Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

SKKN Nâng cao chất lượng môn Ngữ văn qua việc đọc văn ở THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.69 KB, 11 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Về mặt lí luận
Trong dạy học văn, đọc được xem là một trong nhưng thao tác cơ bản để
hiểu và cảm thụ tác phẩm văn học. Đọc là hành động đánh thức tác phẩm sống
dậy và đầy đủ ý nghĩa của nó. Đọc văn là bước khởi động để đi vào thế giới tác
phẩm, là bước gợi mở quan trọng để người đọc tiếp nhận được một cách trực
cảm linh hồn của tác phẩm, thấu hiểu được tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm.
Có ý kiến cho rằng: Trong dạy học văn, nếu đọc đúng, đọc tốt, đọc hay có nghĩa
là đã cảm nhận được một nửa ý nghĩa của tác phẩm. Nhưng làm thế nào để
người chiếm lĩnh tác phẩm văn học, đọc đúng, đọc tốt, đọc hay đó mới là vấn đề
cần quan tâm.
2. Về mặt thực tiễn
Văn hóa đọc trong nhà trường hiện nay ít được chú trọng. Mặt khác, trong
phương pháp giảng dạy mới hiện nay, do nhìn nhận chưa thật đúng đắn, một số
giáo viên ít chú ý đến việc đọc, không chăm lo giọng đọc cho mình, không chú ý
đến việc rèn luyện, uốn nắn cách đọc cho học sinh trong giờ văn dẫn đến chất
lượng môn văn chưa cao. Vì vậy, theo tôi, chú trọng đến việc đọc trong giờ văn
cũng là một cách để nâng cao chất lượng dạy học môn văn hiện nay.
3. Về mặt cá nhân
Xuất phát từ lí luận và thực tiễn của việc dạy học, tôi nhận thấy việc nâng
cao chất lượng dạy học bằng việc phát triển văn hóa đọc trong nhà trường hiện
nay là hết sức quan trọng. Đó là lí do tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng
môn Ngữ văn qua việc đọc văn ở THCS” để nghiên cứu và vận dụng trong dạy
học bộ môn.

II. Mục đích nghiên cứu
1


Làm sáng tỏ vấn đề: Nâng cao chất lượng môn Ngữ văn qua đọc văn ở


THCS.
III. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề đọc văn trong dạy học văn có ý nghĩa thiết thực trong nâng cao
chất lượng môn văn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng các môn học
khác.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xác định cơ sở lí thuyết của việc đọc văn;
- Khảo sát việc đọc của học sinh;
- Định hướng một số giải pháp để thực hiện đề tài;
- Đối chiếu kết quả để thấy được tính thiết thực và hiệu quả của đề tài.
V. Giới hạn của đề tài
- Phạm vi: Môn Ngữ văn
-Nội dung: Phương pháp đọc để chiếm lĩnh kiến thức
VI. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận văn bản, thi pháp, lịch sử.
- Trong qúa trình thực hiện đề tài, tôi vận dụng những phương pháp cụ
thể: Phân tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu, vận dụng nguyên tắc dạy học bộ
môn- lấy học sinh làm trung tâm, coi hoạt động dạy học là hoạt động tương tác
đa chiều.
VII. Thời gian nghiên cứu
Từ năm học 2014-2015 (dạy văn lớp 7A, 7B) đến năm 2015-2016 (dạy
văn lớp 8A, 8B)

2


B. PHẦN NỘI DUNG
I. Nắm tình hình học sinh
Ngay từ đầu năm học 2014-2015, tôi đã giành một số thời gian, chú ý

kiểm tra việc đọc của học sinh bằng hình thức: Gọi nhiều học sinh đọc trong giờ
với những mức độ khác nhau để khảo sát-đọc một đoạn, một câu trong văn bản
hay một ví dụ trong tiết tiếng Việt, gọi học sinh nhận xét việc đọc và đọc lại. Kết
quả cho thấy, ở lớp 7B tôi phụ trách:
+ 10% học sinh đọc diễn cảm, đúng âm.
+ 20% đọc đúng nhưng chưa diễn cảm.
+ 70% chưa đọc đúng, chưa ngắt nghỉ đúng chỗ, đúng giọng điệu, sai một
số từ, lặp từ và không phân định rạch ròi thanh hỏi, ngã. Thậm chí, có học sinh
đọc còn ê a, ngắc ngứ, phát âm không đúng những từ nhiều âm tiết.
- Kết quả khảo sát chất lượng môn Ngữ văn ở lớp 7b đầu năm học 20142015 với kết quả như sau:
Lớp Sĩ số
7B

38

Điểm 8- 10
0 ( 0%)

Điểm 6,5-7,5
2( 5,3%)

Điểm 5-6

Điểm dưới 5

15( 39,7%)

21(55%)

Qua đó cho thấy chất lượng môn văn còn thấp và thực tế kĩ năng đọc của

các em còn nhiếu hạn chế, cần tìm nguyên nhân và lựa chọn giải pháp thích hợp
để nâng cao chất lượng đại trà.
II. Nguyên nhân của việc đọc
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng qua việc nắm tình
hình học sinh kết hợp với việc khảo sát môn văn và một số biện pháp nhỏ, tôi
nhận thấy việc đọc ít đươc học sinh chú trọng (như vậy, học sinh chưa mang tính
chủ động trong học tập). Nguyên nhân là do các em cho rằng khâu đọc là dễ
nhất, không cần quan tâm, vì thế, không luyện giọng đọc cho mình;
Do ngữ điệu địa phương (sai dấu thanh);
Đọc yếu do luyện đọc chưa tốt (ngắt nghỉ không đúng chỗ);
3


Do không có hứng thú với môn văn (theo xu thế thời đại);
Không có ý thức đọc trước ở nhà do các em có thói quen dựa vào tài liệu
có sẵn, không cần đọc bài mà vẫn chuẩn bị được câu hỏi, đọc hiểu văn bản một
cách đầy đủ, chi tiết, trong lúc các em không biết tác phẩm viết những gì. Vì
vậy, trong giờ học, kĩ năng phát hiện chi tiết, trình bày nội dung khái quát bằng
ngôn ngữ nói còn hại chế. Học xong văn bản văn xuôi, không tóm tắt được văn
bản, học thơ không thuộc thơ;
Một số em không những không đọc đúng mà khi viết văn không dùng một
dấu câu nào, do không hiểu tác dụng của dấu câu.
III. Biện pháp thực hiện
a) Đối với giáo viên:
Không xem nhẹ việc đọc trong giờ dạy văn. Trên quan điểm đổi mới
phương pháp dạy học văn với những định hướng nhằm tích cực hóa hoạt động
của người học là cần thiết nhưng cũng cần tôn trọng những đặc trưng của bộ
môn để giờ giảng văn, thầy và trò vẫn thể hiện được mình qua giọng đọc văn. Vì
thế, muốn học sinh thực hiện tốt việc đọc trước hết, giáo viên phải luyện giọng
đọc của mình bằng cách thực hiện đúng những nguyên tắc của việc đọc đúng,

đọc hay. Đọc trước nhiều lần một tác phẩm, tham khảo tài liệu để xác định yêu
cầu đọc, tìm hiểu kĩ tư tưởng, thái độ, tình cảm, con người cuả tác giả trước khi
đọc văn của người đó và chú ý đến dặc trưng của thể loại.
b) Đối với học sinh:
Lôi kéo học sinh vào hoạt động đọc bằng nhiều biện pháp khác nhau:
- Gọi nhiều đối tượng học sinh cùng đọc trong một giờ với nhiều mức độ
khác nhau và trực tiếp nhận xét, uốn nắn cách đọc của từng em;
- Cung cấp cho học sinh kĩ hơn kiến thức về con người, sự nghiệp của tác
giả trước khi đi vào tác phẩm;
- Cho học sinh tự do nêu ý kiến nhận xét cách đọc của bạn;
4


- Khuyến khích việc đọc ở nhà của học sinh và có thái độ đúng đắn đối với
những học sinh có thói quen soạn bài mà không đọc văn bản;
- Kiểm tra việc đọc của học sinh bằng thủ thuật nhỏ: thay cho việc hỏi bài
cũ, yêu cầu học sinh đọc thuộc một câu, một đoạn trong văn bản sẽ học trong
giờ đó. Hoặc cho biết có bao nhiêu từ khó trong phần chú thích (phần các em ít
đọc) và giải thích nghĩa của một số từ. Như vậy, buộc học sinh thực hiện được
yêu cầu của giáo viên thì phải đọc, qua đó rèn cho học sinh thói quen đọc;
- Dạy cho các em cách đọc đúng, đọc hay và giúp các em nắm được đặc
điểm, vai trò của hệ thống dấu câu trong việc diễn đạt và biểu hiện nội dung;
- Thông qua một số văn bản tiêu biểu để luyện đọc cho học sinh (chú
trọng mỗi thể loại một văn bản).
* Về thơ trữ tình: Chọn văn bản ( trích): Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi) – Tiết 21.
- Hướng dẫn học sinh đọc văn bản: “ Côn Sơn ca” là bài thơ chữ Hán viết
theo thể điệu “ca khúc” cổ điển: câu ngắn nhất 4 chữ, câu dài nhất 10 chữ, phần
lớn là câu ngũ ngôn, thất ngôn. Dịch giả đã chuyển thể thành thể lục bát, được
xem là bản dich thơ hay về “Bài ca Côn Sơn” (giáo viên cho học sinh quan sát
phiên âm và dịch thơ), giúp học sinh thấy được đoạn trích có 2 nội dung cần chú

ý:
+ Cảnh đẹp của Côn Sơn.
+ Tâm hồn, trạng thái ung dung, thanh thản của nhà thơ.
Hai nội dung này không được tách rời nhau mà trái lại được gắn kết hài
hòa, tinh tế, cảnh và tình hòa quyện vào nhau. Nhạc điệu bài thơ trầm bổng, du
dương, biểu lộ niềm vui thú, say mê. Vì vậy, khi đọc cần chú ý các đặc điểm
trên. Cụ thể: Khi đọc bản dịch: Câu 6 tả cảnh cần đọc bằng giọng nhẹ nhàng,
trong sáng. Câu 8 tả tình cần diễn đạt bằng giọn điệu diễn cảm hơn, diễn tả được
tâm trang xao xuyến của nhà thơ trước cảnh vật. Chú ý nhịp điệu các câu thơ:
câu 6 có nhịp 2/4, câu 8 có nhịp 4/4 trừ câu thứ 2 có nhịp 2/6 (Ta nghe/như tiếng
5


đàn cầm bên tai). Với nhịp điệu như vậy cần đọc chậm, thong thả, rõ rang, chú ý
ngắt đúng nhịp để tăng sức diễn cảm.
- Về thanh điệu cần chú ý: Các tiếng thứ 4 (cả câu 6 và câu 8) đều là thanh
trắc, sau đó là bằng. Cách bố trí thanh điệu như vậy khiến cho giữa các câu thơ
giọng điệu có xu hướng cao lên rồi hạ thấp xuống, tạo ra một âm điệu trầm
bổng, du dương. Khi đọc phải chú ý lên cao giọng ở giữa câu và hạ thấp dần ở
cuối câu. Chú ý những cụm từ có từ “ta”=> giáo viên đọc đúng tinh thần trên và
uốn nắn cách đọc cho học sinh.
* Về văn xuôi trữ tình: Chọn văn bản “ Một thứ quà của lúa non: Cốm”Tiết 57(Thạch Lam).
Văn Thạch Lam rất ít sự kiện, hầu như không có sự kiện nổi bật, gay
cấn… thường là phương tiện để các nhà văn cuốn hút người đọc. Ấn tượng sâu
sắc mà nhũng câu văn Thạch Lam để lại chính là những dư vị “thấm sâu vào tận
gốc lưỡi” trong từng câu văn, từng hình ảnh nhẹ nhàng mà đầy rung cảm. Mỗi
sợi tơ văn của Thạch Lam đều có khả năng làm rung lên những “sợi tơ đàn êm
ái” trong tâm hồn người đọc, người nghe. Khi đọc bài văn cần đọc bằng giọng
thủ thỉ, chân tình, hình dung như một người đang trò chuyện, tâm sự, xung
quanh là đám đông thính giả chăm chú lắng nghe. Chú ý những đoạn giọng điệu

của bài văn thay đổi: “Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu Tết? Không
còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng…” tác giả tự nêu lên câu hỏi rồi lại
tự trả lời, cách viết như vậy giúp cho bài tùy bút từ đầu đến cuối chỉ thể hiện
giọng điêu của một người mà vẫn sinh động, hấp dẫn.
* Văn nghị luận: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”-Tiết 81(Hồ Chí
Minh)
Khác với các thể loại khác, trong văn bản nghị luận, người viết nêu rõ vấn
đề cần xem xét, trình bày để thể hiện những quan điểm, thái độ… với vấn đề đó.
Giá trị của một văn bản nghị luận trước hết ở ý nghĩa của vấn đề được nêu ra ở
quan điểm xem xét và giải quyết vấn đề, nhất là sức thuyết phục của lập luận, hệ
thống luận điểm chặt chẽ, luận cứ chi tiết và luận chứng xác thực. Qua đó, người
6


đọc tin vào những điều người viết trình bày, tự xác định cho mình những tư
tưởng tình cảm và hành động đúng. Chính vì vậy, cần đọc rành mạch. Ở những
câu mang tính trùng điệp cần đọc giọng nhẹ nhàng, thoải mái. Vì khó khăn cho
việc đọc nên trước khi đọc thành tiếng, cần đọc thầm nhiều lần, ghi nhớ những
câu dài để giữ hơi, giữ giọng cho phù hợp. Yêu cầu chung của các văn bản nghị
luận vẫn là tập đọc trước nhiều lần để nắm bắt được tư tưởng, nhất là mạch văn
của tác giả để điều chỉnh việc đọc cho phù hợp.
* Kịch: “Chèo Quan Âm Thị Kính” : đây là một vở chèo mà nhân vật đối
đáp bằng giọng điệu phức tạp( hát lệch, nói đếm, hát sắp, nói lệch…) rất khó thể
hiện đúng giọng điệu. Vì thế, khi hướng dẫn học sinh đọc, tôi hướng dẫn các em
căn cứ vào diễn biến sự kiện, đặc điểm của nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính
trực tiếp của xung đột (Sùng Bà: mụ ác, Thị Kính: nữ chính) từ đó hình dung
tâm trạng của nhân vật để xác định giọng điệu tương đối phù hợp. Ở văn bản
này, tôi cho học sinh đọc phân vai=> việc làm này vừa làm rõ tính chất của kịch
và có thể kiểm tra việc đọc, uốn nắn cách đọc cho nhiều em trong một giờ và
cũng qua đó để phát hiện những em có khả năng đọc tốt.

Với một số tác phẩm tiêu biểu giúp học sinh nhận thức được việc đọc qua
đặc trưng thể loại, đặc trưng phong cách của tác giả.
- Ngoài ra tôi còn mở rộng việc đọc để luyện cho học sinh đọc nhiều bằng
việc yêu cầu học sinh sưu tầm theo thể loại- có thể sưu tầm một bài, một đoạn,
với số lượng nhất định để buộc học sinh phải tìm tòi, phải đọc.
- Yêu cầu học sinh nêu quan điểm của mình khi đọc một văn bản.
- Ngoại khóa: Thi đọc thuộc lòng, đọc diễn cảm kèm thái độ, điệu bộ. Giờ
đọc báo Đội cũng phân công cho mỗi em đọc một lần.
IV. Kết quả:
- Sau một thời gian quan tâm, chú trọng đến việc đọc của học sinh cho
thấy hầu hết học sinh có hứng thú đọc và có hứng thú học môn Văn.
- Không còn tình trạng học sinh soạn bài mà không đọc bài trước.
7


- Học sinh không còn ngại đọc, khâu đọc được các em xung phong hầu
hết.
- Học sinh cảm nhận, chiếm lĩnh tác phẩm văn học tốt hơn.
- Trong số 70% học yếu, đã có sự tiến bộ rõ rệt, không còn hiện tượng học
sinh đánh vần khi đọc và các em cũng đã chú ý đến dấu câu khi đọc, viết.
- Bớt dần số học sinh không sử dụng dấu câu khi viết bài (các em đã chú ý
đến việc sử dụng dấu câu và có thói quen đọc lại bài sau khi viết bài Tập làm
văn).
- Chất lượng môn văn được nâng lên rõ rệt.
- Các em hình thành được thói quen đọc đối với việc học và nghiên cứu
bài ở các bộ môn khác.
- Sau một thời gian dày công thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, đã khắc
phục được hạn chế của khâu đọc ở học sinh. Chất lượng môn Ngữ văn cũng
được tăng lên rõ rệt qua sự so sánh kết quả khảo sát đầu năm 2014- 2015 của lớp
7B và 8B năm học 2015- 2016:

Lớp

Sĩ số

Điểm 8-10

Điểm 6,5-7,5

Điểm 5-6

Điểm dưới 5

8B

38

4(10,5%)

6(15,8%)

20(52,6%)

8( 21%)

V. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình thực hiện rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh, tôi rút ra được
bài học kinh nghiệm trong việc dạy học Văn:
1. Chú ý đến nguyên tắc của việc đọc:Muốn đọc hay, đọc tốt trước hết
phải đọc đúng. Muốn đọc đúng cần đáp ứng được nhiều yêu cầu, yêu cầu cơ bản
nhất vẫn là đọc đúng chính âm, đúng văn phạm, đúng giọng điệu và đúng đặc

trưng thể loại. Trước hết cần đến sự chuẩn xác trong phát âm (không đọc theo
giọng điệu địa phương mà cần đọc theo cách phát âm phổ thông), chẳng hạn

8


người Hà Tĩnh chúng ta thường không phân biệt được từ có thanh hỏi (?) và
thanh ngã (~), vì thế không đọc diễn cảm được.
2. Đọc đúng còn là biết dừng lại đúng theo hệ thống dấu câu, tức là biết
ngắt nhịp đúng ý văn, lời thơ, không nên đọc theo quán tính của trí nhớ mà quên
hết những dấu câu có ý nghĩa rất lớn và chú ý đến cách ngắt nhịp trong thơ. Chú
ý đến những đoạn văn có dấu câu đặc biệt. Đọc sai dấu câu chẳng khác mấy so
với đọc sai kí hiệu của một bản nhạc. Với văn bản nghệ thuật, dấu câu được xem
như một phương tiện biểu hiện nghĩa, một hình thức tu từ tạo nên ý tại ngôn
ngoại cho văn bản. Vì thế giáo viên chú ý giúp học sinh nắm được đặc điểm, vai
trò và tác dụng của hệ thống dấu câu trong việc diễn đạt và biểu hiện nội dung.
Mỗi tác phẩm có một giọng điệu riêng. Đọc đúng giọng điệu sẽ làm tăng sức
biểu cảm của văn bản. Đọc đúng giọng điệu của tác phẩm là biểu hiện của việc
nắm bắt đúng tư tưởng và tình cảm của tác giả. Khi nắm được giọng điệu tác
phẩm, giáo viên cần đọc sao cho đúng ngữ điệu, âm sắc để thể hiện được chính
xác thái độ, tư tưởng, tình cảm của tác giả.
3. Chú ý đến thể loại và đặc trưng của tác phẩm: điều này cũng giúp giáo
viên đọc đúng, đọc hay trong giờ giảng văn. Những tác phẩm đậm chất trữ tình
cần khác với các tác phẩm giàu chất tự sự; đọc những đoạn đối thoại khác với
đoạn độc thoại nội tâm… tính chất trang trọng, hàm súc của các bài thơ Đường
cần được chú ý khi đọc phần phiên âm chữ Hán. Các đặc điểm về ngắt nhịp,
gieo vần, số chữ, số câu của các thể thơ lục bát, song thất lục bát, ca dao…, cần
nắm vững và vận dụng giọng đọc cho phù hợp… Ngay trong cùng một tác giả,
khi giảng văn cần lưu ý cách đọc khác nhau tùy theo thể loại, nội dung. VD:
Dạng văn thơ Hồ Chí Minh, phải có giọng đọc trang trọng, tha thiết với “Lòng

yêu nước của nhân dân ta”; giễu cợt, châm biếm, mỉa mai của người kể khi
giảng “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” hoặc da diết, sâu lắng với
“ Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”…
4. Đọc đúng là tiền đề cho đọc hay. Tuy vậy, đọc đúng chưa chắc đã đọc
hay. Muốn đọc hay còn cần phụ thuộc vào chỗ người đọc chiếm lĩnh và hiểu tác
9


phẩm sâu sắc đến mức độ nào. Đọc hay còn là sự phối hợp nhẹ nhàng giữa
giọng đọc, ngữ điệu, âm sắc, âm lượng, thậm chí còn phối hợp nhịp nhàng cử
chỉ, động tác, nét mặt của người đọc sao cho phù hợp với ngữ cảnh, văn cảnh và
lột tả được bản chất của sự việc, con người. Khi nói giảng văn vừa là một khoa
học, vừa là một nghệ thuật, thì chính việc đọc cũng thể hiện rõ điều đó.
5. Đổi mới dạy học Văn với những định hướng nhằm tích cực hóa hoạt
động của người đọc dĩ nhiên là cần thiết, nhưng cũng cần tôn trọng những đặc
trưng của bộ môn để giờ văn cả thầy và trò đều được thể hiện mình qua giọng
đọc. Đọc văn hay là một sáng tạo. Muốn phát huy lợi thế của việc đọc văn, trước
hết giáo viên cần luyện cho mình một năng lực đọc văn, phải khổ công cho việc
đọc đúng, đọc hay trong giờ dạy của mình vừa để học sinh học tập, vừa có
phương pháp để uốn nắn việc đọc của học sinh.
6. Đề ra những biện pháp khác nhau để thu hút học sinh đọc, tìm tòi chiếm
lĩnh tác phẩm văn học trên nhiều phương diện.
Việc đọc cũng được thể hiện trong giờ tiếng Việt, Tập làm văn để không
xa rời tính tích hợp của môn Ngữ văn.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I.Tính mới của sáng kiến:
- Xác định được đọc là một khâu quan trọng của việc dạy học văn nhưng ít được
chú ý.
- Sáng kiến kinh nghiệm đã chú trọng việc rèn kĩ năng , thói quen đọc, xem đọc
thực sự là quan trọng trong dạy học văn, nhất là dạy tác phẩm văn học.

II. Tính hiệu quả của sáng kiến:
- Qua đối chiếu kết quả khảo sát với kết quả sau khi thực hiện sáng kiến cho
thấy sáng kiến có tính hiệu quả cao, góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong
hoạt động học văn và nâng cao chất lượng môn văn

10


- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn khác khi tạo cho học sinh thói quen
đọc, nghiên cứu bài học.
III. Khả năng phổ biến và nhân rộng:
-

Cần thiết cho quá trình tự học, tự nghiên cứu bài học của học sinh.
Có thể áp dụng cho đối tượng học sinh ở tất cả các khối lớp.

IV. Đề xuất của người viết
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của người viết trong việc dạy môn
Ngữ văn. Rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp.
Bản thân người viết cũng có đề xuất: Nhà trường cần có sự phối hợp với
Phòng giáo dục mở thêm các lớp chuyên đề, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm để
giáo viên được tham gia. Tổ chức các hoạt động, tạo điều kiện mua sắm sách vở,
đầu tư cho thư viện để nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường.Qua việc học hỏi
cùng kinh nghiệm của bản thân để góp phần tăng hiệu quả của việc dạy học
Văn./.

11




×