Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MẮCCA TRONG MÔ HÌNH MẮCCA XEN CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NĂNG TỈNH ĐĂK LĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.59 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MẮC-CA TRONG MÔ HÌNH
MẮC-CA XEN CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
KRÔNG NĂNG TỈNH ĐĂK LĂK

LÊ THỊ UYÊN VY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn: Ths. Trần Minh Trí

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MẮC-CA TRONG MÔ HÌNH
MẮC-CA XEN CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
KRÔNG NĂNG TỈNH ĐĂK LĂK

LÊ THỊ UYÊN VY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013



Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng sản xuất
Mắc-ca trong mô hình Mắc-ca xen cà phê trên địa bàn huyện Krông Năng tỉnh
Đăk Lăk” do Lê Thị Uyên Vy, sinh viên khóa 36, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________

Ths. TRẦN MINH TRÍ
Người hướng dẫn,

_________________________
Ngày
tháng
năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Ngày


tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận tốt nghiệp đã đánh dấu một chặng đường dài làm việc và học tập tại
trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và đây chính là kết quả của bao
nhiêu nỗ lực, phấn đấu trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cha mẹ, người đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi
khôn lớn thành người, tạo điều kiện để tôi có thể học tập và phát triển như ngày hôm
nay.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô trên giảng đường Đại học Nông
Lâm và đặc biệt là thầy cô khoa Kinh tế đã trang bị không chỉ riêng tôi mà tất cả các
sinh viên đã và đang ngồi trên ghế nhà trường một hành trang vững chắc để vững bước
hơn trên con đường mà tôi đã chọn. Và hơn thế nữa tôi chân thành cảm ơn thầy Trần
Minh Trí, người góp phần không nhỏ giúp tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận của
mình.
Cảm ơn thầy cố vấn học tập Lê Vũ, tập thể lớp DH10KT, cùng anh chị và
những người bạn của tôi đã cùng tôi học tập, chia sẻ những buồn vui trong suốt quãng
thời gian qua.
Xin cảm ơn các cô chú và anh chị trong Phòng NN&PTNT, chi cục thống kê
huyện Krông Năng đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành khóa luận này một
cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Thị Uyên Vy



NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ UYÊN VY. Tháng 12 năm 2013.“Thực Trạng Sản Xuất Mắc-Ca
Trong Mô Hình Mắc-Ca Xen Cà Phê Trên Địa Bàn Huyện Krông Năng Tỉnh Đăk
Lăk”.
LE THI UYEN VY. December, 2013. “Actual Production Macadamia in
The Model Macadamia Intercropped Coffee in Krong Nang District, Dak Lak
Province”.
Đề tài tiến hành nghiên cứu về thực trạng sản xuất Mắc-ca trong mô hình Mắcca xen cà phê trên địa bàn huyện Krông Năng tỉnh Đăk Lăk trên cơ sở phân tích các số
liệu điều tra của 30 hộ trồng và 30 hộ không trồng Mắc-ca. Từ đó xác định được thực
trạng sản xuất Mắc-ca trên địa bàn sau đó đánh giá sơ bộ kết quả và hiệu quả kinh tế
mà cây Mắc-ca mang lại.
Từ những kết quả có được trong quá trình điều tra và tính toán tổng hợp tôi tiến
hành so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây Mắc-ca và cây cà phê xem cây nào có hiệu quả
hơn đem lại nguồn lợi nhuận và thu nhập cao hơn cho những hộ nông dân.
Tìm hiểu những vấn đề về thị trường sản xuất và tiêu thụ, giá cả, tính pháp lý,
những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng chăm sóc Mắc-ca để xem xét tiềm năng
phát triển của cây Mắc-ca trên địa bàn huyện Krông Năng nói riêng và ở nước ta nói
chung.
Thông qua đó đề tài đưa ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề còn
thiếu sót cần khắc phục sữa chữa đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với các hộ
nông dân và chính quyền địa phương giúp có hướng đi tốt hơn.

 


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................iix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. x

DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1.Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2
1.3.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.3.1.Không gian..................................................................................................... 3
1.3.2.Thời gian ........................................................................................................ 3
1.3.3.Đối tượng ....................................................................................................... 3
1.4.Ý nghĩa của việc nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.5.Cấu trúc luận văn ....................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN .......................................................................................... 5
2.1. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu............................................................. 5
2.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................... 5
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 9
2.2. Tình hình phát triển Mắc-ca ................................................................................... 16
2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển cây Mắc ca trên thế giới .......... 16
2.2.2. Tình hình sản xuất Mắc-ca trong nước và tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk
Lăk .......................................................................................................................... 18
2.2.3. Vai trò và các sản phẩm của Mắc-ca .......................................................... 20
CHƯƠNG 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 25
3.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 25
3.1.1. Kinh tế nông hộ .......................................................................................... 25
3.1.2. Kết quả sản xuất.......................................................................................... 26
vi 


3.1.3. Hiệu quả kinh tế .......................................................................................... 27
3.1.4. Giới thiệu về cây Mắc-ca ............................................................................ 28

3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 40
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 40
3.2.3. Phương pháp phân tích ............................................................................... 40
CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 42
4.1. Thực trạng sản xuất Mắc-ca tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. ...................... 42
4.1.1. Quá trình phát triển Mắc-ca ........................................................................ 42
4.1.2. Tình hình trồng Mắc-ca của các hộ được khảo sát ..................................... 42
4.1.3. Đặc điểm các hộ điều tra ............................................................................ 45
4.2. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................... 47
4.2.1. Chi phí sản xuất Mắc-ca trong thời kỳ kiến thiết cơ bản ............................ 48
4.2.2. Chi phí sản xuất Mắc-ca trong thời kỳ kinh doanh .................................... 49
4.2.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế của Mắc-ca trong giai đoạn kinh doanh......... 52
4.2.4. So sánh hiệu quả kinh tế của cây Mắc-ca và cây cà phê ............................ 54
4.3. Tiềm năng phát triển cây Mắc-ca ........................................................................... 55
4.3.1. Thị trường Mắc-ca trên thế giới.................................................................. 55
4.3.2. Giá cả .......................................................................................................... 57
4.3.3. Tính pháp lý ................................................................................................ 59
4.3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất Mắc-ca ................................. 60
4.3.5. Mong muốn của người dân ......................................................................... 61
CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 62
5.1. Kết luận................................................................................................................... 62
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 63
5.2.1. Đối với người nông dân .............................................................................. 63
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương ................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 64

vii 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

CPNC

Chi phí nhân công

CPLĐ

Chi phí lao động

CPVC

Chi phí vật chất

CPVT

Chi phí vật tư

CCTK

Chi cục thống kê

ĐT – TTTH

Điều tra – Tính toán tổng hợp

ĐVT


Đơn vị tính

KHKTNLN

Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp

KTCB

Kiến thiết cơ bản

NN&PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

SLTB

Sản lượng trung bình

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

viii 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện Tích, Dân Số, Mật Độ Dân Số Năm 2012 – (Phân theo Xã, Thị Trấn) . 9
Bảng 2.2. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Tính Đến 31/12/2012 – (Phân Theo Loại Đất và
Phân Theo Xã, Thị Trấn). .............................................................................................. 11

Bảng 2.3.Diện Tích Một Số Cây Trồng Lâu Năm Trên Địa Bàn Huyện Qua các Năm12
Bảng 4.1. Tổng Diện Tích Đất Trồng Mắc-ca của Các Hộ Điều Tra ........................... 43
Bảng 4.2. Số Gốc Mắc-ca của Các Hộ Điều Tra ........................................................... 43
Bảng 4.3. Đặc Điểm của Các Hộ Trồng và Không Trồng Mắc-ca ............................... 45
Bảng 4.4. Giống Mắc-ca Các Hộ Trồng ........................................................................ 46
Bảng 4.5. Chi Phí Sản Xuất của 225 Gốc Mắc-ca trong Một Năm Đầu Thời Kỳ KTCB
của Hộ Nông Dân tại Huyện Krông Năng .................................................................... 48
Bảng 4.6. Chi Phí Sản Xuất 225 Gốc Mắc-ca Trung Bình Một Năm Trong Thời Kỳ
Kiến Thiết Cơ Bản của Hộ Nông Dân tại Huyện Krông Năng (Năm 2 – 3) ................ 49
Bảng 4.7. Chi Phí Sản Xuất 225 Gốc Mắc-ca trong Thời Kỳ Kinh Doanh từ Năm Thứ
4 đến Năm Thứ 6 của Hộ Nông Dân tại Huyện Krông Năng (Trung Bình 1 Năm) ..... 50
Bảng 4.8. Chi Phí Sản Xuất 225 Gốc Mắc-ca trong Thời Kỳ Kinh Doanh từ Năm Thứ
7 đến Năm Thứ 9 của Hộ Nông Dân tại Huyện Krông Năng (Trung Bình 1 Năm) ..... 51
Bảng 4.9. Kết Quả và Hiệu Quả của 225 Gốc Mắc-ca Một Năm Kinh Doanh trong
Giai Đoạn Cho Trái Bói (Năm 4 đến Năm 6) ............................................................... 52
Bảng 4.10. Kết Quả và Hiệu Quả của 225 Gốc Mắc-ca Một Năm Kinh Doanh trong
Giai Đoạn Cho Trái Ổn Định (Năm 7 đến Năm 9) ....................................................... 53
Bảng 4.11. Kết Quả và Hiệu Quả của 225 gốc Cà Phê Một Năm Kinh Doanh trong
Giai Đoạn Cho Trái Ổn Định ........................................................................................ 54
Bảng 4.12. Sản Lượng Mắc-ca Một Số Nước Trên Thế Giới Qua các Năm ................ 56
Bảng 4.13. Lượng Tiêu Thụ Tính Theo Bình Quân Đầu Người Trên Năm (5 Nước
Tiêu Thụ Nhiều Nhân Hạt Mắc-ca Nhất Thế Giới) ...................................................... 56
Bảng 4.14. Danh Sách 5 Nước Nhập Khẩu Nhân Mắc-ca Nhiều Nhất của Úc Năm
2010 ............................................................................................................................... 58

ix 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Krông Năng ........................................................ 6
Hình 2.2. Cơ Cấu Nông Nghiệp Huyện Krông Năng Năm 2009 và 2012 .................... 13
Hình 2.3. Cơ Cấu Công Nghiệp Huyện Krông Năng Năm 2009 và 2012 .................... 14
Hình 2.4.Tinh Dầu Macadamia ..................................................................................... 22
Hình 2.5. Socola Macadamia......................................................................................... 23
Hình 3.1. Quá Trình Sinh Trưởng và Phát Dục Quả Mắc-ca ........................................ 31
Hình 4.1. Tỷ Lệ Diện Tích Mắc-ca Xen Cà Phê Trên Địa Bàn Huyện Krông Năng .... 44
Hình 4.2. Giá Mắc-ca Trên Thị Trường Hawaii............................................................ 57 
 

 




DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi
Phụ lục 2: Danh sách các hộ điều tra

xi 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Mắc-ca hay còn gọi là Macadamia có nguồn gốc từ Australia là loài cây cho
quả có nhân chứa chất dinh dưỡng khá cao, hàm lượng dầu tới 78%. Nhân hạt Mắc-ca
có mùi thơm nhẹ, có thể dùng làm nhân bánh ngọt, nhân chocolate, kem, bánh hộp
hoặc ăn trực tiếp ở dạng đồ hộp…ngoài ra Mắc-ca được dùng làm thực phẩm cao cấp,

dầu Mắc-ca được dùng trong các loại mỹ phẩm rất được ưa chuộng ở thị trường Âu
Mỹ. Mắc-ca được mệnh danh là “hoàng hậu quả khô”.
Do hương vị nhân và giá cả Mắc-ca rất hấp dẫn nên hàng chục nước đã đua
nhau phát triển Mắc-ca trong mấy chục năm qua, nhưng người ta dự báo rằng còn lâu
cung mới đuổi kịp cầu, giá cả Mắc-ca trên thị trường thế giới vẫn không ngừng tăng và
là hàng nông sản đắt giá nhất trên thị trường thế giới hiện nay.
Năm 2002, Mắc-ca được đưa vào trồng thử nghiệm trên diện hẹp ở Việt Nam.
Thực tế cho thấy, các tỉnh Tây Nguyên và Tây Bắc rất có triển vọng phát triển trồng
cây Mắc-ca do điều kiện thuận lợi về thời tiết và địa hình. Tuy chậm chân mất vài
chục năm nhưng về cơ bản vẫn có thể coi như Việt Nam bước vào cuộc đua từ điểm
xuất phát, sẽ không phải là kẻ đến sau gây đảo lộn thị trường như trường hợp cây cà
phê, mà sẽ là tham gia từ đầu quá trình hình thành cung cầu. Biên độ sinh thái cây
Mắc-ca khá rộng, có thể trồng làm cây mẫu ở vườn thực vật nhiều nơi trên thế giới,
nhưng yêu cầu chế độ khí hậu cho phân hoá chồi hoa, ngậm nụ thụ phấn và giai đoạn
tích luỹ dầu trong hạt để đạt năng suất cao lại tương đối đặc biệt, hay nói cách khác là
để cây sống thì có thể trồng ở nhiều nơi, nhưng để cây có quả hạt thì lại rất ít nơi trồng
được. Việt Nam có nhiều tiểu vùng khí hậu với diện tích lớn đáp ứng được yêu cầu
này mà các nước khác không có.


Nhu cầu về nhân Mắc-ca trên thị trường thế giới sẽ lớn hơn cà phê rất nhiều.
Cách dùng cà phê khá nghèo nàn, chủ yếu là làm đồ uống, một phần nhỏ pha vào rượu
và kẹo bánh, nhưng ngay cả với người nghiện cà phê thì nhu cầu hàng ngày cũng
không thể quá nhiều. Trong khi đó thì đối tượng sử dụng Mắc-ca lại rất rộng lớn bao
gồm mọi tuổi tác, giới tính, sắc tộc, truyền thống ẩm thực, sức khỏe…Với nhân Mắcca, tình hình hoàn toàn không giống Cà phê, thậm chí cũng không giống với Cacao.
Các đặc điểm giòn, bùi, thơm, ngậy hấp dẫn mọi lứa tuổi. Cách ăn và chế biến rất
phong phú từ ăn sống hoặc trộn trong sa lát, sào, nấu, làm nhân bánh, kem, mứt… cho
phép Mắc-ca vượt qua mọi ranh giới sắc tộc, tôn giáo, truyền thống ẩm thực để đến
với mọi người trên thế giới. Vì là đồ ăn nên lượng tiêu dùng hàng ngày của mỗi người
lớn hơn Cà phê, Cacao rất nhiều. Hàm lượng acid béo không no rất cao, Mắc-ca sẽ là

sự lựa chọn cho nỗi lo thời đại là bệnh tim mạch và làm dung môi trong ngành sản
xuất mỹ phẩm – là ngành sản xuất đang phát triển với tốc độ rất cao do lợi nhuận siêu
ngạch (vinamacca.com).
Vậy thực trạng sản xuất Mắc-ca ở nước ta nói chung và ở Krông Năng nói riêng
là như thế nào? Liệu Mắc-ca có thật sự phù hợp với vùng đất này không?
Chính vì lý do đó, đề tài “Thực trạng sản xuất Mắc-ca trong mô hình Mắcca xen cà phê trên địa bàn huyện Krông Năng tỉnh, Đăk Lăk” được tiến hành
nghiên cứu với mong muốn tìm được giá trị thực mà cây Mắc-ca mang lại.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu thực trạng sản xuất Mắc-ca trong mô hình Mắc-ca xen cà phê trên địa
bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Thực trạng sản xuất Mắc-ca tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk.

-

Phân tích tình hình sản xuất và đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của cây
Mắc-ca.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả cây Mắcca.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian

Đề tài được thực hiện nghiên cứu trong phạm vi không gian ở huyện Krông
Năng, tỉnh Đăk Lăk.
1.3.2. Thời gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 9/2013 đến
tháng 12/2013.
1.3.3. Đối tượng
Các nông hộ trồng Mắc-ca trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk.
1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu trên có thể giúp cho người nông dân có phương hướng sản
xuất kinh doanh thích hợp để giảm bớt chi phí trong việc đầu tư mà vẫn đạt năng suất
cao trong sản xuất nông nghiệp nói chung và nghề trồng Mắc-ca nói riêng, giảm bớt
được rủi ro và có thể sử dụng tốt hơn nguồn lực sẵn có, ứng dụng vào quá trình sản
xuất một cách hợp lí để từng bước cải thiện đời sống người dân tại địa phương.
1.5. Cấu trúc luận văn
Luận văn chia thành 5 chương, trong đó:
Chương 1: Mở đầu
Trình bày những lập luận nhằm làm nổi bật tính cần thiết của đề tài. Đưa ra
mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của đề tài. Giới hạn phạm vi nghiên cứu về mặt
không gian, thời gian và đối tượng cần nghiên cứu. Nêu lên cấu trúc của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của huyện và
tình hình sản xuất cây Mắc-caở trên thế giới, trong nước và tại địa phương.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu những khái niệm cơ bản có liên quan tới khóa luận. Quy trình trồng, chăm
sóc, sơ chế, thu hoạch và bảo quản Mắc-ca. Phương pháp nghiên cứu gồm: phương
pháp thu thập số liệu (thứ cấp, sơ cấp), phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân
tích (phỏng vấn chuyên gia, so sánh, khấu hao...).
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận:
3



Nêu lên kết quả đạt được trong quá trình thực hiện, phân tích các kết quả về mặt
thực tiễn và lý luận. Qua quá trình điều tra chung về những hộ trồng Mắc-ca đánh giá
tiềm năng sản xuất và hiệu quả kinh tế cây Mắc-ca, nêu lên những mong muốn của
người dân đối với mô hình này, cuối cùng xem xét những trở ngại chung và nêu lên
hướng tháo gỡ.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Phần kết luận sẽ nêu lại kết quả nghiên cứu một cách ngắn gọn, ý nghĩa, những
nội dung của khoá luận. Phần kết luận sẽ làm nền tảng cho việc đề xuất các kiến nghị,
các giải pháp, chính sách cần thực hiện nhằm nâng cao tính khả thi của vấn đề.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Krông Năng nằm ở phía Đông bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm tỉnh lỵ
50 km theo đường Quốc lộ 14, tỉnh lộ 14.
Trung tâm huyện có tuyến đường liên tỉnh Đăk Lăk - Phú Yên (dự kiến nâng
cấp thành Quốc lộ 29) và đường tỉnh lộ 3 đi qua (Krông Năng, EaKar), có diện tích tự
nhiên 614,79 km2, dân số trung bình 118.335 người (năm 2008), mật độ dân số bình
quân khoảng 192 người/km2, có 12 đơn vị hành chính cấp xã (gồm: thị trấn Krông
Năng, các xã: EaTam, Tam Giang, Ea Hồ, Phú Xuân, Dliê Ya, Phú Lộc, EaTóh,
CưKlông, Ea Đáh, Ea Puk, EaTân).
Ranh giới hành chính:
-


Phía Đông giáp huyện Ea Kar.

-

Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Krông Buk.

-

Phía Nam giáp huyện Krông Pắk.

-

Phía Bắc giáp huyện Ea H’leo và tỉnh Gia Lai.
Nhìn chung, vị trí địa lý của huyện nằm không xa thành phố Buôn Ma Thuột

nên huyện Krông Năng có những thuận lợi để phát triển kinh tế hàng hóa, tiếp thu
nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và sản xuất, có điều kiện giao lưu buôn
bán dễ dàng với các vùng trong và ngoài tỉnh.


Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Krông Năng

Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Krông Năng
b) Địa hình
Đặc điểm địa hình của huyện Krông Năng là địa hình chia cắt mạnh. Trên 55%
diện tích tự nhiên của huyện là địa hình đồi núi cao sườn dốc, tập trung ở phía Đông
và Đông Bắc. Dạng địa hình bằng lượn sóng và bằng trũng tập trung chủ yếu ở phía
Nam, trung tâm thị trấn Krông Năng và dọc theo các sông suối nhỏ.
c) Khí hậu và thời tiết

Nói chung vùng Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ
trung bình cả năm khoảng 210C điều hòa quanh năm và có sự chênh lệch đáng kể giữa
ngày và đêm.
6


Khí hậu phân làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Về mùa khô thời tiết
nắng nóng, khô hạn gây nên hiện tượng thiếu nước cho sinh hoạt và đặc biệt là cho sản
xuất Nông Lâm Ngư nghiệp, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,… Về mùa mưa thời tiết
nóng ẩm, tập trung 85% - 90% lượng mưa của năm, là mùa thừa nước gây khó khăn
cho việc sản xuất, giao thông bị ách tắc, dịch bệnh, bảo quản nông sản khó khăn,…
ảnh hưởng lớn giá trị sản xuất trên địa bàn toàn huyện và thu nhập của dân cư.
d) Thủy văn và sông ngòi
Hệ thống sông suối của huyện Krông Năng khá dày đặc và phân bổ đều. Về
mùa khô các con sông suối vẫn có nước nhưng không nhiều, nhất là những năm gần
đây nạn chặt phá rừng làm nương rẫy và khai thác bừa bãi cùng với sự biến động của
khí hậu toàn cầu do ô nhiễm làm cho khí hậu của huyện biến động phức tạp, hạn hán
kéo dài và gay gắt, chỉ có 2 con sông chính là Krông Năng và sông Krông Búk là còn
duy trì được nguồn nước tương đối lớn nhằm phục vụ cho sản xuất của người dân. Hai
con sông chính này chảy qua địa hình dốc nên có khả năng hình thành các trạm thủy
điện lớn nhỏ. Các con suối khác chảy theo mùa thuận lợi cho việc sử dụng nguồn nước
tưới cho cây trồng, trên cơ sở xây dựng các đập dâng, hồ chứa lớn nhỏ phù hợp với địa
chất hiện tại để điều tiết nước đồng thời chăn nuôi cá nước ngọt và cải thiện môi
trường vào mùa khô.
e) Tài nguyên
 Về tài nguyên khoáng sản
Đá xây dựng bao gồm có đá bazan và đá granite.
Đá bazan đã được khai thác ở khá nhiều điểm, song việc điều tra, quản lý còn
nhiều hạn chế, đây là nguồn tài nguyên khá phong phú trên địa bàn.
Đá granite có rất nhiều ở phía Bắc và Đông bắc tuy vậy điều kiện khai thác còn

khó khăn về giao thông, nhu cầu hiện tại không lớn nên chưa đầu tư khai thác. Sét làm
gạch ngói cũng đã có những kết luận ban đầu về trữ lượng và chất lượng ở một số
điểm nhưng chưa được nghiên cứu đánh giá về giá trị công nghiệp và khả năng khai
thác sử dụng.
Ngoài ra, huyện Krông Năng còn có vàng sa khoáng liên quan đến các trầm tích
hiện đại ở thượng nguồn các suối lớn, tuy nhiên nhìn chung đây là huyện có tiềm năng
khoáng sản không lớn, trên thực tế không phải là thế mạnh trong tương lai của Krông
7


Năng. Riêng đá xây dựng có thể quy hoạch, quản lý khai thác đáp ứng nhu cầu xây
dựng phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
 Về tài nguyên rừng
So với các huyện khác của tỉnh Đắk Lắk, diện tích đất lâm nghiệp huyện Krông
Năng không lớn, đến năm 2008 có 7.364 ha, trong đó chủ yếu là rừng đặc dụng 100
ha, rừng phòng hộ 5.940,3 ha, rừng sản xuất chiếm tỷ lệ ít. Diện tích trồng cây lâu năm
là 30.905,5 ha chủ yếu là cây cà phê, cao su, điều; trong đó cà phê là 25.662 ha, diện
tích cao su là 3.155 ha, hồ tiêu là 286,8 ha.
 Về tài nguyên du lịch
Huyện Krông Năng có nhiều phong cảnh đẹp, hồ đập, nhiều loại động thực vật,
cảnh quan núi rừng tự nhiên phong phú và hấp dẫn là một ưu thế to lớn để phát triển
du lịch sinh thái.
Khu du lịch Thác Thuỷ Tiên - xã EaPúk, huyện Krông Năng đẹp và độc đáo:
dòng thác trải dài, vừa khúc khuỷu, ẩn hiện. Có những bãi đá, nước cạn có thể tắm mà
không nguy hiểm, lại có những đoạn vách đá dựng đứng cheo leo, cạnh đó là rừng
nguyên sinh còn nguyên nét hoang sơ, hùng vĩ là nơi có thể làm cho du khách vừa
ngạc nhiên vừa thích thú.
Khu rừng Trấp K’sơ (xã Ea Hồ) sẽ là nơi mà du khách sẽ tận mắt chiêm
ngưỡng vẻ đẹp và lạ của cây Thuỷ Tùng một loài thực vật vào loài quý hiếm trên thế
giới.

Khu du lịch Đông Hồ - thị trấn Krông Năng, với mặt nước rộng đến 10 ha, vốn
là một công trình thuỷ lợi cung cấp nước tưới cho 250 ha đất nông nghiệp, nhưng với
vị thế đẹp ngay tại trung tâm thị trấn, ba mặt hồ tiếp giáp với rừng cao su xanh tốt như
là một “lá phổi xanh” của thị trấn Krông Năng có thể làm nơi nghỉ ngơi, vui chơi giải
trí hàng ngày cho nhân dân quanh vùng sau những giờ làm việc bằng những hình thức
trò chơi, dạo mát quanh hồ hoặc câu cá, du thuyền.
Diễn tấu Cồng chiêng, dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Êđê buôn Wiâo, thị
trấn Krông Năng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Krông Năng có 223 nghệ nhân biết
diễn tấu cồng chiêng, 72 bộ cồng chiêng quý có thời gian từ 100 năm trở lên, 90 bộ
cồng chiêng đầy đủ cả bộ, 20 bến nước và chủ bến nước, 17 nghệ nhân biết tạc tượng,
66 nghệ nhân biết dệt thổ cẩm.
8


Mặt khác, với nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn, có nhiều phong tục tập quán
khác nhau, mở ra khả năng khai thác lợi thế này để phát triển du lịch, dự án Chợ Tình
(chợ văn hoá Việt Bắc) ở xã Ea Tam với nét đặc biệt riêng có của đồng bào dân tộc ít
người phía Bắc sẽ tô thêm nét phong phú về văn hoá các dân tộc trên địa bàn.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Dân số và lao động
Bảng 2.1. Diện Tích, Dân Số, Mật Độ Dân Số Năm 2012 – (Phân theo Xã, Thị
Trấn)
Diện tích Dân số trung Mật độ dân số
(km2)

bình (Người)

(Người/km2)

614,79


121.410

197

Thị trấn Krông Năng

24,74

12.253

495

Xã Dliê Ya

86,25

12.169

141

Xã Ea Tóh

39,31

13.036

332

Xã Ea Tam


84,25

9.961

118

Xã Phú Lộc

33,17

12.286

370

Xã Tam Giang

34,16

6.959

204

Xã Ea Puk

43,66

4.597

105


Xã Ea Đáh

51,94

7.260

140

Xã Ea Hồ

40,41

11.486

284

Xã Phú Xuân

45,12

18.040

400

Xã Cư Klông

77,40

4.033


52

Xã Ea Tân

54,38

9.330

172

TỔNG SỐ
Phân theo xã, thị trấn

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Krông Năng
Bảng 2.1 chỉ ra diện tích, dân số và mật độ dân số từng xã trên địa bàn huyện
Krông Năng. Trong đó, xã Dliê Ya với xã Ea Tam có diện tích lớn nhất lần lượt là
86,25 km2; 84,25 km2 nhưng mật độ dân số lại thấp 141 người/km2 và 118 người/km2.
Trong khi đó thị trấn Krông Năng với diện tích nhỏ nhất 24,74 km2 nhưng mật độ dân
số thì cao nhất huyện 495 người/km2 tiếp theo là xã Phú Xuân 400 người/km2.
b) Y tế - Giáo dục - Văn hóa
9


 Y tế
Tỉ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: 70%
Trạm y tế và bệnh viện huyện đã thực hiện tốt công tác sơ, cấp cứu ban đầu,
công tác hộ sinh, công tác chủng ngừa và kế hoạch hóa gia đình.
Hiện trạng y tế và bệnh viện huyện chưa đạt chuẩn quốc gia.
 Giáo dục

Tỉ lệ huy động trẻ em 5 tuổi ra lớp đạt 100%; tỉ lệ huy động học sinh 6 tuổi vào
lớp đạt 100%; tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành chương trình vào lớp 6 đạt trên 98%.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 98,8%, được tiếp tục học trung học (phổ
thông, bổ túc, học nghề) đạt 82%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 27,1%
 Văn hóa
Phong trào văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao phát triển tương đối tốt, được
tỉnh đánh giá cao.

10


c) Tình hình sử dụng đất đai
Bảng 2.2. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Tính Đến 31/12/2012 – (Phân Theo Loại Đất
và Phân Theo Xã, Thị Trấn)
ĐVT: ha
Trong đó
Tổng diện

Đất sản

tích

xuất

Đất lâm

nông

nghiệp


nghiệp
TỔNG SỐ

Đất
chuyên

Đất ở

dùng

61.479

42.482

8.494

3.536

1.114

Thị trấn Krông Năng

2.474

2.047

-

226


95

Xã Dliê Ya

8.625

7.010

428

359

134

Xã Ea Tóh

3.931

3.314

-

260

106

Xã Ea Tam

8.425


3.908

2.881

361

91

Xã Phú Lộc

3.317

2.863

-

249

88

Xã Tam Giang

3.416

2.918

-

264


53

Xã Ea Puk

4.366

2.050

1.799

183

37

Xã Ea Đáh

5.194

3.070

1.241

270

96

Xã Ea Hồ

4.041


3.435

15

368

91

Xã Phú Xuân

4.512

3.816

-

446

178

Xã Cư Klông

7.740

3.271

2.130

309


45

Xã Ea Tân

5.438

4.780

-

241

100

Phân theo xã/thị trấn

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Krông Năng
Từ bảng 2.2 ta thấy tổng diện tích đất trên toàn huyện là 61.479 ha trong đó đất
sản xuất nông nghiệp 42.482 ha chiếm 69,1%, đất lâm nghiệp 8.494 chiếm 13,82%,
đất chuyên dùng 3.536 ha chiếm 5,75%. Xã Dliê Ya chiếm diện tích đất sản xuất lâm
nghiệp lớn nhất 7.010 ha (16,5% trong tổng số 11 xã và 1 thị trấn), thấp nhất là thị trấn
Krông Năng 2.047 chiếm 4,82% trong tổng số. Xã Ea Tam với 2.881 ha đất lâm
nghiệp chiếm 33,92% trong tổng số.
11


d) Diện tích một số cây trồng trên địa bàn huyện qua các năm
Bảng 2.3. Diện Tích Một Số Cây Trồng Lâu Năm Trên Địa Bàn Huyện Krông
Năng

2009

2010

2011

2012

29.738

30.060

30.517

30.767

644

871

779

810

Dứa

26

28


22

23

Chuối

92

117

111

69

Vải, chôm chôm

27

28

36

39

Thanh long

24

30


15

17

Nhãn

38

39

13

17

Sầu riêng

171

177

207

216

Mít

178

250


181

181



88

202

194

248

29.094

29.189

29.738

29.957

Hồ tiêu

277

367

507


742

Cao su

3.155

316

3.192

3.202

Cà phê

25.662

25.662

26.039

26.013

Diện tích (ha)
Cây ăn quả

Cây CN lâu năm

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Krông Năng
Qua bảng 2.3 cho thấy diện tích cây trồng lâu năm trên địa bàn huyện có
chuyển biến nhẹ từ năm 2009 đến 2010 tăng 322 ha, 2010 đến 2011 tăng 457 ha, 2011

đến 2012 tăng 250 ha trong đó trồng chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm với diện tích
năm 2012 là 29.957 ha trong khi đó cây ăn quả chỉ có 810 ha năm 2012. Trong diện
tích cây công nghiệp lâu năm thì cây cà phê là chiếm diện tích chủ đạo. Với diện tích
cà phê như bảng 2.3 thì dự đoán có thể trồng xen Mắc-ca được nhiều (quỹ đất cà phê
để trồng xen Mắc-ca lớn).
Theo thông tin, số liệu của Phòng NN&PTNT và chi cục thống kê huyện Krông
Năng thì hiện tại diện tích Mắc-ca chỉ mới là trồng thử nghiệm và tự phát của người
dân nên chưa có thống kê số liệu cụ thể về diện tích hay sản lượng biến động qua từng
năm.
12


e Nông nghiệp
e)
Hình
h 2.2. Cơ Cấu
C Nông Nghiệp Huyện
H
Krô
ông Năng Năm
N
2009 và 2012
120
100

%
1,663

1,8


6,997

9,155

80

Dịch vụ
v và các hoạt động
khác

60

Chăn nuôi
n

40

Trồng trọt

20
0

91,4

89,055

20009

20122


Năm
m

Ng
guồn: CCT
TK huyện K
Krông Năn
ng – TTTH
H
Dựa vàoo hình 2.22 ta thấy cơ cấu công
g nghiệp huyện
h
Krông Năng qua
q 2 năm
m
c sự chuyyển biến nhhẹ. Trồng trrọt giảm xuuống còn cchăn nuôi với
v dịch vụụ
20099 và 2012 có
và cáác hoạt động khác tăăng lên như
ưng không đáng kể. Trồng
T
trọt từ 91,4% xuống
x
cònn
89,5% giảm 1,,35%. Chăăn nuôi từ 6,97% lên
n 9,15% tăăng 2,18% dịch vụ và các hoạtt
1
lên 1,8%
1
tăng 0,17%, cho thấy nềnn nông nghiiệp của huy

yện Krôngg
độngg khác từ 1,63%
Năngg chủ yếu là ưu tiên trồng trọt hơn và chiiếm hơn 800% nền nôông nghiệp
p cả huyện..
Nền nông nghiiệp chủ yếu là trồng trọt, phát triển
t
theo hướng
h
hìnhh thành mộ
ột số vùngg
nôngg nghiệp chhuyên canhh cây đặc sản,
s cây lâu
u năm có giá
g trị kinhh tế cao (càà phê, tiêu,,
cao su,...).
s

13


×