Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN: Nâng cao hứng thú và chiều sâu cho học sinh trong chương XI “Sinh sản” ở bộ môn Sinh học 8 bằng dạy học theo chủ đề “Giáo dục giới tính”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.97 KB, 13 trang )

SKKN: Nâng cao hứng thú và chiều sâu cho học sinh trong chương XI “Sinh sản” ở bộ
môn Sinh học 8 bằng dạy học theo chủ đề “Giáo dục giới tính”

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I- Bối cảnh của đề tài:
Trước yêu cầu thực tiễn của xã hội, để có những công dân phát triển toàn
diện Đức- Trí- Thể- Mĩ thì ngoài việc trang bị cho các em những tri thức khoa
học cơ bản, tri thức nghề nghiệp thì cần cung cấp cho các em tri thức về tâm
sinh lí, các vấn đề giới tính của chính mình, từ đó giúp các em hình thành thái độ
và kĩ năng giao tiếp ứng xử, thái độ lịch sử văn minh đúng chuẩn mực. Đó cũng
chính là nội dung của giáo dục giới tính.
Giáo dục giới tính là chương trình đề cập tới các vấn đề giới tính, nhằm
cho người học trò có những hiểu biết về giới tính, trên cơ sở đó hình thành thái
độ, hành vi ứng xử giới tính đúng đắn. Vấn đề đặt ra đối với người dạy học bây
giờ là đi con đường nào để các em nhận thức vấn đề này một cách sâu sắc và
hứng thú nhất mà không phải gây áp lực,e ngại cho các em là một điều làm tôi
trăn trở khi dạy đến chương XI “Sinh sản” ở học sinh lớp 8.
II- Lý do chọn đề tài:
Thực tế, trong các tiết dạy trong chương “Sinh sản” theo truyền thống thì
việc học sinh lĩnh hội vấn đề giới tính một cách e ngại và thiếu tự tin mặc dù
trong tâm lí mỗi em rất muốn tìm hiểu. Cuối cùng qua nhiều lần dạy thực
nghiệm ở một số tiết qua nhiều năm tôi đã lựa chọn dạy học theo chủ đề áp dụng
vào chương này sẽ gây hứng thú cho các em lĩnh hội kiến thức đạt hiệu quả tốt
nhất cho mỗi tiết dạy.
Dạy học theo chủ đề là một bước tiến mới trong việc hình thành và phát
triển năng lực cho học sinh vào chương trình dạy học ở bậc THCS. mặc dù, dạy
học theo chủ đề thì không xa lạ gì đối với các trường chuyên nghiệp cũng như ở
các nước có nền giáo dục phát triển. Để đáp ứng với nhu cầu thực tế của xã hội
nói chung và học sinh, giáo dục luôn tiên phong trong việc đổi mới phương pháp
và cách thức dạy học làm sao cho kịp bước tiến của thời đại.Tuy nhiên, để áp
dụng rộng rãi phương pháp này theo tôi cũng hết sức khó khăn vì hoàn cảnh và


trình độ nhận thức ở mỗi vùng sẽ khác nhau trong đó đối tượng của chúng ta với
lứa tuổi 11-15 tuổi phát triển cơ thể cũng như tâm, sinh lí chưa được hoàn
chỉnh,tính tình và suy nghĩ còn non dễ sai lệch. Ở các trường học việc áp dụng
giáo dục giới tính trong các tiết dạy cũng như các buổi ngoại khóa còn ít,hầu
như chưa có.
Với lí do trên và khả năng hiểu biết có hạn của bản thân, tôi xin phép giới
thiệu sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hứng thú và chiều sâu cho học sinh
trong chương XI “ Sinh sản” ở bộ môn sinh học 8 bằng dạy học theo chủ đề
“Giáo dục giới tính”.
III - Mục đích và đối tượng:
1. Mục đích nghiên cứu:
Năm học 2016 - 2017

1


SKKN: Nâng cao hứng thú và chiều sâu cho học sinh trong chương XI “Sinh sản” ở bộ
môn Sinh học 8 bằng dạy học theo chủ đề “Giáo dục giới tính”

Mục đích của đề tài này nhằm giúp học sinh khối 8 có cách nhìn sâu sắc
nhất đối với bản thân các em.Trang bị cho các em những hiểu biết về giới tính
để xử lí tốt trong các mối quan hệ với bạn bè và những người khác giới.Qua chủ
đề này sẽ trang bị cho các em kiến thức về giới tính một cách nhẹ nhàng và hứng
thú nhất.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: học sinh khối 8 với lứa tuổi 14.
- Phạm vi ứng dụng: dành cho học sinh từ khối 6 đến khối 9 với lứa tuổi từ 11
đến 15 tuổi.
IV- Điểm mới của đề tài:
- Áp dụng phương pháp chủ đề vào trong các tiết dạy.

- Lồng ghép được các kiến thức giáo dục giới tính trong các tiết dạy.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- Cơ sở lí luận:
Độ tuổi THCS là giai đoạn phát triển rất quan trọng của cuộc đời. Chưa là
người lớn song cũng không còn là trẻ con nên các em vẫn bở ngỡ trước các hiện
tượng xảy ra trong cuộc sống, tò mò và ham muốn khám phá. Vì vậy, cần trang
bị cho các em những hành trang vững bước vào đời tránh những hậu quả khôn
lường do sự thiếu hiểu biết. Giáo dục giới tính giúp các em có một quan điểm
tích cực về tình dục đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để trẻ vị thành
niên có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những
quyết định của mình. Tuy nhiên, những cách giáo dục thông thường là thông qua
cha mẹ, người chăm sóc và ở các trường học theo cách truyền thống. Thông qua
các hình thức này làm cho các em rất khó đạt được hiệu quả cao.
II- Thực trạng vấn đề:
Qua điều tra khảo sát của Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em thì độ tuổi
quan hệ tình dục lần đầu ở Việt Nam là 14 tuổi thay vì 19 tuổi như trước kia.
Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ nạo phá thai đứng thứ 3 thế giới ở
năm 1993 có 1.433.693 ca nạo phá thai ( trong đó vị thành niên chiếm khoảng
9%). Ngoài ra, nếu các em không có sự hiểu biết đúng đắn, toàn diện về vấn đề
này dẫn đến có thể xảy ra những hậu quả đáng tiếc như:
- Viêm nhiễm đường phụ khoa dẫn đến vô sinh.
- Có thai ngoài ý muốn.
- Trầm cảm.
- Dẫn đến những ý nghĩ tiêu cực như tự tử.
Đó là những trường hợp có thể xảy ra và trên thực tế cuộc sống thì có rất
nhiều tôi không thể liệt kê hết được.
Năm học 2016 - 2017

2



SKKN: Nâng cao hứng thú và chiều sâu cho học sinh trong chương XI “Sinh sản” ở bộ
môn Sinh học 8 bằng dạy học theo chủ đề “Giáo dục giới tính”

Với thực trạng đó, việc giáo dục giới tính đối với lứa tuổi THCS đã trở
nên rất cần thiết trong xã hội hiện nay. Theo hội đồng thông tin và giáo dục Hoa
kỳ, 93% người lớn được khảo sát ủng hộ giáo dục giới tính ở THPT và 84% ủng
hộ tại các trường THCS. Vì bằng phương pháp này, họ cảm thấy dễ dàng trò
chuyện với con về tình dục. Còn tại Nhật Bản, giáo dục giới tính là bắt buộc từ
10 hay 11 tuổi chủ yếu đề cập tới các chủ đề sinh học như kinh nguyệt và xuất
tinh. Còn ở Việt Nam, những giờ học về giới tính ở các trường học rất hiếm
hoi.Vậy nên tôi xin phép mạnh dạn đưa ý tưởng này vào giảng dạy cho học sinh
lớp 8 trong chương XI “ Sinh sản” theo chủ đề : Giáo dục giới tính. Nhằm mục
đích giúp cho các em hiểu biết về vấn đề giới tính một cách sâu sắc, rộng rãi
nhất nhưng nhẹ nhàng nhất mặc dù theo phân phối chương trình cũ đã bàn khá
rõ vấn đề này.
III- Các biện pháp đề ra:
Trong chủ đề này với phạm vi tiết được chia như sau: gồm 5 tiết trong đó:
- Tiết 1: Cơ quan sinh dục nam và nữ.
- Tiết 2: Tuổi dậy thì.
- Tiết 3: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của bào thai.
- Tiết 4: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
- Tiết 5: Các bệnh lây qua đường tình dục.
Với thời lượng phân bố giống với phân phối nhưng trong chủ đề này yêu
cầu của người dạy phải biết lồng ghép giúp học sinh hiểu biết và đúc rút được
kiến thức ngay sau khi kết thúc mỗi tiết dạy. Vì lí do đó, ta có thể xác định mục
tiêu xuyên suốt chủ đề này như sau:
1. Kiến thức: Giáo dục giới tính qua nội dung các kiến thức cần đạt được:
- Hiểu rõ đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục nam và nữ.

- Xác định thời điểm xuất hiện tuổi dậy thì và dấu hiệu kèm theo.
- Cơ chế của hiện tượng có thai và sự phát triển của bào thai.
- Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
- Hiểu biết và cách phòng chống các bệnh tình dục.
2. Kỹ năng:
- Quan sát qua hình ảnh, mô hình, thực tế bản thân để phân tích, vận dụng giải
đáp các hiện tượng biến đổi của bản thân.
- Hợp tác nhóm.
3. Thái độ:
- Thông qua các tiết học giúp các em có thái độ đúng đắn hơn về bản thân và tự
tin trong cuộc sống.
Năm học 2016 - 2017

3


SKKN: Nâng cao hứng thú và chiều sâu cho học sinh trong chương XI “Sinh sản” ở bộ
môn Sinh học 8 bằng dạy học theo chủ đề “Giáo dục giới tính”

- Tinh thần tiếp thu kiến thức ở trạng thái hưng phấn và có nhu cầu tìm tòi cao
nhất.
Khi đã xác định được các mục tiêu tôi lại tiếp tục xác định được năng lực
để học sinh hướng tới trong chủ đề như sau:

Mức độ nhận thức
Tiết học

Tiết 1:
Cơ quan sinh
dục nam và

nữ.

Tiết 2:

Thông hiểu

- Biết được các
bộ phận của cơ
quan sinh dục
nam và nữ

- Hiểu rõ cấu
trúc cũng như
đặc điểm
sống, chức
năng của các
loại tinh
trùng, trứng
và buồng
trứng

- Vận dụng
kiến thức đó
biết chăm sóc
bản thân tốt
hơn.

Tuổi dậy thì là
gì?


Những dấu
hiệu đặc
trưng ở tuổi
dậy thì của
nam và nữ.

Vận dụng để Vệ sinh cơ
giải thích
thể tốt hơn.
được những
biến đổi cơ
thể và tâm
sinh lí xảy ra.

Tiết 3:

Khái niệm thụ
Thụ tinh, thụ tinh, thụ thai
thai và phát và hiện tượng
triển của thai kinh nguyệt.

Cơ sở khoa
học của các
biện pháp
tránh thai

Vận dụng
ở mức độ
cao


Nhận biết

Tuổi dậy thì

Tiết 4:

Vận dụng
thấp

Các biện pháp
tránh thai.

Hiểu được cơ Giải thích
Vệ sinh
chế thụ tinh, hiện tượng lại thân thể.
thụ thai và
giống.
hiện tượng
kinh nguyệt.
Hiểu được cơ
sở khoa học
của các biện
pháp tránh
thai.

Năm học 2016 - 2017

Áp dụng để
tuyên truyền
và vận động

cho những
người xung
quanh thực
hiện các
chính sách về

Việc sinh
con trai hay
gái do
người
chồng hay
người vợ
quyết
định.Giải
4


SKKN: Nâng cao hứng thú và chiều sâu cho học sinh trong chương XI “Sinh sản” ở bộ
môn Sinh học 8 bằng dạy học theo chủ đề “Giáo dục giới tính”

Tiết 5:

Biết được
Các bệnh lây những loại nào
qua đường thuộc về bệnh
tình dục.
tình dục.

Hiểu được
những đối

tượng có
nguy cơ bị
lây nhiễm
các bệnh tình
dục.

dân số.

thích tình
huống.

Nguyên nhân
lây nhiễm và
cách phòng
tránh các
bệnh tình
dục.

Xử lí tình
huống.

Dựa trên các mức độ nhận thức giáo viên trong quá trình giảng dạy sẽ
đưa ra hệ thống câu hỏi cũng như các tình huống thích hợp cho mỗi tiết học,
nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học. Vận dụng kiến thức đó biết chăm sóc bản
thân tốt hơn.Sau đây, tôi xin phép đưa ra một số câu hỏi cho chủ đề để áp dụng
trong việc giảng dạy:
1. Cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận nào? Bộ phận nào quan
trọng nhất?
2. Tinh trùng có mấy loại? đặc điểm sống của chúng?
3. Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào? Bộ phận nào quan

trọng nhất?
4. Đặc điểm cấu trúc của trứng?
5.Tuổi dậy thì? Những dấu hiệu nào đặc trưng cho tuổi dậy thì ở nam và
nữ? Em có thái độ như thế nào trước những biến đổi tâm sinh lí và cấu trúc cơ
thể đó?
6. Em hiểu như thế nào về : Thụ tinh, thụ thai và hiện tượng kinh nguyệt?
Vì sao hiện tượng kinh nguyệt lại xảy ra theo một chu kì nhất định?
7. Để tránh những viêm nhiễm xảy ra và những tình huống xấu đối với cơ
quan sinh dục và cơ thể, bản thân các em nữ phải là như thế nào?
8. Ở lứa tuổi vị thành niên có khả năng có thai hay không? Ý nghĩa của
các biện pháp tránh thai?
9. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai?
10. Việc sử dụng các biện pháp tránh thai có ảnh hưởng như thế nào đến
sức khỏe và tinh thần của các em?
11. Qua sách báo và thông tin truyền thông đại chúng về các vụ việc xâm
hại tình dục tuổi vị thành niên. Em có thái độ gì trước những thông tin đó và đề
ra cách phòng tránh cho bản thân.

Năm học 2016 - 2017

5


SKKN: Nâng cao hứng thú và chiều sâu cho học sinh trong chương XI “Sinh sản” ở bộ
môn Sinh học 8 bằng dạy học theo chủ đề “Giáo dục giới tính”

12. Bài tập tình huống: một cặp vợ chồng sinh được 4 người con gái. Ông
chồng buồn chán sinh ra rượu chè luôn đánh đập và xúc phạm danh dự người
vợ. Vì lí do: “ Nói vợ không biết đẻ” nên không sinh được quý tử nối dõi tông
đường. Bản thân là một tuyên truyền viên về dân số, em giải thích như thế nào

để người chồng này hiểu tránh tình trạng đổ vỡ hạnh phúc gia đình xảy ra?
13. Con người có nguy cơ mắc những bệnh tình dục nào? Nêu nguyên
nhân, hậu quả và cách phòng chống các bệnh đó?
14. Vì sao AIDS là thảm họa của loài người?
15.Bài tập tình huống: Ở lớp 8 có bạn Loan, bố bạn chết khi bạn lên 6
tuổi vì bị bệnh AIDS. Các bạn trong lớp luôn xa lánh và kì thị bạn. Làm Loan
buồn và luôn sống trong tình trạng cơ đơn và khổ sở. Bản thân là lớp trưởng và
có hiểu rõ về bệnh AIDS em giải thích như thế nào để cho các bạn trong lớp
thông cảm và yêu thương bạn?
Trên đây là hệ thống câu hỏi được áp dụng trong mỗi tiết trong chủ đề khi
giảng dạy. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần đưa tình
huống câu hỏi cho mỗi bài phải phù hợp nhằm khích lệ tư duy tìm tòi sáng tạo
cho học sinh. Khi đã xác định mục tiêu, mức độ nhận thức và hệ thống câu hỏi
thì nhiệm vụ của người giáo viên là việc lắp ghép hợp lí và truyền dạy làm sao
cho học sinh tích cực hoạt động để chiếm lĩnh được những kiến thức đó nghĩa là
tiết dạy đó đã thành công.
Tuy nhiên, việc nói và làm là hai nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau tuy phải
thống nhất với nhau. Để làm rõ việc giáo dục giới tính xuyên suốt chủ đề qua
mỗi tiết dạy. Tôi xin phép đưa ra một giáo án mà tôi đã mạnh dạn thực hiện
giảng dạy trong thời gian vừa qua ở trường nơi tôi đang công tác. Xin phép được
trình bày:
Tiết 4: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI.
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giáo dục giới tính qua việc lĩnh hội kiến thức:
- Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế
hoạch hoá gia đình.
- Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên.
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, từ đó xác
định được các nguyên tắc cần tuân thủ để có thể có thai.
2. Kĩ năng:

Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, thu thập kiến thức từ thông
tin, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình, tránh mang thai ở tuổi vị thành niên.
Năm học 2016 - 2017

6


SKKN: Nâng cao hứng thú và chiều sâu cho học sinh trong chương XI “Sinh sản” ở bộ
môn Sinh học 8 bằng dạy học theo chủ đề “Giáo dục giới tính”

II . CHUẨN BỊ :
Để huy động tính tích cực của học sinh, theo tôi việc chuẩn bị đồ dùng là
khâu khá quan trọng. Với bài này việc chuẩn bị một số mẫu tình huống và các
dụng cụ tránh thai là công việc quan trọng.
1. Giáo viên: Cần chuẩn bị chu đáo các dụng cụ sau:
- Một số băng hình về hiện tượng mang thai sớm và tác hại của nó ở lứa
tuổi thành niên trong xã hội và ở trường học.
- Một số dụng cụ tránh thai như: Bao cao su, vòng tránh thai, vỉ thuốc
tránh thai.
2. Học sinh:
Chuẩn bị các dụng cụ học tập và đọc trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1 . Ổn định lớp:(1 phút)
Kiểm tra sĩ số của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
Giáo viên đặt câu hỏi:
HS1: Trình bày sự hình thành và phát triển của bào thai ?
HS2: Em hiểu như thế nào về kinh nguyệt ?

Hai học sinh lên bảng trả lời.
3. Bài mới:
* Vào bài: Hiện tượng kinh nguyệt chứng tỏ người đó có khả năng mang
thai. Vậy nếu ở độ tuổi vị thành niên xảy ra hiện tượng mang thai sẽ dẫn đến
hậu quả gì? Cơ sở của các biện pháp tránh thai? Tiết hôm nay thầy, trò chúng
ta sẽ tìm hiểu và làm rõ vấn đề trên.
Phần bài mới tôi chia thành 2 phần:
Hoạt động của giáo viên: là việc sử dụng hệ thống câu hỏi và trình tự sử
dụng các thiết bị dạy học.
Hoạt động của học sinh: Là các tình huống trả lời. Từ những câu trả lời
của học sinh, giáo viên kết luận ghi kiến thức cô đọng để học sinh ghi vào vở.
Cụ thể:
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc tránh thai là gì? (10 phút)
Mục tiêu 1: Học sinh thấy được ý nghiã của cuộc vận động sinh đẻ có kế
hoạch trong kế hoạch hoá gia đình.

Năm học 2016 - 2017

7


SKKN: Nâng cao hứng thú và chiều sâu cho học sinh trong chương XI “Sinh sản” ở bộ
môn Sinh học 8 bằng dạy học theo chủ đề “Giáo dục giới tính”

Hoạt động của GV
- GV cho học sinh xem một đoạn
phim về hoàn cảnh của một gia đình
cụ thể ở địa phương nhưng đông con.
Sau đó đưa ra hệ thống câu hỏi yêu
cầu các nhóm thảo luận:


Hoạt động của HS
- HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ
sung.
Yêu cầu lượng kiến thức mà học sinh
phải đạt được:

- Ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ
? Hãy phân tích ý nghĩa cuộc vận có kế hoạch:
động sinh đẻ có kế hoạch trong kế
+ Giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên.
hoạch hóa gia đình?
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống,
Câu hỏi yêu cầu học sinh có kiến thức
đảm bảo sức khỏe cho người mẹ.
thực tiễn.
- Thực hiện:
? Thực hiện cuộc vận động đó bằng
cách nào?

+ Không đẻ sớm, không đẻ nhiều.
+ Sử dụng các biện pháp tránh
thai.

? Điều gì sẽ xảy ra khi có thai ở tuổi - Đối với HS có con sớm sẽ ảnh
hưởng tới sức khoẻ, học tập và tinh
đang đi học?
thần.
? Việc tránh thai có ý nghĩa gì?

* Kết luận: Ý nghĩa của việc tránh
? Em nghĩ như thế nào khi HS THCS thai: Tránh mang thai ngoài ý muốn,
được học điều này?
góp phần thực hiện cuộc vận động
- Tiếp tục, gv chiếu một đoạn clip về sinh đẻ kế hoạch.
tình cảnh ở tuổi vị thành niên mang - Hs quan sát và trả lời.
thai.Yêu cầu:
? Em có biết hiện nay có nhiều trẻ em
ở tuổi vị thành niên có thai hay
không? Thái độ của em như thế nào
trước hiện tượng này?
Hoạt động 2: Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên (17 phút)
Mục tiêu 2: Học sinh phân tích để thấy được sự nguy hiểm khi có thai ở
tuổi vị thành niên.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Gv cho học sinh xem trên băng hình - HS xem và nghiên cứu thông tin,
một đoạn phim về nội dung: hậu quả ghi nhớ kiến thức, trả lời câu hỏi.
có thai ở lứa tuổi vị thành niên.
- Đại diện HS trình bày, HS khác
Năm học 2016 - 2017

8


SKKN: Nâng cao hứng thú và chiều sâu cho học sinh trong chương XI “Sinh sản” ở bộ
môn Sinh học 8 bằng dạy học theo chủ đề “Giáo dục giới tính”


GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, nhận xét bổ sung.
kêt hợp với SGK, trả lời câu hỏi.
* Kết luận: Những nguy cơ khi có
thai ở tuổi vị thành niên:
- Nguy cơ tử vong cao vì dễ sẩy thai,
? Có thai ở tuổi vị thành niên gây đẻ non.
những hậu quả gì? Tại sao?
- Con sinh ra thường nhẹ cân, khó
*Cần lưu ý : Học sinh thường ngại bày nuôi, dễ tử vong.
tỏ vấn đề này trước đám đông , nên - Nếu nạo phá thai thì dễ dẫn đến vô
GV phải động viên khuến khích các sinh sau này, vì: dính tử cung , tắc
em kể cả những em trai .
vòi trứng, chửa ngoài dạ con.
- Nguy cơ bỏ học, ảnh hưởng tới
tương lai, sự nghiệp.
? Cần phải làm gì để tránh mang thai
ngoài ý muốn hay tránh phải nạo phá
thai ở tuổi vị thành niên?

- HS tự liên hệ bản thân để tự biết
cách bảo vệ mình.

- GV cho HS thảo luận toàn lớp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai (10 phút)
Mục tiêu 3: Học sinh giải thích được cơ sở của các biện pháp tránh thai .
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV nêu yêu cầu HS nhớ lại các kiến - HS liên hệ kiến thức đã học, trả lời

thức đã học, trả lời câu hỏi.
câu hỏi.
? Dựa vào điều kiện thụ tinh và thụ
thai, hãy nêu các nguyên tắc để tránh *Kết luận: Nguyên tắc tránh thai :
thai?
- Ngăn trứng chín và rụng
- Gv gợi ý về kiến thức của bài học
trước.Tiếp đó, giáo viên giới thiệu - Tránh không để tinh trùng gặp trứng
một số các dụng cụ như: Bao cao su, - Chống sự làm tổ của trứng đã thụ
vòng tránh thai…và cách sử dụng tinh
chúng.
- Các biện pháp tránh thai:
Hoạt động này có thể làm cho một số
+ Dùng thuốc tránh thai nội tiết.
em ngại ngùng nên gv cần đính chính
+ Dùng bao cao su trong quan hệ tình
tư tưởng trước.
dục.
? Có những biện pháp nào để thực
hiện tránh thai? Nêu rõ ưu, nhược + Đặt vòng tránh thai.
điểm của các biện pháp đó?
Năm học 2016 - 2017

9


SKKN: Nâng cao hứng thú và chiều sâu cho học sinh trong chương XI “Sinh sản” ở bộ
môn Sinh học 8 bằng dạy học theo chủ đề “Giáo dục giới tính”

* Lưu ý: Ngoài ra còn có biện pháp - Học sinh lắng nghe để thu thập thông

tránh thai dựa theo chu kì kinh tin.
nguyệt, xuất tinh ngoài âm đạo, đình
sản…., GV nêu ưu, nhược điểm của
các biện pháp tránh thai.
4. Củng cố ( 3 phút):
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- Gv nêu một số câu hỏi:
? Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm, thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành
niên?
? Qua bài học trên đã trang bị kiến thức gì về giáo dục giới tính cho bản thân
em?
5. Hướng dẫn về nhà (2 phút):
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục " Em có biết ".
IV- Hiệu quả và khả năng ứng dụng:
1. Hiệu quả của đề tài:
Trên đây là tiến trình của một bài dạy của tôi theo chủ đề mà xuyên suốt
là giáo dục giới tính cho học sinh. Sau mỗi lần giảng dạy xong tôi làm một số
test nhằm kiểm tra mức độ hiểu biết và sự hứng thú tìm hiểu vấn đề của học sinh
cho thấy: những lớp khá giỏi tỉ lệ học sinh hiểu vấn đề trên 80%, còn lớp trung
bình tỉ lệ này đạt trên 60%. Đó là dấu hiệu khả quan thôi thúc tôi hoàn chỉnh ý
tưởng này, chắc chắn trong mỗi lứa học sinh tiếp theo sẽ khả quan hơn nhiều.Sẽ
có cách nhìn sâu sắc hơn về cấu tạo và sinh lí của bản thân.
2. Khả năng ứng dụng:
Với nhiều lần kiểm tra sau mỗi tiết dạy qua nhiều lớp và qua các năm học
ở khối 8 đã cho các kết quả tương tự như vậy. Điều đó, chứng tỏ việc dạy học ở
chương XI “Sinh sản” áp dụng theo hình thức chủ đề “ Giáo dục giới tính” sẽ
đạt hiệu quả cao cho các em.Qua đó, tôi xin phép áp dụng hình thức này đối với
các lần dạy tiếp theo và có thể mở rộng chủ đề này ở các khối lớp 6, 7, 9.


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dạy học theo chủ đề tuy nó còn đang là mô hình trong tương lai đối với
bậc THCS nhưng tôi tin rằng khi đưa phương pháp này vào sẽ thúc đẩy tính tích
cực hoạt động cho học sinh nhằm chiếm lĩnh tri thức của thời đại một cách toàn
diện và sâu sắc nhất đạt hiệu quả tốt nhất để những lớp trẻ tương lai có được
cách nhìn đúng đắn về vấn đề này.Tất nhiên, việc nói và thực hiện là hai việc
hoàn toàn khác nhau.
I. Bài học kinh nghiệm
Năm học 2016 - 2017

10


SKKN: Nâng cao hứng thú và chiều sâu cho học sinh trong chương XI “Sinh sản” ở bộ
môn Sinh học 8 bằng dạy học theo chủ đề “Giáo dục giới tính”

Theo kinh nghiệm bản thân tôi để giáo viên áp dụng tốt phương pháp này
cần chuẩn bị tốt các vấn đề sau:
1. Giáo viên cần nhận thức rõ giáo dục giới tính không chỉ nói về tình dục.
2. Khi giảng dạy cần tuân thủ theo các bước đã chọn không vội vàng.
3. Khi giảng dạy và nói chuyện với học sinh cần có thái độ nghiêm túc nhưng
cần tạo môi trường cởi mở để các em dễ dàng tâm sự.
4. Giữ bình tĩnh khi có những hành động khiếm nhã cũng như lời nói thô tục từ
học sinh.
5. Quan trọng nhất khi giảng dạy giáo viên luôn tỏ thái độ tự tin đối với chủ đề
này.
Với những suy nghĩ chủ quan của tôi có thể có nhiều sai sót rất mong
được đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện được ý tưởng trọn vẹn hơn để tôi mạnh
dạn cho những lứa học sinh tương lai.
II. Kiến nghị và đề xuất

Để thực hiện được vấn đề này một cách tốt nhất, bản thân tôi xin phép có
một vài kiến nghị sau:
- Nhà trường cần có sự gắn kết hơn nữa với gia đình nhằm nắm bắt các tâm sinh
lí của các em.
- Đoàn đội cần có những buổi ngoại khóa bàn về giáo dục giới tính cho học sinh.
- Tăng cường các thiết bị dạy học để phục vụ tốt nhất việc dạy- học.
Trên đây, là một số đề xuất của tôi, có thể chưa được đầy đủ .Mong đọc
giả cho ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn!

Năm học 2016 - 2017

11


SKKN: Nâng cao hứng thú và chiều sâu cho học sinh trong chương XI “Sinh sản” ở bộ
môn Sinh học 8 bằng dạy học theo chủ đề “Giáo dục giới tính”

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1

2

3
4

Tài liệu tham khảo

Tên tác giả


Trở ngại tâm lý của học sinh THCS
trong hành vi tham gia học giáo dục Nguyễn Phương Lan.
giới tính
Tuổi dậy thì,giới tính- Tránh thaiBs Tố Hoài
Bệnh tật: Phần1, 2
Về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ
Nguyễn Thị Tố Quyên.
em trong gia đình
Sinh sản nội tiết

Trần Duy Nga

Năm học 2016 - 2017

12


SKKN: Nâng cao hứng thú và chiều sâu cho học sinh trong chương XI “Sinh sản” ở bộ
môn Sinh học 8 bằng dạy học theo chủ đề “Giáo dục giới tính”

MỤC LỤC
MỤC

NỘI DUNG

TRANG

A


ĐẶT VẤN ĐỀ

1

I

Bối cảnh của đề tài

1

II

Lý do chọn đề tài

1

III

Mục đích và đối tượng

1

1

Mục đích

1

2


Đối tượng nghiên cứu

2

IV

Điểm mới của đề tài

2

B

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2

I

Cơ sở lí luận

2

II

Thực trạng vấn đề

2

III


Các biện pháp đề ra

3

IV

Hiệu quả và khả năng ứng dụng:

10

1

Hiệu quả của đề tài

10

2

Khả năng ứng dụng

10

C

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

10

I


Bài học kinh nghiệm

10

II

Kiến nghị và đề xuất

11

D

TÀI LIỆU THAM KHẢO

12

Năm học 2016 - 2017

13



×