Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Hướng dẫn học sinh học tốt cách phát âm Tiếng Anh – lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.29 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HÀ TĨNH
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THẠCH HÀ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:

HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TỐT CÁCH PHÁT ÂM
TIẾNG ANH- LỚP 6

Người thực hiện : Nguyễn Thị Huyền.
Trường THCS Thắng Tượng
Hà Tĩnh, tháng 10 năm 2016
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay Tiếng Anh là ngôn ngữ chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong
các mối quan hệ đối ngoại trên thế giới. Tiếng Anh giúp chúng ta nghiên cứu,
giao tiếp với nước ngoài ở nhiều lĩnh vực. Vì thế người học phải thành thạo các
kỹ năng ngôn ngữ Nghe, Nói, Đọc và Viết. Một thực tế không thể phủ nhận khi
học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng là học sinh có thể hiểu ngữ
pháp,viết tốt nhưng gặp không ít trở ngại trong vấn đề giao tiếp.Điều này giải
thích một phần tại sao sau khi tốt nghiệp số lượng học sinh có thể giao tiếp được
bằng Tiếng Anh ở mức độ căn bản chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn. Thực hiện
chương trình Tiếng Anh cấp Trung học cơ sở được biên soạn theo quan điểm
giao tiếp, coi việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp: Nghe - Nói Đọc - Viết là mục tiêu cuối cùng của quá trình giảng dạy, việc dạy và học môn
Tiếng Anh ở trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học sinh có khả năng sử
dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và tương đối thành
thạo dưới các hình thức Nghe- Nói - Đọc - Viết, tiến đến việc hình thành năng
lực sử dụng Tiếng Anh dễ dàng, có hiệu quả trong giao tiếp thông thường. Phần


lớn học sinh chưa tự tin để giao tiếp bằng Tiếng anh và ít có cơ hội thực hành
giao tiếp bằng Tiếng Anh. Vậy làm thế nào để giúp học sinh có thể vận dụng


cách phát âm chuẩn để tự tin trong giao tiếp với bạn bè một cách hiệu quả? Dạy
phát âm như thế nào để sau mỗi giờ học học sinh cảm thấy thích thú và yêu quy
môn học hơn? Làm thế nào để tìm kiếm một số phương pháp tích cực, đơn giản,
dễ hiểu, thiết thực mà vẫn đảm bảo tính khoa học, nhằm phát triển khả năng tư
duy, sự suy đoán và tính sáng tạo của học sinh? Trước những trăn trở đó tôi đã
mạnh dạn đi sâu vào vấn đề “Hướng dẫn học sinh học tốt cách phát âm Tiếng
Anh – lớp 6” .Đó là lí do tôi chọn đề tài này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Hiện nay, với nhận thức mới trong dạy ngoại ngữ, dạy tiếng Anh nhằm
mục đích giao tiếp, mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác với thế giới trên mọi lĩnh
vực: đối nội, đối ngoại, văn hóa, thương mại....đã đánh dấu một mốc lớn: sự đầu
tư chất xám vào dạy và học ngoại ngữ, làm việc theo hướng công nghiệp hiện
đại.
Để sử dụng thành thạo một ngoại ngữ là một điều không hề dễ dàng, nhưng
cũng không vì khó khăn mà không thể học vì trong một chừng mực nào đó, học
ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng cũng không phải là cái gì đó quá
khó nếu chúng ta có phương pháp và phương tiện tốt, nhất là khi chúng ta biết
phối hợp giữa các phương pháp với nhau và khai thác tốt các phương tiện.
Việc dạy theo phương pháp đổi mới như hiện nay chú trọng nhiều đến tính chủ
động sáng tạo của học sinh. Phần lớn thời gian giao tiếp là lúc các em tư duy chủ
động thực hành tiếng Anh. Để có một tiết học tốt thì các em phải chuẩn bị bài ở
nhà kỹ. Hơn nữa, để học tốt một giờ ngữ âm các em cần được nghe nhiều,luyện
nhiều và biết cách để nói chuẩn,nói đúng.
Cũng chính bởi những ly do như đã trình bày ở trên mà mục đích dạy và học
Tiếng Anh cũng có sự thay đổi lớn, nó không chỉ là chuyện “ học để mà học”
nữa, mà học là phải tư duy, có chiều sâu. Chúng ta không chỉ nhằm mục đích đạt
được y nghĩa ngữ pháp mà còn nhằm đạt và phát triển được kỹ năng sử dụng
ngôn ngữ đó.
Nắm được bản chất của giao tiếp và có thể giao tiếp khi cần thiết là điều mà

chúng ta vươn tới. Nói được coi là một kỹ năng tiếp thụ, song nói thường khó
hơn đọc vì ngữ điệu của ngôn ngữ có những đặc điểm rất khác với văn bản viết.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Phần lớn học sinh trên địa bàn xã là con em nông thôn nên điều kiện học
tập chưa tốt, thời gian học hạn hẹp, môi trường giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế,
2


ít có cơ hội luyện nói- luyện ngữ âm.Các em còn chưa thực sự chăm chỉ học tập,
ít chịu ghi nhớ từ, không tích cực luyện âm, nhận thức chậm, sự linh hoạt, sáng
tạo chưa cao, tài liệu để tham khảo thêm còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình, từ
đó việc đầu tư học kỹ năng nói hạn chế. Ngoài ra tiếng Anh là một môn học khó,
khối lượng kiến thức nhiều, thời gian học ít, và trong quá trình học đa số các em
còn nhút nhát,thụ động,chưa mạnh dạn giao tiếp trước đám đông.
Việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông đã có những thay đổi lớn
về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu
cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải cách.
Quan điểm cơ bản nhất về đổi mới phương pháp là làm sao phát huy được tính
tích cực, chủ động của người học, tạo điều kiện tối ưu cho người học và rèn
luyện, phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không
phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần túy.
Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay
đổi và phát triển đa dạng. Người giáo viên cần nắm bắt các nguyên tắc chính của
phương pháp và tìm hiểu các thủ thuật và hoạt động dạy học theo quan điểm
giao tiếp sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và có
hiệu quả.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm giúp các em học sinh khối lớp 6 hiểu rõ về hệ thống các âm trong
Tiếng Anh, đặc biệt là những âm được học trong chương trình sách giáo khoa

lớp 6, học kỳ I. Qua đó các em nhận thức được tầm quan trọng của ngữ âm trong
việc học Tiếng Anh nói chung và giao tiếp Tiếng Anh nói riêng để các em có thể
hiểu được những gì người khác nói cũng như những gì các em nói người khác có
thể hiểu được.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh khối lớp 6 của trường đang tham gia học chương trình Tiếng
Lớp 6B:

30 học sinh

Lớp 6D:

30 học sinh

Hệ thống các âm trong các bài học của sách giáo khoa lớp 6 học kỳ
I(chương trình mới). Gồm các âm:
Âm

Thuộc đơn vị bài học
3


/əʊ/;/ʌ/
/z/; /s/
/p/; /b/
/i:/; /i/
/t/; /st/
/s/; /S/

Unit 1

Unit 2
Unit 3
Unit 4
Unit 5
Unit 6

4. Phạm vi nghiên cứu.
Trong học kỳ I của năm học 2016-2017 tiến hành trong phạm vi học sinh
khối lớp 6 để rút kinh nghiệm đưa vào áp dụng cho các khối lớp ở các năm học
tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Điều tra thực trạng.
Tìm hiểu ngữ âm Tiếng Anh.
Giới thiệu ky hiệu phiên âm trong các đơn vị bài học.
Tổ chức luyện phát âm với các âm bằng các phương tiện nghe nhìn.
Tổng kết, so sánh đối chiếu, rút ra bài học kinh nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý thuyết
Tiếng Anh là một môn học có tầm quan trọng trong chương trình giáo dục
phổ thông tại các trường học ở Việt Nam. Về cơ bản, học sinh bắt đầu được học
từ lớp 3, tuy nhiên việc rèn cho các em đọc và nói Tiếng Anh chuẩn cũng còn
gặp rất nhiều khó khăn. Để cải thiện điều này cần đến sự cố gắng rất lớn của đội
ngũ các thầy cô giáo và các em học sinh.
Tiếng Anh mới là bước đột phá trong thực hiện Đề án ngoại ngữ 2020.
Cấu trúc sách đã dành một phần thích hợp cho rèn phát âm để việc dạy và học
Tiếng Anh trở lên toàn diện hơn.
2. Cơ sở thực tiễn:
Đối với học sinh khối lớp 6 tuy đã được học tiếng anh từ tiểu học song
việc phát âm Tiếng Anh của các em vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc phát


4


âm của các em rất gượng ép, luôn bị Việt hóa dẫn đến đọc sai, nói sai, không
nhận ra các âm trong các từ khi làm các bài tập ngữ âm. Ví dụ như:
Từ Hello: đáng ra các em phải đọc là /hələu/ thì các em lại đọc là /hê lô/
Từ Today: đáng ra các em phải đọc là /tədei/ thì các em lại đọc là /tu đây/
Từ ago: đáng ra các em phải đọc là /əgəu/ thì các em lại đọc là /ơ gâu/ và
còn nhiều từ khác nữa.
Qua kiểm tra khảo sát đối với bài tập xác định âm /əʊ/ và /ʌ/ (SGK, TA6,
trang 8) được kết quả như sau:
Exercise: Listen and put the words in the correct column /əʊ/ or /ʌ/
some – rode – don’t – hope – monday – homwork – month – come
– post- one
* The correct answer:
/əʊ/
rode
don’t
hope
homework
post

/ʌ/
some
monday
month
come
one

* Kết quả làm bài của học sinh:



HS

số

6B,6D

60

Đúng

Đúng

Đúng

Đúng

Đúng

Đúng

10 từ

9 từ

8 từ

7 từ


6 từ

1 đến 5 từ

SL

%

SL

%

SL

%

0

0

0

0

7

11,6

S
L

8

%

SL

%

SL

%

13

11

18

34

57

Khảo sát về cảm nhận của học sinh khi học ngữ âm thì thu được kết quả
như sau:
Lớp
6B,6D


số
60


Rất khó
SL
%
35
58

Khó
SL
%
21
35

Dễ
SL
4

%
7

Rất dễ
SL
%
0
0

Ghi chú

Từ kết quả trên đã thôi thúc tôi cần phải làm một điều gì đó giúp các em
cải thiện khó khăn này, hoặc ít ra cũng giúp các em không cảm thấy ngại, thấy

khó khi học phát âm.
5


3. Nội dung sáng kiến nghiên cứu thực hiện
3. 1. Tìm hiểu về ngữ âm Tiếng Anh
Vậy ngữ âm là gì? Đó là học ngữ điệu và âm thanh. Bất kỳ ngôn ngữ nào
đều có ngữ điệu và âm thanh riêng. Ở Việt Nam nói riêng và rất nhiều quốc gia
trên thế giới nói chung, những người học tiếng Anh cảm thấy khó phát âm chuẩn
như người bản xứ vì ngữ điệu và âm thanh của Tiếng Anh khác với tiếng mẹ đẻ
của họ. Những nhân tố chính gây nên khó khăn này có thể kể đến như sau:
Thứ nhất, âm mới. Trong Tiếng Anh xuất hiện một số âm mà trong tiếng
Việt không có, và chúng làm cho học sinh cảm thấy khó có thể phát âm chuẩn
được. Hãy lấy ví dụ với âm /ð/ . Khi được nghe qua về cách đọc của phụ âm này
thì học sinh cho rằng thật dễ, song thực tế lại hoàn toàn khác. Có không ít học
sinh không thể phát âm đúng và dễ dàng nản lòng với cách đọc của chỉ một âm,
chứ chưa nói đến những âm khác.
Thứ hai, cách phát âm bị "Việt hoá". Vốn đã quen với cách phát âm trong
tiếng Việt, nên các bộ phận tạo nên âm thanh, đặc biệt như lưỡi, môi, răng rất
khó điều chỉnh để phát âm đúng trong Tiếng Anh. Bản thân học sinh thấy bất lực
trong việc điều khiển chúng theo y muốn của mình. Khi muốn đặt một chút đầu
lưỡi giữa hai hàm răng để phát âm âm /ð/ thì răng cứ míp chặt và lưỡi lại thụt
vào trong...
Thứ ba, trọng âm của từ. Trong Tiếng Anh, với những từ có 2 âm tiết trở
lên thì đều có trọng âm. Trọng âm của từ sẽ rơi vào một trong những âm tiết
nhất định, và âm tiết đó sẽ được đọc nhấn mạnh hơn so với những âm tiết còn
lại. Trong tiếng Việt của chúng ta không có trọng âm của từ, vì từ trong tiếng
Việt là những từ có 1 âm tiết. Và đây lại là một khó khăn khác với học sinh.
Thứ tư, ngữ điệu của câu. Ngữ điệu của câu trong tiếng Anh rất đa dạng
và phong phú. Có thể cùng một câu nói, nhưng chúng ta có thể lên giọng, hoặc

xuống giọng ở cuối câu nhằm chuyển tải thông tin khác nhau đến người nghe.
Tiếng Việt cũng vậy. Song chính vì tiếng Việt cũng như vậy, nên lại làm cho học
sinh cảm thấy khó. Các em đã quen với cách lên xuống của câu trong tiếng Việt,
nên khi chuyển sang tiếng Anh, không ít thì nhiều, ngữ điệu của câu trong tiếng
6


Việt sẽ ảnh hưởng sang tiếng Anh, hoặc nếu không, sẽ mất rất nhiều thời gian để
học và sửa.
Nhìn chung khi học ngữ âm của một ngoại ngữ chúng ta không thể tránh
khỏi những khó khăn nhất định về ngữ điệu và âm thanh. Song, điều quan trọng
là làm thế nào để khắc phục chúng và đạt được mục đích cuối cùng là sử dụng
ngôn ngữ đó như một ngôn ngữ hai. Sự cố gắng, kiên trì và không nản lòng đã
giúp cho nhiều người thành công trong học ngoại ngữ.
3.2. Học các ký hiệu phiên âm được dùng ở các tiết luyện âm trong
sách giáo khoa Tiếng Anh 6..
Tất cả mọi người khi bắt đầu học ngoại ngữ đều phải học các quy tắc phát
âm, điều này rất quan trọng trong việc phát âm một cách chính xác. Mục đích
chính của việc học ngoại ngữ là để có thể giao tiếp với mọi người, nhưng phát
âm tồi có thể gây ra nhiều hiểu nhầm không đáng có. Vì thế, các quy tắc phát âm
quan trọng với người học ngoại ngữ là điều hiển nhiên. Ngay từ tiết đầu tiên của
chương trình Tiếng Anh 6 (an introduction to English 6), tôi đã dành nhiều thời
gian để giới thiệu cho các em biết qua về các ky hiệu phiên âm quốc tế mà các
em sẽ phải làm quen trong quá trình học môn Tiếng Anh. Ban đầu các em có thể
chẳng hiểu gì và biết gì về nó cả. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là sau này
các em cũng sẽ không hiểu gì về nó cả. Trong bảng giới thiệu các ky hiệu đó, có
các ky hiệu phiên âm quốc tế và các âm tương ứng của nó trong Tiếng Việt để
cho học sinh dễ hình dung. Sau đây là bảng gồm các ky hiệu phiên âm quốc tế
trong sách giáo khoa Tiếng Anh 6 của học kỳ I.
A. Nguyên âm.

Âm

Trong từ

Ký hiệu

Ví dụ minh họa

/ə/

about

/ə’baʊt /

today, ago, nature, colour

Unit 1

/ɜ:/

fur

/ fɜ: (r) /

stir, nurse, shirt, skirt

Unit 1

/ɒ/


got

/ɡɒt/

hot, cod, spot, cock, slot

Unit 5

/ɔ:/

saw

/ sɔ: /

more, course, store, ashore

Unit 5

B. Phụ âm
7

Đơn vị bài
học


Âm

Trong từ

Ký hiệu


Ví dụ minh họa

Đơn vị bài
học

/f/

fall

/ fɔ:l /

photo, finish, fat, cough

Unit 2

/v/

van

/ væn /

voice, very, violent, move

Unit 2

/k/

cat


/ kæt /

cow, copy, skull, thank

Unit 3

/g /

get

/ get /

game, bag, gather, guide, gun

Unit 3

/ʃ /

shoe

/ ʃu: /

show, sheep, wash, sheet

Unit 4

/ʒ/

vision


/ ‘viʒn /

measure, decision, usually

Unit 4

/tʃ/

chain

/ tʃein /

chip, choice, teach, cheers

Unit 6

/dʒ/

jam

/ dʒæm /

bridge, village, join, jam,

Unit 6

Một khi các em đã có bảng phiên âm, với sự trợ giúp của các thầy cô giáo,
các em được hướng dẫn phát âm các từ mà các em thường phát âm sai cũng như
không biết cách phát âm. Khuyến khích các em học thuộc lòng mỗi ngày ít nhất
khoảng 2-3 từ cùng với các ky hiệu phát âm của các từ đó

3.3. Tổ chức triển khai thực hiện:
Để các em học đỡ nhàm chán và không cảm thấy căng thẳng trong các giờ
học phát âm giúp mang lại hiệu quả cao, cá nhân tôi đã tận dụng tối đa cơ sở vật
chất hiện có của nhà trường như đài, bảng tương tác điện tử, đường truyền
Internet để phục vụ cho việc dạy và học.
Sưu tầm các bài dạy phát âm trên các trang dạy học Tiếng Anh có uy tín
để minh họa cho việc dạy âm, như trang " />Tổ chức cho các em học và luyện tập với các phương tiện nghe nhìn và tổ
chức kiểm tra đánh giá để biết mức độ tiến bộ của các em, từ đó giáo viên và
học sinh có hướng điều chỉnh.
Việc luyện tập chủ yếu tập trung vào các tiết dạy học tăng cường.
4. Các giải pháp:
Các giải pháp mà cá nhân tôi áp dụng cho đối tượng học sinh của mình
cũng có thể nhiều giáo viên ở các trường khác đã làm. Tuy nhiên đây là lần đầu
8


tiên tôi áp dụng tại với sự chuẩn bị và tìm tòi chu đáo nhất và bước đầu đã mang
lại hiệu quả cũng như tạo hứng khởi cho học sinh.
Các âm trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 6 sẽ lần lượt được tôi giới
thiệu cho học sinh theo từng đơn vị bài học với quy trình: Cho học sinh quan sát
khẩu hình, tìm hiểu cách thức hình thành âm đó, tìm hiểu các từ đơn có chứa
âm, tìm hiểu các câu có chứa âm, rèn luyện âm với các ví dụ và cuối cùng là vận
dụng.
UNIT 1: MY NEW SCHOOL
Trong đơn vị bài học này, học sinh được học cách phát âm của /əʊ/ or /ʌ/
a) Short vowel /ʌ/ Nguyên âm ngắn /ʌ/ )
* How to pronuonce /ʌ/
Hướng dẫn và luyện tập theo link: />/ʌ/ là một nguyên âm ngắn,thư giãn khi phát âm,hơi mở rộng miệng và đăt lưỡi
ở giữa miêng. Ta có :/ʌ/
Example:


monkey (n) :
Funny (adj)

/mʌŋki/
/fʌn/

Cousin (n) : /kʌzn/
Sun (n) :

/sʌn/

Umbrella (n) :

con khỉ.
vui nhộn, hài hước.
anh ,chị ,em họ

mặt trời.
/ʌm’relə/

cái ô

b) Short vowel /əʊ/. Nguyên âm ngắn /əʊ/ )
* How to pronounce /əʊ/
Hướng dẫn và luyện tập theo link: />- /əʊ/ là một nguyên âm đôi, được tạo thành 2 từ nguyên âm ngắn /ə/ và /ʊ/ .
- Để phát âm đúng chúng ta bắt đầu với âm /ə/ .
- Miêng hơi mở,thả lỏng và lưỡi cũng thả lỏng /ʊ/.
-Lưỡi nâng lên và lùi về phía sau.
- Miệng vẫn thả lỏng và chuyển từ hơi mở đến hơi tròn môi /ʊ/ .

- Phần /ə/được phát âm dài hơn so với phần /ʊ/.
9


- Ta có : /əʊ/ .
Example:
Rose (n ) /rəʊz / : hoa hồng
Grow (v ) /grəʊ/ : trồng
Coat (n ) /kəʊt / : áo khoác
Phone (n) /fəʊn / : điện thoại
Home (n ) /həʊm/ : nhà
UNIT 2: AT HOME
Trong đơn vị bài học này, học sinh được học 2 phụ âm /z/ và /s/
a. Consonant /z/. (Phụ âm /z/)
* How to pronuonce /z/
Hướng dẫn và luyện tập theo link: />- Để mặt lưỡi chạm nhẹ vào lợi hàm trên, ngạc mềm nâng lên.
- Sau đó đẩy luồng khí thoát ra giữa mặt lưỡi và lợi hàm trên sao cho các bạn
nghe thấy tiếng luồng khí thoát ra ( không mạnh bằng âm /s/.
- Làm rung dây thanh trong cổ họng khi thoát âm.
- Kí hiệu phiên âm /z/
Example :
zero (number ) : số 0
Size (n) / saiz/ kích cỡ.
Prize (n)
Rose (n)

/praiz/
/rəʊz/

Rise (v) /raiz/


giải thưởng.

hoa hồng.
tăng lên.

Noise (n) /nɔiz/

tiếng ồn.

Doors (n)

những cánh cửa.

Surprise (n)

/dɔ:z/

/sə‘praiz/

sự ngạc nhiên.

b) Consonant /s/ (Phụ âm /s/)
10


* How to pronuonce /s /
Hướng dẫn và luyện tập theo link: />Khi phát âm /s/ các bạn cần :
-Đặt mặt lưỡi chạm nhẹ vào lợi hàm trên, ngạc mếm nâng lên.
- Đẩy luồng khí thoát ra giữa mặt lưỡi và lợi hàm trên sao cho các bạn nghe thấy

tiếng luồng khí thoát ra.
- Không làm rung dây thanh trong cổ họng.
-Kí hiệu /s/.
Example: sit (v)

/sit/

ngồi.

Sleep (v)

/ sli:p/ ngủ.

Sister (n)

/sistə(r)/

chị,em gái

Yesterday (n) /jestədei/ ngày hôm qua.
Christmas (n) /’krisməs/

lễ giáng sinh.

Grass (n)

/gra:s/

Face (n)


/ feis/

khuôn mặt.

/ɒfis/

văn phòng.

Office (n)

cỏ.

UNIT 3: MY FRIENDS
Trong đơn vị bài học này, học sinh được học 2 phụ âm /p/ và /b/
a) Consonant /p/(Phụ âm /p/)
* How to pronuonce /p/
Hướng dẫn và luyện tập theo link: />
11


Khi phát âm phụ âm /p/ cần:
- Dùng hai môi chặn luồng khí trong miệng, ngạc mềm nâng lên.
- Bật mạnh luồng khí ra khỏi miệng.
- Không làm rung dây thanh trong cổ họng khi phát âm.
- Kí hiệu phiên âm /p/
Example:

Put (v) /pʊt/ đặt, để.
Pen (n)


/pen/

Paper (n)

cái bút.

/peipə(r)

Airport (n) / eəpɔ:t/

tờ giấy.
sân bay.

Copy (v)

/kɒpi/ sao chép.

Stop (v)

/stɒp/

dừng lại.

Cheap (adj) /tʃi:p/
Trip (n)

rẻ

/trip/ chuyến đi.


b) Consonant /b/(Phụ âm /b/)
* How to pronuonce /b/
Hướng dẫn và luyện tập theo link: />-Phụ âm /b/ được phát âm tương tự phụ âm /p/.
- Dùng hai môi chặn luồng khí trong miệng , ngạc mềm được nâng lên.
- Bật luồng khí ra khỏi miệng( yếu hơn so với âm /p/).
Nhưng: Làm rung dây thanh trong cổ họng khi phát âm.
Kí hiệu phiên âm /b/.
Example:

Boy (n) /bɔi/

cậu bé.

12


Bread (n) /bred/

bánh mì.

Bag (n)

cái cặp.

/bæg/

Book (n)

/bʊk/


Boots (n)

/bu:ts/

Number (n)

quyễn sách.
đôi ủng.

/’nʌmbər / con số.

Job (n) /dʒɒb/
Remember (v)

nghề nghiệp.
/ri’membə(r)/

nhớ.

UNIT 4: MY NEIGHBOURHOOD
Trong đơn vị bài học này, học sinh được học 2 nguyên âm /i:/ và /i/
a) Long vowel /i:/ (Phụ âm /i:/)
* How to pronuonce /i:/
Hướng dẫn và luyện tập theo link: />Khi phát âm /i:/
-Lưỡi được nâng lên cao.
- Đầu lưỡi ở vị trí cao nhất.
- Miệng mở rộng sang hai bên giống như khi cười.
- Phát âm kéo dài hơn so với nguyên âm /i/.
-Kí hiệu /i:/
Example :


see /si:/ nhìn
Week /wi:k / tuần
Complete /kompli:t/ hoàn thành
Receive /risi:v/ nhận
Piece /pi:s/ mẩu, miếng

13


Boutique / bu: ti:k/ cửa hàng nhỏ.
b) Short vowel /i/(Nguyên âm ngắn /i/)
* How to pronuonce /ʌ/
Hướng dẫn và luyện tập theo link: />- Âm /i/ được phát âm tương tự như âm /i:/ nhưng :
- Lưỡi sẽ được hạ thấp hơn.
- Đầu lưỡi cũng được hạ thấp hơn một chút.
- Miệng bớt mở rộng sang hai bên hơn.
- Phát âm rất ngắn.
- Kí hiệu phiên âm /i/
Example:

Give

/giv/

Listen

đưa

/ lisn/


River /riv r/
Physics

nghe
sông

/fiziks/

môn vật ly.

UNIT 6: OUR TET HOLIDAY
Trong đơn vị bài học này, học sinh được học 2 phụ âm /ʃ/ và /S/
a) Consonant /ʃ/(Phụ âm /ʃ/)
* How to pronuonce /ʌ/
Hướng dẫn và luyện tập theo link: />
14


- /ʃ/ is a voiceless consonant sound.
- To make this sound:
- Put your tongue up and back a little
- Push your lip forward into a circle.
- It’s pronounced /ʃ/..../ʃ/
She /ʃi/

Ocean /ˈəʊʃn/

Sure /ʃʊər/
Share the sugar with Charlotte.


Nation /ˈneɪʃn/
/ʃeər ðə ˈʃʊɡər wɪð ˈʃɑːrlət/

She wished she had gone shopping.

/ ʃi wɪʃt ʃi həd ɡɔːn ˈʃɑːpɪŋ/

Identify the letters which are pronounced /ʃ/ (Nhận biết các chữ được phát âm
là /ʃ/)
1. "c" được phát âm là /ʃ/ khi đứng trước ia, ie, io, iu, ea
Examples
special
musician

Transcription
/ˈspeʃəl/
/mjuːˈzɪʃən/

Meaning
đặc biệt
nhạc sĩ

2. "s" phát âm là /ʃ/
Examples
ensure
insure

Transcription
/ɪnˈʃɔː(r)/

/ɪnˈʃɔː(r)/

Meaning
đảm bảo
bảo hiểm

3. "t" phát âm là /ʃ/ khi nó ở bên trong một chữ và đứng trước ia, io
Examples
nation
intention

Transcription
/ˈneɪʃən/
/ɪnˈtenʃn/

Meaning
quốc gia
y định

4. Lưu y: "x" có thể được phát âm là /kʃ/
Examples
anxious
luxury

Transcription
/ˈæŋkʃəs/
/ˈlʌkʃəri/

Meaning
lo âu

sự xa xỉ

5. "ch" được phát âm là /ʃ/
Examples
machine
chemise

Transcription
/mə'ʃɪːn/
/ʃəˈmiːz/

6. "sh" luôn được phát âm là /ʃ/
15

Meaning
máy móc
áo lót


Examples
shall
sheet

Transcription
/ʃæl/
/ʃiːt/

Meaning
sẽ, phải
lá, tờ


b) Consonant /s/ (Phụ âm /s/)
* How to pronuonce /ʌ/
Hướng dẫn và luyện tập theo link: />Khi phát âm /s/ các bạn cần :
-Đặt mặt lưỡi chạm nhẹ vào lợi hàm trên, ngạc mếm nâng lên.
- Đẩy luồng khí thoát ra giữa mặt lưỡi và lợi hàm trên sao cho các bạn nghe thấy
tiếng luồng khí thoát ra.
- Không làm rung dây thanh trong cổ họng.
-Kí hiệu /s/.
Example:

Sit (v) / sit/

ngồi.

Sleep (v) / sli:p/ ngủ.
Sister (n)

/ ‘sistə (r) /

Yesterday (n)

chị,em gái

/’jestədei/

Christmas (n) / ‘krisməs/
Grass (n) /gra:s/

ngày hôm qua.

lễ giáng sinh.

cỏ.

Face (n) / feis/ khuôn mặt.
5. Kết quả thực hiện:
Sau một học kỳ tổ chức triển khai bước đầu thu được kết quả như sau:
* Kết quả qua các bài kiểm tra về ngữ âm đã học của học sinh:
HS



Điểm Giỏi

Điểm Khá

Điểm TB

Điểm Yếu

Điểm Kém

số

(8 đến 10)

(6,5 đến

(5 đến 6)


(3,5 đến

(0 đến 3)

16


7,5)
6B,6D

60

SL
15

%
25

SL
21

4,5)
%
35

SL
14

%
23,3


SL
10

%
16,7

SL
0

%
0

* Phiếu thăm dò y kiến học sinh về việc học ngư âm sau học kỳ I:
Lớp
6B,6D
6B,6D

Sĩ số
60
60

Rất khó
SL
%
35
58
0
0


Khó
SL
%
21
35
17
28,3

Dễ
SL
4
35

%
7
58,3

Rất dễ
SL
%
0
0
8
13,4

Ghi
chú
Trước
Sau


III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến:
1.1 Nội dung:
Qua thực tiễn giảng dạy, cá nhân tôi đã phát hiện được những vấn đề mà
học sinh đang gặp khó khăn trong học tập bộ môn, đặc biệt là phần ngữ âm. Từ
đó đã thôi thúc tôi tìm tòi những cách thức tiến hành sao cho phù hợp với tình
hình cụ thể của nhà trường để mạng lại kết quả cao nhất. Với việc áp dụng sáng
kiến vào giảng dạy bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Số học
sinh đọc kém, phát âm chưa chuẩn trong lớp giờ đã giảm xuống rất nhiều, và đặc
biệt là các em không còn cảm thấy sợ, thấy chán khi học ngứ âm, việc giao tiếp
bằng tiếng anh của các em đã trở lên tự tin hơn trước.
1.2. Ý nghĩa:
Trong những tiết học tiếng Anh giờ đây đã trở lên sôi nổi hơn, các em
mạnh dạn hơn, không còn cảm giác sợ đọc không đúng.
Trên đây là những "Hướng dẫn học sinh học tốt cách phát âm Tiếng Anh lớp
6 " mà tôi đã mạnh dạng đưa ra. Thiết nghĩ, đây cũng là một vấn đề rất được quan tâm
trong tiếng Anh phổ thông. Rất mong được đón nhận những y kiến đóng góp của các
thầy, cô cùng chuyên môn để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.

1.3 Hiệu quả:
Sáng kiến "Hướng dẫn học sinh học tốt cách phát âm tiếng Anh lớp 6 "
đã được ứng dụng và có kết quả khá tốt đối với toàn thể học sinh khối lớp 6
trong trường . Tôi tin rằng sẽ góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng dạy
và học đồng thời được giảm tỉ lệ học sinh yếu trong bộ môn Tiếng Anh.
17


IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 7 (chương trình 10 năm)
2. Website: />3. Website: />

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...........................................................
I. Cơ sở lí luận của vấn đề..................
..........................
II. Thực trạng của vấn đề......................................................
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề...........
II. PHẦN NỘI DUNG......................................................................
1. Cơ sở ly thuyết...................................................................
2. Cơ sở thực tiễn....................................................................
3. Nội dung sáng kiến nghiên cứu thực hiện..........................
3.1. Tìm hiểu về ngữ âm Tiếng Anh............................
3.2. Các ky hiệu phiên âm Tiếng Anh..........................
3.3. Tổ chức triển khai thực hiện..................................
4. Các giải pháp......................................................................
5. Kết quả thực hiện...............................................................
III. PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................
1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến............
1.1. Nội dung................................................................
1.2. Ý nghĩa.................................................................
1.3. Hiệu quả...............................................................
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................

18

Trang 1
Trang 1
Trang 1
Trang 2
Trang 2

Trang 4
Trang 4
Trang 4
Trang 5
Trang 5
Trang 6
Trang 8
Trang 8
Trang 16
Trang 17
Trang 17
Trang 17
Trang 17
Trang 17
Trang 18


19



×