Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Sử dụng phương tiện trực quan nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm điện năng cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.31 KB, 26 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Điện năng là dạng năng lượng phổ biến, thiết yếu, ích lợi trong sản xuất và
sinh hoạt gia đình, rất cần sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Sử dụng điện
tiết kiệm, hiệu quả giúp mọi người, gia đình, hộ sản xuất trả ít tiền điện hơn
nhưng vẫn hưởng được đầy đủ các lợi ích và sự thoải mái mà mọi người mong
muốn khi sử dụng điện.
Theo thống kê Việt Nam từ một nước xuất khẩu năng lượng nhưng đến
năm 2009, nước ta đã phải nhập khẩu điện lên 4,84% năm 2009. Thực trạng đó
đã đặt ra nhiều thách thức cho các ngành chức năng là làm thế nào để giảm tải
lượng điện năng tiêu thụ, đảm bảo và duy trì nguồn điện ổn định cho các lĩnh
vực.
Theo đánh giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thì việc sử dụng
lãng phí điện năng hiện nay đã đến mức báo động. Đặc biệt là ở các công ty, cơ
quan nhà nước, hộ gia đình như: không tắt đèn, quạt khi ra ngoài, sử dụng máy
nước nóng, nồi cơm điện, ấm đun siêu tốc, tivi, máy giặt …không hợp lí, để điều
hòa ở nhiệt độ thấp hơn 20 độ C. Hệ thống đèn chiếu sáng ở một số nơi còn sử
dụng bóng đèn có hiệu suất thấp làm tiêu hao năng lượng điện rất lớn.
Chương trình mục tiêu quốc gia về “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả ”theo quyết định số 79/2006/QĐ- CP của Thủ tướng chính phủ. Đưa các nội
dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc
dân, trong đó quy định rõ: Xây dựng nội dung giáo trình, phương pháp giảng dạy
lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các
môn học phù hợp với từng cấp học.
Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong đó có tiết kiệm điện
được triển khai trong bối cảnh khung pháp lý, thể chế, cơ chế chính sách về tài
chính chưa hoàn thiện, thiếu những kinh nghiệm xây dựng các mô hình tiết kiệm
năng lượng trong ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn đang là một trong
những trở ngại thực thi chương trình tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam. Điều đó
được thể hiện qua việc nhận thức của người dân, ý thức cộng đồng và doanh
nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa sẵn sàng tiếp cận với thông tin, về công nghệ và


các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Trước các vấn đề đó là một người giáo viên trực tiếp giảng dạy thế hệ
tương lai cho đất nước tôi nhận thấy phải đưa nội dung tiết kiệm năng lượng điện
vào quá trình dạy học để đóng góp một phần rất nhỏ vào việc giáo dục các em ý
thức tiết kiệm điện năng.
a. Sự cấp thiết phải giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm điện năng. Sự
phát triển nhanh chóng về kinh tế và xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới
1


xã hội Việt Nam. Nhưng chiến lược phát triển ngành điện chưa đáp ứng được nhu
cầu sử dụng cùng với việc sử dụng lãng phí điện năng.
Nguyên nhân cơ bản gây lãng phí điện năng là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý
thức của con người. Giáo dục ý thức tiết kiệm điện năng là một trong những biện
pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất, có tính bền vững nhất trong các biện pháp để
thực hiện mục tiêu tiết kiệm điện năng và phát triển bền vững đất nước.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26 tháng
01 năm 2011 V/v Tăng cường thực hiện tiết kiệm điện, trong chỉ thị đã đặt ra các
yêu cầu cụ thể về mức tiết kiệm điện và giải pháp thực hiện tiết kiệm điện đối với
các thành phần và đối tượng có tham gia sử dụng điện bao gồm Cơ quan, Công
sở, Doanh nghiệp, Gia đình... và từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, chiếu sáng
công cộng đến tiêu dùng.
Trước tình hình đó, cần nâng cao ý thức tiết kiệm điện năng thông qua giáo
dục, từng người, giáo dục cộng đồng để có kiến thức về tiết kiệm điện, có ý thức
tiết kiệm điện. Giáo dục nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm điện là vấn đề có tính
chiến lược của mỗi quốc gia. Cho nên đưa giáo dục nâng cao ý thức sử dụng tiết
kiệm điện giảng dạy cho học sinh là một việc làm mang tính cấp thiết và có tầm
chiến lược lâu dài.
b. Tình hình dạy - học hiện nay
Xu thế chung hiện nay trong day học là chuyển hướng từ kiểu dạy - học tập

trung vào người dạy sang hướng tập trung vào người học. Con đường để nâng
cao tính tích cực, chủ động giải quyết vấn đề học tập của học sinh là sử dụng
phương tiện dạy học. Vì các phương tiện dạy học giúp học sinh thu thập thông tin
một cách thuận lợi nhất. Phương tiện trực quan không chỉ minh hoạ mà còn là
phương tiện để học sinh tự lực phát hiện kiến thức, qua đó mà tư duy được phát
triển, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phương tiện trực quan còn giúp cho GV
có thêm những công cụ để tổ chức dạy – học sinh động hơn, hướng cho HS đào
sâu những tri thức và kích thích hứng thú khám phá tri thức, hướng HS vào nhận
biết tình huống, giữa các hiện tượng nhằm phát huy tính tích cực.
Hiện nay hệ thống kiến thức tiết kiệm điện năng được tích hợp lồng ghép
vào các môn học ở trường THCS còn rất hạn chế. Bộ môn Công nghệ là một
trong những môn có khả năng đưa giáo dục tiết kiệm điện năng vào một cách
thuận lợi nhất vì hầu hết nội dung chương trình Công nghệ 8 đều có khả năng đề
cập tới tiết kiệm điện năng. Đặc biệt ở bộ môn Công nghệ 8. Lứa tuổi này các em
đã nắm bắt được nhiều thiết bị điện kể cả những thiết bị hiện đại.
=> Từ những lý do trên tôi thấy việc nâng cao ý thức tiết kiệm điện năng là rất
cần thiết và có tính cấp bách. Cho nên tôi chọn đề tài: “Sử dụng phương tiện
2


trực quan nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm điện năng cho học sinh thông qua
dạy - học - môn Công nghệ 8 ”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp giáo dục ý thức học sinh trong việc sử dụng điện tiết kiệm và
hiệu quả.
b. Phạm vi áp dụng.
Đề tài “Sử dụng phương tiện trực quan nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm
điện năng cho học sinh thông qua dạy - học. môn Công nghệ 8” được áp dụng
trực tiếp vào giảng dạy ở chương VII: Đồ dùng điện gia đình. Bao gồm các tiết

học sau:
+ Tiết 37 (Bài 38 ): Đồ dùng loại điện- quang. Đèn sợi đốt
+ Tiết 38 (Bài 39 ): Đèn huỳnh quang
+ Tiết 40 (Bài 41,42 ): Đồ dùng loại điện- nhiệt. Bàn là điện, Bếp điện, Nồi
cơm điện
Ngoài ra đề tài còn có áp dụng vào việc giảng dạy tích hợp giáo dục tiết
kiệm điện cho các môn như Công nghệ 8 trong một số tiết khác, Công nghệ 9,Vật
lí 9... Áp dụng vào sử dụng tiết kiệm điện cho một số thiết bị máy móc khác trong
gia đình: Bình nước nóng, máy điều hòa nhiệt độ, lò vi sóng, ấm đun nước siêu
tốc, tủ lạnh, tivi ... Cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích để góp phần tiết kiệm
điện năng. Ngoài ra có thể tổ chức lồng ghép các cuộc thi khác, đặc biệt Cuộc thi
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Phòng và Sở giáo dục - đào tạo tổ
chức.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
a. Mục tiêu nghiên cứu
- Tháo gỡ những khó khăn vướng mắc khi dạy- học tích hợp tiết kiệm
năng lượng.
- Giúp giáo viên và học sinh tiếp cận và làm quen với phương pháp dạyhọc tích cực, khám phá kiến thức thông qua Phương tiện trực quan.
- Giúp học sinh hiểu rõ về vai trò của tiết kiệm điện năng đối với đời sống.
- Giúp học sinh thấy được việc làm tiết kiệm điện năng giảm chi phí sử
dụng năng lượng điên góp phần đảm bảo nhu cầu điện năng cho gia đình và cả
thế hệ con cháu
- Giảm lượng khí thải và chất thải gây ô nhiễm môi trường, góp phần bảo
vệ môi trường.
- Giảm được chi phí xây dựng các nhà máy ( điện, lọc dầu,... )
- Từ đó tìm ra các biện pháp để tiết kiệm điện năng cho gia đình và cả xã
hội.
3



- Góp phần nâng cao ý thức tiết kiệm điện năng cho học sinh trung học cơ
sở và toàn xã hội
b. Nhiệm vụ nghiên cứu.
+ Xác định cơ sở lý luận và một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng
phương tiện trực quan để giáo dục ý thức tiết kiệm điện năng cho học sinh.
+ Xác định thực trạng của việc lãng phí điện năng hoặc sử dụng không hợp
lý và việc giáo dục cho học sinh.
+ Vận dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm tư liệu hỗ trợ dạy học.
+ Tổng kết và đề xuất một số biện pháp tiết kiệm điện năng đưa vào dạy
học cả hoạt động ngoại khóa.
4. Giải pháp nghiên cứu.
- Quan sát sư phạm
- Ðiều tra giáo dục
- Tổng kết kinh nghiệm
- Thực nghiệm sư phạm
- Phân tích và tổng kết kinh nghiệm
5. Điểm mới của đề tài.
Giúp giáo viên và học sinh tiếp cận và khai thác kiến thức và phương pháp
tiết kiệm điện qua công nghệ thông tin, thiết bị trực quan, đồ dùng trực quan.
Sử dụng phương tiện trực quan vào dạy- học là cách dạy - học hướng tới
việc học tâp chủ động chống lại thói quen học tập thụ động, dạy chay đòi hỏi phát
huy tính tích cực cả người dạy và người học mà thực chất đòi hỏi người dạy phát
huy được tính tích cực của người học. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp
tự học, phương pháp tự tìm tòi làm cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học,
để chuẩn bị cho người học thích ứng với một xã hội học tập, trong đó người học
có năng lực học tập liên tục suốt đời.
Rèn luyện kỉ năng phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy
sinh trong thực tiễn, biết vận dụng những điều đã học vào những tình huống mới,
tự lực phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong thực tiễn.
Phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm là kiểu dạy mà hoạt động của

GV là tổ chức những tình huống có vấn đề, dựa vào thiết bị, hình vẽ, mô hình,. ...
Từ đó đặt ra những câu hỏi vấn đáp, HS dựa vào những kiến thức đã có, nêu giả
thuyết và các phương hướng giải quyết vấn đề.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận.
a. Khái niệm về phương tiện trực quan.
Trong các tài liệu về lý luận dạy học, phương tiện trực quan là những vật
chất, vật tượng hình và các vật tạo hình được sử dụng để dạy- học. Các vật chất
4


bao gồm các thiết bị máy móc, vật tượng trưng như tranh, ảnh, mô hình, hình vẽ,
băng video, đèn chiếu dùng trong trường hợp thay thế cho các sự vật và hiện
tượng khó quan sát trực tiếp hoặc trong những điều kiện khách quan không cho
phép.
b. Vai trò của phương tiện trực quan.
Phương tiện trực quan là phương tiện chuyển tải thông tin từ người dạy
sang người học theo một phương pháp dạy học nào đó. Phương tiện trực quan có
thể thay thế cho những sự vật hiện tượng và các quy trình xãy ra trong thực tiễn
mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp được. Chúng giúp cho giáo
viên phát huy tất cả các giác quan của học sinh trong học tập.
Phương tiện trực quan là công cụ làm cho người dạy và người học đạt hiệu
quả cao.
Trong các thiết bị, máy móc có giá trị sư phạm cao.
Trong quá trình dạy học không phải bao giờ cũng có sẵn vật thiết bị, máy
móc dãn mác năng lượng. Do đó yêu cầu đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi mọi
cách thậm chí là mượn người bán hàng dạy xong sau đó lại trả.
Phương tiện trực quan được xây dựng dễ gây hứng thú nhiều hơn trong
giảng dạy, là một yếu tố phương tiện trong quá trình dạy học, nó kết hợp với các
yếu tố khác như hoạt động của GV và hoạt động của học sinh tạo thành một

chỉnh thể hoàn chỉnh của quá trình dạy học.
Trong dạy - học Công nghệ, các phương tiện trực quan: Thiết bị thật, hình
vẽ, tranh ảnh ... được coi là những phương tiện cần thiết để phát huy tính tích cực
của học sinh trong đó đặc biệt là thiết bị thật. Các phương tiện dạy học và sự thể
hiện của thiết bị thật, hình vẽ, sơ đồ… giúp học sinh thu nhận thông tin và sự vật,
hiện tượng sinh học một cách sinh động, tạo điều kiện hình thành biểu tượng sinh
học cho học sinh.
Phương tiện trực quan có thể cung cấp cho học sinh các kiến thức một cách
chính xác. Như vậy nguồn thông tin mà học sinh thu thập được trở nên đáng tin
cậy và được nhớ lâu bền hơn, làm cho việc giảng dạy cụ thể hơn. Vì vậy làm tăng
thêm khả năng của HS tiếp thu những sự vật hiện tượng và quá trình phức tạp mà
bình thường HS khó nắm vững được. Rút ngắn thời gian giảng dạy mà HS lĩnh
hội kiến thức nhanh hơn, giải phóng người thầy khỏi một cổ máy thuyết trình. Do
đó mà chất lượng dạy - học được nâng cao.
c. Các loại phương tiện trực quan.
Phương tiện trực quan là tất cả các đối tượng nghiên cứu, được tri giác trực
tiếp nhờ các giác quan. Trong dạy học Công nghệ có các loại Phương tiện trực
quan:
+ Các thiết bị, máy móc thật: bóng đèn …
5


+ Các vật tượng hình: Mô hình, tranh vẽ, ảnh, đèn chiếu, phim video, máy
chiếu, sơ đồ, biểu đồ ...
2. Cơ sở thực tiễn.
Việc cấp bách đổi mới phương pháp dạy học đặt ra đồng thời với việc sử
dụng các phương pháp dạy học và thiết bị kỹ thuật để tổ chức hoạt động học tập
nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh. Nhưng thực trạng ở cơ
sở, phương pháp dạy học bộ môn Công nghệ nói chung và Công nghệ 8 nói riêng
ở các trường THCS đang là một vấn đề khó khăn đối với giáo viên bộ môn. Thiếu

về số lượng, thiếu những thiết bị mới loại tiết kiệm năng lượng, kém về chất
lượng. Vì vậy, việc dạy học có sử dụng Phương tiện trực quan chưa được áp dụng
đại trà và phổ biến mà chỉ được áp dụng vào các giờ thao giảng, kiểm tra đánh
giá, một số tiết dạy có đồ dùng nhưng đã cũ. Phải chăng cùng với việc thiếu thốn
phương tiện dạy học thì phần nào đã ảnh hưởng đến phương pháp dạy – học của
giáo viên => Cho nên nhiều giáo viên chưa tự tin đổi mới phương pháp dạy - học
theo hướng tích cực.
3. Giải pháp thực hiện.
a. Các biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện và hiệu quả.
Tiết kiệm điện năng mang lại lợi ích rất to lớn: Tiết kiệm tiền cho bạn và
gia đình. Góp phần đảm bảo nhu cầu điện cho gia đình bạn và thế hệ con cháu
của bạn. Góp phần hạn chế cắt điện luân phiên, giảm lượng khí thải và chất thải
gây ô nhiễm môi trường. Góp phần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ sức khỏe cho bạn
và cả gia đình. Giảm được chi phí xây dựng các nhà máy ( điện, lọc dầu... ).
Để không lãng phí nguồn điện năng như hiện nay, EVN đang triển khai
chương trình 5 triệu đèn compact, cùng các nhà cung cấp phát triển thị trường,
phổ biến dùng đèn compact rộng rãi cho các hộ dân để tiết kiệm điện.
Hiện toàn quốc đã có trên 600. 000 bình nước nóng năng lượng mặt trời
được lắp đặt và sử dụng phục vụ sinh hoạt trong các hộ gia đình, giúp giảm đáng
kể việc tiêu thụ điện cho các hộ dân. Bộ Công Thương còn kết hợp với Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai hệ thống bình đun nước nóng mặt trời quy
mô công nghiệp tại ba miền theo mô hình dịch vụ năng lượng (ESCO). Dự án
triển khai đã tiết kiệm được hơn 2 GWh điện, tương đương với hơn 5 tỷ đồng.
Triển khai nhiều hoạt động tiết kiệm điện năng như: hưởng ứng giờ trái đất
tắt đèn 1 giờ đồng hồ vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng, thay các thiết bị điện
cũ kỹ, cải tiến hệ thống chiếu sáng. Việc làm này đã giúp tiết kiệm được lượng
điện năng tiêu thụ khá lớn, làm lợi cho gia đình và cộng đồng hàng trăm triệu
đồng.
Tiết kiệm năng lượng là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng
tiết kiệm là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ; không dùng nữa thì tắt ngay. Ví dụ: chỉ

6


bật đèn tại những vị trí sinh hoạt, cần chiếu sáng và bật vừa đủ, dùng xong thì tắt
ngay, sử dụng hiệu quả là sử dụng một lượng năng lượng ít nhất mà vẫn thỏa mãn
nhu cầu sử dụng. Ví dụ: sử dụng các loại đèn tiết kiệm như đèn led, huỳnh quang,
đèn compact điện năng tiêu thụ thấp hơn nhiều loại đèn dây tóc mặc dù cho độ
sáng như nhau.
Tăng cường tuyên truyền thông tin về những ưu điểm của các sản phẩm
thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, sử dụng các loại thiết bị tự động tắt điện,
thiết bị thông minh tiết kiệm điện năng để tiết kiệm điện.
b. Biện pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình
* Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện và sử dụng hợp lí
Các thiết bị điện, thế hệ càng mới khả năng tiết kiệm điện càng cao. Khi
chọn lựa thiết bị điện quay (bơm nước, quạt điện, máy giặt... ), bạn nên chọn
động cơ có nhiều nấc tốc độ hoặc có biến tần đi kèm để tiết kiệm điện. Với bóng
đèn, bạn nên sử dụng đèn led, đèn tuýp gầy và compact thay cho bóng đèn sợi
đốt. Vì bóng đèn tròn tiêu thụ điện gấp 4-5 lần so với đèn huỳnh quang… Bên
cạnh đó, bạn có thể sử dụng các thiết bị sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên như
bình năng lượng mặt trời, pin mặt trời, đèn điện từ, máy bơm nước sử dụng năng
lượng mặt trời để hạn chế sử dụng nguồn điện năng.
Tránh hoặc hạn chế dùng các thiết bị điện vào giờ cao điểm. Lựa chọn thiết
bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng.
* Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học
Biện pháp này cũng góp phần tiết kiệm điện rất lớn. Ví dụ máy bơm đặt ở
vị trí thích hợp sẽ giúp bể nước của bạn nhanh đầy hơn. Trong nhà nên quét vôi
hoặc lăn tường bằng màu sáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm một phần
ánh sáng điện.
Bạn nên lắp đặt quạt trần, vì khi quạt trần hoạt động, sẽ phản gió xuống
sàn, gió từ dưới sàn sẽ lan tỏa ra xung quanh, đập vào tường và tỏa ra khắp

phòng, mát và tiết kiệm hơn so với quạt cây.
* Điều chỉnh thói quen sử dụng đồ dùng điện trong gia đình
Thiết bị chiếu sáng: Hiện nay có đèn led là một sáng tạo thông minh, Đèn
Led là loại đèn tiết kiệm điện nhất hiện nay(tiết kiệm được 75% so với đèn sợi
đốt). Nếu mỗi hộ gia đình đều sử dụng đèn Led sẽ giúp tiết giảm khoảng 10-15%
sản lượng điện tiêu thụ của cả nước. Ngoài việc tiết kiệm điện năng trong gia
đình, đèn Led còn giúp không gian của gia đình bạn mát mẻ hơn vì đèn không
sản sinh ra nhiều nhiệt, sử dung đèn led là lựa chọn thông minh, có tuổi thọ gấp
khoảng 10 lần đèn compact, đèn compac tuổi thọ lại cao hơn đèn sợi đốt khoảng
8 lần. Hiệu suất phát sáng gấp 2 đến 3 lần đèn compac, đèn com pac gấp 4 đến 5
lần đèn sợi đốt. Ngoài ra có ánh sáng dịu hơn cả compac. Để tiết kiệm điện năng
7


nên chọn đèn LED, compac hoặc đèn tuýp gầy T5, T8 sử dụng ballast điện tử: Vì
tiết kiệm hơn khoảng 20% điện năng tiêu thụ so với sử dụng ballast truyền thống
(ballast điện cảm) và làm tăng gấp đôi tuổi thọ cho bóng đèn là một lựa chọn hiệu
quả cho việc tiết kiệm điện mà vẫn đảm bảo ánh sáng theo yêu cầu.
Tủ lạnh: Tủ lạnh, tủ đông là một trong những thiết bị tiêu tốn nhiều điện
trong gia đình. Nhiều gia đình có thói quen rút ổ cắm tủ lạnh hoặc tủ đông vào
ban đêm để tiết kiệm điện. Nhưng theo các chuyên gia năng lượng, đây là quan
niệm hoàn toàn sai lầm. Thay vì việc rút tủ lạnh, tủ đông vào bạn đêm, bạn hoàn
toàn có thể tiết kiệm năng lượng cho những thiết bị này bằng nhiều cách khác.
Đầu tiên, luôn nhớ phải đặt tủ lạnh ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ
mặt trời và các nguồn nóng khác. Bạn cũng nên đặt tủ lạnh cách tường ít nhất 10
cm để tủ lạnh có thể thoát nhiệt. Hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện, cứ mở cửa tủ 1
giây thì mất 10 giây để làm lạnh lại như ban đầu. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên
để ở chế độ 3-6 độ C. Với chế độ đông lạnh, bạn để -15 độ C đến -18 độ C. Cứ
lạnh hơn 10 độ C là tốn thêm 25% điện năng. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm
tra gioăng cao su. Kiểm tra thấy sương bên ngoài tủ có nghĩa tủ bị hở gioăng,

hoặc nghi ngờ gioăng bị hở thì lấy tờ giấy mỏng bỏ vào khe cánh tủ rồi đóng cửa
tủ lại rút tờ giấy ra chặt thì không bị hở. Nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh
sẽ phải làm việc nhiều nên rất tốn điện, để thực phẩm trong tủ không quá ít và
cũng không quá nhiều, chiếm khoảng 80% diện tích của tủ là vừa. Trường hợp ít
thực phẩm thì có thể bỏ đá vào để giữ lạnh lâu hơn. Giữa các phần thực phẩm
phải có khe hở.
Máy điều hoà nhiệt độ: Khi có nhu cầu lắp đặt bạn cần chọn loại có công
suất phù hợp với phòng. Phòng có diện tích từ 9m2 đến 15m2 chọn loại
9000BTU. Phòng có diện tích từ 15m2 đến 20m2 chọn loại 12000BTU …Không
nên mua loại đã qua sửa chữa mà cần chọn loại có chứng nhận và dán nhãn tiết
kiệm năng lượng (Energy Star); Khi sử dụng nên cài đặt nhiệt độ lạnh hợp lý:
Ban ngày 250C đến 260C, ban đêm 250C đến 270C. Nên để nhiệt độ ở mức trên
20độC. Cứ cao hơn 10 độC là bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu bạn
thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng. Nếu
đặt máy xa tường bạn sẽ tiết kiệm 20 - 25% điện năng. Nên tắt máy điều hòa nếu
bạn vắng nhà 1 giờ trở lên. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người sử dụng không
nên để nhiệt độ của điều hòa chênh lệch với nhiệt độ của ngoài trời quá nhiều.
Mức chênh lệch nhiệt độ tốt nhất là 7 oC- 10 oC. Khi thời tiết quá nóng, người sử
dụng nên bật thêm quạt để làm mát, thay vì hạ thấp nhiệt độ bằng điều hòa. Cách
làm này sẽ giúp tiết kiệm được nhiều điện hơn. Nếu chỉ tắt điều hòa bằng điều
khiển, máy sẽ vẫn thiêu thụ một lượng điện khoảng 15W. Vì vậy, sau khi tắt máy,
người sử dụng nên ngắt thiết bị bằng áp-tô-mát.
8


Quạt điện: Các bạn lưu ý, nên điều chỉnh tốc độ quạt phù hợp với nhu cầu
cần thiết vì khi mở quạt ở số mạnh nhất sẽ tốn hao điện nhiều nhất; Nhớ vệ sinh
định kỳ và tra dầu vào ổ quạt sau mỗi 6 (sáu) tháng sử dụng. Khi lắp đặt quạt
chọn vị trí phù hợp, đặt không quá xa hoặc không quá gần vị trí sử dụng,không
đặt vị trí luôn tiếp xúc với ánh năng mặt trời, ngược chiều gió, không đặt hai quạt

đối diện nhau.
Ti vi: Nên chọn Tivi có màn hình LCD, LED vì tiết kiệm điện năng từ 30%
trở lên so với các loại thông thường khác; Không nên để màn hình ở chế dộ sáng
quá để đỡ tốn điện. Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với diện tích nhà bạn vì ti vi
càng to càng tốn điện. Do vậy, việc lựa chọn và sử dụng thiết bị này để tiết kiệm
năng lượng cần được cân nhắc để phù hợp với gia đình bạn. Hiện nay, khi xem
tivi các thành viên trong gia đình chúng tôi đều tập trung ở phòng khách và hạn
chế mở tivi ở từng phòng, đồng thời tắt ngay các bóng đèn điện không cần thiết
trong phòng nhằm tiết kiệm điện. Sau khi xem xong không tắt tivi bằng điều
khiển mà tắt bằng nút tắt ở tivi và rút phích cắm, ngoài việc tiết kiệm điện chúng
tôi cảm nhận được sự đoàn tụ, ấm cúng trong những thời điểm cả nhà cùng xem
tivi.
Bàn là: Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là trước khi là, điều này giúp cho
bàn là hoạt động hiệu quả hơn. Cài đặt nhiệt độ của bàn là thích hợp cho từng loại
vải. Tập trung tất cả đồ cần là một lần để tận dụng sức nóng liên tục của bàn là.
Phân loại quần áo trước khi là: Để chung các loại vải có cùng chất liệu hoặc chất
liệu gần giống nhau để là cùng một lượt. Sau khi đã ngắt điện, dùng nhiệt độ còn
dư trên bàn là, là tiếp những quần áo mỏng như tơ, lụa, hay khăn tay. Không là đồ
vào những giờ cao điểm. Không là quần áo khi còn đang ướt, bởi sẽ tốn một
lượng điện năng lớn để làm khô quần áo. Không là quần áo trong phòng máy
lạnh, vì nhiệt độ môi trường sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ của bàn là, dẫn đến điện
năng tiêu thụ nhiều hơn. Ngoài ra, tiết kiệm năng lượng với bàn là bạn nên sử
dụng bàn là có bộ điều khiển điện tử vì nó cho phép sai số rất nhỏ và điều khiển
đúng nhiệt độ bạn cần, điều này sẽ giảm được đến 5% điện năng tiêu thụ của bàn
là.
Nồi cơm điện: Một nồi cơm điện tiêu thụ khoảng 5,4 kwh giờ điện mỗi
tháng, nhưng nếu bạn sử dụng chế độ giữ ấm để hâm nóng đồ ăn trong 2 giờ mỗi
ngày thì lượng điện lãng phí sẽ đủ để nấu cơm trong nửa tháng. Ngoài ra, để tiết
kiệm điện bạn nên hạn chế lượng nhiệt ở trong nồi thoát ra một cách ít nhất bằng
cách đóng thật khít nắp đậy của nồi. Tránh mua nồi cơm điện giá rẻ của một số

nhà sản xuất chưa rõ thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ; không dùng chung ổ
cắm với những đồ điện tiêu thụ công suất cao vì có thể phát nhiệt nhiều trên dây
dẫn và ổ cắm điện. Không nên nấu cơm quá sớm, chỉ nên nấu cơm trước khi ăn
9


khoảng 30 đến 45 phút để hạn chế thời gian hâm nóng (sẽ ít tốn điện). Làm sạch
đáy nồi (phía bên trong và bên ngoài) và làm sạch mâm nhiệt (tiếp xúc đáy nồi)
chính là biện pháp tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng nồi cơm điện;
Máy giặt: Hiện nay, máy giặt đã trở thành một thiết bị gia dụng hiệu quả,
nhất là đối với những phụ nữ phải quán xuyến công việc gia đình; Để tiết kiệm
điện, chỉ sử dụng máy giặt khi quần áo cần giặt đã đủ theo số lượng định mức của
máy, hạn chế sử dụng máy trong giờ cao điểm và hạn chế cài đặt chế độ giặt bằng
nước nóng khi không thật sự cần thiết.
Máy bơm nước: Chọn máy bơm phù hợp với công suất sử dụng, vì máy có
công suất lớn hơn nhu cầu sẽ tiêu thụ điện nhiều hơn. Chọn bồn nước có kích
thước phù hợp với nhu cầu sử dụng gia đình để giảm tần suất bơm, có van tự
động bơm lắp phù hợp. Các van xả và hệ thống nước sử dụng phải kín.
Máy tính: Với màn hình máy tính có độ sáng càng cao, màu càng đậm thì
càng tốn điện. Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15
phút. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa
bảo vệ được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong
thời gian tạm dừng sử dụng máy (down-time).
Lò vi sóng: Trước khi sử dụng lò vi sóng, nên xem kỹ và tuân theo các
hướng dẫn của mỗi lò nấu. Nên dùng đồ đựng thực phẩm an toàn trong lò vi sóng
như dụng cụ bằng thủy tinh, đồ sứ, đồ gốm, một vài loại plastic, giấy cứng. Luôn
luôn dùng đồ nấu lớn hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài. Không bật lò vi sóng
trong phòng có điều hoà nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để không ảnh
hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này. Không nên dùng đồ sứ có
viền kim loại vì sẽ gây ra tia điện. Đồ kim loại hút giữ nhiệt, làm thực phẩm lâu

chín và cũng gây ra tia điện. Không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực
phẩm bán sẵn, các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng
có thể lẫn vào thức ăn. Không dùng đồ đựng bằng gỗ vì khi nóng sẽ nứt. Không
dùng đồ đựng bằng nylon hoặc poly-ester vì có thể chảy mềm. Đừng đậy món ăn
quá kín vì áp suất bên trong lên cao sẽ nổ tung. Nên phủ đồ nấu với miếng khăn
giấy áp hoặc miếng plastic mỏng để giữ hơi ẩm cho món ăn. Để nấu ăn an toàn,
chúng ta không nấu khi cửa lò không đóng kín hoặc bị vênh. Luôn luôn có nước
hoặc thực phẩm ướt khi dùng lò, để ống magnetron không bị hư hao. Khi món ăn
quá khô, có thể để một ly nước trong lò. Khi dùng, hạn chế đưa đồ đông lạnh vào
trong lò vì nhiệt độ quá thấp thì lò vi sóng sẽ phải làm việc lâu hơn.
Lò nướng: Giảm tối thiểu số lần bạn mở cửa chiếc lò nướng bánh, quay
thịt, quay gà khi lò đang làm việc. Mỗi lần mở như thế, nhiệt truyền ra ngoài
khiến cho nhiệt độ của lò lập tức bị giảm từ 15 đến 30 độ C, có thể còn hơn nữa.
Đừng để quá nhiệt lâu hơn cần thiết. 10 phút là đủ. Khi nướng thịt, quay gà...
10


không cần để quá nhiệt. Khi bỏ món ăn ra khỏi là vẫn còn dư nhiệt, có thể tận
dụng để làm nóng các món ăn khác.
Máy nước nóng: Nên sắp xếp thời gian tắm rửa bằng nước nóng của các
thành viên trong gia đình gần nhau để tiết kiệm điện. Nên mua máy nước nóng
loại tốt có lắp bộ an toàn điện. Không nên cài đặt nhiệt độ nước quá nóng, nên
dùng vòi sen lưu lượng thấp. Nên sử dụng máy nước nóng trực tiếp thay cho máy
nước nóng gián tiếp. Lãng phí nước nóng là lãng phí năng lượng nhiều nhất. Hiện
nay những bình đun nước nóng dùng năng lượng mặt trời rất phổ biến. Chỉ cần
đầu tư một lần là có thể sử dụng được lâu dài. Bạn hãy nhớ, không nhất thiết phải
cái nắng gay gắt của mùa hè mới làm bình nước dùng năng lượng mặt trời nóng
lên mà ngay cả mùa đông, nước vẫn được đun nóng. Tất nhiên, nhiệt độ nước
nóng dùng phải cao hơn, có thể nước dùng năng lượng “Trời cho” không đủ đạt
đến nhiệt độ cần thiết, nhưng nếu bạn bố trí cho nó chảy vào bình đun nước thì

năng lượng tiết kiệm được không hề nhỏ.
Bếp từ: Bếp từ là loại bếp tiết kiệm điện nhất hiện nay. Dùng đúng loại nồi,
chảo phù hợp với bếp, không nên dùng chảo nhôm vì chúng không bị nhiễm từ.
Không bật nhiệt độ cao trước khi làm chín thức ăn, thay vào đó là để chế độ nhiệt
thấp khi mới bật bếp rồi tăng dần trong quá trình nấu. Tắt bếp trước vài phút khi
quá trình đun nấu hoàn thành vừa là một cách tiết kiệm điện hiệu quả, vừa cũng
đủ để làm thức ăn chín hoàn toàn.
Mỗi gia đình của Việt Nam chỉ cần tắt bớt một bóng đèn vào giờ cao điểm
(từ 18h-22h) sẽ tiết kiệm được hàng ngàn tỉ đồng chi phí ngân sách đầu tư cho
việc bổ sung nguồn điện, lưới điện hàng năm.
c. Nguyên tắc đưa giáo dục ý thức tiết kiệm điện năng vào dạy - học.
Đây là khâu quan trọng và gây khó khăn không nhỏ đối với giáo viên. Khi
soạn giáo án, giáo viên cần xem xét, nghiên cứu và chọn lọc nội dung giáo dục ý
thức tiết kiệm điện để tích hợp, lồng ghép vào nội dung bài dạy một cách thích
hợp. Vì vậy khi lựa chọn nội dung, giáo viên cần tuân thủ những nguyên tắc cơ
bản sau đây:
+ Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục phải phù hợp với đối tượng.
+ Nội dung giáo dục tiết kiệm điện phải khai thác tình hình thực tế ở gia
đình, địa phương.
+ Chú trọng phương pháp thực hành.
+ Tạo chủ động cho người học tham gia hoạt động.
+ Đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học.
+ Đảm bảo nội dung và thời gian giờ học.
d. Xác định mục tiêu của giáo dục tiết kiệm điện cho học sinh:
* Về kiến thức: Học sinh hiểu được.
11


+ Vai trò của điện năng đối với đời sống con người.
+ Tiết kiệm tiền cho gia đình.

+ Góp phần đảm bảo nhu cầu điện, gas, xăng… cho gia đình bạn và toàn
xã hội
+ Góp phần hạn chế cắt điện luân phiên tại khu vực mình ở.
+ Góp phần bảo vệ sự trong lành của môi trường – chính là bảo vệ sức
khỏe cho bạn và cả gia đình, xã hội.
* Về kỹ năng:
+ Có kỷ năng phát hiện vấn đề và biện pháp bảo vệ tiết kiệm điện năng.
+ Có kỷ năng nhận biết được lãng phí điện năng.
+ Tuyên truyền, vận động trong gia đình, nhà trường và xã hội chung tay
tiết kiệm điện.
* Về thái độ:
+ Có thái độ thân thiện yêu thích với năng lương điện.
+ Quan tâm đến việc tiết kiệm điện với cá nhân, gia đình, cộng đồng.
+ Ủng hộ, tham gia các hoạt động tiết kiệm điện, phê phán hành vi gây hại
lãng phí điện năng.
e. Phương thức dạy học tích hợp tiết kiệm điện.
Giáo dục tiết kiệm điện là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được
triển khai theo phương thức tích hợp. Việc tích hợp thể hiện ở 3 cấp độ.
+ Mức độ toàn phần: Mục tiêu, nội dung bài học phù hợp hoàn toàn với
mục tiêu nội dung tiết kiệm điện.
+ Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu nội dung tiết kiệm
điện.
+ Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách lôgic.
Dạy học tích hợp tiết kiệm điện ở các Tiết 37, 38, 40, 43...
Chương VI: Đồ dùng điện gia đình
Phương
Tên bài
Nội dung
thức
Tiết 37(Bài 38)

-Lựa chọn đèn sợi đốt có công suất Lồng ghép
Đồ dùng loại điện- phù hợp với tính chất công việc, đảm
quang. Đèn sợi đốt
bảo được cấc yêu cầu chiếu sáng. Ví
dụ: đọc sách, sưởi ấm gà mới nở ... là
sử dụng hợp lí điện năng.
Tiết 38(Bài 39)
- Sử dụng đèn huỳnh quang với hiệu Lồng ghép
Đèn huỳnh quang
suất phát quang cao có thể tiết kiệm từ
10 đến 30 % điện năng
- Sử dụng đèn led tiết kiệm điện hiệu
12


quả nhất.
Tiết 40(Bài 41,42)
- Hiểu được nguyên tắc làm việc của Lồng ghép
Đồ dùng loại điện- nhiệt. bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện,
Bàn là điện, Bếp điện, thông số kĩ thuật, cách sử dụng để để
Nồi cơm điện.
áp dụng tiết kiệm điện.
- Chỉ sử dụng bàn là khi cần thiết
chiều chỉnh nhiệt độ phù hợp, nấu
cơm thời gian phù hợp để giảm tiêu
thụ điện.
Tiết 43 (Bài 48,49)
- Giảm bớt tiêu thụ điện điện năng Lồng ghép
Sử dụng hợp lí điện trong giờ cao điểm:
năng. Thực hành: Tính + Không dùng thiết bị có công suất

toán điện năng tiêu thụ lớn.
trong gia đình.
+ Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất
cao.
+ Không sử dụng lãng phí diện năng.
- Điện năng tiêu thụ A = Pt(Wh) phụ
thuộc
+ Công suất
+ Thời gian làm việc
+ Tính toán, lựa chọn các đồ dùng
phù hợp để tiết kiệm điện năng
- Nâng cao ý thức của học sinh tiết
kiệm điện.
f. Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục tiết kiệm điện.
Giáo dục tiết kiệm điện có thể được vận dụng một số phương pháp như:
+ Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tế.
+ Phương pháp thực hành.
+ Phương pháp hoạt động thực tiễn.
+ Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng.
+ Phương pháp nêu gương.
+ Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống tiết kiệm điện.
+ Phương pháp thảo luận.
+ Phương pháp tổ chức dưới dạng trò chơi
Trong các phương pháp vừa nêu trên có thể phối hợp với việc cho học sinh
khai thác kiến thức qua phương tiện trực quan( đặc biệt khai thác và cập nhật qua
công nghệ thông tin)
g. Những nguyên tắc khi sử dụng phương tiện trực quan
13



Để truyền đạt và lĩnh hội nội dung kiến thức sủ dụng phương tiện trực quan
có vai trò rất quan trọng. Tuỳ theo các loại phương tiện trực quan được sử dụng
mà phân ra như sau.
+ Phương pháp sử dụng các thiết bị thật, đồ dùng (đây là phương pháp
quan trọng nhất )
+ Phương pháp sử dụng các hình ảnh .
+ Phương pháp sử dụng mô hình.
* Nguyên tắc sử dụng thiết bị.
- Giáo viên phân phát tận tay học sinh những thiết bị thật: Giáo viên có thể
chuẩn bị hoặc huy động học sinh.
- Thiết bị thật bảo đảm chất lượng, tính thẩm mĩ.
- Thiết bị thật phải đưa ra đúng lúc, có sức thu hút mạnh đối với HS.
- GV cần nghiên cứu tỉ mỉ từng động tác cần làm để hướng dẫn HS
- Tạo điều kiện để cả lớp nhìn rõ thiết bị thật: thiết bị thật đặt ở vị trí thích
hợp cho mọi HS đều nhìn thấy.
- Việc cho xem thiết bị thật phải tiến hành thong thả, tránh vội vã. Như vậy
mới cho HS xem được những chi tiết quan trọng.
- Các chi tiết thiết bị thật lớn phải dùng thước chỉ vào, những vị trí cần chú
ý có thể dùng thước khoanh tròn vị trí đó.
- Trước khi quan sát GV hướng dẫn HS những vị trí cần quan sát trên,
đồng thời đặt câu hỏi để phát huy trí lực của HS.
- Lưu ý HS trật tự, nghiêm túc khi quan sát và bảo quản thiết bị thật.
* Nguyên tắc sử dụng đồ dùng tượng hình
+ Hình vẽ trên bảng: GV có thể vừa vẽ, vừa giảng.
- Hình vẽ trên bảng có thể giúp GV trình bày bài mạch lạc, học sinh dễ
theo dõi, tiếp thu bài, chỉ vẽ khi cần HS chú ý đến một vài chi tiết nhất định.
- Những hình vẽ đơn giản thì GV vừa vẽ, vừa giảng, hướng dẫn HS vừa
ghi vào vở, vừa vẽ.
- Đối với hình vẽ phức tạp GV có thể vẽ trước vào bảng phụ, đưa ra đúng
lúc.

- Trong khi vẽ cần lưu ý đến tỷ lệ cân đối, hình vẽ rõ ràng, đẹp mắt.
- Cần phát triển dùng sơ đồ trong bài giảng thì HS sẽ chăm chú học tập.
* Mô hình.
- GV chỉ sử dụng mô hình khi không có thiết bị thật.
- Khi sử dụng mô hình GV phải tuân theo những nguyên tắc chung.
* Sử dụng phim ảnh, đèn chiếu.

14


- Phim ảnh phản ánh trạng thái sinh động của sự phát triển một hiện tượng
sinh học nào đó hoặc là vạch ra những điều kiện muôn hình, muôn vẽ của sự biến
đổi những hiện tượng đó.
- Thời gian cho xem phim trong bài giảng chỉ vài phút để hỗ trợ cho bài
giảng, thời gian còn lại giành cho các hoạt động học tập khác.
- Tuỳ theo mục đích bài, trước khi chiếu phim GV có thể trình bày nội
dung, nêu một số câu hỏi trước khi xem, trong khi xem, sau khi xem. Có như vậy
mới phát huy hết ưu điểm của phương pháp này.
- Với tất cả các loại thiết bị trước và sau khi sử dụng GV phải để ở chổ
khuất để tránh sự tò mò chú ý của học sinh gây mất tập trung đến bài học
=> Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học cần được áp dụng rộng
rãi để đổi mới PPDH theo mục tiêu đào tạo những con người tích cực - năng
động và sáng tạo. Với khuôn khổ của đề tài này, xin được trình bày phương pháp
sử dụng phương tiện trực quan để dạy học tiết kiệm điện năng trong các tiết học
thuộc môn công nghệ 8.
+ Tiết 37 (Bài 38 ): Đồ dùng loại điện- quang. Đèn sợi đốt
+ Tiết 38 (Bài 39 ): Đèn huỳnh quang
+ Tiết 40 (Bài 41,42 ): Đồ dùng loại điện- nhiệt. Bàn là điện, Bếp điện, Nồi
cơm điện
4. Hiệu quả mang lại của đề tài

a. Ứng dụng lý luận để thiết kế bài dạy có sử dụng PTTQ nhằm nâng
cao ý thức tiết kiệm điện năng cho học sinh.
TIẾT 37 (Bài 38) ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN - QUANG. ĐÈN SỢI ĐỐT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt.
- Hiểu được các đặc điểm của đèn sợi đốt
- Hiểu được ưu, nhược điểm của mỗi loại đèn điện để lựa chọn hợp lý đèn
chiếu sáng trong gia đình.
2. Kĩ năng.
- Kĩ năng quan sát, phân tích kiến thức.
- Biết lựa chọn và sử dụng đèn phù hợp
3. Thái độ.
- Có ý thức sử dụng đèn sợi đốt đúng nơi, phù hợp với công suất.
- Tuyên truyền mọi người sử dụng đèn phù hợp để tiết kiệm điện năng.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Bài giảng Powerpoint trên máy tính xách tay, máy chiếu, màn chiếu
15


- Tìm hiểu đèn sợi đốt. Chuẩn bị một số bóng đèn sợi đốt.
- Đèn sợi đốt đuôi vặn, đuôi cài còn tốt, đã hỏng.
Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập
- Tìm hiểu các đồ điện loại điện - quang.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vật liệu dẫn điện (đồng, nhôm) được làm trong những đồ dùng nào ?

3. Hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA TRÒ HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA THẦY
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại đèn.
I.
Phân loại đèn điện.
- GV cho học sinh xem hình ảnh một số Hs thảo luận trả lời:
loại đèn.
Đèn điện tiêu thụ điện năng và biến
- Đèn điện thuộc nhóm đồ dùng điện đổi điện năng thành quang năng.
nào?
Dựa vào nguyên lý làm việc, người
- Hãy kể tên một vài loại đèn điện mà ta phân đèn điện ra ba loại chính:
em biết? thuộc loại đèn nào ?
- Đèn sợi đốt.
- Đèn huỳnh quang.
- Đèn phóng điện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đèn sợi đốt.
II. Đèn sợi đốt:
- Cho học sinh quan sát hình ảnh đèn 1. Cấu tạo:
sợi đốt, bóng đèn thật
Đèn sợi đốt có 3 bộ phận chính: sợi
- Hãy cho biết đèn sợi đốt gồm có đốt, bóng thuỷ tinh và đuôi đèn.
những bộ phận nào?
a. Sợi đốt:
- Sợi đốt phải có những đặc tính gì?
b. Bóng thuỷ tinh:
-Tại sao sợi đốt lại có dạng lò xo xoắn? c. Đuôi đèn:
- Vì sao bên trong hút hết không khí và 2. Nguyên lý làm việc.
bơm khí trơ vào ?

Khi dòng điện chạy trong dây tóc
-Nên chọn đèn đuôi vặn hay đuôi cài?
đèn làm dây tóc nóng lên đến nhiệt
Vì sao?
độ cao  phát sáng.
- Đèn sợi đốt hoạt động như thế nào?
3. Đặc điểm của đèn sợi đốt.
- Giáo viên lắp cho đèn sợi đốt sáng. a. Đèn phát ra ánh sáng liên tục, ánh
Yêu cầu HS quan sát đưa ra nhận xét.
sáng rõ.
- Đèn sợi đốt có những ưu, nhược điểm b. Hiệu suất phát quang thấp.
gì?
- Chỉ 4 đến 5 % phát sáng còn nữa
- Các số liệu kỹ thuật của đèn sợi đốt có là tỏa nhiệt.
16


ý nghĩa gì ?
- Vì sao nói sử dụng đèn sợi đốt tốn
điện và lãng phí tiền ?
- Sử dụng bóng đèn sợi đốt như thế nào
cho hợp lý và tiết kiệm điện năng?(Sử
dụng ở những vị trí nào, bao nhiêu oát
cho bàn học )
- Em có biện pháp nào thay thế đèn sợi
đốt ?
- Từ những nhược điểm trên em có biện
pháp nào tuyên truyền cho gia đình cho
mọi người và cộng đồng sử dụng cho
hợp lí và tiết kiệm điện năng?


c. Tuổi thọ thấp: chỉ khoảng 1000
giờ.
d. Gía thành rẻ
4. Số liệu kỹ thuật:
U= 220v
P = 40w, 60w, 200w...
5. Sử dụng:
- Chỉ sử dụng khi cần thiết, dùng
cho đèn bàn học, sưởi ấm cho nuôi
gà con nhỏ…
- Thay bóng loại khác tiết kiệm điện
năng hơn.
- Tuyên truyền mọi người sử dụng
hợp lí, tiết kiệm điện.

4. Tổng kết và củng cố.
- Tổ chức trò chơi: Cho học sinh xem các hình ảnh dùng đèn sợi đốt ở một
số nơi. Chọn đáp án phù hợp.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài và tìm hiểu thực tiễn về cách sử dụng đèn sợi đốt.
- Tìm hiểu thực tiễn một số gia đình và thống kê xem các hộ gia đình sử
dụng loại đèn nào nhiều hơn.
TIẾT 38 (Bài 39) ĐÈN HUỲNH QUANG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang
- Biết được ưu, nhược điểm của mỗi loại đèn chiếu sáng trong nhà.
2. Kĩ năng.
- Kĩ năng quan sát, phân tích kiến thức rút ra kết luận ...

- Nhận biết được một số loại đèn huỳnh quang, đèn led tiết kiệm điện.
3. Thái độ.
- Có ý thức sử dụng đèn huỳnh quang đèn led tiết kiệm điện
- Tuyên truyền mọi người sử dụng đèn huỳnh quang, đèn led phù hợp để
tiết kiệm điện năng hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Bài giảng Powerpoint trên máy tính xách tay, máy chiếu, màn chiếu
- Một số đèn: compac, nion, led.
Học sinh:
17


- Nghiên cứu bài - Sách giáo khoa, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập
- Tìm hiểu các đồ điện loại điện quang.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em thường dùng đèn sợi đốt ở những nơi nào, công suất bao nhiêu ?Vì
sao?
3. Hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA THẦY
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
-Trong gia đình em đang dùng các loại
đèn nào ?
- Giáo viên: chiếu cho HS xem hình ảnh
một số loại đèn: compac, đèn led ...
Chúng ta nên chọn các loại đèn này, vì
sao ?
- GV nêu mục tiêu cần đạt của bài học.

Giáo viên viết tên bài lên bảng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đèn ống
huỳnh quang và đèn compac huỳnh
quang.
- Yêu cầu học sinh quan sát đèn thật và
hình ảnh đèn ống huỳnh quang.
- Hãy cho biết đèn ống huỳnh quang
gồm những bộ phận nào? ( hs chỉ trên
thiết bị)
- Đèn ống 0,6m và 1,2m có công suất
bao nhiêu ?chọn loại công suất nào để
sử dụng tiết kiệm điện ?
GV: cho hs quan sát tình trạng làm việc
của đèn huỳnh quang
- Lớp bột huỳnh quang có tác dụng gì ?
- Điện cực cấu tạo như thế nào ?
- Hãy trình bày nguyên lý làm việc của
đèn ống huỳnh quang ?
- Vậy ánh sáng của đèn được phát ra từ
thành phần nào?

HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA TRÒ –
NỘI DUNG
- HS trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe và tiếp thu

- Học sinh ghi tên bài và đề mục vào
vở ghi.
I. Đèn ống huỳnh quang:
1. Cấu tạo:

- Đèn ống huỳnh quang có 2 bộ phận
chính: ống thuỷ tinh và hai điện cực.
a. Ống thuỷ tinh:
- Phổ biến 0,6m; 1,2m…Bóng 0,6m
nên chọn P=18w, bóng 1,2m nên chọn
P = 36w.
b. Điện cực:
- Điện cực làm bằng vonfram, dạng lò
xo.
2. Nguyên lý làm việc:
- Nguyên lý SGK

3.Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang:
a. Hiện tượng nhấp nháy: Đèn phát ra
18


- Vậy để thay đổi màu sắc ánh sáng, ta ánh sáng không liên tục, có hiệu ứng
cần thay đổi thành phần nào?
nhấp nháy. .
b. Hiệu suất phát quang: khoảng 20%
- Đèn ống huỳnh quang có ưu, nhược  25% điện năng tiêu thụ được biến
điểm gì?
đổi thành quang năng.
c. Tuổi thọ của đèn: khoảng 8000 giờ.
- Hiện nay thường dùng đèn ống huỳnh d. Mồi phóng điện: Dùng chấn lưu, và
quang vì sao ?
tắcte.
4. Các số liệu kỹ thuật:
- So sánh công suất của đèn huỳnh - P= 7w, 9w, 11w, 15w, 20w...

quang và đèn sợi đốt ?Chọn loại nào để - Dùng đèn huỳnh quang tiết kiệm 10sử dụng ?
15% điện năng.
5. Sử dụng:
- Sử dụng đèn ống huỳnh quang ntn cho - Sử dụng phù hợp với diện tích phòng
hợp lý? Không nên sử dụng vị trí nào ? (đủ sáng).
- GV: Nên chọn đèn tuýp gầy T5, T8 sử - Sử dụng thắp sáng trong gia đình
dụng ballast điện tử
những vị trí phù hợp.
- Sử dụng tiết kiệm điện được 10 – 15% - Sử dụng rất kinh tế tuy nhiên khi xảy
so với đèn sợi đốt
ra sự cố cần người có chuyên môn mới
kiểm tra và thay thế được...
- Yêu cầu HS quan sát đèn Compac IV. Đèn Compac huỳnh quang.
huỳnh quang đang bật sáng.
- Chấn lưu đặt trong đuôi đèn nên kích
Nguyên lý làm việc: giống đèn ống thước gọn nhẹ, dễ sử dụng, dễ thay
huỳnh quang.
thế, tiết kiệm điện, tuổi thọ cao khoảng
- Đèn compac có ưu, nhược điểm gì so (6000 giờ).
với đèn ống huỳnh quang (nion)?
V. Đèn LED.
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh các - Học sinh lắng nghe, tiếp thu.
dạng đèn LED và ứng dụng thắp sáng,
bật sáng một vài loại.
- Đèn LED có ưu, nhược điểm gì so với
đèn ống huỳnh quang và đèn compac ?
- Giáo viên giới thiệu: Đèn Led tiết
kiệm điện năng nhất, chọn đèn LED sẽ
giúp tiết giảm khoảng 75% sản lượng
điện tiêu thụ thắp sáng của cả nước, có

tuổi thọ gấp khoảng 10 – 12 lần đèn
compac, Hiệu suất phát sáng gấp 3 đến
19


4 lần đèn compac, có ánh sáng dịu hơn
cả compac, cấu tạo nhỏ gọn, đẹp ... Tuy
nhiên đèn led phụ thuộc nhiều vào chất
lượng sản phẩm.
4. Tổng kết và củng cố.
- Cho học sinh xem các hình ảnh dùng đèn led, đèn compac ở một số nơi.
- Theo em, ở gia đình chọn loại đèn nào để sử dụng ? vì sao?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài.
- Tìm hiểu thực tiễn một số gia đình đang dùng loại đèn nào? đưa ra
phương án và biện pháp tuyên truyền sử dụng đèn tiết kiệm điện năng.
- §äc vµ xem tríc bµi 40 SGK chuÈn bÞ cho bµi thùc hµnh
®Ìn èng huúnh quang.
TIẾT 40 (Bài 41;42 )
ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN - NHIỆT.
BÀN LÀ ĐIỆN, BẾP ĐIỆN VÀ NỒI CƠM ĐIỆN.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện - nhiệt
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng bàn là điện, nồi
cơm điện và bếp điện.
2. Kĩ năng.
- Kĩ năng quan sát, phân tích kiến thức rút ra kết luận.
- Nhận biết và lựa chọn được một số bàn là điện, bếp điện, nồi cơm tiết
kiệm điện.

3. Thái độ.
- Có ý thức sử dụng đúng cách bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện để tiết
kiệm điện.
- Tuyên truyền và vận động mọi người sử dụng bàn là điện, bếp điện, nồi
cơm điện phù hợp để tiết kiệm điện năng hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Bài giảng Powerpoint trên máy tính xách tay, máy chiếu, màn chiếu
- Tranh vẽ và mô hình đồ dùng loại điện - nhiệt .
Học sinh:
- Bàn là điện, nồi cơm điện, bếp điện còn tốt và các bộ phận.
- Nghiên cứu bài, tìm hiểu các đồ điện loại điện nhiệt.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. ổn định:
20


2. Kiểm tra bài cũ:
- Theo em nên chọn loại bóng đèn nào để sử dụng phù hợp và tiết kiệm
điện trong gia đình ?
3. Hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA TRÒ - NỘI
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA THẦY
DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
GV: cho HS xem hình ảnh về một số - Học sinh xem hình ảnh
đồ dùng: bàn là, nồi cơm điện, bếp
điện …
-Lắng nghe và trả lời câu hỏi
C¸c lo¹i ®å dïng trªn lo¹i nµo

lµ ®å dïng ®iÖn nhiÖt ?
GV nêu mục tiêu cần đạt của bài
học
Hoạt động 2: Tìm hiểu loại đồ I. Đồ dùng loại điện - nhiệt:
dùng điện nhiệt.
1. Nguyên lý làm việc:
-Năng lượng đầu vào và đầu ra của Dựa vào tác dụng của dòng điện chạy trong
đồ dùng điện- nhiệt là gì ?
dây đốt (nung) nóng, biến đổi điện năng
thành nhiệt năng.
2. Dây đốt nóng:
- Nêu cấu tạo và chức năng của dây a. Điện trở của dây đốt nóng:
l
đốt nóng ?
R=ρ
S

- Yêu cầu kỹ thuật của dây đốt
nóng?
Hoạt động 3: Tìm hiểu bàn là điện
-Yêu cầu học sinh quan sát một số
bàn là.
- Chức năng của dây đốt nóng SGK
- Núm điều chỉnh nhiệt độ có ý
nghĩa gì ?

Trong đó:
R: Điện trở dây đốt. ρ: Điện trở suất của vật
liệu.
l: Chiều dài dây đốt. S: Tiết diện dây đốt.

b. Các yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng:
- Dây đốt nóng làm bằng vật liệu dẫn điện tốt,
chịu được nhiệt độ cao.
III. Bàn là điện.
1. Cấu tạo:
Gồm 2 bộ phận chính: dây đốt nóng và vỏ.
a. Dây đốt nóng
b. Vỏ bàn là
2. Nguyên lý làm việc:
- Sách giáo khoa.
3. Các số liệu kỹ thuật:
P= 300w-1000w.
21


- Nguyên lý làm việc của bàn là như
nguyên lí chung.
- Công suất của bàn là điện (từ
300w- 1000w ) nói lên điều gì?
- Cần sử dụng bàn là hợp lí, đảm
bảo an toàn và tiết kiệm điện ?
.

Hoạt động 4: Tìm hiểu bếp điện.
- Nội dung của bếp điện các em về
nhà tìm hiểu.
- GV: Hiện nay như bếp điện từ, bếp
hồng ngoại có nhiều ưu điểm hơn
bếp điện. Đặc biệt bếp điện từ tiết
kiệm điện nhất trong các loại bếp,

các em về tìm hiểu thêm.
Hoạt động 5: Tìm hiểu nồi cơm
điện điện.
Yêu cầu học sinh quan sát nồi cơm
điện.
-Nêu cấu tạo của nồi cơm điện ?

- Bên trong ruột nồi cấu tạo như thế
nào ?

- So sánh công suất của nồi cơm
điện (từ 400w- 1000w ) so với bàn
là điện thì loại nào dùng tốn điện
hơn ? vì sao ?

- Công suất lớn, sử dụng tốn điện.
4. Sử dụng:
- Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là trước
khi là
- Cài đặt nhiệt độ của bàn là thích hợp cho
từng loại vải.
- Tập trung tất cả đồ cần là một lần để tận
dụng sức nóng liên tục của bàn là.
- Không là đồ vào những giờ cao điểm.
- Không là quần áo khi đang ướt
- Sử dụng bàn là có bộ điều khiển điện tử sẽ
giảm đến 5% điện năng tiêu thụ của bàn là.
IV. Bếp điện.
1. Cấu tạo.
a. Bếp kiểu hở

b. Bếp kiểu kín
2. Các số liệu kĩ thuật
3. Sử dụng.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
V. Nồi cơm điện
1. Cấu tạo.
- Gồm ba phần chính
a. Vỏ nồi.
b. Ruột nồi. Thường bên trong có lớp men
chống dính.
c. Dây đốt nóng
2. Các số liệu kĩ thuật
P = 400W- 1000W.
-Nồi cơm điện sử dụng ít tốn điện hơn bàn là.
Vì nồi cơm điện có lớp cách nhiệt nên dữ
nhiệt còn bàn là thì không có nên nhiệt tỏa ra
ngoài.
3. Sử dụng.
- Chỉ nên nấu cơm trước khi ăn khoảng 30
đến 45 phút để hạn chế thời gian hâm nóng.
- Hạn chế lượng nhiệt ở trong nồi thoát ra
22


một cách ít nhất bằng cách đóng thật khít nắp
- Em có cách nào sử dụng nồi cơm đập của nồi.
điện hiệu quả tiết kiệm điện ?
- Nên nấu cơm bằng nước nóng.
- Học sinh đưa ra kết luận:
- Làm sạch đáy nồi (phía bên trong và bên

ngoài) và làm sạch mâm nhiệt (tiếp xúc đáy
nồi) chính là biện pháp tiết kiệm điện năng
trong quá trình sử dụng nồi cơm điện;
- Trước khi nấu phải lau khô bên ngoài ruột
nồi ...
4. Tổng kết và củng cố.
- GV Hệ thống lại bài giảng.
- Chọn nồi cơm điện loại nào để tiết kiệm điện năng ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài và tìm hiểu thêm cách sử dụng, tuyên truyền mọi người sử
dụng tiết kiệm điện.
- Chuẩn bị cho bài đồ dùng cho bài sau thực hành: động cơ điện - quạt
điện.
BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
I. Đề ra
Câu 1: Sử dụng bàn là điện và nồi cơm điện có cùng công suất thì thiết bị
nào tiết kiệm điện hơn ?Vì sao ?
Câu 2: Em có cách nào sử dụng nồi cơm điện hợp lí, tiết kiệm điện ?
II. Đáp án
Câu 1: Bàn là điện và nồi cơm điện có cùng công suất thì sử dụng nồi cơm
điện hợp lí sẽ tiết kiệm điện hơn. Vì cấu tạo vỏ nồi cơm điện có hai lớp ở giữa hai
lớp có bông thủy tinh cách nhiệt để giữ nhiệt thoát ra ngoài.
Câu 2:
- Chỉ nên nấu cơm trước khi ăn khoảng 30 đến 45 phút để hạn chế thời
gian hâm nóng.
- Hạn chế lượng nhiệt ở trong nồi thoát ra một cách ít nhất bằng cách đóng
thật khít nắp đậy của nồi.
- Nên nấu cơm bằng nước nóng.
- Làm sạch đáy nồi (phía bên trong và bên ngoài) và làm sạch mâm nhiệt
(tiếp xúc đáy nồi) chính là biện pháp tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng

nồi cơm điện;
- Trước khi nấu phải lau khô bên ngoài ruột nồi ...
Kết quả đánh giá xếp loại bài kiểm tra
Kết quả
Lớp 8A
Lớp 8B
Lớp 8C
Lớp 8D
23


Thực nghiệm
SHS
%

Đối chứng
SHS
%

Thực nghiệm
SHS
%

Đối chứng
SHS
%

Giỏi
(9 – 10)
15

43
5
14
13
38
4
12
Khá
(7 - 8)
12
34
7
20
13
38
8
24
Trung bình
(5 - 6)
8
23
22
63
8
24
21
63
Yêú
(5 >)
0

0
1
3
0
0
1
3
Tổng
35
100
35
100
34
100
34
100
Qua đánh giá bảng trên ta thấy kết quả sử dụng phương tiện trực quan cao
hơn hẳn.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN.
a. Những bài học kinh nghiệm.
Trong quá trình nghiên cứu, cùng sự nỗ lực tìm tòi các tài liệu và các thông
tin cập nhật khác bản thân tôi đã nhận thấy vấn đề tiết kiệm năng lượng nói
chung và năng lượng điện nói riêng là việc làm cấp bách và mang tính chiến lược
lâu dài.Trong quá trình thực hiện áp dụng có một số khó khăn: Phương tiện, thiết
bị trực quan của nhà trường còn hạn chế, thiếu các thiết bị mới có nhãn tiết kiệm
năng lượng, nếu mua khá đắt tiền, ý thức tiết kiệm điện của học sinh còn thấp,
thường ỷ lại người khác.
Về chương trình nội dung: Nội dung thuộc chương trình SGK còn hạn chế
về vấn đề ý thức tiết kiệm điện, nhiều thiết bị, đồ dùng công suất lớn sử dụng

trong gia đình ngày càng nhiều thì trong chương trình SGK không có, nếu giáo
viên đưa vào giảng dạy sợ lại vi phạm dạy sai nội dung.
Một số thông tin về những thiết bị mới sáng chế thông minh tiết kiệm điện
như đèn LED tài liệu chưa cập nhật chủ yếu nghiên cứu qua mạng thông tin có
khi khác nhau.
b. Ý nghĩa của sáng kiến.
* Đối với bản thân.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tôi đã trau dồi được phương
pháp dạy - học theo hướng tích cực, hiểu biết thêm về lí luận phương pháp dạy
-học, khảo sát được tình hình sử dụng điện năng ở các hộ gia đình, nhận thức về
tiết kiệm của học sinh ở gia đình và tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau
trong dạy - học:
+ Dạy tích hợp phải phù hợp với nội dung bài học, đặc điểm tình hình ở
mỗi gia đình. Cho học sinh tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra giải pháp.
24


+ Khi sử dụng phương tiện trực quan vào dạy học thì phải khai thác hết
kiến thức ở phương tiện trực quan ( mà tốt hơn hết là để HS tự tìm ra kiến thức),
phương tiện trực quan phải sử dụng đúng lúc, đúng chổ.
* Đối với lĩnh vực bộ môn.
Trong quá trình áp dụng vào dạy học, tôi thấy sử dụng phương tiện trực
quan vào dạy học không chỉ nâng cao hiệu quả ý thức tiết kiệm điện mà còn tăng
hứng thú học tập môn Công nghệ cho các em, kết quả học tập được nâng lên. Từ
đó các em thích khám phá thêm những điều kỳ diệu của tiến bộ khoa học kĩ thuật
và yêu thích môn học hơn.
* Đối với tập thể.
Thông qua đề tài này, giáo viên THCS nói chung, giáo viên dạy bộ môn
Công nghệ ở trường THCS nói riêng phần nào đã được tháo gỡ những khó khăn
vướng mắc khi dạy - học tích hợp tiết kiệm điện, dạy - học bằng phương tiện trực

quan, giúp giáo viên thuận tiện trong công tác dạy học theo hướng tích cực,
khuyến khích được học sinh tìm tòi nghiên cứu, yêu thích bộ môn áp dụng hiệu
quả vào thực tiễn cuộc sống
* Đối với cộng đồng.
Khi thực nghiệm đề tài này, học sinh đã hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng
điện năng ở gia đình, các em đã nhận biết được những việc làm gây lãng phí điện
năng ảnh hưởng đến mỗi gia đình và cả xã hội. Qua đề tài này các em đã có suy
nghĩ tích cực, có ý thức tiết kiệm điện năng và những việc làm thiết thực có ý
nghĩa như: những buổi tuyên truyền về tiết kiệm điện. Những hoạt động và tuyên
truyền của các em đã tác động không nhỏ đến nhận thức của người dân
2. KIẾN NGHỊ.
Với mong muốn nâng cao ý thức tiết kiệm điện năng cho học sinh, mang
lại lợi ích cho gia đình, xã hội và thế hệ sau này. Vì thế tôi muốn được cấp trên
xem xét và ủng hộ, để đề tài này được nhân rộng hơn, được các bạn bè đồng
nghiệp cùng biết đến, cùng bổ sung - góp ý để đưa phương tiện trực quan vào
giảng dạy một cách hiệu quả ở môn Công nghệ và các môn học khác nhằm nâng
cao chất lượng dạy - học nói chung.
Tuy nhiên với số năm công tác chưa nhiều, kinh nghiệm bản thân đang còn
hạn chế, cho nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong được nghe ý kiến chỉ đạo của cấp trên, ý kiến đóng góp của bạn bè đồng
nghiệp.
+ Tài liệu nghiên cứu: Tài liệu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả thông qua một số môn học và ngoài giờ lên lớp ở THCS ;Sách giáo
khoa Công nghệ 8,9; Thông tin chính thống trên internet; Sách giáo viên Công
25


×