Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Phát triển cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 51 trang )

MỤC LỤC

11


LỜI NÓI ĐẦU
Phát triển cộng đồng là tiến trình giải quyết một số vấn đề khó khăn đáp
ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống
vật chất, tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực tăng cường
sự tham gia đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người
dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau. Xã hội phát triển càng cho
thấy sự cần thiết của nghề Công Tác Xã Hội. Ở Việt Nam, phát triển cộng đồng
là một lĩnh vực mới mẻ trong các hoạt động cộng đồng, đã và đang giúp giải
quyết những vấn đề xã hội một cách có hiệu quả và hữu ích.
Trong Phát triển cộng đồng, tác viên cộng đồng là người có trình độ
chuyên môn, được trang bị những kỹ năng kiến thức để làm việc với cộng đồng
dân cư. Do đó, để đáp ứng sự phát triển của xã hội, mỗi tác viên cộng đồng
tương lai phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng ngay từ khi còn
trên ghế nhà trường để có thể làm việc với cộng đồng, tự giải quyết vấn đề của
mình.
Nằm trong khuôn khổ chương trình học tập của chuyên ngành Công tác xã
hội của trưởng Đại học Lao Động – Xã Hội, nhóm 4 của đoàn sinh viên đã đi
thực hành tại cụm 8A, thông Bảo Lộc xã Võng Xuyên – huyện Phúc Thọ Thành phố Hà Nội để rèn luyện những kĩ năng và học hỏi kinh nghiệm phát
triển cộng đồng. Kết quả sau gần 1 tháng thực hành tại địa phương là vấn đề
nâng cao nhận thức về vấn đề rác thải cho cộng đồng đã được hoàn thành dưới
sự ủng hộ của nhân dân trong thôn cũng như các cán bộ lãnh đạo xã Võng
Xuyên. Dưới đây là bản báo cáo chi tiết của nhóm 4 về những hoạt động mà
nhóm đã làm được trong thời gian thực hành tại địa phương. Trong quá trình
thực hành, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên nhóm không thể tránh
khỏi thiếu sót nhất định, kính mong thầy cô đóng góp ý kiến để bản báo cáo của
nhóm được hoàn chỉnh hơn.


Nhóm sinh viên xin chân thành cảm ơn!

2


PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ CỘNG ĐỒNG.
1. Giới thiệu chung về xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ. TP. Hà Nội

(Xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, TP.Hà Nội)
-Võng Xuyên là 1 xã của huyện Phúc Thọ , thành phố Hà Nội.
-Tổng diện tích 7,37 km2, trong đó có 468,28 ha đất nông nghiệp, chiếm
63,51 % tổng diện tích đất tự nhiên, còn lại là đất phi nông nghiệp.
-Dân số xã vào khoảng 4520 hộ (năm 2017) với 18.560 khẩu sinh sống tại
12 cụm dân cư, đại đa số là người Kinh, có hai tôn giáo là Đạo phật( đại đa số)
và 1 bộ phận nhỏ theo Đạo thiên chúa giáo.
1. 1. Vị trí địa lý:
Xã nằm cách trung tâm huyện khoảng 4 km, cách trung tâm Hà Nội gần
40 km về phía Tây bắc.
+Phía đông giáp xã Long Xuyên
3


+Phía Tây giáp các xã Phương Độ ,Sen Chiểu.
+ Phía Nam giáp Thị trấn Phúc Thọ, xã Thọ Lộc,Phúc Hòa.
+ Phía Bắc giáp các xã Cẩm Đình, Xuân Đoài, Xuân Phú.
Ngoài ra Võng xuyên còn có trục đường tỉnh lộ 418 đi qua, đóng vai trò là
con đường giao thông huyết mạch với trung tâm huyện Phúc Thọ và các vùng
lân cận, tạo điều kiện để xã giao lưu phát triển kinh tế.
1.2. Về Kinh Tế
Kinh tế có tốc độ, tăng trưởng khá và ổn định, đạt bình quân 11,2%/ năm,

đạt 117,9% kế hoạch cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản
xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 33,1%, công nghiệp, thương mại và dịch vụ
chiếm 64,9% trong tổng giá trị sản xuất. Thu nhập bình quân của người dân đạt
26,5 triệu đồng/người/năm (năm 2014), so với đầu nhiệm kì tăng 1,7 lần
-Sản suất nông nghiệp:
Tổng diện tích gieo trồng 5 năm đạt 5.510 ha, bình quân 1.117 ha/năm
,đạt 99,2% kế hoạch, hệ số sử dụng đất là 2,90 lần. Tổng giá trị sản phẩm trồng
trọt bình quân đạt 86,9 tỷ/ năm, tăng 184,1% so cùng kỳ ( chủ yếu do tăng chất
lượng và giá bán sản phẩm ), giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích đạt 180,5
triệu đồng /ha/năm và chiếm 48,7% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Chăn nuôi cơ bản ổn định, tổng đàn lợn hàng năm bình quân tại thời điểm
thống kê có 7.706 con, so kế hoạch đạt 95,4% đàn gia cầm bình quân hàng năm
75.500 con đạt 95% so với kế hoạch , đàn trâu bò bình quân 263 con/ năm, chăn
nuôi cá đạt 245 tấn/ năm vv…Giá trị sản phẩm chăn nuôi đạt bình quân hàng
năm đạt 91,5 tỷ đồng, chiếm 51,3% trong cơ cấu nông nghiệp , giảm 1,5% so
cùng kì.
Hợp tác xã nông nghiệp đã làm tốt các khâu dịch vụ và tích cực tiếp thu
các tiến bộ khoa học vào sản xuất như đưa 200 ha lúa chất lượng cao, mạ khay
máy cấy, trồng 1000 m² hoa ly vv…cùng với Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động
ổn định đã cung cấp kịp thời vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất của người dân,
góp phần vào thắng lợi chung của nền kinh tế địa phương trong những năm qua.
4


Tổng sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 178,4 tỷ đồng/năm , tăng 1,7 lần
về giá trị so với đầu kì chiếm 32,1% cơ cấu nền kinh tế (giảm 28,8% so với cùng
kì về cơ cấu); thu nhập bình quân đạt 115,5 tỷ đồng/năm, tăng so với đầu kì 2,19
lần, chiếm 36,6% thu nhập sản xuất trực tiếp ( thấp hơn 7,2% so đầu kì về cơ
cấu thu nhập).
-Sản xuất công nghiệp, thị trường công nghiệp, xây dựng , thương mại và

dịch vụ.
Sản xuất công nghiệp, thị trường công nghiệp, thương mại và dịch vụ có
bước phát triển khá với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ như chế
biến nông lâm, sản xuất đồ dùng dụng cụ, phụ tùng xe máy, chế biến phê liệu,
sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc vận tải hàng hóa vv… Giá trị sản phẩm
công nghiệp, thị trường công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đạt bình quân 330,4
tỷ đồng/năm so với kế hoạch đạt 105,5% , chiếm tỷ trọng 64,8% trong cơ cấu
của nền kinh tế, tăng 16,67% so cùng kì. Thu nhập đạt bình quân 200,03 tỷ
đồng/năm chiểm tỷ trọng 63,4% trong tổng thu nhập ngành sản xuất trực tiếp
( 7,2% so cùng kì ).
-Xây dựng nông thôn mới và dồn điền đổi thửa.
Võng Xuyên khi được chọn làm xã thí điểm xây dựng nông thôn mới của
Thành phố , trong 19 tiêu chí chỉ có 3 tiêu chí đạt, 5 tiêu chí cơ bản đạt và còn
11 tiêu chí chưa đạt. Với quyết tâm cao của Đảng bộ, của các tầng lớp nhân dân
trong xã và được sự quân tâm của các cấp từ huyện đến thành phố, sau 3 năm
phấn đấu Võng Xuyên là một trọng 4 xã đầu tiên của huyện Phúc Thọ được
công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; đồng thời xã đã hoàn thành công tác dồn
điền đổi thửa tại 11 cụm dân cư có quy hoạch với diện tích 205,6 ha. Qua xây
dựng nông thôn mới và dồn điền đổi thửa đã có nhiều phong trào được thực hiện
tốt như phong trào tự nguyện đóng góp đất làm mương được 23.000 m², tự giải
tỏa hành lang đường, hành lang kênh mương, đóng góp công sức làm đường
làng ngõ xóm, điện thắp sáng, cải tạo nhà ở, công trình vệ sinh vv… với giá trị
hàng chục tỷ đồng.
5


1.3. Về tài nguyên môi trường:
Có trên 95% số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh và công trình đạt
chuẩn trong sinh hoạt, tăng 18% so với cùng kỳ. Công tác thu gom, vận chuyển
rác thải được quan tâm, không còn tình trạng ứ đọng rác thải trong khu dân cư.

Phong trào trồng cây được triển khai thực hiện hàng năm , ý thức giữ gìn vệ sinh
chung của nhân dân có chuyển biến tốt, đường làng ngõ xóm ngày càng sạch sẽ
và được UBND huyện biểu dương, khen thưởng.
Công tác phòng chống lũ, bão, úng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn đều được
chú trọng từ khâu xây dựng phương án và kế hoạch cụ thể đến chỉ đạo các ngành
thực hiên nhằm giảm nhẹ thiên tai khi xảy ra.
1.4. Về Văn Hóa
-Sự nghiệp giáo dục và đào tạo:
Sự nghiệp giáo dục có tiến bộ, các phong trào thi đưa trong ngành được
quan tâm về chất lượng. Kết cấu hạ tầng và trang thiết bị phục vụ cho dạy và
học được các cấp quan tâm đầu tư từ trường mầm non đến trung học cơ sở ; đội
ngũ giáo viên đều đat chuẩn theo quy định. Các trường đạt tập thể lao động tiên
tiến, lao động xuất sắc ; các thầy cô đạt nhiều giải cấp thành phố, cấp huyện, học
sinh đạt nhiều giải cao trong kỳ thi các cấp. Đã có 3/5 trường đạt trường chuẩn
quốc gia. Phong trào xã hội hóa trong sư phạm tại các trường ngày một đẹp hơn,
khang trang hơn.
Đi đôi với chăm lo cho sự nghệp giáo dục phổ thông, địa phương còn luôn
quan tâm đến giáo dục thường xuyên và công tác khuyến học. Cán bộ từ xã đến
cụm dân cư thường xuyên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình
độ quản lý, trình độ lý luận, và có 14 đồng chí đi học đại học. Số học sinh đỗ
vào các trường đại học cao đẳng ngày càng tăng, bình quân mỗi năm đạt 135
em. Hàng năm xã đều khen thưởng các em đỗ đại học, các thôn, các cụm dân cư
đều tổ chức khen thưởng cho học sinh sinh viên đạt thành tích học tập tốt với
hàng ngàn phần thưởng các loại.

6


-Công tác y tế - dân số:
Công tác ý tế: đội ngũ cán bộ y tế được củng cố, công tác chăm sóc sức

khỏe và khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân được quan tâm, hàng năm có
gần 200 trẻ sơ sinh tại trạm an toàn. Duy trì tốt chương trình tiêm chủng mở
rộng và uống vi-ta-min A cho 100% số trẻ trong độ tuổi. Công tác phòng chống
suy dinh dưỡng ở trẻ em đạt kết quả khá tốt, đã giảm được 3,7% so với cùng kì,
hiện nay không có suy dinh dưỡng nặng.
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình : Thường xuyên tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin của xã về sinh đẻ kế hoạch, cân bằng giới tính khi
sinh, hàng năm tổ chức từ 2 đến 3 chiến dịch vận động về công tác dân số kế
hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên bình quân hàng năm đạt
1,27% tăng 0,09% so với cùng kì.
Công tác phòng dich – Vệ sinh an toàn thực phẩm: do dịch bệnh trên
người và gia súc gia cầm những năm gần đây được sự quan tâm của chính quyền
, trong những năm vừa qua xã không để xảy ra bệnh dịch, không có ngộ độc
thực phẩm ở các nơi tập trung ăn uống đông người, trong các trường học.
1.5. Về văn hóa , thể thao- Thông tin tuyên truyền :
Công tác xây dựng làng văn hóa, cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa: Duy
trì tốt cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang,
mừng thọ và lễ hội, tình trạng ăn uống trong đám tang, mừng thọ, lễ hội, tình
trạng ăn uống trong đám tang đã giảm đáng kể. Hiện nay vẫn duy trì được 5
làng, 1 cụm dân cư đạt làng văn hóa, 8/8 cơ quan đạt cơ quan văn hóa (tăng so
cùng kì 5 cơ quan). Hàng năm số hộ được công nhận gia đình văn hóa đạt 86,5
số hộ đăng ký tham gia.
Công tác thông tin tuyên truyền: tích cực tuyên truyền chủ trương chính
sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, các nhiệm vụ của địa phương và nhất là
công tác xây dựng nông thôn mới. Kẻ vẽ được hàng trăm khẩu hiệu hiện tại các
nơi công cộng phục vụ các kì bầu cử, ngày lễ lớn của đất nước tạo sự đồng
thuận trong nhân dân về các phong trào thi đua yêu nước.
7



Phong trào văn nghệ, thể thao: Xây dựng và phát triển được 2 câu lạc bộ
văn nghệ, câu lạc bộ vật và câu lạc bộ bóng bàn; phong trào văn hóa văn nghệ
và thể dục thể thao quần chúng duy trì tốt. Hàng năm đều tổ chức hàng chục
buổi biểu diễn, thi tài ở các cấp đều đạt những giải cao, tạo được không khí vui
tươi trong nhân dân.
1.6. Về chính sách xã hội và công tác xóa đói giảm nghèo:
Công tác chính sách, xã hội và người có công: Đảng và chính quyền địa
phương luôn quan tâm và chăm lo tới các đối tượng chính sách, đối tượng xã
hội; các chế độ được công khai đầy đủ rõ ràng và chi trả đến tay người được
hưởng. Các hoạt động gây quỹ được nhiều tầng lớp dân cư, các cơ quan đơn vị,
công ty, các nhà hảo tâm tham gia với tổng số quỹ xã hội đạt 198,7 triệu đồng.
Các công tác hiến máu nhân đạo có bước phát triển với nhiều tấm gương tiêu
biểu thanh niên đã hiến máu hàng chục đơn vị máu trong những năm qua.
Công tác xóa đói giảm nghèo – xóa nhà xuống cấp: Trong 5 năm qua đã có
hàng trăm lượt hộ nghèo và sinh viên vay vốn xóa đói giảm nghèo quốc gia với số
dư bình quân là 18,06 tỷ đồng/năm; trợ cấp khó khăn cho các hộ nghèo với kinh
phí hàng chục triệu đồng/năm. Đã hỗ trợ xóa nhà xuống cấp cho 56 hộ với kinh phí
là 1 tỷ 214 triệu đồng. Số hộ nghèo hiện có 128 hộ, chiếm 2,9% tổng số hộ, giảm
so vơi cùng kì 4,82% theo cùng 1 tiêu chí, hiện không còn hộ đói.
2. Đánh giá chung.
-Sản xuất nông nghiệp phát triển chưa bền vững, hiệu quả chưa cao, mô
hình sản xuất mới sau khi triển khai tính lan tỏa chưa rộng, hệ thống dịch vụ
phục vụ sản xuất có lúc còn bị động chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất. Chăn nuôi
gặp nhiều khó khăn, quy mô còn nhỏ. Ngành công nghiệp, thị trường công
nghiệp, xây dựng cơ bản còn phát triển chậm chưa năng động trong cơ cấu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Kinh tế tập thể phát triển chưa ổn định chưa hiệu
quả cao. Cơ cấu sản xuất công nghiệp, thị trường công nghiệp xây dựng dịch vụ
còn chiếm tỷ lệ thấp trong nền kinh tế.
-Công tác quản lý hoat động văn hóa chưa chặt chẽ, văn hóa thiếu lành
8



mạnh ảnh hưởng đến giới trẻ. Công tác thực hiện nếp sống văn hóa có lúc có nơi
còn chưa đạt yêu cầu, việc lợi dụng tín ngưỡng để hoạt động mê tín vẫn còn ,
một số hộ xây mồ mả sai quy định.
-Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường có lúc còn chưa
tốt , còn học sinh bỏ học. Cơ sở hạ tầng của 2 trường chưa đáp ứng tiêu chuẩn
trường chuẩn quốc gia.
-Công tác y tế - phòng chống dịch bệnh còn chưa đáp ứng được với yêu
cầu, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và phát triển dân số còn cao. Công tác đảm bảo
vệ sinh môi trường và ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng của một bộ phận nhân
dân chưa tốt ; một số nơi sản xuất kinh doanh hàng hóa còn làm ô nhiễm môi
trường. Công tác tạo việc làm còn gặp nhiều khó khăn .

9


PHẦN 2. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
I. Thâm nhập cộng đồng, thu thập thông tin.
Hoạt động thâm nhập cộng đồng là bước đầu tiên trong tiến trình phát
triển cộng đồng, nó có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc tới sự thành công của
toàn bộ tiến trình. Đây không phải là vấn đề đơn giản và dễ dàng với một
nhóm sinh viên mới đi thực tế lần đầu, còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, bởi
lẽ, thâm nhập cộng đồng trước hết là phải nhanh chóng thích nghi, hòa nhập
với cuộc sống địa phương, tiếp theo là tạo lập mối quan hệ với cán bộ và
người dân trong cộng đồng, để rồi sau đó có cái nhìn tổng quan về cộng
đồng, lấy đó làm cơ sở để đánh giá, phân tích, lập kế hoạch hỗ trợ và triển
khai một cách hợp lý.
Đây là bước đầu tiên mà nhóm sinh viên thực hiện trong tiến trình
phát triển cộng đồng, là hoạt động có vai trò quyết định tạo tiền đề cho việc

triển khai các hoạt động tiếp theo.
1. Thời gian: 27/03/2017 – 03/4/2017
2. Mục đích:
Mục đích của nhóm sinh viên trong thời gian thâm nhập cộng đồng là tiếp
cận, làm quen được với người dân trong cụm dân cư, tạo lập mối quan hệ thân
thiện gần gũi và cởi mở với người dân. Đồng thời qua đó nhóm sinh viên sẽ dễ
dàng tìm hiểu được tình hình phát triển văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục,
phong tục tập quán cũng như lối sống sinh hoạt của người dân nơi đây.
Nhiệm vụ của nhóm sinh viên là đi điền dã, vãng gia từng hộ gia đình để
thăm hỏi, làm quen, nắm bắt thông tin chung, đồng thời kết hợp với các cán bộ
cụm dân cư và những người am hiểu về lịch sử hình thành, quá trình phát triển
của khu phố để vẽ bản đồ xã hội và biết được lược sử cộng đồng. Thông qua các
hoạt động đó nắm bắt được số hộ dân, số nhân khẩu, các gia đình chính sách và
các đối tượng bảo trợ xã hội yếu thế trong khu phố.
3. Cách thức:
- Vẽ bản đồ xã hội.
10


- Tìm hiểu về lược sử cộng đồng.
- Nghiên cứu tài liệu về phát triển cộng đồng.
- Điền dã, vãng gia, thăm hỏi các hộ gia đình trong thôn.
Bước 1: Tiếp xúc với chính quyền địa phương (27/03/2017).
Sau khi có mặt tại UBND xã Võng Xuyên, nhóm sinh viên đã tiến
hành gặp gỡ ban lãnh đạo xã Võng Xuyên và được giới thiệu về thực hành
tại cụm dân cư 8A – thôn Bảo Lộc – xã Võng Xuyên. Sau khi ổn định chỗ ăn
ở ăn ở cho các thành viên, nhóm trưởng, nhóm phó đã có cuộc gặp gỡ với
cụm trưởng, bí thư chi bộ để trình bày vong về kế hoạch thực tập, cũng như
xin phép được thâm nhập cộng đồng trong thời gian thực hành. Đặc biệt là
tạo mối quan hệ với phía bên Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh

niên….
4. Kết quả đạt được:
Cuộc gặp gỡ giữa nhóm sinh viên và chính quyền cụ mdiễn ra thân
tình và đạt được kết quả cao. Cụm trưởng đã cung cấp những thông tin cơ
bản về thôn, cùng nhóm sinh viên đi thăm quan và làm quen với người dân
trong thôn, vẽ được bản đồ xã hội.

(Bản đồ xã hội của cụm dân cư 8A- xã Võng Xuyên- huyện Phúc Thọ Tp Hà Nộ)i
11


- Bước 2: Làm quen với người dân trong Cụm.
Tổ chức thăm hỏi những hộ gia đình là lãnh đạo trong thôn, một số hộ
nghèo, hộ chính sách… Để tạo mối quan hệ và sự thân thiện, gần gũi với
nhân dân trong thôn.

(Hình ảnh thăm hỏi gia đình chính sách)
Thuận lợi:
- Chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý và cử
cán bộ có uy tín đi cùng nhóm sinh viên để giới thiệu với người dân. Trong
suốt tiến trình, chính quyền địa phương luôn có sự hỗ trợ thiết thực.
- Cán bộ chính quyền địa phương hỗ trợ nhiệt tình.
- Sự nhiệt tình, ủng hộ của nhân dân trong Cụm 8A.
Khó khăn:
- Tâm lý người dân còn e dè trong giao tiếp.
Kết quả đạt được: Do có sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của cán bộ
địa phương, trưởng thôn và nhân dân trong thôn, từ ngày 27/03/2017 đến
03/04/2017, nhóm sinh viên đã thu được kết quả quan trọng sau: Nắm bắt
được tình hình về vị trí, địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội trong Cụm, điều đó
được thể hiện qua lược sử cộng đồng của Cụm. Qua đó nhóm sinh viên đã

cùng những người cao tuổi và có uy tín trong làng phác thảo ra bản lược sử
cộng đồng của cụm 8A.
12


* Lược sử cộng đồng:
Thời gian
1998
2003
2005
2008
2010
2012
2014-2015

2016- nay

Sự kiện
Tác động đến cộng đồng
Cụm dân cư 8 được tách ra thành 2 Chính quyền dễ quản lý và
cụm 8A và 8B
triển khai kế hoạch từ trên
xuống
Đường làng được bê tông hóa lần
Giao thông thuận lợi thúc đẩy
1.
phát triển kinh tế.
Người dân phát triển nghề thu gom Kinh tế phát triển, tự nguyện
phế liệu, lò gạch, dich vụ và chăn
đổi đất phát triển mô hình chăn

nuôi.
nuôi.
Nhà văn hóa cụm 8A được xây
Người dân có nơi sinh hoạt
dựng.
tham gia các hoat động văn
hóa.
Người dân tổ chức hoạt động bữa
Người dân nhiệt tình tham gia
cơm đoàn kết vào tháng chạp hàng thể hiện sự đoàn kết trong cộng
năm.
đồng.
Bê tông hóa đường làng lần 2.
Giao thông được cải thiện, thúc
đẩy sự phát triển kinh tế.
Chính quyền và người dân thực
Tạo việc thuân lợi cho việc
hiện dồn điền đổi thửa ruộng đất.
thâm canh, tăng năng suất cũng
như chất lượng cây trồng, áp
dụng khoa học kĩ thuật vào sản
xuất…
Tiến hành xây dựng nông thôn
Nâng cao chất lượng cuộc sống
mới.
của người dân.

Lược sử cộng đồng giúp người dân nhớ lại những dấu ấn lịch sử về sự
phát triển của CĐ, thông qua đó có thể nhìn nhận phát triển một cách đúng đắn
và khích lệ tình đoàn kết, hỗ trợ nhau, nhận thấy được sự nỗ lực vươn lên của

xã, của thôn cũng như của cụm dân cư qua từng thời kỳ từng thời kỳ.
- Bước 3: Thực hiện khảo sát, thu thập thông tin:
Theo kế hoạch thực tế, nhóm sinh viên bao gồm 10 thành viên được
phân công về cụm 8A – thôn Bảo Lộc- xã Võng Xuyên- huyện Phúc Thọ- TP
Hà Nội.Nhóm đã trò chuyện, gặp gỡ với với ban lãnh đạo Cụm trong đó có
chú Cụm trưởng, Bí thư chi bộ và chị Hội trưởng Hội phụ nữ Cụm để tạo
lập mối quan hệ, xin những thông tin cần thiết về Cụm, nhờ chú và các cô
giúp đỡ cho những hoạt động, công việc trong thời gian thực hành sắp tới.
13


Thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra, nhóm nhóm sinh viên đã tiến hành
khảo sát tìm hiểu mọi mặt đời sống của người dân trong Cụm. Thực hiện
khảo sát, thu thập thông tin là quá trình sau khi đã thâm nhập cộng động,
nhóm sinh viên sẽ tiến hành khảo sát, thu thập ý kiến của người dân về
những vấn đề đang được quan tâm tại địa phương cần được ưu tiên giải
quyết thông qua hình thức trò chuyện trực tiếp, tiến hành khảo sát.
Sau khi đã quen với địa hình trong Cụm, nhóm sinh viên bắt đầu quá
trình thu thập thông tin. Nhóm sinh viên chia làm 3 nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ
đi hỏi các hộ dân ở từng khu vực khác nhau. Quá trình điều tra, thu thập
thông tin diễn ra từ ngày 27/03/2017 đến ngày 03/04/2017 đã được hoàn
thành.
Kết quả đạt được:
Thu thập được thông tin một cách tổng quan về kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hóa giáo dục…
Nắm bắt được những khó khăn mà địa phương đang gặp phải, đồng
thời tìm hiểu được mong muốn, nguyện vọng của nhân dân trong thôn.
Sau khi thu thập được thông tin tổng quan, nhóm đã tiến hành xử lý
thông tin chuẩn bị cho buổi thảo luận nhóm.
Thuận lợi:

- Nhóm được sự ủng hộ, nhất trí cao của người dân trong thôn cùng
sự hướng dẫn nhiệt tình của chú Trưởng cụm và cô Bí thư chi bộ cụm.
- Thông tin được thu thập một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác.
Khó khăn:
- Một số hộ gia đình chưa thực sự tin tưởng, còn lảng tránh câu hỏi
của nhóm sinh viên.
- Nhiều câu hỏi người dân còn hiểu sai ý và trả lời không đúng ý
của câu hỏi.

14


(Nhóm sinh viên gặp gỡ cán bộ thôn).

(Nhóm sinh viên thu thập thông tin.)
5. Xác định vấn đề
Sau khoảng thời gian 1 tuần thâm nhập cộng đồng, nhóm sinh viên đã
tìm hiểu được các vấn đề xã hội còn tồn tại trong địa bàn Cụm dân cư 8A.
Để xác định được các vấn đề này, nhóm sinh viên đã tổ chức các buổi đi
điền dã, thu thập hình ảnh, thông tin về các vấn đề, cùng người dân địa
phương tổng hợp thông tin và xác định vấn đề bằng cách sử dụng phương
pháp phỏng vấn thông qua nhiều buổi nói chuyện với người dân. Từ những
15


kết quả thu được bằng việc quan sát và tham khảo ý kiến người dân, nhóm
sinh viên đã xác định được một số vấn đề xã hội đang tồn tại và được người
dân quan tâm, mong muốn được giải quyết như sau:
Bảng 1. Các vấn đề xã hội đang tồn tại trên địa bàn:
STT


Vấn đề xã hội

1

Chưa có thùng chưa rác tại khu dân cư

2

Thiếu đèn đường thắp sáng

3

Vỏ thuốc bảo vệ thực vật chưa được xử lý

(Vỏ thuốc bảo vệ thực vật chưa được xử lý)

16


(Chưa có thùng chưa rác tại khu dân cư.)

17


(Thiếu hệ thống đèn đường chiếu sáng.)
6.Cây vấn đề.
6.1.Cây vấn đề 1
CHƯA CÓ THÙNG CHỨA RÁC


18


(chưa có thùng chưa rác đạt tiêu chuẩn)

19


a. Sơ đồ cây vấn đề số 1
Mĩ quan nông
thôn suy giảm

Ảnh hưởng
đến sức khỏe
môi trường

Rác thải bị ứ
đọng

Ảnh hưởng
đến nguồn
nước

Không có thùng rác công
cộng

Thiếu kinh phí

Điều
kiện

cuộc
sống

Quỹ
đầu tư
chưa có

Người dân thiếu nhận
thức

Không có nguồn đất

Người dân
chưa hiểu
hết về hậu
quả của nó

- Phân tích vấn đề
Thông qua cây vấn đề có thể thấy vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt hàng
ngày,không được xử lý, ta có thể thấy:
b. Nguyên nhân
- Thứ nhất, do người dân còn thiếu ý thức về bảo vệ môi trường. Nhiều
người cho rằng việc xử dụng các bao tải để chưa rác là hợp lý tiết kiệm và
thùng chứa rác không cần thiết.
- Thứ hai, do thói quen sinh hoạt hàng ngày chưa nhận thức đúng đắn
về hậu của thực sự của vấn đề
- Thứ ba, do sự quản lý của cơ quan chức năng còn hạn chế. Cơ quan
có thẩm quyền chưa có tuyên truyền giáo dục đúng cách, không có những
20



hình thức xử phạt nghiêm khắc trong vấn đề xả rác nơi công cộng.
- Thứ tư, nguồn vốn đầu tư cho vệ sinh còn hạn hẹp, quỹ đất đặt
thùng cũng không có.
c. Hậu quả:
- Thiếu thùng chứa rác dẫn đến ô nhiễm môi trường và dễ phát sinh
nhiều bệnh tật.
- Thứ nhất rác thải gây ô nhiễm môi trường. Người dân vứt rác ra ao
hồ, sông suối khiến nước bị nhiễm bẩn, gây ra tình trạng thiếu nước sinh
hoạt, ảnh hưởng đến nông nghiệp và chất lượng nông sản của người dân
- Thứ hai,khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh tật về da, hô
hấp ,… làm tăng chi phí khám chữa bệnh .
- Thứ ba, làm cảnh quan nông thôn bị suy giảm .

21


6.2.Cây vấn đề số 2
THIẾU ĐÈN ĐƯỜNG CHIẾU SÁNG

(Thiếu hệ thống đèn chiếu sáng)

Sơ đồ cây vấn đề số 2:
Dễ xảy ra tình
trạng trộm cắp

Dễ xảy ra tai nạn
giao thông

22



a.
b.

An ninh chưa
được đảm bảo

Ảnh hưởng đến
vấn đề về giao
thông

Ảnh hưởng đến
mỹ quan nông
thôn

Ít tham gia hoạt
động xã hội

Thiếu đèn đường
chiếu sáng

Thiếu kinh phí

Tinh thần tự giác
của nhân dân còn
hạn chế

Do điều kiện
kinh tế của một

số hộ gia đình
còn khó khăn

Một số hộ gia
đình không có
nhu cầu

Phân bố đèn
đường không
đồng bộ

Công tác vận
động, tuyên
truyền chưa hiệu
quả

- Phân tích cây vấn đề.
Thông qua cây vấn đề thiếu đèn đường chiếu sáng ta có thể thấy:

23


b. Nguyên nhân:
-Thứ nhất, do điều kiện kinh tế của 1 số hộ gia đình còn khó khăn ( hộ
nghèo, gia đình chính sách,…) dẫn đến tình trạng thiếu kinh phí để đồng bộ
đèn đường của cụm.
-Thứ hai, bên cạnh các hộ có nhu cầu lắp đèn đường chiếu sáng thì một
số hộ không có nhu cầu lắp.
-Thứ ba, công tác vận động, tuyên truyền của địa phương chưa được hiệu
quả => điện đường không được đồng bộ

c. Hậu quả:
-Thứ nhất, thiếu đèn đường chiếu sáng dẫn tới an ninh không được đảm
bảo (trộm cắp hoành hành).
-Thứ hai, thiếu đèn đường còn ảnh hưởng tới vấn đề giao thông, không có
đèn chiếu sáng dễ dẫn tới tai nạn ở những hẻm ngõ khuất, …
-Thứ ba, thiếu đèn đường còn ảnh hưởng đến mỹ quan nông thôn.
-Thứ tư, cuối cùng thiếu đèn đường còn là nguyên nhân cản trở việc tham
gia các hoạt động tập thể của bà con.

24


6.3. Cây vấn đề số 3.
CHƯA CÓ BỂ CHỨA ĐỰNG VỎ THUỐC TRỪ SÂU

(Hình ảnh người dân vứt vỏ thuốc trừ sâu trực tiếp ra ruộng)

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×