Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện mê linh thành phố hà nội giai đoạn 2014 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.91 KB, 48 trang )

MỤC LỤC

1

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22


23
24
25
26
27
28

Từ viết tắt
ASXH
BHXH
BHXH TN
BHTN
BHYT
DN
DNNN
DNNQD
ĐTNN
HCSN
HTX
NLĐ
NSDLĐ
ĐVSDLĐ
HT-TT
TNLĐ- BNN
TC
TCTN
HĐND
UBND
KCB
NSNN

CBCC
CBVC
CNTT
KCN
HĐLĐ
HĐLV

Nội dung
An sinh xã hội
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm y tế
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đầu tư nước ngoài
Hành chính sự nghiệp
Hợp tác xã
Người lao động
Người sử dụng lao động
Đơn vị sử dụng lao động
Hưu trí - Tử tuất
Tai nạn lao động- Bệnh nghề nghiệp
Trợ cấp
Trợ cấp thất nghiệp
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Khám chữa bệnh
Ngân sách nhà nước

Cán bộ các cấp
Cán bộ viên chức
Công nghệ thông tin
Khu công nghiệp
Hợp đồng lao động
Hợp đồng làm việc

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

2

2


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù ở chế độ xã hội nào,
dù nền kinh tế phát triển hay đang hoặc kém phát triển cũng đều thực hiện
chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH). BHXH là một chính sách lớn của
Đảng và Nhà nước ta, nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thực hiện chính sách
BHXH, BHYT, BHTN, bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động-bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, khám chữa bệnh BHYT, BHTN
cho người lao động (NLĐ) và nhân dân trên phạm vi cả nước. Vì vậy, trong
những năm qua Nhà nước có nhiều những văn bản sửa đổi, bổ sung để phù
hợp với nền kinh tế trong từng thời điểm, có thể nói các chính sách BHXH
luôn mang tính cấp thiết thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về
vấn đề an sinh xã hội (ASXH)
Chính sách BHXH đồng thời còn thể hiện tính ưu việt của Nhà nước
xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nền kinh tế nước ta
đang chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, các thành phần kinh tế đan xen
lẫn nhau, các quan hệ lao động cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Do

vậy, chính sách BHXH theo kiểu bao cấp không còn phù hợp và phải nhanh
chóng biến đổi cho thích ứng với điều kiện mới, được điều chỉnh bổ sung
kịp thời để phù hợp tình hình kinh tế - xã hội. Để tổ chức đưa chính sách
BHXH vào thực tế cuộc sống, đòi hỏi phải có một nguồn tài chính đủ lớn
và phải quản lý có hiệu quả để đảm bảo cân đối thu chi, bảo toàn và tăng
trưởng.
Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam được thực hiện thống
nhất từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, BHXH cấp huyện là một bộ
phận quan trọng trong hệ thống quản lý BHXH Việt Nam, là cơ sở đầu tiên
để thực hiện công tác BHXH. Thực hiện tốt hoạt động ở BHXH cấp huyện
thì mới đảm bảo cho việc thực hiện tốt của cả hệ thống
Nhận thức được điều này, trong thời gian qua BHXH Mê Linh đã có
nhiều cố gắng, nỗ lực và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích
lệ. Trong đó nổi bật là tình hình thực hiện các chính sách BHXH, là những
nội dung quan trọng nhất trong hệ thống sự nghiệp BHXH. Chính vì vậy
em đã lựa chọn đề tài: “Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện Mê
Linh Thành Phố Hà Nội giai đoạn 2014-2016” làm báo cáo thực tập tốt
nghiệp. Với hy vọng sẽ đánh giá được kết quả và thực trạng tình hình thực
hiện BHXH, từ đó đưa ra một số nhận xét, kiến nghị và phương hướng
3

3


nhằm hoàn thiện tình hình thực hiện BHXH tại BHXH Mê Linh trong thời
gian tới.
Kết cấu của báo cáo thực tập được trình bày như sau:
Phần I: Báo cáo chung gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung tại cơ quan BHXH
huyện Mê Linh, TP. Hà Nội

Chương 2: Tình hình thực hiện BHXH tại cơ quan BHXH huyện Mê
Linh, TP. Hà Nội giai đoạn 2014-2016
Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện tình hình
thực hiện BHXH tại BHXH huyện Mê Linh
Được sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Hải Hưng và các bác, anh,
chị, trong cơ quan BHXH huyện Mê Linh, em đã hoàn thành tốt báo cáo
thực tập của mình. Tuy nhiên, do lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế cùng với
khả năng phân tích còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo thực tập của em
không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô để
báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

4

4


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG TẠI
CƠ QUAN BHXH HUYỆN MÊ LINH, TP. HÀ NỘI
1.1.Đặc điểm, tình hình cơ quan BHXH huyện Mê Linh
1.1.1 Giới thiệu chung về huyện Mê linh
Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô, cách trung tâm Hà
Nội khoảng 25km, phía Bắc giới hạn bởi sông Cà Lồ, giáp huyện Bình
Xuyên, thị xã Phúc Yên của tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giới hạn bởi sông
Hồng, giáp huyện Đan Phượng; phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh
Phúc; phía Đông giáp huyện Sóc Sơn, Đông Anh. Địa bàn huyện có tuyến
đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, quốc lộ 23B chạy qua, 8km đường sắt
Hà Nội – Lào Cai với ga Thạch Lỗi nằm trên địa bàn thị trấn Quang Minh,
được bao bọc bởi 2 con sông là sông Hồng và sông Cà Lồ, nằm kế cận

ngay sân bay quốc tế Nội Bài. Với điều kiện thuận lợi về giao thông đường
sắt, đường bộ, đường không và đường sông tạo cho Mê Linh có lợi thế
trong giao lưu kinh tế với các tỉnh trung du và miền núi phía bắc cũng như
các tỉnh đồng bằng sông Hồng và cả nước cũng như quốc tế, tạo cơ hội cho
Mê Linh phát triển toàn diện các mặt đời sống kinh tế, xã hội.
Mê Linh là một huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa
hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam theo
hướng ra sông Hồng. Với tổng diện tích tự nhiên 14.251 ha. Huyện Mê
Linh có 3 KCN gồm KCN Quang Minh 1, diện tích là 407 ha, tỷ lệ lắp đầy
80%; KCN Quang Minh 2, diện tích 266ha, đang triển khai giải phóng mặt
bằng; KCN Kim Hoa, diện tích 70ha, đang triển khai đầu tư xây dựng hạ
tầng kỹ thuật.
Với vị trí địa lý thuận lợi và có tiềm năng về nguồn nhân lực đề phát
triển huyện Mê Linh được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, trong đó lấy
phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị là trọng tâm gắn với phát triển văn
hóa, xã hội. Do có sức hút về sự phát triển kinh tế nên các luồng di chuyển
lao động tự do vào huyện Mê Linh ngày càng tăng.
Mê Linh là huyện đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định
hướng chung quy hoạch đô thị Mê linh đến năm 2020 (tại Quyết định số
208/2004/QĐ-TTg ngày 13/12/2004). Huyện đang trong quá trình công
nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh. Đây là điều kiện cơ bản để huyện Mê Linh
phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, thu hút một lực lượng lớn lao động thuộc
các đối tượng là NLĐ có hộ khẩu tại Mê Linh và NLĐ tự do từ các tỉnh
5

5


khác về, làm cho thị trường lao động của Mê Linh càng đa dạng và phức
tạp hơn.

1.1.2 Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển BHXH
huyện Mê Linh:
BHXH huyện Mê Linh là đơn vị sự nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp,
toàn diện của BHXH TP Hà Nôi, chịu sự quản lý về mặt hành chính Nhà
nước của UBND huyện Mê Linh có chức năng thực hiện chế độ, chính sách
BHXH, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn.
1.1.2.1 Các giai đoạn phát triển
Giai đoạn 1995 -1997
Sau khi Nghị định số 12/NĐ- CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ra
đời kèm theo Điều lệ BHXH, ngày 16/2/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 19/NĐ-CP thành lập BHXH Việt Nam với cơ cấu ba cấp: cấp Trung
ương (BHXH Việt Nam); cấp tỉnh, thành phố (BHXH tỉnh, TP) và quận,
huyện, thị xã (BHXH quận, huyện).
Ngày 15 tháng 6 năm 1995 BHXH Tỉnh Vĩnh Phú được thành lập
theo quyết định số 07/QĐ-TCCB của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và
chính thức đi vào hoạt động ngày 01/ 07/1995, BHXH huyện Mê Linh trực
thuộc BHXH Tỉnh Vĩnh Phú.
Giai đoạn 1997 – 2002
Ngày 16 tháng 9 năm 1997 BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập
theo quyết định số 1607/BHXH-QĐ-TCCB của Tổng giám đốc BHXH
Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/10/1997, BHXH huyện
Mê Linh trực thuộc BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc.
Giai đoạn từ năm 2003 đến tháng 7/2008
Thực hiện tiến trình cải cách bộ máy của Chính phủ, ngày
24/01/2002 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 20/2002/QĐ- TTg về
việc chuyển BHYT sang BHXH Việt Nam. Ngày 06/12/2002 Chính phủ
ban hành Nghị định số 100/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức BHXH Việt Nam.
Thực hiện các văn bản này, kể từ ngày 01/01/2003 BHXH huyện Mê
Linh tiếp nhận toàn bộ chức năng nhiệm vụ của BHYT với nhiệm vụ tổ

chức triển khai thực hiện toàn diện chính sách BHXH và BHYT bắt buộc,
tự nguyện trên địa bàn huyện.
Giai đoạn từ tháng 8/2008 đến nay
Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội khóa XII về mở rộng địa giới
6

6


hành chính Thủ đô Hà Nội, sáp nhập tỉnh Hà tây, huyện Mê Linh - Vĩnh
Phúc, 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình vào Thành phố Hà Nội,
BHXH huyện Mê Linh từ 1/8/2008 trực thuộc BHXH TP Hà Nội.
Địa chỉ :Trụ sở chính của cơ quan đặt tại khu trung tâm hành chính
huyện Mê Linh, Thường Lệ, Đại thịnh, Mê Linh – Hà Nội.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH Huyện
Mê Linh:
1.2.1 Chức năng của BHXH Huyện Mê Linh
BHXH huyện Mê Linh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH TP Hà
Nội, có chức năng giúp Giám đốc BHXH TP tổ chức thực hiện chế độ,
chính sách BHXH, BHYT, BHTN; quản lý thu, chi BHXH, BHYT, BHTN
trên địa bàn huyện theo quy định của BHXH Việt Nam, theo phân cấp của
BHXH TP và quy định của pháp luật. BHXH huyện Mê Linh chịu sự quản
lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH TP Hà Nội và chịu sự quản lý
hành chính nhà nước của UBND huyện. BHXH huyện Mê Linh có tư cách
pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH Huyện Mê Linh
Xây dựng, trình giám đốc BHXH thành phố kế hoạch phát triển
BHXH dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực
hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt;
Tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền phổ biến các chế

độ chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác, đăng ký,
quản lý các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT theo
phân cấp;
Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia bảo
hiểm theo
phân cấp;
Tổ chức thu các khoản đóng góp BHXH, BHYT đối với các tổ chức
và cá nhân theo phân cấp;
Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH,
BHYT theo phân cấp;
Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp; từ chối việc
đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng quy định;
Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp;
Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở KCB có đủ điều kiện, tiêu chuẩn
chuyên môn kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực hiện hợp đồng và giám
7

7


sát việc cung cấp dịch vụ KCB bảo vệ quyền lợi người có thẻ BHYT,
chống lạm dụng quỹ KCB BHYT;
Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do UBND xã
giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ BHXH, BHYT ở xã theo đúng
hướng dẫn;
Kiểm tra giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về thực hiện
chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm,
các cơ sở KCB BHYT theo quy định của pháp luật;
Tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính theo sự chỉ đạo,
hướng dẫn của BHXH thành phố; tổ chức tiếp nhận, trả kết quả giải quyết

chế độ BHXH, BHYT theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan BHXH;
Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các
chế độ BHXh, BHYT theo quy định;
Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ chức và cá
nhân tham gia bảo hiểm;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã
hội ở huyện, với các tổ chức tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn
đề liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định
của pháp luật;
Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra,
kiểm tra các tổ chức cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT;
Quản lý và sử dụng viên chức, nhân viên, tài chính, tài sản của
BHXH huyện;
Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định;
1.2.3. Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH huyện Mê Linh
Là cơ quan BHXH cấp huyện, BHXH huyện Mê Linh có tư cách
pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Tổ chức bộ máy quản lý của cơ
quan không chia thành các phòng ban mà chia thành 6 bộ phận chính. Các
bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau và mang tính chất tương hỗ để cùng
thực hiện mục tiêu chung do cơ quan đề ra.

8

8


Sơ đồ 1:Sơ đồ bộ máy tổ chức BHXH huyện Mê Linh:
Giám Đốc

Phó giám đốc


Bộ Phận
Thu

Bộ phận
Kế Toán

Phó giám đốc

Bộ phận
Chính Sách

Bộ phận Giám
Định BHYT

Bộ phận Cấp
Sổ, Thẻ

Bộ phận
Một Cửa

(Nguồn: BHXH huyện Mê Linh)

Giám đốc: gồm 01 giám đốc
Là thủ trưởng của cơ quan BHXH huyện,có trách nhiệm tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ của BHXH huyện Mê Linh theo phân cấp
,quyết định các công việc thuộc phạm vi và thực hiện các quy định của
Pháp Luật ,của BHXH Việt Nam và quyết định quản lý hành chính nhà
nước của ủy ban nhân dân huyện Mê Linh.
Ngoài việc phụ trách các công tác chung của cơ quan BHXH , giám

đốc BHXH huyện Mê Linh còn trực tiếp phụ trách các bộ phận kế toán, bộ
phận chính sách, bộ phận 1 cửa.
Phó giám đốc: gồm 02 phó giám đốc
Là người được giám đốc phân công ủy quyền giải quyết các vấn đề
thuộc thẩm quyền của giám đốc.
Phó giám đốc BHXH huyện Mê Linh trực tiếp quản lý các bộ phận
sau: Bộ phận thu, bộ phận cấp sổ thẻ BHXH, thẻ BHYT , bộ phận giám
định BHYT và các phong trào thi đua trong cơ quan.
Bộ phận thu:
Bộ phận này có những nhiệm vụ chính là thu BHXH bắt buộc,
BHXH tự nguyện, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện.
Lập kế hoạch thu BHXH hàng tháng, quý, năm
Báo cáo tình hình thu theo định kì hàng tháng, quý, năm cho phòng
Thu BHXH TP Hà Nội
9

9


Bộ phận kế toán:
Có những nhiệm vụ về kế toán chi BHXH sau:
Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, các chế độ
TC một lần, TC ốm đau, thai sản và dưỡng sức , phục hồi sức khỏe, trợ câp
thất nghiệp.
Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT với các cơ quan
khám chữa bệnh.
Lập kế hoạch chi BHXH hàng tháng.
Bộ phận chế độ chính sách :
Kiểm tra, xét duyệt hồ sơ, thẩm định việc thực hiện các chế độ,
chính sách BHXH, BHYT, BHTN

Lưu trữ hồ sơ các chế độ BHXH
Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và cá nhân về việc
thực hiện chính sách ,chế độ BHXH, BHYT, BHTN
Bộ phận cấp sổ, thẻ:
Cấp và quản lý sổ BHXH, Cấp và quản lý thẻ BHYT cho người tham
gia.
Bộ phận giám định BHYT:
Có nhiệm vụ giám định việc thực hiện các quyền lợi khám chữa bệnh
bằng thẻ BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn huyện Mê Linh.
Bộ phận một cửa:
Có trách nhiệm nhận hồ sơ của các đối tượng tham gia BHXH,
BHYT, phân loại và chuyển hồ sơ của các đối tượng có liên quan để giải
quyết sau đó sẽ trả lời họ theo giấy hẹn của cơ quan BHXH.
1.3 Đội ngũ cán bộ BHXH huyện Mê Linh
Hiện nay BHXH huyện Mê Linh có tổng số 20 viên chức ,với 01
giám đốc và 02 phó giám đốc, 17 viên chức chuyên môn nghiệp vụ,cụ thể
như sau:

10

10


Bảng 1.1: Bảng thể hiện chi tiết đội ngũ cán bộ tại BHXH
huyện Mê Linh
STT

Chỉ tiêu

Số người

( Người)

Tỷ
trọng(%)

20

100

8

40

- Nữ

12

60

Độ tuổi : - Dưới 30 tuổi

6

15

- Từ 30- 40 tuổi

7

45


- Từ 40- 50 tuổi

3

20

- Trên 50 tuổi

4

20

Tổng số viên chức
Trong đó:
1
2

Giới tính: - Nam

3

Trình độ: - Đại học

17

85

4


Số Đảng viên

10

50

(Nguồn:BHXH huyện Mê Linh)
Từ bảng phân tích số liệu ở trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy đội ngũ
cán bộ tại đơn vị BHXH huyện Mê Linh đa số là cán bộ trẻ,chủ yếu ở độ
tuổi 30-40 tuổi (chiếm 45%),có trình độ tương đối đồng đều với 100% có
trình độ Đại học, số chuyên viên nữ trong đơn vị nhiều hơn nam giới
( chiếm 57,14%). Có 1 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ khối Cơ quan Huyện Mê
Linh với 10 đảng viên (Chiếm 70%).Đó là những điều kiên thuận lợi để
Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và các
phong trào thi đua của ngành,của địa phương.Góp phần đảm bảo an sinh xã
hội trên địa bàn huyện Mê Linh.
1.4 Cơ sở vật chất,kỹ thuật tại cơ quan BHXH huyện Mê Linh
Trong quá trình thành lập và phát triển BHXH huyện Mê Linh đã
nhận được sự quan tâm lãnh đạo,chỉ đạo của BHXH thành phố,của huyện
ủy, HĐND và UBND cùng với sự phối hợp của Phòng Lao động thương
binh – xã hội huyện và các Ban, ngành, đoàn thể trong quận cho nên chỉ
sau một thời gian ngắn, BHXH đã nhanh chóng hình thành,trang bị đầy đủ
mọi phương tiện máy móc.
Đặc biệt đến nay đã có 16 máy vi tính được nối mạng với thành phố
11

11


để áp dụng công nghệ thông tin,các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công

tác quản lý thu,chi, cùng với 09 điện thoại cố định phục vụ cho việc giải
quyết các thắc mắc ,hỏi đáp của các đơn vị tham gia và NLĐ,09 máy in,01
máy photo coppy,01 máy đếm tiền dùng hỗ trợ cho công việc tại cơ quan,
Cùng với đó là các trang thiết bị khác như bàn ghế, hòm tủ đựng hồ sơ…
.phục vụ cho các hoạt động chung của cơ quan. Đến nay cơ quan đã có trụ
sở riêng rất rộng rãi và đầy đủ các trang thiết bị và máy móc phục vụ cho
quá trình làm việc.
1.5 Những thuận lợi và khó khăn của cơ quan BHXH Huyện Mê Linh
1.5.1 Những thuận lợi cơ bản
Mê Linh là một huyện có dân cư sống tập trung tại 16 xã và 2 thị
trấn,tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong việc quản lý đối tượng tham
gia và chi trả các chế độ hưởng.
Trong quá trình hoạt động, BHXH huyện Mê Linh luôn nhận được sự
quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của BHXH TP Hà Nội của Huyện ủy, Hội động
nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh, sự phối hợp chặt chẽ của các
cơ quan, đơn vị, các cơ sở KCB BHYT trên địa bàn cùng với sự cố gắng,
nỗ lực vươn lên vượt qua khó khăn,áp lực công việc, đoàn kết, quyết tâm
của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức (CBVC) trong cơ quan
tạo điều kiện để BHXH huyện Mê Linh hoàn thành được các chỉ tiêu kế
hoạch và các nhiệm vụ chính trị được giao.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và các văn
bản hướng dẫn thi hành Luật của Bộ, Ngành là hành lang pháp lý thuận lợi
cho việc thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT nói chung và công tác
thu BHXH, BHYT nói riêng.
BHXH huyện Mê Linh thực hiện tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ
tục hành chính theo cơ chế “một cửa”. Áp dụng phần mềm 1 cửa điện tử từ
tháng 06/2012.Dù mới triển khai nhưng hoạt động của bộ phận một cửa đã
đáp ứng được yêu cầu giải quyết công việc của các tổ chức,cá nhân rút
ngắn được thời gian giải quyết , hạn chế sự chồng chéo trong quá trình giải
quyết công việc, việc giải quyết hồ sơ được thực hiện khoa học, công khai,

chính xác.
Đội ngũ cán bộ công chức và lao động của BHXH Huyện là những
cán bộ trẻ, có trình độ tương đối đồng đều, được đào tạo cơ bản, năng động
nhiệt tình luôn luôn rèn luyện nâng cao tinh thần học tập sáng tạo, có phẩm
chất đạo đức tốt đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
12

12


Cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, máy móc trang thiết bị hiện đại phục
vụ trong quá trình làm việc và giúp các cán bộ, viên chức hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
1.5.2 Những khó khăn vướng mắc
Biên chế cán bộ còn thiếu nhiều ở nhiều vị trí việc làm, do đó việc
thực hiện các quy định của BHXH Thành phố, giải quyết hồ sơ, báo cáo,
quyết toán, xử lý công việc có lúc chưa kịp thời, CBVC phải kiêm nhiệm,
áp lực công việc lớn nên chất lượng, hiệu quả công việc chưa cao.
Số cán bộ là nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, và nuôi con nhỏ là khá
lớn, do đó trong thời gian họ nghỉ, xảy ra tình trạng tồn đọng,không giải
quyết kịp thời công việc.
Địa bàn huyện rộng, có nhiều doanh nghiệp hoạt động, hàng tháng
có nhiều phát sinh,trong khi số lượng cán bộ vẫn thiếu, nên một cán bộ phải
đảm nhận nhiều công việc, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trong việc giải
quyết hồ sơ.
Công tác tuyên truyền vẫn chưa được sâu rộng, một số chủ sử dụng
lao động và người lao động còn chưa nắm được đầy đủ trách nhiệm và
nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mình do đó gây khó khăn trong quá trình
thực hiện và giải quyết các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động.
Cơ sở vật chất kỹ thuật cần hiện đại và số lượng trang thiết bị cần

nhiều hơn nữa.
Trong quá trình thực hiện công tác triển khai các văn bản thi hành
Luật BHXH, BHYT, BHTN nhiều khi còn chậm và chưa được hướng dẫn
đầy đủ. Chế tài xử phạt các hành vi vi phạm Luật còn chưa đủ mạnh, bước
đầu mới ở mức răn đe chính vì vậy dẫn tới tình trạng trốn đóng, nợ đóng
BHXH của các đơn vị.
Mức thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn huyện thấp nên
tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình chưa cao.

13

13


CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI
CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014-2016
Trong 3 năm (2014-2016), do ảnh hưởng của kinh tế đối tượng tham
gia BHXH, BHYT tăng đáng kể, mặc dù giá cả nguyên vật liệu đầu vào
tăng, gây khó khăn cho tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
trong địa bàn. Bên cạnh đó khối lượng công việc tại BHXH huyện ngày
càng tăng, các đối tượng tham gia và đối tượng hưởng các chế độ
BHXH,BHYT, BHTN đã được Luật quy định tuy nhiên các văn bản hướng
dẫn còn chưa đầy đủ, rõ ràng dẫn đến việc thực hiện các văn bản đó còn
nhiều hạn chế. Song được sự quan tâm chỉ đạo của BHXH TP Hà Nội,
UBND huyện Mê Linh và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, UBND các
xã, thị trấn đã tạo điều kiện để BHXH huyện thực hiện tốt nhiệm vụ công
tác của 3 năm, Cụ thể:
2.1.Công tác tuyên truyền thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật
BHXH

Trong nhiều năm qua, BHXH huyện Mê Linh đã phối hợp với nhiều
trang báo trên địa bàn thành phố Hà Nội, Đài truyền hình Hà Nội, Ban
Tuyên giáo Huyện ủy và các ban ngành, cơ sở KCB trong huyện và các xã
trên địa bàn huyện nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chế độ
chính sách BHXH, BHYT bắt buộc, tự nguyện và BHTN đến người dân để
có thể giúp người dân hiểu hơn về những chính sách BHXH cũng như quyền
lợi của bản thân họ khi tham gia BHXH.
Trong năm 2016, đơn vị đã tổ chức được 23 cuộc tuyên truyền, 12
lần phổ biến chính sách cho người lao động, người sử dụng lao động trong
các cơ quan đơn vị, học sinh, bệnh viện, tổ chức công đoàn các cơ quan
cũng như đến các thôn trong từng xã để họ hiểu rõ hơn về chính sách
BHXH, BHYT, quyền lợi và lợi ích khi tham gia.
Xác định công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng, tác động trực
tiếp đến người lao động, đối tượng thụ hưởng các chính sách xã hội, nhằm
nâng cao tỉ lệ người tham gia và trách nhiệm của các đơn vị sử dụng lao
động, đặc biệt là các doanh nghiệp. Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh đã
luôn quan tâm tiến hành công tác tuyên truyển thông tin, phổ biến chính
sách, pháp luật BHXH.
BHXH huyện Mê Linh đã chủ động xây dựng kế hoạch,chủ động
phối hợp với Ban tuyên giáo huyện uỷ, Đài truyền thanh tuyên truyền về
14

14


chính sách BHXH,BHYT,BHTN…Hàng tháng có tin bài tuyên truyền về
BHXH,BHYT tại Bản tin Mê Linh, Đài truyền thanh huyện, các trạm phát
thanh tại 16 xã và 2 thị trấn, các trường học để phổ biến về chính sách
BHXH,BHYT.
Tổ chức tuyên truyền về BHXH tự nguyện: cử cán bộ BHXH phối hợp

với chính quyền địa phương tuyên truyền luật BHXH về BHTN với đối tượng
nòng cốt là các cán bộ bán chuyên trách của xã như: phó bí thư đoàn xã, phó
chủ tịch hội phụ nữ, xóm trưởng…sau đó nhân rộng ra toàn dân.
Tích cực triển khai công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình
thức phong phú đa dạng nhằm tuyên truyền sâu rộng Luật NHXH, BHYT
sửa đổi, bổ sung. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 21 của Bộ
Chính trị, đề án 538 về BHYT toàn dân, đưa chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của huyện, phấn đấu năm 2017 dật 82% dân số có thẻ BHYT và 45%
người trong độ tuổi lao động tham gia BHXH.
Để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền cần phải thực hiện
theo các hướng sau:
Thứ nhất, tăng cường kết hợp với đài phát thanh, đài truyền hình
thành phố Hà Nội để phổ biễn chính sách BHXH, cập nhật những thay đổi
về chính sách, chế độ để mọi tầng lớp nhân dân được biết. Trong những
năm qua đài phát thanh thành phố đã làm tốt vai trò truyền thông chính vì
vậy trong những năm tới cần sử dụng hiệu quả công cụ truyền thông này.
Thứ hai, tăng cường, mở rộng phạm vi, hình thức và nội dung thông
tin tuyên truyền về các chế độ, chính sách. Cách thức nội dung tuyền truyền
phải phong phú, đơn giản, dễ hiểu thu hút được đông đảo đối tượng tham
gia. Ví dụ, phát động Cuộc thi viết tìm hiểu về chính sách BHXH, hay
Cuộc thi tuyên truyền viên BHXH giỏi.
Thứ ba, cần mở rộng đội ngũ cán bộ đại lý chi trả, tập huấn về chính
sách BHXH cho các cán bộ làm công tác BHXH tại các đơn vị sử dụng lao
động. Bởi đây là lực lượng có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền
chính sách, chế độ BHXH và có hiệu quả cao. Ngoài ra, cán bộ BHXH cũng
thường xuyên đến trực tiếp các đơn vị để phổ biến chế độ và giải quyết
những thắc mắc của người lao động.
Để có thể thực hiện tuyên truyền được tốt nhất đòi hỏi người cán bộ
BHXH làm công tác tuyên truyền phải nắm bắt rõ tình hình thực tế. Sự tiếp
15


15


xúc gặp gỡ sẽ làm cho thông tin tuyên truyền có tính hai chiều mang lại
hiệu quả tuyên truyền cao hơn. Và qua đó ngưòi cán bộ làm công tác tuyên
truyền cũng sẽ nắm bắt, đánh giá được thực tế tình hình nhận thức của người
tham gia về chế độ chính sách để có biện pháp xử lý hoặc thay đổi cách tuyên
truyền phổ biến nào cho tốt hơn, hiệu quả hơn.
Một phương thức khác để tuyên truyền có hiệu quả là thông qua
công đoàn, thay vì tổ chức tuyên truyền trực tiếp cho người lao động có thể
tuyên truyền cho các cán bộ công đoàn của các đơn vị, các cán bộ công
đoàn có trách nhiệm tuyên truyền cho người lao động và yêu cầu chủ sử
dụng lao động tham gia BHXH để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Cách thức tổ chức này vừa hiệu quả tiết kiệm chi phí về thời gian, nhân lực
nhưng quy mô tuyên truyền lại rộng hơn.
Như vậy, xuất phát từ tầm quan trọng của nhận thức về BHXH của
người lao động và người sử dụng người lao động, BHXH huyện Mê Linh
trong thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền cả về
bề rộng lẫn chiều sâu đòi hởi sự phối hợp đồng bộ có hiệu quả của cơ quan
BHXH và các cơ quan có liên quan như: đài phát thanh - truyền hình,
phòng lao động - việc làm… như vậy mới đạt được hiệu quả cao trong việc
tuyên truyền về BHXH tới mọi người dân.
Nhìn chung công tác tuyên truyền về BHXH ở huyện những năm qua
đã thu được những kết quả đáng kể. Nhận thức của NLĐ và người SDLĐ
nâng lên rõ rệt, điều này thể hiện rất rõ ở số người và số đơn vị tăng lên
hàng năm. Tuy nhiên trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa công tác
thông tin, tuyên truyền cả về chiều rộng và chiều sâu, hình thức tuyên
truyền phải có sự đổi mới dễ hiểu, dễ nắm bắt.
2.2.Tình hình tham gia BHXH tại BHXH huyện Mê Linh giai đoạn 20142016

Một trong các mục tiêu của BHXH huyện Mê Linh là quản lý cho
được các đối tượng tham gia BHXH phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mà
BHXH Thành phố Hà Nội giao phó.
2.2.1 Tình hình tham gia BHXH của các khối đơn vị tại BHXH huyện
Mê Linh

16

16


Bảng 1.2: Tình hình tham gia BHXH của các khối đơn vị tại BHXH
huyện Mê Linh giai đoạn 2014-2016
Năm
STT
Khối đơn vị
HCSN, Đảng đoàn
thể

1

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Số đơn vị Số lao Số đơn vị Số lao
Số đơn
TG

động TG
TG
động TG vị TG
(Đơn vị) (người) (Đơn vị) (người) (Đơn vị)

Số lao
động
TG
(người)

127

4.270

127

4.544

126

4.644

12

1.173

14

1.243


13

1.094

188

5.927

223

6.720

270

7.530

56

3.121

70

5.477

74

6.682

Hợp tác xã


7

42

6

41

6

40

6

UBND xã, phường

18

353

18

350

32

508

7


Hộ KD cá thể, tổ Hợp
tác xã

3

10

5

17

9

32

8

Ngoài công lập

6

85

6

90

6

106


Tổng

417

14.981

469

18.482

536

20.636

2

DN Nhà nước

3

DN Ngoài quốc
doanh
DN có vốn đầu tư
nước ngoài

4
5

(Nguồn: BHXH huyện Mê Linh)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy:
Trong 3 năm từ 2014-2016 khối HCSN, Đảng, Đoàn thể chiếm số
lượng lớn với 127 đơn vị năm 2014, 127 đơn vị năm 2015, 126 đơn vị năm
2016. Đây cũng là khối có số lao động tham gia đông năm 2014 là 4.270
lao động trên tổng số 14.981 lao động, chiếm tỷ lệ 35,09%. Năm 2015 là
4.344 lao động trên tổng số 18.282 lao động chiếm 42,09%. Năm 2016 là
4.544 lao động trên tổng số 20.536 lao động chiếm 45,19%. Số Đơn vị
tham gia và số lao động tham gia của khối nhà Nhà nước cũng tăng đều qua
các năm. Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng khiến tổng số lao động
tham gia trong khối này cũng tăng thêm, và có số lao động tham gia là
5.927 lao động năm 2014. Năm 2015 có 6.720 LĐ tăng 793 lao động so với
năm 2014, năm 2016 có 7.530 LĐ tăng 1.603 lao động so với năm 2015.
Số lao động trong khối DN ngoài quốc doanh năm 2015 tăng 793 người so
với năm 2014. Tuy nhiên số tăng này lại không cao, có đến 10 DN mới đi
17

17


vào hoạt động nhưng số lao động tham gia BHXH lại chỉ tăng thêm 793
người, con số này là chưa tương xứng.Các khối HTX, UBND xã phường có
số lượng đơn vị và số lao động thuộc diện tham gia BHXH còn thấp. Điều
này có thể cho thấy ý thức của người lao động và người chủ sử dụng lao
động chưa thực sự hiểu quyền và lợi ích của mình trong việc tham gia
BHXH, cố tình ký các HĐLĐ, HĐLV nhỏ hơn 6 tháng để trốn đóng
BHTN. Ngoài khối BHXH nói trên, các khối còn lại biến chuyển tương đối
ít vì lực lượng tham gia các khối này trong năm 2016 biến động không
đáng kể so với năm 2015.
Về tình hình tham gia BHXH tự nguyện: từ năm 2012 BHXH
huyện Mê Linh bắt đầu triển khai BHXH tự nguyện đến năm 2016 số

người tham gia BHXH là 1537 người tăng mới 632 người.Con số trên phản
ánh phần nào kết quả công tác tuyên truyền phát động tham gia BHXH mà
các cán bộ BHXH được. Tuy nhiên đối tượng tiềm năng có thể tham gia
BHXH tự nguyện ở huyện là rất lớn, vì vậy con số khá khiêm tốn trên chưa
phù hợp với tiềm năng của huyện.
2.2.2 Tình hình tham gia BHTN của các khối đơn vị trên địa bàn huyện
Mê Linh
BHTN tuy mới được đưa vào và thực hiện từ năm 2009, nhưng đến
nay số đối tượng tham gia vào loại hình này có xu hướng tăng liên lục qua
các năm. Tình hình tham gia BHTN tại huyện Mê Linh được thể hiện qua
bảng dưới đây:

18

18


Bảng 1.3: Tình hình tham gia BHTN của các khối đơn vị trên địa bàn
huyện Mê Linh Giai đoạn 2014 – 2016
Năm
Khối đơn vị
HCSN, Đảng,
Đoàn thể
Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước
ngoài
Khối ngoài công
lập

Khối xã, phường,
HTX
Tổng:

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

NSDL
Đ

NLĐ

NSDL
Đ

NLĐ

NSDL
Đ

NLĐ

127

3.983

127


4.523

126

4.752

174

6.131

205

7.426

232

8.029

53

3.029

61

5.484

64

6.950


6

85

6

90

6

106

25

309

24

319

28

324

385

13.53
7


423

17.84
2

456

20.161

( Nguồn: BHXH huyện Mê Linh )

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy:
Về phía NSDLĐ: Năm 2014 số đối tượng tham gia BHTN ở khối
HCSN, đảng, đoàn thể có tỷ lệ tham gia bằng 32,99% tổng số đối tượng
tham gia BHTN. Đến năm 2015 tỷ lệ này là 30,02% và tính đến hết năm
2016 là 27,63%. Khác với tỷ lệ có chiều hướng giảm xuống của khối
HCSN, khối DNNQD thì tỷ lệ này có phần cao hơn và có xu hướng tăng
lên qua từng năm. Năm 2014, tỷ lệ đối tượng tham gia BHTN của khối DN
này trên tổng số đối tượng tham gia là 45,19%, năm 2015 là 48,46% và đến
năm 2016 tỷ lê này tăng lên thành 50,88%. Khối DN có vốn đầu tư nước
ngoài thì tỷ lệ đối tượng tham gia có phần khiêm tốn hơn với 13,76% đối
tượng tham gia BHTN so với tổng số người tham gia vào năm 2014, đến
năm 2015 và năm 2016 tỷ lệ này cũng không mấy thay đổi lần lượt đạt tỷ lệ
14,42% và 14,04%. Xét đến khối ngoài công lập thì tỷ lệ tham gia BHTN
lại càng thấp so với khối DN khác với mức tỷ lệ năm 2014 là 1,56%, năm
2015 là 1,42% và năm 2016 vẫn không mấy có sự thay đổi nào với sự tham
gia là 1,32 % con số đã giảm dần so với năm 2014 và năm 2015. Nói đến
khối xã, phường, HTX thì ta luôn thấy được sự bình ổn bên trong đó qua
từng năm, tuy nhiên tỷ lệ đối tượng tham gia của khối này so với tổng số
19


19


đối tượng tham gia BHTN vẫn ở mức thấp, cụ thể là năm 2014 tỷ lệ này là
6,49%, năm 2015 là 5,67% và đến năm 2016 tỷ lệ lại tăng lên chút là
6,14%.
Về phía NLĐ: ta thấy số NLĐ tham gia vào BHTN luôn có mối quan
hệ mật thiết và tỷ lệ thuận với số người sử dụng lao động tham gia BHTN.
Cụ thể: Ta có tỷ lệ NLĐ tham gia BHTN của khối HCSN, đảng, đoàn thể
so với tổng số đối tượng tham gia BHTN năm 2014 là 29,42%, năm 2015
là 25,35% và đến năm 2016 thì tỷ lệ này giảm xuống còn 23,57%. Đến
khối DNNQD, ta thấy đây vẫn là khối DN chiếm tỷ lệ cao nhất bởi nhân
lực sử dụng nhiều hơn các khối DN còn lại. Cụ thể: Năm 2014 tỷ lệ đối
tượng tham gia BHTN trên tổng số đối tượng tham gia của khối DN này là
45,17%, đến năm 2016 tỷ lệ này giảm nhẹ còn 39,82%. Số NLĐ của khối
DN có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ cao hơn so với phía NSDLĐ bởi mỗi
DN sử dụng một lượng khá lớn NLĐ. Như ta thấy là năm 2014 tỷ lệ đối
tượng tham gia BHTN chiếm 22,37% so với tổng số đối tượng tham gia
BHTN, đến 2 năm tiếp theo thì tỷ lệ này có phần tăng mạnh. Cụ thể: Năm
2015 là 30,73% và năm 2016 là 34,47%. Nói đến khối ngoài công lập thì tỷ lệ
đối tượng tham gia cũng vẫn không có nhiều sự khác biệt so với phía
NSDLĐ, vẫn rất thấp dưới 1% với tỷ lệ tham gia so với tổng số năm 2014 là
0,63%, năm 2015 là 0,51% và năm 2016 là 0,53%. Còn lại khối xã, phường,
HTX thì tỷ lệ này vẫn giữ ở mức như bên phía NSDLĐ, vẫn giữ mức tỷ lệ
dưới 10%, cụ thể là năm 2014 tỷ lệ này đạt 2,28%, năm 2015 giảm xuống rất
nhiều chỉ còn 1,78% và giảm hẳn trong năm 2016 chỉ còn 1,59%.
2.2.3 Tình hình tham gia BHYT của huyện Mê Linh
Bảng 1.4 : Tình hình tham gia BHYT của huyện Mê Linh giai đoạn
2014- 2016

Chỉ tiêu
Số người tham gia BHYT

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

44.594

46.706

57.625

Số người tham gia BHYT hộ
13.187
15.881
25.875
gia đình
Số người tham gia BHYT học
31.407
30.825
31.750
sinh, sinh viên
Về tình hình tham gia BHYT: thực hiện kế hoạch liên ngành của sở
Giáo dục đào tạo và sở y tế, BHXH TP Hà Nội đã chỉ đạo BHXH huyện
Mê Linh triển khai BHYT học sinh và BHYT hộ gia đình. Kết quả đạt được
20


20


như sau : Năm 2016 số người tham gia BHYT tăng lên đáng kể 57.625
người nhiều hơn so với năm 2015 là 10.919 người. Trong đó, số người
tham gia BHYT bao gồm số người tham gia BHYT hộ gia đình và số người
tham gia BHYT học sinh, sinh viên. Tương ứng tăng 12,34%. Và tăng hơn
so với năm 2014 là 13.031 người, tương ứng tăng 12,92%. Ta thấy rằng, số
người tham gia BHYT hộ gia đình tăng đều qua các năm tuy nhiên con số
tăng này chênh lệch nhau không quá lớn. Năm 2014 số người tham gia
BHYT hộ gia đình là 13.187 người đến năm 2015 tăng lên là 15.881 người
(tăng 2.694 người), và đến cuối năm 2016 tăng lên rất nhiều là 25.875
người (tăng 9.994 người). Năm 2014 số người tham gia BHYT học sinh,
sinh viên là 31.407 người đến năm 2015 con số này đã giảm xuống còn
30.825 người (giảm 582 người), và đến cuối năm 2016 số người tham gia
BHYT học sinh, sinh viên lại có xu hướng tăng lên nhưng con số tăng lên
này tăng rất ít không đáng kể là 31.750 người (tăng 925 người) Nguyên
nhân khiến cho số lượng tham gia BHYT năm 2016 vừa qua tăng như vậy
là do đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, ý thức bảo vệ sức
khỏe được nâng cao. Đặc biệt là từ năm 2010 BHYT được chuyển từ hình
thức tự nguyện sang hình thức bắt buộc khiến đối tượng tham gia ngày
càng tăng.
2.3. Công tác cấp, chốt sổ BHXH, cấp thẻ BHYT trên địa bàn huyện Mê
Linh
Tình hình cấp sổ, chốt sổ BHXH, cấp thẻ BHYT huyện
Mê Linh giai đoạn 2014-2016 được thể hiện thông qua bảng
số liệu trên :
Bảng 1.5 : Tình hình cấp , Chốt sổ BHXH, cấp thẻ BHYT tại BHXH
huyện Mê Linh giai đoạn 2014-2016
Năm Đơn vị

Năm
Năm
Năm
Chỉ tiêu
2014
2015
2016
Tổng số phôi
Phôi
4978
5632
5663
cấp
Cấp mới
Phôi
4905
5619
5118
Cấp lại
Phôi
73
23
545
Tổng số tờ rời
Tờ rời
4913
6598
27553
cấp
Cấp mới

Tờ rời
4751
6560
26879
Cấp lại
Tờ rời
162
38
674
Tổng số thẻ
Thẻ
73437
39285
52919
cấp
21

21


Cấp mới
Cấp lại

Thẻ
Thẻ

72630
807

38320

965

51091
1828

(Nguồn: BHXH huyện Mê Linh)

Thông qua bảng số liệu trên ta có thể thấy: Tình hình
cấp số thẻ của BHXH huyện Mê Linh được triển khai thường
xuyên, đúng và kịp thời.Tổng số phối cấp của năm 2015 là
5.632 phôi tăng 654 phôi so với năm 2014(4.978), tổng số
phôi của năm 2016 là 5.663 phôi tăng 31 phôi so với năm
2015.ta thấy số phôi năm 2016 so với năm 2015 số phôi
tăng rất ít so với các năm trước. Số tờ rời được BHXH huyện
kiểm tra tình trạng cấp thường xuyên. Số thẻ và tờ rời được
cấp ra hàng năm tăng hơn so với năm trước do số người lao
động tăng . Đặc biệt số tờ rời năm 2016 tăng lên cao là
27.553 tờ rời tăng 20.955 tờ rời so với năm 2015(6.598) và
tăng 22.640 tờ rời so với năm 2014(4.913) do thực hiện cấp
tờ rời hằng năm do BHXH quy định. Số thẻ BHYT biến động
liên tục, tăng không đồng đều giữa các năm. Năm 2014 số
thẻ BHYT tăng rất lớn tăng 34.125 thẻ so với năm 2015
(39.285), số thẻ BHYT năm 2015 là rất ít do tình trạng BHXH
huyện không thường xuyên kiểm tra, giám sát dẫn đến tình
trạng giảm sút số thẻ BHYT giữa các năm. Đến năm 2016 số
thẻ BHYT có chút biến động là tăng 13.634 thẻ so với năm
2015. Đối với công tác cấp thẻ BHYT: Phải đảm bảo cấp thẻ
BHYT kịp thời cho đối tượng, hướng dẫn và rà soát số liệu
phối hợp với các đơn vị đóng BHXH trên địa bàn để cấp thẻ
BHYt năm 2016 kịp thời và chính xác, khắc phục cơ bản tình

trạng sai sót trong việc cấp và cấp đổi mã quyền lợi trên thẻ
BHYT, tình trạng cấp trùng thẻ BHYT ở nhóm đối tượng
người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người cao
tuổi. Nhìn chung, để công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT tăng
đều qua các năm thì BHXH huyện cần có những chính sách
tốt hơn để triển khai thường xuyên, đúng và kịp thời giúp
công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT tại cơ quan BHXH huyện
hoàn thành được con số, mục tiêu mà Thành phố đặt ra.
2.4.Tình hình thu , nộp BHXH BB tại BHXH huyện Mê Linh giai đoạn
2014-2016
22

22


Công tác thu BHXH là một khâu quan trọng trong việc đảm bảo cân
đối quỹ. Để quỹ BHXH được cân đối ổn định và lâu dài làm tốt công tác
thu BHXH là một trong những biện pháp cơ bản nhất.Nhận thức rõ vấn đề
đó trong những năm qua cán bộ phụ trách thu BHXH huyện Mê Linh đã cố
gắng hoàn thành mục tiêu đề ra.Với phương châm thu đúng, thu đủ,tích cực
mở rộng đối tượng tham gia BHXH nhằm tăng nguồn thu BHXH. Tình
hình thu, nộp BHXH thể hiện qua bảng số liệu sau:
2.4.1 Tình hình thu các loại hình BH kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch
Bảng 1.6: Tình hình thu các loại hình BH kỳ thực hiện so với kỳ kế
hoạch tại BHXH huyện Mê Linh năm 2014-2016
(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm
Loại hình BH
BHXH BB

BHXH TN
BHYT
BHTN
Tỷ lệ hoàn
thành KH (%)

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Kế
Thực
Kế
Thực
Kế
Thực
hoạch
hiện
hoạch
hiện
hoach
hiện
136,112 139,881 176,920 188,663 220,637 226,443
1,084
1,114
1,219
1,300
1,522

1,562
82,222 84,499 93,860 100,090 117,566 120,660
9,509
9,773
12,867 13,721 15,997 16,418
102,77

106,64

102,63

(Nguồn: BHXH huyện Mê Linh)

Qua bảng số liệu ta thấy rằng:Tình hình kế hoạch thu BHXH qua các
năm giai đoạn 2014-2016 có chiều hướng gia tăng, đòi hỏi Nhà nước cần
có các biện pháp mạnh để giải quyết. Năm 2014 BHXH huyện Mê Linh
được BHXH Thành phố giao chỉ tiêu thu BHXH BB là 136,112tỷ đồng, mà
kết quả thu thực tế đạt 139,881 tỷ đồng đạt 102,77% kế hoạch tăng 1,83%
so với năm 2013. BHXH TN, BHYT, BHTN cũng có chiều hướng gia tăng
liên tục và đều đạt 102,77% kế hoạch tăng 1,83% so với năm 2013. Năm
2015 BHXH huyện Mê Linh được BHXH Thành phố giao chỉ tiêu thu
BHXH BB là 176,920 tỷ đồng, mà kết quả thu thực tế đạt 188,663 tỷ đồng
đạt 106,64% kế hoạch tăng 3,87% so với năm 2014. BHXH TN, BHYT,
BHTN cũng có chiều hướng gia tăng liên tục và đều đạt 106,64% kế hoạch
tăng 3,87% so với năm 2014. Năm 2016 BHXH huyện Mê Linh được
BHXH Thành phố giao chỉ tiêu thu BHXH BB là 220,637 tỷ đồng, mà kết
quả thu thực tế đạt 226,443 tỷ đồng đạt 102,63% kế hoạch. BHXH TN,
23

23



BHYT, BHTN cũng có chiều hướng gia tăng liên tục và đều đạt 102,63%
kế hoạch mà Thành phố giao cho. Nhìn chung các loại hình BHXH BB,
BHXH TN, BHYT, BHTN này khi được BHXH Thành phố giao cho thì
BHXH huyện Mê Linh đã thực hiện rất tốt và liên tục vượt chỉ tiêu, kế
hoạch mà Thành phố đặt ra.
2.4.2 Tình hình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHXH tự nguyện tại BHXH
huyện Mê Linh
Bảng 1.7: Tình hình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHXH tự nguyện tại
BHXH huyện Mê Linh giai đoạn 2014- 2016
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
Loại hình BH
BHXH bắt buộc
BHXH tự nguyện
BHYT
BHTN

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

140,01
1,14
67,80
9,778


188,66
1,3
100,09
13,72

242,52
1,86
124,14
18,68

(Nguồn: BHXH huyện Mê Linh)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng tình hình
thu của các loại hình BH tại BHXH huyện Mê Linh tăng
tương đối đồng đều và tăng liên tục qua các năm. Năm
2015, thu BHXH BB: số thu 188,66 tỷ đồng so với năm 2014
tăng 48,65 tỷ đồng (140,01tỷ đồng), năm 2016 thu BHXH
BB: số thu 242,52 tỷ đồng tăng 53,86 tỷ đồng so với năm
2015 (188,66 tỷ đồng). Năm 2015, thu BHXH TN: số thu 1,3
tỷ đồng so với năm 2014 tăng 0,16 tỷ đồng (1,14 tỷ đồng),
năm 2016 thu BHXH TN: số thu 1,86 tỷ đồng tăng 0,56 tỷ
đồng so với năm 2015 (1,3 tỷ đồng). Năm 2015, thu BHYT:
số thu 100,09 tỷ đồng so với năm 2014 tăng 32,29 tỷ đồng
(67,80tỷ đồng), năm 2016 thu BHYT: số thu 124,14 tỷ đồng
tăng 24,05 tỷ đồng so với năm 2015 (100,09tỷ đồng). Năm
2015, thu BHTN: số thu 13,72 tỷ đồng so với năm 2014 tăng
3,94 tỷ đồng (9,78 tỷ đồng), năm 2016 thu BHTN: số thu
16,68 tỷ đồng tăng 2,96 tỷ đồng so với năm 2015 (13,72 tỷ
đồng). Ta thấy rằng số người tham gia BHXH ngày càng
tăng nhưng số đối tượng thuộc diện tham gia BHTN lại tăng

24

24


rất ít chênh lêch quá lớn so với các loại hình BH khác,
nguyên nhân là do một số đơn vị sử dụng lao động chi ký
HĐLĐ, HĐLV dưới 12 tháng để trốn đóng BHTN cho NLĐ.
Năm 2016, BHXH huyện tiếp tục phối hợp với Chi cục thuế
huyện cung cấp danh sách các đơn vị sản xuất kinh doanh
có quyết toán thuế để rà soát, khai thác BHXH, BHYT BB. Số
đơn vị trên địa bàn huyện chưa tham gia BHXH còn nhiều
tiềm năng, nhưng chưa khai thác hết được do còn thiếu
nhân lực và một số điều kiện khó khăn khác.
2.4.3 Tình hình nợ đọng BHXH, BHYT
Bảng 1.8 : Tình hình nợ đọng tại BHXH huyện Mê Linh giai đoạn
2014- 2016
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
Năm 2014
Năm 2015
Năm2016
Chỉ tiêu
Nợ đọng BHXH
38,14
36,49
41,01
Nợ đọng BHYT
3,14
1,99

(Nguồn: BHXH huyện Mê Linh)

Trong công tác thu BHXH, nợ đọng BHXH là vấn đề nổi cộm trong
những năm gần đây, có chiều hướng gia tăng. Huyện Mê Linh cũng nằm
trong tình trạng chung về nợ BHXH của Thành phố Hà Nội.Qua bảng tình
hình nợ đọng tại BHXH huyện Mê Linh giai đoạn 2014-2016, năm 2015 số
tiền nợ là 36,49 tỷ đồng bằng 12,76% số thu là số nợ lớn, so với năm 2014
giảm 4,32% về số tiền và tăng 8,4% về số đơn vị. Năm 2016 số tiền nợ là
41,01 tỷ đồng bằng 14,5% số thu là số nợ lớn, so với năm 2015 tăng 22,7%
về số tiền.
2.5 Công tác xét duyệt hồ sơ , giải quết chính sách ,chế độ với NLĐ
Công tác xét duyệt hồ sơ tại BHXH huyện Mê Linh được thực hiện
theo quy trình như sau: BHXH Huyện là nơi tiếp nhận hồ sơ các chế độ,
trong đó các hồ sơ yêu cầu giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất, mất sức lao
động sẽ được gửi lên BHXH TP Hà Nội thẩm định và quyết định, các đề
nghị giải quyết các chế độ còn lại thuộc chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ
dưỡng sức sẽ được BHXH huyện trực tiếp tiếp nhận và giải quyết.

25

25


×