Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tuần 20 giáo án lớp 3 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.46 KB, 41 trang )

Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

TUẦN 20
Thứ hai ngày 15 tháng 1 năm 2018
Tập đọc - Kể chuyện
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
*Tập đọc
- Đọc đúng: một lượt, ánh lên, trìu mến, lặng yên, lên tiếng, ...
- Bước đầu biết đọc phân biệt được người dẫn chuyện với lời các nhân vật ( người
chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ
của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp trước đây.
. (TL được các câu hỏi trong SGK)
*Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý.
- HS M3 +M4 kể lại đựoc toàn bộ câu chuyện.
2. Kĩ năng: *Kĩ năng sống: Rèn cho HS kỹ năng thể hiện sự tự tin.
- Hiểu các từ ngữ: Trung đoàn trưởng, Việt gian, thống nhất, vệ quốc quân, lán,...
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết gợi ý của chuyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:


TIẾT 1:

Hoạt động dạy
1. HĐ khởi động: (5 phút)

Hoạt động học

- HS hát bài: Quốc ca
- Lớp hát
- Gọi 3 em đọc bài “Báo cáo tổng ...”và trả lời - Học sinh thực hiện theo YC
câu hỏi.
- Giáo viên giới thiệu bài mới:
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu:
- Rèn đọc đúng từ: một lượt, ánh lên, trìu mến, lặng yên, lên tiếng, ...
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Trung đoàn trưởng, Việt gian, thống nhất, vệ quốc
quân, lán,...
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
Giáo viên:

1

Trường Tiểu học:



Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

a.Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Cho học sinh quan sát tranh.
- Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật (...)
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.

- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
- HS quan sát tranh minh hoạ.

- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng
câu trước lớp (2 lượt bài)
- Học sinh luyện từ khó (cá nhân,
- Luyện đọc từ khó: một lượt, ánh lên, trìu mến,
cả lớp).
lặng yên, lên tiếng, ...
Chú ý phát âm đối tượng HS M1
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa
- Giải nghĩa từ: Trung đoàn trưởng, Việt gian,
từ và luyện đọc câu khó.
thống nhất, vệ quốc quân, lán,...
+ Đặt câu với từ bảo tồn:
- Luyện câu:
+Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy,/ bọn trẻ
lặng đi.// Tự nhiên,/ ai cũng thấy cổ họng mình
nghẹn lại.//

Lượm bươcs tới gần đống lửa.// Giọng em rung
lên://
-Em xin được ở lại.//Em thà chết ở chiến khu/
còn hơn về ở chung./ ở lộn với tụi Tây,/ tụi Việt
gian...//
d. Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
*Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của
đối tượng M1
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các
nhóm
g. Đọc toàn bài.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

+ ….
- Học sinh hoạt động theo nhóm,
luân phiên nhau đọc từng đoạn
trong bài.
- Các nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm
đọc tốt.
- Lắng nghe.
- Học sinh đọc.

-HS tham gia thi đọc
-Hs bình chọn bạn thể hiện giọng
đọc tốt

-Lớp đọc đồng thanh

TIẾT 2:

3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu:
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của
các chiến sĩ nhỏ tuổi.
*Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý.
- HS M3 +M4 kể lại đựoc toàn bộ câu chuyện.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
*Việc 1:HS đọc đoạn bài +TLCH -> - Thực hiện theoYC
chia sẻ cặp đôi
*Việc 2: Đại diện từng HS đọc từng
Giáo viên:

2

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

đoạn bài + TLCH -> chia sẻ KQ trước
lớp
+ HS đọc đoạn 1 + lớp đọc thầm
+Đoạn 1.

-> Vài HS chia sẻ -> thống nhất ý kiến:
- Trung đoàn trưởng gặp các chiến sĩ
nhỏ làm gì?
+...thông báo cho các chiến sĩ nhỏ trở về
sống với gia đình...
+ Đoạn 2.
+ HS đọc đoạn 2 + lớp đọc thầm
- Trước ý kiến của chỉ huy các chiến sĩ -Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ
nhỏ thấy “Ai cũng thấy cổ họng mình khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến
nghẹn lại” vì sao?
khu,... không được tham gia chiến đấu
- Thái độ của các bạn nhỏ đó như thế -Lượm, Mừng và các bạn đều tha thiết xin
nào?
ở lại
-Vì sao Lượm và các bạn không muốn -Vì các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ,..
về?
-Mừng rất ngây thơ, chân thật,...
-Lời nói của Mừng có gì cảm động?
+ HS đọc đoạn 3 + lớp đọc thầm
+ Đoạn 3:
-...cảm động rơi nước mắt
-Thái độ của trung đoàn trưởng như thế
nào khi nghe lời van của các bạn?
+ HS đọc đoạn 4 + lớp đọc thầm
-Đoạn 4.
-Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ
-Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài.
giữa đêm rừng lạnh tối.
- tinh thần yêu nước, không quản ngại khó
/?/ Qua câu chuyện em hiểu gì về các khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi.

chiến sĩ nhỏ vệ quốc đoàn?
*Nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước,
- GV nhận xét, kết luận
không quản ngại khó khăn, gian khổ của
các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng
- Nêu nội dung chính của bài?
chiến chống thực dân pháp trước đây.
- HS chú ý nghe
- GV nhận xét, tổng kết bài
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Nhóm- Cả lớp
- Giáo viên đọc mẫu lần hai (đoạn 2)
- Vài HS đọc lại bài
- Hướng dẫn học sinh cách đọc nâng cao - Lớp theo dõi
+Đọc đúng đoạn văn: giọng xúc động, - Học sinh lắng nghe.
thể hiện thái độ sẵn sàng chịu đựng - HS đọc cá nhân -> chia sẻ trong nhóm
gian khổ, kiên quyết sống chết cùng
chiến khu của các chiến sĩ nhỏ tuổi
- Gọi vài nhóm đọc diễn cảm đoạn.
+ HS đọc theo YC
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- HS theo dõi, nhận xét cách đọc
- Gọi vài học sinh đọc diễn cảm đoạn 2. - 4HS thi đọc đoạn 2
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp -Bình chọn bạn đọc hay nhất
bình chọn học sinh đọc tốt nhất.

Giáo viên:

3

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

Lưu ý:
- Đọc đúng: M1, M2
- Đọc nâng cao: M3, M4
5. Hoạt động kể chuyện:( 15 phút)
* Mục tiêu:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý
- Đối với HS M3+ M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
a.GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập
*GV nêu nhiệm vụ:
- GV yêu cầu dựa theo tranh minh họa
kết hợp gợi ý với nội dung 4 đoạn trong - HS quan sát tranh minh hoạ kết hợp với
truyện kể lại toàn bộ câu chuyện.
4 gợi ý tương ứng với 4 đoạn
* Hướng dẫn HS kể chuyện theo
tranh kết hợp với gợi ý
- Gợi ý học sinh nhìn tranh kết hợp với gợi ý
để kể từng đoạn truyện
- 1 Học sinh đọc lại cả câu chuyện

- Gọi HS M4 kể đoạn 1
- 1 HS M4 kể mẫu theo tranh 1
- GV nhận xét, nhắc HS có thể kể theo -Lắng nghe
một trong ba cách
+Cách 1: Kể đơn giản, ngắn gọn theo
sát tranh minh họa kết hợp với gợi ý
+Cách 2: Kể có đầu có cuối như không
kĩ như văn bản
+Cách 3: Kể khá sáng tạo
*Tổ chức cho HS tập kể
- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét - Học sinh kết hợp tranh minh họa kết hợp
với gợi ý tập kể .
+HS kể chuyện cá nhân (Tự lựa chọn cách
- GV nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại kể )
cách kể.
+...
b. HD HS kể chuyện trong nhóm.
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
-HS kể chuyện trong nhóm (N2)
- GV đi từng nhóm quan sát HS kể + HS (nhóm 2) kể trong nhóm
chuyện.
+ 2 bạn trong nhóm chia sẻ,...
*Giúp đỡ đối tượng HS M1+M2
c. Hướng dẫn HS kể chuyện trước lớp.
- HS tập kể trước lớp .
- Đại diện 1 số nhóm kể chuyện
+Gọi đại diện các nhóm lên thi kể
- Các nhóm theo dõi, nhận xét
chuyện theo đoạn.
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước

lớp.
- > Lớp bình chọn người kể hay nhất
+Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương
những HS kể hay.
Giáo viên:

4

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

- Yêu cầu một số em kể lại cả câu - HSM3+ M4 kể chuyện
chuyện theo vai nhân vật
- Học sinh nhận xét, khen bạn
-GV nhận xét, đánh giá
5. HĐ tiếp nối: (5 phút)
- Qua câu chuyện này em hiểu gì về các (Rất yêu nước, không ngại khó không
chiến sĩ nhỏ tuổi?
ngại khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.)
- Về kể chuyện cho người thân nghe
- Lắng nghe
- Giáo viên chốt lại những phần chính - Lắng nghe và thực hiện
trong tiết học .
- Nhận xét tiết học
-Dặn học sinh về luyện đọc bài và
chuẩn bị bài: Chú ở bên Bác Hồ.

Điều chỉnh: ..................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Toán
ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu thế nào là điểm giữa hai điểm cho trước.Trung điểm của một
đoạn thẳng.
- HS làm được các BT: 1, 2
2. Kĩ năng:
3. Thái độ: GD HS chăm học toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp - cách thức tổ chức:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, khăn trải bàn, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng:
- Chuẩn bị bảng phụ, phiếu HT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
1.Hoạt động khởi động ( 3 phút)
- TBHT tổ chức chơi trò chơi:
“Nối đúng, nối nhanh”
400+20+5
9081
9000+80+1
2009
5000+300+40+7
425

2000+9
5347
8000+10
8010
- Giáo viên nhận xét, khen HS thực
Giáo viên:

Hoạt động học
- HS tham gia trò chơi
-> nhận xét, tuyên dương

5

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

hiện nhanh và đúng.
- Giới thiệu bài: Điểm ở giữa. Trung - Học sinh mở sách giáo khoa, trình
bày bài vào vở.
điểm của đoạn thẳng
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: ( 15 phút)
* Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết được điểm ở giữa hai điểm cho trước
- Bước đầu nhận biết được trung điểm của một đoạn thẳng
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
*Việc 1: Giới thiệu điểm ở giữa

-Vẽ hình như sách giáo khoa lên bảng. -Theo dõi. Nêu 3 điểm A,O, B thẳng hàng.
- Nhấn mạnh : A,O, B là 3 điểm thẳng
hàng theo thứ tự điểm A rồi đến điểm O
rồi đến điểm B.
- O là điểm ở giữa hai điểm A và B.
- Nêu điểm ở giữa.
* Lưu ý : Tìm điểm ở giữa hai điểm
phải thẳng hàng.
- Cho vài ví dụ khác.
-Lấy VD
*Việc 2: Giới thiệu trung điểm của
đoạn thẳng
- Vẽ lên bảng hình như SGK
- Theo dõi.
- M là điểm ở giữa của 2 điểm AB độ
dài AM=MB nên M được gọi là trung - HS nhắc lại.
điểm của đoạn thẳng AB
- Vẽ hình khác, YC HS nêu trung điểm - Tìm trung điểm (...)
-GV chốt kiến thức
3.Hoạt động thực hành: ( 15 phút)
* Mục tiêu:
- HS Vận dụng kiến thức làm được các BT 1, 2
* Cách tiến hành:
a. Bài tập 1:
Làm việc cá nhân- Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1+M2
Kiến thức về 3 điểm thẳng hàng
*GV chốt đáp án đúng


Giáo viên:

- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm vào phiếu học tập (cá nhân)
- Chia sẻ KQ trước lớp -> thống nhất KQ:
a) 3 điểm thẳng hàng: A,M,B; M,O,N và
C,N,D.
b) +) M là điểm giữa hai điểm A và B
+) N là điểm giữa hai điểm C và D
+) O là điểm giữa hai điểm M và N

6

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

b. Bài tập 2 : Làm việc nhóm- cả lớp
- GV gọi HS nêu YC
- Lớp làm vào phiếu bài tập

- 1 HS đọc bài
- HS thực hiện theo YC theo nhóm đôi
(phiếu HT)
- HS thống nhất kết quả trong nhóm (N 2)
- Gọi 2 nhóm chia sẻ bài làm

- Chia sẻ KQ trước lớp
- Lưu ý HS M1+ M2: trường hợp: Câu +) O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì:
nào đúng, câu nào sai.
A, O, B thẳng hàng
AO = OB =2 cm
+) M không là trung điểm của đoạn thẳng
CD vì M không là điểm giữa hai điểm C và
*GV kết luận
D,
(...)
*BTPTNL (M3+M4)
Bài tập 3 : Làm việc cá nhân
- HS đọc bài toán
-GV quan sát, giúp đỡ HS
- HS làm bài
*GVcủng cố về: trung điểm của đoạn
-HS báo cáo KQ với GV
thẳng
4..Hoạt động tiếp nối (2 phút)
- Nêu lại ND bài ?
+ Điểm ở giữa hai điểm cho trước; Trung điểm của một đoạn thẳng.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau: Luyện tập
- Đánh giá tiết học.
Điều chỉnh: ..................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Đạo đức
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ ( Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức. Giúp HS biết được:

- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp,
được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
- HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu
nhi quốc tế.
2. Thái độ: HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn bè thiếu nhi nước
khác.
3. Hành vi: - Biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè
* Điều chỉnh: Không yêu cầu HS đóng vai trong tình huống chưa phù hợp.
Giáo viên:

7

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, khăn trải bàn, động não
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)

- Hát bài “Tiếng chuông và ngọn cờ” nhạc và lời - Học sinh hát tập thể.
của Phạm Tuyên.
+Vì sao phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?
+Vì thiếu nhi VN và thiếu nhi thế
giới đều là anh em, bạn bè do đó
cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau.
- Nhận xét chung. Tuyên dương học sinh.
-HS nhận xét
- Giới thiệu bài mới, ghi tựa bài lên bảng: - HS lắng nghe, ghi bài vào vở
“Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế” (T.2)
2. HĐ thực hành: (27 phút)
*Mục tiêu.
- Tạo cơ hội cho hs thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến được thu nhận thông tin,
được tự do kết giao bạn bè.
*Cách tiến hành:
Việc 1: Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu
đã sưu tầm được về đoàn kết với TNQT
Làm việc theo nhóm -> Chia sẻ trước lớp
-Ngồi theo nhóm
- T/c trưng bày tranh ảnh và các tư liệu sưu tầm - Hs trưng bày tranh, ảnh và các
được.
tư liệu đã sưu tầm được.
- Cả lớp đi xem, nghe các nhóm
hoặc cá nhân giới thiệu tranh
- Gv nhận xét khen các hs nhóm học sinh đã sưu ảnh, tư liệu và nhận xét, chất
tầm được nhiều tư liệu hoặc
vấn.
Việc 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị
với thiếu nhi các nước.

Làm việc theo nhóm -> Chia sẻ trước lớp
- TC cho hs viết thư theo nhóm
- Hs viết thư theo nhóm nên cả
nhóm thảo luận lựa chọn và
quyết định xem nên gửi thư cho
các ban thiếu nhi nước nào (VD
các nước đang gặp khó khăn. đói
nghèo, dịch bệnh, chiến tranh,
Giáo viên:

8

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

tiên tai sóng thần…)
- Yêu cầu cả lớp trao đổi nhận xét và bổ sung nội - Nội dung thư sẽ viết những gì?
dung.
- Tiến hành viết thư ( một bạn số
lá thư ký, ghi chép ý của các bạn
- Giáo viên kết luận .
đóng góp)
- Thông qua nội dung thư cho
các nhóm nghe và ký tên tập thể
vào thư.
- Cử người sau giờ học ra bưu

điện gửi thư.
Việc 3: Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với
thiếu nhi quốc tế.
-Hs múa hát, đọc thơ, kể chuyện,
Làm việc cá nhân -> Cả lớp
diễn tiểu phẩm… về tình đoàn
kết với thiếu nhi Quốc tế.
- Khuyến khích HS M1+ M2 chia sẻ
+HS lên chia sẻ trước lớp. –Cácbạn
*GV KL chung: thiếu nhi VN và thiếu nhi các khác nhận xét, biểu dương
nước tuy khác nhau về màu da ngôn ngữ, điều
kiện sống. Song đều là anh em bạn bè, cùng là
chủ nhân tương lai của thế giới, vì vậy chúng ta
cần phải đoàn kết, hữu nghị với TNTG
3. HĐ Tiếp nối: (3 phút)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà thực hành theo điều đã học.
- Chuẩn bị bài: Tôn trọng khách nước ngoài (T1)
Điều chỉnh: ..................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2018
Tập đọc
CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Đọc đúng: dài dằng dặc, đảo nổi, Kon Tum, Đắk Lắck, đỏ hoe
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đoạc mỗi dòng thơ, khổ thơ
- Hiểu ND: Em bé ngây thơ nhớ chú bộ đội đã lâu không về nên nhắc nhở chú. Chú

đã hy sinh, chú ở bên Bác Hồ. Bài thơ thể hiện tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn
của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc ( Trả lời được
các CH trong SGK; thuộc bài thơ).
2. Kĩ năng:
Giáo viên:

9

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

- Rèn kĩ năng đọc hiểu
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài:Trường Sơn, Trường Sa, Kon Tum, Đắk Lắck
* Kĩ năng sống: Rèn kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho HS.
3.Thái độ: Biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép khổ thơ 1, bản đồ VN
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động khởi động: ( 2 phút)

- Lớp hát bài: Chú bộ đội đi xa
- GV kiểm tra HS đọc nối tiếp kể lại 4 đoạn của bài “Ở lại với chiến khu".
+ 4 em lên tiếp nối kể lại các đoạn của bài.
+ Nêu nội dung câu chuyện.
- GV nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK, quan sát tranh minh họa…ghi đầu bài lên bảng
2. Hoạt động luyện đọc: ( 15 phút)
* Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn bài.
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
Cặp đôi
Cả lớp
a. GV đọc toàn bài.
*Đọc mẫu bài thơ
- Học sinh lắng nghe.
- GV đọc 2 khổ thơ đầu với giọng ngây
thơ, hồn nhiên, thể hiện sự băn khoăn,
thắc mắc rất đáng yêu của bé Nga. Khổ
cuối đọc với nhịp chậm, trầm lắng, thể
hiện sự xúc động nghẹn ngào của bố mẹ
bé Nga khi ngứ đến người đã hi sinh.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp
giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu (đọc 2 dòng thơ)
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ
- HD đọc phát âm từ khó: dài dằng dặc, - Đọc cá nhân, cả lớp đọc ĐT các từ khó.
đảo nổi, Kon Tum, Đắk Lắck, đỏ hoe,...
- GV hướng dẫn 1 số câu khó:(bảng
phụ).
* Lưu ý: giúp đỡ HS M1+M2 ngắt nghỉ
đúng nhịp thơ

Chú Nga đi bộ đội/
Sao lâu quá là lâu! //
Nhớ chú,/ Nga thường nhắc://
Giáo viên:

10

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

- Chú bây giờ ở đâu?//
(…)
- Nhận xét cách đọc phát âm, cách ngắt
nhịp thơ của HS.
* Đọc từng khổ thơ trước lớp.
* Lưu ý: giúp đỡ HS M1 đọc khổ thơ
- Gọi HS đọc từng khổ thơ trước lớp .
- Nhắc nhớ học sinh ngắt nghỉ hơi đúng
nhịp
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từng từ ngữ
mới và địa danh trong bà: Trường Sơn,
Trường Sa, Kon Tum, Đắk Lắck
*Đọc từng khổ thơ trong nhóm
- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ trong
nhóm
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

*GVKL
+GV đọc diễn cảm bài thơ, giọng đọc
nghẹn ngào
+ Nhấn giọng từ ngữ biểu cảm thể hiện
tình cảm qua giọng đọc.

- Nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
- Tìm hiểu nghĩa của từ mới SGK
+Đặt câu với từ Trường Sa: ...
Bố em đang đi công tác ở dảo Trường
Sa.
-HS đọc từng khổ thơ trong nhóm (N2).
- Cả lớp đọc ĐT toàn bài.

3. Hoạt động tìm hiểu bài: ( 6 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài thông qua việc trả lời các câu hỏi.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ.
-HS đọc thầm bài thơ
-HS trả lời câu hỏi-> trao đổi với bạn
cùng bạn-> chia sẻ trước lớp
Dự kiến kết quả chia sẻ:
-1HS đọc khổ 1, 2.
- Một HS đọc thành tiếng khổ thơ 1, 2
+ Những câu nào cho thấy cháu Nga rất
mong nhớ chú?
- Cả lớp đọc thầm khổ thơ 3.
+ Khi Nga nhắc đến chú thái độ của Ba
và mẹ ra sao?
+GV giải thích thêm từ bàn thờ (nơi thờ

cúng những người đã mất: con cháu,
người thân thắp hương tưởng nhớ vào
những ngày giỗ Tết)
+ Vì sao chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc đựơc
nhớ mãi.
- GV chốt lại: Vì những chiến sĩ đó đã
hiến dâng cuộc đời mình cho hạnh phúc
và bình yên của ND, cho độc lập dan tộc
của tổ quốc.

Giáo viên:

+ Chú Nga đi bộ đội sao lâu quá là lâu.
-HS đọc thầm
+ Mẹ thương chú khóc đỏ hoe mắt, bố
nhớ chú ngước lên bàn thờ

+ Vì những chiến sĩ đó đã hiến dâng cả
cuộc đời cho HP và sự bình yên của nhân
dân.
-HS chú ý

11

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018


4. Hoạt động học thuộc lòng bài thơ ( 10 phút)
* Mục tiêu: HS đọc thuộc lòng bài thơ
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Cả lớp
Lưu ý: lệnh cho HS làm việc cá nhân

chia sẻ trước lớp

- Gv mời một số Hs đọc lại toàn bài thơ - Hs đọc lại toàn bài thơ.
bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs học thuộc khổ thơ +...
mình thích.
- HS thi đua học thuộc lòng từng khổ thơ - Hs thi đua đọc thuộc lòng từng khổ của
bài thơ.
của bài thơ
- TBHT xóa dần bảng hoặc che giấy dần
bài thơ.
- TBHT mời 2 bạn thi đua đọc thuộc lòng
cả bài thơ
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
Lưu ý:
- Đọc thuộc, đọc đúng, to và rõ ràng bài
thơ: M1, M2
- Đọc thuộc, đọc hay bài thơ: M3, M4

- HS thực hiện theo lệnh của TBHT
- HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
+ 2 đến 4 Hs đọc thuộc lòng bài thơ.
- Hs nhận xét.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng,

hay.

5. Hoạt động tiếp nối (2 phút)
- ND bài thơ nói gì ?
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị: Ông tổ nghề thêu
- Đánh giá tiết học.
Điều chỉnh: ..................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Chính tả (Nghe – viết)
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Viết đúng: Đoàn Vệ quốc quân, sông núi, bay lượn, rực rỡ, lòng người, một lần,
nào, lui, lớp lớp, lửa, lạnh tối, lên.
- HS nghe - viết lại chính xác đoạn cuối bài Ở lại với chiến khu; Trình bày
đúng hình thức văn xuôi.
- HS Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x phân biệt vần
uôt/uôc. BT2a.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết đúng và đẹp.
3. Thái độ: Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
Giáo viên:

12

Trường Tiểu học:



Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân, cặp đôi.
2. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết 2 lần nội dung của BT 2a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
-Lớp hát “Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi. ...” -Lớp hát
- Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn?
- Học sinh trả lời.
- Gọi HS đọc và viết các từ
- 1 HS đọc 3 HS lên bảng viết,
+liên lạc, nắm tình hình, ném lừu đạn ,…
HS khác viết vào bảng con.
- Lắng nghe
- N.xét bài làm của học sinh, khen em viết tốt.
- Mở sách giáo khoa.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp

- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả, đọc - Học sinh lắng nghe
chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và - Học sinh trả lời từng câu hỏi
cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
của giáo viên. Qua đó nắm được
nội dung đoạn viết, cách trình
bày, những điều cần lưu ý:
+Bài hát trong đoạn văn cho ta biết điều gì?
+ Lời bài hát cho thấy sự quan
tâm chiến đấu, sãn sàng chịu gian
khổ hy sinh để bảo vệ tổ quốc.
+ Như cách trình bày của một
* HD cách trình bày:
+ Đoạn viết lời bài hát được trình bày như thế đoạn thơ, các chữ đầu mỗi dòng
thơ viết thẳng hàng với nhau...
nào?
+ Những chữ đầu câu, Đoàn Vệ,...
+ Trong đoạn văn còn có những chữ nào viết hoa?
- Học sinh đọc .
- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con
+ HS tìm từ khó,viết từ khó: Một
và viết các tiếng khó.
lần, nào, sông núi, lui, lớp lớp,
- HS tìm từ khó viết, dễ lẫn
lửa, lạnh tối, lòng người, lên.
+ HS viết bảng con các từ : Một
- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng lần, nào, sông núi, lui, lớp lớp,
con.
lửa, lạnh tối, lòng người, lên.
- 1 số HS luyện viết vào bảng lớp

- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.
- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.
- Học sinh lắng nghe.
- HS nêu những điểm (phụ âm l/n), hay viết sai.
- Giáo viên nhận xét.
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu:
Giáo viên:

13

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

- Học sinh viết lại chính xác đoạn cuối bài: “Ở lại với chiến khu” sgk trang 14.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần - Lắng nghe
thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở.
Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô; ngồi viết đúng
tư thế, cầm viết đúng qui định.
- Giáo viên đọc từng câu cho học sinh viết.
- Học sinh viết bài vào vở
*Lưu ý đối tượng HS M1+ M2 về:
- Tư thế ngồi; Cách cầm bút;Tốc độ viết; Lưu ý
khi viết phụ âm l/n

4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)
*Mục tiêu:
- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Giáo viên đọc lại cho học sinh soát lỗi
- Học sinh đổi chéo vở chấm cho
nhau.
- Hướng dẫn học sinh chấm chữa bài.
- Học sinh sửa lỗi viết sai xuống
cuối vở bằng bút mực.
- Giáo viên chấm 5-7 bài và nhận xét cách trình - Lắng nghe
bày và nội dung bài viết của học sinh.
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu: - Làm đúng BT điền tiếng có phụ âm s/x , BT điền vần uôt/uôc (BT2a)
*Cách tiến hành:
Bài 2a: Hoạt động cá nhân-> cả lớp
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức h/s thi làm bài nhanh .
- Học sinh thi làm bài nhanh ->
chia sẻ trước lớp
*Dự kiến đáp án:
- Chữa bài và tuyên dương, giải thích các câu - Sấm và sét; sông
thành ngữ trong bài
- Giáo viên nhận xét chữa sai.
- GV chốt lời giải đúng :
µBài tập PTNL:
Bài tập 2b (M3+M4):
HS đọc nhẩm YC bài
-Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả

+ Học sinh tự làm bài vào vở BT
-GV chốt đáp án đúng
rồi báo cáo với giáo viên.
6. HĐ tiếp nối: (3 phút)
- Cho học sinh nêu lại tên bài học
- Học sinh nêu
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, - Quan sát, học tập.
không mắc lỗi cho cả lớp xem.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em viết - Lắng nghe
chữ đẹp, trình bày cẩn thận, tiến bộ
- Nhắc nhở HS mắc lỗi chính tả về nhà viết lại
- Lắng nghe và thực hiện.
-Xem trước bài chính tả sau: Trên đường mòn
Giáo viên:

14

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

Hồ Chí Minh
Điều chỉnh: ..................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Toán
LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
- HS làm được các BT: 1,2.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của
một đoạn thẳng.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tính chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Hình thức dạy học cả lớp, nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị cho bài 2: thực hành gấp giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
1.Hoạt động khởi động ( 3 phút)
- Cho HS hát: Tới lớp tới trường
- Cho HS lên bảng vẽ:
+ M là trung điểm của AB
+ O là trung điểm của PQ
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên
bảng: Luyện tập

Hoạt động học
-Lớp hát tập thể
- HS thực hiện theo YC
-HS nhận xét
-Lắng nghe
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình

bày bài vào vở.

3.Hoạt động thực hành: ( 30 phút)
* Mục tiêu:
- Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng
- Thực hành gấp giấy tìm trung điểm đoạn thẳng
- HS làm được các bài tập: 1 ,2
* Cách tiến hành:
*Việc 1: Ôn trung điểm của đoạn
thẳng
Bài tập 1: Làm việc cả lớp
a)-Yêu cầu HS tìm trung điểm và nêu - Thực hiện tìm trung điểm, nêu cách tìm
cách tìm.
+ HS xác định trung điểm của đoạn thẳng.
-HS chia sẻ các bước thực hiện YC của
bài

Giáo viên:

15

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

- GV KL kết quả đúng
b)Yêu cầu HS tìm trung điểm.

-GV cùng cả lớp nhận xét
Bài tập 2 :
Làm việc cá nhân
- GV gọi HS đọc bài toán
- YC 1 HS lên bảng thực hành chia
đôi đoạn thẳng đã cho sau đó tìm
trung điểm.
- YC cả lớp cùng gấp.
- GV chấm, nhận xét, chữa bài
*Lưu ý trợ giúp cho HS M1 hoàn
thành nội dung học tập

+ Bước 1: Đo độ dài cả đoạn AB.
+ Bước 2: Chia độ dài đoạn AB thành 2
phần bằng nhau.
+ Bước 3: Xác định trung điểm M của
đoạn AB.
-Tìm trung điểm đoạn AB.
+HS thực hiện cá nhân => chia sẻ cách
làm
-1HS đọc YC
-1HS thực hiện trên bảng
- Làm bài cá nhân
-HS chia sẻ cách gấp tờ giấy sao cho đoạn
thẳng AD trùng với đoạn thẳng BC
- Đánh dấu trung điểm I của đoạn thẳng
AB và trung điểm K của đoạn thẳng DC

*BTPTNL (M3 +M4)
+Tìm trung điểm của một đoạn dây

- HS thực hành
(gấp đôi đoạn dây đó)
+ Tìm trung điểm của một thước kẻ -Báo cáo kết quả với GV
có vạch chia 20cm ( trung điểm ở
vạch 10cm)
4..Hoạt động tiếp nối (2 phút)
- Nêu các bước tìm trung điểm của đoạn thẳng
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau: So sánh các số trong phạm vi 10 000
- Đánh giá tiết học.
Điều chỉnh: ..................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Tự nhiên và Xã hội
ÔN TẬP VỀ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS : Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
- Kể với bạn bè về gia đình nhiều thế hệ, trường học, cuộc sống xung quanh.
2. Kĩ năng: diêm hay bật lửả các đồ vật dễ cháy nổ…) được cất gọn gàng,…
3. Thái độ: Yêu quý gia đình, trường học, Có ý thức bảo vệ môi trường và cộng
đồng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp: Quan sát, PP luyện tập thực hành, PP thảo luận nhóm.
2. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:

16

Trường Tiểu học:



Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

- Các câu hỏi có liên quan đến chủ đề xã hội
- Tranh ảnh về chủ đề xã hội.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Lớp hát bài “ Mái trường mến yêu”
- Lớp hát tập thể
- Gv KT kiến thức cũ:
+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của -HS thực hiện theo YC
-HS nhận xét
con người ?
+ Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh
viện, nhà máy,… cần cho chảy ra đâu ?
- HS ghi bài vào vở
- GV NX, tuyên dương -> kết nối nội dung bài
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới (20 phút)
*Mục tiêu:
- Kể tên các kiến thức xã hội đã học về xã hội.
- Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh (phạm
vi tỉnh )
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân => cặp đôi => cả lớp
- Giáo viên đưa ra một số câu hỏi liên quan đến chủ đề xã
hội, mỗi câu hỏi được viết vào một tờ phiếu nhỏ
- Một số câu hỏi gợi ý :
- HS làm việc cá

+Trong mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ ?
nhân theo gợi ý
+Những người thuộc họ nội gồm những ai? Những người - HS chia sẻ cặp đôi
thuộc họ ngoại gồm những ai?
-TBHT điều hành
+Kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà cho lớp chia sẻ nội
chính các em đã chứng kiến hoặc biết được qua thông tin đại dung HT trước lớp
chúng ?
- HS lắng nghe-> bổ
+Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung sung ý kiến.
trong nhà của mình?
+Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa … nên
được cất giữ ở đâu trong nhà? Bạn sẽ nói thế nào với bố, mẹ
hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun
nấu của gia đình.
+ Kể tên các môn học mà em được học ở trường ?
+Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học
tập
+Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi
và trong thời gian nghỉ giữa giờ ?
+Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,
… cấp tỉnh
Giáo viên:

17

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3


Năm học 2017 - 2018

+Kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh.
+Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền
hình.
+Kể về hoạt động nông nghiệp ở nơi em đang sống.
+Kể về hoạt động công nghiệp ở nơi em đang sống.
+Nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị
+Kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô
thị thường làm
+Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại
như thế nào ?
+Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại
gì đối với sức khoẻ con người ?
+Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ?
+Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ?
+Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em
+Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho
nhà tiêu luôn sạch sẽ ?
+Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm
ô nhiễm môi trường ?
+Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con
người ?
+Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà
máy, … cần cho chảy ra đâu ?
*Chú ý: Khuyến khích HS M1 tham gia vào hoạt động chia
sẻ nội dung học tập
*GV chốt kiến thức bài học
3.Hoạt động nối tiếp (2 phút)

- Gọi HS đọc ND cần biết cuối bài.
- Chuẩn bị bài : Thực vật
Điều chỉnh: ..................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
_________________________________________________________________
Thứ tư ngày 17 tháng 1 năm 2018
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC. DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc đẻ xếp đúng các nhóm (BT1).
- Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3)
Giáo viên:

18

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu hợp lí
3. Thái độ: Yêu thích học và tìm hiểu tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân, nhóm 4
2. Đồ dùng dạy học:
- GV chuẩn bị phần tóm tắt tiểu sử của 13 vị anh hùng được nêu ở BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Lớps chơi trò chơi: “Dấu câu”
- Học sinh tham gia chơi.
- HS nêu:
+ Nhân hoá là gì?
-2 HSTL
+ Nêu ví dụ về những con vật được nhân hoá -HS dưới lớp theo dõi nhận xét
trong bài "Anh Đom Đóm"
- GV đánh giá ý thức ôn bài của HS
- Lắng nghe
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng...
- Học sinh mở sách giáo khoa và
vở Bài tập
2. HĐ thực hành (27 phút)
*Mục tiêu:
- Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc đẻ xếp đúng các nhóm (BT1).
- Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3)
-HS M3+M4 làm thêm BT2
*Cách tiến hành:
* Việc 1: Mở rộng vốn từ về Tổ Quốc
Bài tập 1: HĐ nhóm đôi -> Chia sẻ trước lớp
-1HS nêu yêu cầu BT:
- Gọi 1 em đọc đầu bài
- HS làm vào phiếu bài tập.

- Cho HS làm bài (phiếu HT-N2)
+ Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: đất - Đại diện 2HS lên chia sẻ trước lớp
nước, xây dựng, nước nhà, giữ gìn, non sông, *Dự kiến kết quả
gìn giữ, kiến thiết, giang sơn.
a)đồng nghĩa với từ Tổ quốc: đất
- GV giúp đỡ HS M1+M2:
nước, nước nhà, non sông, giang sơn
- Gắn kết quả, chữa bài
b) Từ cùng nghĩa với từ Bảo vệ: Giữ
- GV–HS nhận xét, bổ sung
gìn, gìn giữ
c) Từ cùng nghĩa với từ Xây dựng:
Xây dựng, kiến thiết
-HS đặt câu với từ xây dựng
+ Chúng em quyết tâm học thật tốt
để xây dựng tập thể 3A vững mạnh.
-Lớp nhận xét thống nhất KQ
Bài tập 3: HĐ cá nhân-> cả lớp
- 1 em đọc bài tập, lớp đọc thầm.

- Gọi 1 em đọc đầu bài
Giáo viên:

19

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3


Năm học 2017 - 2018

- HS làm bài cá nhân -> chia sẻ trước lớp
+ Đặt thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong
mỗi câu in nghiêng.
- GV nói thêm về anh hùng Lê Lai.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*GV theo dõi, giúp đỡ đối tượng M1 hoàn
thành BT
- Gv nhận xét chữa bài cho hs
-GV củng cố về cách sử dụng dấu phẩy trong
câu,...
*BTPTNL( M3+M4)
Bài tập 2:
- Giáo viên quan sát, trợ giúp cho HS
-GV lưu ý cho HS: Viết vắn tắt những điều em
biết về một số vị anh hùng dân tộc
- GV nhắc HS kể tự do, thoải mái, ngắn gọn(...)
3. HĐ Tiếp nối: (5 phút)
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
Lưu ý đối tượng M1, M2.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết
học.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những học
sinh có tinh thần chia sẻ bài học.
- Nhắc nhở học sinh về nhà xem lại bài đã làm,
chuẩn bị bài sau: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả
lời câu hỏi: Ở đâu?

- HS làm bài cá nhân, chia sẻ

trước lớp.

Thống nhất KQ
- 2 HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu
đúng..

- HS đọc đầu bài
- HS thực hiện YC BTvào vở BT
-HS báo cáo KQ với GV

- 1, 2 học sinh nhắc lại
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện.

Điều chỉnh: ..................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Toán
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10000
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
- HS làm được các BT: 1 ( a ), BT2.
2. Kĩ năng: so sánh các đại lượng cùng loại
3.Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích học toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, kĩ thuật khăn trải bàn.
Giáo viên:

20

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

- Hình thức dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp.
2. Đồ dùng dạy học: Phấn màu, phiếu BT.PTNL (bài 1b. Bài 3)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động khởi động ( 3 phút)
- Lớp hát tập thể: Em yêu trường em.
- Kiểm tra kiến thức về điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
+2HS lên bảng xác định trung điểm của đoạn thẳng AB và CD.
+ Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Kết nối nội dung bài học.
2.Hoạt động hình thành kiến thức: (15 phút)
* Mục tiêu:
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
* HD HS nhận biết dấu hiệu và cách
so sánh 2 số trong phạm vi 10 000.

+ So sánh 2 số có số chữ số khác
nhau:
- Giáo viên ghi bảng:
-HS QS
999 … 10 000
- 1HS lên bảng điền dấu, chia sẻ.
- Yêu cầu HS điền dấu ( <, = , > ) thích + 999 < 1000, vì số 999 có ít chữ số
hợp rồi chia sẻ
hơn 1000 (3 chữ số ít hơn 4 chữ số ).
+Muốn so sánh 2 số có số chữ số khác + Đếm: số nào có ít chữ số hơn thì bé
nhau ta làm thế nào ?
hơn và ngược lại.
- Yêu cầu so sánh 2 số 9999 và 10 000 - HS tự so sánh: 9999 < 10 000
- Yêu cầu nêu cách so sánh.
- So sánh hai số có số chữ số bằng nhau
+ Yêu cầu HS so sánh 2 số 9000 và + HS làm vào giấy nháp, chia sẻ.
8999.
+ HS so sánh chữ số ở hàng nghìn vì
9>8 nên 9000>8999
6579<6580.
- GV chốt kiến thức khi so sánh các số -Thống nhất cách so sánh trong từng
trong phạm vi 10 000:
trường hợp (2 số có cùng số chữ số
+ Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé và,...)
hơn (ngược lại)
+ Nếu hai số có cùng chữ số thì so sánh
từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ
trái sang phải
+Nếu hai số có cùng số chữ sốvà từng
cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống

nhauthif hai số đó bằng nhau
Giáo viên:

21

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

3.Hoạt động thực hành: ( 15 phút)
* Mục tiêu:
-Vận dụng kiến thức làm bài tập làm được các BT 1 ( a ), BT2.
* Cách tiến hành:
a. Bài tập 1:
Làm việc cá nhân – Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn
thành BT

-2 HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm vào phiếu HT(cá nhân)
- Đại diện 2HS lên bảng gắn phiếu lớn
- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả
1942 > 998
6742 >6722
*GV củng cố cách so sánh các số trong 1999 < 2000 900+ 9= 9009

phạm vi 10 000
b. Bài tập 2 (dòng 1):
Kĩ thuật khăn trải bàn (N6)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS thực hiện theo ba + HS làm cá nhân (góc phiếu cá nhân)
bước của kĩ thuật khăn trải bàn
+ Hs thảo luận KQ, thống nhất KQ ghi
-> GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng vào phần phiếu chung
M1 hoàn thành BT
+ Đại diện HS chia sẻ trước lớp
- GV lưu ý một số HS M1 về cách so a) 1km >985m b) 60 phút = 1 giờ
sánh các đại lượng
600cm = 6m
50 phút < 1 giờ
* GV. Củng cố cách so sánh.
797mm < 1m
70 phút > 1 giờ
* BT.PTNL( HSM3 +M4)
-HS đọc nhẩm YC
. Bài tập 1b
-HS thực hiện YC bài vào phiếu HT
. Bài tập 3
-Báo cáo KQ với GV
- GV kiểm tra KQ làm bài của HS
3a.Tìm số lớn nhất trong các số: 4753
3b.Tìm số bé nhất trong các số: 6019
4..Hoạt động tiếp nối (2 phút)
- Nêu lại ND bài ?
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau: Luyện tập( T.101)

- Đánh giá tiết học.
Điều chỉnh: ..................................................................................................................
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tập viết
ÔN CHỮ HOA N (TT)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Viết đúng chữ hoa N( 1 dòng Ng),V,T (1dòng);
- Viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1dòng)
Giáo viên:

22

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

- Viết câu ứng dụng:(1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
2. Kĩ năng: Rèn chữ viết đúng, viết nhanh và đẹp.
3.Thái độ: Có ý thức giữ vở sạch, yêu thích luyện chữ đẹp.
II.CHUẨN BỊ
1. Phương pháp: Hỏi đáp, Quan sát, Làm mẫu, Thực hành – Luyện tập
2. Đồ dùng:
- Mẫu chữ viết hoa : N (Nh).

- Tên riêng Nguyễn Văn Trỗi
- Bảng phụ viết: Nhiễu điều ....thương nhau cùng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động: ( 3 phút)
- Hát tập thể “ Chữ càng đẹp, nết càng ngoan”
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
+ Hai em lên bảng viết từ : Nhà Rồng
+ Viết câu ứng dụng: Nhớ Sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà.
+ Lớp viết vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động nhận diện đặc điểm và cách viết chữ, câu ứng dụng: ( 10 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách viết đúng chữ hoa, tên riêng, câu ứng dụng.
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
Hướng dẫn viết trên bảng con
* Việc 1: Hướng dẫn viết chữ hoa:
- Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa có
trong bài.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết
từng chữ .

- Các chữ hoa có trong bài: Nh, (Ng,
Nh),V, T,( TR)
- Học sinh theo dõi giáo viên viết mẫu.
+ Lưu ý điểm đặt bút, điểm dừng bút

+ Chú ý các nét khuyết trên và khuyết
dưới, ...

- HS tập viết trên bảng con Nh, (Ng,
- Yêu cầu học sinh tập viết vào bảng con Nh),V, T,( TR)
các chữ vừa nêu.
* Việc 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng
- Yêu cầu đọc từ ứng dụng
Giáo viên:

- Đọc từ ứng dụng
23

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

+ GV giới thiệu: Nguyễn Văn Trỗi là anh - Lắng nghe để hiểu thêm về nhân vật
hùng liệt sĩ thời chống Mỹ, Anh quê Điện Nguyễn Văn Trỗi
Bàn ,Tỉnh Quảng Nam
- GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. Sau
đó hướng dẫn các em viết bảng con (1-2
-HS viết từ ứng dụng:
lần)
+ Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng):
Nguyễn Văn Trỗi.
* Việc 3: HD viết câu ứng dụng:

- HS đọc câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
+ Giúp HS hiểu nội dung câu ứng dụng
Người trong một nước phải thương
-Luyện viết câu ứng dụng :
nhau cùng”.
+ Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa
( Nhiễu, Người) là chữ đầu dòng.
-Yêu cầu viết tập viết trên bảng con:
- Cả lớp tập viết vào bảng con.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
- Lớp thực hành viết chữ hoa trong câu
Người trong một nước phải thương nhau
ứng dụng trên bảng con.
cùng”.
-Nhận xét, đánh giá
3. Hoạt động thực hành viết trong vở:( 15 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS viết đúng chữ hoa, tên riêng, câu ứng dụng.
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - Cá nhân
Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
- Nêu yêu cầu, cho HS viết vào vở:
-Lớp thực hành viết vào vở theo
- Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết, hướng dẫn của giáo viên.
cách viết các con chữ và câu ứng dụng - Viết chữ Ng : 1dòng.
- Viết chữ V, T: 1dòng.
đúng mẫu.
- Viết tên riêng Nguyễn Văn Trỗi :
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong
2 dòng

vở tập viết 3, tập một.
- Viết câu thơ 2 lần
* Lưu ý theo dõi và giúp đỡ đối tượng - HS viết bài vào vở
M1. M2:GV chú ý hướng dẫn viết đúng
nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các
chữ
4. Hoạt động nhận xét, đánh giá bài viết: ( 5 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS nhận ra lỗi sai khi chưa viết đúng cỡ chữ, từ, câu ứng dụng.
* Cách tiến hành:
- Thu và chấm bài 7 đến 10 bài.
- Đánh giá, nhận xét, tuyên dương Hs viết có cố gắng
5. Hoạt động tiếp nối: ( 2 phút)
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Trưng bày một số bài có tiến bộ cho cả lớp lên tham khảo.
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh viết nét khuyết, chữ hoa tiến bộ.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học, những điểm cần ghi nhớ.
Giáo viên:

24

Trường Tiểu học:


Giáo án lớp 3

Năm học 2017 - 2018

- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới.

Điều chỉnh: ..................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Thể dục
ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức. Giúp học sinh:
- Ôn các động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng
dọc.Yêu cầu biết thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “Thỏ nhảy “. Yêu cầu biết cách chơi và chơi chủ động .
2. Kỹ năng: Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn.
3. Thái độ: Có ý thức chăm chỉ tập luyệntuân thủ luật chơi. Yêu thích luyện tập thể
dục thể thao.
II . ĐỊA ĐIỂM VÀPHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện: Còi, vạch cho trò chơi.
III .NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung và phương pháp dạy học

Định
lượng
5phút

1. Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
- Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động .
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp .
- Chơi trò chơi : Kết bạn
-GV tổng kết TC
2/ Phần cơ bản :
14 phút

* Ôn tập các bài tập đội hình đội ngũ:
- TB.TDTT điều khiển cho cả lớp ôn lại các động tác : Tập
hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1- 4 hàng dọc.
- Chia lớp về từng tổ để luyện tập.
+ Nhóm trưởng điều hành cho các bạn luyện tập
+ Giáo viên đến từng tổ nhắc nhớ động viên học sinh tập.
+GVtrợ giúp cho đối tượng HS hạn chế trong môn TD
- Cho các tổ thi tập đi đều trong khoảng từ 15 – 20 m và
thực hiện các động tác một lần .
-Tổ chức cho các tổ thi bài tập ĐHĐN
Giáo viên:

25

Đội hình
luyện tập

xGV










Trường Tiểu học:



×