Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Hướng dẫn giải các dạng bài tập Điện học và Quang học trong chương trình Vật lý lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.32 KB, 16 trang )

HNG DN GII CC DNG BI TP IN HC V QUANG HC
TRONG CHNG TRèNH VT Lí 9

M U
I. L DO CHN TI :
Trong nhng nm gn õy b mụn vt lý trng THCS ó c nghnh GD
chỳ trng nhiu. ó a vo cỏc kỡ thi HSG, thi gi vt lý qua mng Vy lm th
no cỏc em thuc c lý thuyt? Bờn cnh ú vic gii cỏc bi tp in hc v
Quang hc cng khụng phi l vic n gin cho ngi dy hc vt lý.
Trong quá trình dạy học tụi nhn thy rng chơng trình ụn thi , các bài
tập vật lý có tầm quan trọng đặc biệt. Trong các kì thi Hc sinh
giỏi, vào THPT, THPT chuyên thì khối lợng bài tập chiếm một số
điểm khá lớn trong bộ đề. Do đó việc tổ chức hớng dẫn cho các
em thành thạo cách giải các bài tập trong chơng trình là rất quan
trọng. Trong chơng trình vật lý lớp 9 hiện nay có hai phần bài tập
mà chúng ta cần lu tâm khi dạy ôn cho học sinh đó là Bài tập
Quang hình học và bài tập iện học.
ở chơng I: Điện học: Khối lợng kiến thức nhiều đa dạng, do đó các
em gặp rất nhiều khó khăn khi giải bài tập về điện học. Đặc biệt
kĩ năng đọc hình vẽ để áp dụng vào bài giải gặp rất nhiều khó
khăn.
ở chơng III: Quang hoc: Khối lợng kiến thức có ít hơn chơng điện
học nhng bài tập quang hình học thì rất khó, bài tập dạng này có
liên quan đến kiến thức hình học do đó các em gặp rất nhiều
khó khăn khi vận dụng kiến thức hình học vào giải toán vật lý. Do
đó để giúp học sinh nắm vững các kiến thức lý thuyt trong chng
trỡnh và vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các dạng bài tập

Hng dn gii cỏc dng bi tp in hc v Quang hc trong chng trỡnh Vt lý lp 9

1




vËt lý trong chương Điện học và Quang học để thi vào lớp 10 THPT là nội dung
mà tôi muốn nghiên cứu trong đề tài này.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU.
- Học sinh khối 9
- Chương trình sách giáo khoa, sách bài tập vật lý 9
- Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT môn vật lý năm học 2011 -2012 do Thầy giáo
Nguyễn Ngọc Lạc chủ biên.
- Các giáo viên bộ môn vật lý trong tổ.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích:
- Phân loại các đối tượng học sinh theo mức độ nhận thức.
- Lập đề cương lý thuyết theo chương, mục để các em thuận tiện ôn tập.
- Phân loại các dạng bài tập trong từng chương: Điện học và Quang học.
2. Nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh các bước giải bài tập điện học và Quang hình học.
- Vận dụng các kiến thức đó vào giải các bài tập trong các bộ đề tuyển sinh.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Ngiên cứu lí luận:
- Nghiên cứu nội dung chương trình, phân loại các dạng bài tâp, lập đề cương câu
hỏi lý thuyết.
- Tìm cách cho các em học thuộc lý thuyết cách nhanh nhất, dễ nhớ nhất.
- Nêu các dạng bài tập cơ bản rồi chỉ ra các điểm cần lưu ý khi giải bài tập dạng
đó.
- Giải mẫu các dạng bài tập cho học sinh nắm và học theo.
- Tìm ra cách Phù hợp nhất, nhanh nhất dễ hiểu nhất cho các em làm theo.
2. Ngiên cứu thực trạng:
Ở đơn vị tôi và các đơn vị khác hiện nay tôi nhận thấy rằng bộ môn vật lý chưa thật
sự được quan tâm nhiều, về giáo viên: Hệ đào tạo chủ yếu là Toán Lý, cho nên hầu

hết các giáo viên đó tập trung đầu tư vào môn toán còn môn vật lý thì ít đầu tư hơn
Hướng dẫn giải các dạng bài tập Điện học và Quang học trong chương trình Vật lý lớp 9

2


cho nên chất lượng của môn này thấp ở các lớp dưới và phản ứng dây chuyền cho
đến lớp 9. Đối với học sinh thì các em cho là môn phụ nên ít ham thích, quan tâm đến
môn học này trong suốt quá trình nên các em bị hổng kiến thức lớp dưới đến lớp trên.
Do đó đến khi có chương trình ôn thi thì các em mới ôn lại từ đầu điều này rất khó
khăn cho người dạy cũng như các em trong việc ôn tập.
B. NỘI DUNG:
I. CƠ SỞ KHOA HỌC.
1. Lí luận: Cần nắm bắt được nội dung kiến thức chương trình vật lý THCS để bước
vào ôn tập cho các kì thi cuối cấp.
2. Thực trạng.
*Thuận lợi:
- Được sự giúp đở của nhà trường từ việc cung cấp trang thiết bị phục vụ cho việc giảng
dạy, các đồng nghiệp dự giờ góp ý, hỗ trợ các thông tin cần thiết cho việc giảng dạy, bên
cạnh đó sự hợp tác của học sinh củng là nhân tố rất quan trọng. Đặc biệt là đồng chí tổ
trưởng chuyên môn rất quan tâm và động viên hoàn thành đề tài để góp phần năng cao
chất lượng dạy học của tổ.
- Sự hỗ trợ của tài liêu, mang, thường xuyên trao đổi kiến thức với các đồng nghiệp
thông qua internet, tham khảo các bài giảng thông qua các trang cá nhân (trang
voilet.vn), thường xuyên cập nhật chủ trương chính sách của bộ giáo dục về việc thường
xuyên đổi mới phương pháp dạy học..
- Ngoài ra sự hợp tác của một số phụ huynh trong việc thuờng xuyên đi kiểm tra các em
học bài và làm bài tập ở nhà cũng giúp bản thân tôi dần hoàn thiện hơn.
*Khó khăn:
- Trang thiết bị dạy học còn nhiều thiếu thốn, nhà trường chưa đủ điều kiện bổ sung.

- Cơ sở vật chất phòng thực hành vật lý đã xuống cấp.
- Bên canh đó: Ở chương Điện học thì số lượng công thức dùng để xác định các đại
lượng vật lí tương đối nhiều. Số các bài tập định lượng so với lí thuyết là cao...
Học sinh đã bị mất gốc kiến thức vật lý lớp dưới, không nắm rõ lí thuyết và các công
thức cơ bản của chương trình.
Chương Quang học: Việc giải bài tập quang hình gặp nhiều khó khăn, chưa biết vận
dụng kiến thức hình học vào giải bài tập.
Nói chung rất nhiều khó khăn, nhưng theo tôi có lẽ nguyên nhân chính là do học sinh
còn thụ động trong việc giải bài tập. Và một phần do ý thức học bài ở nhà của học sinh
chưa thực sự tự giác,một số phụ huynh cũng chưa thật sự quan tâm đến việc học của con
em mình.
Hướng dẫn giải các dạng bài tập Điện học và Quang học trong chương trình Vật lý lớp 9

3


II. GIẢI QUYẾT THỰC TRẠNG.
Phần I. LÝ THUYẾT
Trước khi vào ôn tập lý thuyết cho học sinh, giáo viên cần hướng học sinh đến động cơ
học tập, cần phải có một thái độ học tập rõ ràng, đúng đắn để đi đến hiệu quả nhất.
Sau đây là một số lưu ý cho giáo viên khi hướng dẫn cho các em cách đọc thuộc lý
thuyết hiệu quả nhất.
1. Xác định mục đích học lý thuyết là để đạt được 4 đến 5 điểm trong đề thi tuyển sinh,
từ đó vạch ra từng đơn vị kiến thức, từng nội dung để ôn thi hợp lý nhất.
2. Giáo viên vạch nội dung đề cương từng chương, từng phần và yêu cầu hoàn thành
từng phần theo tưng thời gian cụ thể:
Ví dụ: Chương I Điện học có mấy đơn vị kiến thức lý thuyết? vạch ra từng đơn vị và
lập thời gian hoàn thành.(Lập đề cương cho chương đó)
Làm tương tự cho hai chương còn lại.
3. Sau khi lập đề cương giao cho các em thì giáo viên yêu cầu các em tự lập ra kế hoạch

học lý thuyết cho bản thân. Lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó.
Ví dụ:
Tuần 1: (Từ lúc bắt đầu triển khai dạy ôn, khoảng từ 20/5 trở đi) Hoàn thành các câu hỏi
từ 1 đến 10 của chương điện học (Các câu hỏi lý thuyết do giáo viên biên soạn). Sau đó
giáo viên kiểm tra kết quả học tập trong các buổi ôn tâp trên lớp. Giáo viên yêu cầu các
em đọc lại và nhận xét bổ sung để các em chốt kiến thức.
Tuần 2: Hoàn thành 10 câu tiếp theo và cứ thế các em thực hiện theo kế họach để hoàn
thành nhiệm vụ của phần lý thuyết ôn thi.
4. Giáo viên yêu cầu từ bây giờ em hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu của
mình: Ví dụ
+ Em định học thuộc định luật Ôm thời gian bao nhiêu phút?
+ Học vào thời điểm nào, cách học ra sao?
+ Cần chú ý ba đại lượng nào trong định luật ôm?

Hướng dẫn giải các dạng bài tập Điện học và Quang học trong chương trình Vật lý lớp 9

4


Nếu các em tự lập được mục tiêu của bản thân hoàn thành từng đơn vị kiến thức như
trên thì các em sẽ rât nhanh chóng thuộc được các quy tắc, định luật ....
5. Giáo viên cần rèn luyện cho các em cách tư duy hiệu quả:
Ví dụ: Khi đọc Định luật Run len-xơ: Nói về nhiệt lượng Q = I 2Rt các em nên thuộc
công thức rồi nghĩ đến mối quan hệ giữa các đại lượng đó. Q tỉ lệ thuân với I 2, tỉ lệ
thuận với điện trở và thời gian. Sau đó các em sẽ dễ nhớ nội dung và nhớ rất lâu không
bị nhầm lẫn.
6. Giáo viên cần hướng dẫn các em cách ghi nhớ hiệu quả nhất đó là:
+ Vạch thành dàn ý của quy tắc hay định luật.
+ Cách nhẩm trong óc: nhớ các câu, các chử quan trọng trong định luật rồi liên hệ tới
các ý khác.

+ Ghi nội dung ra giấy: Có thể sau mỗi lần ghi là một lần nhớ. Ghi ra giấy giúp bạn
tóm tắt được nội dung của định luật để các em dễ dàng hệ thống lại nội dung kiến thức
cần thuộc.
7. Về thời gian đọc lý thuyết
Thời gian học hiệu quả thường khoảng 25 - 35 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một
chút rồi tự nhớ lại những gì đã đọc và nhẩm để nhớ dần dần. Và nếu bạn cảm thấy quên
kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu
quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về.
8. Về không gian học lý thuyết
Em hãy ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu
thông đều trong phòng.
9. Đảm bảo sức khỏe khi ôn thi
+ Không nên học ngay sau bữa ăn.
+ Trong một buổi học, tránh học liên tục 3-4 giờ liền.
Phần II:

BÀI TẬP

Đối với nội dung này không đơn thuần chỉ là việc đọc thuộc ghi nhớ mà cần thêm kiến
thức tư duy và biết vận dụng lý thuyết vào bài tập. Vận dụng các kiến thức kĩ năng vào
Hướng dẫn giải các dạng bài tập Điện học và Quang học trong chương trình Vật lý lớp 9

5


trình bày giải các bài tập cụ thể. Sau đây tôi xin đưa ra một số phương pháp giải bài
tập của hai phần kiến thức đó là Quang học và Điện Hoc.

II. 1. BÀI TẬP ĐIỆN HỌC
Trong chương điện học này chúng ta có thể phân thành các nội dung úng với các dạng

bài tập khác nhau như sau:
Dạng 1: Điện trở của dây dẫn, sự phụ thuộc của điện trở vào các yếu tố: Chiều dài dây,
tiết diện dây và vật liệu làm dây
Với dạng này Giáo viên hướng dẫn các em năm chắc công thức: R = ∫

l
s

Từ công thức trên có thể rút ra các công thức
S=

∫l
SR
RS
..................l =
........................... ∫ =
R

l

Ví dụ:
Tính điện trở của một dây dẫn bằng đồng dài 2m, đường kính tiết diện là 0,2mm.
Chú ý rằng l = 2m, ∫ = 1,7.10-8 Ωm nhưng tiết diện s của dây chưa có mà học sinh phải
tính được:
S = π r 2 và cần phải đổi về cùng đơn vị . r =

1
d = 0,1mm = 0,1.10-3m
2


S = π r 2 = 3,14 . 0,01.10-6 = 3,14.10-8m
2

l
−8
Vậy R = ∫ s = 1,7.10-8 3,14.10

=

1,08 Ω

Chú ý:
- Với dạng toán này cần đổi về cùng đơn vị của các đại lượng cùng loại.
- Rèn kĩ năng tính toán về số mũ.
- Lắp ráp đúng công thức.
Dạng 2:
Hướng dẫn giải các dạng bài tập Điện học và Quang học trong chương trình Vật lý lớp 9

6


Bài tập về định luật ôm
1. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch cho trước
Mạch nối tiếp: Rtd = R1 + R2 +……+Rn
1

1

1


1

Mạch song song: R = R + R + .... + R
td
1
2
n
Mạch hỗn hợp (gồm các điện trở mắc nối tiếp với các điện trở mắc song song.)
Ta tách thành các đoạn mạch nhỏ để tính điện trở cho các đoạn
mạch đó rồi mới tính điện trở tương đương cho cả đoạn mạch lớn
Ví dụ:
Cho 3 điện trở: R1=6 Ω , R2 = 8 Ω , R3= 10 Ω .
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch trong các trường hợp:
a. Mạch mắc nối tiếp
Ta có: Rtđ = Rtd = R1 + R2 + R3
= 6 + 8 +10 = 24 Ω
b. Mạch mắc song song
R R + R1 R3 + R2 R3
1
1
1
1
= +
+
⇒ Rtd = 1 2
Rtd R1 R2 R3
R1.R2 .R3

=


6.8 + 6.10 + 8.10
= 0,39Ω
6.8.10

Chú ý:
Trong đoạn mạch mắc song song các em cần vận dụng ngay công thức
Rtd =

R1 R2 + R1 R3 + R2 R3
Và thay số liệu vào tính luôn
R1.R2 .R3

c. Mạch gồm R1 nt (R2 // R3)
d. Mạch gồm R2 nt (R3// R1)
Chú ý :
trường hợp mạch hỗn hợp như thế này rất hay gặp trong các bài tập định luật ôm, do
đó các em phải biết tách ra các đoạn mạch nhỏ rồi tính.
Hướng dẫn giải các dạng bài tập Điện học và Quang học trong chương trình Vật lý lớp 9

7


Ta có:

Rtđ = R1 + R2,3

( Trong đó R2,3 là điện

trở tương đương của đoạn mạch song song gồm R2 và R3)
RR


8.10

80

2 3
R2,3 = R + R = 8 + 10 = 18 = 4, 4Ω
2
3

Do đó Rtđ = R1 + R2,3 = 6 + 4,4 = 10,4 Ω
2. Cho giá trị hiệu điện thế của mạch điện AB yêu cầu tính cường độ dòng điện
trong mạch chính và các mạch rẽ.
Chú ý
- Mạch nối tiếp thì Cường độ dòng điện mạch chính bằng cường độ dòng điện các
U AB

điện trở thành phần:

I1 = I2 = I3 = Imạch = R
td

- Mạch song song thì Hiệu điện thế mạch chính bằng hiệu điện thế các mạch rẽ
U1 = U2 = U3 = Umạch
Do đó ta tính cường độ dòng điện I qua các mạch rẽ bằng cách lấy Hiệu điện thế
mạch chia cho các điện trở thành phần:
I1 =

U
;

R1

I2 =

U
;
R2

I3 =

U
R3

- Mạch hỗn hợp như trên:
U AB

Ta thấy R1 nối tiếp với R2,3 nên I1 = I2,3 = Imạch = R
td

Biết được I2,3 ta sẽ tính được U2,3 tức là tính được U2 và U3
Đến đây ta tính I2 và I3 rất dễ dàng.
3. Mạch điện gồm đèn mắc nối tiếp với biến trở. Tìm giá trị của biến trở để đèn
sáng bình thường, cho đèn sáng bình thường Tính giá trị biến trở.
Bài tập:
Một đoạn mạch gồm một bóng đèn ghi: 6V-3W được mắc nối tiếp với một biến trở va
được đặt vào hiệu điện thế không đổi U = 9V(Hình vẽ)
Biết điện trở của dây nối và am pe kế là rất nhỏ và đèn
sáng bình thường
a. Tính số chỉ am pe kế?
Hướng dẫn giải các dạng bài tập Điện học và Quang học trong chương trình Vật lý lớp 9


8


b. Tính điện trở và công suất tiêu thụ của biến trở khi đó?
c. Tính công của dòng điện sản ra ở biến trở và ở cả đoạn mạch trong 10 phút.
HD giải:
a. Số chỉ am pe kế A
- Do đèn sáng bình thường nên hiệu điện thế giữa hai đầu đèn là:
U2 = Uđ = 6 (V)
- Công suất tiêu thụ của đèn là
P2 = Pđ =3 (W)
- Cường độ dòng điện qua đèn lúc này chính là số chỉ am pe kế
P

3

d
IA = I = Iđ = U = 6 = 0,5 (A)
d

b. Hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở
U1 = U - U2 = 9 - 6 = 3(V)
Điện trở của biến trở khi đó là:
U

3

1
Rb = I = 0,5 = 6(Ω)


Công suất tiêu thụ của biến trở khi đó là:
P1 = RbI2 = 6. 0,52 = 1,5 (W)
c. Công của dòng điện sản ra ở biến trở trong 10 phút là
A1 = P1.t = 1,5.10.60 = 900(W)
Công của dòng điện sản ra ở cả đoạn mạch là:
A = A1+A2 = (P1+ P2)t = (1,5 + 3).10.60 = 2700(W)
4. Mạch điện gồm hai đèn mắc song song rồi cùng nối tiếp với điên trở.
Tính giá trị điện trở để các đèn sáng bình thường.
Bài tâp:
Cho mạch điện như hình vẽ:
Đèn Đ1 : 12V - 6 W, Đèn Đ2 : 12V - 4 W, Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện
không đổi U = 22V.
a. Tính điện trở của mỗi bóng đèn?
b. Biết hai đèn sáng bình thường.
Hướng dẫn giải các dạng bài tập Điện học và Quang học trong chương trình Vật lý lớp 9

9


Tính giá trị điện trở R?
HD giải
1. - Điện trở của đèn Đ1
U 2 d 1 122
=
= 24(Ω)
Rd1 =
Pd 1
6


- Điện trở của đèn Đ1
U 2 d 2 122
=
= 36(Ω)
Rd2 =
Pd 2
4

2. Do hai đèn sáng bình thường nên ta có:

UAC = U1=U2 = 12(V)
P

6

P

4

d1
I1 = Iđ 1 = U = 12 = 0,5( A)
d1
d2
I2 = Iđ 2 = U = 12 = 0,33( A)
d2

Suy ra: UR = UCB = UAB - UAC = 22 - 12 = 10 (V)
Cường độ dòng điện qua mạch chính là:
I = I1 + I2 = 0,5 + 0,33 = 0,83 (A)
Giá trị điện trở của R là:


R=

U CB 100
=
= 120(Ω)
I
0,83

II.2. BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC:
Dạng 1: Vẽ ảnh và nêu tính chất ảnh:
Giáo viên hướng dẫn các em nắm các tia sáng đặc biệt qua thấu kính:
- và chỉ vẽ 2 trong 3 tia đặc biệt đó là ta có ảnh của vật.
Chú ý: Với thấu kính hội tụ
- Tia qua quang tâm cho tia ló truyền thẳng.
- Tia song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm.
- Tia đi qua tiêu điểm cho tia ló song song với trục chính.

Hướng dẫn giải các dạng bài tập Điện học và Quang học trong chương trình Vật lý lớp 9

10


Nắm đựơc vị trí đặt vật sáng AB.( A nằm trên trục chính )
d > 2f : Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
f < d < 2f : Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.
d < f : Ảnh ảo, cùng chiều lớn hơn vật.
- Khi vẽ thì nên vẽ tia đi qua quang tâm và tia đi qua tiêu điểm. Hình vẽ
- Trong trường hợp ảnh ảo d < f thì ta chưa nên đánh vị trí tiêu điểm F, mà vẽ vị trí 2
tia kéo dài cắt nhau

tại B’ lúc đó ta mới xác định tiêu điểm. Làm như thế hình vẽ hợp lý hơn trong bố cục
bài thi.
Đối với Thấu kính phân kì thì giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ 2 trong 3 tia đặc biệt
là:
- Tia đi qua quang tâm cho tia ló truyền thẳng
- Tia song song với trục chính cho tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.
Còn với tia đi qua tiêu điểm thi không cần thiết trong các bài tập dạng này mà chỉ áp
dụng cho một số trường hợp dựng ảnh qua thấu kính phân kì mà thôi.
Dạng 2: Tính độ lớn ảnh và khoảng cách từ ảnh đến Thấu kính?
Với Thấu kính hội tụ:
* Trường Hợp ảnh thật: ta vẽ 2 tia đặc biệt như
trên thì rất đơn giản trong
tính toán:
Ta chỉ cần xét một cặp tam giác đồng dạng:
∆ ABF ∞ ∆ OIF (gg)


AB AF
AB.OF AB.OF
=
⇒ OI =
=
OI OF
AF
AO-OF

Sau khi tính được OI ta sẽ suy ra được A’B’ theo tinh chất đoạn chắn.
Đến đây việc tính khoảng cách tư ảnh đến Thấu kính rất đơn giản
Hướng dẫn giải các dạng bài tập Điện học và Quang học trong chương trình Vật lý lớp 9


11


∆ABO



∆A' B 'O (g-g)

AB AO
A' B ' . AO
'
=

A
O
=
A' B ' A 'O
AB

* Trong trường hợp ảnh ảo của Thấu kính hội tụ:

Ta vẽ tia đi qua quang tâm và tia có phương qua tiêu điểm ( Như hình vẽ.)
Hai tia này có phương cắt nhau tại B' là ảnh của B sau đó hạ B'A' ta được ảnh của AB.
Cách giải:
Ta chỉ xét 1cặp tam giác đồng dạng:
∆ ABF

∆ OIF (gg)




AB AF
AB.OF AB.OF
=
⇒ OI =
=
OI OF
AF
AO-OF

Sau khi tính được OI ta sẽ suy ra được A’B’ theo tinh chất đoạn chắn.
Đến đây việc tính khoảng cách tư ảnh đến Thấu kính rất đơn giản
∆ABO


∆A' B 'O (g-g)

AB AO
A' B ' . AO
'
=

A
O
=
A' B ' A 'O
AB

Với Thấu kính phân kì


Hướng dẫn giải các dạng bài tập Điện học và Quang học trong chương trình Vật lý lớp 9

12


Cách vẽ:
Ta vẽ tia qua quang tâm cho tia ló truyền thẳng
Vẽ tia có phương qua tiêu điểm cho tia ló song song với trục chính (Hình vẽ)
Cách vẽ:
Ta Chúng ta xét ∆ ABF'


∆ OIF' (g - g)

AB AF
AB.OF AB.OF
=
⇒ OI =
=
OI OF
AF
AO-OF

Vì OI = A'B' (tính chất đoạn chắn) ta tính được A'B'

là độ lớn ảnh ảo.

Tiếp tục tương tự như thấu kính hội tụ.
∆ABO


∆A' B 'O (g - g)

AB AO
A' B ' . AO
'
⇔ ' ' = ' ⇒ AO =
AB AO
AB

Chú ý:
- Các em cần nắm được các cặp tam giác đồng dạng trong các trường hợp hình vẽ
khác nhau.
- Có thể bài toán không yêu cầu tính độ lớn ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu
kính mà yêu câu tính độ lớn vật, khoảng cách từ vật đến thấu kính. Cách làm cũng
hoàn toàn tương tự, ta củng xét các cặp tam giác đồng dạng như trên.
Dạng 3.
Cho Hình vẽ ( Vẽ vật và ảnh qua một thấu kính) yêu cầu học sinh trả lời loại thấu
kinh đó là thấu kính gi?
Với dạng toán này Giáo viên cần hướng dẫn học sinh năm được tính chất ảnh
qua các thấu kính đó.
Ví dụ:
Nếu cho ảnh ngược chiều với vật thì ta biết đó là ảnh thật và đó là thấu kính hội tụ.
Hướng dẫn giải các dạng bài tập Điện học và Quang học trong chương trình Vật lý lớp 9

13


Nếu cho ảnh cùng chiều với vật và lớn hơn vật thì ảnh đó là ảnh ảo,
thấu kính đó là thấu kính hội tụ.

Nếu cho ảnh cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật thì ảnh đó là ảnh ảo,
thấu kính đó là thấu kính phân kì.
Bài tập 1. Cho hình vẽ, biết AB là vật A’B’ là ảnh của AB, ∆ là trục chính
a. Thấu kính đẵ cho là loại thấu kính gì? Vì sao?
b. Bằng cách vẽ hãy xác định quang tâm, tiêu điểm của thấu kính đó

HD
a. Vì A’B’là ảnh ngược chiều nên đó là ảnh thật do đó thấu kính trên là thấu kính
hội tụ. Ảnh này là ảnh thật lớn hơn vật nên vị trí vật đặt trong khoảng lớn hơn
tiêu cự và bé thua hai lần tiêu cự. f < d < 2f
b. Bước 1: Nối BB’ cắt trục chính tại điểm O là Quang tâm của thấu kính.
Bước 2: Dựng mặt phẳng tiêu diện của thấu kính qua O và vuông góc với trục
chính, là thấu kính cần vẽ.
c. Bước 3: Từ B vẽ đường thẳng song song với trục chính cắt thấu kính tại I, nối
IB’ cắt trục chính tại F, điểm F là tiêu điểm thứ nhất của thấu kính. Lấy F ’ đối
xứng với F qua O, điểm F’ là tiêu điểm thứ hai cần tìm.
Bài tập 2. Cho hình vẽ, biết AB là vật A’B’ là ảnh của AB, ∆ là trục chính
c. Thấu kính đẵ cho là loại thấu kính gì? Vì sao?
d. Bằng cách vẽ hãy xác định quang tâm, tiêu điểm của thấu kính đó

Hướng dẫn giải các dạng bài tập Điện học và Quang học trong chương trình Vật lý lớp 9

14


HD.
Bước 1: Nối BB’ cắt trục chính tại điểm O là Quang tâm của thấu kính.
Bước 2: Dựng mặt phẳng tiêu diện của thấu kính qua O và vuông góc với trục
chính, là thấu kính cần vẽ.
Bước 3: Từ B vẽ đường thẳng song song với trục chính cắt thấu kính tại I, nối IB’

cắt trục chính tại F, điểm F là tiêu điểm thứ nhất của thấu kính. Lấy F’ đối xứng với
F qua O, điểm F’ là tiêu điểm thứ hai cần tìm.
Trên đây là một số dạng bài tâp Điện và Quang cơ bản trong chương trình vật lý lớp 9
hiện nay mà tôi đã tổng hợp đúc rút kinh nghiệm và hướng dẫn học sinh cách giải. Để
các em nắm vững kiến thức và yêu thích môn học hơn và vận dụng vào thi Tuyển sinh
và các kì thi khác.
III . KẾT LUẬN.
Bản thân tôi đang công tác tại một đơn vị miền núi, điều kiện học tập của các em
còn khó khăn hơn các vùng đồng bằng khác. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trang
thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu thốn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học
tập môn vật lý của đơn vị trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên bằng những nổ lực vượt khó để vươn lên, tinh thần học hỏi, không
ngừng sáng tạo của người thầy, sự cần cù chăm chỉ các em trong các năm qua
đơn vị tôi đã đạt được nhiều thành tích trong môn học vật lý.
Với môn vật lý lớp 9 do tôi giảng dạy: Cuối mỗi năm học thì điểm khảo sát chất
lượng tăng vọt so với đầu năm. Đặc biệt là Những năm gần đây Sở GD ĐT đưa
vào thi tuyển sinh vào lớp 10 thi đơn vị tôi đạt kết quả rất cao: Hai năm liền xếp
thứ 2 toàn huyện và xếp thứ 11 năm 2008 - 2009, xếp thứ 10 toàn tỉnh trong năm
học 2012 - 2013. Có thể nói đây là thành tích tốt nhất từ trước tới nay nhất là với
một đơn vị THCS miền núi. Đây là thành quả sự chỉ đạo sáng suốt của ban giám
hiệu, tổ chuên môn, sự nổ lực sáng tạo của thầy, sự cố gắng của các em học sinh

Hướng dẫn giải các dạng bài tập Điện học và Quang học trong chương trình Vật lý lớp 9

15


đơn vị tôi trong những năm qua. Đó cũng là những kinh nghiệm của bản thân
trong quá trình dạy học vật lý ở trường THCS trong những năm học qua.
Rất mong các đồng nghiệp góp ý để cho đề tài được hoàn thiện hơn nhằm mục

đích nâng cao chất lương môn vật lý ở trường THCS hiện nay.
* Một số kiến nghị:
1. Với tổ chuyên môn: Tạo điều kiện giúp đở về thời gian và không gian, động viên
để giáo viên dạy môn vật lý nghiên cứu bài giảng nghiên khoa học, phát hiện mới
trong việc sáng tạo trong bài dạy và sáng tạo khoa học. Bố trí những giáo viên có
trình độ và đam mê môn vật lý vào dạy vật lý.
2. Với Nhà trường: Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị phòng thực hành vật lý tốt
hơn. Mua sắm thiết bị dạy học đầy đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày của bộ
môn vật lý.
3. Với Phòng GD:
Thực trạng hiện nay ở các đơn vị là các giáo viên đều được đào tạo hệ cao đẳng
Toán – Lý, do đó hầu hết họ đầu tư vào môn toán và yêu thích môn toán nhiều hơn
môn vật lý. Chính vì vậy phòng nên động viên khích lệ những giáo viên quan tâm,
yêu thích và dành nhiều thời gian đầu tư vào môn vật lý kịp thời.
Bên cạnh đó cần truyền đạt những kinh nghiệm về kiến thức chuyên môn của lãnh
đạo phòng về cho giáo viên học hỏi thêm phục vụ việc dạy học tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp
Hà Tĩnh 10 / 10 / 2016

Hướng dẫn giải các dạng bài tập Điện học và Quang học trong chương trình Vật lý lớp 9

16



×