Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích môi trường kinh doanh và chiến lược của công ty xi măng bỉm sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.68 KB, 10 trang )

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA
CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN

BÀI LÀM
I./ Giới thiệu về công ty:
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
+ Tên gọi tắt : Công ty xi măng Bỉm Sơn.
+ Tên giao dịch Quốc tế : BIMSON JOINT STOCK COMPANY.
+ Tên viết tắt : BCC.
+ Trụ sở Công ty: Phường Ba Đình-Thị xã Bỉm Sơn-tỉnh Thanh Hóa.
+ Tel/Fax : 037.824.242/037.824.046
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xi măng, clinker
- Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác.
Vốn điều lệ : 956.613.970.000 đồng Việt Nam. Tổng tài sản đến hết quý
II/2009 : 4.988.082.221.538 đồng.
Người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Giám đốc công ty Nguyễn Như Khuê.
Khẩu hiệu : “Xi măng Bỉm Sơn - niềm tin của người sử dụng-Sự bền vững của
những công trình”.
Từ ngày 01/05/2006 Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần xi măng
Bỉm Sơn theo QĐ số 486/QĐ-BXD ngày 23/3/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng
và đăng ký kinh doanh số 2603000429 do Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa cấp ngày
01/5/2006
Trải qua hơn 26 năm xây dựng và phát triển, công ty XM Bỉm Sơn đã sản xuất và
tiêu thụ hơn 27 triệu tấn sản phẩm. Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều
danh hiệu cao quý như Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, huân chương Độc
Lập hạng 3. Công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9000-2001 cho hệ thống quản lý


chất lượng. Sản phẩm của Công ty từ 1992 đến nay liên túc được người tiêu dùng


bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao.
Công ty có 9 chi nhánh trực thuộc nằm ở các tỉnh phía Bắc và một văn
phòng đại diện tại Lào.
Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi
măng cho khách hàng trên địa bàn được phân công đảm nhiệm. Với công suất
của dây chuyền và năng lực nội tại, Công ty Xi măng Bỉm Sơn có đủ khả năng
sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu xi măng và Clinker cho các nước trong khu
vực. Tháng 3/1994, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án đầu tư cải tạo hiện
đại hóa dây chuyền số 2, chuyển đổi công nghệ sản xuất. Dự án này được khởi
công ngày 13/01/2001 do hãng IHI Nhật Bản trúng thầu thực hiện thiết kế và
cung cấp thiết bị kỹ thuật nhằm nâng công suất lò nung số 2 từ 1.750 tấn
Clinker/ngày lên 3.500 tấn Clinker/ngày. Hiện Công ty đang tập trung nỗ lực
phấn đấu hoàn thành dự án dây chuyền mới, nâng công suất lên 2 triệu tấn sản
phẩm/năm vào cuối năm 2009, đưa công suất của Nhà máy lên 3.8 triệu tấn xi
măng/năm.
II./ Phân tích môi trường nghành.
Tổng Công ty Xi măng Việt nam là một trong 17 Tổng công ty được tổ
chức và hoạt động theo Quyết định số 91/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thí điểm thành lâp Tập đoàn kinh doanh. Thực hiện mục tiêu
chiến lược phát triển ngành xi măng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020,
Tổng công ty phải tổ chức sản xuất và tiêu thụ xi măng một cách hợp lý, dần phù
hợp với tổ chức sản xuất - tiêu thụ của các nước trong khu vực, đặc biệt là hệ
thống tiêu thụ xi măng, ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại vào quá trình
tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh, để sản phẩm xi măng của
Tổng công ty đủ khả năng cạnh tranh với các loại xi măng khác, nhằm giữ vững


và mở rộng thị phần trọng tâm là trong nước và phấn đấu đưa dần xi măng xuất
khẩu.

Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn là một thành viên của Tổng Công ty
Xi măng Việt Nam, có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi măng cho khách
hàng trên địa bàn được phân công đảm nhiệm. Do vậy Công ty xi măng Bỉm Sơn
luôn phải chịu áp lực cạnh tranh ngay trong nghành.
1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định
đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp.
Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh
tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Khả năng
thay thế sản phẩm của nhà cung cấp : khả năng thay thế những nguyên liệu đầu
vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp.
2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng :
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng được phân làm 2
nhóm:
+ Khách hàng lẻ và nhà phân phối. Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh
nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu
khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Tương tự như áp
lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách
hàng đối với ngành.
Quy mô và tầm quan trọng; Chi phí chuyển đổi khách hàng; Thông tin
khách hàng. Đặc biệt khi phân tích nhà phân phối ta phải chú ý tầm quan trọng
của họ, họ có thể trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của doanh
nghiệp.
3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:


Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành
nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít,
áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau :

+ Sức hấp dẫn của ngành : Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như
tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
+Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập
vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn.
Kỹ thuật; Vốn; Các yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương
hiệu , hệ thống khách hàng . Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị
kiểm soát ), Bằng cấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của
Chính phủ ....
4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế.
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn
nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Chúng ta thấy áp
lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với
các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng , các
yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng
tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế. Tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm
thay thế : Ngay cả trong nội bộ ngành với sự phát triển của công nghệ cũng có
thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình.
5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành.
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp
với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong
một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ.
+ Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng, số lượng đối thủ
cạnh tranh..
+ Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán


6. Áp lực từ các bên liên quan mật thiết.
+ Chính phủ, cộng đồng, các hiệp hội, các chủ nợ, nhà tài trợ, cổ đông.
III./ Chiến lược marketing của ba đối thủ cạnh tranh trong nghành:
Trong ngành sản xuất xi măng có nhiều đối thủ cạnh tranh của Công ty xi

măng Bỉm Sơn, tuy nhiên có một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty đó là
: Công ty xi măng Nghi Sơn, Công ty xi măng Hoàng Mai, Công ty Xi măng
Hoàng Thạch.
Công ty Xi măng Nghi Sơn.
Là một liên doanh thành lập năm 1995 giữa Tổng Công ty Công nghiệp
Xi măng Việt Nam - Nhà sản xuất xi măng hàng đầu trong nước, Tập đoàn Xi
măng Taiheiyo và Công ty Vật liệu Mitsubishi - những tập đoàn đa quốc gia có
uy tín của Nhật Bản, Xi măng Nghi Sơn đã trở thành thành viên mới của Ngành
Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Cho đến nay đây là dự án đầu tư lớn nhất của
Nhật Bản tại Việt Nam
Sứ mệnh: Trở thành một công ty có uy tín nhất ở Việt Nam.
Định hướng: Phấn đấu là Nhà sản xuất & Phân phối Xi măng số 1 Việt
Nam
Mục tiêu: Thỏa mãn nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng thông
qua việc cung cấp một cách tối ưu những sản phẩm có chất lượng cao và ổn định,
tạo ra những giá trị bền vững cho các cổ đông. Phấn đấu chiếm lĩnh vị thế cạnh
tranh trên tất cả các thị trường thông qua hoạt động sản xuất, phân phối và bán
hàng có hiệu quả. Xây dựng phúc lợi cho người lao động thông qua chương trình
phát triển nhân lực toàn diện và chính sách đãi ngộ công bằng. Phát triển mối
quan hệ hợp tác chiến lược với các nhà cung ứng vì lợi ích chung lâu dài theo
phương châm "Hợp tác để cùng Phát triển". Liên tục thể hiện trách nhiệm đối với
vấn đề phát triển bền vững theo triết lý hoạt động của các chủ đầu tư trên phạm
vi toàn cầu. Vun đắp cho văn hóa công ty mang bản sắc riêng biệt - quan hệ hợp


tác chân thành và cởi mở, là mô hình kiểu mẫu cho sự hợp tác giữa Việt Nam và
Nhật Bản. Đóng góp vào quá trình phát triển của cộng đồng tại địa phương và
của cả Việt Nam.
Chiến lược marketing của Công ty :
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định vị thế về xuất

khẩu xi măng ra thị trường nước ngoài, phát huy tiềm năng sẵn có của công ty đó
là công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân viên có trình độ cao được đào tạo và lựa
chọn kỹ lưỡng, đội ngũ lãnh đạo là các nhà quản lý của Nhật Bản có bề dầy kinh
nghiệm và có phương pháp quản lý tiên tiến được áp dụng.
Thực hiện chiến lược giá linh hoạt, hợp lý và phù hợp với giá trên thị
trường trong khu vực và trong toàn quốc. Ưu tiên xuất khẩu sang thị trường các
nước sẵn có và tăng cường mở rộng sang các nước khác.
Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai là doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam, trụ sở tại Thị trấn Hoàng Mai-huyện
Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An. Được thành lập ngày 07 tháng 10 năm 1995.
Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai ngày nay tiền thân là Công ty xi
măng Nghệ An, được ký quyết định số 216/TTg ngày 15 tháng 04 năm 1996 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đầu tư dự án nhà máy xi măng Hoàng
Mai - Nghệ An với công suất 4.000 tấn clinker/ngày (tương đương 1,4 triệu tấn
xi măng/năm).
Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai là đơn vị đầu tiên của Tổng Công ty
CN xi măng Việt Nam áp dụng mô hình tiêu thụ sản phẩm qua nhà phân phối
chính, xi măng Hoàng Mai đã tận dụng được năng lực của xã hội và xác lập lợi
ích hài hòa giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Hiện nay công ty có tới 33 nhà
phân phối chính trên toàn quốc, trong đó 3 nhà phân phối dự án.
Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai đã cung cấp xi măng xây dựng công
trình các tầng lớp dân cư và các dự án lớn như: Cầu Vình Tuy (Hà Nội), Thủy


điện Bản Vẽ (Nghệ An), thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh), Trung tâm hội nghị
quốc gia (Hà Nội), dự án thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt (Thanh Hóa), Thủy điện
Hố Hô (Quảng Bình), Thủy điện Buôn Kơup (Đắc Lắc)...v v.
Với mục tiêu chất lượng là hàng đầu, Công ty cổ phần xi măng Hoàng
Mai đã đạt được nhiều danh hiệu. Tháng 8 năm 2004, Công ty đã được Trung
tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất

lượng cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO
14001:1996. Sản phẩm của Công ty đã đạt nhiều huy chương vàng tại các hội
chợ triển lãm tổ chức tại Hà Nội, Thành phố Vinh, Nha Trang, thành phố Hồ Chí
Minh, giải thưởng sao vàng đất Việt năm 2004, giải thưởng chất lượng Việt Nam
năm 2004, giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình
chọn năm 2005, giải thưởng vàng chất lượng năm 2005 và Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ.
Cùng với sự phấn đấu bền bỉ trong những năm qua, Công ty cổ phần xi
măng Hoàng Mai đã được Tỉnh Nghệ An; Bộ xây dựng, Tổng Công ty CN xi
măng Việt Nam tặng nhiều cờ thưởng thi đua. Với nhiều thành tích đã đạt được
trong công tác cũng như góp phần vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và
bảo vệ Tổ quốc, ngày 21/09/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số
993/QĐ.TTg tặng bằng khen cho Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai.
Chiến lược Marketing của Công ty trong thời gian tới.
+ Tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hóa kinh doanh, tạo dựng vị
thế nhãn hiệu của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế
+ Gia tăng các loại hình hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm như tăng
cường quảng cáo trên báo, đài, truyền hình, thiết lập trang web và giới thiệu sản
phẩm trên mạng, tăng cường các hoạt động dịch vụ bổ sung, bảo hành, sửa chữa,
tư vấn lắp đặt
+ Tiếp tục nghiên cứu chính sách về giá để nâng cao khả năng cạnh tranh
giá của Công ty với các đối thủ cạnh tranh.


+ Điều chỉnh hoặc thay đổi cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của nhân sự
các phòng ban; điều chỉnh lương hợp lý.
+ Công ty sẽ đạt được thị phần lớn nhất ở miền Bắc và thị phần tương đối
ở miền Trung và miền Nam.
Nhà máy xi măng Hoàng Thạch (nay là Công ty xi măng Hoàng Thạch)
được thành lập theo quyết định số: 333/BXD-TCCB ngày 04/03/1980 của Bộ xây

dựng. Công ty xi măng Hoàng Thạch là đơn vị thành viên của Tổng Công ty
Công nghiệp xi măng Việt Nam. Hiện nay Công ty có 2 dây chuyền sản xuất,
công suất thiết kế cho cả 2 dây chuyền là 2,3 triệu tấn/năm, với công nghệ trang
thiết bị hiện đại của vương quốc Đan Mạch, Công ty đã cung cấp cho thị trường
hơn 40 triệu tấn sản phẩm. Sản phẩm xi măng Hoàng Thạch mang nhãn hiệu con
Sư Tử "Biểu tượng của sự bền vững, an toàn và ổn định" đã tham gia xây dựng
vào nhiều công trình trọng điểm của đất nước như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cầu
Thăng Long, Thuỷ điện Hoà Bình…
Chiến lược Marketing của Công ty:
Củng cố và phát triển thị trường nội địa một cách sâu rộng và ổn định,
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phân loại khách hàng, đưa ra chiến lược bán hàng cụ thể, thực hiện
chiến lược giá linh hoạt, hợp lý và phù hợp với giá trên thị trường.
Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến
người tiêu dùng; giữ vững chế độ hỗ trợ khách hàng sau bán hàng; tham gia các
hoạt động triển lãm, hội chợ...
Đảm bảo nghiêm ngặt về số lượng và chất lượng sản phẩm khi giao
hàng. Duy trì và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của Công ty.
Thường xuyên xúc tiến thương mại để tăng cường xuất khẩu sản phẩm
ra nước ngoài.


Sau khi phân tích chiến lược marketing của các đối thủ cạnh tranh, Công
ty xi măng Bỉm Sơn cần đề ra chiến lược marketing cụ thể và phù hợp cho tình
hình thực tế để giúp Công ty tiếp tục chiếm lĩnh thị trường, khẳng định thương
hiệu và phát triển hơn nữa trong thời gian tới./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tài liệu môn học Quản trị Marketing - Chương trình Global
Advanced MBA - ĐH Griggs.
2. Giáo trình Marketing thương mại của TS. Nguyễn Xuân Quang;
3. Quản trị Marketing trong doanh nghiệp của TS Trương Đình Chiến;
4. Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp của PGS. TS.
Nguyễn Thành Độ và CN. Nguyễn Ngọc Huyền.
5. Trang Web của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Công ty xi măng Bỉm
Sơn, Công ty xi măng Nghi Sơn, Công ty xi măng Hoàng Mai, Công ty xi măng
Hoàng Thạch.



×