Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT HOÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

LÊ TIẾN TÙNG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH VIỆT HOÀNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
******************

LÊ TIẾN TÙNG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH VIỆT HOÀNG

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: GV. NGUYỄN VIẾT SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 12/2012

3


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “PHÂN TÍCH HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT HOÀNG” do LÊ
TIẾN TÙNG, sinh viên khoá 35, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

NGUYỄN VIẾT SẢN
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng

Ngày tháng

năm


2012

năm

2012


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận này, không những là sự nỗ lực của bản thân tôi mà
còn là sự giúp đỡ của rất nhiều người.
Trước hết con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Bố, Mẹ và gia đình, người đã sinh
ra con và nuôi dạy con khôn lớn, là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho con, là
niềm tự hào của bản thân con. Chúc cho gia đình ta luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
nói chung và Khoa Kinh tế nói riêng, đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm
cho em. Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy Nguyễn Viết Sản đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn em trong học tập và trong quá trình làm khóa luận.
Cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý Anh/Chị nhân viên Công ty TNHH VIỆT
HOÀNG đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Đặc biệt anh NGUYỄN THANH
HẢI giám đốc công ty, chị TRANG kế toán trưởng công ty và các anh chị trong công
ty đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Cuối cùng cho tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới trường Đại học Nông Lâm
TpHCM, công ty TNHH VIỆT HOÀNG. Kính chúc quý Thầy, quý Cô, quý Anh Chị
và toàn thể bạn bè mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Tiến Tùng


NỘI DUNG TÓM TẮT

LÊ TIẾN TÙNG. Tháng 11 năm 2012. “Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động
Kinh Doanh tại Công Ty TNHH VIỆT HOÀNG”.

LE TIEN TUNG. November 2012. “Analyse The Effect Of The Business
Activities VIET HOANG Company Limited”.
Luận văn tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba
năm 2009-2011, thông qua một số chỉ tiêu nghiên cứu như tình hình doanh thu, lợi
nhuận, chi phí, tình hình sử dụng vốn, tình hình sử dụng tài sản…qua đó chỉ ra những
ưu, nhược điểm, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh và đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Để phân tích và đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, tôi sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích tổng hợp, phương
pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn. Qua phân tích, đề tài cho thấy công ty
đã hoạt động có hiệu quả qua các năm, doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng.
Nhưng công ty cũng cần phải quản lý tốt hơn những mặt như chi phí, việc sử dụng
vốn, quản lý lao động...để giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát
triển.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH


x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Sơ lược về Công ty

4

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

4

2.1.2. Giới thiệu về Công ty

5

2.1.3. Lĩnh vực họat động kinh doanh chính

5

2.2. Cơ cấu tổ chức

7

2.2.1. Bộ máy tổ chức của Công ty

7

2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban


9

2.3. Đội ngũ cán bộ , nhân viên

12

2.4. Chức năng , nhiệm vụ, mục tiêu của công ty

13

2.4.1. Chức năng hoạt động

13

2.4.2. Nhiệm vụ

13

2.4.3. Mục tiêu của công ty

13

2.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty

14

2.5.1. Những thuận lợi

14


2.5.2. Những khó khăn

14

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

18
18

v


3.1.1. Khái niệm - ý nghĩa - vai trò của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh18
3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh

19

3.1.3. Các chỉ tiêu trong phân tích hiệu động kinh doanh

22

3.1.4. Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả khác

24

3.2. Phương pháp nghiên cứu

24


3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

24

3.2.2. Phương pháp phân tích

24

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình NK của công ty từ 2009-2011

27
27

4.1.1. Cơ cấu NK theo nhóm hàng

27

4.1.2. Cơ cấu NK theo thị trường

28

4.2. Phân tích các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

31

4.2.1. Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty.

33


4.2.2. Tình hình thiêu thụ sản phẩm của công ty.

37

4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất của công ty

38

4.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

38

4.3.2.Phân tích hiệu quả sử dụng lao động tại công ty

39

4.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

44

4.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn, kế toán của công ty từ 2009-2011

47

4.3.5. Xét tính hợp lí của cơ cấu vốn

55

4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh


56

4.4.1. Chất lượng sản phẩm

56

4.4.2. Giá cả sản phẩm

56

4.4.3. Đối thủ cạnh tranh

57

4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

59
63

5.1. Kết luận

63

5.2. Kiến nghị

64

5.2.1. Đối với công ty


64

5.2.2. Đối với nhà nước

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân

CNH

Công Nghiệp Hoá

CCDV

Cung cấp dịch vụ

CP

Chi phí


CSH

Chủ sở hữu

DN

Doanh nghiệp

DTBH

Doanh thu bán hàng

DT

Doanh thu

DTT

Doanh thu thuần

ĐTDH

Đầu tư dài hạn

ĐTNH

Đầu tư ngắn hạn

EU


Liên Minh Châu Âu

GVHB

Giá vốn hàng bán

HĐH

Hiện đại hoá

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HĐTC

Hoạt động tài chính

HTK

Hàng tồn kho

KHKT

Khoa Học Kỹ Thuật

KTXH

Kinh tế xã hội


LN

Lợi nhuận

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

NK

Nhập khẩu

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

PT

Phải thu

TN

Thu nhập

TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
vii


TS

Tài sản

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động

TTTH

Tính toán tổng hợp

XHCN

Xã Hội Chủ Nghĩa

XNK


Xuất nhập khẩu

VCĐ

Vốn Cố Định

VLĐ

Vốn Lưu Động

TV

Tổng Vốn

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Cơ Cấu NK Theo Các Mặt Hàng Chính

27

Bảng 4.2. Cơ Cấu NK Theo Thị Trường

29

Bảng 4.3. Kết Quả hoạt động Kinh Doanh của Công Ty Qua 3 Năm 2009-2011 31
Bảng 4.4. Bảng Phân Tích Tỷ Suất Chi Phí/Doanh Thu Thuần


33

Bảng 4.5. Tình Hình Biến Động Doanh Thu, Lợi Nhuận Qua 3 Năm 2009 -201134
Bảng 4.6. Doanh Thu Qua Các Kênh Phân Phối Từ Năm 2009-2011

36

Bảng 4.7. Lợi Nhuận Qua Các Kênh Phân Phối Từ Năm 2009-2011

36

Bảng 4.8. Sản Lượng Tiêu Thụ Các Mặt Hàng Chính của Công Ty Năm 20102011

37

Bảng 4.9. Kết Cấu Chi Phí Kinh Doanh của Công Ty Qua 2 Năm 2010-2011

38

Bảng 4.10. Tình Hình Sử Dụng Lao Động của Công Ty từ 2009-2011

40

Bảng 4.11. Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động

41

Bảng 4.12. Phân Tích Khoản Mục Chi Phí Tiền Lương

42


Bảng 4.13. Bảng Tổng Hợp Các Nhân Tố Ảnh Hưởng đến Chi Phí Tiền Lương 43
Bảng 4.14. Năng Suất Lao Động của Công Ty Qua 2 Năm 2010-2011

44

Bảng 4.15. Tình Hình Biến Động Tài Sản

45

Bảng 4.16. Tình Hình Trang Bị TSCĐ

46

Bảng 4.17. Hiệu Suất và Hiệu Qủa Sử Dụng Tài Sản Cố Định

46

Bảng 4.18. Hệ Số Tài Chính của Công Ty

47

Bảng 4.19. Khả Năng Luân Chuyển Vốn

50

Bảng 4.20. Phân Tích Đòn Cân Nợ

52


Bảng 4.21. Các Khoản Phải Thu

53

Bảng 4.22. Các Khoản Phải Trả

53

Bảng 4.23. Hiệu quà sử dụng vốn

54

Bảng 4.24. Phân Tích Cơ Cấu Vốn của Công Ty Qua 2 Năm 2010-2011

55

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hình Một Số Sản Phẩm của Công Ty

5

Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty.

8

Hình 4.1. Biểu Đồ Biến Động Doanh Thu Qua Các Năm


34

Hình 4.2. Biểu Đồ Biến Động Lợi Nhuận Qua Các Năm

34

Hình 4.3. Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Mareting

60

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Để bắt kịp và nhanh chóng hòa nhập với nhịp sôi động của nền kinh tế thế giới,
Việt Nam cũng nhanh chóng chuyển đổi nền kinh tế của mình sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN và thực hiện quá trình CNH- HĐH đất nước. Mặt
khác, với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế khu vực và kinh tế thế giới diễn ra trên nhiều
lĩnh vực đòi hỏi mỗi quốc gia không chỉ biết tận dụng những tiềm năng và lợi thế có
sẵn để vươn lên và tránh khỏi những tụt hậu kinh tế mà còn phải có những chiến lược
và phương hướng lâu dài cho sự phát triển đất nước cũng như sự linh hoạt trong mọi
lĩnh vực kinh doanh.
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường cùng với việc mở cửa quan
hệ hợp tác kinh tế, kinh doanh với nước ngoài, vấn đề cạnh tranh giữa các công ty, xí
nghiệp là không thể tránh khỏi. Một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển, đáp ứng nhu
cầu của nền kinh tế thị trường, muốn hoạt động có hiệu quả thì ngoài đặc điểm của

ngành và uy tín của doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự quản lý đúng đắn và phù hợp.
Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra công ty phải tiến
hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình trong những năm qua để từ đó có thể
vạch ra kế hoạch cho năm tiếp theo. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong như
nguồn lao động, tài chính, công ty phải quan tâm đến các điều kiện bên ngoài như thị
trường tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh…trên cơ sở đó công ty có thể dự đoán các rủi ro có
thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa.


Trong bất kì điều kiện kinh doanh nào cũng tiềm ẩn những khả năng tiềm tàng
chưa phát hiện được, chỉ thông qua phân tích công ty mới có thể phát hiện được và
khai thác chúng đem lại hiệu quả cao hơn.
Vậy hiệu quả là gì? Làm thế nào để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động và biện
pháp để nâng cao nâng cao hiệu quả hoạt động đó? Những câu hỏi này luôn đặt ra ở
mỗi đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi ngành của nền kinh tế.
Muốn đánh giá đúng, đủ hiệu quả hoạt động cần phải có nền tảng cần thiết là hệ
thống các chỉ tiêu, hệ thống các chính sách tương ứng. Hiệu quả là những kết quả đạt
được, là hướng phát triển hoạt động của ngành…phải được đánh giá tổng hợp trên cơ
sở phát triển hợp lý, đồng đều trong mọi ngành sản xuất của nền kinh tế quốc dân.Trên
cơ sở đó việc đánh giá đúng hiệu quả đạt được giúp chúng ta tìm ra những biện pháp
thích ứng để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Nhận thức được sự cần thiết và vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đối với tất cả
các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường- một thị trường vốn như trận mạc thực
sự, luôn chứa đầy những cạnh tranh khốc liệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro bất trắc nên tôi đã
chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH VIỆT
HOÀNG”, nhằm đánh giá xác thực tình hình hoạt động của công ty, qua đó đưa ra
một số định hướng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Thiết bị KHKT Việt Hoàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Củng cố, bổ sung, mở rộng những kiến thức đã học, vận dụng để giải quyết
một vấn đề thực tiễn trong đời sống KT-XH.
- Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Việt Hoàng chỉ
ra những ưu, nhược điểm cùng với những nguyên nhân chủ quan và khách quan gây
ra.

2


- Từ những lý luận và thực tiễn trên, kết hợp với tư duy sáng tạo để tìm phương
hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong tương
lai.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
- Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Việt Hoàng.
- Phạm vi thời gian: từ ngày 09/09/2012 đến ngày 09/11/2012.
- Số liệu được sử dụng từ năm 2009-2011.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1 trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2 giới thiệu khái quát về công ty, lĩnh vực hoạt động kinh doanh và
trình bày sơ lược về sản phẩm mà công ty đang kinh doanh.
Chương 3 trình bày những khái niệm có liên quan và giới thiệu một số phương
pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Chương 4 phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh, phân tích sự ảnh hưởng
của các yếu tố đến hoạt động kinh doanh. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Chương 5 kết luận chung cho toàn bộ khóa luận và đưa ra một số đề nghị đối
với các đối tượng liên quan.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Sơ lược về Công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Việt Hoàng được thành lập từ cửa hàng kinh doanh vật tư thiết
bị khoa học kỹ thuật (KHKT), hoạt động từ năm 2003, trên phạm vi toàn quốc. Đến
tháng 3/2006 đã chính thức trở thành Công Ty TNHH Việt Hoàng nằm ở 32E2, tổ 5,
KP 1, phường Bửu Long, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai do ông Nguyễn Thanh
Hải làm giám đốc điều hành.
Là đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị trong
phòng thí nghiệm, công ty có quan hệ mua bán rất uy tín với các hãng lớn của nhiều
quốc gia trên thế giới như:
- Anh Quốc: BARLOWORLD, OXOID, CECIL, SEWARD, LENTON…
- Đức: MEMMERT, A.KRUSS, DESAGA, LOVIBON, HETTICH, KERN,
KNF, GFL, BEHR, HUND, MINITUB, WINDAUS, FUNKER GERBER…
- Mỹ: OHAUS, ZELTEX, WILDCO, SEILER, ORBECO, EXTECH,…
- Nhật Bản: ATAGO, ALP, MEIJI, JASCO,…
- Pháp: VIBERLOURMAT, OLDHAM,…
- Phần Lan: THERMO FISHER (LABSYSTEM)
- Ý: BIOAIR
- Thụy Sĩ: HAGLOG, ROTRONIC
- Đài Loan: STURDY
- Tây Ban Nha: IUL
- Singapore: ESCO
- Áo: RELASKOP



Công ty cung cấp thiết bị cho khoảng trên 3000 đơn vị, cơ quan, DN trong nước
gồm:
- Các truờng: Đại Học Bách Khoa, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học
Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, Đại Học Y Khoa, Đại Học Sư Phạm Kĩ Thuật, Đại Học
An Giang, Đại Học Cần Thơ, Đại Học Sư Phạm Huế,…
- Các Sở, Trung tâm: cung cấp thiết bị môi trường cho các Sở Khoa Học Công
Nghệ và Môi Trường, Sở Công Nghiệp, Sở Nông Lâm Nghiệp và các Trung tâm Ứng
dụng KHKT, Trung tâm Khuyến Nông- Khuyến Ngư, Trung tâm Y Tế dự phòng từ
Khánh Hòa đến Cà Mau.
- Các Viện, Bệnh viện: Viện Khoa Học, Viện vệ sinh Y Tế Công Cộng
Tp.HCM, Viện Khoa Học Hình Sự, Viện Paster Tp.HCM, Viện Paster Nha Trang,
Viện Hạt Nhân Đà Lạt, Bệnh viện Nhi Đồng I-II, Bệnh viện Nhiệt Đới…
2.1.2. Giới thiệu về Công ty
Tên viết tắt: Việt Hoàng co,.ltd
Trụ sở chính: 32E2, tổ 5, KP 1, phường Bửu Long, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh
Đồng Nai
Điện thoại: 0613953730
E-mail :
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty số : 072082 do Sở Kế Họach &
Đầu Tư Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 16.03.2006.
Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc công ty: Ông Nguyễn Thanh Hải.
Sáng lập viên, phó giám đốc công ty: Ông Nguyễn Hoàng Hà.
2.1.3. Lĩnh vực họat động kinh doanh chính
Hình 2.1. Hình Một Số Sản Phẩm của Công Ty
+ TSSC (Technical Science Service Commerce)
Mua bán vật tư, thiết bị hóa chất phòng thí nghiệm, môi trường

5



Thiết bị, xây dựng hệ thống xử lý môi trường.
Mua bán trang thiết bị y tế.

Mua bán trang thiết bị, vật tư ngành xây dựng, điện, dầu khí.

+SS (Super Security)
Tư vấn, mua bán, lắp đặt, bảo trì thiết bị, hệ thống giám sát an ninh, hệ thống
chống trộm, thiết bị điện, điện tử chuyên dụng.

6


+ CASS (Center of After Sales Service)
Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thiết bị phòng thí nghiệm, xử lý môi trường, trang
thiết bị y tế, xây dựng, dầu khí. (bao gồm cả thiết bị mà công ty không trực tiếp cung
cấp).
+ IFF (Ingredient - Fragrances - Flavors)
Mua bán phụ gia, hương liệu, mùi dùng trong công nghiệp thực phẩm.

+ CC (Construction Consultant)
Tư vấn xây dựng và thi công xây dựng dân dụng, công nghiệp.
2.2. Cơ cấu tổ chức
2.2.1. Bộ máy tổ chức của Công ty

7


Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty.


HỘI ĐỒNH THÀNH VIÊN

BAN GIÁM ĐỐC CTY

Phòng Kinh
doanh

Phòng Kế
Toán

Phòng Kỹ

Phòng

Thuật

Tổng Hợp

Ban Công
Ty

KT Tổng

hợp

BP Sửa
Chữa

Ban Tr.Học


KT Hàng
Hóa

BP Dịch
Vụ

QT Hành
Chính

Ban M.

KTChi
Tiết,QT

BP Sản
Xuất

Quản Lý
Kho

BP lắp đặt
vận hành

BP giao
nhận

BP Sales

Quản Trị
Mạng


Trường
BP. Sales

BP HC-

KT Công
Nợ

Đại diện chất lượng

Ban Dự Án
Đối Ngoại

Ban SS

Ban IFF

Dự Án

DCTT

Đối
Ngoại

Nguồn: Phòng Kế Toán
8


2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

a. Phòng Kinh doanh
Chức năng
- Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
- Xây dựng phương án và định hướng kinh doanh toàn công ty trong thời gian
ngắn hạn, trung hạn và theo kế hoạch phát triển công ty.
- Tổ chức, triển khai, thực hiện các phương án kinh doanh đã được duyệt.
- Khai thác và phát triển các nguồn hàng trong nước và nước ngoài
- Tiếp thị bán hàng trên phạm vi toàn quốc.
- Đào tạo, huấn luyện, hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh cho nhân viên trong
công ty.
Nhiệm vụ
- Lập kế hoạch định hướng kinh doanh trình giám đốc.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho từng ban, bộ phận thuộc phòng kinh
doanh.
- Phân tích, đánh giá tính cạnh tranh của các đối thủ trong và ngoài nước.
- Tìm kiếm, phân tích, lựa chọn mã hàng, nguồn hàng cung cấp trong và ngoài
nước.
- Tư vấn, thuyết phục cho khách hàng để ký hợp đồng cung cấp, mua
bán…trong phạm vi ngành hàng công ty đang kinh doanh.
- Xây dựng chính sách giá hợp lý để phục vụ cho công tác tiếp thị, hậu mãi.
- Tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ trong nước và nước ngoài.
- Bảo đảm tính bảo mật tuyệt đối về đối tác và giá cả.
- Lập kế hoạch, phương án bán hàng cho các sản phẩm thế mạnh của công ty,
đẩy mạnh số lượng, giữ vững uy thế của công ty Việt Hoàng trên thị trường.
b. Phòng Kế toán
Chức năng
- Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực quản trị tài chính, kế toán và hoạch
định chính sách tài chính theo định hướng phát triển của công ty trong thời gian ngắn
hạn, trung hạn, và dài hạn.


9


- Thống kê kế toán, tài chính trong tài khoản theo luật định hiện hành của nhà
nước.
- Giúp giám đốc quản lý tiền, hàng và thực hiện công tác báo cáo tài chính với
cơ quan chức năng quản lý nhà nước.
Nhiệm vụ
- Phân tích hiệu quả kinh doanh theo qui định của công ty.
- Xây dựng giá đầu vào và đầu ra cho các sản phẩm công ty đang kinh doanh.
- Quản lý và lưu trữ các loại hóa đơn mua bán hàng, phiếu chi, phiếu thu và
theo dõi công tác xuất nhập hàng hóa, tài sản của công ty.
- Tổ chức, đôn đốc việc thu hồi công nợ, đối chiếu công nợ và báo cáo giám
đốc về tình hình công nợ của khách hàng và của công ty.
- Cập nhật toàn bộ số liệu kế toán, số liệu phát sinh về giá trị tài sản của công
ty, quỹ tiền mặt và lưu trữ các chứng từ thu chi.
- Báo cáo xuất, nhập, tồn hàng hóa, tài sản của công ty; thu, chi tồn quỹ tiền
mặt và giải trình các số liệu chênh lệch (nếu có).
- Lập bảng lương hàng tháng và tổ chức phát lương cho cán bộ công nhân viên.
c. Phòng Kỹ thuật
Chức năng
- Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và bảo
hành các loại thiết bị thuộc ngành hàng công ty đang kinh doanh.
- Đào tạo, huấn luyện, hướng dẫn nghiệp vụ kỹ thuật cho nhân viên trong công
ty.
- Hướng dẫn và tư vấn sử dụng các thiết bị cho khách hàng.
- Gia công, sản xuất các loại tủ hút, tủ cấy và các vật dụng khác phục vụ cho
công tác kinh doanh của công ty.
Nhiệm vụ
- Lắp đặt vận hành, hướng dẫn sử dụng và bảo hành thiết bị cho khách hàng.

- Sửa chữa các thiết bị theo các yêu cầu của khách hàng và công ty.
- Thực hiện công tác tiếp thị. giao nhận máy móc thiết bị và chăm sóc khách
hàng trong phạm vi cả nước. Bảo đảm tính bảo mật tuyệt đối về đối tác và giá cả.
- Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị cho khách hàng.
10


d. Phòng Tổng hợp
Chức năng
- Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác quản trị nhân sự, quản trị hành
chính.
- Soạn thảo các văn bản thuộc lĩnh vực quản trị nhân sự và quản trị hành chính,
và thực hiện các chế độ, chính sách, quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong công
ty.
Nhiệm vụ
- Thực hiện công tác quản lý nhân sự, công tác tuyển dụng, công tác tiền lương,
công tác kiểm kê hàng hoá.
- Thực hiện công tác điều hành quản lý kho, quản lý lao động, chấm công và
thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Thực hiện công tác tổ chức phục vụ khách nước ngoài, tiếp các cơ quan quản
lý nhà nước đến công ty quan hệ giao dịch.
- Xem xét các khiếu nại, phản ánh của nhân viên và đề xuất biện pháp xử lý.
- Quản lý và cấp phát văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng, phương tiện vận
chuyển và làm thư ký các buổi họp công ty.
e. Ban dự án đối ngoại
Chức năng
- Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực dối ngoại và xuất nhập khẩu
- Tìm kiếm, quan hệ giao dịch, đàm phán với các hãng nước ngoài về giá cả,
hình thức quyết toán, xây dựng phương án và định hướng trong công tác xuất nhập
khẩu.

- Trực tiếp giới thiệu với các hãng nước ngoài về chức năng, ngành hàng hiện
tại, tương lai mà công ty kinh doanh.
- Cung cấp thông tin từ các hãng cho giám đốc cùng các phòng ban chức năng
và xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu.
Nhiệm vụ
- Quan hệ giao dịch và đàm phán về giá cả, hình thức thanh toán, giao nhận với
các hãng nước ngoài đồng thời tìm kiếm các khách hàng mới, khách hàng đối trọng.

11


- Lập kế hoạch tiếp xúc, trao đổi, thương thảo với các đối tác nước ngoài, xây
dựng kế hoạch nhập hàng đúng cấu hình, chủng loại và tiến độ.
- Cập nhật thông tin từ các hãng nước ngoài và chủ động tạo mối quan hệ thân
thiện, bình đẳng.
- Theo dõi lịch trình và tiến độ nhập hàng, tham gia kiểm, đếm hàng nhập kho,
cùng giám đốc công ty tiếp khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại công ty.
f. Ban SS
Chức năng
- Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực thiết kế, cung cấp, lắp đặt và bảo trì
các thiết bị chống sét, camera quan sát, kiểm soát ra, vào, cảnh báo đột nhập, báo cháy,
báo trộm và âm thanh công cộng.
- Đào tạo, huấn luyện, hướng dẫn nghiệp vụ kỹ thuật cho các nhân viên trong
ban.
- Hướng dẫn và tư vấn sử dụng các thiết bị cho khách hàng.
Nhiệm vụ
- Tìm kiếm, phân tích, đánh giá, lựa chọn mã hàng và nguồn hàng cung cấp
trong và ngoài nước.
- Tư vấn và thuyết phục khách hàng để ký được hợp đồng cung cấp, thiết kế,
lắp đặt, bảo trì các thiết bị trong phạm vi ngành hàng công ty đang kinh doanh.

- Thực hiện việc thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị
chống sét, thiết bị kiểm soát ra vào, cảnh báo đột nhập, camera quan sát, báo cháy báo
trộm và âm thanh công cộng.
- Lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng thiết bị cho khách hàng.
- Quản lý và bảo dưỡng hệ thống quan sát, mạng điện thoại toàn công ty.
2.3. Đội ngũ cán bộ , nhân viên
- Phụ trách kinh doanh, kế toán, xuất nhập khẩu là những người đã tốt nghiệp
những trường Đại Học Kinh Tế, Ngoại Thương và Tài chính Kế toán Tp.HCM có kinh
nghiệm lâu năm trong công tác xuất nhập khẩu.
- Các cán bộ kinh doanh, nhân viên kỹ thuật và tư vấn kỹ thuật có trình độ Đại
học từ các khoa cơ khí, điện, điện tử, vật lý, hóa học, sinh học, môi trường của các

12


trường Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học Tự Nhiên Hà Nội và Đại học Khoa học
Tự Nhiên TP.HCM…
- Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật bảo hành, bảo trì các thiết bị KHKT có nhiều năm
kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn và được các nhà cung cấp nước ngoài tập huấn
về công tác bảo hành, bảo trì các thiết bị đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất.
2.4. Chức năng , nhiệm vụ, mục tiêu của công ty.
2.4.1. Chức năng hoạt động.
- Công ty TNHH Việt Hoàng là công ty tổ chức hoạt động kinh doanh theo
ngành nghề đã đăng ký.
- Mua bán, nhập khẩu các thiết bị KHKT, trang thiết bị Y tế, thiết bị vật tư
ngành xây dựng, điện, dầu khí…
- Tư vấn, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa tất cả các loại thiết bị phòng thí nghiệm, y
tế, xây dựng, dầu khí (kể cả các thiết bị mà công ty không trực tiếp cung cấp)
- Ngoài ra, công ty còn lắp đặt hệ thống giám sát an ninh, hệ thống chống trộm,
thiết bị điện, điện tử chuyên dụng và dân dụng.

2.4.2. Nhiệm vụ.
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty nhằm thực hiện
mục đích và nội dung hoạt động của công ty.
- Đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước về những
sản phẩm có tính kỹ thuật cao.
- Làm sao phục vụ tốt nhất về các dịch vụ bảo hành, sửa chữa, huấn luyện hỗ
trợ về kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng chu đáo.
- Đảm bảo cân đối về tài chính để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đáp ứng
nhu cầu phục vụ vào việc phát triển kinh tế.
2.4.3. Mục tiêu của công ty.
Để giữ vững và ngày càng mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận, mở rộng sự phát
triển công ty, ổn định đời sống cho nhân viên, công ty đã đề đề ra những mục tiêu sau:
- Mở thêm văn phòng đại diện ở Cần Thơ (năm 2014).
- Mở rộng thị trường hoạt động ở các nước trong khu vực Đông Nam Á (2015).
- Đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh nhóm sản phẩm IFF.

13


- Tạo niềm tin mạnh mẽ trong lòng khách hàng về sản phẩm mà công ty cung
cấp.
- Trước đây công ty mạnh về mặt kinh doanh nhưng 2 năm trở lại đây lại đẩy
mạnh về mặt sửa chữa thiết bị kỹ thuật. Đây cũng là định hướng chủ yếu của công ty
trong tương lai.
2.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty
2.5.1. Những thuận lợi
Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm trong nghiệp vụ kinh
doanh xuất nhập khẩu và có vốn ngoại ngữ rất khá nên việc giao dịch và ký hợp đồng
thường rất suôn sẻ, đồng thời công ty cũng có đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật cao,
trẻ và năng động.

Công ty rất nhạy bén với tình hình xuất nhập khẩu thiết bị KHKT và nắm bắt
tình hình cung cầu trên thị trường nên thường hoàn thành vượt mức hạn ngạch được
giao.
Trong công ty luôn có sự đoàn kết, thống nhất từ ban lãnh đạo đến các phòng
ban, toàn tâm toàn lực hoàn thành mục tiêu của công ty đề ra.
Khách hàng của công ty là những khách hàng quen thuộc nên đã tạo ra nhiều ưu
đãi cũng như thuận lợi trong việc mua bán và thanh toán.
2.5.2. Những khó khăn
Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội Việt Nam gặp nhiều khó khăn do lạm phát
cao và ảnh hưởng của xuy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động đến . Bên cạnh đó, công
ty vẫn còn giữ nguyên cách quản lý cũ chưa chịu thay đổi, vẫn chưa hoàn toàn hội
nhập với nề kinh tế trên thế giới.
Chưa có một kế hoạch marketing cụ thể cho hoạt động kinh doanh của công ty,
khách hàng của công ty thường là những khách hàng quen thuộc nên chủ yếu mua bán
theo thói quen.Việc nghiên cứu khách hàng còn rất hạn chế, song yêu cầu của khách
hàng ngày càng cao nên nhiều cơ hội kinh doanh bị bỏ qua.
Mặt khác, đây là ngành kinh doanh không mấy cuốn hút, hấp dẫn chủ yếu hàng
từ nước ngoài nhập về nên vấn đề về thủ tục nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa, thanh
toán gặp khá nhiều khó khăn, lợi nhuận thấp, chi phí cao và thị trường ngày càng bị
thu hẹp.
14


×