Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

SKKN NÂNG CAO KỸ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG PRE WRITING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.2 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH SÓC TRĂNG
TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢY

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO KỸ NĂNG VIẾT
CHO HỌC SINH THÔNG QUA
CÁC HOẠT ĐỘNG PRE - WRITING

Người thực hiện:
Nguyễn Hà Thanh Vân

Tháng 05/ 2015


MỤC LỤC

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU...................... ..............................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
1.1. Lý do về mặt lý luận....... .............................................................1
1.2. Lý do về mặt thực tiễn.................................................................1
1.3. Lý do về tính cấp thiết.................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...... .........................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ...........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................2
5. Tính mới của đề tài...................................................................................3
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG..............................................................................4
1. Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu... ................................4
2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. ....................................................4
2.1. Đặc điểm tình hình .....................................................................4
2.2. Nguyên nhân ...............................................................................5


3. Các giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề................................................5
3.1. Giới thiệu một số cấu trúc và từ nối cho học sinh thông qua bài
mẫu; cung cấp và sắp xếp ý tưởng thông qua câu hỏi gợi ý.......5
3.2. Giới thiệu bài mẫu và cấu trúc cho học sinh ...............................8
3.3. Giới thiệu bài mẫu và gạch dưới những thông tin mà học sinh
cần thay thế ..................................................................................9
3.4. Giới thiệu từ vựng cho học sinh thông qua trò chơi.............. ...10
3.5. Cung cấp ý tưởng cho học sinh thông qua trò chơi, giới thiệu từ
nối và cấu trúc..........................................................................11
4. Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm................... .................................13
4.1. Quá trình thực nghiệm...............................................................13
4.2. Kết quả thực nghiệm .................................................................13
PHẦN III: KẾT LUẬN.......................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................18


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
THPT
HS
TB

Trung học phổ thông
Học sinh
Trung bình


PHẦN I : PHẦN

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Lý do về mặt lý luận:
Kỹ năng viết được xem là một kỹ năng không thể thiếu trong việc học
ngoại ngữ (Stephen, 1990). Tiến trình viết gồm nhiều gi ai đoạn, trong đó prewriting được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong tiến trình viết bởi lẽ nó giúp
cho học sinh hướng đến chủ đề mà các em sắp sửa viết và đây cũng là giai đoạn
giúp các em có một kế hoạch cụ thể để viết. Trong giai đoạn này, người viết thu
thập tất cả các ý tưởng và sắp xếp các ý tưởng lại cho hợp lý.
Vì vậy, những hoạt động pre-writing phù hợp giữ vai trò thiết yếu trong
việc nâng cao kỹ năng viết của học sinh bởi lẽ nó là cơ sở để quyết định chất
lượng bài viết của học sinh. Sự chuẩn bị cho phần pre -writing tốt sẽ góp phần tạo
nên một bài viết có chất lượng cao (Lamb, 2006).
1.2. Lý do về mặt thực tiễn:
Mặc dù pre-writing là một giai đoạn rất quan trọng trong tiến trình viết ,
nhưng trong sách giáo khoa của chương trình trung học phổ thông không cung
cấp nhiều hoạt động cho giai đoạn này. Có bài chỉ giới thiệu dàn ý nhưng không
cung cấp từ vựn g và cấu trúc, có bài cung cấp cấu trúc thì lại không giới thiệu bài
mẫu v.v. Bên cạnh đó, trên thị trường có rất ít tài liệu tham khảo cho phần này.
Hơn thế nữa, hầu hết học sinh trường THPT Trần Văn Bảy có trình độ ngoại ngữ
yếu, nhất là kỹ năng viết. Chỉ trong 45 phút ngắn ngủi, c ác em không thể hoàn
thành tốt một bài viết nếu không có sự chuẩn bị và chỉ dẫn chu đáo của giáo viên.
Vì thế, để giảng dạy kỹ năng viết một cách hiệu quả, việc giáo viên tự thiết kế ra
những hoạt động cho phần pre-writing sao cho phù hợp với trình độ của học sinh
mình là một điều rất cần thiết.
1.3. Lý do về tính cấp thiế t:
Kể từ năm học 2013 - 2014 đến nay thì c ấu trúc đề thi tốt nghiệp đã có sự
thay đổi. Ngoài hình thức trắc nghiệm khách quan (8 ,0 điểm) , học sinh phải làm
thêm phần tự luận ở kỹ năng viết (2,0 điểm). Trong đề thi minh họa của Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo cho kỳ thi THPT Quốc Gia năm nay, phần tự luận sẽ bao gồm 2



phần nhỏ. Phần thứ nhất chiếm 0,5 điểm, hình thức có thể sẽ là chuyển đổi câu,
đặt câu theo từ gợi ý, sắp xếp từ cho sẵn để tạo thành câu có nghĩa v.v. Phần thứ
hai chiếm 1, 5 điểm, hình thức có thể là viết 1 đoạn văn, 1 lá thư hoặc 1 bài luận.
Chính vì lẽ đó, việc rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh hiện nay là một vấn đề
vô cùng cấp bách, vì kỹ năng này không chỉ hữu ích cho học sinh trong cuộc
sống và công việc sau này mà còn đóng vai trò quyết định các em có đủ điều kiện
đỗ tốt nghiệp và đại học hay không.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài này được thực hiện với mục đích nhằm nâng cao kỹ năng viết cho
học sinh khối 12, từ đó góp phần giúp các em có thêm tự tin và đạt được điểm
cao trong kỳ thi THPT quốc gia.
Nhiệm vụ nghiên cứu là áp dụng một số hoạt động pre -writing và khảo sát
xem những hoạt động này có giúp học sinh phát triển kỹ năng viết hay không.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 12A1 trường THPT Trần
Văn Bảy.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những hoạt động pre-writing được áp
dụng trong những giờ dạy kỹ năng viết của môn Tiếng Anh khối 12.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sưu tầm, tổng hợp và nghiên cứu các
tài liệu có liên quan đến kỹ năng viết, đặc biệt là phần pre -writing để làm cơ sở
để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu.
Phương pháp quan sát: trong từng tiết dạy, khi thực hiện các giải pháp,
giáo viên quan sát thái độ học tập của học sinh để từ đó điều chỉnh nội dung và
phương pháp cho hợp lý.
Phương pháp kiểm tra, đánh gi á: sau khi đã áp dụng các giải pháp, người
thực hiện đề tài thu thập số liệu thông qua việc so sánh, đối chiếu điểm số của kỹ
năng viết trong các lần kiểm tra định kỳ cũng như điểm trung bình môn của học
sinh vào cuối học kỳ để xác định xem các giải pháp t rên có hiệu quả hay không .
5. Tính mới của đề tài:



Đề tài này mới vì trong phạm vi trường THPT Trần Văn Bảy chưa có giáo
viên nào nghiên cứu đề tài này, đặc biệt là những hoạt động pre -writing phần lớn
do chính người thực hiện đề tài tự thiết kế chứ không phải sao chép từ các nguồn
tham khảo khác.


PHẦN II : PHẦN

NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
Theo mục tiêu của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thì khi học tiếng Anh học sinh
cần phát triển cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, vi ết được xem là kỹ
năng sẽ hỗ trợ cho học sinh khá nhiều trong cuộc sống hằng ngày và trong công
việc (Heaton, 1986). Vì vậy, việc tìm ra giải pháp để cải thiện chất lượng giảng
dạy kỹ năng viết là một trong những vấn đề cấp bách đối với giáo viên dạy bộ
môn tiếng Anh. Trong khi đó, phần pre-writing lại đóng vai trò then chốt trong
tiến trình dạy viết (Stephen, 1990). Chính vì lẽ đó, việc thiết kế ra những hoạt
động hiệu quả cho phần pre-writing là việc rất cần thiết.
2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứ u:
2.1. Đặc điểm tình hình:
- Về học sinh: Hầu hết học sinh chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận với nhiều
nguồn tài liệu tham khảo nên trình độ của các em nhìn chung còn chưa cao. Kỹ
năng viết còn yếu và các em cũng chưa thật sự hứng thú với kỹ năng nà y, nguyên
nhân chính là các em không có nhiều ý tưởng để viết, hoặc khi có ý tưởng thì
thiếu từ vựng và cấu trúc nên viết câu không đúng ngữ pháp.
- Về cơ sở vật chất: Nhà trường chưa được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ,
và không có máy chiếu trong từng lớp học. Toàn trường chỉ có 2 phòng máy

chiếu nên giáo viên cũng không thể thường xuyên dạy giáo án điện tử cho học
sinh. Nguồn tài liệu tham khảo trong thư viện nhà trường còn hạn chế.
- Thuận lợi và khó khăn trong công tác giảng dạy:
+ Thuận lợi: Ban giám hiệu thường xuyên theo dõi, động viên, tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục
trong nhà trường. Đồng nghiệp trong tổ Ngoại Ngữ thường xuyên trao đổi và chia
sẻ kinh nghiệm với nhau trong công tác. Bên cạnh đó, tuy trình độ học sinh chưa
cao nhưng đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh lớp 12A1, là lớp chọn
của khối nên trình độ, khả năng tiếp thu và ý thức học tập của các em tốt hơn
những lớp cùng khối.


+ Khó khăn: Cơ sở vật chất chư a được trang bị đầy đủ, số lượng học sinh
ở mỗi lớp còn nhiều . Học sinh chưa thật sự hứng thú và tự tin trong kỹ năng viết.
Nguồn tài liệu tham khảo trong thư viện nhà trường còn chưa thật sự dồi dào. Nội
dung trong sách giáo khoa còn chưa sâu. Không có nhiều nguồn tham khảo cho
hoạt động pre-writing.
2.2. Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan: Kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất của nhà
trường còn thấp, sách giáo khoa chưa cung cấp đầy đủ những dữ liệu cần thiết
cho học sinh , học sinh chưa được tiếp cận nhiều nguồn tham khảo .
+ Nguyên nhân chủ quan: Học sinh còn quen với cách học thụ động, ngại
phát biểu, chưa tự tin. Giáo viên chưa đầu tư đúng mức trong việc thiết kế các
hoạt động pre-writing cho học sinh.
3. Các giải pháp tiến hành giải quyết v ấn đề:
Với thực trạng trên, bản thân tôi thiết nghĩ phải tìm ra giải pháp để nâng
cao chất lượng kỹ năng viết cho học sinh, góp phần cải thiện chất lượng giảng
dạy môn tiếng Anh. Trong khi đó, giai đoạn pre-writing đóng vai trò quan trọng
quyết định chất lượng bài viết của học sinh. Mặt khác, sách giáo khoa và những
nguồn tài liệu tham khảo không giới thiệu nhiều về những hoạt động này. Chính

vì thế , khi giảng dạy lớp 12A1, ngoài nội dung trong sách giáo khoa, tôi đã thiết
kế thêm một số hoạt động cho phần pre-writing để giúp học sinh có thể viết bài
một cách dễ dàng hiệu quả hơn. Tùy theo nội dung mỗi bài mà tôi thiết kế lại sao
cho phù hợp với trình độ học sinh. Những hoạt động đó có thể là cung cấp bài
mẫu để học sinh tự rút ra hình thức, giới thiệu từ vựng, cung cấp thêm cấu trúc,
từ nối thông qua một số trò chơi, đặt câu hỏi gợi ý v.v. Sau đây là một số hoạt
động pre-writing minh họa mà tôi đã vận dụng vào một số bài khi giảng dạy kỹ
năng viết ở lớp 12A1.
3.1. Giới thiệu một số cấu trúc và từ nối cho học sinh thông qua bài
mẫu; cung cấp và sắp xếp ý tưởng thông qua câu hỏi gợi ý:
* Bài 1: Home Life (trang 17, sách giáo khoa tiếng Anh 12)


Ở bài 1, học sinh được yêu cầu viết một lá thư gửi cho một người bạn kể về
một số quy định trong gia đình của mình. Trong sách giáo khoa có đưa ra một số
ý tưởng cho học sinh và một số động từ để từ đó học sinh có thể viết thành câu, vì
thế học sinh sẽ không gặp khó khăn về mặt từ vựng. Tuy nhiên, các em lại không
được giới thiệu về hình thức của một lá thư và cấu trúc. Điều này sẽ là một trở
ngại rất lớn đối với học sinh. Vì vậy, khi dạy bài này, đầu tiên tôi đã giới thiệu
cho học sinh một lá thư mẫu được viết dưới hình thức thân m ật.
1 Willow Road
Cambridge CB 32 YN
6 March, 2014
Dear Lan,
Hi, I'm Sally. I'm glad to be your pen pal. Let me introduce you
something about my family. There are four members in my family: my father,
my mother, my younger brother and me. We are a close-knit family and my
parents also set a few rules for all of us. For example, my younger brother and I
aren't allowed to go out later than 9 p.m. and play computer games more than an
hour a day. Every member has to spend our Sunday morning tidying the house

and having lunch together. It's the time for us to discuss what happened or what
we are going to do next week.
Now I'd like to know more about your family. Does your family also have
some rules as mine?
Hoping to hear from you soon.
Love,
Sally
Sau đó tôi yêu cầu học sinh đọc kỹ lá thư và thảo luận xem khi viết một lá
thư thân mật, các em cần viết những phần nào. Tôi gọi một số học sinh đứng lên
phát biểu trước lớp, yêu cầu các học sinh khác cho ý kiến và cuối cùng tôi giới
thiệu cho các em hình thức của lá thư.


Address of the sender
Date of writing the letter
Salutation (Dear ...,)
Body (main points of the letter)
Closing remarks
Signature / Name of the sender
Kế tiếp, tôi giúp học sinh có thêm ý tưởng và sắp xếp những ý tưởng đó
theo một trình tự hợp lý thông qua một số câu hỏi (được in sẵn và phát cho học
sinh):
1. In your family, who does the household chores?
2. Are you allowed to come home late?
3. Who prepares meals for the family?
4. What activities do your family members do together?
5. Are you allowed to go out with friends or play computer games?
Sau đó, tôi yêu cầu học sinh đưa ra một số cấu trúc có thể dùng trong lá thư
này, thì nào nên được sử dụng và một số từ nối cần thiết. Sau khi gọi một số học
sinh lên phát biểu ý kiến tôi mới giới thiệu cho các em một số cấu trúc sau:

Useful structures:


S + have to/ had better / should/ ought to/ must (not) + V0



S + let + O + V0



S + be (not) allowed/ permitted + to + V0

Tense used: the simple present tense
Linking words: firstly, secondly, for example, also,
moreover, furthermore, in addition, to sum up...


Sau khi đã cung cấp đầy đủ những dữ liệu cần thiết cho học sinh, từ hình
thức lá thư đến việc đặt mộ t số câu hỏi gợi ý, thì, những cấu trúc và từ nối nên
được sử dụng thì đến lúc này việc viết một lá thư đối với học sinh sẽ không còn
trở ngại nữa.
3.2. Giới thiệu bài mẫu và cấu trúc cho học sinh:
* Bài 5: Higher Education (trang 58, sách giáo khoa lớp 12)
Bài này yêu cầu học sinh viết một lá thư yêu cầu trường đại học
cung cấp một số thông tin về việc đăng ký học ở trường. Sách giáo khoa đã cung
cấp cho các em dàn ý của một lá thư nhưng lại không giới thiệu cấu trúc. Trong
khi đó, lá thư yêu cầu là một lá thư trang trọng, học sinh cần được trang bị một số
cấu trúc phù hợp cho thể loại này. Chính vì lẽ đó, tôi đã trang bị cho các em một
số cấu trúc hữu ích nhằm nâng cao chất lượng bài viết của các em.

Useful language:
- I wonder whether you could give me some information about...
- I should be very grateful if you would let me have the following
information.
- I should be very much obliged if you could let me have full details of...
- I must apologize for bothering you with this but it would be so kind if
you could...
- Would you be willing to supply...?
Sau khi đã giới thiệu cấu trúc, tôi cung cấp thêm cho học sinh bài mẫu để
các em có thể dựa vào dàn ý có sẵn, cấu trúc hữu ích và bài mẫu để tạo ra lá thư
của riêng mình.
Dear Sir/ Madam,
My name is Truong Quoc Bao. I have just graduated from a senior high
school and I plan to continue my education at a University in England. I have
always been interested in tertiary study in England, especially in the area of


chemistry and environmental science at Cambridge University. Would you be
willing to supply some information about the admission requirements. I would
be very happy to give you any information about myself, for example, my
English proficiency or record of secondary education study at high school.
I believe that my school record shows me to be a dedicated student.
Yours sincerely
Truong Quoc Bao
3.3. Giới thiệu bài mẫu và gạch dưới những thông tin mà học sinh cần
thay thế:
* Bài 6: Future Jobs (trang 68, sách giáo khoa lớp 12)
Bài này yêu cầu học sinh viết một lá thư xin việc (hướng dẫn viên du
lịch). Sách giáo khoa đã cung cấp cho học sinh tình huống và hình thức của lá
thư. Cái học sinh cần thêm là cấu trúc và biết đặt những ý tưởng trong tình huống

cho sẵn vào chỗ phù hợp.
Vì thế, để giúp cho học sinh viết dễ dàng hơn, tôi đã thiết kế một lá thư xin
việc mẫu, trong đó có gạch dưới những thông tin mà học sinh cần thay th ế.
35 Chu Van An Street
Hue City
10 October, 2014
Hanoi Vinatour
250 Nguyen Du Street
Hanoi
Dear Sir,
I wish to apply for the post for an English tour guide as advertised in
yesterday's Vietnam News.
I am eighteen years old and live in Hue City. I completed my education at
Hai Ba Trung Upper Secondary School. Since I left school, I have been doing a
course in tourism. I worked for a travel agency in Hue for a year.


Regarding my character and abilities, I'm helpful, friendly and sociable. My
English is fairly well and I am able to work hard for long hours.
I shall appreciate very much the opportunity of an interview at any time
convenient to you.
Yours faithfully,
Truong Quoc Bao
Dựa trên bài mẫu, học sinh sẽ sử dụng những ý tưởng ở task 1 (sách giáo
khoa trang 68) và dàn ý chính (sách giáo khoa trang 69) để viết một lá thư cho
riêng mình một cách dễ dàng.
3.4. Giới thiệu từ vựng cho học sinh thông qua trò chơi:
* Bài 4: School Education System (trang 49, sách giáo khoa tiếng Anh
12)
Ở bài này, sách giáo khoa đã cung cấp cho học sinh khá đầy đủ những

thông tin cơ bản về hệ thống giáo dục ở Việt Nam, vì thế các em không gặp vấn
đề về ý tưởng. Tuy nhiên, các em có thể sẽ gặp trở ngại về mặt từ vựng, nhất là
động từ.
Vì thế, khi dạy bài này, tôi đã cung cấp cho các em một số động từ hữu ích
để tránh việc các em thiếu từ vựng và chỉ sử dụng lặp đi lặp lại một số từ. Tôi đã
tổ chức một trò chơi nhỏ mang tên "Bạn nào nhớ nhiều đ ộng từ đồng nghĩa với từ
"include" hơn? ("Who remembers more verbs which are synonymous with
"include"?). Tôi đã chia lớp thành 2 đội, trong 1 phút thành viên của 2 đội lên
bảng viết ra những đồng từ có nghĩa tương đương với "include". Đội nào ghi
được nhiều từ đúng hơn sẽ chiến thắng trong trò chơi.
Thông thường, khi giáo viên hỏi học sinh về một vấn đề gì đó đôi khi các
em còn ngần ngại, chưa mạnh dạn và tự tin để trả lời câu hỏi của giáo viên. Tuy
nhiên, khi các em được yêu cầu tham gia một trò chơi nà o đó thì các em rất hào
hứng, tham gia rất nhiệt tình và sôi nổi, mặc dù thực chất mục đích của trò chơi
này là học! Chỉ sau 1 phút, trên bảng đã có được rất nhiều động từ cần thiết cho


bài viết do chính học sinh viết ra. Giáo viên xem xét, đánh giá và bổ sung nếu cần
thiết.
Những động từ có nghĩa tương đương với "include" và có thể sử dụng
trong đoạn văn là: consist of, have, involve, take in, comprise, contain, embrace...
Ngoài ra, tôi cũng giới thiệu thêm cho học sinh một số động từ hữu ích khác để
các em có thể sử dụng trong đoạn văn như start, begin, finish, end, last, take
place, move, stay...
Cuối trò chơi, lúc nào tôi cũng gửi đến học sinh những lời khen, những
tràng pháo tay hoặc những món quà nho nhỏ (như kẹo, bánh...) nhằm động viên
và khuyến khích các em.
Sau khi đã cung cấp cho các em một số động từ, giáo viên nhắc các em cần
viết câu chủ đề khi viết đoạn văn và thì sử dụng cho đoạn văn này là thì hiện tại
đơn.

3.5. Cung cấp ý tưởng cho học sinh thông qua trò chơi, giới thiệu từ nối
và cấu trúc:
* Bài 14: International Organizations (trang 158, sách giáo khoa tiếng
Anh 12)
Bài này yêu cầu học sinh viết một đoạn văn trình bày lý do các em
quyết định làm việc tại một tổ chức quốc tế nào đó. Trong sách giáo khoa có gợi
ý một số lý do nhưng những lý do này được dùng để giải thích cho nhiều tổ chức
khác nhau và chưa được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Trong khi đó, việc sắp xếp
ý tưởng một cách hợp lý có vai trò then chốt đối với chất lượng của một bài viết.
Vì thế tôi đã thiết kế một trò c hơi nhỏ mang tên "Đội nào có nhiều ý tưởng hơn?"
(Which group has more ideas?). Vì thời gian không cho phép nên tôi chia học
sinh ra thành 4 nhóm và yêu cầu các em thảo luận trong vòng 1 phút để chọn 1 tổ
chức mà các em yêu thích nhất. Thành viên các nhóm lần lượt viết ra ý tưởng của
mình trong vòng 3 phút. Đội nào có nhiều ý tưởng hơn sẽ chiến thắng trong trò
chơi. Sau 3 phút, giáo viên sẽ nhận xét, chỉnh sửa và bổ sung ý tưởng nếu cần
thiết. Giáo viên sẽ giúp học sinh sắp xếp ý tưởng lại một cách hợp lý.


help improve international health care
do medical research

reasons for
working
for WHO

do charity and volunteer work
work in remote and mountainous areas
have an opportunity to travel around the world
have high salary
use English at work


Như chúng ta đã biết, từ nối góp phần tạo nên một bố cục uyển chuyển vì
chúng kết nối các ý tưởng và góp phần thể hiện rõ nét hơn quan điểm của người
viết. Tuy nhiên, sách giáo khoa lại ít giới thiệu phần này cho học sinh. Chính vì
thế, sau khi đã sắp xếp ý tưởng một cách hợp lý, tôi gợi ý cho học sin h nhắc lại
một số từ nối có thể được sử dụng trong đoạn văn để góp phần làm cho đoạn văn
mạch lạc hơn.
Linking words: firstly, secondly, moreover, in addition, furthermore, besides,
also, finally.
Thông thường, với trình độ học sinh phổ thông, các e m chưa có nhiều cấu
trúc và từ vựng nên trong đoạn văn thường mắc lỗi lặp từ. Điều này làm giảm đi
chất lượng của bài viết. Vì thế, tôi tiếp tục yêu cầu học sinh đưa ra một số cấu
trúc hữu ích cho đoạn văn này. Sau khi các em đã giới thiệu xong, tôi bổ sun g để
cả lớp có thể tham khảo.
Useful structures:
S + be able to + V0
S + enable + O + to + V0
S + can/will/may + V0
S + allow + O + V0
Cuối cùng, tôi nhắc học sinh nên dùng thì hiện tại đơn cho đoạn văn này.


Với sự chuẩn bị chu đáo cho học sinh từ ý tưởng đến từ nối, cấu trúc thì học sinh
không còn gặp trở ngại gì khi viết đoạn văn này nữa.
4. Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm:
4.1. Quá trình thực nghiệm:
Những hoạt động pre-writing vừa được trình bày ở phần t rên chỉ là một số
ví dụ tiêu biểu trong rất nhiều hoạt động mà tôi đã thiết kế và áp dụng trong tiết
viết ở lớp 12A1. Đây là một lớp có trình độ tiếng Anh tương đối khá hơn những
lớp khác cùng khối. Tuy nhiên đặc điểm chung của lớp này là các em hơi thụ

độ ng, ít phát biểu và chưa tự tin vào khả năng viết của mình, mặc dù trên thực tế
khả năng của các em không phải là quá yếu. Nếu như giáo viên không có sự
chuẩn bị chu đáo và không tìm ra biện pháp hiệu quả để kích thích các em thì các
em sẽ không hoàn thành được bài viết trong một tiết học hoặc nếu hoàn thành thì
chất lượng bài viết không cao.
Chính vì thế, trong suốt năm học 2014 - 2015 vừa qua, tôi đã cố gắng bổ
sung thêm một số hoạt động cần thiết trong phần pre-writing mà sách giáo khoa
chưa giới thiệu trong hầu như tất cả các tiết viết. Mục đích là cung cấp đầy đủ
những dữ liệu cần thiết để học sinh có thể sử dụng một cách thật hiệu quả trong
bài viết của mình.
4.2. Kết quả thực nghiệm:
Sau khi áp dụng những hoạt động pre-writing mà tôi tự thiết kế, tôi nhận
thấy khả năng viết của học sinh tiến bộ rõ rệt. Khi chất lượng bài viết ngày càng
được cải thiện thì động lực viết của các em càng mạnh mẽ hơn, từ đó dẫn đến
niềm yêu thích bộ môn Tiếng Anh. Điều đó được thể hiện qua sự chuyển biến rõ
nét trong thái độ học tập của học sinh. Các em tự tin hơn, năng động hơn, tích
cực phát biểu và nhiệt tình tham gia vào các hoạt động mà giáo viên thiết kế, nhất
là các trò chơi. Điều đó cũng là động lực to lớn để giáo viên tiếp tục tạo ra những
bài học thật hay cho các em.
* Kết quả điểm số kỹ năng viết của học sinh lớp 12A1 qua 4 lần kiểm
tra 1 tiết trong năm học 2014 - 2015:


Điểm

Lần 1

số

Số

HS

Tỉ lệ
phần
trăm

Lần 2
Số
HS

Lần 3

Tỉ lệ

Tỉ lệ

Số

phần

phần

HS

trăm

Lần 4

trăm


Số
HS

Tỉ lệ

Ghi
chú
Tổ ng

phần số HS
trăm là 30

0
0,25
0,5
0,75

2/30

1,0

6,67

1/30

3,33

10/30 33,33

8/30


26,67

6/30

20,00

2/30

6,66

1,25

4/30

13,33

6/30

20,00

4/30

13,33

5/30

16,67

1,5


6/30

20,00

4/30

13,33

5/30

16,67

5/30

16,67

1,75

6/30

20,00

8/30

26,67

10/30

33,33


12/30

40,00

2,0

2/30

6,67

3/30

10,00

5/30

16,67

6/30

20,00

BIỂU ĐỒ CỘT SO SÁNH ĐIỂM SỐ KỸ NĂNG VIẾT
TRONG CÁC LẦN KIỂM TRA
45%
40%

TỈ LỆ %


35%
30%

lần 1

25%

lần 2

20%

lần 3

15%

lần 4

10%
5%
0%
0

0,25

0,5

0,75

1,0


1,25

1,5

1,75

2,0

THANG ĐIỂM

Theo bảng thống kê và biểu đồ minh họa, rõ ràng ta thấy học sinh lớp
12A1 có tiến bộ khá rõ rệt v ề điểm số trong kỹ năng viết. Qua 4 lần kiểm tra, số
học sinh đạt điể m 1,0 giảm rõ rệt, số lượng học sinh đạt điểm 1,25 và 1,5 không
thay đổi đáng kể và số lượng học sinh đạt điểm 1,75 và 2,0 tăng lên đáng kể.


Cụ thể ở lần kiểm tra đầu tiên có 10 học sinh (30%) có điểm 1,0, lần thứ 2
giảm còn 8 học sinh (26,67%), lần th ứ 3 có 6 học sinh (20%) và lần cuối cùng chỉ
còn 2 học sinh đạt điểm 1,0 (6.66%).
Ngược lại, số lượng học sinh đạt điểm cao (1,75 và 2,0) tăng lên đáng kể.
Nếu như trong lần kiểm tra thứ nhất chỉ có 6 học sinh đạt điểm 1,75 thì số liệu
này tăng lên 8 họ c sinh ở lần kiểm tra thứ 2, 10 học sinh ở lần 3 và 12 em ở lần 4.
Tương tự như thế, số lượng học sinh đạt điểm 2,0 cũng tăng đều qua các lần kiểm
tra từ 6,67% ở lần 1 lên đến 10% ở lần 2, 16,67% ở lần 3 và 20% ở lần kiểm tra
cuối.
Các số liệu trên đã kh ẳng định kỹ năng viết của học sinh lớp 12A1 được
cải thiện rất rõ nét. Khi kỹ năng viết của học sinh được cải thiện cũng đã góp
phần nâng cao điểm trung bình môn ở bộ môn tiếng Anh.
* Kết quả điểm trung bình môn tiếng Anh của lớp 12A1 của năm học
2014 - 2015:

Lớp

12A1

Tỉ lệ trên TB

96,7 %

Vượt so với chỉ tiêu của trường

21,7 %


PHẦN III : PHẦN

KẾT LUẬN

Với tầm quan trọng của kỹ năng viết trong việc học ngoại ngữ, với sự thay
đổi trong cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia thì việc tìm ra giải pháp để nâng cao
khả năng viết của học sinh là vấn đề cấp thiết. Trong khi đó, phần pre-writing
đóng vai trò then chốt trong tiến trình viết , vì đây là giai đoạn trang bị cho học
sinh những dữ liệu cần thiết trước khi viết như ý tưởng, cấu trúc, từ vựng, từ nố i,
thì v.v. Trong khi đó, sách giáo khoa không cung cấp đầy đủ những dữ liệu cần
thiết này cho học sinh. Có bài chỉ giới thiệu dàn ý mà không cung cấp cấu trúc,
có bài cung cấp ý tưởng thì không giới thiệu dàn ý và cấu trúc v.v. Nếu giáo viên
không sáng tạo và chỉ dạy theo sách giáo khoa thì học sinh sẽ khó có thể tạo ra
được những bài viết có chất lượng cao.
Chính vì thế, đề tài này được thực hiện nhằm giới thiệu với quý đồng nghiệp
một số hoạt động pre-writing tiêu biểu đã được áp dụng một cách rất hiệu quả
trong các tiết viết của lớp 12A1 trường THPT Trần Văn Bảy để góp phần nâng

cao khả năng viết của học sinh. Trong khuôn khổ hạn hẹp của đề tài, người viết
không thể giới thiệu hết tất cả các hoạt động đã được áp dụng. Trong thực tế, tùy
theo nội dung, trình độ và sở thích của học sinh từng lớp khác nhau mà giáo viên
sẽ chuẩn bị những hoạt động khác nhau sao cho phù hợp với khả năng và thị hiếu
của các em. Một số hoạt động tiêu biểu thường được áp dụng là cung cấp bài mẫu
để từ đó học sinh có thể rút ra được dàn ý và cấu trúc cần thiết, tổ chức trò chơi
để giúp các em hình thành ý tưởng, cấu trúc, từ vựng v.v.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những hoạt động pre-writing được giới thiệu
trong đề tài này đã mang lại một số hiệu quả rõ rệt trong việc dạy và học kỹ năng
viết nói riêng và bộ môn tiếng Anh nói chung . Sự chuẩn bị chu đáo cho phần prewriting đã có tác động tích cực đến kỹ năng viết của học sinh , góp phần cải thiện
đáng kể điểm số của bộ môn tiếng Anh. Thêm vào đó, những hoạt động mà giáo
viên tự thiết kế đã kích thích sự tò mò của học sinh, các trò chơi là động lực giúp
cho các em thể hiện được hết khả năng của mình. Lớp học tiết viết không còn
nhàm chán, nặng nề đối với các em nữa mà trở nên si nh động hẳn lên , học sinh
cảm thấy tự tin và yêu thích kỹ năng này hơn.


Thông qua đề tài này, người thực hiện hi vọng giáo viên giảng dạy bộ môn
tiếng Anh nhận thức triệt để tầm quan trọng của kỹ năng viết trong việc học tiếng
Anh và nhận thấy được vai trò then chốt của giai đoạn pre-writing trong tiến trình
viết. Từ đó giáo viên sẽ đầu tư hơn nữa cho phần pre-writing nhằm nâng cao kỹ
năng viết của học sinh nói riêng, góp phần cải thiện chất lượng dạy và học bộ
môn tiếng Anh nói chung. Bên cạnh đó, về phía Ban Giám Hiệu nhà trường, bản
thân xin kiến nghị nhà trường cần đầu tư hơn nữa tài liệu tham khảo dành cho kỹ
năng viết để tạo điều kiện cho giáo viên dạy tốt và học sinh học tốt hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm này là kết quả của sự tìm tòi, sáng tạo của bản thân
người viết và đã được áp dụng một cách có hiệu quả ở lớp 12A1, trường THPT
Trần Văn Bảy. Đề tài này được viết dựa trên kinh nghiệm của bản thân và những
suy nghĩ mang tính chất cá nhân của người viết nên ắt hẳn không tránh khỏi một
số hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý đồng

nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thạnh Trị, ngày 24. 05. 2015
Người viết

Nguyễn Hà Thanh Vân


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cambridge ESOL (2007) Cambridge IELTS 6, Cambridge University Press.
2. Heaton J. B. (1986) Writing through pictures, Longman.
3. Hoàng Văn Vân và cộng sự (2008) Tiếng Anh 12 , Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Lamb S.E. (2006) How to write it, Ten Speed Press.
5. Pincas A. et al. (1982) Writing in English, Macmillan Publishers.
6. Stephen M. (1990) Practice Writing, Longman.
7. Tietx R. and E. (1991) Complete book of effective personal letters, Prentice
Hall.
8. Trần Thị Ái Thanh (2011) Những bài viết mẫu tiếng Anh trung học phổ thông,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.



×