Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Sự chăm sóc người bệnh sau mổ kết hợp xương chi trên và chi dưới của điều dưỡng tại khoa Ngoại CTCH bệnh viện Mỹ Phước (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG
KHOA ĐIỀU DƯỠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SỰ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ
KẾT HỢP XƯƠNG CHI TRÊN VÀ CHI DƯỚI CỦA
ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA NGOẠI CTCH BỆNH VIỆN
MỸ PHƯỚC TỪ 26/5 ĐẾN 9/6/2015.

Chuyên ngành: Điều dưỡng

Người hướng dẫn: Ths.ĐD Nguyễn Thùy An
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Cường
Lớp: 11NUR3101

Niên khóa: 2011-2015

Bình Dương – Tháng 7, năm 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................................
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................ 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4


2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: ....................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: ....................................................................... 5
2.3. Các định nghĩa: .................................................................................................... 6
CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 14
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 17
CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN .......................................................................................... 29
KẾT LUẬN: ............................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 36
Phụ lục 1:Thư ngỏ ..........................................................................................................
Phụ lục 2:Bộ câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
BS
CTCH
CS
CSNB
ĐD
HSBA
KHX
NB

Chú giải
Bác sĩ
Chấn thương chỉnh hình
Chăm sóc
Chăm sóc người bệnh
Điều dưỡng
Hồ sơ bệnh án

Kết hợp xương
Người bệnh

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính............................ 17
Bảng 4.2. Phân bố kiến thức về CS hồi phục hệ thống cơ quan sau mổ KHX ..... 19
Bảng 4.3. Phân bố kiến thức về chăm sóc đau sau mổ KHX ................................ 20
Bảng 4.4. Phân bố kiến thức về chăm sóc vết thương .......................................... 21
Bảng 4.5. Phân bố kiến thức về chăm sóc vận động sau mổ KHX ....................... 22
Bảng 4.6. Phân bố kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng sau mổ KHX ................... 23
Bảng 4.7. Phân bố kiến thức về chăm sóc vệ sinh cá nhân ................................... 24
Bảng 4.8. Phân bố kiến thức về chăm sóc tâm lý và giáo dục sức khỏe ............... 25
Bảng 4.9. Phân bố kiến thức về ghi phiếu Theo dõi chức năng sống và Phiếu theo
dõi truyền dịch ...................................................................................... 26
Bảng 4.10. Phân bố kiến thức về Ghi phiếu chăm sóc .......................................... 27
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 4.1. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu................................... 17
Biểu đồ 4.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thâm niên ................................. 18
Biểu đồ 4.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ ..................................... 18


CHƯƠNG 1:
ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGIÊN CỨU
Gãy xương thường gặp ở mọi giới, mọi nhóm tuổi nhưng thường gặp nhất là
ở người trẻ từ 15 – 20 tuổi và người già trên 60 tuổi nhất là phụ nữ [15]. Tỉ lệ gãy
xương, đặc biệt là gãy xương chi dưới khá phổ biến [25]. Tỉ lệ này ở Việt Nam với
khoảng 50% trường hợp gãy xương [10]. Có nhiều nguyên nhân gây gãy xương, trong

đó, tai nạn giao thông khá phổ biến trên 50% [8],[25]. Tỉ lệ biến chứng của gãy xương
khá cao: 15,9%; trong đó di lệch và không di lệch lần lượt là 10,6% và 5,3% [9].
Những tác động của gãy xương đối với toàn thân và tại vị trí gãy như choáng
chấn thương, chảy máu, đau, chèn ép khoang cấp tính, co rút cơ tại vùng gãy, chèn
ép thần kinh ngoại biên và nhiễm trùng [15]. Vì vậy, việc điều trị sau khi gãy xương
là hết sức cần thiết để trả lại chức năng ban đầu của xương.
Ngày nay có nhiều phương pháp điều trị gãy xương như: điều trị bảo tồn kinh
điển, bảo tồn cải tiến. Hiện tại mổ kết hợp xương được áp dụng khá phổ biến do tính
thuận lợi của nó; đó là xương gãy sau khi giải phẫu được nắn sửa gần như toàn diện
theo ý muốn, không kéo dài thời gian nằm điều trị, vận động sớm, tránh được biến
chứng nằm lâu. Khoảng 9,1% tất cả các trường hợp gãy xương được mổ kết hợp
xương [7]. Tuy nhiên, bất lợi của nó là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, làm
tăng nguy cơ chảy máu và mất máu nếu mổ xương lớn, tắc mạch sau mổ, nhiễm trùng
vết mổ.
Bên cạnh các phương pháp điều trị, công tác chăm sóc của điều dưỡng sau mổ
đóng góp một phần không nhỏ trong việc hồi phục cũng như phát hiện sớm các biến
chứng của người bệnh. Sau mổ kết hợp xương, người bệnh cần được theo dõi sát dấu
hiệu sinh tồn, những biểu hiện của biến chứng sớm sau mổ như hội chứng chèn ép
khoang, chảy máu sau mổ, nhiễm trùng vết mổ...[15]. Người điều dưỡng chuyên
nghiệp cần phải có một kế hoạch để giúp cho người bệnh hồi phục tốt sau mổ; họ cần
đưa ra một chế độ dinh dưỡng phù hợp; hướng dẫn cũng như cung cấp cho người
bệnh những phương tiện hỗ trợ cho người bệnh phục hồi vận động; đảm bảo đáp ứng
những nhu cầu cơ bản cho người bệnh sau mổ ...[2] Tuy nhiên, việc chăm sóc của
1


điều dưỡng hiện tại vẫn được thực hiện theo y lệnh của bác sĩ, chưa thể hiện được
tính độc lập trong công việc của điều dưỡng.
Việc ghi chép hồ sơ bệnh án của người bệnh là hết sức cần thiết, bởi vì nó là
tài liệu pháp lý cũng như là tài liệu y học [5]. Hồ sơ bệnh án ghi nhận lại những vấn

đề của người bệnh như phản ứng tích cực và tiêu cực trong suốt quá trình người bệnh
nằm điều trị tại bệnh viện. Mặt khác, đây cũng là tài liệu để điều dưỡng thực hiện
các y lệnh về điều trị của bác sĩ và chăm sóc của điều dưỡng. Điều dưỡng cần phải
ghi hồ sơ bệnh án kịp thời, đầy đủ, liên tục, phù hợp giữa những người trực tiếp chăm
sóc, giúp công tác điều trị và chăm sóc đạt kết quả tốt [26]. Ngoài ra, hồ sơ bệnh án
của điều dưỡng còn là bằng chứng pháp lý giúp đánh giá chất lượng chăm sóc người
bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm cũng như
khả năng chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên.
Tuy nhiên, việc ghi chép hồ sơ bệnh án của điều dưỡng, đặc biệt là phiếu chăm
sóc vẫn còn thiếu sót, thông tin được lập lại nhiều lần, chưa thống nhất cách ghi và
nội dung ghi chép còn mang tính đơn điệu, qua loa, thường theo y lệnh của bác sĩ
điều trị. Vì vậy, việc ghi chép chưa kịp thời, thiếu chính xác, chưa đầy đủ và chưa có
khoa học dẫn đến thiếu thông tin về tình trạng và những đáp ứng của người bệnh.
Đã có nhiều đề tài y khoa nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và kết quả trong
điều trị mổ cố định gãy xương chi trên và chi dưới, nhưng tại Việt Nam nói chung và
tỉnh Bình Dương nói riêng có rất ít đề tài nghiên cứu về công tác chăm sóc người
bệnh sau mổ cố định gãy xương của điều dưỡng. Tại bệnh viện Mỹ Phước vẫn chưa
có nghiên cứu nào về công tác chăm sóc và ghi chú điều dưỡng cho người bệnh sau
mổ xương. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sự chăm sóc người bệnh sau
mổ kết hợp xương chi trên và chi dưới của điều dưỡng tại khoa Ngoại CTCH
bệnh viện Mỹ Phước từ 26/5 đến 9/6/2015” nhằm khảo sát kiến thức chăm sóc
người bệnh sau mổ kết hợp xương và kiến thức ghi chép hồ sơ bệnh án của điều
dưỡng.
Câu hỏi nghiên cứu: Điều dưỡng tại khoa ngoại CTCH bệnh viện Mỹ Phước
thực hiện chăm sóc người bệnh sau mổ kết hợp xương chi trên và chi dưới giai đoạn
ổn định như thế nào?
2


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung:
Khảo sát kiến thức về chăm sóc người bệnh sau mổ kết hợp xương chi trên
và chi dưới của điều dưỡng tại khoa Ngoại CTCH bệnh viện Mỹ Phước.
Mục tiêu cụ thể:
1. Khảo sát kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh sau mổ kết hợp
xương chi trên và chi dưới giai đoạn ổn định.
2. Khảo sát kiến thức ghi chép hồ sơ bệnh án của điều dưỡng khi chăm sóc người
bệnh sau mổ kết hợp xương chi trên và chi dưới giai đoạn ổn định.

3


CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Theo Hiệp Hội Chỉnh Hình của nước Anh [19], trong vòng 48 giờ đầu sau khi
bị gãy khớp háng, người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật. Phẫu thuật sớm để
giảm biến chứng choáng giảm thể tích tuần hoàn. Bên cạnh đó, người bệnh vận động
sớm làm giảm nguy cơ huyết khối. Sau mổ xương, người điều dưỡng cần phải theo
dõi tình trạng tê, đau. Kiểm soát cơn đau hiệu quả để giúp người bệnh thoải mái hơn
– rất cần thiết cho việc phục hồi sớm. Tuy nhiên, hơn một nữa số bệnh nhân tử vong
là do tình trạng nhiễm trùng sâu của vết thương. Vì vậy việc đánh giá, chăm sóc vết
thương và đẩy nhanh tiến trình lành vết thương rất quan trọng (làm giảm tỷ lệ nhiễm
trùng, tụ máu vết thương, tử vong) (tiếng Anh).
Bên cạnh đó, sau mổ, theo Liddle (2013) [23], điều dưỡng cần phải theo dõi dấu
hiệu sinh tồn (nhịp thở, mức độ bão hòa oxy, mạch, nhiệt độ, nhịp tim, huyết áp, dấu
hiệu đổ đầy mao mạch), đau, tình trạng vết thương, cân bằng dịch trong cơ thể, mức
độ nhận thức của người bệnh để kịp thời phát hiện sớm diễn biến bất thường hoặc
tình trạng của người bệnh xấu đi giúp nhân viên y tế có thể ứng phó với các dấu hiệu
bất thường của người bệnh sau mổ, cũng như lên kế hoạch chăm sóc cho người bệnh

sau mổ (tiếng Anh).
Tổ chức y tế thế giới WHO (2003) [28] hướng dẫn, ngoài việc chăm sóc sau
mổ, điều dưỡng cần phải theo dõi để phòng ngừa các biến chứng sau mổ. Điều dưỡng
cần khuyến khích người bệnh tập ho và hít thở sâu để tránh ứ dịch trong lúc gây mê,
vận động sớm, hướng dẫn và cung cấp phương tiện hổ trợ cho việc vận động giúp
cho hệ thống các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, tăng cường chế độ dinh dưỡng
(nâng cao thể trạng giúp đẩy nhanh tiến trình lành vết thương), ngăn ngừa loét da
(tiếng Anh).
Sau mổ cố định gãy xương, người điều dưỡng cần phải theo dõi sát các biến
chứng sau phẫu thuật như liệt ruột do gây mê, táo bón, chảy máu, nhiễm trùng, chèn

4


ép khoang; đồng thời giúp người bệnh hồi phục lại hoạt động thể chất [20] (tiếng
Anh).
Lay-Lan Lee (2007) [22] nghiên cứu ngẫu nhiên 180 người bệnh từ hai khoa
chấn thương và chỉnh hình của một bệnh viện phía đông Taiwan, để đánh giá chất
lượng chăm sóc của điều dưỡng, nghiên cứu này cho kết quả: mục tiêu chăm sóc của
điều dưỡng là 85,91%, kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng là 85,84% (tiếng Anh).
Trong tổng số 424 hồ sơ bệnh án mà Vanessa (2009) [27] nghiên cứu, chỉ có
41% hồ sơ là có chẩn đoán điều dưỡng. Tuy nhiên chỉ có 5,2% các chẩn đoán đó là
hoàn thành đầy đủ. Ngoài ra, nghiên cứu này còn đánh giá chất lượng ghi chép HSBA
của điều dưỡng bằng cách xếp loại – với 26,7% kém, 64,6% khá, 8,7% tốt và không
có hồ sơ nào xếp loại xuất sắc (tiếng Anh).
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về điều trị gãy xương như Lê Quang Liêm
(2006) [9], ông đã nghiên cứu về việc ứng dụng phẫu thuật ghép xương tự thân cho
kết quả 94,7% liền xương sau khi phẫu thuật ghép xương. 100% người bệnh gãy
xương đòn liền xương bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp tạo hình

[14]. Theo Lê Quang Trí (2004) [13] kết quả nắn chỉnh xương gãy đạt: tốt: 77,9%,
chấp nhận: 17,5%, xấu: 4,6%. Theo Nguyễn Đại Chiến (2012) [6] nghiên cứu 45
người bệnh tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho thấy tầm vận động được cải
thiện rõ sau 12 tuần điều trị. Khi vào viện không có người bệnh nào đạt tầm vận động
loại tốt, tầm vận động loại khá chỉ có 1 người bệnh (2,2%). Sau 12 tuần điều trị, tầm
vận động loại tốt có 9 người bệnh (20%), khá có 21 người bệnh (46,7%).
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về các phương pháp điều trị phẫu thuật
xương, nhưng vẫn chưa có công trình nghiên cứu về lĩnh vực chăm sóc của điều
dưỡng đối với người bệnh sau mổ kết hợp xương.
Bên cạnh đó, việc ghi chép hồ sơ bệnh án của điều dưỡng quan trọng không
kém việc thực hiện chăm sóc. Theo Trần Thị Minh Tâm (2009) [11], việc ghi chép
hồ sơ bệnh án của điều dưỡng (Phiếu theo dõi chức năng sống và Phiếu chăm sóc và
thực hiện) xếp loại khá (tỉ lệ lần lượt là 80,3% và 81,5%) trước khi tập huấn. Sau khi
tập huấn thì tỉ lệ này cải thiện đáng kể, 98,2% cho Phiếu theo dõi chức năng sống,
5


98,6% cho Phiếu chăm sóc và thực hiện (được xếp loại tốt). Theo Huỳnh Thị Mỹ
Thanh (2012) [12], có 46,4% điều dưỡng ghi kịp thời can thiệp điều dưỡng, 20,3%
ghi can thiệp về giáo dục sức khỏe, vệ sinh, dinh dưỡng, phục hồi chức năng; đây
cũng chính là những nội dung thể hiện chức năng chủ động của điều dưỡng viên,
nhưng họ thường bỏ sót. Ngoài ra, việc ghi kịp thời diễn biến của người bệnh chiếm
tỉ lệ không cao (43,5%).
2.3. Các định nghĩa:
2.3.1. Chỉ định phẫu thuật kết hợp xương [15]:
- Chỉ định phẫu thuật tuyệt đối: gãy xương khó nắn kéo, gãy xương kèm theo đứt
dây chằng, sai khớp, gãy nơi đầu xương, gãy nhiều vị trí, thay khớp.
- Chỉ định phẫu thuật tương đối: các bệnh lý viêm xương, ung thư xương.
- Chống chỉ định phẫu thuật: xương đang nhiễm trùng, nơi xương gãy có mô xấu,
thiếu da, sẹo xấu, xương không vững được sau khi mổ, gãy lồng (trừ gãy cổ

xương đùi).
2.3.2. Chăm sóc người bệnh sau mổ KHX [15]:
Sau phẫu thuật, điều dưỡng cần theo dõi dấu hiệu sinh tồn cho đến khi người
bệnh ổn định, chú ý mạch, huyết áp, nhiệt độ vì khả năng chảy máu sau mổ là rất cao.
Phát hiện sớm các dấu hiệu chảy máu qua dẫn lưu, nơi bó bột, vết mổ.
Sau phẫu thuật người bệnh rất đau. Điều dưỡng cần đánh giá mức độ đau, thực
hiện thuốc giảm đau sau mổ, hướng dẫn người bệnh tư thế giảm đau…
Câu nối hệ thống dẫn lưu kín, vô trùng và theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất
dịch dẫn lưu, chú ý theo dõi chảy máu. Thường sử dụng lực hút chân không với dẫn
lưu xương khớp. Khi dẫn lưu không còn tác dụng điều dưỡng sẽ rút theo y lệnh. Dẫn
lưu này thường kín hoàn toàn nên điều dưỡng không thay băng để tránh nhiễm trùng
xương.
Vết mổ sẽ không thay băng nếu vết mổ vô trùng. Sau mổ, phẫu thuật viên
thường băng ép vết mổ với mục đích cầm máu sau mổ nên điều dưỡng không tháo
băng trước 24 giờ sau mổ để tránh nguy cơ chảy máu. Khi băng thấm nhiều máu điều
dưỡng chỉ thay băng lớp ngoài. Chú ý, khi thay băng cần nhẹ nhàng, khi tháo băng
tránh tình trạng chảy máu. Nếu có dấu hiệu chảy máu nên băng ép lại. Nếu cần cắt
6


lọc vết thương, cần chú ý thực hiện thuốc giảm đau trước khi chăm sóc vết thương,
thực hiện y lệnh kháng sinh đúng và đủ liều. Trong trường hợp mổ viêm xương thì
cần thay băng mỗi ngày. Đôi khi phải rửa vết thương liên tục, cắt lọc mô hoại tử,
xương chết, máu tụ.
Theo dõi các dấu hiệu chèn ép do phù nề, do máu tụ chèn ép, do băng ép quá
chặt. Điều dưỡng nâng cao vùng giải phẫu giúp giảm phù nề, kiểm tra mạch, dấu hiệu
chèn ép khoang do máu tụ (dấu hiệu 5P): đau (Pain), tím tái (Pallor), dị cảm
(Paresthesia), liệt (Paralysis), mất mạch (Pulselessness)
Khuyến khích người bệnh hít thở sâu, vận động nhẹ nhàng, giữ ấm để ngăn
ngừa biến chứng viêm phổi sau mổ đặc biệt ở những người bệnh lớn tuổi.

Dinh dưỡng: cung cấp chế độ ăn uống bình thường khi người bệnh hết nôn ói.
Thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thức ăn giàu calci. Khuyến khích
người bệnh uống nhiều nước tránh táo bón và tạo sỏi niệu do người bệnh nằm trên
giường sau mổ và ít vận động.
Phục hồi chức năng vận động: tập vận động chủ động 24 giờ sau mổ các phần
không cần bất động như xoay trở, tập gồng cơ, co duỗi, kéo ròng rọc, tập các khớp,
tập cơ dẻo dai. Tập vận động thụ động chi bệnh, chú ý không gây đau, không gây phù
nề thêm, tập gồng cơ nhẹ nhàng. Tập trong khi sinh hoạt, khi nằm, ngồi, đúng, đi…
cho người bệnh nằm tư thế thoải mái, đúng tư thế cơ năng.
Trong trường hợp đoạn chi: ngoài những chăm sóc trên, điều dưỡng cần hướng
dẫn người bệnh trong giai đoạn hồi phục như cách lắp đặt các bộ phận giả, cách đi
nạng và trên hết là vấn đề chấp nhận sự biến dạng của cơ thể, cách di chuyển và cảm
giác chi ma.
2.3.3. Vai trò của người ĐD trong chăm sóc cho NB sau mổ kết hợp xương chi
trên và chi dưới [15]:
2.3.3.1. Nhận định tình trạng người bệnh:


Nhận định tại chỗ:
 Vết mổ: băng thấm dịch, mùi, chảy máu, phù nề xung quanh vết mổ.
 Dẫn lưu: số lượng, màu sắc, tính chất dịch.
 Tình trạng vết thương: sự phù nề, đau, mức độ đau, màu sắc da niêm.
7




Nhận định toàn thân:
 Thường người bệnh được gây mê khi phẫu thuật nên điều dưỡng cần nhận định
tình trạng hô hấp, tuần hoàn. Trong mổ có thể mất máu do chảy máu nên thường

xuyên nhận định tuần hoàn, dấu hiệu sinh tồn, tri giác, phòng ngừa choáng.
 Tình trạng nước xuất nhập.
 Tình trạng sức cơ chi lành, chi bệnh.
 Tâm lý người bệnh khi họ biết có vật lạ trong xương, phải chịu bất động, đau.
 Tình trạng dinh dưỡng, cân nặng sau mổ. Nhận định ngay biến chứng tắc mạch,
huyết khối, mất mạch do hoại tử, viêm phổi, nhiễm trùng vết mổ.

2.3.3.2. Chăm sóc người bệnh sau mổ KHX:
Đau sau mổ: Cho người bệnh nằm nghỉ ngơi tại giường, nhận định tình trạng
đau do vết thương, do chèn ép, do dị vật… Xoay trở người bệnh thường xuyên và
giúp người bệnh có tư thế dễ chịu. Giải thích tình trạng người bệnh giúp người bệnh
thích nghi và cách tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân trong giới hạn cho phép. Thực hiện
thuốc giảm đau trước khi tập hay trước khi thay băng cho người bệnh. Lượng giá mức
độ đau và nguyên nhân đau để phát hiện dấu hiệu chèn ép sau mổ.
Người bệnh nguy cơ có dấu hiệu chèn ép do bó bột sau mổ: Nhận định tình trạng
bột, vùng chi bó bột sau mổ, tình trạng vết thương qua cửa sổ bột. Hỏi người bệnh
cảm giác đau, tê. Sờ mạch chi và nhiệt độ da vùng chi. Đánh giá mức độ phù nề chi
và nâng chi cao không quá mực tim, nên kê chi dọc theo chiều dài chi tránh chèn ép
điểm. Tiếp tục theo dõi dấu sinh hiệu, đau, tê, phù nề chi. Hướng dẫn người bệnh tập
gồng chi trong bột, tập các ngón.
Nguy cơ tắc mạch do bất động sau mổ: Sau mổ cần vận động chi lành giúp cơ
khỏe có thể đi nạng hay chống đỡ chi bệnh. Với chi bệnh tập gồng cơ, kê cao chi, xoa
bóp, vận động các ngón liên tục, cho người bệnh ngồi dậy hay tự chăm sóc theo mức
độ cho phép.
Nguy cơ chảy máu sau mổ: Trong những trường hợp phẫu thuật xương lớn nguy
cơ chảy máu sau mổ là rất cao. Trong 24 giờ đầu sau mổ người bệnh tránh vận động.
Theo dõi dấu hiệu chảy máu như băng thấm đỏ máu, máu chảy thành dòng, phụt máu
khi tháo băng, dẫn lưu, dấu hiệu sinh tồn. Theo dõi Hct, tình trạng da niêm, bất động
8



tốt sau mổ, tránh thay băng trước 24 giờ sau mổ, thực hiện băng ép sau mổ. Khi có y
lệnh thay băng nên tháo băng nhẹ nhàng, an toàn. Cần giải thích với người bệnh khi
tháo băng.
Nguy cơ biến chứng các cơ quan khác sau mổ xương:
 Nguy cơ viêm phổi do nằm lâu sau mổ: hướng dẫn người bệnh ngồi dậy hít
thở sâu, tập thở. Nghe phổi, theo dõi cơn đau ngực, khó thở do thuyên tắc phổi
sau mổ do cục máu đông, do mỡ trong máu. Theo dõi dấu sinh hiệu, chú ý nhiệt
độ. Cần chú ý hướng dẫn người bệnh vệ sinh răng miệng.
 Nhiễm trùng tiểu: chăm sóc sạch, khô bộ phận sinh dục sau khi đi tiểu, đại
tiện để phòng ngừa nhiễm trùng tiểu, hạn chế thông tiểu.
 Tắc mạch do bất động, do bó bột: Theo dõi dấu hiệu chèn ép, theo dõi và so
sánh nhiệt độ vùng da bất động, so sánh cảm giác trên da, mạch chi. Hướng dẫn
người bệnh khi kê cao chi nên kê toàn bộ chiều dài chi. Tập vận động chi nhẹ
nhàng.
 Vết mổ: Theo dõi, chăm sóc vết mổ, thay băng khi thấm dịch, rút dẫn lưu
sớm khi hết tác dụng.
 Loét tì: Xoay trở để tránh nguy cơ loét do tì, đè. Phát hiện sớm các dấu hiệu
chèn ép như: đỏ da, đau, nếu có cần xử trí ngay. Chêm lót những vùng bị dễ đè
cấn. Vệ sinh da sạch sẽ tránh viêm nhiễm, nhiễm trùng do bất động, do nằm tại
chỗ. Thực hiện thuốc kháng sinh đúng, đủ liều cho người bệnh. Thực hiện y
lệnh bù nước, theo dõi lượng nước xuất nhập, Hct, truyền máu nếu cần. Theo
dõi, phòng ngừa và phát hiện sớm các dấu hiệu choáng mất máu, choáng giảm
thể tích.
Dinh dưỡng cho người bệnh sau mổ xương: Cho người bệnh uống nhiều nước,
cung cấp các chất có nhiều vitamin và nhất là giàu protid và calci. Cho người bệnh
ăn ngay sau khi người bệnh tỉnh. Trong trường hợp người già khó ăn, điều dưỡng nên
cung cấp thức ăn mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa. Thức ăn nên có tính nhuận tràng giúp
người bệnh đại tiện dễ dàng vì do hạn chế đi lại, nếu mổ chi dưới thì người bệnh rất
dễ bị táo bón. Người bệnh không kiêng cữ thức ăn nhưng nên ăn thức ăn giàu calci


9


như nghêu, sò cua…, hướng dẫn người bệnh vận động, uống nhiều nước tránh nguy
cơ tạo sỏi. Đối với người già thì nên cho uống sữa vì khả năng hấp thu calci kém.
Người bệnh lo sợ đi lại sau mổ: Tập cho người bệnh đi lại khi có ý kiến chuyên
môn, hướng dẫn cách đi nạng. Cho người bệnh đong đưa chân trên giường. Di chuyển
cho người bệnh từ giường qua xe. Cho người bệnh đi lại bằng nạng. Chú ý: nếu người
bệnh đau thì ngưng tập. Tránh gãy xương thứ phát hay biến dạng sau mổ.
2.3.4. Tai biến sau mổ KHX:
- Đối với mô: co rút cơ do cắt nghiền mô cơ, nhiễm trùng phần mềm, vết mổ.
- Đối với xương: do tác dụng kim loại đặt vào trong trường hợp mổ kết hợp xương
đưa đến viêm xương, xương khó lành.
- Mạch máu: chảy máu, mất máu, máu tụ dễ đưa đến chèn ép.
- Thần kinh: có thể tổn thương theo các mức độ khác nhau.
- Toàn thân: nhiễm trùng, viêm tĩnh mạch, thuyên tắc, choáng, thiếu máu, suy dinh
dưỡng.
2.3.5. Ghi hồ sơ bệnh án theo SOAP [24]:
Sau khi chăm sóc người bệnh sau mổ, điều dưỡng ghi chép vào hồ sơ bệnh án
của người bệnh về chẩn đoán điều dưỡng, kế hoạch chăm sóc, can thiệp điều dưỡng.
Việc ghi chép này cần phải được ghi chép đầy đủ; trong đó ghi chép hồ sơ theo mẫu
SOAP được áp dụng khá rộng rãi trên thế giới vì tính thuận tiện của nó.
Chủ quan (Subjective): là ý kiến của người bệnh (tốt nhất là viết nguyên văn lời
nói của người bệnh, đặt trong dấu ngoặc kép) phàn nàn về vấn đề sức khỏe mà họ
đang mắc phải. Việc ghi chép phải ghi đầy đủ thông tin về triệu chứng, ảnh hưởng
của triệu chứng đó đối với người bệnh, tiền sử điều trị hay sử dụng thuốc (tiếng Anh).
Khách quan (Objective): bao gồm những thông tin đạt được thông qua việc thăm
khám thể chất (dấu hiệu sinh tồn, chiều cao, cân nặng, cận lâm sàng, kiểm tra tổng
thể về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, tiết niệu... những vấn đề liên quan đến

bệnh), kết quả cận lâm sàng, ý kiến chuyên gia (tiếng Anh).
Đánh giá (Assessment): hay còn gọi là chẩn đoán; bao gồm chẩn đoán của bác
sĩ và chẩn đoán của điều dưỡng (tiếng Anh).

10


Kế hoạch (Plan): đây là bước đưa ra các kế hoạch để giúp người bệnh giải quyết
các vấn đề mà họ đang gặp phải và phục hồi lại sức khỏe (tiếng Anh).
2.3.6. Quy định của Bộ Y Tế về ghi hồ sơ bệnh án [3], [4]:
-

Theo Điều 15 của Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y Tế về

việc “ghi chép hồ sơ bệnh án”.
 Khoản 1 quy định “Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án gồm: phiếu
theo dõi chức năng sống, phiếu điều dưỡng và một số biểu mẫu khác theo Quyết định
số 4069/QĐ-BYT ngày 28/9/2001 về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế
và theo tính chất chuyên khoa do bệnh viện quy định”.
 Khoản 2 quy định “Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án phải bảo
đảm các yêu cầu sau: a) Ghi các thông tin về người bệnh chính xác và khách quan. b)
Thống nhất thông tin về công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên, hộ sinh
viên và của bác sĩ điều trị. Những khác biệt trong nhận định, theo dõi và đánh giá tình
trạng người bệnh phải được kịp thời trao đổi và thống nhất giữa những người trực
tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh; c) Ghi đầy đủ, kịp thời diễn biến bệnh và các can
thiệp điều dưỡng”.
-

Theo Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT, ngày 28.9.2001 về việc ghi chép hồ sơ


bệnh án của điều dưỡng:
 Nguyên tắc chung của việc ghi Phiếu chăm sóc:
1. Ghi kịp thời: ngay sau khi theo dõi, chăm sóc hoặc xử trí cho người bệnh.
2. Thông tin ngắn gọn, chính xác: chỉ ghi những thông tin trong phạm vi trách
nhiệm của điều dưỡng.
3. Không ghi trùng lặp thông tin: các thông tin đã ghi trên các phiếu (phiếu theo
dõi chức năng sống) sẽ không ghi lại trên phiếu này.
4. Kiểm tra lại ngay hoặc trao đổi ngay với bác sĩ điều trị, nếu điều dưỡng phát
hiện có những thông tin khác biệt với nhận xét của bác sĩ.
 Hướng dẫn ghi Phiếu chăm sóc
1. Ghi ngày, giờ và phút tại thời điểm mà người điều dưỡng theo dõi hoặc chăm
sóc người bệnh.

11


2. Cột diễn biến ghi ngắn gọn những diễn biến hoặc tình trạng bất thường của
người bệnh mà người điều dưỡng theo dõi được. Kể cả những than phiền, kiến
nghị của người bệnh.
3. Cột thực hiện y lệnh/ chăm sóc:
- Về chăm sóc: ghi những hành động chăm sóc (tắm, vệ sinh, thay đổi tư thế,
chăm sóc vết loét, giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn người bệnh...).
- Về xử trí: chỉ ghi những xử trí khi có tình huống cần giải quyết trong phạm vi
quyền hạn, trách nhiệm của điều dưỡng sơ cứu ban đầu cùng với việc báo bác sĩ
hoặc các xử trí thông thường (thay băng, đắp khăn chườm lạnh khi người bệnh sốt
cao...)
- Về đánh giá kết quả: ghi những kết quả mang lại ngay sau xử trí chăm sóc nếu
có như: sau khi hút làm thông đường mũi miệng người bệnh thấy dễ thở hơn...
- Về thực hiện y lệnh: Ghi việc thực hiện y lệnh đặc biệt, bổ xung đột xuất theo
hồ sơ bệnh án. Các y lệnh thường quy được ghi đánh dấu trong sổ thực hiện y lệnh

nên chỉ cần ghi đã thực hiện theo y lệnh. Riêng y lệnh truyền dịch phải ghi rõ:
mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở trước, trong và kết thúc truyền, khối lượng dịch
đã truyền và những bất thường xãy ra trong suốt quá trình truyền dịch.
4. Cột kí tên: Điều dưỡng ghi rõ tên của mình đủ để mọi người nhận dạng được
chữ kí.
5. Đối với người bệnh chăm sóc cấp I, cấp II cần ghi thường xuyên về những
diễn biến bệnh của người bệnh. Đối với người bệnh chăm sóc cấp III, ghi tối thiểu
1 lần trong ngày và khi cần. Ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ cần ghi những diễn biến
của người bệnh nặng hoặc có diễn biến bất thường.
2.3.7. Học thuyết Henderson [16]:
Virginia Henderson xác định rằng điều dưỡng là sự hỗ trợ cho người bệnh hoặc
người khỏe mạnh nếu họ có khả năng hoạt động để hồi phục, giữ gìn sức khỏe hoặc
có chết cũng được chết trong cái chết êm ả miễn là họ có đủ nghị lực, kiến thức, ý chí
để hợp tác thực hiện. Mục tiêu của điều dưỡng là sớm giúp người bệnh đạt được tính
độc lập càng sớm càng tốt, học thuyết Henderson chỉ dẫn có 14 nhu cầu cơ bản cho
người bệnh bao gồm các nhu cầu về:
12


1. Hô hấp bình thường.
2. Ăn uống đầy đủ.
3. Chăm sóc bài tiết.
4. Ngủ và nghỉ ngơi.
5. Vận động và tư thế đúng.
6. Mặc quần áo thích hợp.
7. Duy trì nhiệt độ cơ thể.
8. Vệ sinh cơ thể.
9. Tránh nguy hiểm, an toàn.
10. Được giao tiếp tốt.
11. Tôn trọng tự do tín ngưỡng.

12. Được chăm sóc làm việc.
13. Vui chơi và giải trí.
14. Học tập có kiến thức cần thiết.

13


CHƯƠNG 3:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Mô tả cắt ngang có phân tích.
3.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu:
3.2.1. Đối tượng: Điều dưỡng tại khoa Ngoại CTCH.
3.2.2. Thời gian thu thập số liệu: 26/05/2015 đến 9/06/2015.
3.2.3. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Ngoại CTCH bệnh viện đa khoa Mỹ Phước.
3.3. Cỡ mẫu: Cỡ mẫu thuận tiện: 20 điều dưỡng viên.
3.4. Tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ:
3.4.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu:
Tất cả các điều dưỡng viên đang trực tiếp chăm sóc người bệnh tại khoa ngoại
CTCH.
3.4.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
Điều dưỡng hành chính, điều dưỡng không tham gia chăm sóc người bệnh, điều
dưỡng trong thời gian hậu sản.
3.5. Phương tiện nghiên cứu:
Phiếu khảo sát kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh sau mổ xương
và Phiếu khảo sát kiến thức ghi chú hồ sơ bệnh án của điều dưỡng (Phiếu chăm sóc,
Phiếu theo dõi chức năng sống và Phiếu theo dõi truyền dịch).

14



3.6. Phương pháp thu thập số liệu:
Phỏng vấn điều dưỡng viên theo bộ câu hỏi.

Kiến thức chăm
sóc người bệnh
sau mổ xương

ĐIỀU DƯỠNG
-Trình độ
-Nơi đào tạo
-Thâm niên
-Tuổi

Ghi chép hồ sơ
bệnh án của
Điều dưỡng:
+ Phiếu theo dõi
chức năng sống
+ Phiếu theo dõi
truyền dịch
+ Phiếu chăm
sóc

15

Kiến thức chăm sóc
NB sau mổ KHX chi
trên và chi dưới
giai đoạn ổn định

- Đánh giá tình trạng
người bệnh giai
đoạn ổn định
- Can thiệp của điều
dưỡng về những
bất thường sau mổ
 Hệ thống cơ quan
 Đáp ứng nhu cầu
cơ bản của người
bệnh theo Virginia
Henderson
 Chăm sóc tâm lý
và giáo dục sức
khỏe


3.7. Xử lý số liệu:
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2010.
- Các biểu đồ được thể hiện bằng chương trình Excel 2010.
3.8. Phân tích số liệu:
3.8.1. Biến số:
- Biến số độc lập: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, dân tộc, trình độ, nơi đào tạo, thâm
niên.
- Biến số phụ thuộc: kiến thức chăm sóc người bệnh (dấu hiệu sinh tồn, biến
chứng sau mổ, đau sau mổ, vận động, dinh dưỡng sau mổ, vệ sinh cá nhân) của
điều dưỡng.
3.8.2. Phép kiểm định:
Mô tả những vấn đề chăm sóc của điều dưỡng bằng tần số và tỉ lệ phần trăm.
3.9. Vấn đề y đức:
Nghiên cứu chỉ diễn ra khi được sự đồng ý tham gia của người điều dưỡng.


16


CHƯƠNG 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ 25/5/2015 đến 9/6/2015, chúng tôi đã khảo sát
kiến thức kiến thức chăm sóc NB sau mổ KHX và kiến thức ghi chép HSBA của 23
điều dưỡng tại khoa ngoại CTCH bệnh viện đa khoa Mỹ Phước.
4.1. Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu:
4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới:
Bảng 4.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính
Nữ (n=18)

Nam (n=5)

Tổng (n=23)

Nhóm tuổi

Số ĐD

Tỷ lệ %

Số ĐD

Tỷ lệ %

ĐD


Tỷ lệ %

20-<25

2

40%

12

67%

14

61%

25-<30

3

60%

4

22%

7

30%


30-<40

0

0%

2

11%

2

9%

Tổng

5

22%

18

78%

23

100%

22%
Nam

Nữ

78%

Biểu đồ 4.1: Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét:
Đa số các đối tượng trong nghiên cứu có độ tuổi từ 20 đến dưới 25 (61%).
Trong đó tỷ lệ nam/nữ là 2/12. Nhóm tuổi từ từ 30 đến dưới 40 chiếm tỷ lệ thấp nhất
(9%). Có 7 ĐD có độ tuổi từ 25 đến dưới 30 chiếm 30%.
17


Hầu như các đối tượng trong nghiên cứu là nữ (78%). Chỉ có 22% là nam.
4.1.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo thâm niên:

13%
52%

35%

<2 năm

2-5 năm

>5 năm

Biểu đồ 4.2: Phân bố của đối tượng nghiên cứu theo thâm niên
Nhận xét:
Nhóm ĐD có thâm niên dưới 2 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (52%). Trong khi đó,
chỉ có 3 ĐD viên có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm, chiếm tỷ lệ thấp nhất với 13%.

Tỷ lệ ĐD viên có thâm niên từ 2 đến 5 năm chiếm 35% .
4.1.3. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo trình độ:

Tỷ lệ, 4%
Tỷ lệ, 22%
Tỷ lệ, 74%

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00%
CN đại học

CN cao đẳng

Trung cấp

Biểu đồ 4.3: Phân bố của đối tượng nghiên cứu theo trình độ

18


Nhận xét:
Có 17 ĐD viên có trình độ là trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất với 74%. Có 22%
ĐD là cử nhân cao đẳng. Chỉ có 1 ĐD là cử nhân đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất
(4,35%).
4.2. Kiến thức chăm sóc NB sau mổ KHX giai đoạn ổn định của điều dưỡng:
4.2.1. Chăm sóc hồi phục hệ thống cơ quan sau mổ KHX:
Bảng 4.2. Phân bố kiến thức về chăm sóc hồi phục hệ thống cơ quan sau mổ
KHX
Rất đồng ý và
đồng ý


Rất không
đồng ý và
không đồng ý

Không rõ

Câu hỏi

Tỷ lệ%

Tỷ lệ%

Tỷ lệ%

Sau mổ xương, NB chỉ cần được
theo dõi mạch, huyết áp

4

14

1

17,39%

78,26%

4,35%

22


1

0

95,65%

4,35%

0%

9

14

0

39,13%

60,87%

0%

17

0

6

73,91%


0%

26,09%

Khoảng cách giữa những lần lấy
dấu hiệu sinh tồn phụ thuộc vào
tình trạng và diễn biến của NB
NB phải được chăm sóc cấp 1 ngày
đầu tiên sau mổ
ĐD hướng dẫn NB hít thở sâu để
phòng ngừa viêm phổi

Nhận xét:
Có 95,65% ĐD viên cho rằng thời gian giữa những lần lấy dấu hiệu sinh tồn
phụ thuộc vào tình trạng và diễn biến của NB. Có 17 ĐD đồng ý với việc hướng dẫn
NB hít thở sâu để phòng ngừa viêm phổi chiếm 73,91%, và 6 ĐD (26,09%) không rõ
về vấn đề này.
Có 4 ĐD (17,39%) cho rằng cần phải chăm sóc cấp 1 cho NB ngày đầu tiên sau
mổ.

19


Ngoài ra, còn có 14 ĐD (78,26%) không chấp nhận với việc sau mổ xương,
ĐD chỉ cần theo dõi mạch và huyết áp của NB.
4.2.2. Chăm sóc đau sau mổ KHX:
Bảng 4.3. Phân bố kiến thức chăm sóc đau sau mổ KHX
Rất đồng ý
và đồng ý


Rất không
đồng ý và
không đồng ý

Không rõ

Câu hỏi

Tỷ lệ%

Tỷ lệ%

Tỷ lệ%

Đánh giá mức độ đau của NB giúp điều
dưỡng phát hiện sớm biến chứng sau mổ

23

0

0

100%

0%

0%


13

0

0

100%

0%

0%

11

11

1

47,83%

47,83%

4,35%

3

19

1


13,05%

82,60%

4,35%

ĐD phải giải thích tác dụng của thuốc
cho NB và khai thác tiền sử dị ứng thuốc
trước khi thực hiện
ĐD cần thực hiện thuốc giảm đau cho
NB sau khi tập vận động vào những
ngày đầu sau mổ
ĐD có thể chườm nóng lên vết thương
để giúp NB giảm đau sau mổ
Nhận xét:

Tất cả ĐD (100%) tán thành với việc đánh giá mức độ đau của NB giúp ĐD
phát hiện sớm biến chứng sau mổ và phải giải thích tác dụng cũng như khai thác tiền
sử dị ứng thuốc trước khi thực hiện. Tuy nhiên, có 11 ĐD (47,83%) lại thực hiện
thuốc giảm đau sau khi NB tập vận động.
Mặc dù 19/23 ĐD (82,61%) không chấp nhận việc chườm nóng lên vết thương
làm giảm đau sau mổ. Nhưng vẫn còn một vài đối tượng nghĩ rằng chườm nóng lên
vết thương sẽ giảm đau cho NB (13,05%).

20


4.2.3. Chăm sóc vết thương:
Bảng 4.4. Phân bố kiến thức chăm sóc vết thương
Rất đồng ý

và đồng ý

Rất không
đồng ý và
không đồng ý

Không rõ

Câu hỏi

Tỷ lệ%

Tỷ lệ%

Tỷ lệ%

Trong vòng 24 giờ đầu sau mổ xương,
ĐD phải tháo băng ép vết thương để
đánh giá tình trạng chảy máu sau mổ

18

5

0

78,26%

21,74%


0%

9

14

0

39,13%

60,87%

0%

23

0

0

100%

0%

0%

19

3


1

82,60%

13,04%

4,35%

ĐD chỉ thay băng vết thương khi có y
lệnh của bác sĩ
ĐD cần theo dõi màu sắc, số lượng,
mùi, tính chất dịch ở ống dẫn lưu để
phát hiện sớm biến chứng chảy máu
và nhiễm trùng sau mổ
Những dấu hiệu liên quan đến nhiễm
trùng sớm vết mổ là sưng, nóng, chân
chỉ đỏ, đau vết mổ
Nhận xét:

Đa số ĐD biết rằng: để phát hiện sớm biến chứng chảy máu và nhiễm trùng
sau mổ ĐD cần theo dõi màu sắc, số lượng, mùi, tính chất dịch ở ống dẫn lưu và
những dấu hiệu liên quan đến nhiễm trùng sớm vết mổ là sưng, nóng, chân chỉ đỏ,
đau vết mổ lần lượt là 100% và 82,60%.
Có 9/23 ĐD cho rằng ĐD chỉ thay băng vết thương khi có y lệnh của BS
(chiếm 39,13%). Đáng lo ngại hơn, có 18 ĐD đồng ý rằng trong vòng 24 giờ đầu sau
mổ xương, ĐD phải tháo băng ép vết thương để đánh giá tình trạng chảy máu sau mổ
(chiếm 78,26%).

21



4.2.4. Chăm sóc vận động sau mổ KHX:
Bảng 4.5. Phân bố kiến thức về chăm sóc vận động sau mổ KHX
Rất đồng ý
và đồng ý

Rất không
đồng ý và
không đồng ý

Không rõ

Câu hỏi

Tỷ lệ%

Tỷ lệ%

Tỷ lệ%

NB sau mổ xương, phải được đánh giá
sức cơ của chi lành và chi mổ

22

0

1

95,65%


0%

4,35%

23

0

0

100%

0%

0%

17

2

4

73,91%

8,70%

17,39%

23


0

0

100%

0%

0%

ĐD phải đánh giá các yếu tố có khả năng
ảnh hưởng đến việc vận động lại của NB
sau mổ xương
ĐD phải cung cấp các thiết bị hỗ trợ cho
việc vận động sau mổ và hướng dẫn NB
sử dụng các thiết bị này
ĐD cần hướng dẫn NB cử động nhẹ
nhàng chi lành và chi phẫu thuật tại
giường sớm sau mổ để tránh nguy cơ tắc
mạch sau mổ do bất động sau mổ
Nhận xét:

Tất cả ĐD viên (100%) tại khoa ngoại CTCH đồng tình với việc ĐD phải đánh
giá các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến việc vận động lại của NB sau mổ xương,
ĐD cần hướng dẫn NB cử động nhẹ nhàng chi lành và chi phẫu thuật tại giường sớm
sau mổ để tránh nguy cơ tắc mạch sau mổ do bất động sau mổ, cũng như hướng dẫn
NB cử động nhẹ nhàng tránh nguy cơ tắc mạch sau mổ. Tuy nhiên vẫn có 17,39%
ĐD không rõ việc chăm sóc vận động là họ phải cung cấp các thiết bị hỗ trợ vận động.


22


×