Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích chiến lược marketing của ngân hàng argibank hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.34 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA NGÂN
HÀNG ARGIBANK HÀ NỘI

Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Hà Nội (Agribank Hanoi) là chi nhánh
cấp 1, trực thuộc Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (Agribank) được thành lập
theo quyết định số 51/QĐ/NH/QĐ ngày 27/06/1988 của Tổng giám đốc Ngân
hàng nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Trụ sở của Agribank Hanoi đặt tại số 77 Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Agribank nói chung và Agribank Hà Nội nói riêng được thành lập nhằm thực
hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn,
trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn
đối với tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân
hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ thương mại quốc tế, chiết
khẩu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, và các dịch vụ ngân
hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
Với mục tiêu cao cả là phục vụ phát triển kinh tế thủ đô, Agribank Hà
Nội đi vào hoạt động với 18 tỷ đồng nguồn vốn, 16 tỷ đồng dư nợ khi mới
thành lập, đến nay, sau 21 năm, Agribank Hà Nội đã có những bước phát triển
đáng kể, vươn lên là một ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn Hà Nội
cũng như trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
Đến 30/09/2009, Agribank Hà Nội đã có 17 điểm giao dịch, gần 400 cán
bộ nhân viên, nguồn vốn đạt 14.226 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 5.288 tỷ đồng,
thu dịch vụ đạt 35 tỷ đồng và đang cung cấp gần 170 sản phẩm dịch vụ cho
khách hàng với 10 nhóm sản phẩm.
Agribank Hà Nội hiện có hơn 2600 khách hàng là tổ chức, hơn 40.000
khách hàng cá nhân, là thương hiệu mạnh trong hệ thống Agribank, có màng
lưới rộng, chủ động về cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu khách hàng lớn, số lượng
cán bộ đông và có kinh nghiệm. Ngoài ra, Agribank Hà Nội cung cấp tương đối


đầy đủ các danh mục sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng hiện đại, hệ thống


công nghệ thông tin và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn, phù hợp với yêu cầu của
hoạt động ngân hàng. Nghiệp vụ thanh toán trong nước, Bảo lãnh, Thanh toán
quốc tế, Kinh doanh ngoại tệ là thế mạnh của Agribank Hà Nội, chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng thu dịch vụ
Nền kinh tế ngày càng phát triển, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng không
ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhu cầu thanh toán hàng hoá
trong phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu ngày càng tăng nhanh, đòi hỏi các
sản phẩm dịch vụ ngân hàng phát triển không ngừng cả về chất và lượng để đáp
ứng nhu cầu của nền kinh tế. Ngoài các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng truyền
thống, ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại (thanh toán quốc
tế, thẻ, Mobile banking, Internet banking...) ra đời, đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những cơ hội to lớn nhưng cũng đặt ra
những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của ngành Ngân hàng Việt
Nam nói chung và Agribank Hanoi nói riêng. Cam kết gia nhập WTO của Việt
Nam trong lĩnh vực Ngân hàng cho phép các TCTD nước ngoài được hoạt động
tại Việt Nam dưới các hình thức khác nhau, mở rộng phạm vi và loại hình cung
cấp dịch vụ Ngân hàng, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các Ngân hàng. Điều
này có nghĩa là, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài có điều kiện để phát triển cả
dịch vụ Ngân hàng bán buôn, bán lẻ, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ tài
chính, tham gia vào quá trình mua/bán, sáp nhập Ngân hàng. Nếu Agribank
Hanoi không có những cải cách triệt để thì sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong cuộc
cạnh tranh với các Ngân hàng tại Việt Nam, đặc biệt là với các ngân hàng trên
địa bàn Hà Nội. Bởi thế, Agribank Hanoi phải nhận thức được môi trường
ngành để có được những giải pháp phù hợp hướng tới mục tiêu phát triển bền
vững.
* Đối thủ cạnh tranh:


Tính đến cuối năm 2008, trên địa bàn Hà Nội có 328 chi nhánh ngân

hàng cấp I đang hoạt động bao gồm: 19 chi nhánh Ngân hàng Công thương, 17
Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư, 8 chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương, 32 chi
nhánh Agribank, 2 chi nhánh Ngân hàng PT Nhà đồng bằng sông Cửu Long, 1
Ngân hàng CSXH, 50 Ngân hàng Cổ phần, 15 Ngân hàng nước ngoài, 98 Quỹ
Tín dụng nhân dân .... và các TCTD phi ngân hàng; các PGD trực thuộc các chi
nhánh ngân hàng cấp 1.
Có thể nói, địa bàn thủ đô là địa bàn khốc liệt đối với hoạt động ngân
hàng. Thời điểm hiện nay, ngành ngân hàng vẫn đang có sức hấp dẫn lớn đối
với nhà đầu tư vì còn rất nhiều tiềm năng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
vẫn được đánh giá là có sự tăng trưởng tương đối cao.
Nếu nhìn vào mức lợi nhuận hàng ngàn tỉ đồng, chắc hẳn ai cũng nghĩ
rằng hoạt động của ngành ngân hàng, vốn dĩ siêu lợi nhuận, vẫn tiếp tục hái
được trái ngọt. Đặc biệt, khi nền kinh tế đang vào giai đoạn hậu suy giảm và
ngành ngân hàng được cho là phục hồi sớm nhất, nhiều ngân hàng cổ phần đã
chia cổ tức mức 20-30%, thậm chí 50%, mức độ hấp dẫn này khiến các tập
đoàn, chủ đầu tư đua nhau lập ngân hàng mới, hứa hẹn sự cạnh tranh khốc liệt
để dành thị phần trong nội bộ ngành ngân hàng.
Tuy nhiên, ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, một sự đổ
vỡ của một ngân hàng có thể kéo theo cả một thị trường tiền tệ của quốc gia.
Để hạn chế rủi ro trong lĩnh vực này, Ngân hàng nước đã có những quy định
khắt khe trong việc thành lập. Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22-11-2006
của Chính phủ quy định mức vốn áp dụng cho các NHTM mới thành lập đến
năm 2008 là 1.000 tỷ đồng và đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Đây là những
mức vốn mang tính “sàng lọc” những dự án xin thành lập NH có quy mô nhỏ.
Vào thời điểm áp dụng nghị định có hiệu lực, những NH không đáp ứng nổi
yêu cầu mức vốn này có thể sẽ bị thu hồi giấy phép hoặc phải sắp xếp lại. Ông
Kiều Hữu Dũng (Vụ trưởng Vụ Ngân hàng - NHNN Việt Nam) cho biết: “Với


những quy định khắt khe như vậy, cơ hội kinh doanh NH chỉ dành cho những ai

có thực lực, chứ không phải dành cho những người thành lập NH để mua bán
giấy phép”.
Một rào cản nữa là theo các cam kết gia nhập WTO, kể từ 1-4-2007, các NH
con 100% vốn nước ngoài bắt đầu được hoạt động tại Việt Nam, được đối xử
bình đẳng và thực hiện phần lớn nghiệp vụ như NH nội. Ngay sau khi Việt Nam
chính thức trở thành thành viên WTO, nhiều NH nước ngoài xúc tiến các kế
hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Các ngân hàng ngoại với lợi thế về công
nghệ, hệ thống quản lý chất lượng, kinh nghiệm quản lý, trình độ sẽ là thách thức
lớn đối với các ngân hàng tại Việt Nam muốn gia nhập ngành.
* Sức mạnh của nhà cung cấp:
Nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng đó là nghiệp vụ huy động vốn và
cho vay. Một ngân hàng có nguồn vốn lớn thể hiện là ngân hàng có sức mạnh,
có thể cung cấp tất cả các sản phẩm ngân hàng ra thị trường, nguồn vốn của
ngân hàng có được là từ nguồn tiền gửi của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Những khách hàng cá nhân cung cấp cho ngân hàng những khoản vốn nhỏ,
lẻ, đây là những khoản tiền gửi tiết kiệm. Lượng vốn của khách hàng cá nhân
thường chiếm từ 50% đến 60% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng.
Nhóm khách hàng này thường chú trọng đến lợi ích kinh tế, thể hiện ở mức lãi
suất mà các Ngân hàng công bố. Họ thường không chú trọng đến thương hiệu
của các ngân hàng, họ có xu hướng ngày càng ít trung thành hơn, họ gửi tiền ở
những nơi có mức lãi suất cao, vì thế đây là đối tượng khách hàng luôn đẩy các
ngân hàng vào cuộc đua về lãi suất huy động.
Để phục vụ đối tượng này, các ngân hàng Cần có chính sách lãi suất phù
hợp, đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn giúp cho khách hàng có nhiều sự
chọn lựa.
Đối với nhà cung cấp là các doanh nghiệp, tổ chức, nguồn vốn cung cấp
cho các ngân hàng thường là nguồn vốn rẻ và đi kèm với các dịch vụ thanh toán


trong và ngoài nước. Những khác hàng này thường lựa chọn những ngân hàng

có uy tín và có thương hiệu mạnh. Những nhà cung cấp này có sức mạnh đặc
biệt đối với các ngân hàng. Để có nguồn vốn ổn định, các ngân hàng đều phải
xây dựng những mối quan hệ gắn bó, hợp tác lâu dài đối với các tập đoàn để
huy động và duy trì được nguồn tiền nhàn rỗi của họ. Các tổ chức kinh tế, phi
lợi nhuận trong nước và quốc tế cũng là nguồn cung tiền dồi dào cho các ngân
hàng, họ cũng có những ảnh hưởng không nhỏ trên thị trường tiền tệ.
* Sức mạnh của người mua (khách hàng):
Đối với ngân hàng, người mua chính là những khách hàng sử dụng dịch vụ
của ngân hàng và đó chính là các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp.
Khách hàng là cá nhân thường sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân
hàng, các dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, bảo lãnh … Tuy
nhiên các gói sản phẩm dành cho cá nhân của các ngân hàng thường đơn lẻ,
khách hàng cá nhân không có khả năng liên kết với nhau để tạo sức mạnh đối
với ngân hàng vì doanh số giao dịch với ngân hàng không lớn, mỗi khách hàng
có những nhu cầu riêng biệt, ít trùng khớp. Do vậy đối với khách hàng là cá
nhân, ngân hàng có thể áp đặt các khoản phí, lãi suất cho từng đối tượng. Các
ngân hàng có thể cạnh tranh để thu hút khách hàng của nhau trên cơ sở cung
cấp các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp với đối tượng khách hàng là cá nhân với
nhiều tiện ích, thủ tục nhanh gọn, giá rẻ ….
Đối với các tổ chức, tập đoàn … nhu cầu sử dụng vốn rất lớn và thường
xuyên. Ngoài ra họ còn sử dụng các dịch vụ ngân hàng như thanh toán trong
nước và quốc tế, các dịch vụ bảo lãnh các giao dịch ngoại hối …với doanh số
giao dịch lớn. Do đó họ là mục tiêu thu hút của các ngân hàng. Các tập đoàn,
các tổng công ty luôn có sức mạnh với các ngân hàng
* Sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế
Mặc dù là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, các ngân hàng cung cấp các sản
phẩm dịch vụ đặc biệt, song các sản phẩm của ngân hàng cũng luôn phải đối


mặt với những kênh đầu tư khác: vàng, ngoại tệ, bất động sản và chứng khoán

có thể kể đến như những sản phẩm thay thế thường xuyên. Khi lãi suất ngân
hàng có xu hướng giảm, người ta sẽ nghĩ đến đầu tư vào chứng khoán để hưởng
cổ tức cao hơn. Hoặc khi nền kinh tế suy thoái, gặp nhiều khó khăn như giai
đoạn hiện nay, vàng luôn là sự lựa chọn số một để đảm bảo không mất giá và
tính thanh khoản cao. Do vậy, ngành ngân hàng luôn phải sẵn sằng đối diện với
khả năng sụt giảm nguồn vốn do khách hàng lựa chọn các sản phẩm thay thế.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, việc các tập đoàn đua nhau mua cổ
phần của các ngân hàng, lập các công ty tài chính của ngành đã làm một phần
vốn đáng kể chảy sang các thể chế đó, đồng thời các công ty tài chính và các
ngân hàng trong tập đoàn cũng đáp ứng đầy đủ sản phẩm dịch vụ cho họ, vì thế
lượng khách hàng của các ngân hàng cũng giảm đáng kể.
* Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Chưa bao giờ mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành ngân hàng tại Việt
Nam lại khốc liệt như hiện nay. Tính đến 01/2008, hệ thống ngân hàng Việt
Nam có 6 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), 37 NHTMCP, 31 chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính và 10
công ty cho thuê tài chính, 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 46 văn phòng đại
diện của các ngân hàng nước ngoài. Nếu so với cách đây hơn chục năm thì đây
quả là một sự trưởng thành vượt bậc.
Tuy nhiên sự phát triển như vũ bão của ngành ngân hàng tại Việt Nam lại
kéo theo những thách thức không nhỏ là sự canh tranh khốc liệt trên thị trường
và các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra khi các ngân hàng mở rộng mạng lưới, phát
triển dịch vụ mới. Bài toán quan trọng nhất là làm thế nào để duy trì được ưu
thế cạnh tranh bền vững.
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, khi hành lang pháp lý được
thông thoáng, các rào cản về việc phân biệt đối xử giữa các ngân hàng với nhau
cũng không còn nữa, khi mà dịch vụ của các ngân hàng gần như tương đương


nhau thì ngân hàng nào có công nghệ tiên tiến hơn, ngân hàng đó sẽ có được ưu

thế trong các cuộc chạy đua giành lấy niềm tin khách hàng. Tại Việt Nam, các
ngân hàng đã thể hiện rõ nhận thức đó. Khả năng nhạy bén trong việc tiếp cận
với các công nghệ mới cũng đã dần được bộc lộ.
Nhiều chuyên gia tin rằng, càng ngày, khi môi trường cạnh tranh càng
khốc liệt thì yếu tố công nghệ chính là yếu tố quyết định để tạo ra sự khác biệt
trong các ngân hàng.
Không chỉ cạnh tranh về công nghệ, các ngân hàng hiện nay còn cạnh
tranh nhau trong lĩnh vực chiêu mộ, lôi kéo nhân lực giữa các ngân hàng đẩy
chi phí tiền lương, tiền công lao động cao lên khiến chi phí hoạt động của các
ngân hàng bị đội lên, mặc dù chất lượng lao động có thể chưa tương xứng với
chi phí bị đẩy lên cao đó.
Tiếp theo là cạnh tranh về lãi suất. Lãi suất sẽ tăng để hút vốn từ dân cư
và các tổ chức. Các ngân hàng buộc phải đẩy lãi suất lên, đặc biệt là sự tham
gia của các ngân hàng mới, thương hiệu chưa lớn.
Một điểm nữa là sự thâm nhập của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài
như HSBC, ANZ, ABN Ambro với lợi thế về công nghệ, kinh nghiệm quản lý
sẽ làm mức độ cạnh tranh trong các ngân hàng tại Việt Nam tăng lên rất nhiều.
Như rằng hoạt động ngân hàng tại Việt Nam hứa hẹn nhiều cơ hội nhưng
cũng không ít thách thức. Nhà đầu tư muốn thành lập ngân hàng phải đặc biệt
coi trọng đến công nghệ và khác biệt hoá chất lượng dịch vụ mới cạnh tranh và
đứng vững được trên thị trường.

2. Chiến lược Marketing của 3 đối thủ mạnh nhất trong ngành:
* Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam (BIDV):
Là một trong bốn ngân hàng thương mại Nhà nước thực hiện nhiệm vụ
Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân


hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng
cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia,

phục vụ phát triển kinh tế Đất nước.
Mục tiêu hoạt động: “Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng
đầu tại Việt Nam”; chính sách kinh doanh “Chất lượng – tăng trưởng bền
vững – hiệu quả an toàn”.
Với khách hàng, phương châm hoạt động của BIDV là: “Hiệu quả kinh
doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV”. Trên cơ sở đó,
BIDV đã cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện
ích nhất nhất cho khác hàng, đồng thời chịu trách nhiệm cuối cùng về sản
phẩm dịch vụ đã cung cấp. BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín
về cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương
hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương trình lớn của Đất nước.
Với các đối tác chiến lược, phương châm hoạt động của VIDV là:
“Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”. BIDV kinh doanh đa năng, tổng hợp
theo chức năng của Ngân hàng thương mại Là ngân hàng đi đầu trong việc
thành lập ngân hàng liên doanh với nước ngoài để phục vụ phát triển kinh tế đất
nước. Tháng 5/1992 ngân hàng liên doanh VID PUBLIC được thành lập, có
Hội sở chính tại Hà nội và các chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, đây là ngân hàng liên doanh sớm nhất ở Việt Nam, hoạt động liên tục có
hiệu quả, được Thống đốc NHNN tặng Bằng khen.
Ngoài ra BIDV đã tập trung nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng và hình
thành các sản phẩm, dịch vụ mới, từng bước xóa thế “độc canh tín dụng” trong
hoạt động ngân hàng. Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như thanh toán quốc tế,
thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối… từng bước điều chỉnh
cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và kinh doanh
tiền tệ liên ngân hàng. Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để
tăng trưởng hoạt động, là cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh


doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá
và khẳng định thương hiệu của ngân hàng. Đến nay BIDV đã có 103 chi nhánh

cấp 1 với gần 200 phòng giao dịch trên toàn quốc.
Đến nay thương hiệu BIDV là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức
kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các
dịch vụ tài chính ngân hàng. Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và
ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam,
được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất
Việt cho thương hiệu mạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức,
định chế tài chính trong và ngoài nước.
* Ngân hàng Á châu (ACB)
ACB là ngân hàng cổ phần mạnh nhất, hiệu quả nhất, phát triển nhanh
nhất tại Việt Nam. Sau 16 năm hoạt động (thành lập từ 04/06/1993), những
thành công hôm nay của ACB là kết quả của hành trình chuyển đổi từ chiến
lược các quy tắc đơn giản sang chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa. Sự
khác biệt quan trọng đầu tiên mà ACB tạo ra trên nền tảng công nghệ thông tin .
Trên cơ sở đó, ACB đã không ngừng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ tài
khoản, sản phẩm tín dụng và các hình thức thanh toán quốc tế để phục vụ các
doanh nghiệp với giá cả phải chăng, hợp lý.
Một sự khác biệt nữa là đối tượng khách hàng mục tiêu mà ACB hướng
đến. Đó là nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây cũng là thành
phần kinh tế năng động nhất trong nền kinh tế quốc gia, do vậy họ cần ACB
thực hiện tốt chức năng làm cầu nối giữa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và
các doanh nghiệp, cá nhân cần vốn.
Bên cạnh đó, ACB còn cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện cho
nhiều đối tượng khách hàng cá nhân. ACB luôn có những sản phẩm mang tính
đột phá, sáng tạo, cụ thể như việc xây dựng trung tâm CallCenter 247 để kịp


thời hỗ trợ khách hàng 24/24 giờ, cung cấp các sản phẩm phái sinh và lập sàn
giao dịch vàng đầu tiên tại Việt Nam.
Ngoài ra ACB liên tục hợp tác với các tổ chức nước ngoài có uy tín để

đào tạo nâng cao năng lực cho các cấp điều hành và nhân viên. ACB tiếp tục
mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn quốc và không ngừng hoàn thiện và bổ
sung danh mục sản phẩm, dịch vụ của mình.
ACB cũng đã thành công trong việc tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa về
hình ảnh của mình trong hệ thống rất nhiều NH. Nhắc đến thương hiệu ACB, về
phía góc độ sản phẩm, ACB thể hiện tính cách đổi mới, sáng tạo, hoàn hảo. Về
phía góc độ tổ chức, ACB thể hiện sự tham vọng, danh tiếng, chuyên nghiệp,
thận trọng, cởi mở, thân thiện, ham học hỏi. Thông điệp “ Ngân hàng Á Châu
– NH của mọi nhà” luôn gợi lên sự tin cậy và mối quan hệ hoàn hảo giữa Ngân
hàng và khách hàng. Hàng loạt những sự kiện, hoạt động khác của ACB như
các chương trình khuyến mãi, tham gia các hoạt động từ thiện và những nỗ lực
trong việc đạt các danh hiệu bình chọn của các tổ chức có uy tín.. cũng đã góp
phần tạo nên đặc điểm nhận dạng hết sức ấn tượng cho ACB. Nhắc đến ACB,
nguời ta đã có thể nghĩ ngay đến một ngân hàng bán lẻ tốt nhất đang vươn ra xa
hơn nữa ngoài lĩnh vực ngân hàng.

* NHTMCP Kỹ thương Việt Nam:
Trong số khoảng gần 40 NH thương mại cổ phần hiện đang hoạt động
tại Việt Nam, NHTMCP Kỹ thương Việt Nam có vốn điều lệ hiện tại là 3.165
tỷ, thuộc nhóm 10 NHTMCP có vốn điều lệ lớn nhất.
Sau 15 năm thành lập và phát triển, hiện nay, mạng lưới giao dịch của
Techcombank mở rộng khắp cả nước, có mặt tại tất cả các thành phố lớn. Với
trên 150 chi nhánh và điểm giao dịch, Techcombank đứng thứ 3 về mạng lưới
giao dịch.


Là một trong những NHTMCP đầu tiên của Việt Nam, Techcombank đã
tập trung vào phân khúc thị trường là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
doanh nghiệp vừa và nhỏ, hướng tới mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại với sự
phát triển của dịch vụ thẻ, dịch vụ tài chính cá nhân, tín dụng tiêu dùng, thanh

toán trực tuyến, hiện đại hoá công nghệ NH,… Đặc biệt, với sự tham gia của
đối tác HSBC (nắm giữ 20% vốn điều lệ), cho đến nay, uy tín và danh tiếng của
Techcombank luôn là thế mạnh trước các đối thủ cạnh tranh. Năm 2008, câu
khẩu hiệu “15 năm giữ trọn niềm tin” đã góp phần khẳng định tên tuổi
Techcombank.
Với mục tiêu là một NH hàng đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả,
Techcombank định vị thương hiệu của mình trên thị trường bằng công thức sau:
“Techcombank là ngân hàng thương mại đô thị đa năng ở Việt nam, cung
cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao
cho dân cư và doanh nghiệp nhằm các mục đích thoả mãn khách hàng, tạo
giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên và đóng góp
vào sự phát triển của cộng đồng”.



×