ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------******--------
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NGÃI LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015
32 02 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------******--------
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NGÃI LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành
: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số
: 60.22.03.15
60 32 02 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Kim Đỉnh
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin, số liệu công bố trong luận văn là trung
thực, phản ánh thực tế những gì tôi nhận thức được khi khảo sát địa bàn
nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của mình. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời
cam đoan này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hiền
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS Trần Kim Đỉnh, người đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các
thầy, cô giáo trong Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoa Lịch sử,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, những
người đã trang bị cho tôi tri thức và kĩ năng cần thiết để có được tư duy và phương
pháp nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những cơ quan, tổ chức đã nhiệt tình
cung cấp thông tin, số liệu cho luận văn như Tỉnh ủy Quảng Ngãi, UBND tỉnh
Quảng Ngãi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, Cục
Thống kê tỉnh Quảng Ngãi.
Do hạn chế về năng lực, luận văn khó tránh được những thiếu sót. Rất
mong được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy, cô, bạn bè để trong tương lai, nếu
tiếp tục theo đuổi hướng nghiên cứu này, tôi có thể hoàn thiện thêm.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 5
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 10
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .......................... 10
6. Đóng góp của Luận văn .............................................................................. 11
7. Kết cấu của Luận văn .................................................................................. 12
CHƢƠNG 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
QUẢNG NGÃI VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM
2005 ĐẾN NĂM 2010 .................................................................................... 13
1.1. Những yếu tố tác động ........................................................................... 13
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội tỉnh Quảng Ngãi ........... 13
1.1.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi trước năm 2005 ......... 21
1.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nông
nghiệp từ năm 2005 đến năm 2010 ................................................................. 26
1.2. Qúa trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2010..................................................... 31
1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ ...................................................................... 31
1.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ ........................................................................ 38
1.2.3. Kết quả thực hiện .................................................................................. 44
Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 50
CHƢƠNG 2. ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NGÃI LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG TOÀN DIỆN
VÀ BỀN VỮNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015 ........................................ 53
2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về đẩy mạnh phát triển kinh tế
nông nghiệp .................................................................................................... 53
1
2.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ về đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp ... 59
2.3. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ về đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp... 67
2.4. Kết quả thực hiện ................................................................................... 73
2.4.1. Tốc độ tăng trưởng cao và cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp chuyển
dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ............................................. 73
2.4.2. Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển toàn diện theo hướng bền vững .... 75
2.4.3. Các nguồn lực phục vụ cho kinh tế nông nghiệp tiếp tục được đầu tư,
phát triển ......................................................................................................... 78
2.4.4. Bộ mặt nông thôn thay đổi lớn, đời sống nông dân ngày càng nâng cao ......... 80
Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 81
CHƢƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ....................... 83
3.1. Một số nhận xét ...................................................................................... 83
3.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân....................................................................... 83
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 95
3.2. Bài học kinh nghiệm chủ yếu .............................................................. 102
3.2.1. Nhận thức đúng vai trò của kinh tế nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội và
xác định được lợi thế trong nông nghiệp để lựa chọn hướng đi phù hợp ................. 102
3.2.2. Vận dụng và triển khai kịp thời, đúng đắn, sáng tạo, hiệu quả các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế nông nghiệp ................ 104
3.2.3. Chú trọng xây dựng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp
một cách hiệu quả ......................................................................................... 106
3.2.4. Phát triển kinh tế nông nghiệp phải gắn liền với xây dựng nông thôn và
giải quyết vấn đề nông dân ........................................................................... 107
KẾT LUẬN .................................................................................................. 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 113
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 127
2
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
CT - XH: Chính trị - xã hội
ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam
HĐND: Hội đồng nhân dân
HTX: Hợp tác xã
KTTT: Kinh tế tập thể
KTNN: Kinh tế nông nghiệp
KT - XH: Kinh tế - xã hội
KT - CT: Kinh tế - chính trị
NTM: Nông thôn mới
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
VH - XH: Văn hóa - xã hội.
3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Giá trị sản xuất (GTSX) theo giá hiện hành ngành nông - lâm - thủy
sản từ năm 2010 đến 2015. ............................................................................. 73
Bảng 2: Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất (GTSX) ngành nông - lâm - thủy sản
từ năm 2010 đến 2015 (theo giá hiện hành).................................................... 73
Bảng 3: Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu (%) ngành nông - lâm - thủy
sản trên địa bàn tỉnh (theo giá hiện hành) năm 2010 và 2015. ....................... 74
Bảng 4: Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu (%) nội bộ ngành nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh (theo giá hiện hành) năm 2010 và 2015. .................. 74
4
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
KTNN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT - XH. Nó cung cấp
lương thực, thực phẩm cho con người; nguyên nhiên liệu để phát triển công
nghiệp (đặc biệt là công nghiệp chế biến), tiểu thủ công nghiệp và sinh hoạt
của người dân. Nông nghiệp và nông thôn là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm
hàng hoá của nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Ngoài ra, nông nghiệp còn
cung cấp khối lượng hàng hoá lớn để xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ lớn
cho đất nước; cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các lĩnh vực hoạt
động khác của xã hội; trực tiếp tham gia vào việc giữ vững cân bằng sinh thái,
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường; góp phần giải quyết việc làm,
tăng thu nhập và cải thiện đời sống của đại đa số dân cư; thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, ổn định CT - XH.
Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, đại đa số là nông dân. Với những
điều kiện như: Đất đai màu mỡ, sông ngòi dày đặc, nhiều đồng bằng rộng lớn,
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nông dân có kinh nghiệm trong sản xuất nông
nghiệp trồng lúa nước,… Đây là một số yếu tố thuận lợi để phát triển KTNN
tại Việt Nam.
Nhận thức được tiềm năng và vai trò của KTNN, từ khi ĐCSVN ra đời,
bên cạnh việc đề cao vai trò của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng
cũng đề ra chủ trương đấu tranh toàn diện, lãnh đạo nhân dân xây dựng và
phát triển kinh tế. Đến Đại hội lần thứ V (1982) ĐCSVN xác định lấy nông
nghiệp làm mặt trận hàng đầu. Đặc biệt, tại Đại hội lần thứ VI (1986), Đảng
tiếp tục đề ra chủ trương: Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu là lương thực,
thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Có thể thấy, ĐCSVN rất coi
5
trọng phát triển KTNN, đây là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thực hiện đường lối trên, KTNN Việt Nam thời kỳ đổi mới đạt nhiều
thành tựu: Từ chỗ nhập lương thực, thực phẩm đến chỗ nhiều mặt hàng nông
sản chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước; đời sống nhân dân, đặc
biệt là nông dân được cải thiện; bộ mặt nông thôn thay đổi lớn… Tuy nhiên,
những thành quả ấy chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng yêu cầu của
tình hình mới.
Trong vài năm trở lại đây (năm 2015 đến 2017), đồng bằng Sông Cửu
Long - một trung tâm cung ứng nông sản hàng đầu của cả nước đang đứng
trước những khó khăn lớn. Hiện tượng khô hạn và xâm ngập mặn nghiêm
trọng đã, đang và sẽ diễn ra làm năng suất, sản lượng các loại nông sản giảm
sút. Quá trình đô thị hóa cả nước ngày càng mạnh làm cho diện tích đất nông
nghiệp bị thu hẹp. Thực trạng trên làm cho vấn đề an ninh lương thực cần
phải được quan tâm hơn nữa.
Quảng Ngãi là tỉnh nằm ở khu vực Nam Trung bộ của Việt Nam, người
dân chủ yếu sống bằng nghề nông. Bên cạnh những tiềm năng chung của cả
nước để phát triển KTNN thì Quảng Ngãi có những đặc điểm riêng như: Địa
hình ở đây chia thành 3 vùng (miền núi - trung du, đồng bằng và ven biển),
đây vừa là yếu tố khó khăn nhưng vừa là điều kiện thuận lợi để phát triển một
nền nông nghiệp đa dạng, tạo ra nhiều nông sản đặc trưng.
Với việc vận dụng sáng tạo đường lối phát triển KTNN của ĐCSVN và
phát huy được lợi thế của tỉnh, KTNN Quảng Ngãi thời kỳ đổi mới đạt được
nhiều thành tựu song cũng gặp không ít khó khăn cần được giải quyết như:
Quy mô sản xuất nhỏ bé, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch chậm, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn; CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế; việc quản lý, khai thác, sử dụng các
6
nguồn tài nguyên nông nghiệp chưa tốt; đời sống của người dân ở nông thôn
gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; tỉ lệ
lao động nông nghiệp chiếm 47% nhưng chỉ cung cấp 14% GĐP của tỉnh
(thống kê năm 2015)...
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng
Ngãi về phát triển KTNN trong quá khứ để đúc kết kinh nghiệm nhằm thúc
đẩy KTNN địa phương phát triển theo chiều sâu là một việc làm có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn. Với lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Đảng bộ
tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến
năm 2015” để làm Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng Sản
Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Là một nước nông nghiệp nên ở Việt Nam việc nghiên cứu về vấn đề
KTNN được rất nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm. Những nghiên cứu đó có
thể phân ra thành các nhóm sau:
Một là, những nghiên cứu về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về nông nghiệp, nông thôn như: Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền, Nông
nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2001; Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Để nông nghiệp, nông thôn phát
triển bền vững người dân giàu lên, Tạp chí Cộng sản số 28, tháng 10/2002;
Phan Diễn (Nguyên Bí thứ Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư), Tạo
bước chuyển biến nông nghiệp hơn nữa trong tiến trình CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn, Tạp chí Cộng sản số 28, tháng 10/2002; GS.TS Nguyễn
Kế Tuấn (chủ biên), công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
ở Việt Nam - Con đường và bước đi, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2006;
PGS.TS Nguyễn Văn Bích, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi
năm đổi mới: Quá khứ và hiện tại, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007;
7
Nguyễn Ngọc Hà, Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng
sản Việt Nam thời kỳ đổi mới ( 1986-2011), Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà
Nội, 2011… Những công trình này đề cập chủ yếu về vị trí, vai trò của
KTNN, nông thôn; làm sáng tỏ đường lối, chủ trương CNH, HĐH và phương
hướng phát triển KTNN trong thời kỳ đổi mới. Đây là cơ sở để cung cấp
những lí luận chung về phát triển KTNN cho Luận văn.
Hai là, những nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ các tỉnh trong
nước về phát triển KTNN như: Nguyễn Khắc Trinh, Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk
lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2004 đến năm 2013, Luận án Tiến sĩ
chuyên ngành Lịch sử ĐCSVN, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội; Nguyễn Văn Vinh, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến 2005, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Bùi Thị Thanh Huyền,
Đảng bộ huyện Lâm Thao (Phú Thọ) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm
1999 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử ĐCSVN, Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội… Những công trình này nghiên
cứu những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của đảng bộ các tỉnh về phát triển
KTNN; chủ trương và sự chỉ đạo của đảng bộ; những thành tựu, hạn chế và
bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo của các đảng bộ. Đây là cơ sở
để cung cấp cho Luận văn những thực tiễn quá trình lãnh đạo của các đảng bộ
ở một số địa phương trong cả nước về phát triển KTNN.
Ba là, những công trình nghiên cứu liên quan đến KTNN ở tỉnh Quảng
Ngãi như: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Quảng Ngãi (1975-2005), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010; PGS. Trần
Nghĩa, GS.TS Phan Ngọc Liên (chủ biên), Địa chí Quảng Ngãi, Nxb. Từ điển
Bách khoa, Hà Nội, 2008; Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2001), Niên giám
thống kê 1996-2000, Cục Thống kê, Quảng Ngãi; Cục Thống kê tỉnh Quảng
8
Ngãi (2007), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi 2006, Nxb. Thống kê, Hà
Nội; Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2011), Niên giám thống kê tỉnh Quảng
Ngãi 2010, Nxb. Thống kê, Hà Nội; Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2017),
Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi 2016, Nxb. Thống kê, Hà Nội.... Những
công trình này tập trung nghiên cứu về lịch sử của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi
từ 1975 đến năm 2005, qua đó nói đến sự lãnh đạo của Đảng bộ trên lĩnh vực
KTNN vào thời kỳ này; giới thiệu về tỉnh Quảng Ngãi trên tất cả các lĩnh vực
tính đến năm 2005; thống kê các số liệu về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội...
của tỉnh, trong đó có các số liệu về KTNN từ khi tái lập tỉnh (1989) đến 2016.
Chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Quảng Ngãi về phát triển KTNN từ năm 2005 đến năm 2015. Đây là cơ sở cung
cấp cho Luận văn một bức tranh tổng thể vể Quảng Ngãi trước năm 2005 và một
số tư liệu quan trọng về KTNN của tỉnh từ năm 2005 đến năm 2015.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong phát triển
KTNN từ năm 2005 đến năm 2015, trên cơ sở đó nêu nhận xét và phân tích
một số kinh nghiệm.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển KTNN của
Đảng bộ từ năm 2005 đến năm 2015.
Trình bày chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ và kết quả thực hiện về
KTNN ở Quảng Ngãi từ năm 2005 đến năm 2015.
Nêu những ưu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân về sự lãnh đạo của
Đảng bộ. Từ đó phân tích một số bài học kinh nghiệm từ quá trình trên.
9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Quảng Ngãi về phát triển KTNN từ năm 2005 đến năm 2015.
* Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 2005 (Đại hội Đảng bộ tỉnh
Quảng Ngãi lần thứ XVII (12/2005) đến năm 2015 (kết thúc việc thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII). Nhưng để làm
rõ hơn quá trình lãnh đạo của Đảng bộ trong giai đoạn này, Luận văn có sử
dụng một số tư liệu có liên quan trước năm 2005.
Về nội dung: KTNN hiểu theo nghĩa hẹp gồm có 02 ngành chính là trồng
trọt và chăn nuôi, hiểu theo nghĩa rộng thì gồm cả ngành lâm nghiệp và thủy
sản. KTNN có mối liên hệ mật thiết với nông thôn và nông dân cũng như một
số nguồn lực để thúc đẩy KTNN phát triển. Vì vậy, Luận văn sẽ nghiên cứu
KTNN theo nghĩa rộng, theo cơ cấu ngành bao gồm nông nghiệp (trồng trọt,
chăn nuôi), lâm nghiệp, thủy sản và gắn nó với xây dựng nông thôn, giải
quyết vấn đề nông dân cùng một số nguồn lực có liên quan tác động đến
KTNN.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của ĐCSVN về phát triển KTNN.
* Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, so
sánh, thống kê, điền dã,… để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
10
* Nguồn tƣ liệu:
Một số tác phẩm của các tác giả kinh điển, Hồ Chí Minh về KTNN, nông
thôn và nông dân.
Các văn kiện Đại hội ĐCSVN lần thứ V, VI, VII, VIII, IX, X, XI; các
nghị quyết, chỉ thị, quyết định.... của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư các khóa V, VI, VII, VIII, IX, X, XI và Chính phủ về KTNN,
nông thôn và nông dân.
Các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi từ Đại hội XIV đến Đại
hội XIX; các nghị quyết chuyên đề, báo cáo, quyết định, chỉ thị, công văn,
thông báo, kết luận.... của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; báo cáo nhiệm kỳ
hàng năm và tổng kết 05, 20, 40 năm của các sở, ban ngành đặc biệt là Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; các niên giám thống kê từ năm 1990
đến 2016 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến Luận văn: Sách, tạp chí, các bài
báo, luận văn, luận án….
6. Đóng góp của Luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng
Ngãi trong phát triển KTNN từ năm 2005 đến năm 2015.
Tái dựng bức tranh KTNN tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn từ 2005 đến
2015.
Chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những bài học kinh
nghiệm. Từ đó, sẽ là tài liệu tham khảo cho những cá nhân, tổ chức trong việc
nghiên cứu, biên soạn về lịch sử Đảng bộ, lịch sử ngành nông nghiệp của địa
phương và góp phần vạch định chủ trương, giải pháp, chỉ đạo thực hiện nhằm
đưa KTNN Quảng Ngãi trong những giai đoạn tiếp theo phát triển hơn.
11
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung
Luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp từ năm 2005 đến năm 2010
Chương 2. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo tiếp tục phát triển kinh tế
nông nghiệp từ năm 2011 đến năm 2015
Chương III. Nhận xét và một số bài học kinh nghiệm
12
CHƢƠNG 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
QUẢNG NGÃI VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010
1.1. Những yếu tố tác động
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội tỉnh Quảng Ngãi
* Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý: Quảng Ngãi nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam.
Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định,
phía Tây, Tây Nam giáp tỉnh Kon Tum và Gia Lai, phía Đông giáp Biển
Đông. Có quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua, có quốc lộ 24A nối
Quảng Ngãi với Tây Nguyên, Lào và Đông Bắc Thái Lan, gần sân bay Chu
Lai (Quảng Nam).
Cách đây khoảng 30 vạn năm, qua những di tích khảo cổ học 1, vùng đất
Quảng Ngãi đã có con người sinh sống. Đến thời đại kim khí, một nền văn
hóa Sa Huỳnh rực rõ đã xuất hiện tại đây. Sau sự đánh chiếm của nhà Tần,
Tùy, từ năm 877, Quảng Ngãi thuộc vương quốc Chămpa. Đến năm 1402,
cuộc xung đột gay gắt giữa hai chính quyền phong kiến Đại Việt và Chămpa
diễn ra thì Quảng Ngãi thuộc địa giới hành chính của Đại Việt. Năm 1832, lần
đầu tiên Quảng Ngãi mang danh xưng hành chính là tỉnh - tỉnh Quảng Nghĩa.
Từ năm 1885 đến 1945, Quảng Ngãi là địa giới do thực dân Pháp quản lý. Sau
thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, tỉnh Quảng Ngãi mang tên tỉnh Lê
Trung Đình, đến năm 1946 đổi lại thành tỉnh Quảng Nghĩa, thuộc sự quản lý
của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đến năm 1954 đến năm 1975, Quảng Ngãi
1
Thời đại đồ đá cũ với di tích Giếng Tiền (huyện Lý Sơn), Gò Trá (huyện Sơn Tịnh); thời đại đồ đá mới với
di tích Trà Phong (huyện Tây Trà); thời đại kim khí với di tích Long Thạnh, Bình Châu I, Bình Châu II
(huyện Bình Sơn): Xem: UBND tỉnh Quảng Ngãi, Địa chí Quảng Ngãi, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội,
2008, tr. 32-33.
13
thuộc Việt Nam Cộng hòa. Từ ngày 10.11.1975 đến ngày 30.6.1989, hai tỉnh
Quảng Nghĩa và Bình Định hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình. Ngày
01/07/1989, tỉnh Quảng Ngãi tái lập trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành
2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.
Sau ngày tái lập (1989), Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên là 5.131,5km2,
bằng 1,7% diện tích tự nhiên cả nước [77, tr. 31] và 11 đơn vị hành chính
gồm thị xã Quảng Ngãi và 10 huyện là Tư Nghĩa, Ba Tơ, Bình Sơn, Đức
Phổ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Trà Bồng.
Ngày 01/01/1993, huyện Lý Sơn được thành lập. Năm 1994, huyện Sơn Tây
thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Sơn Hà. Ngày 01/12/2003, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 145/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Tây Trà trên
cơ sở tách ra từ huyện Trà Bồng. Ngày 26/08/2005, thị xã Quảng Ngãi được
nâng cấp lên thành phố Quảng Ngãi theo Nghị định 112/2005/NĐ-CP của
Chính phủ [77, tr. 41].
Với vị trí địa lý trên, Quảng Ngãi dễ dàng tạo lập và phát triển mối quan
hệ với các tỉnh phía Bắc, phía Nam hay các nước trên thế giới thông qua
tuyến giao thông quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và đường thủy.
- Địa hình: Quảng Ngãi chia thành 4 vùng rõ rệt: Rừng núi, trung du,
đồng bằng và bãi cát ven biển. Địa hình nơi đây nói chung là núi lấn sát biển,
miền núi rộng lớn, có nhiều thung lũng, đồng bằng nhỏ hẹp, địa hình dốc,
phân khúc sẽ ảnh hưởng lớn, gây khó khăn cho phát triển KTNN. Tuy nhiên,
nếu biết khai thác tốt những lợi thế từng vùng đặc biệt là vùng miền núi sẽ là
điều kiện thuận lợi thúc đẩy KTNN nói chung và phát triển lâm nghiệp nói
riêng.
- Đất đai - thổ nhưỡng: Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ đất tỉnh
Quảng Ngãi (1998), do trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội thực hiện,
Quảng Ngãi có 9 nhóm đất chính.
14
Nhóm đất cát ven biển: Có diện tích 6.290 ha, chiếm 1,22% tổng diện
tích đất tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở các huyện ven biển và hải đảo như Bình
Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Lý Sơn. Nhóm đất này thành
phần chủ yếu là cát, giữ nước và phân kém, hàm lượng dinh dưỡng ở mức
nghèo và rất nghèo, thường xuyên khô hạn, phù hợp trồng các loại cây màu.
Nhóm đất mặn: Có diện tích 1.573,1 ha (0,30%), phân bố xen với đất
phù sa ở các vùng cửa sông đổ ra biển thuộc các huyện đồng bằng ven biển.
Nhóm đất này sử dụng có hiệu quả nhất là nuôi trồng thủy sản và làm muối.
Nhóm đất phù sa: Có diện tích 97.157,5 ha (18,93%), phân bố ở
huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành, thành
phố Quảng Ngãi và ven sông, suối ở các huyện miền núi. Đất này thích hợp
cho gieo trồng các loại cây như lúa, sắn (mì), mía, đậu đỗ, rau quả.
Nhóm đất Glây: Có diện tích 2.052,4 ha (0,39%), phân bố ở địa hình
trũng thuộc các huyện đồng bằng. Loại đất này là chua và ít chua, thích nghi
trồng lúa nước nhưng cần dùng vôi để cải tạo độ chua của đất.
Nhóm đất xám: Có diện tích 376.547,2 ha (73,42%), phân bố khắp nơi
trong tỉnh nhưng tập trung nhiều ở các huyện miền núi. Đất này dinh dưỡng
nghèo đến trung bình, thích hợp chủ yếu cho trồng cây lâm nghiệp, ngoài ra
có thể cải tạo để trồng cây mía, mì, quế.
Nhóm đất đỏ: Có diện tích 8.142,4 ha (1,58%), phân bố chủ yếu ở 2
huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh. Đất này chủ yếu là thịt pha cát, thịt pha sét; có khả
năng trồng cây công nghiệp lâu năm.
Nhóm đất đen: Có diện tích 2.328,4 ha (0,45%), phân bố nhiều ở phía
Đông huyện Bình Sơn, Đông Bắc huyện Sơn Tịnh, huyện Lý Sơn. Đất có
thành phần thịt cơ giới trung bình và thịt nặng, thích hợp với các loại cây
trồng như ngô, hành tỏi, dưa hấu, cao su, điều.
15
Nhóm đất nứt nẻ: Có diện tích 634 ha (0,12%), phân bố ở huyện Bình
Sơn, thành phần cơ giới là thịt nặng và sét. Nếu khắc phục được nước thì có
thể trồng được nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như chè, điều.
Nhóm đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: Có diện tích 9.696 ha (1,89%), phân
bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh. Đất này nghèo dinh dưỡng, phù hợp với
các loại cây lâm nghiệp.
Từ những số liệu trên cho thấy, phần lớn đất ở Quảng Ngãi có chất lượng
trung bình. Trong tổng diện tích đất canh tác của tỉnh có 376.547,2 ha đất
vùng đồi núi có khả năng phát triển lâm nghiệp, chiếm 73,42% và 99.209,9 ha
đất nông nghiệp, chiếm hơn 19,36% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Vì vậy,
phát triển kinh tế lâm nghiệp là một trong những thế mạnh của tỉnh.
- Khí hậu: Quảng Ngãi có hai mùa là mùa nắng và mưa; nền nhiệt độ cao
và ít biến động, độ ẩm cao; lượng mưa tương đối lớn, phân bố khá đồng điều
theo lãnh thổ... đã tạo nên những thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng,
vật nuôi. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa nền nhiệt độ và chế độ mưa giữa các
vùng miền; "hằng năm, có từ hai đến ba cơn bão đổ bộ trực tiếp và nhiều đợt
áp thấp nhiệt đới" [77, tr. 303].... Điều này ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng
của cây trồng, vật nuôi và quá trình sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.
- Sông ngòi: Với vị trí địa lý, địa hình và khí hậu nêu trên đã tạo ra một
mạng lưới sông ngòi ở Quảng Ngãi tương đối phong phú, phân bố điều trên
khắp lãnh thổ và có một số đặc điểm như: Bắt nguồn từ phía Đông dãy
Trường Sơn và đổ ra biển, sông ngắn và dốc, khả năng trữ nước ngầm để
cung cấp cho dòng chảy vào mùa cạn khá nghèo nàn, hầu hết các sông về mùa
cạn đều khô, lòng sông đầy cát, vào mùa mưa thường xảy ra lũ.
Quảng Ngãi có 4 sông chính là Trà Bồng, Trà Khúc, Trà Câu và sông
Vệ. Ngoài ra, có một số sông nhỏ, ao, hồ, công trình chứa nước nhân tạo. Tuy
16
nhiên, hệ thống ao hồ nước ngọt tự nhiên ở Quảng Ngãi thưa thớt, quy mô
diện tích nhỏ, trong những năm gần đây thường bị bồi lập, khô hạn; hệ thống
các công trình hồ chứa nước nhân tạo phần lớn phân bố ở vùng trung du và
miền núi. Các sông, suối vừa là nguồn cung cấp nước, phù sa, thủy sản vừa
tạo ra những khó khăn nhất định cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Tài nguyên rừng: Theo kết quả điều tra lâm nghiệp giai đoạn 1992 2002 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi, tỉnh có
344.536 ha đất lâm nghiệp, chiếm 67,1% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh,
được chia thành 2 loại đất chính: Đất có rừng và đất trống có khả năng trồng
rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng. Đất có rừng có diện tích 150.135 ha,
chiếm tỷ lệ 43,6% diện tích đất lâm nghiệp. Đất trống có khả năng trồng rừng
và khoanh nuôi phục hồi rừng có diện tích 194.401 ha, chiếm tỷ lệ 56,4% diện
tích đất lâm nghiệp, phân bố chủ yếu ở 6 huyện miền núi với 165.458ha,
chiếm tỷ lệ 85% diện tích đất trống toàn tỉnh. Rừng tự nhiên ở Quảng Ngãi có
nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, giá trị kinh tế của rừng tự
nhiên ở Quảng Ngãi không lớn, chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo và
đang bị thu hẹp do người dân phá để làm nương rãy và hồ nuôi tôm.
Từ những số liệu trên cho thấy diện tích rừng và có khả năng trồng rừng
ở Quảng Ngãi là rất lớn, có nhiều tài nguyên, đây được xem là một lợi thế.
Nhưng nhìn chung, giá trị kinh tế không cao, phân bố không đều, hầu hết chỉ
tập trung ở 6 huyện miền núi. Nếu biết khai thác sẽ đem lại giá trị kinh tế cao,
nâng cao đời sống cho nhân dân, đặc biệt là người dân vùng núi, góp phần cân
bằng hệ sinh thái, dự trữ và cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Tài nguyên biển: Quảng Ngãi có đường bờ biển dài gần 130 km với 04
cửa biển chính giúp tàu thuyền ra vào tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, vùng
biển tỉnh không có nhiều vũng vịnh kín gió, có 2 cửa biển nhỏ là cửa Lở và
17
Mỹ Á hàng năm vào mùa khô thường bị cát bồi lấp nên việc neo trú tàu
thuyền và nuôi trồng thủy sản biển cũng gặp nhiều khó khăn.
"Ngư trường khai thác thủy sản Quảng Ngãi có diện tích khoảng 11.000
km2" [77, tr. 361]. Ngoài ra, vùng ven biển bãi ngang đang được đầu tư cải
tạo thành những vùng nuôi trồng thủy sản. Vùng biển Quảng Ngãi có mật độ
sinh vật phù du tương đối thấp, nên trữ lượng nguồn lợi thủy sản không lớn.
Tuy nhiên, nguồn lợi cá nổi là thế mạnh của vùng biển Quảng Ngãi, "trữ
lượng trung bình khoảng 42.000 tấn, sản lượng cho phép khai thác trung bình
hàng năm khoảng 19.000 tấn" [77, tr. 361]. Quảng Ngãi có đảo Lý Sơn, ven
bờ quanh đảo có nhiều rạn đá, san hô bao bọc đã hình thành hệ sinh thái biển
khá đặc sắc và nguồn lợi thủy sản phong phú. Độ mặn nước biển ở Quảng
Ngãi khá cao từ 32-34% [77, tr. 359], có vùng đầm nước mặn Sa Huỳnh,
được khai thác để làm muối. Ở lưu vực tiếp giáp với các cửa sông là nơi trú
ngụ, sinh sản nhiều loài thủy sản ven bờ. Với tiềm năng trên, phát triển kinh
tế biển, đặc biệt là khai thác thủy sản là một trong những lợi thế của tỉnh.
* Điều kiện kinh tế: Quảng Ngãi là tỉnh ven biển nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm Trung bộ, khi mới tái lập tỉnh, Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo,
thuần nông. Đến năm 2005, kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng CNH,
HĐH và đạt được nhiều thành tựu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tăng
trưởng GDP trong tỉnh hơn 10%. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng là 30%,
dịch vụ là 35,2%, nông - lâm - ngư là 34,8%. Nông nghiệp tăng trưởng ổn
định. Cơ cấu KTNN chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi,
giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Diện tích và sản lượng lâm nghiệp, thủy sản
không ngừng tăng. Có nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp như Khu kinh tế
Dung Quất, Khu công nghiệp Tịnh Phong, Quảng Phú. Dịch vụ được mở
rộng, tăng trưởng khá. Nhiều ngân hàng được hình thành và phát triển tạo
điều kiện cho nhân dân vay vốn, hỗ trợ sản xuất. Kết cấu hạ tầng tương đối
18
đồng bộ và phát triển. Trên địa bàn tỉnh có hơn 400 công trình thủy hồ đập
thủy lợi, kiên cố hóa 395 km kênh mương. 100% tuyến đường từ huyện lên
trung tâm các xã đồng bằng đã được nhựa hóa, cứng hóa, hầu hết các huyện
miền núi ô tô đến được trung tâm xã. Hệ thống điện cơ bản đáp ứng được nhu
cầu. Có 7 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số vốn 13,74 triệu USD,
trong đó có đầu tư 1 số dự án về phát triển KTNN, nông thôn.
Bên cạnh những thành tựu thì kinh tế Quảng Ngãi phát triển còn kém so
với nhiều tỉnh trong vùng và cả nước. KTNN chưa theo kịp yêu cầu CNH,
HĐH. Công nghiệp chưa tạo được bước đột phá. Dịch vụ còn nhiều hạn chế.
Khả năng thu hút vốn đầu tư bên ngoài còn thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn. Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chưa theo kịp yêu cầu
phát triển KT - XH. Với những điều kiện kinh tế của tỉnh nêu trên sẽ tạo ra
những thuận lợi và khó khăn nhất định trong quá trình phát triển KTNN.
* Điều kiện VH - XH: Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử và cách
mạng. Nhân dân có truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Năm
2005, dân số Quảng Ngãi có 1.285.728 người, tập trung đông ở thành phố,
các huyện đồng bằng và hải đảo. Dân số trong độ tuổi lao động là 694.792
người, chiếm 53,8% dân số toàn tỉnh [77, tr. 783], "lực lượng lao động làm
việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 67.48%" [13, tr. 13]. Trong tổng số lực
lượng lao động chỉ có 20% là qua đào tạo, trong đó trình độ Cao đẳng và Đại
học trở lên chiếm 19,53% trong tổng số lao động đào tạo [77, tr. 783-784].
Lao động không qua đào tạo tập trung chủ yếu ở nông thôn, miền núi, hải đảo
và làm ngành nghề chính là nông nghiệp. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực là vấn đề cần được quan tâm ở Quảng Ngãi nhằm tạo ra một đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý có chất lượng và lực lượng lao động có trình độ, kỹ
năng và kinh nghiệm, góp phần quyết định trong sự nghiệp xây dựng, phát
triển KT - XH của tỉnh nói chung và KTNN nói riêng.
19
Từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế, VH - XH của Quảng Ngãi sẽ tạo
nên những thuận lợi và khó khăn nhất định trong quá trình phát triển KTNN ở
nơi đây. Có thể khái quát thành mấy điểm sau:
- Thuận lợi:
Với vị trí địa lý nằm giữa 2 đầu đất nước, tiếp giáp với nhiều tỉnh và
Biển Đông. Đây là điều kiện tốt để tạo lập và phát triển mối quan hệ với các
tỉnh phía Bắc, Nam hay các nước trên thế giới thông qua các tuyến giao thông
huyết mạch.
Địa hình, đất đai đa dạng cùng với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa sẽ cho
phép phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều nông sản đặc trưng.
Tiềm năng rừng và biển tương đối phong phú nên phát triển kinh tế lâm
nghiệp và đánh bắt thủy sản là những lợi thế của Quảng Ngãi.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung, cơ sở hạ tầng tương
đối đồng bộ và phát triển, đây là điều kiện để Quảng Ngãi thu hút vốn đầu tư,
tạo ra tiềm lực về kinh tế để thúc đẩy KT - XH, trong đó có KTNN.
Là mảnh đất có truyền thống văn hóa, cách mạng; lực lượng lao động
trong nông nghiệp dồi dào cùng với sự cần cù, siêng năng, sáng tạo sẽ yếu tố
kết dính, tập hợp nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh.
- Khó khăn:
Địa hình ngắn dốc, phân cách; khí hậu diễn biến phức tạp, thường xuyên
chịu sự tác động của bão, lũ, nắng hạn; đất đai ít màu mỡ; đồng bằng nhỏ hẹp;
sông ngòi bị bồi lấp, thiếu nước vào mùa khô sẽ tác động xấu đến sinh trưởng
của cây trồng, vật nuôi, gây khó khăn, ách tắc trong sản xuất nông nghiệp.
Tính đến năm 2005, Quảng Ngãi vẫn là một tỉnh nghèo, thuần nông; kết
cấu hạ tầng, dịch vụ và các ngành kinh tế phụ trợ phục vụ ngành nông nghiệp
chưa phát triển, chưa đáp ứng yêu cầu.
20
Lực lượng lao động qua đào tạo, có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ
thấp. Người nông dân làm KTNN chủ yếu bằng kinh nghiệm. Vì vậy, sản xuất
nhỏ lẽ, manh mún. Đây là cản trở lớn trong phát triển một nền nông nghiệp
hàng hóa, theo hướng hiện đại và bền vững.
Tóm lại, với những thuận lợi và khó khăn trên, Đảng bộ và nhân dân phải
đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn để đưa KTNN
Quảng Ngãi trong giai đoạn 2005-2015 phát triển lên một tầm cao mới.
1.1.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi trước năm 2005
Sau ngày tái lập, KTNN của tỉnh còn nhiều yếu kém, không bền vững; tỷ
trọng ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 55,68% trong cơ cấu tổng sản toàn tỉnh;
cơ sở vật chất kỹ thuật nhỏ bé, lạc hậu; đời sống nông dân vô cùng khó khăn.
Trước tình hình trên, tháng 07/1989, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số
01/NQHN-TU "Về những công tác cấp bách trong 6 tháng cuối năm 1989 và
năm 1990". Trong phát triển KTNN, Nghị quyết đưa ra nhiệm vụ là đẩy mạnh
sản xuất nông nghiệp, đảm bảo cân đối lương thực, thực phẩm, tiếp tục xóa bỏ
cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế hoạch toán
kinh doanh XHCN, tập trung đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi. Tiếp
đến, tháng 11/1989, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 02-NQHN/TU "Về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển KT - XH năm 1990" đã đưa ra mục tiêu trong lĩnh
vực KTNN là: Tiếp tục ổn định tình hình sản xuất và lưu thông; áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật để đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa; tập trung
sức người, sức của để sớm hoàn thành công trình thủy lợi Thạch Nham [2, tr.
102]. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, đến năm 1990, tổng sản lượng lương
thực toàn tỉnh đạt 285,6 nghìn tấn, tăng 0,6% so với năm 1989. Lượng thịt
trong chăn nuôi tăng hơn năm 1989. Phong trào nuôi tôm xuất khẩu phát triển
mạnh. Công trình thủy lợi Thạch Nham đã hoàn thành đập đầu mối, hệ thống
21