Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN Vận dụng các hình thức, phương pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.52 KB, 18 trang )

==============================================
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
3. Mục tiêu đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Cơ sở khoa học của đề tài.
1. Cơ sở lí luận.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1 Về phía giáo viên.
2.2 Về phía học sinh.
II. Giải pháp đã thực hiện.
1. Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS.
2. Sử dụng đồ dùng trực quan, tranh ảnh sách giáo khoa.
3. Sử dụng bản đồ tư duy.
4. Sử dụng yếu tố văn học trong dạy học lịch sử
III. Minh họa bằng một tiết dạy cụ thể.
“Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai”- (Tiết 13- Lịch sử 9)
IV. Kết quả và khả năng ứng dụng.
3.1 Kết quả
3.2 Khả năng ứng dụng.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Bản đồ tư duy:
2. Phương pháp dạy học:
3. Giáo viên:
4. Học sinh:
5. Trung học cơ sở:


6. Chủ nghĩa xã hội:

BĐTD
PPDH
GV
HS
THCS
CNXH

=================================================
1


==============================================
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lí do chọn đề tài.
Dạy học như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là
điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới
phương pháp, biện pháp dạy và học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh
hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học( tức
là từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đến cách học bài mới, củng cố, dặn dò).
Những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ
động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích, say mê môn học.
Môn lịch sử trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng
đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhà nước xác
định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế
giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa
học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước tin vào lí tưởng độc lập dân tộc và
CNXH. Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và
nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có

ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng kiến thức đã học
môn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ
ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của sự phát
triển con người Việt Nam XHCN trong công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại
hoá đất nước.
Môn lịch sử trong trường THCS cũng là môn học quan trọng cần thiết, đáp
ứng những yêu cầu của giáo dục nêu trên. Với tầm quan trọng đó, năm học 2006
– 2007 môn học này tiếp tục được đổi mới toàn diện về chương trình, sách giáo
khoa và phương pháp dạy học. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin đưa ra một vài
kinh nghiệm nhỏ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử sao
cho có hiệu quả hơn – “ Vận dụng các hình thức, phương pháp tạo hứng thú
học tập môn Lịch sử cho học sinh trung học cơ sở”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Thời gian: Năm học 2015-2016
- Đối tượng: Học sinh lớp lớp 9.
- Môn Lịch sử lớp 9.
3. Mục tiêu đề tài.
Việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng
cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số HS
học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất là môn lịch sử, các em này
thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết
liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó
vào những phần sau. Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp
không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ
của mình. Vì vậy, việc vận dụng nhiều phương pháp dạy học trong một tiết dạy
là rất quan trọng. Đặc biệt là tìm những phương pháp phù hợp theo từng nội
dung bài dạy để phát huy được tính tích cực của HS thì hiệu quả giờ dạy sẽ rất
cao. Trong đó việc đặt các câu hỏi khai thác các kênh hình, kênh chữ trong sách
=================================================
2



==============================================
giáo khoa, những kiến thức ngoài sách liên quan đến nội dung bài học sẽ kích
thích được hứng thú học tập của học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Ngiên cứu lí thuyết.
- Nghiên cứu thực tiễn.
- Dạy thể ngiệm.
- Phương pháp điều tra phán đoán.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở khoa học của đề tài.
1. Cơ sở lí luận.
Trong những năm qua khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa,
việc đổi mới phương pháp dạy học đã được nhiều người quan tâm và khẳng định
vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong việc nâng cao
chất lượng dạy học. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ
sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và
vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác,
việc học tập Lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Đã có quan
niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi
nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não,
không có bài tập thực hành,… Đây là một trong những nguyên nhân làm suy
giảm chất lượng môn học. Vì vậy, điều quan trọng nhất trong trong việc đổi mới
phương pháp dạy học là thầy dạy thế nào để học sinh động não, làm phát triển trí
thông minh, trí sáng tạo của các em. Muốn làm được như vậy người dạy phải
tìm tòi, nghiên cứu, áp dụng nhiều phương pháp, nhiều phương tiện trong quá
trình dạy học. Trong số đó việc vận dụng nhiều phương pháp dạy học trong một
tiết dạy là rất quan trọng. Đặc biệt là tìm những phương pháp phù hợp theo từng
nội dung bài dạy để phát huy được tính tích cực của HS thì hiệu quả giờ dạy sẽ

rất cao. Trong đó việc đặt các câu hỏi khai thác các kênh hình, kênh chữ trong
sách giáo khoa, những kiến thức ngoài sách liên quan đến nội dung bài học sẽ
kích thích được hứng thú học tập của học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong quá trình công tác tại nhà trường, đặc biệt là thường xuyên được phân
công giảng dạy bộ môn Lịch sử, bản thân tôi nhận thấy thực trạng của việc dạy
và học bộ môn này:
- Về phía giáo viên:
+ Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp
dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá các hoạt động của học
sinh để tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức
như vẫn còn phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe”, “thầy đọc, trò chép”.
+ Đa số giáo viên chưa nêu câu hỏi nhận thức đầu giờ học, tức là sau khi kiểm
tra bài cũ giáo viên vào bài luôn mà không giới thiệu bài qua việc nêu câu hỏi
nhận thức, điều này làm giảm bớt sự tập trung, chú ý bài học của học sinh ngay
từ hoạt động đầu tiên.
+ Một số câu hỏi giáo viên đặt ra hơi khó, học sinh không trả lời được nhưng
=================================================
3


==============================================
lại không có hệ thống câu hỏi gợi mở nên nhiều khi phải trả lời thay cho học
sinh.
+ Một số tiết học giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động một số học sinh
khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng học sinh yếu kém. Cho nên
đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động,
điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy
chán nản môn học đó.
+ Hiện nay trong nhà trường đã được cấp rất nhiều các thết bị dạy học. Tuy

nhiên đối với môn lịch sử thì các đồ dùng thiết bị còn ít hoặc hư hỏng xuống cấp
(đặc biệt là các lược đồ - nhiều hình giáo viên phải tự làm để dạy).
- Về phía học sinh:
+ Đa số học sinh còn xem Lịch sử là môn học phụ cho nên thái độ của các em
đối với bộ môn chưa đúng mực.
+ Học sinh thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn sách giáo
khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Một số học sinh còn đọc y nguyên
sách giáo khoa để trả lời câu hỏi.
+ Học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số bộ phận học
sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em
thiếu tập trung suy nghĩ. Cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật
lịch sử còn yếu.
+ Học sinh chỉ có trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (dạng trình bày), còn
một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh … thì học sinh còn rất
lúng túng khi trả lời hoặc trả lời mang tính chất chung chung.
Với việc nhận ra được thực trạng đó, tôi mạnh dạn đưa ra phương án “ Sử
dụng các hình thức, phương pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học
sinh trung học cơ sở” và được minh họa qua bài: “ Trật tự thế giới mới sau
chiến tranh thế giới thứ hai”- (Tiết 13- Lịch sử 9), hi vọng góp phần nâng cao
hiệu quả dạy học.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Trước yêu cầu cấp thiết cũng như thực trạng dạy học bộ môn Lịch sử trong
nhà trường hiện nay bản thân tôi luôn suy nghĩ và tìm cách để các em có hứng
thú hơn trong môn học để từ đó góp phần nâng cao chất lượng môn học. Chính
vì thế, tôi đã tiến hành thí nghiệm về vận dụng nhiều loại câu hỏi, nhiều hình
thức dạy học ở hai lớp 9A và 9B cùng một bài học.
1. Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS.
1.1 Loại câu hỏi về sự phát hiện các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà chúng
ta thường hỏi về nguyên nhân, bối cảnh hay hoàn cảnh lịch sử của sự kiện, hiện
tượng lịch sử và thường áp dụng cho đối tượng học sinh yếu kém.

Ví dụ: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ hai (Bài 21, sách
giáo khoa lịch sử 8, trang 105).
Loại câu hỏi này thường xuất hiện vào phần đầu bài giảng. Bởi vì bất kì một
sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đều xuất hiện trong hoàn cảnh lịch sử nhất định,
đều có nguyên nhân phát sinh của nó. Đây cũng là một đặc điểm tư duy của lịch
sử cần hình thành từng bước cho học sinh.
=================================================
4


==============================================
1.2. Loại câu hỏi về quá trình, diễn biến, phát triển của sự kiện, hiện tượng
lịch sử như diễn biến của các cuộc khởi nghĩa, diễn biến các cuộc cách mạng.
Ví dụ: Trình bày quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian ở
Pháp (Bài 16, sách lịch sử 9, trang 61). Tuy đây là câu hỏi ít suy luận song lại
đòi hỏi trí nhớ, phải biết nhiều sự kiện địa danh, nhân vật để giúp học sinh
phát triển trí nhớ nên cần phải chia câu hỏi thành nhiều câu hỏi nhỏ, đồng thời
lập các bảng niên biểu, mối liên hệ giữa các sự kiện.
1.3. Câu hỏi nêu lên đặc trưng bản chất của các hiện tượng lịch sử, bao gồm
sự đánh giá và thái độ của học sinh đối với các hiện tượng lịch sử ấy. Loại câu
hỏi này thường dùng cho học sinh khá giỏi khi thảo luận để bổ trợ kiến thức cho
các đối tượng yếu kém.
Ví dụ: Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ
đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược? (Bài 25, sách
lịch sử 8, trang 124).
Thường thì những câu hỏi này khó đối với học sinh, nó đòi hỏi các em phải
biết phân tích, đánh giá, biết bày tỏ thái độ của mình đối với sự kiện, hiện tượng
lịch sử. Học sinh rất ngại trả lời những câu hỏi này, tuy nhiên giáo viên cần kiên
trì đưa thêm những câu hỏi gợi mở giúp các em trả lời câu hỏi của mình.
1.4. Loại câu hỏi tìm hiểu kết quả, nguyên nhân dẫn đến kết quả đó và ý

nghĩa lịch sử của sự kiện. Với dạng câu hỏi này cũng dùng cho đối tượng học
sinh yếu kém để các em tự phát hiện và chiếm lĩnh được kiến thức cơ bản và
giúp các em hoạt động liên tục trong quá trình học tập.
Ví dụ: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp 1789-1794 (Bài
2, sách lịch sử 8, trang 17).
Hoặc Em hãy nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
3/2/1930 (Bài 18, sách lịch sử 9, trang 71).
- Để trả lời những câu hỏi này, học sinh dựa vào sách giáo khoa để trả lời bằng
ngôn ngữ của mình chứ không lặp lại sách giáo khoa.
1.5. Loại câu hỏi đối chiếu, so sánh giữa sự kiện, hiện tượng lịch sử này với
sự kiện, hiện tượng lịch sử khác mà các em đã học. Đây là loại câu hỏi khá khó
đối với học sinh THCS. Ưu điểm của loại câu hỏi này là vừa giúp học sinh củng
cố ôn tập lại kiến thức cũ vừa tiếp nhận kiến thức mới và áp dụng khi hoạt động
thảo luận nhóm để các em bổ trợ kiến thức cho nhau và cùng giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Khi dạy bài 9 “Nhật Bản” (Lịch sử 9, trang 36). Có câu hỏi: So sánh sự
giống nhau và khác nhau trong chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản sau
chiến tranh thế giới thứ hai?
2. Sử dụng đồ dùng trực quan, tranh ảnh sách giáo khoa.
2.1. Phương pháp sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa:
Tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phương tiện trực quan tạo hình có tác
dụng rất lớn trong dạy học lịch sử, nó cung cấp cho học sinh hình ảnh về quá
khứ một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực
Ví dụ: Khi sử dụng bức về “Trương Định nhận phong soái” sau hiệp ước 1862
(hình 85), sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 trang 117 , giáo viên cần đặt câu hỏi gợi
ý cho học sinh biêt: Trương Định là người như thế nào? Qua cảnh Trương Định
không nhận sắc phong của triều đình mà nhận chức do nhân dân phong, em có
=================================================
5



==============================================
suy nghĩ gì về Trương Định? Yêu cầu lớp trao đổi, thông qua sự gợi ý của giáo
viên và một, hai học sinh trả lời, giáo viên mới giải thích và nhận xét. Tất cả
những ý trên đều giúp học sinh nắm được cuộc chiến tranh chính nghĩa luôn
được nhân dân ủng hộ nhất định sẽ thắng lợi. Tuy lực lượng quân sự còn ít, vũ
khí trang bị còn thô sơ nhưng đã tích cực hoạt động góp phần rất quan trọng vào
thắng lợi của cách mạng.
2.2. Phương pháp sử dụng các tranh ảnh chân dung của các nhân vật lịch
sử: Chân dung các nhân vật lịch sử có tác dụng tạo biểu tượng về đặc điểm các
giai cấp, tầng lớp trong xã hội, của các nhà cách mạng v.v…giáo viên sử dụng
để giảng dạy nhằm tăng cường, cụ thể hóa về hình ảnh cũng như đặc điểm, tính
cách, tài đức của các nhân vật lịch sử. Khi sử dụng giáo viên không nên miêu tả
quá nhiều về hình dáng bên ngoài của nhân vật mà chủ yếu là làm nổi bật những
nét tính cách, tài đức, lập trường, quan điểm và nội tâm của nhân vật để cho học
sinh hiểu nhân vật một cách trọn vẹn, sâu sắc. Chẳng hạn như khi dạy bài
15. .“Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và công cuộc đấu tranh bảo vệ cách
mạng 1917 - 1921” mục I.3 và mục II sách giáo khoa Lịch sử 8 (trang 75 - 82),
học sinh không thể không biết đến hình ảnh Lê-nin đã khởi thảo ra “Bản luận
cương tháng 4” với khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô Viết” và hình ảnh
Lênin trực tiếp lãnh đạo Hồng quân Liên Xô đánh chiếm “Cung điện mùa
Đông” giành thắng lợi, giáo viên cần nêu thêm những nét tiêu biểu nhằm giúp
HS có ấn tượng sâu sắc về nhà cách mạng nổi tiếng này.

Cách mạng tháng Mười Nga thành công ngày 7 tháng 11 năm 1917 (theo
lịch Gregory) hay ngày 25 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius).
2.3 Phương pháp sử dụng bản đồ, niên biểu, lược đồ, sơ đồ: Bản đồ, niên
biểu, lược đồ là những đồ dung trực quan quy ước không thể thiếu được trong
dạy học lịch sử. Nhờ có những đồ dùng trực quan này mà học sinh có biểu tượng
đúng đắn về hình ảnh địa lý, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Chúng ta cũng biết
mỗi một sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với mốc thời gian và không gian

nhất định, nếu ta tách sự kiện lịch sử khỏi không gian và thời gian ta sẽ không
hiểu được nội dung ý nghĩa của sự kiện đó. Nắm được địa điểm xảy ra sự kiện
lịch sử sẽ không chỉ là biết tên địa điểm xảy ra sự kiện mà quan trọng hơn gắn
liền với mỗi địa điểm đó là các yếu tố, địa hình phạm vi không gian, thời gian
cũng như đặc điểm điều kiện tự nhiên của địa điểm đó.
Về nội dung, bản đồ lịch sử có thể chia làm 2 loại bản đồ tổng hợp và bản đồ
chuyên đề. Bản đồ tổng hợp phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của
một nước hay nhiều nước có liên quan ở một thời kì nhất định, trong những điều
kiện tự nhiên nhất định. Ví dụ bản đồ “Các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ
=================================================
6


==============================================
XX”, hay bản đồ “Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới”..; Bản đồ chuyên
đề nhằm diễn tả những sự kiện riêng rẽ hay một mặt của quá trình lịch sử. ví dụ:
lược đồ “Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất”; lược đồ “nội chiến ở
Pháp 1871”…
Trong khi sử dụng bản đồ, lược đồ, giáo viên cần chú ý giúp học sinh phân
tích nêu kết luận khái quát về sự kiện được phản ánh trên bản đồ chứ không nên
cho học sinh tiếp thu một cách thụ động.
Ví dụ: Khi giảng bài 27: “Khởi nghĩa Yên thế và phong trào chống Pháp của
đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX” (SGK Lịch sử 8). Giáo viên sử dụng bản đồ
hay Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế mà giáo viên tự vẽ, in kê phóng to hoặc tạo trên
máy chiếu và yêu cầu học sinh trình bày diễn biến của phong trào qua lược đồ.

Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế
Sau khi đã chuẩn bị bản đồ, lược đồ trong tiến trình giảng dạy giáo viên
thực hiện các bước sau: Phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc khởi
nghĩa Yên Thế? Giáo viên treo bản đồ lên tường (Nơi mà học sinh có thể nhìn

rõ, góc bên phải bảng, nơi có đủ ánh sáng cho học sinh có thể nhìn thấy rõ. Giáo
viên phải đứng bên phải bản đồ, dùng que chỉ các địa điểm nơi xảy ra cuộc khởi
nghĩa thật chính xác). Để lần lượt trình bày diễn biến của phong trào, kết quả
v.v… Kết hợp với lời giảng giáo viên chỉ rõ cho các em những vị trí, địa điểm
của nghĩa quân hoạt động qua 4 giai đoạn,... sau đó yêu cầu các em nhận xét và
rút ra kết luận khái quát.
2.4. Phương pháp sử dụng phim tư liệu lịch sử và các phương tiện kĩ thuật
vào trong dạy học lịch sử:
Ngày nay công nghệ thông tin đã đạt được những bước tiến vượt bậc và có tác
động lớn đến giáo dục đặc biệt là môn Lịch sử, các nhà làm phim tái hiện lại
hình ảnh lịch sử một thời trong quá khứ. Những nhân vật, những hiện vật, những
sự kiện lịch sử đã qua nhằm giúp học sinh nắm bắt lịch sử một cách chính xác dễ
nhận biết, dễ nhớ làm tăng hiệu quả học tập, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực
vào bài giảng. Với việc sử dụng phim tài liệu vào dạy học lịch sử, học sinh dễ
nhận biết, dễ nhớ các sự vật hiện tượng và các sự kiện làm tăng thêm hiệu quả
học tập (Trăm nghe không bằng một thấy); tập trung được sự chú ý của học sinh
vào đối tượng, lôi cuốn các em tham gia tích cực vào bài học làm cho lớp học
năng động, không buồn tẻ tăng hiệu quả dạy học. Giúp học sinh dễ dàng hiểu
được vấn đề một cách chính xác về các sự vật hiện tượng người thật, việc thật;
định hướng tốt nội dung bài học, dễ tiếp nhận thông tin, rút ngắn được thời gian
=================================================
7


==============================================
trình bày của giáo viên.
Trong giai đoạn lịch sử thế giới hiện đại (1939 – 1945): Sau khi hoàn thành
xong chương trình giai đoạn lịch sử này giáo viên có thể ứng dụng công nghệ
thông tin, trình chiếu cho học sinh xem phim tư liệu: “Đầu tháng 8/1945, hai quả
bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki đã cướp đi sinh

mạng của 250.000 người và trở thành cuộc thảm sát khốc liệt nhất trong giai
đoạn lịch sử cận đại”

Bom nguyên tử
Hoặc trình chiếu bức tranh minh chứng thảm họa để lại ở thành phố Hiroshima
sau khi bị bom nguyên tử hủy hoại

Những nạn nhân của bom nguyên tử
Qua các thước phim này học sinh có thể hình dung một giai đoạn lịch sử với
những thảm họa khốc liệt chưa từng có trong lịch sử mà Mĩ đã gây ra cho Nhật
Bản. Những người sống sót họ bị sa thải khỏi các nhà máy. Phụ nữ Hibakusha
không bao giờ lấy được chồng, do nỗi sợ hãi sẽ đẻ ra những đứa con quái thai.
Đàn ông Hibakusha cũng chung số phận, vì “chẳng ai muốn chung sống với
một người mà tính mạng chỉ tính bằng vài năm nữa”.
3. Sử dụng bản đồ tư duy.
Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức
ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề
hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh,
đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ
mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc
bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các
cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện”
=================================================
8


==============================================
nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được
tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
Ví dụ: Khi dạy xong mục III: Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.(Tiết

1, bài 1-Lịch sử 9), giáo viên cũng cố kiến thức mục này bằng BĐTD sau:

Như vậy, với việc giới thiệu bản đồ tư duy này HS dễ dàng nhận thấy có 4 cơ
sở dẫn đến hình thành hệ thống chủ nghĩa xã hội.
4. Sử dụng yếu tố văn học khi dạy lịch sử.
Các tác phẩm văn học với những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến
tư tưởng tình cảm của HS, nó giúp HS tiếp nhận và khắc sâu kiến thức một cách
dễ dàng. Để thực hiện việc vận dụng thơ, văn giáo viên cần chú ý ba vấn đề sau:
Thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn văn ngắn, một đoạn thơ hoặc tóm tắt
một đoạn truyện để minh họa những sự kiện đang học nhằm làm nội dung bài
học phong phú, giờ học thêm sinh động.
Thứ hai: Dùng một đoạn trích cụ thể để cụ thể hóa sự kiện nêu ra một kết luận
khái quát nhằm giúp HS hiểu sâu hơn về một thời kì, một sự kiện lịch sử.
Thứ ba: Tài liệu thơ văn có sử liệu được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại
khóa như: Theo dòng lịch sử, sinh hoạt đầu giờ chào cờ, trò chơi lịch sử…
Ví dụ: Về sự kiện nhân dân Việt Nam kháng chiến chống xâm lược (từ năm
1858 đến trước năm 1873)” khi nói đến tình hình Việt Nam trước khi thực dân
Pháp xâm lược thì chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng kéo theo khủng
hoảng về kinh tế, xã hội như nông nghiệp sa sút, đất đai khai khẩn được lại rơi
vào tay địa chủ, dân phiêu tán khắp nơi. Giáo viên có thể trích một bài vè nói về
tình cảnh của nhân dân ở giai đoạn này:
Cơm thì chẳng có
Rau cháo cũng không
Đất trắng xóa ngoài đồng
Nhà giàu niêm kín cổng
Còn một bộ xương sống
Vơ vất đi ăn mày.
Trong khi phong trào chống Pháp diễn ra khắp nơi thì triều đình nhà Nguyễn lại
lần lượt kí với Pháp từ hiệp ước Nhâm Tuất đến các hiệp ước Giáp Tuất, Hắc
măng, Pa-tơ-nốt làm cho nhân dân vô cùng phẫn nộ, giáo viên có thể minh họa:

Tan nhà cám nổi câu ly hận
Cắt đất thương thay cuộc giảng hòa
Gió bụi đòi cơn xiêu ngã cỏ
Ngậm cười hết nói nổi quan ta( Cảm khái – Phan Văn Trị)
=================================================
9


==============================================
Ngày 17/2/1859, Pháp nổ súng đánh thành Gia Định, quân triều đình nhanh
chóng tan rã, Nguyễn Đình Chiểu đã ghi lại sự kiện bi thảm này qua bài thơ
“Chạy giặc”
Hoặc khi miêu tả về những khó khăn gian khổ của quân và dân ta trong chiến
dịch Điện Biên Phủ lịch sử giáo viên có thể trích dẫn những câu thơ của Tố
Hữu:
Năm mươi sáu ngày đêm
Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm,cơm vắt.
Máu trộn bùn non,
Gan không núng, chí không mòn…
III. Minh họa bằng một tiết dạy cụ thể:
Trên cơ sở tiếp thu những yêu cầu chung trong đổi mới phương pháp dạy học
môn lịch sử, trải nghiệm qua thực tế thí điểm và thực tế giảng dạy tôi tự rút ra
cho mình một số kinh nghiệm nhỏ. Áp dụng vào bài “Trật tự thế giới mới sau
chiến tranh thế giới thứ hai”- (Tiết 13- Lịch sử 9), tôi xin đưa ra để các đồng
chí, đồng nghiệp hiểu cụ thể và đóng góp ý kiến để kinh nghiệm của tôi được
hoàn thiện hơn.
* Ở lớp 9B, áp dụng phương pháp dạy truyền thống: trình bày kết hợp với vấn
đáp. Kết quả có nhiều em thuộc bài song đó chỉ là các sâu chuỗi sự kiện lịch sử
mà không hiểu bản chất lịch sử hoặc rất mơ hồ và không rút ra được bài học.
* Ở lớp 9A áp dụng sáng kiến.

1. Chuẩn bị cho tiết học.
Để có một tiết dạy thành công cần phải có rất nhiều yếu tố, và một trong số
yếu tố dẫn đến thành công đó chính là khâu chuẩn bị. Phải tạo được tâm thế
thoải mái, sẵn sàng chờ đợi và say mê trong suốt giờ học. Điều đó có ảnh hưởng
trực tiếp đến việc tiếp thu bài học của học sinh. Do vậy cần lựa chọn phương
tiện, đồ dùng, phương pháp phù hợp với từng loại bài, từng điều kiện và từng
đối tượng học sinh. Đối với bài học này cần chuẩn bị như sau:
- Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ thế giới, tranh, ¶nh vÒ héi nghÞ I-an-ta,
tư liệu về “Chiến tranh lạnh”, tên các khối quân sự, tổ chức Liên Hợp quốc,…
- Chuẩn bị của học sinh: nghiên cứu bài trước ở nhà theo câu hỏi hướng dẫn
trong sách giáo khoa, tìm hiểu về các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc ở
Việt nam, tự xác định phạm vi ảnh hưởng của Mĩ, Liên xô trên bản đồ thế giới
và tập liên hệ đến lịch sử Việt nam trong giai đoạn này.
Sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tiến hành tiết học phong phú sinh động.
2. Dạy và học bài mới.
Đây là một bài học rất dài với bốn mục lớn và kéo dài cho một giai đoạn lịch
sử rất dài của thế giới (từ 1945 đến nay). Cho nên, mở đầu bài học giáo viên cho
học sinh biết đây là một giai đoạn lịch sử với nhiều sự kiện hệ trọng và những
mối quan hệ phức tạp có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chung của thế giới để
tạo tâm thế cho các em tiếp cận nội dung bài học. Sau đó lần lượt tôi hướng dẫn
các em đi vào tìm hiểu từng phần đơn vị kiến thức. Mỗi phần tôi lại chia thành
các phần nhỏ hơn để các em dễ nắm bắt các đơn vị kiến thức.
Phần I.- Sự hình thành trật tự thế giới mới.
=================================================
10


==============================================
Để mở đầu cho mục này GV đặt vấn đề: Tại sao lại gọi là trật tự thế giới

mới? Trật tự thế giới mới có nghĩa là như thế nào? Như vậy là sau chiến tranh
thế giới thứ hai kết thúc sẽ có điều gì mới mẽ đang diễn ra. Cụ thể thế nào mời
các em tìm hiểu. Sau đó GV lần lượt nêu ra các câu hỏi để dẫn dắt HS.
? Hội nghị I-an-ta diễn ra trong bối cảnh thế giới như thế nào?
HS: Chiến tranh sắp kết thúc, ưu thế thuộc về phe Đồng minh.
? Thành phần tham dự gồm những ai? GV: Cho HS quan sát tranh và giới
thiệu:

HS: Gồm: Xta-lin của Liên Xô, Ru-dơ-ven của Mĩ và Sớc-rin của Anh.
Hội nghị I- an- ta là một hội nghị quốc tế quan trọng nhất trong chiến tranh thế
giới thứ hai. Hội nghị được tổ chức tại I- an-ta trên bán đảo Crưm (Liên xô cũ)
từ ngày 4 đến 12-2-1945. Tham gia hội nghị gồm có chủ tịch Hội đồng bộ
trưởng Liên Xô- Xta- lin, Tổng thống Mĩ-Ru-dơ-ven và thủ tướng Anh Sớc-rin.
Trong ảnh là ba nguyên thủ quốc gia- ba nhân vật quan trọng của hội nghị, có
vai trò quyết định những nội dung chính của hội nghị I-an-ta: Từ trái qua phải
là Sớc-rin, Ru-dơ-ven và Xta-lin. Hội nghị I-an-ta được triệu tập khi chiến sự ở
châu Âu sắp kết thúc. Lúc này công việc trọng tâm mà ba nguyên thủ quốc gia
chú ý là tình hình thế giới sẽ được sắp xếp như thế nào sau chiến tranh. Sau 9
ngày tranh luận, cuối cùng, hội nghị đã nhất trí phân chia phạm vi ảnh hưởng
của các nước và khu vực sau chiến tranh.
? Hội nghị đã thông qua những thoả thuận gì?
HS. Trả lời theo phần chữ nhỏ của SGK.
GV treo bản đồ thế giới và đặt câu hỏi: Ai có thể cụ thể hoá những phân chia
phạm vi ảnh hưởng trong Hội nghị I-an-ta trên bản đồ này?

HS lên bảng giới thiệu.
GV trình bày lại.
=================================================
11



==============================================
? Nhng tho thun ú ng ngha vi iu gỡ?
HS- S hỡnh thnh trt t th gii mi- Trt t hai cc I-an-ta.
? Tho lun nhanh: Em hiu gỡ v khỏi nim ny?(Trt t hai cc I-an-ta.)
Sau khi HS tho lun v bỏo cỏo xong GV núi: Trt t hai cc I-an-ta l s sp
xp, phõn b v cõn bng quyn lc gia cỏc cng quc nhm duy trỡ s n
nh h thng quan h quc t.
GV t cõu hi liờn h Vit Nam: Theo quy nh ca hi ngh Ianta v
Pụxam, Vit Nam thuc phm vi nh hng ca cỏc lc lng no?
GV noi nhanh: + Ti hi ngh Ianta (thỏng 2 nm 1945: Cỏc nc cũn li
ụng Nam vn thuc phm vi nh hng ca cỏc nc phng Tõy truyn
thng, Vit Nam thuc phm vi ca Phỏp. Tuy nhiờn sau 9/3/1945, ụng Dng
thuc quyn qun lý ca Nht, Phỏp khụng cũn dớnh lớu gỡ n vn ụng
Dng.
+ Theo hi ngh Pụxam( 17/7 n 28/8/1945), Vit Nam phớa bc v tuyn
16, quõn Trung Hoa Dõn quc s m nhn vai trũ gii giỏp phỏt xớt, Nam v
tuyn 16 quõn Anh gii giỏp
n õy, GV chuyn ý sang mc khỏc.
Mc II- S thnh lp Liờn Hp Quc
* Hon cnh ra i:
? Ngoi vic phõn chia phm vi nh hng ca M v Liờn xụ, Hi ngh I-anta cũn cú quyt nh no na?
HS- Thnh lp mt t chc quc t mi l: Liờn Hp Quc.
GV: T 24/4 26/6/1945 i biu ca 50 nc hp Xan-phran-xi-xcụ
( M ) thụng qua bn Hin chng v tuyờn b thnh lp Liờn Hp Quc.
Ngy 24/10/1945, sau khi c cỏc nc thnh viờn phờ chun, bn Hin
chng chớnh thc cú hiu lc. Ngy 24/10 c coi l ngy chớnh thc thnh
lp Liờn Hp Quc.
* Nhim v: ? T chc ny cú nhim v nh th no?
HS + Duy trì hoà bình và an ninh thế giới

+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc,
tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc
+ Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội ....
GV: Cho HS quan sỏt hỡnh 23 SGK- Mt cuc hp ca i hi ng Liờn
hp quc

Cỏch khai thỏc:
- Đây là bức ảnh chụp quang cảnh của một cuộc họp của Đại
hội đồng Liên
=================================================
12


==============================================
hợp quốc. Sau khi hớng dẫn HS tập trung vào quan sát ảnh, GV
có thể tiến hành
khai thác kênh hình
- Ni dung: Liờn hp quc l t chc quc t ln nht hnh tinh, l t chc cú
s tham gia ca hu ht cỏc quc gia c lp v cú ch quyn trờn th gii. T
chc Liờn hp quc c thnh lp nm 1945 theo sỏng kin ca Liờn Xụ, M,
Anh, Phỏp v Trung Quc,õy l mt t chc quc t c nhiu c quan, trong
ú ln nht l i hi ng Liờn hp quc. i hi ng Liờn hp quc bao
gm tt c cỏc nc thnh viờn cú quyn bỡnh ng nh nhau (mi nc c
mt lỏ phiu biu quyt). Thm quyn ca i hi ng rt ln: Cú quyn tho
lun bt c vn hoc s kin no trong khuụn kh Hin chng Liờn hp
quc v xut kin ngh v cỏc vn ú vi cỏc nc thnh viờn hoc vi
Hi ng bo an. i hi ng mi nm hp mt ln, trng on mi nc
n d thng l b trng ngoi giao. Cuc hp khai mc vo ngy th ba
ca thỏng 9 hng nm ti tr s chớnh ca Liờn hp quc Niu Oúc( M), hoc
ti tr s Gi-ne-v (Thu S) v thng khai mc vo khong ngy 20-12

hng nm. Ngoi ra, i hi ng cũn cú th tin hnh nhng phiờn hp c
bit khn cp. Ti cỏc phiờn hp ca i hi ng, nguyờn th ca cỏc quc gia
hoc th tng chớnh ph nhng nc thnh viờn cng cú th ti trỡnh by tham
lun ca mỡnh. Nu nh lỳc mi thnh lp, Liờn hp quc ch cú 50 thnh viờn,
thỡ nay ó cú 180 quc gia.
* Vai trũ:
? Vai trũ ca Liờn hp quc trong thi gian qua?
HS Duy trỡ hũa bỡnh v an ninh th gii, u tranh xoỏ b ch ngha thc dõn,
xoỏ b phõn bit chng tc, giỳp cỏc nc , Phi, M- La tinh. Nhỡn chung,
trong hot ng ca mỡnh t khi thnh lp n nay, i hi ng Liờn hp quc
ó cú nhiu úng gúp cho phong tro vỡ ho bỡnh, n nh v phỏt trin ca th
gii, thỳc y quan h hp tỏc hu ngh gia cỏc thnh viờn v quc gia trờn
th gii. Vi nhng vic ó lm c, nm 2001 i hi ng Liờn hp quc ó
c nhn gii thng Nụ-ben ho bỡnh.
? Em bit gỡ v mi quan h gia Vit nam v Liờn hp quc?
HS- tr li.
GV: - 18 gi 30 phỳt ngy 20/9, Vit Nam tr thnh thnh viờn ca Liờn hp
quc. on i biu nc ta tin vo hi trng gia ting v tay nh sm dy.
i biu hn 50 nc ng thnh hg dc nhit lit hoan nghờnh on ta
- C sao vng tung bay tr s Liờn hp quc
- Nhiu nc trờn th gii gi in chỳc mng.
õy l mt s kin quan trng trong lch s quan h ca nc ta vi cng ng
th gii. S kin ú ó din ra t kt qu ca cuc chin u khc lit nht,
gian kh nht v v vang nht trong lch s hng ngn nm ca dõn tc Vit
Nam vỡ c lp, t do v thng nht t nc. Trong phiờn hp ngy 20 thỏng 9
nm 1977, vo lỳc 18gi 30 phỳt, Ch tch khoỏ hp 32 ca i hi ng Liờn
hp quc, Th trng ngoi giao Nam T La-da Mụi-xp trnh trng núi: Tụi
tuyờn b nc Cng ho xó hi ch ngha Vit Nam c cụng nhn l thnh
viờn ca Liờn hp quc. C phũng ln ca i hi ng v tay nhit lit hoan
=================================================

13


==============================================
nghờnh Vit Nam, thnh viờn th 149 ca Liờn hp quc. Sỏng ngy 21/9, ti tr
s ca Liờn hp quc ó din ra l trng th kộo lỏ c sao vng ca Cng
ho xó hi ch ngha Vit Nam.
? Hin nay cú nhng c quan chuyờn mụn no ca Liờn hp quc ang hot
ng ti Vit nam?
HS tr li.
GV: Chng trỡnh lng thc ( PAM ); Qu nhi ng ( UNICEF ); T chc
lng thc v nụng nghip ( FAO ); Chng trỡnh phỏt trin ( UNDP ); T chc
vn hoỏ giỏo dc (UNESCO ); T chc y t th gii ( WHO )...
- LHQ đã giúp Vit Nam hàng triệu đô la nhăm phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội nh: thuốc vc xin phòng cúm gia cầm, quỹ
nhi đồng LHQ
n õy GV chuyn ý sang mc khỏc.
Mc III- Chin tranh lnh
mc ny GV cung cp cho HS mt bn t duy trng v yờu cu HS tho
lun nhúm in vo.

Sau khi HS lm xong GV nhn xột v cung cp bn t duy chớnh thc v
minh ha bng mt s thụng tin khỏc.
+ GV liờn h n cuc chin xõm lc ca M i vi dõn tc ta - M ó
huy ng hn 6 triu lt ngi M, trong ú cú 4659000 lt ngi di 20
tui, 40% cỏc nh khoa hc vt lớ, 260 trng i hc, 22000 xớ nghip ln vi
5,5 triu cụng nhõn phc v chin tranh. Riờng nm 1968, mi ngy M chi cho
cuc chin 100 triu USD, gp 10 ln chi phớ cho cuc chin tranh chng nghốo
úi M, gp 4 ln chi phớ cho chng trỡnh nghiờn cu v tr ca M v bng
mt na s tin m M ó vin tr cho nc ngoi trong 20 nm (t 1941-2960).

c bit, trong hai nm 1962-1963, M bt u trin khai chin lc xõy dng
lc lng quõn s tng bc mt, a s c vn quõn s M vo Min Nam
Vit Nam lờn ti 18000 ngi. S dớnh lớu tng lờn ny ca Chớnh ph M vo
lỳc õy khụng c phn ụng cỏc cụng dõn M bit n.
Hoc GV cú th dựng thụng tin b mụn Ng vn 9 tp 1 Bi: u tranh
cho mt th gii ho bỡnh lm minh chng:
GV cho HS xem mt s tranh nh v nhng thit hi m nhng cuc chin
tranh xõm lc a li.
n õy GV chuyn ý sang mc khỏc: Rừ rng õy l mt cuc chin phi
ngha, i ngc li vi li ớch loi ngi v phn tin hoỏ. Vỡ vy, nú se phi
chm dt v th gii se bc vo giai on mi.
=================================================
14


==============================================
Mục IV- Thế giới sau “ Chiến tranh lạnh”.
GV. Sau bốn thập niên chạy đua vũ trang quá tốn kém, cuối cùng tháng 12 –
1989, Tổng thống Mĩ Bu-sơ và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô Goóc-bachốp đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”
? Vì sao “Chiến tranh lạnh” kết thúc?
HS: trả lời và liên hệ đến sự tốn kém và tính chất phi lí, phản tiến hoá của nó.
? Ngoài ra, thời điểm kết thúc “chiến tranh lạnh”(12-1989) gợi cho em nhớ về
những sự kiện nào đã học?
Với câu hỏi này nếu HS không trả lời được GV gợi cho HS nhớ lại được thời
điểm này tình hình Liên xô đã không còn ổn định nữa và sắp sụp đổ. Cho nên
việc “chiến tranh lạnh” kết thúc là phù hợp với hoàn cảnh lịch sử.
? “Chiến tranh lạnh” kêt thúc, tình hình thế giới như thế nào?
HS- Thế giới có nhiều biến chuyển và diễn ra theo các xu hướng khác nhau.
? Vậy theo em, đó là những xu hướng nào?
HS- Trả lời theo các xu hướng đã nêu trong SGK. GV- Treo bảng phụ đã ghi

sẵn bốn xu hướng phát triển của thế giới sau “chiến tranh lạnh”
Xu hướng phát triển của thế giới sau “chiến tranh lạnh”
Xu thế hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế
Xác lập trật tự thế giới mới- Đa cực, nhiều trung tâm.
Hầu hết các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng
điểm.
Ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa
các phe phái.
Trong quá trình giới thiệu về các xu hướng mới của thế giới sau “Chiến tranh
lạnh”, GV bổ sung thêm các thông tin để minh hoạ và hỏi HS để khắc sâu và xâu
chuổi các sự kiện đã học ở những bài trước đặc biệt là hai bài: Nước Mĩ và bài:
Các nước Tây Âu.
Ví dụ: Khi nói về xu hướng thứ hai “Xác lập trật tự thế giới mới- Đa cực, nhiều
trung tâm”
GV: ? Em hãy nhắc lại những chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ để
làm minh chứng cho nội dung này?
HS: Nhắc lại.
GV: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ đã thi hành những chính sách đối
nội và đối ngoại hết sức phản động nhằm xác lập thế giới “đơn cực” do Mĩ
hoàn toàn chi phối và khống chế.
? Vậy, trong quá trình thực hiện âm mưu của mình, Mĩ có đễ dàng thực hiện
không? Vì sao?
HS. Trả lời.
GV. Trong quá trình thực hiện âm mưu của mình, Mĩ gặp rất nhiều khó khăn,
tốn kém (Ví dụ về sự thất bại của Mĩ trong chiến tranh ở Trung quốc, Việt
nam...)
và đặc biệt là Mĩ đi ngược lại với xu hướng chung của thế giới.

=================================================
15



==============================================
GV. Khi nói về xu hướng thứ ba của thế giới: Hầu hết các nước điều chỉnh
chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. GV gợi ý để HS nhớ lại một
cách có hệ thống kiến thức về liên kết khu vực ở Tây Âu và tổ chức Asean.
GV. Khi nói về xu hướng phát triển thứ tư của thế giới sau “chiến tranh lạnh”
GV vừa cho HS quan sát một số bức tranh về những cuộc nội chiến, xung đột
trên thế giới ( như ở Liên bang Nam tư cũ, châu Phi và một số nước ở Trung
Á...) và những tranh ảnh minh hoạ cho hậu quả mà nó gây ra. Đồng thời GV
thuyết trình để HS hiểu rõ hơn về xu hướng này.
GV: Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình ổn định và hợp
tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc
trên thế giới khi bước vào thế kỉ XXI. Đất nước Việt nam chúng ta cũng nằm
trong tình hình đó.
GV ?. Vì sao nói xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình ổn định và hợp
tác phát triển kinh tế lại vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc
trên thế giới khi bước vào thế kỉ XXI trong đó có Việt nam?
HS. Trả lời và liên hệ đến tình hình Việt nam.
GV. Chỉ cho HS thấy:
+ Thời cơ: GV liên hệ đến đất nước ta đang hội nhập mạnh mẽ đặc biệt là việc
chúng ta là thành viên chính thức của WTO, thành viên của Asean...giúp chúng
ta có điều kiện hợp tác để phát triển kinh tế...
+ Thách thức: Gv nhắc nhở HS về sự chống phá của các thế lực thù địch đối
với cách mạng Việt nam. Qua đó bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho HS.
3. Củng cố bài học.
Đây là bước có tác dụng củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS, có tác dụng
rất quan trọng. Tôi đã tiến hành theo những bước sau:
- Hệ thống, khái quát lại kiến thức bài học cho HS.( GV đặt một số câu hỏi để
HS trả lời nhanh theo nội dung đã học nhằm khắc sâu kiến thức bài học cho HS)

- Làm một số bài tập:
Ở phần này giáo viên cung cấp cho học sinh mỗi bàn một bản đồ thế giới (GV
in sẵn) rồi yêu cầu học sinh tô màu về phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô
theo trật tự hai cực I-an-ta.

IV. Kết quả thu được và khả năng ứng dụng:
Qua học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, tự tìm tòi và mạnh dạn áp dụng
phương pháp, phương tiện dạy học mới tôi đã đạt được hiệu quả cao khi dạy bài
=================================================
16


==============================================
“Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai”. Cụ thể:
- Các em nắm chắc bài học ngay tại lớp, hiểu bài sâu sắc.
- Các em biết vận dụng kiến thức của môn học, có kĩ năng phân tích, đánh giá,
so sánh và rút ra những kết luận cần thiết.
- Các em sử dụng các đồ dùng, phương tiện dạy học có hiệu quả .
- Đặc biệt các em có hứng thú thực sự khi học môn này, luôn có tâm thế sẵn
sàng chờ đợi giờ lịch sử. Chính vì vậy nó kích thích được óc tìm tòi, sáng tạo
của các
em. Qua các bài tập và bài kiểm tra số lượng học sinh đạt yêu cầu trở lên chiếm
trên 97% trong đó số học sinh đạt khá – giỏi chiếm trên 80%. Điều đó làm tôi rất
vui và càng cố gắng tìm tòi để cho việc dạy môn lịch sử ngày càng tốt hơn.
Đối tượng thăm


GIỎI

KHÁ


TRUNG BÌNH

YẾU

Lớp 9A (34)
15
14
05
01
Lớp 9B (30)
02
08
22
03
Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử 9 đã giúp cho việc nâng cao chất
lượng dạy và học. Học sinh hiểu bài hăng hái tham gia vào quá trình học, không
khí học tập sôi nổi. Đây là điều đáng mừng cần phải phát huy không chỉ trong
giờ học lịch sử mà còn trong các giờ học khác. Vì vậy, việc áp dụng đề tài này
trong việc dạy và học lịch sử trong trường THCS là hoàn toàn có thể thực hiện
được.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Có thể nói đổi mới phương pháp dạy học trong đó có đổi mới phương pháp dạy
học môn lịch sử 9 có một ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng môn học.
Việc vận dụng các phương pháp, phương tiện, đồ dùng dạy học vào trong bài
học là cần thiết để giúp học sinh có cái nhìn trực quan về lịch sử, hiểu rõ, hiểu
đúng, hiểu sâu về lịch sử. Có như vậy các em mới nắm vững kiến thức về lịch
sử. Tuy nhiên việc vận dụng các thiết bị dạy học đó cũng cần khéo léo, linh hoạt
nếu không sẽ làm cho bài học khuôn mẫu, cứng nhắc hoặc không thích hợp.
Việc vận dụng các phương tiện dạy học phải đảm bảo nâng cao chất lượng giảng

dạy.
Trên đây chỉ là ý kiến chủ quan của tôi, xin đưa ra để góp một phần nhỏ vào
việc đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử ở nhà trường THCS. Tôi nghĩ
dạy học có nhiều phương pháp khác nhau song vận dụng như thế nào mới là
quan trọng. Vậy mong sự đóng góp chân thành từ phía các đồng nghiệp.
* Một số kiến nghị đề xuất.
- Mua sắm thêm tài liệu tham khảo, đầu tư cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học
nhất là các tài liệu lịch sử, các băng đĩa phục vụ cho việc dạy học bộ môn này.
- Luôn luôn đổi mới việc giảng dạy, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
trong giảng dạy môn Lịch sử.
- Tổ chức thảo luận các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho tất cả các
giáo viên thường xuyên trong từng đợt, từng năm để ngày một nâng cao chất
lượng dạy học, nắm bắt kịp thời các phương pháp dạy học tích cực.
- Có chế độ ưu tiên cho những học sinh có kết quả cao trong học tập mon lịch sử
để khuyến khích HS có hứng thú học tập.
=================================================
17


==============================================

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Việt Nam-những sự kiện lịch sử (1945-1975)- Viện sử học.
2. Lịch sử thế giới hiện đại- Nhà xuất bản giáo dục – Nguyễn Thanh Hải chủ
biên.
3. Hệ thống Liên Hợp quốc- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2004.
4. Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp liên môn khi dạy Lịch sử.
5. Sách Giáo khoa lịch sử lớp 8, 9.
6. Sách giáo viên lịch sử 8, 9.
7. Sách bài soạn lịch sử lớp 8, 9.

8. Tài liệu bồi dưỡng môn lịch sử lớp 9.

=================================================
18



×