Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Vận dụng phản ứng cháy để giải hóa hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.37 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TIỀN GIANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“VẬN DỤNG PHẢN ỨNG CHÁY GIẢI
TOÁN HỮU CƠ”

Họ tên giáo viên :Dương Thanh Hiền
Tổ

: Hóa học

Năm học: 2015 - 2016

1


PHẦN MỘT: MỜ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Trong các môn học ở trường phổ thông, môn Hóa học giữ một vai trò khá quan trọng. Hóa học là một môn
khoa học tự nhiên, nó nghiên cứu về chất và sự biến đổi chất này thành chất khác.
Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu nhiều dạng bài toán hoá học khác nhau về các loại chất khác nhau vô cơ cũng
như hữu cơ, tôi nhận thấy rằng bài tập hữu cơ là một trong những dạng bài tập mà học sinh hay gặp trong các kỳ
thi mà đặc biệt là kì thi Đại học, Cao đẳng. Trong đề thi đại học, các bài tập hữu cơ liên quan đến phản ứng cháy có
rất nhiều, chúng ta có thể gặp phản ứng cháy của hidrocacbon hay cháy của hợp chất hữu cơ có nhóm chức: ancol,
anđehit, axit, este, peptit,...Việc vận dụng các phương pháp giải bài tập liên quan đến phản ứng cháy rất quan trọng,
nó giúp học sinh rút ngắn thời gian giải.
Đó là lý do để tôi viết đề tài “ Vận dụng phản ứng cháy giải bài toán hữu cơ”.
II. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng các định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn nguyên tố để tìm ra phương pháp giải tối ưu


nhất, nhanh nhất (không cần phải viết phương trình hóa học) giải các bài tập liên quan đến phản ứng cháy thường
gặp trong các đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Đề xuất những ý tưởng để giải nhanh bài toán góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn ở trường
phổ thông và là hành trang vững chắc để các em chuẩn bị bước vào kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.
III. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là học sinh các lớp 12.

2


PHẦN HAI: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý thuyết
1 Các định luật
a. Định luật bảo toàn khối lượng
Nội dung định luật: Khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng khối lượng các chất được tạo thành sau
phản ứng.
Trong đó chúng ta cần vận dụng các hệ quả
Hệ quả : Gọi mT là tổng khối lượng các chất trước phản ứng, mS là khối lượng các chất sau phản ứng. Dù
phản ứng xảy ra với hiệu suất bất kỳ ta đều có: mT = mS.
b. Định luật bảo toàn nguyên tố
Nội dung định luật: Tổng khối lượng một nguyên tố trước phản ứng bằng tổng khối lượng của nguyên tố đó
sau phản ứng. Nội dung định luật có thể hiểu là tổng số mol của một nguyên tố được bảo toàn trong phản ứng.
2. Tổng quan về phản ứng cháy
Phân loại hợp chất hữu cơ: hidrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon
a. Hidrocacbon
CnH2n+2-2k + (3n+1-k)/2 O2 → nCO2 + (n+1-k)H2O
nCO2 < nH2O  Hidrocacbon là ankan
nCO2 = nH2O  Hidrocacbon có 1 liên kết  trong phân tử  anken hoặc xicloankan
nCO2 > nH2O  Hidrocacbon có số liên kết   2
b. Dẫn xuất của hidrocacbon

Xét các hợp chất chứa C, H, O
CnH2n+2-2kOa + (3n+1-k-a)/2 O2 → nCO2 + (n+1-k)H2O
nCO2 < nH2O  Hợp chất chỉ chứa liên kết   tương tự ankan
nCO2 = nH2O  Hợp chất có 1 liên kết  trong phân tử  tương tự anken
nCO2 > nH2O  Hợp chất có số liên kết   2
Amin
CnH2n+2-2k+aNa + (3n+1-k+a/2)/2 O2 → nCO2 + (n+1-k+a/2)H2O


nCO2  n H 2O
k1

= nHCHC (k = )

3




n H 2O  nCO2
1, k  a / 2

n a min

Peptit
Lượng O2 dùng để đốt cháy peptit cũng chính là lượng O2 dùng để đốt cháy các peptit hoặc aminoaxit do peptit đó
tạo nên
Tóm lại
Hợp chất chứa C, H hoặc C, H,O thì 
Hợp chất amin 


n H 2O  nCO2
1, k  a / 2

nCO2  n H 2O
k1

= nHCHC (k = )

n a min

peptit thì nO2 (peptit) = nO2(peptit nhỏ hơn hay aminoaxit do peptit ban đầu tạo thành)
II. Ví dụ
1. Hidrocacbon
a. Hỗn hợp hidrocacbon cùng dãy đồng đẳng
Bài 1: Để đốt cháy hoàn toàn 5,6 lit (đkc) hỗn hợp 2 HC kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, sản phẩm lần lượt cho
qua bình 1 đựng CaCl2 khan, bình 2 đựng KOH thấy khối lượng bình 1 tăng 10,8 gam; bình 2 tăng 15,4gam. Xác
định 2 CTPT và tính thành phần % về thể tích của mỗi khí HC no
Giải
nCO2 = 0,35< nH2O = 0,6  2 HC là ankan  nankan = 0,6 - 0,35 = 0,25 mol  C 

0,35
1,4
0,25

2HC là CH4 và C2H6
Sử dụng sơ đồ đường chéo tính tỉ lệ số mol = tỉ lệ thể tích
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp 2 hidrocacbon đồng dẳng liên tiếp X và Y thu được 4,928 lít CO 2
(đktc). Hơi của 7,25 gam hỗn hợp này chiếm thể tích của 2,4 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện to, p)
Xác định công thức phân tử và % khối lượng từng chất trong hỗn hợp.

Giải:
mhidrocacbon = mC + mH = 12nCO2 + 2nH2O  nH2O = 0,13
nhh hidrocacbon = 0,075 trong 7,25 gam hỗn hợp
 Trong 2,9 gam hỗn hợp thì nhh hidrocacbon = 0,03 mol
nCO2 - nH2O = 3nhh hidrocacbon = ( -1)nhh hidrocacbon   = 4
C

0,22
7,33  2 hidrocacbon đồng đẳng kế tiếp có công thức phân tử là C7H8 và C8H10
0,03

Bài 3: đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 19,712 lit CO2(Đktc)
và 10,08 g nước
4


a. Xác định đồng đẳng của A,B biết rằng chúng có thể là ankan, anken, ankin
b. Xác định CTPT, CTCT có thể có của A,B biết chúng ở thể khí ở đk thường
Giải
nCO2 = 0,88 mol > nH2O = 0,56 mol  Do A, B có thể là ankan, anken hoặc ankin
 X thuộc ankin
nX = 0,32
 do A, B ở thể khí nên số C ≤ 4
A, B có thể là C2H2 và C3H4 hoặc C2H2 và C4H6
b. Hỗn hợp hidrocacbon khác dãy đồng đẳng
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 6,11 lit ( 136,50C, 2,2 atm) hỗn hợp khí X gồm 1 ankan và 1 anken rồi cho sản phẩm
cháy hấp thụ hết qua bình chứa nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 61,2 g đồng thời xuất hiện 90 g kết
tủa. Xác định CTPT của hidrocacbon?
Giải
m = 90 = mCaCO3 ; m bình tăng = mCO2 + mH2O

nhhX = 0,4 mol; nCO2 = n = 0,9 mol; nH2O = 1,2 mol
Khi đốt cháy ankan thì nCO2 < nH2O
đốt cháy anken thì nCO2 = nH2O
 đốt cháy hỗn hợp ankan và anken thì nCO2 < nH2O  nH2O - nCO2 = nankan = 0,3  nanken = 0,1
Bảo toàn C: 0,3n + 0,1m =0,9
 n = 3; m = 3 (vì hỗn hợp X ở thể khí nên n, m ≤ 4)
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
Thành phần % về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là
A. 35% và 65%.

B. 75% và 25%.

C. 20% và 80%.

D. 50% và 50%.

Giải:
đốt cháy ankan và ankin thu được nCO2 = nH2O  nankan = nankin  %nankan = %nankin = 50%
Bài 6: Một hỗn hợp khí X gồm một ankin A và một anken B. Cho thêm vào X một lượng khí H2 ta được hỗn hợp Y
có thể tích 26,88 lít ( ở đktc) . Dẫn Y qua Ni, to đến phản ứng hoàn toàn, ta được hỗn hợp khí Z chỉ chứa ankan
Mặt khác, nếu đốt cháy hết X thì cho ta 1,3 mol CO2 và 1,1 mol H2O.
a. Tính số mol mỗi chất trong Y.
b. Xác định CTPT của A, B và tính khối lượng A, B trong X.
Giải:
ankin cháy nCO2 - nH2O = nankin
anken cháy nCO2 = nH2O
 đốt cháy hỗn hợp gồm ankin và anken  nCO2 - nH2O = nankin = 0,2 mol
5



Do phản ứng hoàn toàn thu được 2 ankan  H2 hết  nH2 phản ứng với ankin = 0,1
 nanken + nH2 = 1,2 - 0,2 - 0,1 = 0,9  nanken = nH2 = 0,45
Bảo toàn C: 0,2n + 0,45m = 1,3  n = m = 2
CT của ankin A là C2H2 và anken B là C2H4
mA = 5,2 gam; mB = 12,6 gam
2. Dẫn xuất hidrocacbon
Bài 7: Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp
thành hai phần bằng nhau:
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. 40%
- Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 0,336 lít (đkc) hỗn hợp hơi ba ete. Hiệu suất của phản ứng tạo
ete của X, Y lần lượt là:
A. 30% và 50%

B. 25% và 45%

C. 40% và 20%

D. 30% và 40%

Giải
P1: nCO2 = 0,25 < nH2O = 0,35  nhỗn hợp ancol = 0,1  C 2,5 X là C2H5OH và Y là C3H7OH
C2

0,5

2
2,5

C3


3

0,5

 nX = nY = 0,05

P2: 2nete = nancol pư = 0,03
ta có: 0,05 (a + b) = 0,03  a + b = 0,6  đáp án C
Bài 8: X là hỗn hợp 2 ancol đơn chức đồng đẳng có tỉ lệ khối lượng 1 : 1. Chia m gam X làm 2 phần không bằng
nhau (trong đó phần 2 nặng hơn phần 1 là 2,4 gam)
+ Đốt cháy hết phần 1 được 21,45 gam CO2 và 13,95 gam H2O.
+ Đun nóng phần 2 với 27 gam CH3COOH (H2SO4 đặc làm xúc tác) m gam hỗn hợp 2 este. Biết có 60% ancol
có phân tử khối nhỏ và 40% ancol có phân tử khối lớn đã tham gia các phản ứng este hóa. Giá trị m là
A. 15,320

B. 24,608

C. 16,682

D. 14,886

Giải:
nCO2 = 0,4875 < nH2O = 0,775  nhh ancol = 0,2875ancol no, đơn chức  C 1,69  1 ancol là CH3OH  mX
trong phần 1 = 12  mCH3OH = 0,1875  mancol = 6  Mancol = 60  C3H7OH
P2: m2 = m1 + 2,4 = 14,4  mCH3OH = mC3H7OH = 7,2  nCH3OH = 0,225 + nC3H7OH = 0,12 < nCH3COOH =
0,45  tính theo ancol
 nCH3OH (60% phản ứng) = 0,135; nC3H7OH (40% phản ứng) = 0,048
meste = 0,135. 32 + 0,048.60 + (0,135 + 0,048).60 - (0,135 + 0,048).18 = 14,886  đáp án A
Bài 9: Hỗn hợp X chứa ba axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở, gồm một axit no và hai axit không no đều có
một liên kết đôi (C=C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 25,56 gam hỗn

6


hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch NaOH dư, khối lượng
dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Khối lượng của axit cacboxylic no trong m gam X là:
A. 6,9 gam

B. 9,96 gam

C. 18,96 gam

D. 12,06 gamn

Giải:
do axit đơn chức nên naxit = nNaOH = 0,3 mol
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng maxit = mmuối - 22.naxit = 18,96 gam
Axit do 3 nguyên tố C, H, O tạo thành nên: mC + mH = 18,96- mO = 18,96 - 0,3.2.16 = 9,36
Khi đốt cháy sản phẩm hấp thụ bằng dung dịch NaOH, khối lượng dung dịch tăng là mCO2 + mH2O
Ta có hệ phương trình: 12nCO2 + 2nH2O = 9,36
44nCO2 + 18nH2O = 40,08
 nCO2 = 0,69; nH2O = 0,54
Do một axit no đơn chức và 2 axit không no có 1 liên kết đôi đơn chức nên khi đốt cháy nCO2 > nH2O
 nH2O - nCO2 = n 2 axit không no = 0,15  naxit no 0,15
Do 2 axit không no nên số nguyên tử C  3  C 2,3  axit no có thể là HCOOH hoặc CH3COOH
mHCOOH = 6,9 (chọn đáp án A)
Bài 10: Hỗn hợp X gồm C3H8, C2H4(OH)2 và một ancol no, đơn chức, mạch hở (trong đó C 3H8, C2H4(OH)2 có số
mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch
Ba(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 42,158.


B. 47,477.

C. 45,704.

D. 43,931.

Giải:
C3H8 và C2H4(OH)2 có số mol bằng nhau  CTTB là C2,5H7O  ancol no đơn chức
 hỗn hợp X chính là ancol no, đơn chức mạch hở
5,444 = mC + mH + mO = 12nCO2 + 2nH2O + 16(nH2O - nCO2)
16,58 = 44nCO2 + 18nH2O
 nCO2 = 0,232; nH2O = 0,354  m = 45,704 gam  đáp án C
Bài 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa tri glixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do:
axit stearic, axit panmitic). Sau phản ứng thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,44 gam nước. Xà phòng hoá m gam
X (H=80%) thì thu được khối lượng glixerol là:
A. 0,736gam

B. 2,208gam

C. 0,818 gam

Giải:
axit béo tự do có 1 liên kết đôi trong phân tử  đốt cháy nCO2 = nH2O
triglixerit của axit béo no  phân tử có 3 liên kết đôi
 ntriglixerit =

nCO2  n H 2O
3 1

= 0,01

7

D. 1,472 gam


 mglixerol = 0,01.80%.92 = 0,736 gam
 đáp án A
Bài 12: Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (MX < MY) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau
- Đốt cháy hòa toàn phần 1 thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 4,32 gam H2O.
- Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 1400C tạo thành 1,996 gam hỗn hợp ba ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp ba
ete trên, thu được thể tích hơi là 0,3864 lít (136,50C và 2 atm). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là
A. 62,5% và 70%.

B. 70% và 62,5%.

C. 50% và 50%.

D. 65,2% và 70%.

Giải
nCO2 = 0,17 < nH2O = 0,24  2 ancol là no đơn chức  nhh = 0,07  C 2,4  2 ancol là C2H5OH và C3H7OH
Sử dụng sơ đồ đường chéo
C2

4/7

2
17/7

C3


3

3/7

 nC2H5OH = 0,04; nC3H7OH = 0,03

P2: nete = 0,023  nancol pư = 0,046
ĐLBT khối lượng: mancol pư = mete + mnước  mancol = 1,996 + 18.0,023 = 2,41
Giải hệ phương trình:
0,04.a + 0,03.b = 0,046
46.0,04a + 60.0,03b = 2,41
 a = 62,5% và b = 70%  đáp án A
Bài 13: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO :
mN =128 : 49. Để tác dụng vừa đủ với 7,33 gam hỗn hợp X cần 70 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy
hoàn toàn 7,33 gam hỗn hợp X cần 0,3275 mol O2. Sản phẩm cháy thu được gồm CO2, N2 và m gam H2O. Giá trị
của m là
A. 9,9.

B. 4,95.

C. 10,782.

D. 21,564.

Giải
nHCl = nN (trong aminoaxit) = 0,07 mol  mN = 0,98  mO = 2,56  nO = 0,16
Đốt cháy 2 aminoaxit: BTKL 44nCO2 + 18nH2O = 7,33 + 0,3275.32 - 0,07.14 = 16,83
BTNT (O) 2nCO2 + nH2O = 0,16+ 0,3275.2 = 0,815
 nCO2 = 0,27; nH2O = 0,275  mH2O = 4,95 gam  đáp án B

Bài 14: Hỗn hợp M gồm một anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp nhau (MX <
MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,225 mol O2, thu được H2O, N2 và 0,12 mol CO2. Công
thức phân tử của Y là:
A. C3H9N.

B. C2H7N.

C. C4H11N.

D. CH5N.

Giải
Do anken và amin đều không chứa O  BTNT (O)  nH2O = 2nO2 - 2nCO2 =2.0,225 - 0,12.2 = 0,21
8


Do anken đốt cháy nCO2 = nH2O, còn amin no, đơn chức đốt cháy có nCO2 < nH2O  namin = 0,06
C

0,12
= 2  anken có số nguyên tử C 2  C a min < 2 amin có 1C  CH3NH2  liên tiếp nhau nên amin Y
0,06

là C2H5NH2 = C2H7N  đáp án B
Bài 15: Thủy phân m gam hexapeptit mạch hở Gly-Ala-Gly-Ala-Gly-Ala thu được 153,3 gam hỗn hợp X gồm Ala;
Ala-Gly; Gly-Ala và Gly-Ala-Gly. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ 6,3 mol O2. Giá trị m gần với giá trị nào nhất
dưới đây?
A. 138,20

B. 143,70


C. 160,82

D. 130,88

Giải
O2 khi đốt cháy peptit cũng chính là O2 cần dùng để đốt cháy sản phẩm của peptit đó khi thủy phân
Quy đổi hexapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly-Ala thành Gly và Ala
Gọi x là số mol của hexapeptit  nGly = 3x = nAla
6,3 mol O2 dùng để cháy X cũng chính là 6,3 mol O2 dùng để đốt cháy Gly và Ala
Sử dụng phản ứng cháy Gly và Ala ta có
C2H5NO2 +

9/4 O2 → 2CO2 + 5/2H2O + 1/2N2

3x

27/4x

C3H7NO2 +

15/4

3x

45/4x

O2 → 3CO2 + 7/2H2O + 1/2N2

ta có pt : 27/4x + 45/4x = 6,3  x = 0,35  mhexapeptit = 0,35 ( 75.3 + 89.3 - 5.18) = 140,7

 đáp án A
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: X là hỗn hợp gồm ancol A; axit cacboxylic B (A, B đều đơn chức no, mạch hở) và este C tạo bởi A, B.
Chia một lượng X làm hai phần bằng nhau:
+ Đốt cháy hết phần 1 được 55,275 gam CO2 và 25,425 gam H2O.
+ Xà phòng hóa phần 2 bằng một lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn được ancol A và muối khan D. Đốt cháy hoàn
toàn D được 15,9 gam Na2CO3 và 46,5 gam hỗn hợp CO2; H2O. Oxi hóa lượng ancol A thu được ở trên bằng
lượng dư CuO; đun nóng được anđehit E. Cho E tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 được 153,9
gam bạc. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng este C trong X là
A. 33,33%

B. 62,50%

C. 72,75%

D. 58,66%

Câu 2: Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml dung
dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy
30,73 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là
69,31 gam. Giá trị a : b gần nhất với
A. 0,730.

B. 0,810.

C. 0,756.
9

D. 0,962.



Câu 3: Ancol X (MX = 76) tác dụng với axit cacboxylic Y thu được hợp chất Z mạch hở (X và Y đều chỉ có một
loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam Z cần vừa đủ 14,56 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O theo tỉ
lệ số mol tương ứng là 7 : 4. Mặt khác, 17,2 gam Z lại phản ứng vừa đủ với 8 gam NaOH trong dung dịch. Biết Z
có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Số công thức cấu tạo của Z thỏa mãn là
A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 4: Hỗn hợp X gồm 2 ancol CH3OH, C2H5OH có cùng số mol và 2 axit C2H5COOH và
HOOC[CH2]4COOH. Đốt cháy hoàn toàn 1,86 gam X cần dùng vừa đủ 10,08 lít không khí (đktc, 20%
O2 và 80% N2 theo thể tích) thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua nước vôi trong dư, sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. m gần nhất với giá trị
A. 2,75.

B. 4,25.

C. 2,25

D. 3,75

Câu 5: Cho X, Y là 2 chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử C
với X; T là este 2 chức được tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa
đủ 13,216 lit khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung
dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư
là:

A. 5,44 gam

B. 4,68 gam

C. 5,04 gam

D. 5,80 gam

Câu 6: Dùng 19,04 lít không khí ở đktc (O2 chiếm 20% và N2 chiếm 80% thể tích) để đốt cháy hoàn toàn 3,21
gam hỗn hợp A gồm hai amoniaxit no,đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Hỗn hợp thu được sau phản ứng
đem làm khô (hỗn hợp B) rồi dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu 9,50 gam kết tủa. Nếu cho B vào bình dung
tích 2 lít, nhiệt độ 1270C thì áp suất trong bình lúc này là P(atm). Biết amoni axit khi cháy sinh khí N2. Giá trị của
P gần nhất với :
A.13

B.14

C.15

D.16

Câu 7: Hỗn hợp A gồm hiđrocacbon X và chất hữu cơ Y (C, H, O) có tỉ khối so với H2 bằng 13,8. Để đốt cháy
hoàn toàn 1,38 g A cần 0,095 mol O2, sản phẩm cháy thu được có 0,08 mol CO2 và 0,05 mol H2O. Cho 1,38 g A
qua lượng dư AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 11,52.

B. 12,63.

C. 15,84.


D. 8,31.

Câu 8: Hỗn hợp M chứa 3 chất hữu cơ X, Y, Z có cùng nhóm định chức với công thức phân tử tương ứng là CH4O,
C2H6O, C3H8O3. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M, sau phản ứng thu được 2,24 lít CO2 (ở đktc) và 2,7 gam H2O.
Mặt khác, 40 gam M hòa tan tối đa 9,8 gam Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của X trong M là
A. 38%.

B. 8%.

C. 16%.

D. 4%.

Câu 9 : Thuỷ phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp gồm hai amino axit X1,
X2 (đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X1, X2 ở trên
cần dùng vừa đủ 0,1275 mol O2, chỉ thu được N2, H2O và 0,11 mol CO2. Giá trị của m là:
A. 3,89.

B. 3,17.

C. 3,59.
10

D. 4,31.


Câu 10: Ba ancol X, Y, Z đều bền và có khối lượng phân tử khác nhau. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra CO 2 và H2O
theo tỉ lệ mol n CO 2 : n H 2O = 3 : 4. Vậy CTPT ba ancol là
A. C2H6O ; C3H8O ; C4H10O.


B. C3H8O ; C3H8O2 ; C3H8O3.

C. C3H8O ; C4H10O ; C5H10O.

D. C3H6O ; C3H6O2 ; C3H6O3.

Câu 11: Đốt cháy rượu A bằng O2 vừa đủ nhận thấy: nCO2 : nO2 : nH2O = 4 : 5: 6. A có công thức phân tử là
A. C2H6O.

B. C2H6O2.

C. C3H8O.

D. C4H10O.

Câu 12: X là một ancol (rượu) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và
6,6 gam CO2. Công thức của X là
A. C3H5(OH)3.

B. C3H6(OH)2.

C. C2H4(OH)2.

D. C3H7OH.

Câu 13: X là hỗn hợp 2 ancol đơn chức, cùng dãy đồng đẳng, có tỷ lệ khối lượng 1:1. Đốt cháy hết X được 21,45
gam CO2 và 13,95 gam H2O. Vậy X gồm 2 ancol là
A. CH3OH và C2H5OH.

B. CH3OH và C4H9OH.


C. CH3OH và C3H7OH.

D. C2H5OH và C3H7OH.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn a gam ancol X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong dư thấy
khối lượng bình tăng b gam và có c gam kết tủa. Biết b = 0,71c và c =
A. C2H5OH.

B. C2H4(OH)2.

a b
. X có cấu tạo thu gọn là:
1,02

C. C3H5(OH)3.

D. C3H6(OH)2.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm metanol và butan-2-ol được 30,8 gam CO 2 và 18 gam H2O. Giá
trị a là
A. 30,4 gam.

B. 16 gam.

C. 15,2 gam.

D. 7,6 gam.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và ancol isopropylic rồi hấp thụ

toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được 80 gam kết tủa. Thể tích oxi (đktc) tối thiểu cần dùng là
A. 26,88 lít.

B. 23,52 lít.

C. 21,28 lít.

D. 16,8 lít.

Câu 17: Đốt cháy hỗn hợp X gồm 2 ancol có số mol bằng nhau thu được hỗn hợp CO 2 và H2O theo lệ mol tương
ứng 2 : 3. X gồm
A. CH3OH và C2H5OH. C. C2H5OH và C2H4(OH)2.

B. C3H7OH và C3H6(OH)2. D. C2H5OH và C3H7OH.

Câu 18: Đốt cháy một lượng ancol A cần vừa đủ 26,88 lít O 2 ở đktc, thu được 39,6 gam CO2 và 21,6 gam H2O. A
có công thức phân tử là
A. C2H6O.

B. C3H8O.

C. C3H8O2.

D. C4H10O.

Câu 19: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp
X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là
A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3.

B. C2H5OH và C4H9OH.


C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2.

D. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.

11


Câu 20: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO 2(ở đktc)
và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là
A. m = (2a – V)/22,4. B. m = (2a – V)/11,2. C. m = (a + V)/5,6.

D. m = (a – V)/5,6.

IV. Kết quả
Tôi đã hướng dẫn cách làm này cho nhiều lớp học sinh và thu được kết quả rất đáng mừng. Với kiểu bài
này, học sinh khá giỏi chỉ làm trong khoảng từ 1 đến 2 phút/câu tuỳ theo tính chất đơn giản hay phức tạp của đề
bài.
Trong thời gian thử nghiệm năm học 2015 – 2016 tôi đã thu được những kết quả như sau:
a) Trước khi thử nghiệm
Thời gian trung bình để học sinh làm 1 số bài trên phiếu học tập thu được kết quả thu được như sau:

Lớp
12A1
12A2
Cộng
Tỉ lệ (%)

Sĩ số
34

36
70

 5 phút
0
0
0
0,0

5-10 phút
3
2
5
7,1

>10 phút
12
11
23
32,9

không giải được
19
23
42
60

Tiến hành làm bài kiểm tra trắc nghiệm trên phiếu học tập bao gồm 10 bài tập trong thời gian 30 phút thu được kết
quả như sau:


Lớp
Sĩ số
12A1
34
12A2
36
Cộng
70
Tỉ lệ (%)
b) Sau khi thử nghiệm

Giỏi
1
0
0
1,4

Khá
5
3
8
11,4

Trung bình
7
6
13
18,6

Yếu, kém

21
27
48
68,6

Thời gian trung bình để học sinh làm 1 bài tập trên phiếu học tập thu được kết quả thu được như sau:

Lớp
12 A1
12 A2
Cộng
Tỉ lệ (%)

Sĩ số
34
36
70

 1 phút
11
10
21
30,0

1-2 phút
12
11
23
32,9


2-3 phút
7
9
16
22,8

>3 phút
4
6
10
14,3

PHẦN BA: KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu và áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 12 tôi nhận thấy: Dạng bài tập về hợp chất hữu cơ
có vai trò rất quan trọng trong chương trình hóa học THPT. Thông qua việc giải bài tập hóa học, học sinh củng cố
và nắm vững được các khái niệm cũng như các tính chất của chất, phản ứng xảy ra và các mối liên hệ giữa các chất
với nhau .
12


Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã tích luỹ được trong quá trình giảng dạy. Vì thời gian có hạn và
kinh nghiệm bản thân chưa nhiều nên chắc chắn đề tài này sẽ có nhiều điều cần bổ sung. Tôi rất mong nhận được
các ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Nguyễn Phú Tuấn, Hóa học
12 – NXB Giáo dục
2. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan, Bài tập Hóa học 12 – NXB Giáo dục
3. Ôn tập kiến thức và luyện giải nhanh bài tập hóa học hữu cơ của PGS.TS Nguyễn Xuân Trường

13


4. Phạm Ngọc Bằng (Chủ biên), Vũ Khắc Ngọc, Hoàng Thị Bắc, Tử Sĩ Chương, Lê Thị Mỹ Trang, Hoàng Thị
Hương Giang, Võ Thị Thu Cúc, Lê Phạm Thành, Khiếu Thị Hương Chi, 16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài
tập trắc nghiệm môn Hóa học – NXB Đại học Sư phạm, 2010.
5. Đề thi tuyển sinh đại học cao đẳng các khối A, B môn Hóa học từ năm 2007 – 2015.

14


MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU

1

I. Lý do chọn đề tài

1

II. Mục đích nghiên cứu

1

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1


PHẦN HAI: NỘI DUNG

2

I. Cơ sở lý thuyết

2

1. Các định luật

2

2. Tổng quan về phản ứng cháy

2

II. Ví dụ

3

1. Hidrocacbon

3

2. Dẫn xuất của hidrocacbon

5

III. Bài tập vận dụng


8

IV. Kết quả

11

PHẦN BA: KẾT LUẬN

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

13

15



×