Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến QUYẾT ĐỊNH KHỞI NGHIỆP của THANH NIÊN tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.06 KB, 8 trang )

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA THANH
NIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Trần Phương Uyên, Nguyễn Thị Hòa Bình,
Nguyễn Thị Thanh Vy, Nguyễn Tuấn Dương
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II
Email:
(Ngày nhận bài: 26/11/2015; Ngày duyệt đăng: 18/12/2015)
TÓM TẮT
Hoạt động khởi nghiệp của thanh niên tại thành phố Hồ Chí Minh đang đứng trước nhiều cơ
hội và thách thức. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp
của thanh niên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu thu thập với 324 mẫu hợp lệ, được xử lý
bằng phần mềm SPSS phiên bản 22 nhằm kiểm định mức độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha để loại bỏ biến không phù hợp, sau đó tiếp tục sử dụng cho phân tích nhân
tố khám phá EFA để nhóm nhân tố và loại các biến không đạt chuẩn, các nhân tố mới được
đưa vào phân tích hồi quy để xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định khởi
nghiệp của thanh niên. Kết quả đã chỉ ra có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp
của thanh niên tại thành phố Hồ Chí Minh gồm (1) Thị trường – Tài chính – Năng lực, (2)
Nghiên cứu và Phát triển, (3) Pháp lý, (4) Văn hóa. Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay làn
sóng khởi nghiệp vẫn chưa thực sự bền vững và khởi sắc. Các hoạt động nhằm thúc đẩy và hỗ
trợ thanh niên khởi nghiệp cần phải đóng một vai trò thiết yếu và phải có được sự quan tâm kịp
thời, đầu tư lâu dài, đúng mức và đồng bộ vào các yếu tố trên. Nhóm nghiên cứu hy vọng những
giải pháp, kiến nghị đề ra, dù chưa thật sự hoàn thiện, sẽ góp phần định hướng xây dựng các
chương trình hỗ trợ, thúc đẩy thanh niên TP.HCM khởi nghiệp trong tương lai.
Từ khóa: khởi nghiệp, thanh niên, Thành phố Hồ Chí Minh, quyết định khởi nghiệp.
ABSTRACT
Youth entrepreneurship activities in Ho Chi Minh City are facing many opportunities and
challenges. The study analyzes the factors that influence the decision of youth entrepreneurship
in Ho Chi Minh City. Data collected with 324 valid sample, which are processed by SPSS
version 22 software to test the reliability of the scale by coefficient Cronbach's Alpha to remove
the variables that do not match, then further used in Exploratory Factor Analysis and the
variables disqualified are also removed, these factors are included in the regression analysis


to identify important factors that affect the decision of youth entrepreneurship. The results show
there are 4 factors affecting the decision of youth entrepreneurship in Ho Chi Minh city,
including (1) Market - Finance – Personal capability, (2) Research and Development, (3)
Legal, (4) Culture. In Ho Chi Minh City today startup trend has not been truly sustainable and
prosperous. The activities aimed at promoting and supporting youth entrepreneurship must
play an essential role and must get timely care, long-term investment, adequate and
synchronized on the above factors. The researchers hope the measures and proposals outlined,
though not really perfect, will help shape building assistance programs, promoting youth
entrepreneurship in the future.
Keywords: entrepreneurship, youth, Ho Chi Minh City, the decision of youth entrepreneurship.
GIỚI THIỆU
Các công ty khởi nghiệp không chỉ tạo giá trị
cho những người khởi nghiệp mà còn cho các
cổ đông của doanh nghiệp, người lao động,
cộng đồng và xã hội. Hệ sinh thái khởi nghiệp
đã hình thành những làn sóng đầu tiên cách
đây khoảng 10 năm nhưng hiện nay, hệ sinh

thái ấy đã có nhiều thay đổi và đặt ra nhiều
thách thức trong bối cảnh hiện tại. Số lượng
công ty giải thể tăng trong những năm gần đây
sau khủng hoảng kinh tế, đồng thời số lượng
công ty thành lập mới giảm đã dẫn đến tâm lý
e ngại khi khởi nghiệp. Theo tổng cục thống
kê, có 75.559 doanh nghiệp mới được thành


lập trong năm 2013, tăng 10,1% so với năm
2012 và số doanh nghiệp ngừng hoạt động
hoặc giải thể là 60.737, tăng 14,1% so với năm

2012. Và riêng tại thành phố Hồ Chí Minh,
trong năm 2014, có 23.940 doanh nghiệp đăng
ký mới, giảm 5,6% so với năm 2013, tổng số
doanh nghiệp ngưng hoạt động là 22,423
doanh nghiệp.
Trước tình hình đó, việc kích thích hoạt động
khởi nghiệp đang là một vấn đề đáng chú
trọng và nên đẩy mạnh. Để làm được điều này,
những giải pháp liên quan đến các nhân tố tác
động đến quyết định khởi nghiệp cần được
đưa ra. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa nhận
được sự quan tâm đúng mức và đồng bộ từ
chính quyền và xã hội. Điển hình là việc vẫn
còn rất ít các chính sách cũng như hoạt động
kích thích khởi nghiệp được tổ chức tại thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên cả nước nói
chung.
Cuốn sách “Entreprenuership and small
business” đưa ra tổng quan về tình hình khởi
sự kinh doanh ở châu Á Thái Bình Dương. Bài
báo “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố
tính cách cá nhân lên tiềm năng khởi nghiệp
của sinh viên” tập trung nghiên cứu tình hình
khởi nghiệp của sinh viên tại một số trường
đại học tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh trên phương diện các nhân tố chủ
quan ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
thanh niên. Bài nghiên cứu “Đặc điểm và động
lực khởi nghiệp của giới trẻ” nghiên cứu đặc
điểm tính cách và động lực cá nhân về việc

khởi nghiệp. Những bài viết trên đa phần
nghiên cứu vấn đề ở góc độ vĩ mô về khởi sự
kinh doanh chứ chưa tập trung phân tích hoạt
động khởi nghiệp, hoặc chỉ phân tích một khía
cạnh là những yếu tố tác động đến quyết định
khởi nghiệp mang tính cá nhân. Bên cạnh đó,
những bài viết này chưa cung cấp được những
số liệu thực tiễn, đáng tin cậy về hoạt động
khởi nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh.
Chính vì những lý do đó, đề tài: “Các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của
thanh niên tại thành phố Hồ Chí Minh” đã
được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là các nhân tố
tác động đến quyết định khởi nghiệp của thanh
niên có độ tuổi từ 18 đến 30 tại thành phố Hồ
Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu tại bàn và khảo sát
bằng bảng hỏi kết hợp thống kê, phân tích hồi
quy được sử dụng làm sáng tỏ vấn đề nghiên
cứu. Đối với phương pháp nghiên cứu tại bàn,
đề tài khai thác lý thuyết khoa học khởi nghiệp
kinh doanh, các tài liệu, dữ liệu trong và ngoài
nước và thống kê của ban ngành chức năng về
hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ, thúc đẩy khởi
nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra,
nhóm tác giả nghiên cứu tình huống (casestudy) hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ khởi
nghiệp của Hoa Kỳ, Israel, Nhật Bản, Trung

Quốc và Singapore để có được góc nhìn thực
tế và đúc kết bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng. Đối với phương pháp nghiên cứu thực
nghiệm, nhóm tác giả tiến hành theo trình tự 3
bước như sau:
Bước 1: Đề xuất mô hình nghiên cứu/Thiết kế
nghiên cứu
Khởi nghiệp kinh doanh là hình thức chủ yếu
của khởi sự kinh doanh, khi đó người chủ
doanh nghiệp biến những cơ hội kinh doanh
thành sản phẩm và dịch vụ kinh doanh trên thị
trường thông qua việc thành lập một doanh
nghiệp mới. Trên cơ sở mô hình các nhân tố
quyết định đến hoạt động kinh doanh của
OECD vào năm 2012 gồm các yếu tố: khung
pháp lý, điều kiện thị trường, tài chính, nghiên
cứu – phát triển (R&D) và công nghệ, khả
năng của người khởi nghiệp, văn hóa, nhóm
nghiên cứu áp dụng tương tự đối với quyết
định khởi nghiệp, theo đó xây dựng mô hình
các nhân tố tác động đến quyết định khởi
nghiệp của đối tượng mục tiêu cũng trên cơ sở
sáu tham biến chính: Pháp lý, Thị trường, Tài
chính, Nghiên cứu và Phát triển (R&D), Năng
lực, Văn hoá.

Bảng 1. Mô hình các nhân tố tác động đến quyết định khởi nghiệp đề xuất



Pháp lý

Thị trường

- Gánh nặng
hành chính khi
thành lập
- Gánh nặng
hành chính khi
doanh nghiệp
vận hành
- Quy định về
phá sản
- Quy định về an
toàn, sức khoẻ,
môi trường và
sản phẩm
- Quy định của
thị trường lao
động
- Sự đảm bảo về
mặt xã hội và
sức khoẻ

- Luật
chống độc
quyền
- Cạnh
tranh
- Cơ hội

kinh doanh
tại thị
trường
trong nước
- Cơ hội
kinh doanh
tại thị
thường
nước ngoài
- Mức độ
tham gia
của cộng
đồng
- Mua sắm
công

Nhân tố
Nghiên cứu và
Tài chính
Phát triển (R&D)
- Tiếp cận - Đầu tư ngân
vốn vay
sách vào nghiên
- Nhà đầu cứu và phát triển
tư “thiên
- Công trình
thần” nghiên cứu khoa
Business
học của các
Angel

trường Đại học
- Vốn đầu - Sự hợp tác về
tư mạo
mặt công nghệ
hiểm
giữa các công ty
(VC)
- Sự khuếch tán
- Các
công nghệ hiện có
nguồn
- Việc bảo vệ
vốn tín
bằng phát minh,
dụng khác sáng chế, sở hữu
- Thị
trí tuệ
trường
chứng
khoán

Các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu được
đề xuất như sau:
H1: Pháp lý có tác động cùng chiều đến Quyết
định khởi nghiệp;
H2: Thị trường có tác động cùng chiều đến
Quyết định khởi nghiệp;
H3: Tài chính có tác động cùng chiều đến
Quyết định khởi nghiệp;
H4: Nghiên cứu và Phát triển có tác động cùng

chiều đến Quyết định khởi nghiệp;
H5: Năng lực có tác động cùng chiều đến
Quyết định khởi nghiệp;
H6: Văn hóa có tác động cùng chiều đến Quyết
định khởi nghiệp.
Bước 2: Khảo sát thực nghiệm
Thang đo của khảo sát kế thừa mô hình các
nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh
của OECD (2012), trong đó từ 33 thang đo do
OECD đưa ra, sau khi phỏng vấn nhóm, các
thang đo khác được giữ nguyên, trừ yếu tố
Pháp lý tác giả đã loại 1 thang đo (Thuế môn
bài và thuế vốn) và xây dựng thêm 1 thang đo
nhằm làm rõ ý Gánh nặng hành chính khi
thành lập. Nhóm nghiên cứu thiết kế bảng hỏi
(35 câu hỏi) sử dụng thang đo Likert 5 điểm
gồm 3 câu hỏi về quyết định khởi nghiệp (câu
hỏi số 8) và 32 câu hỏi xoay quanh sáu nhóm

Năng lực

Văn hoá

- Kinh
nghiệm cá
nhân
- Kiến
thức cá
nhân
- Kỹ năng

doanh
nhân
- Các mối
quan hệ
nền tảng
- Nhập cư
vào các
khu vực
thuận lợi
cho khởi
nghiệp

- Thái độ
của xã hội
về rủi ro
- Thái độ
đối với
những
người khởi
nghiệp
- Mong
muốn sở
hữu riêng
một hoạt
động kinh
doanh
- Giáo dục
về tư duy
khởi nghiệp


nhân tố: nhóm pháp lý (7 câu), nhóm thị
trường (6 câu), nhóm tài chính (5 câu), nhóm
nghiên cứu và phát triển (5 câu), nhóm năng
lực (5 câu) và nhóm văn hóa (4 câu) nhằm
đánh giá nhân tố nào thuộc các nhóm trên ảnh
hưởng nhiều nhất đến quyết định khởi nghiệp
của thanh niên thành phố.
Số mẫu quan sát tối thiểu cần đạt trong phân
tích nhân tố và hồi quy đa biến được tính theo
công thức là 50 + 8*m (với m: số biến độc
lập). Như vậy, với 6 biến độc lập từ mô hình,
số mẫu quan sát tối thiểu cần đạt được hay số
phiếu khảo sát hợp lệ tối thiểu cần có là 50 +
8*6 = 98. Để tránh những sai sót trong quá
trình khảo sát, nhóm tác giả đã phát ra 372
phiếu khảo sát. Sau khi lọc dữ liệu, loại bỏ các
phiếu trả lời không hợp lệ (do không quan tâm
đến việc tiết kiệm nước, trả lời không đầy
đủ,…) thì số bảng khảo sát hợp lệ là 324, trong
đó có 179 đối tượng trả lời là đã khởi nghiệp
và được đưa vào phân tích. Số lượng mẫu thoả
mãn các yêu cầu thống kê và phân tích nhân
tố.
Bước 3: Phân tích dữ liệu
Đầu tiên, nhóm tác giả kiểm định thang đo
bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để loại
các biến rác. Các biến có hệ số tương quan


biến - tổng (item - total correlation) nhỏ hơn tố là phương pháp hồi quy tuyến tính

0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi (Regression). Kế đến, nhóm tác giả xây dựng
độ tin cậy Cronbach’s Alpha phải từ 0,6 trở hàm hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô
lên. Sau đó, nhóm tiến hành phân tích nhân tố hình. Kết quả sau phân tích sẽ là căn cứ đề
khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) xuất những kiến nghị nhằm nâng cao chất
để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu có ích cho lượng các hoạt động thúc đẩy thanh niên tại
việc xác định các tập hợp biến cần thiết. Yêu TP.HCM khởi nghiệp.
cầu đầu tiên là hệ số KMO (Kaiser-MeyerOlkin) phải có giá trị lớn (0,5 < KMO < 1) và KẾT QUẢ VÀ ĐỀ NGHỊ
hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát phải Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và phân
có giá trị lớn hơn 0,5. Khi tiến hành phân tích tích kết quả, nhóm nghiên cứu đã chọn ra được
nhân tố, nhóm tác giả sử dụng phương pháp 20 biến thuộc 4 nhóm thành phần có tác động
trích (extraction method) là Principle đến quyết định khởi nghiệp của thanh niên tại
Components Analysis với phép xoay thành phố Hồ Chí Minh như bảng sau:
(rotation) Varimax và phương pháp tích nhân
.Bảng 2. Thang đo quyết định khởi nghiệp
Giá trị
Biến
Mẫu
trung bình
179
Thị trường – Tài chính – Năng lực
THITRUONG4 Nhiều cơ hội kinh doanh tại thị trường nội địa
179
4,34
NANGLUC2
Việc vững kiến thức
179
3,94
THITRUONG1 Luật chống độc quyền chặt chẽ hơn
179
4,32

TAICHINH3
Việc tiếp cận các Quỹ đầu tư mạo hiểm dễ dàng
179
4,09
Việc tiếp cận các nguồn vốn vay (thủ tục thấp, lãi
TAICHINH1
179
4,05
suất ưu đãi,...) dễ dàng
THITRUONG2 Thị trường ít cạnh tranh
179
4,09
NANGLUC1
Nhiều kinh nghiệm kinh doanh
179
4,02
Việc tiếp cận những người có khả năng cấp vốn số
TAICHINH2
179
3,95
lượng lớn (Business angels) dễ dàng
NANGLUC3
Việc trang bị các kỹ năng cần thiết
179
4,06
Nghiên cứu và Phát triển
Việc tăng cường hợp tác công nghệ giữa các công
RD3
179
3,40

ty
Bằng phát minh, sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ
179
3,41
RD5
được bảo vệ chặt chẽ
Việc tăng cường đầu tư ngân sách vào nghiên cứu
179
3,43
RD1
và phát triển
179
3,39
RD4
Các công nghệ hiện có được cải tiến và nhân rộng
Pháp lý
179
3,01
PHAPLY6
Quy định hợp đồng lao động một cách đơn giản
Quy định đơn giản về quy cách, chất lượng sản
179
2,95
PHAPLY5
phẩm/dịch vụ
Yêu cầu đơn giản về vốn và các giấy phép hành
179
2,93
PHAPLY1
nghề cần có khi thành lập

Thủ tục thành lập doanh nghiệp nhanh gọn và chi
179
2,92
PHAPLY2
phí hợp lí
Văn hóa
Quan niệm tích cực của xã hội về người khởi
179
4,08
VANHOA2
nghiệp
VANHOA4
Sự thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong giáo dục
179
4,03
VANHOA3
Khát khao làm chủ riêng một hoạt động kinh doanh 179
4,06


Từ kết quả trên, nhóm tác giả xây dựng mô
hình hồi quy quyết định khởi nghiệp với giả
định quyết định khởi nghiệp là thành phần phụ
thuộc và bốn nhóm nhân tố Thị trường – Tài
chính – Năng lực, Nghiên cứu và Phát

triển, Pháp lý và Văn hóa là những thành phần
độc lập có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết
định khởi nghiệp của thanh niên tại TP.HCM.
Nhóm nghiên cứu thu được kết quả trình bày

trong bảng sau

Bảng 3. Các hệ số hồi quy trong mô hình quyết định khởi nghiệp

Mô hình

Hằng số
X1
X2
X3
X4

Hệ số chưa
chuẩn hóa
B

Std,
Error

-0,555
0,248
0,190
0,263
0,498

0,241
0,064
0,046
0,056
0,058


Hệ số
chuẩn hóa

t

Mức
ý
nghĩa
(Sig.)

Hệ số
chấp nhận

Hệ số phóng đại
phương sai

-2,306
3,880
4,171
4,703
8,571

0,022
0,000
0,000
0,000
0,000

0,549

0,701
0,789
0,527

1,823
1,427
1,267
1,897

Beta

0,213
0,202
0,215
0,480

Kết quả phân tích hệ số hồi quy cho thấy mô
hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyết do
hệ số chấp nhận lớn hơn 0,1 và hệ số phóng
đại phương sai (VIF) của các biến đều nhỏ hơn
10. Đồng thời, do mức ý nghĩa (sig.) của các
nhân tố đều nhỏ hơn 0,05, nên có thể nói các
biến độc lập đều có tác động đến quyết định
khởi nghiệp. Giá trị hồi quy chuẩn của các
biến độc lập trong mô hình lần lượt: Thị
trường – Tài chính – Năng lực là 0,248;
Nghiên cứu và Phát triển là 0,190; Pháp lý là
0,263; Văn hóa là 0,498.
Mô hình hồi quy được viết lại:
Quyetdinh = 0,248*X1 + 0,190*X2 +

0,263*X3 + 0,498*X4
Với X1 là thành phần Thị trường – Tài chính
– Năng lực, X2 là thành phần Nghiên cứu và
Phát triển, X3 là thành phần Pháp lý và X4 là
thành phần Văn hóa.
Nhận xét chung về kết quả
Từ mô hình hồi quy trên, nhóm tác giả nhận
thấy:
Thành phần Văn hóa là nhóm nhân tố ảnh
hưởng nhiều nhất đến quyết định khởi nghiệp
của thanh niên với hệ số beta là 0,498. Rõ
ràng, văn hóa khởi nghiệp đóng vai trò rất
quan trọng trong việc thúc đẩy thanh niên đi
đến quyết định khởi nghiệp. Trong thành phần
Văn hóa, đối tượng được khảo sát đánh giá cao
(giá trị trung bình là 4,08) việc quan niệm tích

Tương quan chuỗi

cực của xã hội về người khởi nghiệp. Tiếp sau
đó, việc khát khao làm chủ
riêng một hoạt động kinh doanh cũng nhận
được giá trị trung bình cao là 4,06. Đối tượng
khảo sát cũng đánh giá cao sự thúc đẩy tinh
thần khởi nghiệp trong giáo dục với giá trị
trung bình là 4,03.
Pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng lớn thứ hai
đến quyết định khởi nghiệp với hệ số beta =
0,263.Từ kết quả khảo sát và thống kê mô tả,
đối tượng được khảo sát đánh giá cao thành

phần Pháp lý với giá trị trung bình các nhân tố
(1) quy định hợp đồng lao động một cách đơn
giản là 3,01, (2) quy định đơn giản về quy
cách, chất lượng sản phẩm/dịch vụ là 2,95, (3)
yêu cầu đơn giản về vốn và các giấy phép
hành nghề cần có khi thành lập là 2,93; và (4)
thủ tục thành lập doanh nghiệp nhanh gọn và
chi phí hợp lí là 2,92. Như vậy, các quy định
trong quá trình vận hành doanh nghiệp có tác
động mạnh hơn so với các thủ tục thành lập
doanh nghiệp đến quyết định khởi nghiệp của
thanh niên.
Kết quả hồi quy cũng cho thấy Thị trường –
Tài chính – Năng lực tác động nhiều đến
quyết định khởi nghiệp nhưng ở mức độ thấp
hơn so với 2 yếu tố đã phân tích ở trên (hệ số
beta = 0,248). Đối tượng khảo sát đều đánh giá
cao các yếu tố của thành phần Thị trường –
Tài chính – Năng lực với các giá trị trung bình
đa số đều lớn hơn 4,00. Trong đó, giá trị trung


bình nhân tố nhiều cơ hội kinh doanh tại thị
trường nội địa là cao nhất (4,34) trong khi
nhân tố việc vững kiến thức lại có mức đánh
giá thấp nhất (giá trị trung bình là 3,94). Có
thể nói, môi trường kinh doanh, khả năng tiếp
cận nguồn vốn và những kỹ năng liên quan
đóng vai trò khá quan trọng đến quyết định
khởi nghiệp của thanh niên. Tuy nhiên, môi

trường kinh doanh và việc tiếp cận vốn đối với
những người khởi nghiệp hiện nay tại
TP.HCM vẫn chưa được quan tâm đúng mức
và cải thiện đáng kể.
Thành phần Nghiên cứu và Phát triển có tác
động ít nhất đến quyết định khởi nghiệp của
thanh niên (hệ số beta = 0,190) trong số 4
thành phần. Nhân tố này gồm các biến: (1)
việc tăng cường hợp tác công nghệ giữa các
công ty, (2) bằng phát minh, sáng chế và
quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ chặt chẽ, (3)
việc tăng cường đầu tư ngân sách vào nghiên
cứu và phát triển và (4) các công nghệ hiện có
được cải tiến và nhân rộng. Kết quả thống kê
mô tả cho thấy, trong các yếu tố thuộc thành
phần nghiên cứu và phát triển, đối tượng được
khảo sát đồng ý nhiều nhất với việc tăng
cường đầu tư ngân sách vào nghiên cứu và
phát triển với giá trị trung bình là 3,43. Yếu tố
bằng phát minh, sáng chế và quyền sở hữu trí
tuệ được bảo vệ chặt chẽ đạt giá trị trung bình
là 3,41 cho thấy đa số thanh niên đã nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề bản quyền
trong hoạt động kinh doanh.
Như vậy, có 4 nhân tố tác động đến quyết định
khởi nghiệp của thanh niên theo các mức độ
khác nhau. Đặc biệt, sự chênh lệch này cũng
khá rõ rệt (các hệ số beta nằm trong khoảng từ
0,190 đến 0,498), chứng tỏ rằng 4 nhân tố có
sự ảnh hưởng tương đối khác nhau đến quyết

định khởi nghiệp. Điều đó cũng chỉ ra rằng đối
với các biện pháp nhằm thúc đẩy và hỗ trợ
hoạt động khởi nghiệp thì bốn nhóm yếu tố
trên đóng vai trò quan trọng cũng khác nhau.
Do đó, các nhà hoạch định chính sách cần phối
hợp bốn nhóm thành phần trên để có thể phát
triển khởi nghiệp tại Việt Nam nói chung và

TP.HCM nói riêng, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần
khởi nghiệp và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Các kết luận sau đây được đúc kết từ kết quả
nghiên cứu:
(1) Hoạt động khởi nghiệp ở TPHCM đang
diễn ra rất sôi nổi và nhận được sự quan tâm
từ Chính phủ và người dân. Tuy nhiên, do
thiếu sự chuẩn bị nên thanh niên tại TP.HCM
chưa phát huy hết năng lực bản thân và tận
dụng được các nguồn kênh hỗ trợ cho hoạt
động khởi nghiệp. Song song đó, các cơ quan
ban ngành vẫn còn thiếu kinh nghiệm và đang
gầy dựng khung chương trình khởi nghiệp
Quốc gia nói chung và thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng. Do đó, vẫn còn nhiều bất cập trong
công tác khuyến khích, hỗ trợ hoạt động này.
(2) Từ mô hình các nhân tố tác động đến quyết
định khởi nghiệp (OECD), kết hợp với khảo
sát thực nghiệm, bài nghiên cứu rút trích được
4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
khởi nghiệp của thanh niên tại TP.HCM. Theo

kết quả khảo sát thực nghiệm, quyết định khởi
nghiệp chịu tác động (theo chiều giảm dần) từ
các nhân tố: Văn hóa, Pháp lý, Thị trường –
Tài chính – Năng lực, và Nghiên cứu và Phát
triển
(3) Từ đó đưa ra một số kiến nghị: xây dựng
các chương trình giáo dục tinh thần và kỹ năng
khởi nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông
và đẩy mạnh tuyên truyền về tinh thần giáo
dục, xây dựng Luật chống độc quyền chặt chẽ
hơn, tăng cường nguồn vốn Chính phủ dành
cho đối tượng khởi nghiệp trẻ, tăng cường
ngân sách đầu tư cho hoạt động R&D.
Các công trình tương lai có thể đi sâu vào phần
giải pháp và kiến nghị để thúc đẩy và nâng cao
hiệu quả hoạt động khởi nghiệp tại TP.HCM.
Cụ thể, các công trình nên đi sâu vào vấn đề
nâng cao văn hóa và tinh thần khởi nghiệp, vì
đó là gốc rễ của các hoạt động khác phát triển
bền vững. Đồng thời, kết hợp với các nhóm
nhân tố khác, liên hệ các bài học thành công
từ các nước vào bối cảnh Việt Nam và
TP.HCM


1.

2.

3.


4.
5.
6.
7.
8.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
KATE, LEWIS, MICHAEL, SCHAPER, PAULL, WEBBER, THIERRRY, VOLERY.
2011. Entrepreneurship and small business, 3rd Asia - Pacific Edition, John Wiley & Sons
Australia, Ltd.
BÙI, HUỲNH TUẤN DUY, ĐÀO, THỊ XUÂN DUYÊN, LÊ, THỊ LIN, NGUYỄN, THU
HIỀN. 2011. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tính cách cá nhân lên tiềm năng khởi
nghiệp của sinh viên. Tạp chí phát triển KH&CN, tập 14, số Q3-2011, Đại học Bách khoa,
ĐHQG – HCM; tr.71.
ANH, PHAN, MAI, NGUYỄN. 2014. Đặc điểm và động lực khởi nghiệp của giới trẻ, Tạp
chí quốc tế về Kinh doanh và Khoa học xã hội (International Journal of Business and Social
Science, số 5, tháng 04/2014, khoa Kinh tế, trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia
TP.HCM.
OECD. 2012. Eurostat – Statistical books, European Union.
FIDELL, L. S., TABACHNICK, B. G. 1996. Using multivariate statistics, 3rd edition, New
York: HarperCollins.
BERNSTEIN, I., H., NUNNALLY, J. C. 1994. Psychometric theory. 3th edition, New
York: McGraw-Hill.
ANDERSON, J.C., GERBING, D.W., 1988. An updated paradigm for scale development
incorporating unidimensionality and its assessment, Journal of Marketing Research.
D.L., & A. R. OLSEN., STEVENS, JR., 2002. Variance Estimation for Spatially
Balanced Samples of Environmental Resources, Review.



Bản tin Khoa học Trẻ số 1(2), 2015

8



×