Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM MY THUAT TIEU HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.8 KB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở PHÂN
MÔN VẼ TRANH

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài :
- Môn mĩ thuật là môn học góp phần giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Do đó
giáo viên dạy mĩ thuật cần phải biết tổ chức các hoạt động dạy học thật sự hấp
dẫn bổ ích để hình thành các em lòng yêu thích cái đẹp và góp phần thẩm mĩ
cho học sinh.
II. Lý do chọn đề tài :
- Là giáo viên dạy bộ môn mĩ thuật tại trường qua thực tế giảng dạy, tôi
nhận thấy mĩ thuật là môn học nghệ thuật và cũng là môn học bắt buộc trong 9
môn học của trường tiểu học. Có nhận xét đánh giá, xếp loại từng học kỳ, cuối
năm. Vì vậy, trong giáo dục mục tiêu giáo dục thẩm mĩ đặt lên hàng đầu. Cụ thể

+ Học sinh tiếp thu, làm quen với cái đẹp trong thiên nhiên.
+ Tạo ra cái đẹp bằng khả năng cảm nhận.
+ Vận dụng những khả năng hiểu biết về phục vụ trong cuộc sống sinh
hoạt hằng ngày.
- Hiện nay ở trường Tiểu học đang tích cực đổi mới phương pháp dạy và
học. Dạy học môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học là dạy theo 5 phân môn kết hợp
đó là: Vẽ theo mẫu,vẽ trang trí, vẽ tranh, thường thức mĩ thuật, tập nặn tạo
dáng. Trong đó phân môn Vẽ tranh đặc biệt gây hứng thú cho học sinh qua cách
sắp xếp bố cục và màu sắc.
- Qua thời gian giảng dạy để góp phần tham gia phong trào sáng kiến kinh
nghiệm do Ngành tổ chức. Nên tôi xin đề cập đến đề tài “Đổi mới phương
pháp dạy học mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh”.
III. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu :
* Nhiệm vụ
- Nghiên cứu nắm vững tài liệu chuyên ngành . Tìm hiểu rõ đối tượng cần


truyền đạt.
- Khảo sát thực trạng ban đầu qua những sản phẩm ở phân môn vẽ tranh
.Để tìm ra những học sinh chưa hoàn thành sản phẩm và hoàn thành sản phẩm
chưa đẹp.
Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh

Trang 1
-

1-


- Đề xuất và biện pháp hình thành cho tất cả học sinh hoàn thành sản phẩm
và có nhiều sản phẩm đẹp, có sáng tạo và cảm xúc riêng.
* Phạm vi nghiên cứu
- Áp dụng cho tất cả học sinh trường tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 .
* Đối tượng nghiên cứu :
- Đối tượng tìm hiểu là học sinh Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 Trường TH A
Mỹ Hiệp.
- Tài liệu chuyên môn.,Tâm lý học lứa tuổi,giáo dục đại cương, khoa học tự
nhiên,…
- Trong đó cái cốt lõi là đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học
mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này nằm trong phạm vi phân môn Vẽ tranh.
* Thời gian nghiên cứu :
- Bắt đầu từ năm học 2012 – 2013 đến năm 2013 -2014.
* Phương pháp nghiên cứu :
- Uốn nắn những học sinh chưa thích phân môn vẽ tranh và chưa hoàn
thành tốt phân môn vẽ tranh.
- Theo dõi thực trạng ở các lớp dùng nhiều phương pháp như : Hỏi đáp ,
thuyết trình , trực quan …

IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
- Khi thực hiện áp dụng một số biện pháp thay đổi trong phương pháp dạy
Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh giúp bản thân tôi có phần tự tin hơn khi đứng lớp.
Tôi hy vọng góp phần kinh nghiệm ít ỏi của mình để giúp học sinh học tốt hơn
ở phân môn vẽ tranh và giúp các em thêm yêu thích môn Mĩ Thuật
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận.
- Môn mĩ thuật là môn rèn luyện trí thẩm mĩ và rèn luyện tư duy sáng tạo cho
học sinh, làm cho các em hồn nhiên, vui tươi, nhận thấy được cái hay cái đẹp
trong cuộc sống xung quanh qua nhiều đề tài. Học sinh rất say mê trong giờ học
mĩ thuật. Môn mĩ thuật là môn nghệ thuật, giáo viên bộ môn phải say mê,
nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và nâng dần chất lượng. Chính vì thế tôi nghiên
cứu và tích luỹ những phương pháp mới tổ chức cho học sinh học tập thoải mái,
nhẹ nhàng ở phân môn vẽ tranh nhưng đạt kết quả cao hơn.
II. Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến vấn đề:
a. Thực trạng học tập của học sinh.
- Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học còn nhỏ, sự
tập trung không cao, các em chưa tự giác cao nhận thức của
các em mới là làm quen với những kiến thức ban đầu, kĩ năng
Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh

Trang 2
-

2-


vận dụng kiến thức vào thực hành còn yếu chưa chú ý đếnvai
trò của các bước thực hành….các em còn có thói quen vẽ ngay
từng hình một,vẽ bố cục hình xộc xệch, méo mó. Lắp ghép hình

với nhau tạo nên bố cục mà không chú ý đến các nhóm chính,
nhóm phụ dẫn đến bài vẽ dàn trải không tập trung. Các hình
tượng thường được nhìn một cách chi tiết và cụ thể không có
sinh động về dáng và động tác, chủ yếu thể hiện ở góc độ
chính diện. Các hình vẽ thường sắp xếp bằng nhau, màu sắc
rực rỡ…
- Khi trả lời câu hỏi các em còn lệ thuộc vào sách giáo khoa
chưa liên hệ với thực tiễn, không sáng tạo.
- Giờ học vẽ còn trầm, học sinh vẽ bài uể oải, chán nản, tiết
học đạt hiệu quả không cao nhiều học sinh không hoàn thành
bài (kêu là khó, không biết vẽ).
b. Thực trạng dạy của giáo viên:
- Phân môn vẽ tranh đề tài nhiều giáo viên còn nói là khó
(vì nó trừu tượng).Qua thực tế giảng dạy tôi thấy được một số
tiết vẽ tranh đề tài chưa thành công được do nhiều nguyên
nhân:
- Giáo viên phần lớn chưa quan tâm đến sự chuẩn bị kỹ
càng cho bài dạy trước khi lên lớp (nhất là khâu chuẩn bị đồ
dùng dạy học dặn học sinh chuẩn bị tư liệu ở nhà trước khi đến
lớp), chưa quan tâm đến thực tiễn để học sinh lấy hình ảnh đưa
vào bài vẽ. Nên khi dạy tiết vẽ tranh đề tài còn gặp nhiều khó
khăn.
- Phần tìm, chọn nội dung đề tài, giáo viên chỉ giảng hình
ảnh vẽ trong tranh chưa mở rộng nội dung dẫn dắt học sinh lựa
chọn nội dung đề tài phong phú hơn.
- Không biết dạy như thế nào để phát huy tính tích cực,
sáng tạo của mỗi học sinh sử dụng những hình thức tìm và
chọn nội dung như thế nào để tiết học sinh động hào hứng
không buồn tẻ, đơn điệu.
- Phần hướng dẫn cách vẽ thì đa số giáo viên chỉ đưa ra

các bước thực hiện bằng lý thuyết, sau đó tất cả học sinh thực
hành trên giấy mà chưa tìm được ra những cái khác để thu hút
sự chú ý của học sinh. Học sinh chưa thực sự học tập một cách
tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức, tự tìm ra cách vẽ riêng cho bản
thân. Điều đó đã phần nào hạn chế tư duy, óc sáng tạo của học
sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh

Trang 3
-

3-


- Đa số giáo viên phụ thuộc vào sách giáo khoa, sách
hướng dẫn, coi sách là mẫu chuẩn mà chưa biết xử lý linh hoạt
kiến thức cho phù hợp với trình độ của học sinh. Vì vậy chưa
phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, dẫn đến học
sinh tiếp thu bài một cách tự động chưa khám phá, thâm nhập
vào nội dung bài học.
- Giáo viên chưa biết cách thay đổi phương pháp dạy học để
làm sao cho phù hợp, gây được sự thu hút đối với học sinh dẫn
đến tiết học được lặp đi lặp lại theo một cấu trúc định sẵn.
- Do quan điểm của một số phụ huynh học sinh còn coi Mĩ
thuật là môn học phụ. Dẫn đến tình trạng giáo viên Mĩ thuật
chuyên tâm với việc dạy chưa cao….
- Đó là một số nguyên nhân dẫn đến tiết dạy chưa thành
công. Muốn khắc
phục được điều đó, giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ chương
trình để có kế hoạch hướng dẫn cho học sinh. Không hướng dẫn

chung chung với tất cả học sinh, cần có ý định trong từng đối
tượng học sinh. Tổ chức tiết dạy sinh động, học sinh hứng thú
làm bài đạt hiệu quả.
III. Giải pháp khắc phục vấn đề:
1. Phương pháp dạy tiết Vẽ tranh đề tài đạt hiệu quả.
- Để giờ dạy Vẽ tranh đề tài, tôi vận dụng lựa chọn các
phương pháp dạy học:
+ Phương pháp chủ yếu là quan sát, thực hành.
+ Phương pháp phối hợp : Trực quan, vấn đáp, giảng dạy,
phân tích tổng hợp, minh hoạ, , tổ chức trò chơi, đánh giá
nhóm.
- Điều quan trọng là tôi vận dụng linh hoạt các phương pháp
đúng lúc, đúng
chỗ theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh.
2. Tiến trình tiết dạy Vẽ tranh đề tài.
- Hoạt động Vẽ tranh là hoạt động thực hành, cần tổ chức
sao cho thông qua các hoạt động này học sinh chu động tích
cực tham gia và thể hiện hết khả năng của bản thân, sự hướng
dẫn của giáo viên là cần thiết nhưng cần đúng lúc, đúng chỗ và
mang nhiều tính động viên khích lệ và gợi ý. Nếu không sẽ làm
học sinh mất hứng thú ảnh hưởng không tốt đến kết quả bài vẽ.
Khi dạy tiết Vẽ tranh tôi tiến hành như sau:
Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh

Trang 4
-

4-



* Chuẩn bị:
- Tôi thiết kế bài giảng, nghiên cứu bài dạy trước khi lên
lớp 3,4 ngày, thiết kế bám sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
Bên cạnh đó tôi tìm hiểu tham khảo thêm các phương pháp dạy
trên vô tuyến, đĩa hình, sách, báo,internet… Ngoài việc thiết kế
bài giảng trước khi lên lớp, tôi chuẩn bị đồ dùng trực quan:
Tranh vẽ của học sinh về đề tài liên quan đến bài học, các tranh
phải có nét điển hình, đặc biệt có thể giúp giáo viên khai thác
phục vụ tốt cho bài dạy (các bức tranh có 3 loại : Tốt, trung
bình và loại chưa tốt), tranh của giáo viên vẽ hoặc đồ dùng,
hình gợi ý cách vẽ, hoặc những dụng cụ cần thiết phục vụ cho
bài vẽ .Tôi dặn học sinh chuẩn bị bài (sưu tầm tranh ảnh, bài vẽ
của học sinh liên quan đến bài vẽ), đồ dùng học Mĩ thuật.
* Tiến hành bài giảng.
- Trình tự tiến hành tổ chức tiết dạy phải đầy đủ theo các
bước nhất định. Thờigian trong giờ giảng phải được phân phối
hợp lý, giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học.
Các bước dạy bài Vẽ tranh đề tài (các hoạt động dạy - học chủ
yếu)
Bài mới:
* Giới thiệu bài.
- Tuỳ theo nội dung bài và thực tế lớp học, giáo viên giới
thiệu tạo hứng thú học tập Mĩ thuật cho học sinh nêu yêu cầu
của bài học.
Ví dụ 1 : Bài 3 - Vẽ tranh Đề tài các con vật quen thuộc (Mĩ
thuật lớp 4) .
- Giáo Viên minh hoạ nhanh hình các con vật trên bảng
(hoặc dán mô hình các con vật vẽ sẵn). Hỏi học sinh.
+ Đây là những con vật gì? hãy kể tên những con vật đó?
Chúng có quen thuộc với em không?

- Các em có thích vẽ một trong số những con vật đó không?
- Hôm nay thầy sẽ dạy chúng ta vẽ đề tài con vật quen
thuộc.
- Giáo viên viết bài học lên bảng.
- Cách khác giới thiệu bài này : Giáo viên cùng học sinh chơi
trò chơi đoán con vật qua tiếng kêu ( giáo viên ghi âm tiếng
kêu các con vật hoặc giáo viên giả giọng (khẩu thuật rồi vào
bài).
Ví dụ 2 : Bài 34 Vẽ tranh Đề tài phong cảnh (Mĩ thuật lớp 2).
Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh

Trang 5
-

5-


- Giáo viên cho học sinh xem băng đĩa hình quay một số
phong cảnh thiên đẹp và một số danh lam thắng cảnh hỏi học
sinh .
- Đây là những cảnh đẹp gì ?
Những cảnh đẹp đó được vẽ lại, gọi là tranh phong cảnh. Em có
thích vẽ một
bức tranh phong cảnh đẹp không? Giáo viên ghi đầu bài lên
bảng.
Ví dụ 4 : Bài 23. Vẽ tranh Đề tài Mẹ hoặc Cô giáo (Mĩ thuật lớp
2).
Giáo viên đọc bài thơ Mẹ và Cô của nhà thơ Trần Quốc Toản.
Hoặc cho cả lớp hát bà mẹ và Cô giáo. Nghe thơ hoặc hát về
Mẹ và Cô giáo. Các em có thích vẽ tranh về mẹ hoặc cô giáo để

tặng mẹ hoặc cô giáo không? Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
Ví dụ 5 : Bài 29. Vẽ tranh Đàn gà (Mĩ thuật lớp 1)
Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình khu vườn tự tạo và
mô hình đàn gà : gà trống, gà mái (đồ chơi làm thủ công ) mô
hình gà con làm bằng len .
+ Trong khu vườn, có những con vật gì đi kiếm mồi ?
+ Các em có thích vẽ chúng không ?
+ Hôm nay thầy sẽ dạy các em vẽ tranh Đàn gà nhé. Giáo
viên ghi bảng, giới
thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Mỗi đề tài có nhiều chủ đề khác nhau, cần giúp học sinh hiểu
được nội dung chủ đề, để các em nhớ lại và tưởng tượng được
những hình ảnh có liên quan đến nội dung bài vẽ.
- Giáo viên sử dụng đồ dùng tranh vẽ tự làm, tranh vẽ của học
sinh, cho học sinh quan sát nhận xét tìm, chọn nội dung đề tài.
Ở phần này, tốt nhất giáo viên nên chuẩn bị một hệ thống câu
hỏi cụ thể từ dễ đến khó có liên quan trực tiếp đến nội dung
chủ đề. Dùng các câu hỏi này để giúp học sinh tìm hiểu và tiếp
cận với đề tài. Những câu hỏi nên gắn với nội dung và được
minh hoạ bằng tranh, ảnh, hình ảnh cụ thể, tránh những câu
hỏi khó. Nên dùng phương pháp gợi mở gây hứng thú để lôi
cuốn học sinh khi trả lời câu hỏi.
Ví dụ 1: Bài 19. Vẽ tranh - Đề tài Ngày Tết (Lễ hội) mùa xuân
(Mĩ thuật 5).

Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh

Trang 6
-


6-


+ Giáo viên dùng tranh, ảnh hoặc đoạn Video cho học sinh
xem.
+ Em quan sát không khí ngày tết, lễ hội ra sao?
+ Tranh tranh, ảnh (băng hình) ngày tết (Lễ hội) có những
hoạt động gì ?
+ Những hình ảnh gì nổi bật nhất ?
+ Hãy kể những hình ảnh xung quanh ?
+ Em quan sát thấy màu sắc của Ngày Tết (Lễ Hội) trong
tranh (ảnh) hoặc hình ra sao ? có tươi vui, rực rỡ thể hiện đúng
cảnh ngày Tết (Lễ Hội) không?
+ Em hãy kể về Ngày Tết (Lễ hội) em được tham gia ? kể về
hoạt động em thích nhất ? Tại sao em thích? Em hãy mô tả
hình ảnh và màu sắc của hoạt động,
cảnh vật ?
Ví dụ 2 : Bài 34 . Vẽ tranh - Đề tài phong cảnh (Mĩ thuật 2).
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh (đoạn Video)
phong cảnh
+ Tranh phong cảnh thường có hình ảnh gì?
+ Em hãy kể về những hình ảnh trong tranh? Hình ảnh gì em
thấy nổi bật nhất ? Kể những hình ảnh phụ xung quanh ?
+ Hãy kể những màu sắc trong tranh, ảnh?
+ Em hãy kể một phong cảnh mà em thích?
+ Phong cảnh có hình ảnh gì?
+ Màu sắc ra sao?
Ví dụ 3 : Bài 29. Vẽ tranh Đàn gà ( Mĩ thuật 1 )
- Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình đàn gà hoặc tranh

ảnh đàn gà hỏi học sinh.
+ Em hãy kể tên những con gà trong tranh (ảnh) ?
Hoặc
+ Trong gia đình nhà gà gồm những ai ?
+ Gà trống (gà bố) khác gà mái (gà mẹ) và gà con ra sao?
Em hãy tả lại chúng?
+ Gia đình nhà gà đang làm gì ?
+ Ngoài vẽ gà còn hình ảnh gì nữa? Màu sắc của những con
gà ra sao ?
+ Em có thích đàn gà (gia đình gà) không? Tại sao? Em đã
chăm sóc chúng bao giờ chưa?

Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh

Trang 7
-

7-


Khi học sinh trả lời chưa đúng các ý giáo viên cần bổ sung,
định hướng để các em nhận biết cần phải trả lời thế nào cho
phù hợp với đúng yêu cầu của bài.
Hướng dẫn cách vẽ
* Hướng dẫn sắp xếp bố cục
- Hướng dẫn vẽ tranh nếu không có tranh mẫu không có gợi
ý thì học sinh sẽ rất lúng túng. Vì thế treo tranh mẫu và phân
tích giảng giải cách sắp xếp bố cục hình ảnh, màu sắc ở từng
bức tranh để các em quan sát là việc làm hết sức cần thiết.
Nếu giáo viên chỉ nói mà không có tranh minh hoạ thì học sinh

rất khó tiếp thu. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa lời giảng và
tranh minh hoạ nhằm gợi ý để học sinh suy nghĩ nhớ lại những
hình ảnh có liên quan tới đề tài (người, con vật, nhà cửa, cây
cối có thể đưa vào tranh).
- Cần lưu ý học sinh chọn hình ảnh chính, hình ảnh phụ và
cách sắp xếp các hình ảnh đó sao cho hợp lý, cân đối, có trọng
tâm rõ nội dung. Tuỳ theo nội dung cụ thể của từng bài mà
chọn hình ảnh sắp xếp bố cục cho phù hợp, tránh tham lam,
tránh sơ lược, đơn điệu.
- Việc hướng dẫn gợi ý sắp xếp bố cục tranh cho hợp lý là rất
cần thiết và quan trọng khi vẽ tranh đề tài. Nhưng để cho học
sinh vẽ được tranh, biện pháp tốt nhất có lẽ là sau khi gợi ý
chung hãy để cho học sinh tự do vẽ theo khả năng của mình,
tránh bắt vẽ theo khuôn mẫu nhất định, hoặc vẽ theo ý chủ
quan của giáo viên.
* Hướng dẫn vẽ màu:
- Khi hướng dẫn vẽ màu cần lưu ý hướng dẫn cách sử dụng
các chất liệu màu (màu dạ, sáp màu, màu nước , màu bột....)
thông qua việc giới thiệu các bức tranh cụ thể và thực hành vẽ
mẫu của giáo viên. Cùng với việc hướng dẫn cách sử dụng là
việc hướng dẫn vẽ màu và phối hợp màu cho phù hợp với bố
cục và nội dung của bức tranh.
- Thường thì học sinh Tiểu học rất thích vẽ màu nguyên chất
và khi vẽ màu
các em thường vẽ theo bản năng. Nếu sự tác động của giáo
viên không đúng lúc,đúng chỗ thì sẽ ảnh hưởng không tốt và
làm mất đi những màu sắc trong sáng và ngây thơ của các em.
Chính vì thế việc hướng dẫn cho học sinh vẽ màu cần khéo léo

Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh


Trang 8
-

8-


và mang tính chất gợi ý, động viên khích lệ, tránh ép buộc các
em vẽ màu theo ý của giáo viên hoặc bắt chước tranh mẫu.
- Sau khi hướng dẫn cách vẽ xong giáo viên tổ chức cho học
sinh chơi trò
chơi để củng cố lại các bước vẽ tranh đề tài tạo hứng thú cho
giờ học.
Ví dụ : Trò chơi thi sắp xếp hoàn thành bức tranh theo các bước
nhanh nhất (giáo viên xếp lộn xộn các hình gợi ý)
Hoặc : Lựa chọn các hình ảnh cắt rời dán vào giấy A3 hoàn
chỉnh bức tranh.
Các trò chơi này có thể tổ chức thi theo nhóm sẽ sôi nổi hơn,
giáo viên là trọng tài.
- Giáo viên cho học sinh quan sát xem một số bài vẽ của học
sinh từ năm trước, bài đẹp, bài chưa đẹp gọi học sinh nhận xét
tìm ra bài nào vẽ đẹp để học tập và tránh lặp lại cái sai của bài
chưa đẹp.
Thực hành.
- Giáo viên xoá bảng hoặc cất hết hình gợi ý cách vẽ, bài của
học sinh cho học sinh vẽ ra vở, tập vẽ giấy A4.
- Giáo viên cho học sinh ra ngoài vẽ thực tế (nếu có điều kiện
thuận tiện) Ví dụ : Các bài Vẽ tranh Đề tài phong cảnh, sân
trường giờ ra chơi, vẽ nhà, vẽ cây, Trường em... ( Tổ chức vẽ
ngoài trời , giáo viên quản lí học sinh, quan sát học sinh hết sức

chặt chẽ tránh xảy ra điều đáng tiếc vì học sinh tiểu học rất
hiếu động.
- Tổ chức học sinh thi vẽ theo nhóm (Nhóm 3 – 4 học sinh) vẽ
ra giấy A4, A3 hoặc vẽ nhóm theo tổ, bài của ai tự vẽ được
phép thảo luận tránh chép bài của nhau.
- Trong khi học sinh làm bài, giáo viên cần đến từng bàn, từng
nhóm để quan sát để hướng dẫn thêm, chú ý giúp đỡ những em
còn lúng túng chưa nắm được cách vẽ, động viên khích lệ
những học sinh vẽ tốt. Trong khi hướng dẫn trực tiếp trên các
bài vẽ của học sinh giáo viên cũng chỉ gợi ý khích lệ mà không
vẽ hộ, chữa trực tiếp vào bài vẽ của học sinh, hoặc bắt học sinh
vẽ theo ý mình. Giáo viên có thể chọn một vài bài của học sinh
đang vẽ để hướng dẫn bổ xung nhằm khắc phục những chỗ yếu
và học tập những chỗ tốt cho cả lớp.
Nhận xét, đánh giá kết quả học tập.

Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh

Trang 9
-

9-


- Cuối tiết học của từng bài, giáo viên cần dành thời gian để
nhận xét, đánh giá bài vẽ của học sinh (nên dùng dây, nam
châm treo, dán bài trên bảng). Nhận xét và đánh giá đúng sẽ
có tác dụng động viên khích lệ tinh thần học tập của học sinh.
Nếu đánh giá chung chung, hoặc không đúng khả năng sẽ làm
mất hứng thú chán nản và không thích vẽ. Bởi vậy khi đánh giá

kết quả bài vẽ giáo viên cần chú ý một số điểm sau đây:
- Lấy khen ngợi để động viên khích lệ học sinh là chính.
- Tránh chê bai bài học sinh trước lớp.
- Tất cả các bài tập thực hành đều được xếp loại theo các
mức độ như đã hướng dẫn chung.
*Dặn dò : Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết
học sau.
Nếu áp dụng đúng phương pháp, giáo viên vận dụng linh
hoạt các phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học, các phương
pháp tổ chức tiết dạy Vẽ tranh theo các bước trên giờ dạy sẽ
đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó còn nhân tố ảnh hưởng tới
giờ học là : Đối với giáo viên Mĩ thuật ngoài năng lực chuyên
môn cần phải có giọng nói tốt, truyền cảm, nhất là phải có
năng khiếu Mĩ thuật để khi giảng cách vẽ ( hướng dẫn gợi ý )
giáo viên dùng phương pháp thị phạm trên bảng, học sinh dễ
hiểu thích mình vẽ đẹp giống thầy ( cô ) giáo.
3. Dạy thực nghiệm.
- Vận dụng từ lý thuyết vào thực tiễn, tôi áp dụng dạy thực
nghiệm ở 2 lớp 4A và 4B ở trường tôi theo hai phương pháp
khác nhau. Dạy bài 28: Vẽ tranh - Đề tài An toàn giao thông. Tôi
dạy lớp 4A theo cách thức một số giáo viên thường dạy.
Các bước lên lớp tôi tiến hành như sau:
- Giới thiệu bài: Tôi giới thiệu bằng lời rồi ghi bảng Vẽ tranh
Đề tài An toàn giao thông.
Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Giáo viên treo tranh ảnh phân tích hình ảnh, màu sắc tranh,
ít gọi học sinh trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ
- Giáo viên minh hoạ một ví dụ vẽ tranh An toàn giao thông
trên bảng không giảng giải về bố cục tranh, màu sắc, giáo viên

không xoá bảng.
Hoạt động 3 : Thực hành

Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh

Trang 10
-

10 -


- Giáo viên cho học sinh vẽ vào giấy A4 , để học sinh tự làm
bài tập.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên thu bài nhận xét đánh giá ngay không cho học
sinh nhận xét, chê
bài học sinh vẽ kém…
- Kết quả tôi thu được ở lớp 4A: Lớp học trầm, học sinh không
hiểu bài. Các bài vẽ giống hình minh hoạ của giáo viên, bố cục
xộc xệch. Học sinh có bài vẽ đẹp sáng tạo không nhiều, tỉ lệ
học sinh trung bình hoặc học sinh chưa hoàn thành bài chiếm
phần nhiều, tâm lí học sinh uể oải, chán nản kết quả đạt hiệu
quả không cao.
- Sang lớp 4B, tôi tổ chức tiết dạy vẽ tranh theo phương pháp
mới và có sự sáng tạo của tôi. Tôi dạy theo các bước tiến trình
bài giảng thời gian phân phối hợp lí.
- Để chuẩn bị cho tiết dạy tôi nghiên cứu thiết kế bài giảng
tham khảo sách,báo, phương pháp dạy học mĩ thuật, sưu tầm
tranh, ảnh về an toàn giao thông, (Video hình) quay về giao
thông, đồ dùng tự làm, hình gợi ý cách vẽ, tranh chọn lọc của

học sinh vẽ An toàn giao thông từ năm trước…
- Về phần học sinh, tôi dặn các em chuẩn bị sưu tầm tranh
ảnh về An toàn giao thông, đồ dùng vẽ Mĩ thuật ( tôi dặn học
sinh từ bài trước )
Tôi dạy theo thiết kế bài giảng tôi đã nghiên cứu soạn giảng.
Mục tiêu.
- Học sinh hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù
hợp với nội dung.
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh vẽ đề tài An toàn
giao thông theo cảm nhận riêng.
- Học sinh có ý thức chấp hành những quy định về an toàn
giao thông.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên.
- Tranh ảnh về giao thông, hình gợi ý cách vẽ, băng hình
về an toàn giao thông, bài vẽ của học sinh năm trước, tranh
động, tranh Em đi bộ trên vỉa hè phóng to.
2. Học sinh :
- Chuẩn bị giấy A4, bút chì, màu, tranh ảnh về an toàn
giao thông.
Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh

Trang 11
-

11 -


Các hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra bài cũ

-Gv kiểm tra đồ dùng Hs
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài ( 2 phút )
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh chuyển động, nhận
xét đúng sai của 2 bạn : Nam và Hùng tham gia giao thông.
+ Bạn nào đi đúng đường? Tại sao em biết?
+ Bạn nào đi sai đường ? Vì sao vậy ? Bạn Hùng đi sai đường
sẽ xẩy ra điều gì?
+ Em sẽ học tập bạn nào?
Các em có thích tham gia giao thông cùng bạn Nam và bạn
Hùng qua chi tiết vẽ tranh Đề tài An toàn giao thông không ?
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài ( 5
phút )
- Giáo viên cho học sinh xem Video hình về giao thông. Đặt
câu hỏi học sinh
trả lời.
+ Để chấp hành An toàn giao thông mọi người chấp hành
những quy định gì ? (Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe không
chở quá tải, đi bộ trên vỉa hè ...)
+ Nếu không chấp hành luật An toàn giao thông sẽ xảy ra
điều gì ? ( tai nạn chết người, bị thương, hỏng phương tiện, ùn
tắc giao thông…)
+ Mọi người cần có chấp hành luật An toàn giao thông
không ?
+ Em chấp hành luật an toàn giao thông như thế nào ?
- Khi vẽ các em cần chú ý nội dung tranh, em có thể vẽ giao
thông đường bộ, giao thông đường thuỷ.
+ Giao thông đường bộ có các hình ảnh : Người, xe ô tô, xe
máy, xe đạp, đường phố, nhà cửa, cây cối, biển báo, cột đèn….(
giáo viên cho học sinh xemVideo hình)

+ Giao thông đường thuỷ có các hình ảnh : Người, sông, biển,
tàu, thuyền, cầu, phà…( cho học sinh xem Video hình )
- Quan sát tranh Em đi bộ trên vỉa hè xem bạn vẽ rõ nội dung
đúng đề tài an toàn giao thông chưa ? ( giáo viên treo tranh,
gọi học sinh nhận xét ).
+ Hình ảnh chính nổi bật trong tranh bạn vẽ là gì ?
+ Hình ảnh phụ trong tranh bạn vẽ gì ?
Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh

Trang 12
-

12 -


+ Màu sắc trong tranh như thế nào ?
- Trong tranh này vẽ mọi người có chấp hành luật an toàn giao
thôngkhông?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh do học sinh vẽ
về an toàn giao thông.
+ Hãy kể về tranh em định vẽ ?
c. Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ (5 phút)( giáo viên gợi ý
bằng hình kết hợp giảng giải phân tích )
- Chọn nội dung để vẽ tranh : Vẽ tranh về đường bộ hoặc
đường thuỷ, người chấp hành luật an toàn giao thông hoặc
chưa chấp hành luật an toàn giao thông.
- Vẽ hình ảnh chính trước: Người và phương tiện tham gia
giao thông, bố cục phù hợp với khung hình tờ giấy.
- Vẽ hình ảnh phụ cho sinh động : Nhà cửa, đường phố, cột
đèn, sông, biển, cây cối…

- Vẽ màu kín tranh, hài hoà, rõ đậm nhạt.
* Cho học sinh tham gia trò chơi : Thi sắp xếp vào bước vẽ hoàn
chỉnh bức tranh ( gọi 3 nhóm lên thi mỗi nhóm 3 học sinh ) .
Giáo viên là trọng tài, học sinh còn lại cổ vũ.
+ Giáo viên tuyên dương nhóm xếp nhanh nhất, đúng nhất.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài vẽ đẹp và chưa
đẹp của học sinh năm trước, gọi học sinh nhận xét ( giáo viên
cất tranh )
d. Hoạt động 3 . Thực hành ( 20 phút )
- Giáo viên cho học sinh vẽ ra khổ giấy A4 kẻ khung hình ( thi
vẽ nhóm theo tổ, kê 2 bàn chập 1 ghế kê xung quanh, học sinh
được phép thảo luận trong khi vẽ ).
- Giáo viên nhắc học sinh tránh tình trạng chép bài của bạn,
không dùng thước vẽ nét thẳng hoặc dùng com pa vẽ nét cong.
- Giáo viên xuống lớp quan sát học sinh làm bài, đến từng
nhóm kiểm tra, gợi ý thêm, động viên những học sinh yếu.
e. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá kết quả ( 3 phút )
- Giáo viên thu bài của các nhóm dán vào các ô giáo viên kẻ
sẵn trên bảng đánh số phân biệt nhóm.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét bài vẽ của các nhóm, bình
chọn nhóm có nhiều bài đẹp, giáo viên đánh giá nhận xét tuyên
dương nhóm vẽ đẹp.
- Nhắc học sinh nào chưa hoàn thành về nhà hoàn thành tiếp
bài.
Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh

Trang 13
-

13 -



Dặn dò:
- Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị đất nặn, tranh ảnh, tượng
gốm nhỏ để bài
sau học Tập nặn tạo dáng, nặn tự do.
- Từ thiết kế bài dạy và sự chuẩn bị chu đáo dạy bài Vẽ tranh
Đề tài An toàn giao thông ở lớp 4B, tôi tổ chức tiết dạy thành
công đạt hiệu quả hết sức bất ngờ.Học sinh hiểu bài, lớp học
hào hứng sôi nổi hiểu bài nhanh. Bài vẽ sáng tạo, nhiều bài vẽ
đẹp, học sinh yếu kém cũng thích thú vẽ bài, không bỏ bài. Qua
bài còn giáo dục các em hiểu về luật An toàn giao thông và
chấp hành đúng luật An toàn giao thông. Tiết học diễn ra nhẹ
nhàng, tinh thần của giáo viên và học sinh rất thoải mái hứng
khởi.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Khi tôi đã áp dụng giải pháp trên vào tiết dạy Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh
đã mang lại hiệu quả cao hơn .
*So sánh đối chiếu kết quả 2 lớp dạy thực nghiệm. Năm 2013 - 2014
Kết Sĩ số (A+) Hoàn thành (A) Hoàn thành
(B) chưa
tốt
quả
hoàn thành
Lớp
4A
4B

SL


%

SL

%

SL

%

32

6

19

25

78

1

3

32

11

34


21

66

0

- Dựa trên kết quả dạy thực nghiệm hai lớp khối 4. Tôi thấy
được phương pháp nào tổ chức tiết dạy Vẽ tranh đạt hiệu quả
hơn. Ở lớp 4A, tôi dùng phương pháp chưa đúng, chỉ dùng lí
thuyết nhiều, khiến học sinh không thích học: Lớp học trầm, bài
vẽ không phát huy tính sáng tạo của học sinh, xộc xệch, bố cục
không rõ, nội dung bắt chước hình của giáo viên, màu sắc lung
tung, hiệu quả tiết học không đạt. Lớp 4B tổ chức tiết dạy theo
phương pháp mới có phần sáng tạo của tôi đã thấy được hiệu
quả của tiết dạy. Bài vẽ đạt loại tốt chiếm phần nhiều, không có
học sinh chưa hoàn thành bài. Lớp học sôi động kích thích tư
duy sáng tạo của học sinh, phát triển năng khiếu và tính thẩm
mĩ của các em. Qua bài học còn giáo dục các em từ bài học đi
vào thực tiễn hàng ngày.
Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh

Trang 14
-

14 -


V. Nguyên nhân thành công và tồn tại:
1. Nguyên nhân thành công :
- Luôn có học hỏi, trao dồi kinh nghiệm của đồng nghiệp để hiểu rõ thêm cái

mới, cái đẹp, nhằm nâng cao trình độ một ngày một tiến.
- Hiện nay đối với môn mĩ thuật được ngành trang bị đầy đủ, sách giáo khoa,
sách hướng dẫn giảng dạy cụ thể, trang bị tranh cùng đồ dùng môn mĩ thuật rất
phong phú.
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho hoạt
động giảng dạy và tổ chức học sinh dự thi vẽ vòng Trường, vòng Huyện,...
- Môn Mĩ thuật hiện nay có chương trình của từng tiết rõ ràng, có hướng dẫn
chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng bài học.
2. Tồn tại:
- Trường chưa có phòng chức năng về môn mĩ thuật, việc học tập của học sinh
sử dụng màu nước có ảnh hưởng đến môn học khác.
- Nên cho học sinh vẽ ngoài trời vì đó là hình thức học tập rất
thú vị, nó thay
đổi không khí học tập, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với
thế giới muôn màu muôn vẻ các em có điều kiện bộc lộ cảm
xúc, phát huy ý tưởng của mình có điều kiện giao lưu học hỏi
lẫn nhau.
- Còn một số học sinh không có năng khiếu cho rằng môn này học khó.
VI. Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
- Những giải pháp đổi mới trong sáng kiến nêu trên có thể áp dụng cho các
khối Một, Hai, Ba, Bốn, Năm trong nhà trường tiểu học hiện nay.
- Sáng kiến kinh nghiệm này có tác dụng giúp cho giáo viên Mĩ thuật lên dạy
ở phân môn vẽ tranh nhẹ nhàng hơn.
PHẦN KẾT LUẬN
I .Những bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình điều tra nghiên cứu và vận dụng các phương
pháp tổ chức tiết dạy Vẽ tranh đề tài ở tiểu học, tôi đã rút ra
được kinh nghiệm sau:
- Muốn giảng dạy tốt môn học trước hết giáo viên phải hiểu
được mục đích yêu cầu của môn học từ đó tìm ra cho mình một

định hướng giảng dạy đúng đắn.
- Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức
độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua
các bài học.
Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh

Trang 15
-

15 -


- Luôn luôn tôn trọng gần gũi học sinh.
- Phải có tính kiên trì trong công tác giảng dạy, khéo léo
động viên kịp thời đối với các em.
- Áp dụng nhiều phương pháp trò chơi, phương pháp thích
hợp, không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh để giúp các
em yêu thích môn học và học tốt hơn.
- Trong tiết học luôn tạo không khí vui vẻ thoải mái nhẹ
nhàng, thu hút lòng say mê của các em đối với tiết học, môn
học.
- Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải
chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp
dẫn để học sinh quan sát.
- Sử dụng linh hoạt trong phối hợp các phương pháp dạy học
thích hợp.
- Thường xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học
thích hợp.
- Ứng dụng thông tin, phần mềm của công nghệ thông tin
vào môn Mĩ thuật

như qua Video, ... có như vậy chất lượng học tập mới đạt hiệu
quả cao.
Để góp phần tạo sự thành công trong mỗi tiết học đòi hỏi mỗi
học sinh phải :
Không ngừng học tập và rèn luyện, luôn có ý thức học tập tốt,
phải chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng học Mĩ thuật trước khi đến
lớp. Tích cực luyện tập thực hành, hăng hái phát biểu ý kiến
xây dựng bài…
- Dạy Mĩ thuật ở phổ thông nói chung, Tiểu học nói riêng là
góp phần xây dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội. Mọi người
đều hướng tới cái đẹp biết tạo ra cái đẹp theo ý mình sẽ làm
cho cuộc sống ngày càng trở lên tốt đẹp, phong phú và hài hoà
hơn.
- Đổi mới nội dung chương trình phương pháp dạy Mĩ thuật
hiện nay để phù
hợp với xu thế trên thế giới và phù hợp với điều kiện nước ta
đang phát triển. Để giờ học vẽ tranh đề tài đạt hiệu quả tôi đã
nghiên cứu và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phân
môn Vẽ tranh trong chương trình Mĩ thuật Tiểu học. Đó là một
yêu cầu phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh, phù hợp
với mục tiêu giáo dục trong thời đại mới. Đổi mới phương pháp
Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh

Trang 16
-

16 -


dạy học tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái. Học sinh đóng vai

trò chủ đạo tích cực trong hoạt động học tập. Kết quả học phân
môn Vẽ tranh môn Mĩ thuật được nâng cao. Học sinh có kĩ năng
vẽ tranh có thể vận dụng vào các bài vẽ của các phân môn
khác trong môn Mĩ thuật. Các em có thể vận dụng kiến thức đã
học vào cuộc sống hàng ngày. Đây là phương pháp thiết thực
để nâng cao chất lượng học tập toàn diện cho học sinh.
- Biết phối hợp phân môn mĩ thuật và kết hợp Ban giám hiệu, chuyên môn
để thi các chủ đề (an tòan giao thông, giáo dục môi trường, trường học xanh –
sạch – đẹp).
- Giáo viên phải yêu thương học sinh, yêu nghề, luôn luôn nghiên cứu và học
hỏi nhiều kinh nghiệm để phát huy nghiệp vụ ngày càng cao.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
- Với việc đổi mới những phương pháp ở phân môn vẽ tranh giúp cho học sinh
thêm yêu thích môn Mĩ thuật vì ở môn Mĩ thuật hoc sinh rất thích phân môn vẽ
tranh, học sinh có thể tự sáng tạo sắp xếp những bố cục mà mình thích và
những học sinh vẽ chưa đẹp không mặc cảm mà tự tin hơn để tạo ra nhiều sản
phẩm đẹp hơn.
- Điều tôi tâm đắc nhất là khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này đã mang lại
hiệu quả đáng kể . Học sinh thích vẽ tranh hơn và có nhiều sản phẩm đẹp có sự
sáng tạo và cảm xúc riêng.
III. Kết luận :
- Muốn học sinh học tốt ở phân môn vẽ tranh không thể nói là trong một
ngày, hai ngày là được .Mà đòi hỏi chúng ta chúng ta có một kế hoạch và một
quá trình quyết tâm ,tận tụy quan tâm đến học sinh nhiều hơn thì mới có một
kết quả tốt đẹp . Chính vì lẽ đó , ngành giáo dục đòi hỏi người giáo viên đứng
lớp phải có kiến thức vững vàng và thường xuyên đổi mới phương pháp dạy
học cho thích hợp .
- Để học sinh thêm yêu thích phân môn vẽ tranh nói riêng và môn Mĩ thuật
nói chung thì nhiệm vụ của người giáo viên Mĩ thuật sẽ gặp phải nhiều khó
khăn .Tuy nhiên với tấm lòng “ Yêu nghề , mến trẻ” sẽ giúp ta có ý chí phấn

đấu tốt hơn trong bước đường giảng dạy của mình.
Người thực hiện

Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh

Trang 17
-

17 -


Hồ Trung Cương

Đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở phân môn vẽ tranh

Trang 18
-

18 -



×