Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRẢNG BÀNG TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI - BẤT ĐỘNG SẢN
****************

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ
ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRẢNG BÀNG
TỈNH TÂY NINH

Chuyên ngành: Khoa học đất
Mã số

: 60.62.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn Khoa học:
1. TS. PHẠM QUANG KHÁNH
2. TS. TRẦN THANH HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2009


ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ
ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRẢNG BÀNG
TỈNH TÂY NINH

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG



Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN VĂN TÂN
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

2. Thư ký:

TS. ĐÀO THỊ GỌN
Hội Khoa học đất Việt Nam

3. Phản biện 1:

GS.TSKH. PHAN LIÊU
Hội Khoa học đất Việt Nam

4. Phản biện 2:

TS. TRẦN HỒNG LĨNH
Trung tâm điều tra, đánh giá Tài nguyên đất, Bộ TN&MT

5. Ủy viên:

TS. PHẠM QUANG KHÁNH
Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG


i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên: Nguyễn Thị Bích Phượng, sinh ngày 27 tháng 6 năm 1978, tại huyện
Châu Thành- tỉnh Tây Ninh. Con Ông: Nguyễn Văn Căn và Bà: Lê Thị Thạch.
Tốt nghiệp tú tài tại Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, Thị xã
Tây Ninh- tỉnh Tây Ninh. Năm tốt nghiệp: 1996.
Tốt nghiệp Đại học ngành: Quản lý đất đai, hệ Chính quy, niên khóa 19962001, tại Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Sau đó làm việc tại Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh, chức vụ:
Phó trưỏng khoa Quản lý đất đai, công việc chính là giảng dạy ngành Quản lý đất đai.
Tháng 9 năm 2005 theo học Cao học ngành: Khoa học đất, tại Trường Đại
học Nông Lâm, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Chồng: Lê Võ Tâm Nhân, năm kết hôn: 2003.
Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Thị Bích Phượng - Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh, ấp
Long Yên, xã Long Thành Nam, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
Điện thoại: 0989767062.
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Nguyễn Thị Bích Phượng

iii



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ,
hỗ trợ nhiệt tình của Cơ quan, các Thầy, các Cô, Gia đình, các bạn bè và đồng
nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
TS Phạm Quang Khánh, Trưởng phòng Thổ nhưỡng, Phân viện Quy hoạch và
Thiết kế nông nghiệp Miền Nam.
TS Trần Thanh Hùng, Phó trưởng khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, trường
Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
TS Nguyễn Văn Tân, Trưởng khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, trường Đại
học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
Tập thể Thầy, Cô, cán bộ công nhân viên Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản,
trường Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
Tập thể cán bộ công nhân viên phòng Thổ nhưỡng, Phân viện Quy hoạch và
Thiết kế nông nghiệp Miền Nam.
Ban Giám Hiệu trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh.
Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè đồng nghiệp.
Tây Ninh, tháng 9 năm 2009
NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng và quản lý đất nông nghiệp huyện Trảng
Bàng tỉnh Tây Ninh” nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc bố trí sử dụng hợp lý
và quản lý chặt chẽ tài nguyên đất nông nghiệp. Đề tài được thực hiện từ tháng
01/2008 đến tháng 8/2008. Đề tài được thực hiện theo phương pháp điều tra, phân
tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất trong điều kiện có sự chi phối của công tác

quản lý nhà nước về đất đai.
Kết quả đạt được như sau:
(1) Các nguồn lực ảnh hưởng đến quá trình sử dụng và quản lý đất nông nghiệp
của huyện Trảng Bàng như:
- Các nguồn lực tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, tài nguyên
đất…rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các loại hình sử dụng đất
như: lúa 3 vụ, luân canh lúa – màu, chuyên rau màu.
- Các nguồn lực kinh tế-xã hội: lao động, cơ sở hạ tầng, sự phát triển các ngành
kinh tế… rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Công nghiệp ngày càng phát triển
nên việc sử dụng đất đai vào xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, phục vụ
phát triển công nghiệp ngày càng cao, góp phần làm giảm diện tích đất nông nghiệp.
(2) Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất cho thấy, trong sản xuất nông nghiệp có
các loại hình sử dụng đất: (i) 03 vụ lúa (ĐX- HT- mùa); (ii) 02 vụ lúa (ĐX- HT);
(iii) 02 vụ lúa (HT- mùa); (iv) 01 vụ lúa mùa; (v) lúa- màu hoặc cây công nghiệp
hàng năm; (vi) chuyên rau màu hoặc cây công nghiệp hàng năm; (vii) mía; (viii) cao
su; (ix) cây ăn quả và (x) nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
(3) Tình hình quản lý đất nông nghiệp của Huyện: các nội dung quản lý nhà
nước về đất đai có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng đất nông nghiệp như: tình hình
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch sử
dụng đất, chính sách quản lý sử dụng đất nông nghiệp, chính sách thuế sử dụng đất
nông nghiệp, chính sách bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất.
(4) Kết quả đề xuất khả năng bố trí sử dụng đất nông nghiệp của Huyện như sau:
Đất chuyên canh lúa 6.730 ha; Đất luân canh lúa với cây hàng năm 10.160 ha; Đất
chuyên trồng cây hàng năm 2.910 ha; Đất chuyên trồng cây lâu năm 8.430 ha; Đất
chuyên nuôi trồng thủy sản 471 ha; Đất trồng cỏ chăn nuôi 155 ha.

v


ABSTRACT

The Thesis “Assessment of reality of land use and management of agricultural
land in Trang Bang district, Tay Ninh province” to provide scientific basis for the
arrangement and rational use and strict control of land resources for agriculture.
This research was implemented from January 2008 to August 2008. Some methods
were applied such as method of investigation, analysis and assessment of reality of
land use with the management of land use in the locality.
Some of the results were obtained:
(1) The resources affecting the use and management of agricultural land in
Trang Bang district, such as:
- The natural resource: its geographical location, topography, climate,
hydrology, land resources... are very favorable for agricultural development,
especially the type of land use such as three-crop rice, rice-vegetables rotation,
specializing in vegetables.
- The socio-economic resource: labor, infrastructure, development of economic
sectors... are very convenient for industrial development. Industrial development
needs to use the land to build the works for production, for industrial development
increasing, so it causes the reduction of the area of agricultural land.
(2) The reality of land use shows that there are some land-use types in
agricultural production: (i) three-crop rice (winter-spring crop; summer-autumn
crop; winter crop); two-crop rice (winter-spring crop; summer-autumn crop); (iii)
two-crop rice (summer-autumn crop; winter crop); (iv) one-crop rice (winter crop);
(v) rice-vegetables or annual industrial crops; (vi) specializing in vegetables or
annual industrial crops; (vii) sugar-cane crop; (viii) rubber-tree crop (ix) fruit crops;
(x) freshwater aquaculture.
(3) The management of agricultural land use of the district: the contents of state
management on land have a big impact with the use of agricultural land such as the
certification of land use rights, the implementation of planning and using land, land
use management policies of agricultural land, tax policy for agricultural land,
compensation policy for supporting the land acquisition.
(4) Research results suggest the ability of agricultural land use arrangement in

the district: 6,730 hectares of land specializing in rice; 10,160 hectares of riceannual crops rotation land; 2,910 hectares of land specializing in annual crops;
8,430 hectares of land specializing in perennial plants; 471 hectares of aquaculture
land; 155 hectares of land for grass breeding.

vi


MỤC LỤC
Trang
Trang Chuẩn Y ............................................................................................................. i
Lý lịch cá nhân ............................................................................................................ii
Lời cam đoan ............................................................................................................. iii
Lời cảm ơn ................................................................................................................. iv
Tóm tắt ........................................................................................................................ v
Abstract ...................................................................................................................... vi
Mục lục......................................................................................................................vii
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... x
Danh sách các hình, bản đồ ........................................................................................ xi
Danh sách các bảng ...................................................................................................xii
Chương 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
Chương 2: TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
2.1 Đất đai và vai trò của nó trong đời sống xã hội ................................................... 3
2.1.1 Khái niệm đất đai ............................................................................................... 3
2.1.2 Vai trò của đất đai .............................................................................................. 5
2.1.2.1 Đất đai là một tài nguyên ................................................................................ 5

2.1.2.2 Đất đai với sự phát triển các ngành kinh tế ..................................................... 6
2.1.3 Phân loại đất theo mục đích sử dụng ................................................................. 6
2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp....................................................................... 9
2.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới .............................................. 9
2.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam .............................................. 10
2.2.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Đông Nam Bộ ...................................... 12
2.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Tây Ninh .............................................. 13

vii


2.3 Tình hình Quản lý Nhà nước về đất đai .............................................................. 15
2.3.1 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam ......................................... 21
2.3.2 Quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Tây Ninh ................................................. 25
2.3.3 Căn cứ pháp lý.................................................................................................. 29
2.4 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu trên địa bàn ................................................. 29
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 33
3.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 33
3.1.1 Các nguồn lực tác động đến quá trình sử dụng và quản lý đất nông nghiệp
huyện Trảng Bàng ..................................................................................................... 33
3.1.2 Tình hình sử dụng đất (SDĐ) nông nghiệp ...................................................... 33
3.1.3 Tình hình quản lý đất (QLĐ) nông nghiệp ...................................................... 34
3.1.4 Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đất đai ........................................ 34
3.1.5 Đề xuất sử dụng đất.......................................................................................... 34
3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 34
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 37
4.1 Các nguồn lực tác động đến quá trình sử dụng và quản lý đất nông nghiệp huyện
Trảng Bàng ................................................................................................................ 37
4.1.1 Nguồn lực tự nhiên ........................................................................................... 37
4.1.1.1 Vị trí địa lý và vấn đề sử dụng đất nông nghiệp .......................................... 37

4.1.1.2 Địa hình và sản xuất nông nghiệp ................................................................. 39
4.1.1.3 Khí hậu và sản xuất nông nghiệp .................................................................. 39
4.1.1.4 Tài nguyên nước và vấn đề cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp ........ 40
4.1.1.5 Tài nguyên sinh vật ....................................................................................... 42
4.1.1.6 Tài nguyên đất và sản xuất nông nghiệp ....................................................... 42
4.1.1.7 Đánh giá chung sự tác động của các yếu tố tự nhiên đến quá trình sử dụng
và quản lý đất nông nghiệp ....................................................................................... 50
4.1.2 Nguồn lực kinh tế - xã hội................................................................................ 50
4.1.2.1 Dân số và lao động ........................................................................................ 50
4.1.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ............. 51
4.1.2.3 Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp .................................................. 52

viii


4.1.2.4 Tình hình phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ........................ 53
4.1.3 Đánh giá chung các nguồn lực KT-XH tác động đến việc quản lý và sử dụng
đất nông nghiệp ......................................................................................................... 53
4.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp..................................................................... 54
4.2.1 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ...................................................................... 54
4.2.2 Diễn biến sử dụng tài nguyên đất..................................................................... 55
4.2.2.1 Đặc điểm hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.............................................. 57
4.2.2.2 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ......................................................... 60
4.2.2.3 Năng suất của các loại hình sử dụng đất ....................................................... 60
4.2.2.4 Hiệu quả sản xuất của các loại hình sử dụng đất .......................................... 61
4.2.3 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp so với tiềm năng đất đai .......... 62
4.3. Tình hình quản lý đất nông nghiệp .................................................................... 64
4.3.1 Giai đoạn 1995 – 2005 ..................................................................................... 64
4.3.2 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay ....................................................................... 70
4.3.2.1 Tình hình cấp GCN QSDĐ ........................................................................... 71

4.3.2.2 Tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất ..................................... 75
4.3.2.3 Chính sách quản lý sử dụng đất nông nghiệp ............................................... 79
4.3.2.4 Chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp .................................................... 82
4.3.2.5 Chính sách bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất ............................................... 84
4.3.2.6 Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất ....................................................... 86
4.3.3 Đánh giá chung công tác quản lý Nhà nước về đất đai.................................... 91
4.4 Một số giải pháp thực hiện cơ chế quản lý đất đai.............................................. 93
4.5 Đề xuất sử dụng đất............................................................................................. 96
4.5.1 Căn cứ đề xuất sử dụng đất .............................................................................. 96
4.5.2 Phân vùng định hướng sử dụng đất nông nghiệp ............................................. 97
4.5.3 Đề xuất khả năng sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp ................................. 101
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 103
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 103
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 106

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KT-XH:

Kinh tế xã hội

CHN:

Cây hàng năm

CLN:


Cây lâu năm

DTTN:

Diện tích tự nhiên

ĐX-HT

Đông xuân – Hè thu

LMU:

Đơn vị bản đồ đất đai

LUT:

Loại hình sử dụng đất

LUS:

Hệ thống sử dụng đất

SXNN:

Sản xuất nông nghiệp

THSDĐ

Hiện trạng sử dụng đất


QHSDĐ:

Quy hoạch sử dụng đất

GCN QSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

UBND:

Ủy Ban Nhân Dân

QLĐ:

Quản lý đất

SDĐ:

Sử dụng đất

TNMT:

Tài nguyên môi trường

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH, BẢN ĐỒ
Trang
HÌNH

Hình 4.1 Cơ cấu các nhóm đất chính huyện Trảng Bàng....................................... 43
Hình 4.2 Diễn biến diện tích đất nông nghiệp qua các năm................................... 56
Hình 4.3 Cơ cấu sử dụng tài nguyên đất năm 2007 huyện Trãng Bàng ................ 58
Hình 4.4 Cơ cấu sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp năm 2007 huyện
Trãng Bàng .............................................................................................................. 58
BẢN ĐỒ
Bản đồ vị trí địa lý huyện Trãng Bàng .................................................................... 38
Bản đồ đất huyện Trãng Bàng................................................................................ 48
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2007 huyện Trãng Bàng ................................. 59
Bản đồ định hướng sử dụng đất huyện Trãng Bàng .............................................. 100

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diện tích của các lục địa ............................................................................. 9
Bảng 2.2 Các loại đất không sử dụng được cho nông nghiệp .................................... 9
Bảng 2.3 Diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam qua các năm ............................. 11
Bảng 2.4 Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất nông nghiệp qua các năm......... 12
Bảng 2.5 Diễn biến sử dụng tài nguyên đất tỉnh Tây Ninh ...................................... 14
Bảng 2.6 Diện tích các mức thích nghi của các loại hình sử dụng đất ..................... 31
Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu khí hậu tỉnh Tây Ninh và các vùng có liên quan.............. 40
Bảng 4.2 Mối quan hệ giữa các loại đất và sản xuất nông nghiệp ........................... 49
Bảng 4.3 Mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên đất ............................................. 51
Bảng 4.4 Tình hình chăn nuôi gia súc ...................................................................... 53
Bảng 4.5 Cơ cấu sử dụng đất tổng quát ................................................................... 55
Bảng 4.6 Diễn biến sử dụng tài nguyên đất huyện Trảng Bàng ............................... 56
Bảng 4.7 Hiện trạng sử dụng đất năm 2007 huyện Trảng Bàng ............................. 57
Bảng 4.8 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (LUT) ......................................... 60

Bảng 4.9 Năng suất của các loại hình sử dụng đất ................................................... 61
Bảng 4.10 Hiệu quả sản xuất của các loại hình sử dụng đất ................................... 61
Bảng 4.11 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp so với tiềm năng............................ 62
Bảng 4.12 Kết quả cấp GCN QSDĐ nông nghiệp huyện Trảng Bàng..................... 74
Bảng 4.13 Kết quả cấp GCN QSDĐ nông nghiệp tỉnh Tây Ninh ............................ 75
Bảng 4.14 Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất ............................................................... 77
Bảng 4.15 Tình hình thực hiện QHSDĐ nông nghiệp ............................................. 77
Bảng 4.16 Tình hình thu thuế sử dụng đất nông nghiệp........................................... 83
Bảng 4.17 Kết quả đề xuất sử dụng đất nông nghiệp ............................................. 101

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá và là tư liệu sản xuất
quan trọng, chủ yếu sản xuất ra sản phẩm cây trồng. Hầu như các sản phẩm thu
được trong quá trình sản xuất nông nghiệp đều phải thông qua đất đai. Sự hình
thành và phát triển cũng như hiệu quả sử dụng đất đai luôn gắn liền với các yếu tố
tự nhiên, kinh tế - xã hội và pháp lý.
Huyện Trảng Bàng nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Tây Ninh, là đầu mối
giao thông quan trọng liên kết giữa tỉnh Tây Ninh với các các trung tâm kinh tế,
văn hóa, xã hội và thương mại lớn như Thành phố hồ Chí Minh, Long An và
vương quốc Campuchia. Theo định hướng đến năm 2020 Tây Ninh sẽ là tỉnh công
nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ưu tiên phát triển công nghiệp
chế biến nông-lâm sản. Do đó, huyện Trảng Bàng phải là một trung tâm công
nghiệp, dịch vụ và đầu mối giao lưu quan trọng của Tỉnh và vùng Đông Nam Bộ.
Để đạt được những mục tiêu trên, huyện Trảng Bàng phải tập trung đầu tư phát
triển về mọi mặt. Trong đó, ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng công

nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Huyện Trảng Bàng có diện tích tự nhiên 34.029 ha, trong đó đất nông
nghiệp là 29.306,09 ha (chiếm 86,12% diện tích tự nhiên). Với nhu cầu phát triển
nông nghiệp thành vùng nguyên liệu, trong khi diện tích đất chưa sử dụng chỉ còn
khoảng 18,25 ha (chiếm 0,05% diện tích tự nhiên) chủ yếu là đất sông suối được
phân bố rãi rác rất khó đưa vào sử dụng, do đó việc phát triển sản xuất nông
nghiệp chủ yếu dựa vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng hệ số quay vòng
đất và điều này phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý nhà nước về đất đai. Do đó,
việc nghiên cứu hiện trạng sử dụng cũng như tình hình quản lý đất đai để đưa ra
cơ sở khoa học nâng cao hiệu quả sử dụng đất là rất cần thiết. Chính vì vậy, chúng
tôi đã chọn đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng và quản lý đất nông nghiệp
huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh”.
1


1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá tình hình sử dụng và quản lý Nhà nước về đất nông
nghiệp nhằm đưa ra cơ sở khoa học nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Với các mục
tiêu cụ thể sau:
- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả kinh
tế, hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời xem xét quá trình sử dụng đất của người dân
so với quy hoạch và các khuyến cáo sử dụng đất.
- Nghiên cứu tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch đối với đất nông nghiệp
cũng như một số nội dung quản lý khác trên địa bàn huyện Trảng Bàng, nhằm
phát hiện ra những thành tựu cũng như những tồn tại trong việc quản lý Nhà nước
về đất đai. Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện dần công tác quản lý
nhà nước về đất đai nói chung và quản lý đất nông nghiệp nói riêng.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.

- Tác động của các quy luật tự nhiên, kinh tế xã hội và pháp lý đến việc sử
dụng đất nông nghiệp.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu ở góc độ tự nhiên và pháp lý với các nội dung cụ thể: (1)
Các nguồn lực ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp (2) Nghiên cứu
hiện trạng sử dụng, loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp; (3) Đánh giá tình
hình quản lý đất nông nghiệp thông qua một số nội dung: tình hình cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng
đất, chính sách quản lý sử dụng đất nông nghiệp, chính sách thuế sử dụng đất
nông nghiệp, chính sách bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Vai trò của đất đai trong đời sống xã hội
2.1.1 Khái niệm đất đai
Hiện nay, thuật ngữ Đất và Đất đai được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực. Theo Lucreotit – Triết gia La Mã thế kỷ I trước công nguyên đã nói về đất
đai: “Đất là mẹ của muôn loài, không có cái gì không từ lòng mẹ Đất mà ra”.
Từ đó cho thấy thuật ngữ “Đất” hàm chứa nhiều ý nghĩa, nhiều chức năng:
Đất là không gian ở, Đất là quê hương của mỗi con người, Đất là nguồn sống... Ở
mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau thuật ngữ Đất có ý nghĩa khác nhau: Đất là vật
thể tự nhiên, Đất là không gian văn hóa dân tộc, Đất là lãnh thổ quốc gia, Đất là tư
liệu sản xuất....
Trong các tài liệu nghiên cứu về quản lý đất đai hiện nay, có thể nói, chưa
có sự thống nhất trong sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành và thường đồng nhất
các thuật ngữ Đất và Đất đai, ví dụ, như luật đất đai, quyền sử dụng đất, quỹ đất
đai, quỹ đất, phân loại đất, phân loại đất đai... Thực tế này làm cho việc xác định

lĩnh vực nghiên cứu khoa học quản lý đất đai không được rõ ràng và thường dẫn
đến sự nhầm lẫn về đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học này. Tuy vậy, tất cả
đều thống nhất đối tượng quản lý của ngành quản lý đất đai là đất đai, nhưng khái
niệm đất đai lại cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau, cụ thể:
Theo Đại từ điển kinh tế thị trường đã định nghĩa: “Đất đai là một phần bề
mặt tơi xốp của lớp vỏ trái đất, chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như địa
hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, sinh vật. Đất đai là một loại tài nguyên thiên
nhiên, một loại tư liệu sản xuất, chỉ tất cả các lục địa và mặt nước trên bề mặt trái
đất. Đất đai nghĩa hẹp chỉ bộ phận lục địa trên bề mặt trái đất”.
Cũng có quan điểm khác cho rằng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề
mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và
3


dưới bề mặt đó: bao gồm khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, nước (hồ,
sông, suối, đầm lầy...), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và
khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của
con người những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền,
hồ chứa nước…).
Lại có quan điểm định nghĩa đất đai thông qua chức năng của nó, như khái
niệm đất đai được xác định trong Luật đất đai “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng”.
Các khái niệm nêu trên thuần túy chỉ là định nghĩa bằng cách liệt kê mô tả
về các thành phần và chức năng đất đai trong thực tế, mà chưa khái quát được
những tính chất chung nhất của đất đai trên cơ sở một phạm trù khoa học. Để định
nghĩa một cách khoa học khái niệm Đất đai, trước tiên cần phải phân biệt rõ các
khái niệm khác nhau: Lãnh thổ, Đất và Đất đai.
Lãnh thổ: là địa bàn cư trú của cộng đồng dân tộc, là phạm vi không gian

cho các hoạt động sinh sống của cộng đồng dân tộc đấy. Có thể nói lãnh thổ là
phạm trù địa lý -dân tộc.
Đất: là vật thể thiên nhiên hình thành lâu đời do kết quả quá trình hoạt
động tổng hợp của 5 yếu tố gồm: đá mẹ, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình và
thời gian. Tất cả các loại đất trên trái đất này được hình thành sau một quá trình
thay đổi lâu đời trong thiên nhiên. Như vậy đất là hiện tượng, quá trình tự nhiên,
đất là phạm trù địa lý tự nhiên.
Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất ngày càng
gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất là lớp bề mặt của trái đất, có khả năng cho sản
phẩm cây trồng để nuôi sống con người. Mọi hoạt động của con người gắn liền
với lớp bề mặt đó theo thời gian và không gian nhất định. Đất đai chính là kết quả
của sự gắn kết đấy. Như vậy đất đai là khái niệm, là một phạm trù phản ánh mối
quan hệ tổng hòa giữa hoạt động kinh tế -xã hội của con người với đất, lớp bề mặt
trái đất trên một lãnh thổ nhất định. Vì vậy có thể nói đất đai là hiện tượng địa lý kinh tế xã hội, biến đổi theo quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội và pháp lý.
4


Có thể diễn giải một cách chi tiết, đất đai là bề mặt trái đất với phần bề sâu
trong lòng đất và phần không gian bên trên được sử dụng vào các mục đích khác
nhau phụ thuộc vào nhu cầu của con người, trong các ngành nghề khác nhau của
nền kinh tế quốc dân. Đất đai là bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia, nó chứa
đựng vật thể đất tự nhiên.
2.1.2 Vai trò của đất đai
Đối với mỗi ngành đất đai có vai trò khác nhau. Trong nông nghiệp thì đất
đai là một tài nguyên, là tư liệu sản xuất; còn trong sự phát triển các ngành kinh tế
thì đất đai là còn là địa bàn, là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh.
a. Đất đai là một tài nguyên
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn
tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất.
C.Mác đã viết rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với mọi người, là điều kiện

cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là điều kiện cơ bản
trong sản xuất nông, lâm nghiệp”.
Con người khai thác bề mặt đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, tạo nên sản
phẩm nuôi sống cả xã hội loài người. Trình độ khai thác đất đai gắn liền với sự
tiến hóa của xã hội. Quá trình đó làm cho con người gắn chặt với đất đai. Con
người ngày càng nhận thức và hiểu biết hơn về khoa học kỹ thuật để cải tạo đất,
biến đất xấu thành đất tốt.
Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người. Đất đai luôn luôn là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Không có đất đai thì không
có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không một quá trình lao động nào diễn ra và
cũng không thể có sự tồn tại của xã hội loài người.
Đất đai là cơ sở, là địa điểm của các thành phố, làng mạc, các công trình
công nghiệp, giao thông thủy lợi, các công trình phúc lợi khác, các cánh đồng con
người trồng trọt và chăn nuôi.
Đất đai là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giàu có của
mỗi quốc gia. Đất đai là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính như là sự
chuyển nhượng của cải qua các thề hệ và là nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng.

5


b. Đất đai với sự phát triển các ngành kinh tế
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ như một
tư liệu sản xuất đặc biệt. Tuy nhiên, đối với từng ngành cụ thể trong nền kinh tế
quốc dân, đất đai có những vị trí và vai trò khác nhau.
Trong ngành công nghiệp (trừ ngành khai khoáng), đất đai đóng vai trò là nền
tảng, cơ sở và là địa điểm để tiến hành các thao tác, các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Muốn xây dựng một nhà máy trước hết phải có địa điểm để xây dựng nhà
xưởng, kho, bến bãi, nhà làm việc, đường sá đi lại... Đó là điều kiện cần thiết
trước tiên để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp là sự phát
triển của các công trình xây dựng nhà ở cho dân cư cũng như sự phát triển kinh tế
và gia tăng dân số.
Trong nông nghiệp, đất đai có một vị trí cực kỳ quan trọng, là yếu tố hàng
đầu của ngành sản xuất này. Đối với nông nghiệp đất đai trở thành tư liệu sản xuất
chủ yếu đặc biệt không thể thay thế được, nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối
tượng lao động.
2.1.3 Phân loại đất theo mục đích sử dụng
Do đất đai được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội (nông
lâm nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ), cho nên các quốc gia trên thế
giới nhất thiết phải tiến hành việc phân loại đất đai nhằm nắm bắt được thực trạng
sử dụng và xu thế biến động đất đai, để từ đó đưa ra những định hướng điều chỉnh
việc sử dụng đất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế-xã hội.
Quỹ đất đai quốc gia được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển
kinh tế-xã hội với mỗi thời kỳ khác nhau. Các loại đất đai mới sẽ xuất hiện theo
quy luật kinh tế khách quan và phân loại đất đai cũng phải căn cứ trên các quy
luật kinh tế-xã hội khách quan để xác định các chỉ tiêu phân loại một cách có hệ
thống nhằm mô tả được thực trạng kinh tế xã hội khách quan và hiện trạng bề mặt
nhằm phản ánh được thực trạng đầu tư sử dụng đất đai, phát triển kinh tế-xã hội.
Quỹ đất đai được phân thành các loại đất đai theo mục đích sử dụng chính,
loại đất đai được hiểu như là một hệ thống các loại hình sử dụng đất đai có mối
quan hệ qua lại với nhau trong quá trình sử dụng cho một mục đích được xác định.
6


Ví dụ: đất nông nghiệp bao gồm đất đồng ruộng, đất giao thông nội đồng, đất kênh
mương nội đồng, đất sân phơi, kho tàng, trụ sở… những loại hình sử dụng này có
mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất đất nông nghiệp.
Theo Luật Đất đai 1993, quỹ đất đai quốc gia được phân loại thành 6 loại
đất theo mục đích sử dụng chính, cụ thể là:

+ Đất nông nghiệp;
+ Đất lâm nghiệp;
+ Đất chuyên dùng;
+ Đất đô thị;
+ Đất khu dân cư nông thôn;
+ Đất chưa sử dụng.
Theo Luật Đất đai 2003 có 3 nhóm đất chính:
+ Nhóm đất nông nghiệp: nông nghiệp và lâm nghiệp;
+ Nhóm đất phi nông nghiệp: chuyên dùng, đất ở đô thị, đất ở nông thôn;
+ Nhóm đất chưa sử dụng.
Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 181 quy định:
(1) Nhóm đất nông nghiệp được chia thành các phân nhóm sau
a) Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn
nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
c) Đất nuôi trồng thuỷ sản;
d) Đất làm muối;
đ) Đất nông nghiệp khác.
Đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và
các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không
trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại
động vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí
nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo
cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông
sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
(2) Nhóm đất phi nông nghiệp được chia thành các phân nhóm sau
7



a) Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất chuyên dùng bao gồm đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công
trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh
doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng.
Đất sử dụng vào mục đích công cộng là đất sử dụng vào mục đích xây dựng
công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, cảng đường thuỷ, bến phà, bến xe
ô tô, bãi đỗ xe, ga đường sắt, cảng hàng không; hệ thống cấp nước, hệ thống thoát
nước, hệ thống công trình thuỷ lợi, đê, đập; hệ thống đường dây tải điện, hệ thống
mạng truyền thông, hệ thống dẫn xăng, dầu, khí; đất sử dụng làm nhà trẻ, trường
học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường,
sân vận động, khu an dưỡng, khu nuôi dưỡng người già và trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn, cơ sở tập luyện thể dục - thể thao, công trình văn hoá, điểm bưu điện văn hoá xã, tượng đài, bia tưởng niệm, nhà tang lễ, câu lạc bộ, nhà hát, bảo tàng,
triển lãm, rạp chiếu phim, rạp xiếc, cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết
tật, cơ sở dạy nghề, cơ sở cai nghiện ma tuý, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân
phẩm; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng
hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo
vệ; đất để chất thải, bãi rác, khu xử lý chất thải;
c) Đất tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng; đất
có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
d) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
đ) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
e) Đất phi nông nghiệp khác.
Đất phi nông nghiệp khác là đất có các công trình thờ tự, nhà bảo tàng, nhà
bảo tồn, nhà trưng bầy tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hoá nghệ thuật và
các công trình xây dựng khác của tư nhân không nhằm mục đích kinh doanh mà
các công trình đó không gắn liền với đất ở; đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người
lao động; đất tại đô thị sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục
vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây
dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp
luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm

nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng kho,

8


nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,
máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
(3) Nhóm đất chưa sử dụng được chia thành các loại đất sau
a) Đất bằng chưa sử dụng;
b) Đất đồi núi chưa sử dụng;
c) Núi đá không có rừng cây.
2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
2.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Diện tích bề mặt của trái đất ước tính khoảng 510 triệu km2 (tương đương
với 51 tỉ hecta). Trong đó: đất liền và các hải đảo chiếm 15 tỉ hecta, còn lại là biển
và đại dương chiếm khoảng 36 tỉ hecta.
Bảng 2.1 Diện tích của các lục địa
STT
1
2
3
4
5
6
7

Diện tích (km2)
43.998.920
29.800.540
24.320.100

17.599.050
9.699.550
7.687.120
14.245.000
147.350.280

Tên châu lục
Châu Á
Châu Phi
Bắc Mỹ
Nam Mỹ
Châu Âu
Châu Úc
Châu Nam Cực
TỔNG CỘNG

Tỷ lệ (%)
29,86
20,22
16,50
11,94
6,58
5,22
9,67
100

Nguồn: Trần Công Tấu, 2006

Toàn bộ đất có khả năng canh tác nông nghiệp của thế giới 3,3 tỉ hecta
(chiếm 22% tổng số đất liền) còn 11,6 tỉ hecta (chiếm 78% tổng số đất liền) không

dùng cho sản xuất nông nghiệp được. Diện tích các loại đất không sử dụng được
cho nông nghiệp theo bảng sau:
Bảng 2.2 Các loại đất không sử dụng được cho nông nghiệp
STT
1
2
3
4
5
6
7

Diện tích (km2)
26.820.000
25.330.000
22.350.000
14.900.000
13.410.000
7.450.000
5.960.000
116.220.000

Loại đất
Ðất quá dốc
Ðất quá khô
Ðất quá lạnh
Ðất đóng băng
Ðất quá nóng
Ðất quá nghèo
Ðất quá lầy

TỔNG CỘNG

Nguồn: Trần Công Tấu, 2006

9

Tỷ lệ (%)
23,08
21,79
19,23
12,82
11,54
6,41
5,13
100


Ðất trồng trọt trên thế giới chỉ có 1, 5 tỉ hecta (chiếm 10,8% tổng số đất
đai, bằng 46% đất có khả năng nông nghiệp) còn 1, 8 tỉ hecta (54%) đất có khả
năng nông nghiệp chưa được khai thác.
Về mặt chất lượng đất nông nghiệp thì: đất có năng suất cao chỉ chiếm
14%, đất có năng suất trung bình chiếm 28% và đất có năng suất thấp chiếm tới
58%. Ðiều này cho thấy đất có khả năng canh tác nông nghiệp trên toàn thế giới
có hạn, diện tích đất có năng suất cao lại quá ít. Mặt khác mỗi năm trên thế giới
lại bị mất 12 triệu hecta đất trồng trọt cho năng suất cao bị chuyển thành đất phi
nông nghiệp và 100 triệu hecta đất trồng trọt bị nhiễm độc do việc sử dụng phân
bón và các loại thuốc sát trùng.
Như vậy, trên toàn thế giới diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp càng
ngày càng giảm dần, trong khi đó dân số càng ngày càng tăng. Vì vậy, để có đủ
lương thực và thực phẩm cung cấp cho nhân loại trong tương lai thì việc khai thác

số đất có khả năng nông nghiệp còn lại để sử dụng là vấn đề cần được đặt ra. Theo
các chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt cho rằng với sự phát triển của khoa học
và kỹ thuật như hiện nay thì có thể dự kiến cho đến năm 2100 thì con người mới
có thể khai phá hết diện tích đất có khả năng nông nghiệp còn lại đó.
2.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Đến năm 2005, cả nước có 24.822.560 ha thuộc nhóm đất nông nghiệp
(gồm các loại đất: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy
sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác), chiếm 74,94% tổng diện tích tự nhiên
cả nước và chiếm 88,44% tổng diện tích đất đang sử dụng vào các mục đích.
Việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã đem lại những hiệu quả nhất
định, sản lượng lương thực bình quân mỗi năm tăng hơn 1 triệu tấn. Lương thực
bình quân đầu người tăng đạt 480 kg, xuất khẩu trên 5 triệu tấn gạo năm 2005,
góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng đất
nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế như tiềm năng đất nông nghiệp chưa được
khai thác triệt để, thửa đất nông nghiệp còn manh mún và bị chia cắt quá nhỏ, làm
hạn chế tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
a. Giai đoạn 1980 - 1999
Đến năm 1999 đất nông nghiệp đã đưa vào sử dụng 8.416.600 ha (25,6%),
trong đó nhiều nhất là đất cây hàng năm 5.763,1 ha và ít nhất là đất đồng cỏ dung
vào chăn nuôi 64,7 ha (Bảng 2.3).

10


Bảng 2.3 Diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam qua các năm
Đvt: 1000 ha
Năm
Tổng diện tích đất nông nghiệp
1. Đất trồng cây hàng năm
- Trong đó : Đất lúa

Riêng lúa nước
Lúa nương
- Hệ số sử dụng đất (lần/năm)
- Diện tích gieo trồng
- Năng suất lúa (tạ/ha)
- Sản lượng lương thực (1.000 tấn)
Trong đó riêng lúa (1.000 tấn)
2. Đất trồng cây lâu năm
3. Đất vườn tạp
4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
5. Đất có mặt nước đang dùng vào
nông nghiệp

1980

1990

1995

6.913,4
5.974,2
4.672,5
-

549,5
-

6.993,2
5.339,0
4.108,8

3.966,4
142,4
1,52
8.104,5
31,9
21.488,5
19.255,2
1.045,2
-

117,5

266,7

7.993,7
5.624,4
4.328,1
4.113,6
214,5
1,66
9.336,5
36,9
27.570,9
24.963,7
1.418,2
556,5
67,5
327,0

1999

8.416,6
5.763,1
4.213,4
4.213,4
1,74
10.011,3
39,6
31.853,9
29.141,7
1.665,9
586,6
64,7
336,4

(*) Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005

Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người giảm từ 1.290 m2 (1980) xuống

1.159 m2 (1985) rồi tụt xuống 1.056 m2 (1990) và phục hồi dần trong thời kỳ 1991
- 1999 lên mức 1.081 m2 (1999).
Thời kỳ 10 năm (1981 - 1990) diện tích đất nông nghiệp ở mức xấp xỉ 7
triệu ha, sau 1990 bắt đầu tăng và 1999 đạt 8.416.600 ha, bình quân mỗi năm của
thời kỳ này tăng khoảng 18 - 19 vạn ha.
Riêng về đất trồng lúa ở các vùng đều phải chuyển một phần diện tích để
sử dụng vào mục đích khác nên trong 8 năm 1991 - 1999 chỉ riêng 3 vùng trung
du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ bị giảm không có
diện tích bù đã lên tới 130.487 ha, trong đó vùng châu thổ sông Hồng giảm
10.000 ha thường là diện tích đất trồng lúa tốt.
Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng mạnh ở các vùng Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên lên mức 675.205 ha trong 8 năm 1991 - 1999 đã và đang hình thành

những vùng sản xuất nguyên liệu tập trung lớn cho công nghiệp chế biến phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
b. Giai đoạn 2000 - 2005
Luật Đất đai năm 2003 ra đời xác định lại các loại đất làm cho diện tích đất
nông nghiệp trong tỉnh có nhiều thay đổi. Đến năm 2005, cả nước có 24.822.560

11


ha thuộc nhóm đất nông nghiệp (gồm các loại đất: đất sản xuất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác),
chiếm 74,94% tổng diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 88,44% tổng diện tích đất
đang sử dụng vào các mục đích.
Bảng 2.4 Hiện trạng sử dụng và biến động đất nông nghiệp qua các năm
Năm 2000
Stt

Chỉ tiêu
Diện tích đất nông nghiệp

Năm 2005

Diện tích

Cơ cấu

Diện tích

Cơ cấu


(ha)

(%)

(ha)

(%)

Tăng(+);
giảm(-)

20.939.679

100,00

24.822.560

100,00

+ 3.882.880
+ 438.068

1

Đất sx nông nghiệp

8.977.500

42,87


9.415.568

37,93

1.1

Đất trồng cây hàng năm

6.167.093

68,69

6.370.029

67,65

Đất trồng lúa

4.467.770

72,45

4.165.277

65,39

- 302.493

1.2


Đất trồng cây lâu năm

2.810.407

31,31

3.045.539

32,35

+ 235.132

2

Đất lâm nghiệp

11.575.027

55,28

14.677.409

59,13

+ 3.102.382

2.1

Đất rừng sản xuất


4.733.684

40,90

5.434.856

37,03

+ 701.072

2.2

Đất rừng phòng hộ

5.398.181

46,64

7.173.689

48,88

+ 1.775.508

2.3

Đất rừng đặc dụng

1.443.162


12,47

2.068.864

14,10

+ 625.702

3

Đất nuôi trồng thủy sản

367.846

1,76

700.061

2,82

+ 332.215

4

Đất làm muối

18.904

0,09


14.075

0,06

+ 4.829

5

Đất nông nghiệp khác

402

0,00

15.447

0,06

+ 15.045

+ 202.9

(*) Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005

Việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã đem lại những hiệu quả nhất
định, sản lượng lương thực bình quân mỗi năm tăng hơn 1 triệu tấn. Lương thực
bình quân đầu người tăng đạt 480 kg, xuất khẩu trên 5 triệu tấn gạo năm 2005,
góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng đất
nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế như tiềm năng đất nông nghiệp chưa được
khai thác triệt để, thửa đất nông nghiệp còn manh mún và bị chia cắt quá nhỏ, làm

hạn chế tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
2.2.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Đông Nam Bộ
*Về hiện trạng sử dụng: Theo số liệu kiểm kê tài nguyên đất năm 2005,
trong tổng 3.478.829 ha, thì sử dụng cho mục đích nông- lâm nghiệp chiếm
83,56% tổng diện tích, tương ứng với 2.906.931 ha, trong đó: đất sản xuất nông
nghiệp chiếm 55,32% nhóm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm 43,36% nhóm
đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 1,07% nhóm đất nông nghiệp, đất
làm muối chiếm 0,17% nhóm đất nông nghiệp và đất nông nghiệp khác chiếm
0,08% nhóm đất nông nghiệp. Sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp chiếm
12


×