Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

đề tài nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 25 trang )


Trường Đại Học Sài Gòn
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Năm học 2017- 2018
Nhóm 6

Tên đề tài:
THỰC TRẠNG SINH VIÊN ĐẠI HỌC SÀI GÒN BỊ QUẤY RỐI
TÌNH DỤC KHI SỬ DỤNG XE BUÝT
Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học.
Giảng viên: Thầy Lê Anh Duy.


Các thành viên trong nhóm:
1. Lê Thu Hà ( Nhóm trưởng),
2. Hoàng Thị Bích Anh,
3. Trần Thị Kim Ngân,
4. Dương Mẫn Quyên,
5. Trần Đỗ Nhân,
6. Trương Lê Quang Quyền,
7. Đinh Thị Thu Thuỷ,
8. Nguyễn Trần Phương Thảo.



1.Lí do chọn đề tài:
•.

Để làm giảm bớt tình trạng kẹt xe hàng giờ liền trong các khung giờ cao điểm ô nhiễm môi
trường, lãnh đạo thành phố đã cho tăng cường và ngày một hoàn thiện hơn hệ thống xe buýt
công cộng.



•.

Xe buýt đã trở thành loại phương tiện giao thông công cộng thân thiết của mọi người, được ưa
chuộng bởi tính an toàn và tiện lợi của nó. Đi xe buýt sẽ giảm được một khoản chi phí để
trang trải cuộc sống sinh hoạt và học tập, vì thế mà phần đông sinh viên đã lựa chọn xe buýt là
phương tiện đi lại chính của mình.



1. Lí do chọn đề tài:



Giống như một xã hội thu nhỏ, xe buýt, ngoài các lợi ích trên thì cũng tồn tại
một số hạn chế. Vào các khung giờ cao điểm, hành khách trên xe đông đã
khiến xe buýt trở thành nơi hoạt động của những kẻ xấu.



Vấn nạn trộm cắp, móc túi, dọa dẫm xin đểu trên xe đã không còn mới đối
với chúng ta. Chưa kể, gần đây lại xuất hiện thực trạng quấy rối tình dục trên
xe buýt



Lí do chọn đề tài:


Tại Việt Nam, quấy rối tình dục lại thường bị bỏ qua nếu nó chưa thực sự gây ra những hậu quả

nghiêm trọng, hơn nữa hậu quả của hành vi rất khó để chứng minh.



Nên thực trạng này vẫn diễn ra, với mức độ ngày càng phổ biến, ngày càng có nhiều người là nạn
nhân của các đối tượng thực hiện hành vi quấy rối tình dục, đặc biệt là sinh viên.



Thế nhưng, vì đây là vấn đề khá nhạy cảm nên đa số nạn nhân đã chọn cách im lặng trước hành vi
này.



Tuy nhiên, nước ta cũng đã tiến hành những cuộc khảo sát về thực trạng quấy rối tình dục ở nơi
công cộng.



1. Lí do chọn đề tài:
Theo khảo sát thì phụ nữ và trẻ em gái có khả năng gặp phải hành vi quấy rối
vào sáng, trưa, chiều, tối bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tỷ lệ bị quấy rối từ 25 lầnchiếm cao nhất 51,1%, sinh viên là những đối tượng bị quấy rối nhiều
nhất.



1. Lí do chọn đề tài:
Tuy nhiên, 67% phụ nữ và trẻ em gái không có bất kỳ hành động nào
phản ứng lại khi gặp phải các hành vi quấy rối tình dục. Chính vì vậy mà
nhóm chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thực trạng sv ĐH Sài Gòn


bị quấy rối tình dục khi sử dụng xe buýt " làm đề tài để nghiên
cứu.


1. Lí do chọn đề tài:
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ tìm được nguyên nhân và những cách
phòng tránh thực trạng sinh viên cũng như mọi người bị quấy rối tình dục
trên xe buýt, để cho thực trạng này không còn là nỗi sợ hãi của các bạn khi sử
dụng xe buýt. Và xe buýt lại là người bạn thân thiện không chỉ của sinh viên mà
còn là của mọi người chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của mình.


2. Câu hỏi nghiên cứu:

1.

Quấy rối tình dục trên xe buýt có thực sự xảy ra đối với sinh viên trường Đại Học
Sài Gòn hay không?

2.
3.
4.
5.
6.

Quấy rối tình dục xảy ra dưới những hình thức nào ?
Quấy rối tình dục dễ gặp nhất vào thời điểm nào?
Phản ứng của Sinh viên bị xâm hại?
Phản ứng của người xung quanh với hành vi ấy?

Thực trạng đó ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ, tâm lí, tinh thần của Sinh
Viên?

7.

Làm thế nào để hạn chế được thực trạng ấy?


3.Mục tiêu nghiên cứu:
a.Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Công trình nghiên cứu này nhằm:
- Tìm hiểu hiện tượng nhiều sinh viên bị quấy rối trên xe buýt hiện nay.
- Xác định mức độ phổ biến của hiện tượng này trên xe buýt.
- Xác định mối quan hệ của hành vi quấy rối tình dục với các hành
vi khác.


a.Mục tiêu nghiên cứu:
- Phản ánh nguy cơ bị xâm hại về thân thể và nhân phẩm, gây tổn
thương về tâm lí, sức khỏe, tình cảm của sinh viên khi đi xe buýt.
- Cung cấp cho sinh viên những thông tin bổ ích, cần thiết và những
biện pháp tối ưu để phòng tránh tình trạng bị quấy rối tình dục trên
xe buýt.


3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

b.Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Phân tích, xác định khái niệm quấy rối tình dục, quấy rối tình dục trên xe buýt.
-Nghiên cứu, phân tích các biểu hiện hành vi quấy rối tình dục trên xe buýt. Xác

định mức độ hành vi của người thực hiện hành vi quấy rối.
-Tìm hiểu, xác định tỉ lệ sinh viên sử dụng xe buýt bị quấy rối tình dục.


b.Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Xác định thời điểm dễ xảy ra tình trạng quấy rối tình dục trên xe buýt.
-Phân tích thái độ, hình thức phản kháng của SV ĐH Sài Gòn khi bị quấy rối tình
dục trên xe buýt. Thái Độ của người xung quanh về vấn đề này.
-Đề ra các biện pháp ngăn chặn, phòng chống góp phần hạn chế quấy rối tình
dục trên xe buýt.


4.Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
-Khách thể nghiên cứu: sinh viên trường Đại Học Sài Gòn.

-Đối tượng nghiên cứu: Hành vi quấy rối tình dục trên xe buýt, thái độ của
sinh viên khi bị quấy rối, thái độ của người chứng kiến hành vi quấy rối tình
dục trên xe buýt.


5.Giả thuyết nghiên cứu:
Hiện nay xuất hiện thực trạng các sinh viên, đặc biệt là nữ sinh bị quấy rối
tình dục khi đi xe buýt. Số trường hợp này xảy ra không nhiều nhưng có dấu
hiệu ngày một tăng và có nguy cơ ảnh hưởng đến văn hoá an ninh xanh
sạch đẹp của thành phố. Vì vậy, cần có những biện pháp thiết thực để hạn
chế và khắc phục tình trạng trên, đảm bảo sự an toàn cho sinh viên khi đi xe
buýt.


6.Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 2/10/2017 đến ngày 18/12/2017.

-

Không gian nghiên cứu: Trường Đại Học Sài Gòn.
Nội dung:


7.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

• Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: đọc các bài báo, tài liệu
khảo sát... để có được thông tin chính xác

• Phương pháp điều tra: khảo sát bằng bảng hỏi.


8. KẾT CẤU:
1.

Mở đầu: Lí do chọn đề tài,Câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, khách thể và đối tượng
nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.

2. Nội dung:

•.
•.
•.

Chương 1: Một số lý luận về quấy rối tình dục khi tham gia phương tiện công cộng (xe buýt).
Chương 2: Thực trạng sinh viên bị quấy rối tình dục khi tham gia phương tiện công cộng (xe buýt)

Chương 3: Một số giải pháp để phòng tránh và đẩy lùi thực trạng quấy rối tình dục khi tham gia phương tiện
công cộng.

3. Kết luận:



×