Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ VEN BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.67 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ QL TNMT BIỂN VÀ VEN BIỂN
1. Những thành tựu KHKT có vai trò như thế nào đối với bảo vệ MT biển và ven biển
2. Các hoạt động của con người ở vùng biển và ven biển? Có thể phân tích 1 hoạt động
điển hình để chứng minh?
3. Tại sao chúng ta phải quản lý và phát triển bền vững vùng biển và ven biển
4. Tại sao nói thế kỷ 21 và thế kỷ 22 là thế kỷ của biển và đại dương
5. Các xu hướng hiện nay của các nước trong quản lý và khai thác hợp lý TN biển và vùng
ven biển
6. Cách thức quản lý các hải đảo ở Việt Nam ? Cho ví dụ minh hoạ
7. Tại sao hợp tác quốc tế là giải pháp quan trọng trong bảo vệ TNMT biển và ven biển
8. Thế nào là hồ sơ vùng bờ? Cho ví dụ này về bờ biển ở Nghệ An
9. Hay chứng minh rằng Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến MT biển và ven biển
10.Vai trò của vùng biển và ven biển đối với sự phát triển của VN
11.Trình bày hệ sinh thái rừng ngập mặn, Rạn san hô, Thảm cỏ biển, vùng triều, Cửa sông
12.Tài nguyên băng cháy
13.Mục tiêu, nguyên tắc quản lý TNMT vùng biển và ven biển
14.Sự cố tràn dầu? Ví dụ minh hoạ
15.Thế nào là đi qua không gây hại
BÀI LÀM
1. Những thành tựu KHKT có vai trò như thế nào đối với bảo vệ MT biển và ven biển
 Những thành tựu KHKT có vai trò đối với bảo vệ MT biển và vùng ven biển:
- Áp dụng những thành tựu của KHKT => tạo ra những loài động thực vật có khả năng
thích nghi cao với biển và vùng ven biển
- Khoanh vùng ô nhiễm có độ chính xác cao
- Hệ thống máy móc xử lí chất thải ( xử lí ; tái chế … vd minh họa )
- Khai thác được các dạng nguyên nhiên liệu mới trong tương lai ( do các loại tài
nguyên đang có nguy cơ cạn kiệt trong vòng thời gain tới như dầu mỏ 30-35 năm,
than đá 20-25 năm…hơn nữa nguồn năng lượng nguyên tử chỉ có các nước có nền
KHCN hiện đại mới có khả năng sử dụng nên…vd: về các loại tài nguyên vô hạn: tài
nguyên mặt trời, gió, thủy triều rất dồi dào)
- Dự báo được những sự cố môi trường như hướng đi của bão,động đất, sóng thần…


nhằm bảo vệ sinh vật, giảm thiểu sự cố mt…công tác dự báo là công tác quan trọng
hàng đầu trong việc bảo vệ….
- Khai thác hợp lí và tối đa nguồn tài nguyên ( nhờ hệ thống máy móc dò tìm chính xác
hơn)
- Nâng cao nhận thức con người trong việc bảo vệ MT ( khả năng tuyên truyền, thông
tin đại chúng tốt)
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp, công nghiệp sang khu vực dịch
vụ, bảo vệ tài nguyên
 Hậu quả:


- Khi KHKT càng hiện đại , sức sản xuất càng lớn dân đến khả năng khai thác TNTN
tăng nhanh, nguy cơ cạn kiệt là điều tất yếu
- Công suất máy móc lớn làm tiêu hao năng lượng lớn
- Tạo ra các loại chất hóa học ảnh hưởng xấu tới mt ( chất kích thích, chất bảo quản
2. Các hoạt động của con người ở vùng biển và ven biển? Có thể phân tích 1 hoạt
động điển hình để chứng minh?
 Các hoạt động của con người ở vùng biển và ven biển bao gồm:
- Đô thị hoá
- Hoạt động nông nghiệp
- Hoạt động công nghiệp
- Hoạt động du lịch và dịch vụ
- Hoạt động kinh tế cảng
- Hoạt động giao thông vận tải biển
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
 Phân tích 1 hoạt động điển hình để chứng minh
 Hoạt động du lịch và dịch vụ
 Đặc điểm:
- Khí hậu ôn hoà mát mẻ
- Nhiều bãi biển đẹp

- Địa hình thuận lợi
- Các hệ thống quần đảo, bán đảo
- Các khu dự trữ sinh quyển
- Tài nguyên biển cực kì phong phú, đa dạng
- Các di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội cầu Ngư
- Có điều kiện tự nhiên thuận lợi
 Được tham quan các danh lam thắng cảnh
 Nghỉ dưỡng tăng tuổi thọ
 Nghỉ ngơi làm nâng cao tuổi thọ
 Tác động
- Ô nhiễm đến môi trường biển: rác thải, khí thải
- Suy giảm tài nguyên: do nhu cầu ăn uống của con người, khai thác rừng ngập mặn
- Xây dựng các công trình phục vụ du lịch gây ô nhiễm môi trường
- Ảnh hưởng đến cấu trúc địa chất
- Giảm diện tích canh tác
- Áp lực lên sức chứa của vùng ven biển
 Thực trạng:
- Số lượng khách du lịch đến vùng ven biển tăng lên 95 %
- Thời gian lưu trú của khách du lịch biển lâu
- Các dịch vụ phục vụ khách du lịch biển nhiều
- Doanh thu từ dl biển cực kỳ lớn
- Biển và Đại dương có vai trò quan trọng đối với đời sống con người
- Cường độ khai thác của con người ngày càng nhanh, càng cạn kiệt
- Tác động của con người nhằm phục vụ cho chính mình
- Khai thác nhiều ý thức kém dẫn đến ô nhiễm môi trường


- Cần phải phát triển bền vững biển và Đại dương
3. Tại sao chúng ta phải quản lý và phát triển bền vững biển và vùng ven biển
 Chúng ta phải quản lý và phát triển bền vững biển và vùng ven biển bởi vì:

- Vùng biển và ven biển rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội và đời sống
con người vì những tài nguyên và giá trị quý giá của những tài nguyên ở đó.
- Vùng ven biển là tụ điểm phát triển của nhiều quốc gia, nơi tập trung nhiều hoạt đông
kinh tế xã hội, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi các hoạt động này.
- Vùng ven biển sẽ còn có tầm quan trọng ngày càng cao do chiến lược hướng ra biển của
nhiều quốc gia, nhiều địa phương và do số lượng dân cư sinh sống ở khu vực này sẽ
ngày một nhiều hơn.
- Quá tình CNH, ĐTH phát triển thương mại và các nghành kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở
vùng ven biển, cùng với áp lực gia tăng dân số của biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang
làm gia tăng các vấn đề về sử dụng tài nguyên, an sinh xã hội và phát triển vùng ven
biển. Vì vậy việc quản lý vùng ven biển do đó cần có sự nỗ lực tổng hợp và đa nghành
- Các nguồn tài nguyên và mội trường vùng ven biển có tầm quan trọng thực tế đối với
con người, đặc biệt đối với người dân sống ở các vùng ven biển và các đoả xa bờ
- Nguồn lợi biển và tài nguyên bờ biển phải được sử dụng lâu dài vừa thoã mãn được nhu
cầu kinh tế trước mắt trong sức chịu đựng của hệ sinh thái, vừa duy trì được nguồn tài
nguyên cho thế hệ mai sau
- Mục tiêu chung của một chương trình quản lý tổng hợp như là quản lý tổng hợp vùng
ven biển là để quản lý hiệu quả hơn và sử dụng bền vững tài nguyên ven biển và đảm
bảo môi trường tự nhiên một cách tốt nhất phát sinh trong sử dụng tài nguyên ven biển.
- Quản lý phù hợp nhằm mục đích tăng cường sự điều phối trong quản lý để giải quyết
những mẫu thuẫn phát sinh trong sử dụng tài nguyên ven biển
- Quản lý vùng ven biển đến nay được thừa nhận là quá trình thích hợp nhất để giải quyết
các thách thức tại vùng ven biển hiện tại cũng như lâu dài.
- Quản lý tạo ra cơ hội cho các vùng ven biển hướng tới sự phát triển bền vững, cho phép
tính đến các giá trị tài nguyên và lợi ích hiện nay và trong tương lai của vùng biển
- Quản lý và phát triển bền vững vùng biển có thể cung cấp khung sườn cho các phả ứng
linh hoạt nhằm đối phó sự không chắc chắn của các dự báo về tương lai, kể cả về thay
đổi khí hậu
 Tóm lại: Quản lý và phát triển bền vững biển và vùng ven biển có thể cung cấp cho
các nước ven biển quy trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc

sống
4. Tại sao nói thế kỷ 21 và thế kỷ 22 là thế kỷ của biển và đại dương
 Thế kỷ 21 và thế kỷ 22 là thế kỷ của biển và đại dương bởi vì:
- Biển và đại dương đóng vai trò quan trọng đối với con người cũng như phát triển KT
– XH
- Biển và Đại dương là nơi cung cấp nguồn tài nguyên
- Hiện trạng cho thấy khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên biển và Đại dương ngày
càng tăng  TNTN ngày càng cạn kiệt
Cụ thể là:
 Đối với tự nhiên:









5.

- Góp phần điều hoà khí hậu nghĩa là làm tăng lượng ẩm trong không khí, làm giảm
nhiệt độ, thay đỏi sinh vật biển phát triển hơn
Đối với môi trường sống:
- Biển là cái nôi của sự đa dạng sinh học
- Là nguồn gen của thế giới: 18 vạn động vật, khoảng 2 vạn thực vật
- Khả năng sản xuất của biển khoảng 5 tỷ tấn hải sản/năm, 100 tấn cá/năm và nhiều
sinh vật khác
- Biển rất giàu TN khoáng sản gần như tất cả đã phát hiện trên đất liền, trong biển có
khoảng 50 nguyên tố khác nhau như: vàng, bạc, chất phóng xạ, khí đốt, muối khoáng,

kim loại, Mg, dầu mỏ, các loại mỏ cuội kết đa kim.
- Biển tiềm tàng những nguồn năng lượng lớn: năng lượng từ dòng chảy, năng lượng từ
sóng, thuỷ triều, chênh lệch nhiệt độ, độ mặn  tài nguyên vô hạn
- Tạo ra môi trường TN biển có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các yếu tố tự nhiên khác:
không khí, đất, đất đai, sông hồ, các vịnh trong chu trình sinh địa hoá…
- Giúp làm sạch môi trường biển góp phần hấp thụ khí thải các bon, lượng nước ngọt,
không khí, hấp thụ các chất thải. Nếu không có biển thì hàn tinh của chúng ta luôn
trong bãi rác thải.
Đối với sự PT KT – XH:
- Đó là cái nôi cho sự phát triển tất cả các nghành kinh tế
- Là nơi mở rộng các quan hệ hợp tác về kinh tế ở vùng biển.
- Bệ phóng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn ( khai thác TNTN; chế biến; gtvt
biển; du lịch biển; cảng và hàng hải
Đối với An ninh – quốc phòng:
- Là một khu vực góp phần giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia
trên thế giới
Đối với chính trị:
- Nâng cao vị thế của Việt nam trên trường quốc tế
Các xu hướng hiện nay của các nước trong quản lý và khai thác hợp lý TN biển và
vùng ven biển
 Hiện nay, các vùng ven biển có 5 vấn đề chính cầ giải quyết để bảo vệ môi trường ở
vùng ven biển:
- Ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ đất liền và từ biển
- Phá huỷ nơi cư trú của tự nhiên
- Khai thác và đánh bắt quá mức
- Tác động của biến đổi khí hậu
- Sự xâm nhập của các loài ngoại lai và các mối đe doạ cộng hưởng
 Xu hướng chung hiện nay: Mỗi quốc gia có 1 cách thức và phương thức quản lý
riêng nhưng đúc kết lại đều phải tuân thủ theo UNESCO:
- Tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lí để khai thác hợp lí tài nguyên

và bảo vệ môi trường. Thúc đẩy phát triển tài nguyên và môi trường ven biển.


Ví dụ: Mỹ: luật biển năm 2000, Canada: Luật biển năm 1997, Úc: Luật bảo tồn đa
dạng sinh học và bảo vệ môi trường, ở Việt Nam: Luật biển và bảo vệ chủ quyền biển
đảo năm 2012
- Hoàn thiện khung thể chế pháp lí biển có sự tham gia của các bộ ngành, các đơn vị
liên quan.
- Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng, tăng cường
kiểm soát ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển. Trong đó, thế giới cần xác định các
hoạt động để kiểm soát và ngăn ngùa như: Du lịch, hằng hải, khoan thăm dò khai
thác, vận chuyển dầu khí, khai thác khoáng sản, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản,
- Thúc đẩy tăng cường quản lý tổng hợp đới bờ:
 Quản lí dựa vào hệ sinh thái từ sự phát triển, các biến đổi của hệ sinh thái trong
tương lại để từ đó đánh giá và quy hoạch hợp lí
 Quy hoạch và phân vùng không gian biển và đới bờ. Tăng cường sự phối hợp liên
lạc liên bộ ngành.
 Xây dựng các khu bảo tồn biển, như hiện nay trên thế giới có khoảng 500 khu bảo
tồn biển chiếm khoảng 8% diện tích Đại Dương
 Bảo vệ và quản lí dựa vào cộng đồng, bảo vệ môi trường bằng cộng đồng từ đó
trong mô hình cộng đồng này được trao quyền cụ thể có kiểm soát trong quản lí
các nguồn lợi ven bờ
 Chú trọng các giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven
biển, đảm bảo sự ổn định trong thu nhập bằng cách đa dạng các dịch vụ, phát triển
các ngành kinh tế phù hợp
 Lồng ghéo vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu vào trong chính sách quy hoạch và
công tác quản lí tài nguyên và môi trường
 Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, thảm họa. chống xói lở bờ biển,
bảo vệ dân cư và ứng phó với biến đổi khí hậu
 Đẩy mạnh công tác điều tra kiểm sát, quan trắc, nghiên cứu về tài nguyên mt ven

biển để sd bền vững tài nguyên môi trường vùng ven biển
 Tăng cường xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
 Tăng cường giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phục vụ công tác điều tra,
nghiên cứu và quản lí tài nguyên
 Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về biển để khai thác, sử dụng hợp lí tài
nguyên và bảo vệ môi trường
 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển
6. Cách thức quản lý các hải đảo ở Việt Nam ? Cho ví dụ minh hoạ
 Nguyên tắc quản lý các hải đảo
- Các hải đảo phải được điều tra, đánh giá tổng thể, toàn diện về các điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, tài nguyên và môi trường
- Các hải đảo phải được thống kê, phân loại, định hướng khai thác – sử dụng hợp lý
phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh






7.
-

8.



- Bảo đảm hài hoà giữa nhu cầu khai thác, sử dụng và những yêu cầu bảo tồn, phát
triển và bảo vệ môi trường, hệ sinh thái các hải đảo
- Từng bước nâng cao khả năng thích ứng của các hải đảo đối với biến đổi khí hậu và
nước biển dâng

- Việc khai thác, sử dụng hải đảo phải được quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa
phương
 Phân loại các hải đảo
Các hải đảo phải có dân cư sinh sống, được chia thành hai nhóm:
- Các hải đảo có dân cư sinh sống được sử dụng vào mục đích đặc biệt
- Các hải đoả có cư dân sinh sống không thuộc trường hợp sử dụng vào mục đích đặc
biệt
Các hải đảo không có cư dân sinh sống, được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm hải đảo không có cư dân sing sống được phép khai thác, sử dụng tài nguyên
- Nhóm hai đảo không có cư dân sinh sống phải bảo vệ, bảo tồn nghiêm ngặt
- Nhóm hải đảo không có cư dân sinh sống được sử dụng vào mục đích đặc biệt
 Hồ sơ hải đảo bao gồm những nội dung sau:
- Phiếu trích yếu thông tin hải đảo gồm tên, số hiệu hảo đảo, loại hải đảo, vị trí toạ độ,
diện tích hải đảo, quá trình khai thác và sử dụng
- Bản đồ thể hiện vị trí toạ độ, ranh giới, diện tích hải đảo trên nền hải đồ với tỷ lệ
thích hợp
- Kết quả điều tra đánh giá tổng hợp tài nguyên môi trường hải đảo
- Sổ thống kê theo dõi biến động tài nguyên hải đảo và các thông tin khác có liên quan
Tại sao Hợp tác quốc tế là giải pháp quan trọng trong bảo vệ TNMT biển và ven biển
 Hợp tác quốc tế là giải pháp quan trọng trong bảo vệ TNMT biển và ven biển vì:
Vì đây là vấn đề mang tính toàn cầu
Nó không chỉ ảnh hưởng trong phạm vi quốc gia và còn các quốc gia khác trên toàn thế
giới
Khi môi trường biển bị ô nhiễm phải cần đến khoa học kỹ thuật và sự giúp đỡ của các
nước tiên tiến trên thế giới
Vùng biển và đại dương không được phân chia mà là 1 thành phần môi trường nhưng do
lợi ích KT mà con người chia thành lãnh thổ. Do đó cần có sự bảo vệ liên kết các quốc
gia với nhau.
Nó mang lại nhiều lợi ích kinh tế đối với các quốc gia trên thế giới
Nhằm siết chặt tình hình an ninh trật tự trên biển

Thế nào là hồ sơ vùng bờ? Cho ví dụ này về bờ biển ở Nghệ An
Thế nào là Hồ sơ vùng bờ
- Là hồ sơ mà trên đó có chứa các thông tin về vùng bờ như vị trí địa lý
Ví dụ ở Nghệ An
- Diện tích tự nhiên:
- Diện tích lưu vực:
- Các quận, huyện, thị xã: xã Nghi Xuân(Nghi Lộc), Thị xã Cửa Lò, Nghi Tiến(Nghi
Lộc) Diễn Châu, Quỳnh Lưu.
- Các hệ thống sông chính: Sông Lam, Sông Gấm


- Dân tộc lớn nhất: Dân tộc Kinh
- Dân số:
- Tôn giáo chiếm ưu thế: Thiên Chúa Giáo(Cửa Lò)
9. Hay chứng minh rằng Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến MT biển và ven
biển
 Khái niệm biến đổi khí hậu
-

"Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển,
sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân
tạo".

- Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các
chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà
kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác

 Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm:
-


Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.

-

Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người
và các sinh vật trên trái đất.

-

Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo
nhỏ trên biển.

-

Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái
đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của
con người.

-

Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước
trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.

-

Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ
quyển, sinh quyển, các địa quyển.

-


Các quốc gia trên thế giới đã họp tại New York ngày 9/5/1992 và đã thông qua Công ước
Khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc. Công ước này đặt ra mục tiêu ổn định các
nồng độ khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp của con người đối với hệ
thống khí hậu. Mức phải đạt nằm trong một khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích
nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực không bị
đe doạ và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững.

10.Vai trò của vùng biển và ven biển đối với sự phát triển của VN
 Đối với tự nhiên:
- Vùng biển và ven biển có vai trò quan trọng trong điều hoà khí hậu



-

Là nơi tạo ra vòng tuần hoàn nước cho Trái đất
Đa dạng sinh học cao với nhiều loài sinh vật quý hiếm
Đối với kinh tế xã hội:
Là nơi ở môi trường sống của 53% ân số trên thế giới
Là nơi mở cửa:
 Giao lưu hợp tác quốc tế, xu hướng toàn cầu hoá
 Thu hút vốn đầu tư của các quốc gia trên thế giới
 Chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ
 Học hỏi kinh nghiệm
 Phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước, CNH – HĐH
- Là bàn đạp để: tiến sâu ra biển hơn
- Bệ phóng phát triển các nghành kinh tế mũi nhọn như khai thác TNTN, chế biến, giao
thông vận tải, du lịch biển, cảng hàng hải
 Đối với an ninh – quốc phòng:
- Là ranh giới bảo vệ VN thoát khỏi những thế lực thù địch

- Khẳng định địa bàn lãnh thổ
- Bền vững an ninh quốc phòng
 Đối với chính trị:
- Nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế
11.Trình bày hệ sinh thái rừng ngập mặn, Rạn san hô, Thảm cỏ biển, vùng triều, Cửa
sông
 Hệ sinh thái rừng ngập mặn
 Khái niệm và ranh giới
- Là hệ sinh thái của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới hình thành trên nền thực vật của
vùng triều
 Đặc điểm sinh thái
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều
- Môi trường nước lợ
- Độ muối thay đổi lớn
 Đặc điểm sinh vật
- Sinh vật có khả năng thích nghi cao với biến đổi của môi trường
- Các loại động vật và thực vật rất phong phú, nhiều loại sinh vật ăn thịt như cá sấu,
rắn biển
- Nhiều loài cây ngập mặn đa dạng
 Vai trò của hệ sinh thái Rừng ngập mặn
- Cung cấp cho con người các loại cây gỗ, than củi, dược liệu
- Là nguồn nguyên liệu cho sản xuất các khu công nghiệp
- Tạo mật nuôi ong
- Đóng vai trò quan trọng trong chu trình dinh dưỡng
- Cung cấp chất hữu cơ tăng năng suất cho sinh vật
- Là nơi sống của các loài hải sản
- Tác động đến điều hoà khí hậu và vi khí hậu
- Làm tăng cường hơi ẩm trong không khí
- Ngăn cản gió bão, cát bay, cát cát chạy



- Đây là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất
- Diện tích ngày càng giảm: do biến đổi khí hậu, do tác động của con người
Ví dụ: Ở Việt Nam, trong số 51 loài thực vật đã được thống kê chỉ một số loài ít giá trị,
còn thì có thể xếp vào các nhóm chủ yếu sau:
• 30 loài cây cho gỗ, than, củi
• 14 loài cây cho tamin
• 24 loài cây làm phân xanh
• 21 loài cây dùng làm thuốc
• 9 loài cây chủ thả cánh kiến đỏ
• 21 loài cây cho mật nuôi ong
• 1 loài cho nhựa để sản xuất nước giải khát, đường, cồn
 Hệ sinh thái Rạn san hô
 Khái niệm và ranh giới
- Là hệ sinh thái của những cá thể hội tụ rất nhỏ hay xút tụ ở trên đầu để bắt mồi ở môi
trường nước, chúng tồn tại ở khắp nơi các vùng nước cũng có như sâu
 Đặc điểm sinh thái
- Thích nghi của ánh sáng
- Đá trầm tích
- Độ muối
- Mức chênh lệch của thuỷ triều
- Nhiệt độ và sâu
 Đặc điểm sinh vật
Gồm 3 loại rạn san hô:
- San hô cứng
- San hô mềm
- San hô sừng
 Vai trò
- Là nơi sinh sống của các loài động vật biển
- Bảo vệ vùng bờ biển

- Được xem là đê biển ngầm
- Phục vụ cho ngành du lịch biển như làm quà lưu niệm
- Có ý nghĩa rất lớn đơi với môi trường nước
 Thảm cỏ biển
 Khái niệm và ranh giới
- Cỏ biển (Seagrass) là nhóm thực vật bậc cao có hoa duy nhất sống trong môi trường
biển, và ở nhiều nơi chúng mọc thành từng "cánh đồng" lớn trông giống như đồng
cỏ.
- Cỏ biển chỉ sống được ở đới sáng và thường mọc trên các đáy cát hay bùn ở vùng
nước nông ven bờ được che chắn. Đa số cỏ biển thụ phấn và hoàn tất vòng đời dưới
nước. Trên thế giới có khoảng 60 loài cỏ biển
 Đặc điểm sinh thái
- Các bãi cỏ biển là những hệ sinh thái hết sức đa dạng và có năng suất sinh học cao


- Hệ sinh thái cỏ biển là một trong những hệ sinh thái nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương
khi môi trường sống thay đổi
 Đặc điểm sinh vật
- Mất cỏ biển dẫn đến mất các chức năng và dịch vụ đi kèm của vùng ven biển. Thảm
cỏ biển mất làm thay đổi lưới thức ăn và mất nguồn lợi biển. Sự suy giảm chất lượng
nước biển và phá hủy nơi sinh cư tự nhiên đã làm giảm đáng kể nguồn lợi sinh vật
biển
 Vai trò của Thảm cỏ biển
- Các thảm cỏ biển góp phần quan trọng trong việc cung cấp thức ăn và nguồn giống
hải sản cho vùng biển xung quanh.
- Hệ sinh thái cỏ biển đóng vai trò quan trọng trong cả hệ thống ven biển rộng lớn và
có mối tương tác qua lại với môi trường sống này.
- Các thảm cỏ biển được coi như một nguồn lợi biển quan trọng bởi khả năng ổn định
nền đáy, tổng hợp các chất hữu cơ từ vô cơ như cacbon, nitơ, oxy và phốt pho, tham
gia vào chuỗi thức ăn, chu trình dinh dưỡng và là nơi sống cho nhiều loài có giá trị

kinh tế cao.
 Vùng triều
 Khái niệm và ranh giới
- Vùng triều là vùng không ngập nước một khoảng thời gian trong ngày với các yếu tố
tự nhiên thay đổi do nước và không khí chi phối. Quần xã sinh vật thích nghi môi
trường này và sự liên kết giữa sinh vật và môi trường tạo nên hệ sinh thái vùng triều
 Đặc điểm sinh thái
- Độ muối ở vùng cũng thay đổi lớn
 Đặc điểm sinh vật
 Vai trò của hệ sinh thái Vùng triều
Hệ sinh thái vùng triều có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nước mặn:
- Là nơi cư trú, sinh sống của các loài sinh vật biển, như các loài hai mảnh vỏ, các loài
rong tảo,...
- Là nơi cung cấp nguồn lợi kinh tế và cũng là nơi diễn ra sự trao đổi vật chất, năng
lượng, tạo nên nguồn sinh khối lớn trong hệ sinh thái;
- Là nơi cung cấp năng suất sơ cấp cho vùng cửa sông, chủ yếu là thảm thực vật bao
quanh cửa sông, làm tăng sự đa dạng vùng cửa sông;
- Hệ sinh thái vùng triều góp phần vào việc điều hòa khí hậu nhờ vào sự hình thành các
thảm thực vật, ngoài ra thảm thực vật còn góp phân hình thành nên hệ sinh thái rừng
ngập mặn;


- Chức năng quan trọng của hệ sinh thái vùng triều đóng vai trò quan trọng trong chu
trình dinh dưỡng cũng như góp phần hình thành các khu du lịch, khu vui chơi giải trí
cho con người.
- Hệ sinh thái vùng triều có vai trò quan trọng, to lớn trong việc duy trì và bảo vệ tính
đa dạng sinh học. Có thể nói rằng, vùng triều là nguồn gốc, là nền tảng cho việc hình
thành và phát triển các hệ sinh thái vùng ven bờ
- Thuỷ triều là yếu tố quan trọng nhất tác động lên mọi sinh vật vùng triều
 Cửa sông

 Khái niệm và ranh giới
- Là thuỷ vực ven bờ tương đối kín, là nơi mà nước ngọt và nước mặn gặp nhau
 Đặc điểm sinh thái
- Chế độ thuỷ hoá thay đổi
- Chế độ muối thay đổi
- Là nơi chứa nền đáy bùn
- Thiên tai thường xuyên xảy ra như lũ lụt, hạn hán, bão, triều dâng…
- Nhiệt độ thay đổi lớn
- Sóng nhỏ, dòng chảy chủ yếu dao động nhỏ
 Vai trò
- Đây là bãi kiếm ăn của nhiều loại động vật di cư
- Có giá trị lớn cho sự phát triển cảng biển, khu câng nghiệp
- Tập trung di cư cao
- Cũng là nơi chứa các loại chất thải của con người
12.Tài nguyên băng cháy
 Khái niệm
- Băng cháy hay Mêtan hyđrat hay còn gọi là nước đá cháy là một dạng mê tan bị mắc
kẹt trong một cấu trúc tinh thể nước, tạo thành một chất rắn tựa như băng.
- Băng cháy (gase hydrate) là một hỗn hợp kết tinh của khí tự nhiên và nước, bị bao
bọc cùng nhau trong một thể vật chất trông giống như băng tuyết nhưng bốc cháy khi
đốt.
- Băng cháy là một loại nhiên liệu an toàn cho môi trường.
- Là nguồn năng lượng mới được rất nhiều quốc gia quan tâm vì trữ lượng khổng lồ và
khả năng tác động tới biến đổi khí hậu toàn cầu của nó
- Băng cháy tồn tại tại hơn 90 quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Australia, Quatar, Ấn
Độ, Trung Quốc, Nga, Canada…. Biển Đông cũng có loại nhiên liệu này
 Nguồn gốc hình thành băng cháy
- Khí này tồn tại ở dạng rắn, hình thành từ khí thiên nhiên và nước, ở dưới điều kiện áp
suất cao và nhiệt độ thấp.
- Tìm thấy trong tất cả các nhiên liệu hóa thạch được biết đến trên Trái Đất

- Hình thành khi khai thác khí thiên nhiên


- Băng cháy (còn gọi là đá cháy), hình thành từ các loại khí thiên nhiên như methane,
ethane, propan và nước trong điều kiện áp suất cao (trên 30 atm) và nhiệt độ thấp
(dưới 0°C).
- Trong băng cháy tự nhiên, chủ thể là nước và khách thể có thể là bất cứ hợp phần nào
của khí tự nhiên như CH4, C2H6, C3H8, C4H10, CO2 hay H2S
- Nguồn gốc của khí hydrocarbon này bắt nguồn từ các vi khuẩn đáy biển
 Vai trò củ băng cháy
- Mêtan hydrat trong băng là một nguồn dữ liệu sơ cấp cho việc nghiên cứu ấm lên
toàn cầu, cùng với ôxy và cacbon điôxít.
- Băng cháy có thể làm tăng khả năng một cuộc cách mạng năng lượng, tác động lớn
với các quốc gia như Mỹ, Australia, Qatar và thậm chí cả Nga với động lực tăng
trưởng trông chờ nhiều vào giao dịch khí tự nhiên hóa lỏng.
- Băng cháy có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng khiến căng
thẳng leo thang trên những vùng biển khu vực
- Năng lượng của băng cháy được xem là năng lượng tương lai của con người
- Băng cháy là nguồn năng lượng khổng lồ, cứ 1 m 3 băng cháy giải phóng khoảng 164
m3 methane (cao gấp 2 - 5 lần khí thiên nhiên, lại sạch, không gây ô nhiễm môi
trường vì là hydrate đông lạnh, ít tạp chất
- Băng cháy còn làm xi măng gắn kết các hạt trầm tích của các trầm tích thềm lục địa
- Có thể cung cấp cho con người nguồn năng lượng khổng lồ đủ cho con người sử
dụng trong vòng 2.000 năm nữa.
- Cung cấp năng lượng nhiều hơn gấp đôi năng lượng của tất cả các mỏ dầu, than và
khí trên thế giới gộp lại
 Khả năng khai thác của băng cháy
- Hiện nay, chưa có quốc gia nào khai thác băng cháy ở quy mô công nghiệp
- Việc nghiên cứu băng cháy rất khó khăn, đặc biệt về công nghệ khai thác nên đòi hỏi
cần nhiều thời gian

- Sau một tuần khai thác thử, Nhật Bản đã thu được khoảng 120.000m 3 khí tự nhiên
từ “băng cháy”.
- Lượng khí đốt này đã vượt gấp nhiều lần sản lượng khai thác thử khoảng
13.000m3 khí trên đất liền ở Canada mà chính phủ Nhật Bản và Canada tham gia thực
hiện trong sáu ngày năm 2008.
 Sự cố xảy ra băng cháy
- Là thủ phạm gây tắc đường ống dẫn khí và làm kẹt thiết bị.
- Băng cháy có thể là nguyên nhân gây nên những vụ mất tích máy bay, tàu thuyền bí
hiểm bởi năng lượng của chính băng cháy được giải phóng bất ngờ
- Sự tan chảy của chúng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính ổn định của các đới rìa
lục địa
- Sự tách ra của các dải băng cháy khỏi các trầm tích có thể gây nên các trượt lở khối
dưới biển dọc theo các sườn dốc lục địa
- Q uá trình đó sẽ gây ra những đợt sóng thần khổng lồ đe dọa cuộc sống


- Nguy cơ băng cháy phóng thích methane gây nên thảm họa hiệu ứng nhà kính toàn
cầu, hiệu ứng ấm lên gấp 10 lần khí CO2 và có thể kích hoạt sóng thần do thềm lục
địa bị đổ ụp xuống
13.Mục tiêu, nguyên tắc quản lý TNMT vùng biển và ven biển
 Mục tiêu
- Hướng tới mức độ sử dụng và can thiệp đối với nguồn tài nguyên và ven biển
- Duy trì môi trường vùng bờ với chất lượng cao nhất
- Giai quyết các mẫu thuẫn giữa các hoạt động tài nguyên vùng ven biển và việc sử
dụng không gian
- Tôn trọng các quá trình tự nhiên, phát huy các quy trình có lợi và ngăn chặn sự can
thiệp có hại
- Xây dựng và kiểm soát các hoạt động gây tác hại đến môi trường vừng ven biển
- Kiểm soát ô nhiễm phục hồi các hệ sinh thái
- Đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội – môi trường

- Đảm bảo các quyền sử dụng truyền thống và cách tiếp cận hợp lý đối với tài nguyên
 Nguyên tắc Quản lý TNMT vùng biển và ven biển
- Hướng tới sự phát triển bền vững
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia – vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong
việc QL MT VVB
- QL MT VVB xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thưc hiện nhiều
biện pháp và công cụ đa dạng sinh học và thích hợp
- Phòng ngừa tai biến, suy thoái MT ven biển cần ưu tiên hơn việc xử lý hồi phục môi
trường ven biển nếu để xảy ra ô nhiễm
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền
14.Sự cố tràn dầu? Ví dụ minh hoạ
- Là sự cố xảy ra do khai thác và chuyển biến dầu mỏ làm cho dầu loang trên mặt đại
dương
- Những nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu:
 Do tàu chở dầu gây tai nạn, đắm trên đại dương
 Hoạt động của hệ thống cảng biển trong vùng nước ven bờ
 Các sự cố dàn khoan
 Ô nhiễm quá trình khai thác dầu ở thềm lục địa
 Ô nhiễm dầu trong quá trình chế biến dầu tại các cơ sở lọc dầu
 Do rò rỉ tháo thải trên đất liền
 Do phá huỷ các dàn dầu quá hạn
 Do chiến tranh về dầu ở trên biển và vùng ven biển
- Hậu quả:
 Khả năng trao đổi vật chất và năng lượng với khối không khí
 gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái. Đặc
biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn
san hô
 Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi
phục của các hệ sinh thái



 Làm tăng nhiệt độ biển, đại dương
 Khả năng trao đổi với oxy kém. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng
dầu làm giảm khả năng trao đổi oxy giữa không khí và nước, làm giảm oxy trong
nước, làm cán cân điều hòa oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn
 Phá huỷ cấu trúc và tế bào sinh vật.
 Nạn tràn dầu còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng cá, cơ sở đóng mới
và sửa chữa tàu biển.
 Do dầu trôi nổi làm hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển
đường thủy
Ví dụ: Vùng biển Việt Nam là loại biển mở nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương, là một trong những trục hàng hải có lưu lượng tàu bè qua lại rất lớn, trong
đó 70% là tàu chở dầu. Tuy chưa xếp vào biển có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng,
nhưng cũng được cảnh báo là có nguy cơ ô nhiễm cao trong tương lai, vì công
nghiệp đang phát triển mạnh ở các vùng duyên hải, cộng thêm hoạt động thăm dò,
khai thác, vận chuyển dầu khí trong khu vực ngày càng gia tăng, trong khi nơi đây
lại là khu vực thường xuyên xảy ra những thiên tai nguy hiểm trên biển.Theo đánh
giá của Viện Khoa học và Tài nguyên Môi trường biển - Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam
- Các biện pháp xử lý:
 Các biện pháp thường được áp dụng để khắc phục sự cố tràn dầu đó là: cơ học,
hóa học, vật lý, sinh học... Trong đó, phương pháp cơ học là biện pháp được ưu
tiên số một trong việc bảo vệ bờ biển khỏi tác động của dầu. Các thiết bị ngăn
chặn và thu hồi bao gồm rất nhiều loại như phao quây dầu, hàng rào ngăn dầu,
bơm dầu bằng tay, các hóa chất hấp phụ tự nhiên và tổng hợp. Các thiết bị ngăn
dầu cơ học được sử dụng để hút và lưu chứa dầu đến khi chúng được loại bỏ.
 Ưu điểm của biện pháp này là ngăn chặn, khống chế và thu gom nhanh chóng
lượng dầu tràn tại hiện trường.
 Biện pháp hóa học được sử dụng khi có hoặc không có sự làm sạch cơ học và dầu
tràn trong một thời gian dài. Các chất keo tụ và phân tán dầu được sử dụng để

ngăn không cho dầu tiến vào bờ biển và các khu vực nhạy cảm sinh học khác.
 Biện pháp vật lý thường được sử dụng để làm sạch bờ biển. Biện pháp sinh học là
dùng các vi sinh vật phân hủy dầu như vi khuẩn, nấm men...
 Biện pháp thuật xua đuổi cũng được sử dụng để bảo vệ các loài chim và động vật
bằng biện pháp cách ly chúng với các khu vực bị ảnh hưởng bởi dầu tràn
15.Thế nào là đi qua không gây hại
- Đi qua không gây hại là đi ở trong lãnh hải, nhằm mục đích:
 Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thủy, không đậu lại trong một vũng tàu hoặc
một công trình cảng ở bên ngoài nội thủy;
 Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy, hoặc đậu lại hay rời khỏi một vũng tàu hay một
công trình cảng trong nội thủy


- Việc đi qua là không gây hại, là nó không làm phương hại đến hoà bình, trật tự hay
an ninh của quốc gia ven biển. Việc đi qua không gây hại cần phải được thực hiện
theo đúng với các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế
- Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài bị coi là phương hại đến hòa bình, trật tự, an
ninh của quốc gia ven biển nếu như ở trong lãnh hải, tàu thuyền nước ngoài tiến hành
một trong bất kỳ hành động nào sau đây:
 Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập
chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc
của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc;
 Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;
 Thu thập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;
 Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;
 Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;
 Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;
 Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và
quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển;
 Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;

 Đánh bắt hải sản;
 Nghiên cứu hay đo đạc;
 Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết
bị hay công trình khác của quốc gia ven biển;
 Mọi hoạt động khác không trực tiếp quan hệ đến việc đi qua.
-



×