi. Tiếp theo, doanh nghiệp cần liên tục tích luỹ kiến
thức, kinh nghiệm, cải tiến các kỹ năng, quy trình cơ chế điều phối để đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng.
2.3 Đa dạng hóa
Trong quá trình phát triển, sau khi doanh nghiệp đã thành công trong một lĩnh
vực nào đấy thì thường có xu hướng mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Vấn đề các doanh
nghiệp hay gặp phải chính là mở rộng ra những lĩnh vực ngoài năng lực cốt lõi của
mình. Điều này sẽ đưa doanh nghiệp đến việc kinh doanh dàn trải, hụt vốn do phải
đầu tư quá nhiều mà lợi nhuận mang lại không cao. Ngược lại khi đa dạng hoá trên

nền tảng năng lực cốt lõi sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần một cách bền vững.
Phát triển dựa trên thế mạnh sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro, chi phí đầu
tư về máy móc, thiết bị và đào tạo nhân sự.
2.4 Đổi mới liên tục
Một trong những điều các doanh nghiệp e ngại khi khi kinh doanh hiện nay
chính là tình trạng sao chép, đánh cắp công nghệ của các đối thủ cạnh tranh. Điều này
sẽ làm các doanh nghiệp bị cản trở trong việc đầu tư phát triển. Sự e ngại này đến từ
việc doanh nghiệp nghĩ rằng năng lực cốt lõi chỉ thuần là công nghệ sản xuất. Thực tế,
trong sản xuất thì năng lực cốt lõi thường là sự liên kết từ khâu thiết kế, quản lý cung
ứng nguyên liệu đến sản xuất.
5


Những mắt xích này được gắn kết với nhau thành chuỗi quy trình đặt trên nền
tảng phát triển công nghệ đặc trưng của doanh nghiệp. Và đối thủ nếu sao chép thì chỉ
có thể sao chép được một, một vài mắt xích chứ không thể sao chép hoàn chỉnh được
được cả một quy trình – đặc biệt khi nó được thực hiện trong một nền văn hoá doanh
nghiệp đặc trưng. Mặt khác, theo thời gian, năng lực cốt lõi khi được chú trọng đầu tư
sẽ tăng lên. Đây là nền tảng để doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm mang tính cách
tân, dẫn đầu thị trường. Đối thủ nếu có sao chép thì chỉ là sao chép những gì doanh
nghiệp đã từng làm chứ không phải phải những gì doanh nghiệp đang làm. Khả năng
đổi mới và phát triển của công ty là giải pháp hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp chống
lại sự sao chép, bắt chước của các đối thủ cạnh tranh.
3. Hình thức cung ứng dịch vụ mà Công ty TSC dự kiến triển khai sẽ giúp đem
lại những lợi thế cạnh tranh nào ? Giải thích ý kiến của anh/chị .
Các phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên phương
diện lý thuyết. Nếu hiểu năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là khả năng dành
chiến thắng trong cuộc “ganh đua” kinh tế, thì cái gốc (nguồn gốc) của khả năng đó
nằm ở quy mô, trình độ và chất lượng nguồn lực về kinh tế, kỹ thuật, quản lý và
thương mại của doanh nghiệp. Do vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực chất là

nâng cao “quy mô, trình độ và chất lượng nguồn lực về kinh tế, kỹ thuật, quản lý và
thương mại của doanh nghiệp”. Với cách tiếp cận hệ thống, trên giác độ lý thuyết, các
doanh nghiệp có thể chiến thắng trong cuộc cạnh tranh bằng và giúp đem lại những lợi
thế cạnh tranh như sau:
3.1 Tăng năng lực của doanh nghiệp trên các phương diện tài chính, công nghệ, nhân
lực, quản lý
Không thể chiến thắng nếu nguồn lực tài chính yếu và bị động. Chiến lược tài
chính là một trong những chiến lược chức năng quan trọng nhất để thực hiện chiến
lược cạnh tranh tổng quát của doanh nghiệp. Công nghệ là công cụ cạnh tranh then
chốt. Công nghệ quyết định sự khác biệt sản phẩm trên các phương diện chất lượng,
thương hiệu và giá cả. Đổi mới công nghệ là một yêu cầu mang tính chiến lược. Với
những doanh nghiệp giữ bản quyền sáng chế hoặc có bí quyết công nghệ thì phương
thức giữ gìn bí quyết là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Suy cho cùng năng lực cạnh tranh được thực hiện chủ yếu bằng và thông qua
con người - nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp. Để có đội ngũ người lao
6


động có tay nghề cao, doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo và giữ người tài. Để
nâng cao năng suất lao động và tạo điều kiện cho người lao động sáng tạo mỗi doanh
nghiệp phải có chiến lược đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu của
mình. Đồng thời, từng doanh nghiệp phải chú trọng xây dựng chính sách đãi ngộ như
chính sách lương, thưởng hợp lý để giữ ổn định lực lượng lao động của mình, nhất là
những lao động giỏi. Doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao
quyền chủ động cho nhân viên và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt,
thích nghi cao với sự thay đổi.
Cùng quy mô, trình độ, chất lượng nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực
như nhau, cơ chế quản lý khác nhau sẽ tạo ra tổng năng lực cạnh tranh khác nhau
(tổng hợp lực, hay năng lực tích hợp). Hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý ngày
càng được coi là một trong những phương pháp nâng cao năng lực cạnh canh hữu hiệu

và bền vững ngay cả trong điều kiện kỹ thuật công nghệ và tài chính không thay đổi.
3.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Thứ nhất, doanh nghiệp phải đầu tư cho giai đoạn nghiên cứu để nắm bắt xu
hướng thay đổi nhu cầu của thị trường, giai đoạn thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra nhiều
giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.
Thứ hai, là áp dụng các công nghệ phù hợp, vừa bảo đảm tạo ra các sản phẩm
có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp. Để đạt
được điều này doanh nghiệp phải tập trung vào hai nội dung cơ bản:
(i) Các doanh nghiệp phải có quy mô lớn và tiềm lực tài chính mạnh để xây
dựng các cơ sở nghiên cứu với thiết bị hiện đại, với nhân lực có trình độ phát minh
cao và triển khai nghiên cứu hiệu quả;
(ii) Doanh nghiệp có khả năng liên doanh liên kết với các tổ chức khác nhằm đi
tắt, đón đầu công nghệ mới. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có kinh nghiệm và kỹ
năng hoạt động trên thị trường công nghệ thế giới, có đội ngũ người lao động trình độ
cao và có môi trường khuyến khích người lao động sáng tạo.
Thứ ba, thương mại điện tử, hệ thống giao hàng tại nhà theo đặt hàng qua điện
thoại, thiết lập mạng lưới tiêu thụ hiệu quả… là những cách thức giúp doanh nghiệp
phục vụ và giữ khách hàng hiệu quả. Do đó các doanh nghiệp phải tập trung vào cách
thức bao gói sản phẩm và khả năng giao hàng linh hoạt, đúng hạn.

7


3.3 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Các doanh nghiệp phải tìm cách tận dụng các sở thích tiêu dùng của khách
hàng thông qua hoạt động chiếm lĩnh các điểm bán hàng tối ưu, thông qua quảng cáo
sản phẩm đến nhiều người tiêu dùng nhất, giới thiệu sản phẩm để khách hàng dùng
thử, đa dạng hóa chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm và chi phí bán hàng để tận
dụng hết các phân đoạn thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp còn mở rộng tối đa thị
phần cho sản phẩm của mình thông qua hệ thống đại lý, liên doanh, mở chi nhánh, văn

phòng đại diện ở những nơi có nhu cầu.
4. Sử dụng số liệu ở Bảng 1 để tính giá bán hòa vốn cho việc giặt một chiếc áo sơ
mi nếu nhu cầu hàng tháng dự kiến là 5.000 áo và chi phí dịch vụ phải trả cho
xưởng giặt là 0,2 đô la/ 1 chiếc.
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bán ra vừa đủ để bù đắp tất cả các
chi phí, bao gồm chi phí cố định (định phí) và chi phí khả biến (biến phí). Điều này có
nghĩa là tại điểm hòa vốn người sản xuất không thu được lãi, nhưng cũng không bị lỗ.
Dựa vào số liệu ở Bảng 1, giá bán hòa vốn cho việc giặt một chiếc áo sơ mi nếu
nhu cầu hàng tháng dự kiến là 5.000 áo và chi phí dịch vụ phải trả cho xưởng giặt là
0,2 đô la/ 1 chiếc là :
Xuất phát từ công thức :
Công thức tính:
QHV = Fc / (PHV – Vc)
Trong đó:
Q: Là sản lượng hòa vốn
Fc: Chi phí cố định
Vc: Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm.
P0: Giá sản phẩm.
Như vậy,
+ Chi phí cố định = 1400 + 200 + 1386 + 176 + 100 + 280 = 3542 ($)
+ Chi phí biến đổi/ 1 sản phẩm = (20x8x0,3 + 1000x2 + 5000x0,2)/ 5000
= 0,6096 ($)
+ Sản lượng hòa vốn = 5000 áo
Vậy giá bán hòa vốn: PHV = (Fc /QHV) + Vc = (3542/5000) + 0,6096 = 1,318 ($)
Vậy giá bán hòa vốn cho việc giặt 1 chiếc áo sơ mi là 1,318 ($)
8


5. Hãy cho biết những hạn chế/ nhược điểm của cách thức kinh doanh này và đề
xuất những ý tưởng cải tiến.

Hạn chế 1 : Thị trường kinh doanh nhỏ, chưa khai khác hết tiềm năng. Sự hình
thành các loại chiến lược theo căn cứ này trong thực tế rất đa dạng và phong phú tuỳ
theo trạng thái của mỗi doanh nghiệp mà triển khai chiến lược của mình. Tuy nhiên
các chiến lược này thường được xây dựng và mô phỏng theo các chiến lược chuẩn.
Doanh nghiệp tìm cách tăng trưởng các sản phẩm hiện đang sản xuất trong khi vẫn
giữ nguyên thị trường hiện đang tiêu thụ và công nghệ hiện đại. Chiến lược này đòi
hỏi doanh nghiệp phải thông qua các nỗ lực mạnh mẽ về marketing như chính sách
giá, chính sách phân phối, chính sách khuyến mãi nhằm tăng sức mua của khách hàng
hiện có và tăng thêm khách hàng mới.
Hạn chế 2 : Chế độ chăm sóc khách hàng không được quan tâm. Khách hàng là
một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp, sự tín
nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm đó đạt
được do biết thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với đối thủ cạnh
tranh. Khách hàng của doanh nghiệp có thể là người tiêu dùng trực tiếp và cũng có thể
là doanh nghiệp thương mại. Khi khách hàng là doanh nghiệp thương mại thì quyền
mặc cả của họ phụ thuộc vào các nhân tố cụ thể như khối lượng mua hàng, tỷ trọng
chi phí đầu vào của người mua, khả năng kiếm lợi nhuận của người mua… Vì vậy,
doanh nghiệp cần nắm bắt những vấn đề này để có quyết định thích hợp. Vì thế các
doanh nghiệp cần phải lập các bảng phân loại khách hàng hiện tại và tương lai, các
thông tin thu thập từ bảng phân loại này là cơ sở định hướng quan trọng cho việc
hoạch định kế hoạch.
Hạn chế 3 : Không tìm được nguồn cung ứng phù hợp. Các doanh nghiệp cần
phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau như: vật tư, thiết bị,
lao động và tài chính bao gồm:
+ Những người bán vật tư, thiết bị,… họ có ưu thế là tìm kiếm lợi nhuận tối đa
bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc đưa ra các dịch vụ đi kèm yếu tố
mua để tăng thế mạnh của mình từ đó có thể chèn ép hay tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp trong quá trình thu mua vật tư, thiết bị,…
+ Những nhà cung ứng tài chính, bất cứ một doanh nghiệp nào trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, trong những thời điểm nhất định kể cả doanh nghiệp làm ăn có

9


lãi đều phải vay vốn tạm thời từ các tổ chức. Nguồn tiền vốn này có thể được nhận
bằng cách vay ngắn hạn, dài hạn, hoặc phát hành cổ phiếu. Khi các doanh nghiệp tiến
hành phân tích về các tổ chức cung ứng tài chính thì trước hết phải xác định vị thế của
mình so với các thành viên khác.
+ Nguồn lao động cũng là phần chính yếu của môi trường cạnh tranh của doanh
nghiệp. Khả năng thu hút và giữ được các thành viên có năng lực là tiền đề bảo đảm
thành công cho doanh nghiệp, các yếu tố chính để đánh gía là trình độ đào tạo và
chuyên môn của họ, mức độ hấp dẫn tương đối của doanh nghiệp với tư cách là người
sử dụng lao động và mức tiền công phổ biến.
Hạn chế 4 : Việc đảm bảo nguồn lực không được chú trọng. Về đánh giá nguồn
lực, tại một thời điểm nhất định phải tiến hành đánh giá lại nguồn lực nhằm bảo đảm
chắc chắn đã có hoặc có thể nhận được các nguồn lực với số lượng và chất lượng cần
thiết cho việc thực hiện chiến lược mới đã chọn. Việc đánh giá đó còn có thể làm cơ
sở cho ban lãnh đạo phân tích lại chi phí thực hiện. Điều chỉnh nguồn lực là công việc
luôn luôn cần thiết và do lãnh đạo cấp cao nhất cùng với nhân viên các phòng chức
năng tiến hành. Phải thường xuyên điều chỉnh nguồn lực cả về số lượng lẫn chất
lượng như việc nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật, bổ sung nguồn vốn
bằng tiền… để việc thực hiện chiến lược đảm bảo được độ tin cậy. Đảm bảo nguồn lực
là làm sao để có đủ nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện các chiến lược của doanh
nghiệp một cách nhanh chóng, tập trung nguồn lực vào một chiến lược nhất định thì
mới có thể tranh thủ được cơ hội trước các doanh nghiệp khác. Công việc chính trong
việc đảm bảo nguồn lực là phân bổ nguồn vốn và chuẩn bị ngân sách.

10


LỜI MỞ ĐẦU

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một vấn đề phức
tạp, có quan hệ với tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, (lao
động, tư liệu lao động, đối tượng lao động); doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao
khi các yếu tố cơ bản này được sử dụng có hiệu quả.
Để đánh giá chính xác, và có cơ sở khoa học hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, thống kê cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đầy đủ, hoàn
chỉnh vừa phản ánh một cách tổng hợp, vừa phản ánh được mức sinh lợi, và phản ánh
hiệu quả của từng yếu tố sản xuất, từng loại vốn đầu tư .v.v. . . Để đảm bảo yêu cầu
trên, thống kê thường sử dụng hai phương pháp tổng quát để đánh giá hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngày nay nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú càng ngày bị khan hiếm do
vậy việc tìm kiếm nguyên vật liệu để sản xuất phục vụ nhu cầu đời sống con người bị
hạn chế. Vì vậy, bắt buộc các nhà kinh doanh, nhà sản xuất phải nghĩ đến việc lựa
chọn kinh tế, lựa chọn sản xuất kinh doanh, sản phẩm tối ưu, sử dụng lao động cũng
như chi phí để hoàn thành sản phẩm một cách nhanh nhất, tốn ít tiền nhất. Việc nâng
cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh chính là điều kiện tồn tại và
phát triển của các doanh nghiệp. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh thì doanh nghiệp phải luôn nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm chi phí sản xuất
nâng cao uy tín,... nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận. Một chiến lược kinh doanh hiệu quả
khi và chỉ khi nó tạo ra được sự khác biệt và sự khác biệt đó phải mang lại thành công
cho doanh nghiệp. Ngay cả với những sản phẩm thông thường, các nhà chiến lược
kinh doanh cũng tìm thấy và khai thác các cơ hội để làm chúng trở nên khác biệt. Mặc
dù giá cả và các đặc điểm sản phẩm có thể như nhau, nhưng vẫn có thể tạo nên sự
khác biệt trên cơ sở dịch vụ.
.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Quản trị kinh doanh, Nguyễn Mạnh Cường, 2013.
2) Quản trị hoạt động tác nghiệp, Nguyễn Ánh Ngọc, 2013.
3) Chiến lược tác nghiệp, Trần Trọng Nghĩa, 2013.
4) Quản trị chất lượng, Nguyễn Thành Đạt, 2013.
5) />
12



×