Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Phát triển văn hóa doanh nghiệp cho công ty cổ phần SMEC việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHAN ĐÌNH THÁI

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SMEC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHAN ĐÌNH THÁI

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SMEC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
Mã số: Chuyên ngành thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI THANH LAN


Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là

: Phan Đình Thái

Học viên lớp : QTCN&PTDN khóa 3B.
Khoa

: Quản trị kinh doanh

Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Phát triển văn hóa doanh
nghiệp cho Công ty cổ phần SMEC Vietnam” là công trình nghiên cứu của riêng
cá nhân tôi không sao chép từ các công trình nghiên cứu khác. Tất cả những số liệu
trong luận văn là trung thực, chính xác và các thông tin trích dẫn trong khóa luận
đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Nếu có thông tin gì sai sự thực tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Phan Đình Thái


LỜI CẢM ƠN
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Mai Thanh Lan đã tận tình
hƣớng dẫn, đóng góp ý kiến giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi
cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên Phòng Hành chính và Nhân sự
cũng nhƣ toàn thể cán bộ nhân viên của Công ty cổ phần SMEC Vietnam đã giúp

đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tại đây.
Song trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, do kiến thức còn nhiều
hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng
góp của các thầy cô và bạn đọc để bài viết đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2016


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................. I
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU .............................................................................. II
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................................................................................III
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP .....................................................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................4
1.2. Cơ sở lí luận về văn hóa doanh nghiệp ................................................................9
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ...............................................................................9
1.2.2. Phát triển văn hóa doanh nghiệp ................................................................11
1.3. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp ......................................................15
1.3.1. Các biểu trưng trực quan của VHDN .........................................................15
1.3.2. Các biểu trưng phi trực quan của VHDN ...................................................19
1.3.3. Chiến lược và văn hoá .................................................................................21
1.4. Quy trình phát triển văn hóa doanh nghiệp ........................................................21
1.4.1. Phổ biến kiến thức chung ............................................................................22
1.4.2. Định hình văn hoá doanh nghiệp ................................................................22
1.4.3. Triển khai xây dựng .....................................................................................23
1.4.4. Ổn định và phát triển văn hoá .....................................................................23
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đến văn hóa doanh nghiệp ......................24
1.5.1. Văn hoá dân tộc ...........................................................................................24

1.5.2. Nhà lãnh đạo, người sáng lập, người tạo ra nét đặc thù. ...........................26
1.5.3. Những giá trị văn hóa học hỏi được. ..........................................................26
1.5.4. Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp: ..........................................26
1.5.5. Những giá trị học hỏi được từ những doanh nghiệp khác: .........................26
1.5.6. Những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn
hóa khác: ...............................................................................................................27
1.5.7. Những giá trị do thành viên mới mang lại: .................................................27


1.5.8. Những xu hướng hoặc trào lưu của xã hội: ................................................28
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................29
2.1. Phương pháp nghiên cứu : .................................................................................29
2.2. Thiết kế quá trình nghiên cứu ............................................................................29
2.2.1. Xác định vấn đề, đối tượng và mục đích nghiên cứu ..................................31
2.2.2. Xác định số lượng mẫu nghiên cứu .............................................................31
2.2.3. Thiết kế phiếu khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu ..........................................32
2.2.4. Thu thập dữ liệu...........................................................................................33
2.2.4.1. Phân tích số liệu .......................................................................................33
2.2.4.2. Kết luận về kết quả nghiên cứu ................................................................33
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SMEC VIETNAM ...............................................................34
3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần SMEC Vietnam..................................................34
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần SMEC Vietnam ..34
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần SMEC Vietnam ..................................35
3.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần SMEC Vietnam ............36
3.2.1. Nhận thức về VHDN của cán bộ nhân viên trong công ty cổ phần SMEC VN ......36
3.2.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần SMEC Vietnam .....37
3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển vhdn của công ty cổ phần
SMEC Vietnam .........................................................................................................48
3.4. Đánh giá chung ..................................................................................................50

3.4.1. Một số vấn đề tồn tại ...................................................................................50
3.4.2. Những thành công .......................................................................................50
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN VHDN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SMEC VIETNAM........................................................52
4.1. Định hƣớng phát triển vhdn của công ty cổ phần SMEC Vietnam trong thời
gian tới .......................................................................................................................52
4.1.1. Hệ thống các chuẩn mực trong hoạt động của SMEC Việt Nam ................52
4.1.2. Chuẩn mực về Giao tiếp và truyền đạt thông tin ........................................56


4.1.3. Hệ thống Giáo dục và Đào tạo ....................................................................57
4.2. Một số giải pháp nhằm phát triển vhdn tại công ty cổ phần SMEC Vietnam......59
4.2.1. Bản thân lãnh đạo cần là tấm gương về VHDN ..........................................59
4.2.2. Xây dựng một mô hình VHDN tích cực, làm nền tảng cho sự phát triển bền
vững cho Doanh nghiệp.........................................................................................62
4.2.3. Nâng cao ý thức về VHDN cho thành viên Doanh nghiệp ..........................66
4.2.4. Kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng VHDN ...........................71
4.2.5. Tăng cường đầu tư vật chất cho xây dựng VHDN ......................................72
4.3. Một số kiến nghị.................................................................................................73
4.3.1. Bồi dưỡng và nâng cao nhận thức về kinh doanh có văn hoá cho cán bộ
công nhân viên Công ty .........................................................................................73
4.3.2. Có chính sách khách hàng hợp lý................................................................75
4.3.3. Xác định rõ tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của Công ty .............................75
4.3.4. Coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục vận động cán bộ CNV...............76
4.3.5. Tăng cường đầu tư vật chất cho công tác xây dựng và phát triển văn hoá
tại Công ty cổ phần SMEC Vietnam ......................................................................76
4.3.6. Tạo nếp văn hoá ứng xử tốt trong Công ty..................................................77
KẾT LUẬN ...............................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................79
PHỤ LỤC ....................................................................................................................1



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

INTRANET

Mạng nội bộ

2

SMEC VN

Công ty cổ phần SMEC Việt Nam

3

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên Hợp Quốc

4


VHDN

Văn hoá doanh nghiệp

5

VNĐ

Việt Nam Đồng

6

WTO

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU
STT

Bảng

1

Bảng 3.1

Nội dung

Số liệu về sự nhận thức của cán bộ nhân viên về biểu
hiện của VHDN tại Công ty cổ phần SMEC Vietnam

Trang
34

Số lƣợng cán bộ nhân viên ƣa thích các phong trào đoàn
2

Bảng 3.2 thể do Công ty cổ phần SMEC Vietnam tổ chức theo độ

37

tuổi và chức vụ
3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

Công tác xã hội của Công ty cổ phần SMEC Vietnam

Phong cách làm việc của Ban lãnh đạo của Công ty cổ
phần SMEC Vietnam

Cảm nhận của nhân viên Công ty cổ phần SMEC
Vietnam trong quá trình làm việc

42

43

45

Số liệu về lƣợng cán bộ nhân viên Công ty cổ phần
6

Bảng 3.6 SMEC Vietnam nhận thức về các nhân tố ảnh hƣởng

46

đến VHDN
7

Bảng 4.1 Đối tƣợng, nội dung và phân công phụ trách đào tạo

ii

56


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT


Hình

1

Hình 2.1

2

Hình 3.1

3

Hình 3.2

Nội dung
Sơ đồ quy trình nghiên cứu và phân tích VNDN Công
ty cổ phần SMEC Vietnam
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần SMEC
Vietnam
Logo của Công ty cổ phần SMEC Vietnam

iii

Trang
29

33
38



MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài:
Các doanh nhân và các nhà quản lý càng ngày càng nhận ra sự ảnh hƣởng của
yếu tố văn hóa tới hiệu quả kinh doanh và sự thành công của doanh nghiệp. Đặc biệt
là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì các doanh nghiệp Việt Nam nhất là các
doanh nghiệp dịch vụ đã nhận rõ đƣợc tầm quan trọng của văn hóa trong kinh doanh.
Thực tế đã chứng minh văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho việc nâng cao sức cạnh
tranh trên thị trƣờng, là yếu tố cơ bản để thu hút những lao động có tâm huyết gắn bó
với doanh nghiệp. Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh
tranh quốc tế ngày càng gay gắt nhƣ ngày nay thì văn hóa doanh nghiệp ngày càng
đƣợc chú trọng và xây dựng. Nó trở thành một tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ
quan trọng trong kho tài sản của doanh nghiệp. Nó trở thành một trong những công
cụ cạnh tranh mang lại hiệu quả cao nhất cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên ở Việt
Nam văn hóa doanh nghiệp đang ở bƣớc phát triển sơ khai vì vậy còn nhiều những
hạn chế cần đƣợc quan tâm nhiều hơn để đạt đƣợc hiệu quả cao từ các doanh nghiệp
nói chung và các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ nói riêng
Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa doanh nghiệp đang đƣợc xem là giá trị cốt
lõi và là nền tảng của sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là
làm thế nào để xây dựng đƣợc một nền văn hóa mang bản sắc riêng của mỗi doanh
nghiệp? Nếu xây dựng đƣợc văn hóa doanh nghiệp cho Công ty cổ phần SMEC
Việt Nam thì đây có thể xem nhƣ là một trong những nguồn lực và cũng là động lực
phát triển nhanh và bền vững cho Công ty.
Việc duy trì các chuẩn mực, nguyên tắc gặp ít nhiều khó khăn, đặc biệt là các
nhân viên mới vào. Chƣa có cán bộ chuyên trách về vấn đề đào tạo. Do đó việc đào
tạo lại, đào tạo bổ sung còn gặp nhiều khó khăn.
Một tình trạng phổ biến ở các công ty Việt Nam nói chung và SMEC Việt
Nam nói riêng là việc thực hiện các chủ trƣơng ở trên giao xuống còn chƣa đƣợc
thực hiện một cách triệt để.

1



Xuất phát từ thực trạng của công ty Cổ phần SMEC Việt nam, việc nghiên
cứu đề tài phát triển văn hóa doanh nghiệp để áp dụng nâng cao tinh thần và tạo
động lực phát triển cho công ty là cần thiết.
Câu hỏi đặt ra đối với vấn đề nghiên cứu:
- Thực trạng Văn hóa Doanh nghiệp tại công ty SMEC Việt Nam? Giải
pháp tiếp tục duy trì và phát triển VHDN tại công ty SMEC nhằm nâng cao hiệu
quả trong kinh doanh?
2. Mục đích nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu: đề tài là phát triển văn hóa doanh nghiệp cho công ty Cổ
phần SMEC Việt Nam trong thời gian tới.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu của để tài:
- Làm rõ các yếu tố cấu thành và các nhân tố ảnh hƣởng đến văn hoá doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Công ty cổ phần
SMEC Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp cho việc phát triển văn hoá doanh nghiệp mang bản sắc riêng
tại Công ty cổ phần SMEC Việt Nam để Công ty phát triển ổn định và bền vững.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu là những vấn đề mang tính lý luận về văn hoá doanh
nghiệp nhƣ khái niệm, các yếu tố ảnh hƣởng đến văn hoá doanh nghiệp; thực trạng
và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty Cổ phần SMEC Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Công ty Cổ phần SMEC Việt Nam
- Thời gian:
+ Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Cổ phần SMEC Việt Nam
giai đoạn 2014 - 2016
+ Giải pháp phát triển văn hóa tại công ty Cổ phần SMEC Việt Nam đến 2020
- Nội dung: Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp bao gồm các yếu tố cấu thành.


2


4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp
- Khái quát về thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ
phần SMEC Việt Nam.
- Phát triển văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng cho Công ty cổ phần
SMEC Việt Nam để Công ty phát triển nhanh và bền vững.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận luận văn bao gồm 04 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận về phát triển văn
hóa doanh nghiệp
Chƣơng 2. Thiết kế phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Cổ phần
SMEC Việt Nam
Chƣơng 4. Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển văn hóa doanh
nghiệp tại công ty Cổ phần SMEC Việt Nam

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến nội dung
xây dựng và phát triển văn hóa của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một định
hƣớng, phƣơng pháp riêng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của mình
nhằm tạo ra một dấu ấn văn hóa mang bản sắc riêng của doanh nhiệp. Đây là đề tài

nghiên cứu về văn hóa của công ty SMEC Việt Nam nói riêng để đƣa ra đƣợc
những đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm xây dựng và phát triển một cách bền vững
văn hóa công ty SMEC Việt Nam có một bản sắc của riêng mình.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và

cả Việt Nam về văn

hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh và trách nhiệm với xã hội . Có thể nêu ra một
số công trình tiêu biểu nghiên cứu khoa ho ̣c , luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ kinh
tế đề cập và giải quyết các vấn đề liên quan đến VHDN nhƣ sau :
- PGS.TS. Đỗ Minh Cƣơng - "Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh" –
NXB. Chính trị quốc gia, (2001). Đây là công trình đầu tiên ở nƣớc ta trình bày một
cách hệ thống về các vấn đề văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, triết lý kinh
doanh...từ phƣơng diện cơ sở lý luận và thực tiễn trên thế giới và tại Việt Nam.
Công trình là một tài liệu tham khảo tốt, cung cấp những kiến thức hữu ích đối với
quá trình nghiên cứu luận văn này.
- PGS.TS. Dƣơng Thị Liễu – "Văn hoá kinh doanh " – NXB Đại ho ̣c Kinh tế
Quốc Dân, (2012). Công trình đã đề cập đến các lý thuyết về văn hoá kinh doanh

,

các yếu tố cấu thành văn hoá kinh doanh . Công trình cũng dành phần lớn nội dung
để trình bày về thực trạng văn hoá kinh doanh tại Việt Nam

, văn hoá kinh doanh

quốc tế cũng nhƣ đƣa ra các tình huống văn hoá kinh doanh rất cụ thể và hữu ích.
- PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân “Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty”




NXB Đại ho ̣c Kinh tế Quốc Dân , (2007) mang đến cho ngƣời đo ̣c cơ sở lí luận về
văn hóa kinh doanh đƣợc luận giải thông qua các ví dụ cụ thể. Tác giả đã đƣa ra một

4


số ảnh hƣởng của văn hóa doanh nghiệp nhƣ : tăng sự gắn bó của nhân viên và nâng
cao hiệu quả của kinh doanh thông qua việc xem xét tính “mạnh - yếu” của văn hóa
doanh nghiệp. Tác giả cũng đƣa ra các phƣơng pháp xać minh văn hóa doanh nghiệp:
xác minh vể biểu trƣng văn hóa công ty , xác minh tính đồng thuận / mức độ ảnh
hƣởng của văn hóa công ty . Tác giả cũng nhận định rằng chiến lƣợc kinh doanh và
môi trƣờng ho ̣at động của doanh nghiệp có mối quan hệ qua lại v ới VHDN. Tác giả
đã đƣa ra quy trình 3 giai đoạn trong phƣơng pháp quản trị bằng giá trị: xác định giá
trị; truyền đạt rồi quán triệt; chuyển hóa thành động lực và hành động.
Bên cạnh đó, có nhiều bài viết trên các ấn phẩm, báo chí về xây dựng VHDN nhƣ:
-

Lâm Kiên, bài báo trên trang báo điện tử Doanh nhân Sài Gòn online
( “10 thành tố quan trọng tạo nên nền văn hóa
doanh nghiệp”. Tác giả đã trích dẫn, phân tích đƣợc mƣời thành tố thiết yếu góp
phần tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp, trong tiếng Anh gọi ngắn gọn là 10 C
mà các nhà quản trị nên đặc biệt quan tâm, đó là:
• Giá trị cốt lõi (Core Value)
• Tình đồng đội (Camaraderie)
• Công nhận thành tích và khen thƣởng (Celebrate)
• Quan hệ với cộng đồng (Community)
• Truyền đạt thông tin (Communication)
• Quan tâm đến cuộc sống của nhân viên (Caring)
• Cam kết đào tạo (Commitment to Learning)

• Kiên trì giữ vững truyền thống (Consistency)
• Kết nối gắn bó trên dƣới (Connect)
• Viết sách truyền thống (Chronicles)

-

BM.st., bài báo trên trang báo điện tử “Những yếu
tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp”. Bài báo đã khái quát một số yếu tố cấu
thành văn hóa Doanh nghiệp, tuy nhiên những phẫn tích vẫn còn sơ sài, chƣa đi
nêu đầy đủ chi tiết các yếu tố cấu thành văn hóa Doanh nghiệp.

5


-

Tiến sỹ Hoàng Đình Phi - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sannam VNN, bài báo trên
trang báo điện tử “Các yếu tố nền tảng của văn hóa
doanh nghiệp”. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả đã sắp xếp và phân tích các
yếu tố nền tảng của văn hóa doanh nghiệp theo cách tiếp cận đơn giản và dễ hiểu
từ góc nhìn trực tiếp của doanh nghiệp. 1. Các yếu tố hữu hình; 2. Chất lƣợng
ban lãnh đạo và nhân viên; 3. Các quy định về văn hóa (Đạo đức kinh Doanh,
Giá trị theo đuổi, Niềm tin, Thái độ ứng xử, Hành vi giao tiếp); 4. Các quy ƣớc
chƣa thành văn; 5. Sự tham gia của ban lãnh đạo và nhân viên.
Tạp chí Cộng sản , số 840, tháng 10 năm 2012, tác giả Mai Hải Oanh đã có

bài viết liên quan đến chủ đề phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay . Tác giả đã chỉ ra xây dựng văn hóa là một yêu cầu khách quan đối
với sự phát triển của doanh nghiệp. Tác giả cũng tổng kết 04 nội dung chủ yếu trong
xây dựng văn hóa doanh n ghiệp bao gồm: nâng cấp trình độ công nghệ và hiểu biết

của ngƣời lao động; đổi mới phƣơng thức tổ chức và quản lí doanh nghiệp; nâng
cao năng lực ngƣời lãnh đạo; hình thành quy ƣớc lao động. Trên cơ sở đó tác giả đã
đƣa ra một số giải pháp chủ yếu đề phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam gồm
có: hình thành hệ quan điểm giá trị và chuẩn mực hành vi cho văn hóa doanh
nghiệp, nâng cao phẩm chất văn hóa ng ƣời kinh doanh; kinh doanh gắn liền với
trách nhiệm xã hội, phát huy tinh thần làm chủ nhân viên.
Trên website kinhdoanhvn .net, thạc sĩ Trần Mạnh Hào chia sẻ về vai trò và
hình thức đánh giá văn hóa doanh nghiệp . Tác giả đƣa ra các ph ƣơng pháp và mô
hình đánh giá văn hóa doanh nghiệp , từ mô hình mang tính lý thuyết cao nhƣ khung
giá trị cạnh tranh (competing values framework), đến mô hình mang tính thực tiễn
nhƣ mô hình ba cấp độ văn hóa (thực tiễn, chuẩn mực, giá trị ngầm hiểu chung) cho
đến mô hình bốn điều kiện của văn hóa nhằm h ƣớng tới mục đích xác định lợi ích
và thách thức của văn hoá doanh nghiệp.
Trong bối cảnh Việt Nam chủ động tham gia và hội nhập mạnh mẽ vào nền
kinh tế toàn cầu , văn hóa doanh nghiệp cũng là đề tài đ ƣợc quan tâm tại nhiều Hội
thảo trong nƣớc với nhiều quy mô khác nhau:

6


- Hội thảo “Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp ở

nƣớc ta hiện nay” do Ban Tuyên

giáo Trung ƣơng cùng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức năm 2008. Các tham
luận tập trung vào 05 vấn đề chính: bàn về xây dựng văn hóa doanh nghiệp ; quan hệ
hữu cơ giữa xây dựng văn hóa doanh nghiệp với xây dựng văn

hóa quản lý nhà


nƣớc; văn hóa doanh nghiệp tiếp cận từ thực tiễn ; những thuận lợi , khó khăn cần
giải quyết để xây dựng văn hóa doanh nghiệp ; một số giải pháp để xây dựng và phát
triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
- Hội Doanh nhân trẻ TP. HCM tổ chức buổi to ̣a đàm “Văn hóa doanh nghiệp - Ứng
dụng vào thực tiễn”, thạc sĩ Phạm Văn Chính đã chia sẻ một số kinh nghiệm về xây
dựng một văn hóa doanh nghiệp có giá trị , anh nhấn mạnh khi doanh nghiệp xây
dựng đƣợc một văn hóa phù hợp sẽ tạo ra niềm tự hào c

ủa nhân viên từ đó mo ̣i

ngƣời sẽ phấn đấu và làm việc hết mình vì mục tiêu chung một cách tự nguyện

.

Diễn giả nêu ra 3 yếu tố cấu thành chính của văn hóa doanh nghiệp bao gồm phần
bề mặt (cơ sở vật chất, biểu tƣợng …), phần ứng xử (quy tắc ứng xử) và phần tƣ
duy (giá trị cốt lõi và triết lí kinh doanh).
- Hội thảo “Xây dựng cơ quan , đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa” do Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam tổ chức ngày 23/9/2011 đã tập trung bàn về các tiêu
chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa” , “Đơn vị đạt
chuẩn văn hóa” và “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” .
Văn hóa doanh nghiệp cũng là đề tài của nhiều nghiên cứu khoa ho ̣c các cấp

, các

luận văn thạc sỹ nhƣ :
- Th.S Lê Thị Bích Ngo ̣c , Th.S Phan Tú Anh – "Văn hoá doanh nghiệp Ho ̣c viện
bƣu chính viễn thông để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

" - Đề tài nghiên


cứu khoa ho ̣c cấp ho ̣c viện (2010). Công trình trình bày một số vấn đề chung về
VHDN ; phân tích, đánh giá thực trạng VHDN của Ho ̣c viện công nghệ b ƣu chính
viễn thông thông qua các biểu trƣng trực quan và phi trực quan ; đề xuất giải pháp
để tiếp tục xây dựng, duy trì và phát triển VHDN của Ho ̣c viện .
Về luận văn thạc sỹ, đã có một số nghiên cứu đề cập đến văn hoá doanh nghiệp khá
tổng quát và mang tính thực tiễn cao:

7


- Đỗ Thị Thanh Tâm “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt
Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế” (2010). Trong phần cơ sở lí luận, tác giả
đã tiến hành đƣa ra các lí thuyết về xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng nh ƣ duy
trì và phát huy văn hóa doanh nghiệp . Luận văn quan tâm nhiều tới sự phát triển của
doanh nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO , trong đó đi sâu nghiên cứu văn hóa
doanh nghiệp, yếu tố tạo ra sự khác biệt của một doanh nghiệp cụ thể.
- Đỗ Thị Hà Hạnh “Phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty thông tin di động” ,
(2010). Khi phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Mobifone , tác giả đã mô
tả tổng quan về lịch sử hình thành phát triển công ty , mô hình ho ̣at động và cơ cấu
tổ chức, các dịch vụ của công ty cũng nh ƣ tình hình sản xuất kinh doanh . Tác giả
cũng tiến hành khảo sát các nội dung của văn hóa công ty Mobifone và các họat
động triển khai văn hóa doanh nghiệp tại Mobifone . Trên cơ sở đánh giá văn hóa
doanh nghiệp tác giả đƣa ra các điểm mạnh: Xây dựng đƣợc thƣơng hiệu mạnh trên
thị trƣờng, đƣợc khách hàng đánh giá và ghi nhận văn hóa của Công ty

, thể hiện

đƣợc những nét văn hóa doanh nghiệp nổi trội . Ngoài ra văn hóa doanh nghiệp tại
Mobifone cũng còn một số hạn chế nh ƣ: chƣa đổi mới, chƣa có màu sắc đặc tr ƣng,

công tác truyền thông và phát triển trong tiềm thức ch ƣa đƣợc tốt. Tác giả đã đƣa ra
một số nguyên nhân khách quan và chủ quan cho những hạn chế trên đây điển hình
nhƣ tiêu chí đánh giá công việc , lực lƣợng lao động lớn và trải dài. Trên cơ sở phân
tích hiện trạng, tác giả đã đƣa ra các giải pháp nhằm phát triển văn hóa doanh
nghiệp Mobifone.
- Vƣơng Văn Lợi “Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng phát triển Việt
Nam” (2012). Tác giả đƣa quy trình nhằm xây dựng và hoàn thiện văn hóa doanh
nghiệp. Quy trình này gồm 03 bƣớc là: định hình văn hóa doanh nghiệp , triển khai
xây dựng và ổn định và phát triển văn hóa . Mục đích của bƣớc định hình văn hóa
doanh nghiệp là xây dựng đƣợc triết lí kinh doanh cho mình. Khi tiến hành xem xét
thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng
trên các biểu hiện hữu hình và các biểu hiện vô hình

. Trong phần giải pháp nhằm

hoàn thiện văn hóa của ngân hàng tác giả đề xuất hoàn thiện các tiền đề cần thiết cho

8


văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó , cùng với việc rà soát các thiếu sót trong quy
trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tác giả đã đề xuất các kiến nghị tƣơng ứng.
Ngoài các đề tài trên thì còn có rất nhiều đề tài, bài báo, tạp chí và sách khác
liên quan đến chiến lƣợc xây dựng và phát triển văn hóa cho doanh nghiệp.
Nhƣ vậy, có thể thấy số lƣợng các công trình nghiên cứu về văn hóa doanh
nghiệp rất phong phú chứng tỏ sự hấp dẫn của đề tài này đối với các nhà nghiên
cứu. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của các doanh nghiệp cụ thể, hiện nay tại
Công ty cổ phần SMEC Việt Nam chƣa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về
việc phát triển văn hóa doanh nghiệp.
1.2. Cơ sở lí luận về văn hóa doanh nghiệp

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Văn hóa
Văn hoá là khái niệm có nhiều cách hiểu tuỳ vào cách tiếp cận của ngƣời nghiên
cứu. Là một lĩnh vực đa dạng và phức tạp vì vậy khó có thể thống nhất đƣợc một khái
niệm đầy đủ và chính xác về văn hoá. Nên việc cùng tồn tại nhiều khái niệm văn hoá
khác nhau càng làm vấn đề đƣợc hiểu biết một cách phong phú và toàn diện hơn.
Khái niệm văn hoá do Tổng thƣ ký UNESCO Federico Mayor nêu ra nhân lễ
phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá (1988 - 1997): “Văn hoá là tổng thể sống
động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và hiện
tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các
truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và
tinh thần do loài ngƣời tạo ra trong lịch sử của mình trong mối quan hệ với con
ngƣời, với tự nhiên và với xã hội”.
Theo E. Herriot: “Văn hoá là cái còn lại sau khi ngƣời ta đã quên đi tất cả, là
cái vẫn còn thiếu sau khi ngƣời ta đã học tất cả”.
Một cách khái quát thì văn hoá là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần
mà loài ngƣời đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình trong quan hệ với con ngƣời, với tự
nhiên và với xã hội, đƣợc đúc kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội. Nói tới văn

9


hoá là nói tới con ngƣời, nói tới việc phát huy những năng lực bản chất của con ngƣời,
nhằm hoàn thiện con ngƣời, hoàn thiện xã hội. Có thể nói văn hoá là tất cả những gì gắn
liền với con ngƣời, ý thức con ngƣời để rồi lại trở về với chính nó.
Ngoài ra còn rất nhiều các khái niệm, định nghĩa khác nhau của nhiều nhà
nghiên cứu mà các khái niệm đã đƣợc đƣa ra ở trên là những khái niệm về văn hoá
theo phạm vi nghiên cứu rộng nhất
1.2.1.2. Các quan niệm và định nghĩa về văn hoá doanh nghiệp

Xã hội rộng lớn có một nền văn hoá lớn. Là một bộ phận của xã hội, mỗi
doanh nghiệp cũng có một nền VHDN của riêng mình. Cũng nhƣ văn hoá, VHDN
có rất nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh nó. Tất cả các khái niệm đó sẽ giúp
chúng ta hiểu về VHDN một cách toàn diện và đầy đủ hơn.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “VHDN là sự trộn lẫn đặc biệt các
giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi
mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.
Theo Robert A. Cooke, "văn hoá doanh nghiệp chính là những hành vi mà các
thành viên tin rằng họ cần phải phù hợp và đáp ứng mong đợi trong tổ chức của họ".
Theo Deal và Kennedy, (2000)."Văn hóa doanh nghiệp đơn giản là cách thức
mà doanh nghiệp triển khai hoạt động kinh doanh của mình".
“Phẩm chất riêng biệt của tổ chức đƣợc nhận thức phân biệt nó với các tổ
chức khác trong lĩnh vực”. (Gold, K.A.)
“Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau
phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hƣớng tự lƣu truyền, thƣờng trong thời gian
dài”. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.)
“Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và
tƣơng đối ổn định trong doanh nghiệp”. (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.)
Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và đƣợc chấp nhận rộng rãi nhất là định
nghĩa của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein, (1992): “Văn hoá công
ty là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học đƣợc

10


trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trƣờng
xung quanh”.
Tại Việt Nam các nhà nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp cũng đƣa ra định
nghĩa khác:
Theo PGS.TS. Dƣơng Thị Liễu:"Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống các

giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt
động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng
của doanh nghiệp".
Các khái niệm trên đều đã đề cập đến những nhân tố tinh thần của văn hoá
doanh nghiệp nhƣ : Các quan niệm chung , các giá trị, các huyền thoại, nghi thức…
của doanh nghiệp nhƣng chƣa đề cập đến nhân tố vật chất - nhân tố quan tro ̣ng của
văn hoá doanh nghiệp.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các ho ̣c giả và hệ thống nghiên cứu
logic về văn hoá và văn hoá kinh doan

h, VHDN đƣợc PGS .TS Đỗ Minh Cƣơng

định nghĩa nhƣ sau:“ Văn hoá doanh nghiệp là một dạng văn hoá tổ chức bao gồm
những giá trị, những nhân tố văn hoá mà doanh nghiệp làm ra trong quá trình sản
xuất, kinh doanh, tạo nên cái bản sắc của doanh nghiệp và tác động tới tình cảm, lý
trí và hành vi của tất cả các thành viên của nó”.
Còn nếu nói nôm na: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh
nghiệp là hệ điều hành. Nói một cách hình tƣợng thì: Văn hóa là cái còn thiếu khi ta
có tất cả, là cái còn lại khi tất cả đã mất.
Tuy nhiên, mọi định nghĩa đều có nét chung coi văn hoá doanh nghiệp là
toàn bộ các giá trị văn hóa đƣợc xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên
của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và đƣợc coi là truyền
thống riêng của mỗi doanh nghiệp.
1.2.2. Phát triển văn hóa doanh nghiệp
Chúng ta đang ở vào thời đại kinh tế toàn cầu trƣớc sự cạnh tranh rất đa
dạng, nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức xuất hiện, sẽ thúc đẩy khả năng và triển

11



vọng đầu tƣ của nhiều nƣớc vào nƣớc ta, tốc độ phát triển công nghiệp hóa – hiện
đại hóa tại Việt Nam ngày nay làm cho mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải
có chiến lƣợc tự bảo vệ thƣơng hiệu hàng hóa của chính mình tồn tại.
Văn hóa doanh nghiệp có vị trí rất quan trọng góp phần duy trì sự hiện diện
thƣơng hiệu trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ thế giới.
Việt Nam gia nhập WTO giao lƣu thƣơng mại với nhiều nƣớc. Thị trƣờng
thế giới vốn có rất nhiều doanh nghiệp với bề dày kinh nghiệm trực tiếp tham gia, vì
vậy doanh nghiệp chúng ta phải nỗ lực đáp ứng thị hiếu ngƣời tiêu dùng, nhất là giá
cả kinh doanh phải thấp hợp lý, số lƣợng phải cung cấp kịp thời và đồng nhất.
Vấn đề đầu tiên đặt ra là doanh nghiệp khi giới thiệu sản phẩm thƣơng hiệu
của mình nhƣ thế nào để tạo ấn tƣợng tốt đẹp, thân thiện đối với khách hàng, chính
sức hút đầu tiên ấn tƣợng này sẽ tạo điều kiện dễ dàng lan tỏa trong một bộ phận
khách hàng, tạo đƣợc tín nhiệm để rồi từ đó bùng nổ lan rộng. Doanh nhân là nhà
kinh tế phải có tầm nhìn bao quát biết khai thác tâm lý của ngƣời tiêu dùng, biết
phân bổ nội lực vốn liếng đúng thời điểm. Vì thị trƣờng không phải là mặt phẳng,
mà luôn luôn bị tác động bởi nhiều mặt nhƣ: Thời tiết, thiên tai, nhất là biến động
kinh tế, chính trị. Cơ bản để vƣợt qua khó khăn là giữ vững chất lƣợng sản phẩm,
đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiêu dùng.
Doanh nghiệp trong thị trƣờng WTO phải tuân thủ các quy định cam kết,
tuân thủ luật pháp của quốc gia mà chúng ta có quan hệ mậu dịch. Tôn trọng quyền
sở hữu trí tuệ. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (rất quan trọng) doanh nghiệp sáng tạo
hàng hóa đáp ứng thị hiếu ngƣời tiêu dùng theo đúng tiêu chuẩn ISO... Chân thành
hợp tác liên kết thành tập đoàn để phát huy tiềm năng cung ứng hàng hóa. Các
thông tin liên quan đến xuất khẩu hàng hóa phải đƣợc cập nhật, nhất là tỷ giá hối
đoái. Trong vận chuyển hàng hóa phải theo dõi và khai thác phƣơng tiện vận
chuyển thích hợp.
Chú ý từng phƣơng tiện vận chuyển: Hàng không, đƣờng thủy, sân bay, bến
cảng giao nhận, tránh bớt việc trung chuyển, quá cảnh. Đồng thời cũng xem xét yếu
tố thời gian vận chuyển. không làm ảnh hƣởng thời gian giao nhận hàng hóa.


12


Đối với thị trƣờng trong nƣớc, thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa thƣơng hiệu
ngoại nhập cũng rất phong phú. Nhiều doanh nghiệp rất thành đạt trong công tác đại
lý tiêu thụ do tính hấp dẫn của hàng hóa ngoại nhập là sản phẩm công nghiệp, trình
độ sản xuất công nghệ cao, tiện ích sử dụng, cho nên các nhãn mát ngoại nhập có
thƣơng hiệu sản xuất từ các quốc gia tiên tiến hầu nhƣ tiêu thụ dễ dàng trên thị
trƣờng nội địa.
Văn hóa doanh nghiệp là đề tài thời sự. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp có
mặt bằng trí thức chênh lệnh. Có doanh nghiệp với nhiều văn bằng chuyên môn
nhƣng cũng có doanh nghiệp trình độ nghiệp vụ giới hạn. Tuy nhiên văn bằng chỉ
chứng minh kiến thức, còn việc vận dụng quá trình kinh doanh đòi hỏi phạm trù
thực hiện đạo đức.
Một sự kiện văn hóa doanh nghiệp nhƣ trƣờng hợp đƣa hạt polyter, hạt thông
minh vào phục vụ nông nghiệp giúp cho việc trồng cây ở những vùng khô hạn bị
nhiễm phèn nhiễm mặn. Hạt Polyter khi gặp nƣớc sẽ phình to ra hút nƣớc dự trữ và rể
cây sẽ tìm đến xuyên thủng hạt Polyter hấp thụ lƣợng nƣớc và các chất dinh dƣỡng
(NPK) cho cây. Cây trồng nhờ thế mà phát triển ổn định. Hạt polyter là sản phẩm
công nghệ cao. Tiết kiệm chi phí tƣới nƣớc và phân bón. Hay đâu, cũng có doanh
nghiệp giới thiệu hạt polyme nôm na chức năng tƣơng tự. Nhƣng khi nông dân sử
dụng mới phát hiện hạt polyme chỉ là bụi, không trữ đƣợc nƣớc nhƣ giới thiệu.
Có doanh nghiệp sản xuất mặt hàng xuất khẩu, do lợi nhuận đã sử dụng lao
động là thiếu niên, ngƣời cao tuổi v.v... khi bị phát hiện thì hàng hóa đó bị cấm lƣu
hành trên thị trƣờng Âu – Mỹ. Có doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm ngoại nhập với
từ ngữ kích thích hiếu kỳ, vận dụng cung cách kinh doanh đa cấp, làm thiệt hại
quyền lợi trung gian tiêu dùng. Sau cùng sản phẩm bị từ chối.
- Thƣơng hiệu có ý nghĩa theo mặt hàng.
- Hàng hóa thật, đúng tên, đúng liều lƣợng đăng ký, có mã số, mã vạch, có địa

chỉ xuất xứ, có giấy chứng nhận hàng gốc.
- Hàng thật, không có hàng kém chất lƣợng, hàng giả, hàng phải an toàn, bảo
đảm sức khỏe con ngƣời.

13


- Phải có biện pháp bài trừ hàng giả, hàng nhái theo đúng các tiêu chuẩn ISO
- Giữ giá hàng ổn định, lâu bền, không lợi dụng thời cơ làm chợ đen, thao túng
thị trƣờng.
- Không quảng cáo sai sự thật
Hệ thống quá trình thực hiện công tác doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh
cụ thể mới thấy giá trị văn hóa doanh nghiệp. Từ một vài hiện tƣợng và những lập
luận diễn giải quảng cáo thì chƣa vội vàng kết luận. Chính khách hàng tiêu thụ có
ƣu ái một thƣơng hiệu, thì thƣơng hiệu đó mới tồn tại lâu dài và nhƣ thế những hệ
quả mà doanh nghiệp áp dụng trong quá trình sản xuất hay làm trung gian đại lý
một sản phẩm, thực tế chứng minh hùng hồn văn hóa doanh nghiệp mà ngƣời tiêu
dùng là ngƣời phán xét.
Văn hóa doanh nghiệp là hành vi của doanh nghiệp, vậy văn hóa là phải
đƣợc cập nhật, chấp nhận chỉnh sửa và có biện pháp chống hàng giả. Văn Hóa còn
là thái độ tiếp nhận các tinh hoa thế giới.
Việt Nam đã cam kết theo đúng luật cạnh tranh WTO. Doanh nhân Việt Nam
không ngừng nâng cao trình độ, nghiên cứu sáng tạo, góp phần phát triển nền kinh
tế nƣớc nhà và thế giới.
Doanh nhân và ngƣời lao động đều trau dồi đạo đức, trí tuệ để làm hàng thật,
hàng có chất lƣợng cao và ổn định giá cả phục vụ bền vững khách hàng.
Doanh nghiệp ngày nay tiến lên, đƣợc khách hàng tín nhiệm ngày càng nhiều
cũng nhờ phƣơng châm văn hóa “chân thiện mỹ” trong sản xuất, kinh doanh, ngày
càng xứng danh là phục vụ con ngƣời, không hƣởng lợi bất chính kinh doanh, coi
kinh doanh cũng nhƣ ngành nghề lấy cứu cánh phục vụ hòa bình, cạnh tranh lành

mạnh và sáng tạo.
Doanh nhân trau dồi văn hóa, tri thức để đạt tiêu chuẩn hội nhập và sáng tạo
mẫu mã các mặt hàng mới. Doanh nhân, doanh nghiệp là cổ máy thời đại, phục vụ
con ngƣời và hòa bình thế giới.
Doanh nghiệp không phân phối hàng giả, hàng kém chất lƣợng, hàng quá
hạn và nhất là phải ổn định giá cả lâu dài “giữ giá chống đầu cơ tích trữ”.

14


Mỗi tìm tòi mới là kho tàng chung của loài ngƣời, ai ai cũng đƣợc hƣởng, mọi
tinh hoa thế giới. Thế giới không chiến tranh, mặc nhiên là một thế giới phẳng tuyệt
vời ai cũng mong muốn.
Doanh nghiệp văn hóa là một đóa hoa hƣơng thơm tỏa đi khắp nơi, lần lƣợt
mọi ngƣời tiêu dùng đều biết “Hữu xạ tự nhiên hƣơng”.
1.3. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp là một quá trình kéo dài nhiều năm, đòi
hỏi một kế hoạch hành động thống nhất và cứng rắn. Ngƣời ta đã đúc kết đƣợc
những thành tố thiết yếu góp phần tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp mà các nhà
quản trị nên đặc biệt quan tâm, đó là:
1.3.1. Các biểu trưng trực quan của VHDN
Kiến trúc đặc trƣng, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm
Kiến trúc đặc trƣng gồm kiến trúc ngoại thất và kiến trúc nội thất công sở
đƣợc sử dụng nhƣ những biểu tƣợng và hình ảnh về Công ty, để tạo ấn tƣợng thân
quen, thiện chí trong công ty.
Kiến trúc ngoại thất nhƣ kiến trúc cổng, mặt tiền trụ sở công ty, bố cục các
bộ phận… Phần lớn các công ty thành công hay đang trên đà phát triển đều muốn
gây ấn tƣợng đối với mọi ngƣời về sự độc đáo, sức mạnh và thành công của doanh
nghiệp mình bằng những công trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ. Những công trình
kiến trúc này đƣợc sử dụng nhƣ biểu tƣợng và hình ảnh về tổ chức. Các công trình

này rất đƣợc các tổ chức, công ty chú trọng nhƣ một phƣơng tiện thể hiện tính cách
đặc trƣng của tổ chức.
Không chỉ những kiến trúc bên ngoài mà những kiến trúc nội thất bên trong
cũng đƣợc các công ty, tổ chức quan tâm. Từ những vấn đề lớn nhƣ tiêu chuẩn hoá
về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trƣng, thiết kế nội thất nhƣ mặt bằng, quầy,
bàn ghế, phòng, giá để hàng, lối đi, loại dịch vụ, trang phục… đến những chi tiết
nhỏ nhƣ đồ ăn, vị trí công tắc điện, thiết bị và vị trí của chúng trong các phòng…
Tất cả đều đƣợc sử dụng để tạo ấn tƣợng thân quen, thiện chí và đƣợc quan tâm.
Thiết kế kiến trúc đƣợc quan tâm là do:
- Kiến trúc ngoại thất có ảnh hƣởng quan trọng đến hành vi con ngƣời về

15


×