Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP
ĐIỆN TỬ VIỆT NAM KHI THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG
TOÀN CẦU TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

LƯU THỊ THU HÀ


HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp
điện tử Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng
toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế
Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106


Họ và tên học viên: Lưu Thị Thu Hà
Người hướng dẫn: GS, TS Hoàng Văn Châu


HÀ NỘI - 2017


1
LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập chưa từng được
công bố. Các số liệu được thu thập từ nguồn tài liệu chính thống từ các cá nhân, đơn
vị, tổ chức trong nước và quốc tế. Nếu sai, học viên xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2017
Học viên

Lưu Thị Thu Hà


2
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ...........................................................vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN...........................................vii
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU VÀ VIỆC THAM GIA VÀO
CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ................................6

1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng toàn cầu..........................................................6
1.1.1. Chuỗi cung ứng........................................................................................6
1.1.2. Chuỗi cung ứng toàn cầu........................................................................12
1.2. Chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử..................................18
1.2.1. Sự hình thành chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử.......18
1.2.2. Đặc điểm của chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử.......19
1.3. Việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử.....22
1.3.1. Sự tất yếu của việc tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử. 22
1.3.2. Các hình thức tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử 23
1.3.3. Lợi ích khi tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử.....25
1.4. Kinh nghiệm tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử của một
số nước Châu Á...................................................................................................27
1.4.1. Kinh nghiệm tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử của Malaysia
.......................................................................................................................... 27
1.4.2. Kinh nghiệm tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc 29
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO
CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU.......................................................................33
2.1. Vài nét về ngành công nghiệp điện tử Việt Nam..........................................33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành điện tử Việt Nam................33


3
2.1.2. Xuất, nhập khẩu sản phẩm điện tử giai đoạn 2010-2016........................34
2.1.3. Vị trí và những điểm mạnh, điểm yếu của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam 38
2.2. Thực trạng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp
điện tử Việt Nam.................................................................................................51
2.2.1. Sự tham gia của Việt Nam vào các công đoạn trong chuỗi cung ứng
ngành công nghiệp điện tử................................................................................51
2.2.2. Các hình thức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công

nghiệp điện tử Việt Nam...................................................................................52
2.2.3. Cơ cấu sản phẩm tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện
tử của Việt Nam................................................................................................53
2.2.4. Đánh giá chung về việc tham gia của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn
cầu ngành công nghiệp điện tử.........................................................................54
2.3. Cơ hội đối với Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công
nghiệp điện tử......................................................................................................59
2.3.1. Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế..........................................................59
2.3.2. Thu hút làn sóng FDI vào công nghệ cao...............................................59
2.3.3. Chuyển giao công nghệ, lan tỏa tri thức.................................................60
2.4. Thách thức đối với Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công
nghiệp điện tử......................................................................................................61
2.4.1. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt............................................................61
2.4.2. Yêu cầu ngày càng cao từ các hãng điện tử lớn......................................63
2.4.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa còn thấp.........................64
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM TẬN DỤNG CƠ
HỘI VÀ VƯỢT QUA THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM THAM GIA CHUỖI
CUNG ỨNG TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ.......................65
3.1. Quan điểm, định hướng tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện
tử của Việt Nam...................................................................................................65
3.2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức khi
Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử..........66
3.2.1. Giải pháp từ phía Hiệp hội ngành nghề..................................................66
3.2.2. Giải pháp từ phía Doanh nghiệp.............................................................68
3.2.3. Kiến nghị chính sách đối với Nhà nước..................................................70
KẾT LUẬN............................................................................................................80


4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................82

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt

Ý nghĩa

AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN

AFTA

Khu vực Thương mại tự do ASEAN

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CKD

Hình thức nhập khẩu toàn bộ linh kiện của sản phẩm để lắp ráp

CM

Nhà sản xuất theo hợp đồng


EMS

Nhà cung cấp dịch vụ chế tạo điện tử

EU

Liên minh Châu Âu

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Hiệp định thương mại tự do

GSC

Chuỗi cung ứng toàn cầu

GVC

Chuỗi giá trị toàn cầu

IKD
METALEX
MNCs
MTA
NEPCON


Hình thức nhập khẩu một phần linh kiện của sản phẩm để lắp ráp,
một phần còn lại sẽ sản xuất trong nước
Triển lãm quốc tế về công cụ máy móc và giải pháp gia công kim
loại
Các công ty đa quốc gia
Triển lãm quốc tế lần về máy công cụ, cơ khí chính xác và gia công
kim loại
Triển lãm duy nhất về công nghệ SMT, thiết bị, công nghệ kiểm tra
và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho chế tạo điện tử tại Việt Nam

OBM

Hãng dẫn đầu

ODM

Nhà sản xuất theo thiết kế gốc

OEM

Nhà sản xuất thiết bị gốc

R&D

Nghiên cứu và phát triển

RCEP

Hiệp định đối tác toàn diện khu vực


SIDEC

Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ


5

Chữ viết
tắt

Ý nghĩa

SKD

Hình thức nhập khẩu từng khối linh kiện để lắp ráp

SOE

Doanh nghiệp nhà nước

TNCs

Các công ty xuyên quốc gia

TPP

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

WB


Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 1.1: Các chú thích trong cấu trúc liên kết của chuỗi cung ứng.................15


6
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực kinh tế.............................43
giai đoạn 2004-2016...............................................................................................43
Bảng 2.2: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã
qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật........................................50
Bảng 2.3: Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh kinh tế toàn cầu của Việt Nam
với một số nước trong khu vực 2016-2017...........................................................62
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử và tỷ trọng trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016.........................................35
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu chủ yếu sản phẩm điện tử Việt
Nam giai đoạn 2010-2016......................................................................................36
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm điện tử và tỷ trọng trong tổng
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016................................37
Biểu đồ 2.4: Quy mô, cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi................................42
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp điện tử....................................48
HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình........................................................8
Hình 1.2: Ba dòng chảy trong chuỗi cung ứng.....................................................11

Hình 1.3: Liên kết dọc và ngang của chuỗi cung ứng.........................................15
Hình 1.4: Chuỗi cung cấp nhà sản xuất...............................................................16
Hình 1.5: Chuỗi cung ứng công nghiệp điện tử tổng quát..................................20
Hình 2.1: Các mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu......................................39
Hình 2.2: Mối quan hệ của các hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng điện tử.51
Hình 2.2: Vị trí công nghiệp điện tử Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.....55


7
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa ở
Việt Nam, công nghiệp điện tử được đánh giá là một trong 6 ngành mũi nhọn được
ưu tiên đầu tư phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu trong thu hút đầu tư nước
ngoài, tăng trưởng xuất khẩu. Tuy nhiên, việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
ngành công nghiệp điện tử vẫn chủ yếu là lắp ráp, gia công - khâu có giá trị tăng
thấp nhất trong chuỗi. Để đi sâu, tìm hiểu sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi
cung ứng ngành công nghiệp điện tử, và những cơ hội, thách thức khi tham gia, từ
đó đưa ra một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia được thuận lợi, tác giả đã thực hiện
luận văn với đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế”. Luận văn gồm có 3 chương:
Trong chương 1, tác giả đã nêu lên những khái niệm về chuỗi cung ứng, chuỗi
cung ứng toàn cầu, chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử và đặc điểm
của nó. Luận văn cũng làm rõ nội hàm của việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn
cầu ngành công nghiệp điện tử: sự cần thiết, các hình thức tham gia và kinh nghiệm
tham gia thành công của một số nước Châu Á.
Trong chương 2, tác giả đã khái quát toàn bộ ngành công nghiệp điện tử trên
những khía cạnh về quá trình phát triển, tình hình, và xuất, nhập khẩu sản phẩm
điện tử giai đoạn từ 2010 - 2016, để thấy được những điểm mạnh, yếu và vị trí của
ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Luận văn cũng

phân tích về thực trạng tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử của
Việt Nam - tham gia ở công đoạn nào, cơ cấu doanh nghiệp, sản phẩm tham gia, tác
giả cũng đưa ra những đánh giá chung về những kết quả đạt được và hạn chế trong
việc tham gia vào chuỗi.
Trong chương 3, tác giả đã nghiên cứu những cơ hội và thách thức đối với
ngành công nghiệp điện tử Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Trên cơ
sở quan điểm, định hướng tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử, tác
giả đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để tăng cường sự tham gia của ngành
điện tử Việt Nam. Về phía Nhà nước, cần cải thiện những chính sách ưu đãi đầu tư,


8
phát triển khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nhân lực và ưu tiên phát triển
công nghiệp hỗ trợ. Về phía Hiệp hội ngành, giữ vai trò kết nối Chính phủ với
doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau; thúc đẩy các hoạt động xúc tiến
thương mại trong nước và quốc tế. Về phía doanh nghiệp, chủ động nâng cao năng
lực vốn, công nghệ, lao động để tăng giá trị sản phẩm, tiến đến vị trí cao hơn trong
chuỗi cung ứng.
Trong kết luận, tác giả đã nêu bật tầm quan trọng của việc tham gia vào chuỗi
cung ứng toàn cầu đối với sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam,
những hạn chế lớn nhất trong việc tham gia vàthách thức cạnh tranh ngày càng gay
gắt. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh công nghệ và nhân lực là hai nhân tố dẫn
đến thành công khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử.


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế với các quốc gia và khu vực trên thế giới,
Việt Nam đã và đang tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song

phương và đa phương như TPP, RCEP, ASEAN +6, … tạo ra nhiều cơ hội mới cho
xuất khẩu, các ngành công nghiệp và thương mại. Với lộ trình cắt giảm thuế quan,
Việt Nam có cơ hội nâng cao cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu sang hầu hết các thị
trường truyền thống, những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Cùng với đó là
sự gia tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tập trung vào ngành công
nghiệp sản xuất, đồng nghĩa với nhiều cơ hội sẽ mở ra cho các doanh nghiệp trong
nước thâm nhập vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu. Nhưng mặt khác, các nhà
sản xuất Việt Nam cũng cần chuẩn bị để đối đầu với sự cạnh tranh cao hơn từ những
thị trường tương đồng, trong khi các tiêu chuẩn chất lượng, hàm lượng xuất xứ, biện
pháp phòng vệ thương mại sẽ trở nên gắt gao hơn khi rào cản thuế quan không còn,
đặc biệt đối với những ngành sản xuất công nghệ cao như công nghiệp điện tử.
Mặt khác, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Á là khu vực có ngành công
nghiệp điện tử phát triển rất mạnh trên thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN,...),
nên cũng không nằm ngoài sự phát triển chung đó. Ngành công nghiệp điện tử được
coi là ngành công nghiệp trọng điểm và đã đạt được một số thành tựu trong thu hút
FDI, cũng như đóng vai trò chính trong xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên Việt
Nam mới chỉ ở những bước đầu trong chuỗi cung ứng của ngành điện tử và đang
phụ thuộc chủ yếu vào các doanh nghiệp FDI, do những hạn chế về vốn, công nghệ,
nguồn nhân lực.
Việc tìm hiểu những cơ hội, thách thức khi tham gia chuỗi cung ứng ngành
công nghiệp điện tử và đánh giá thực trạng, khả năng tham gia của Việt Nam sẽ
giúp các doanh nghiệp tận dụng được lợi thế và khắc phục hạn chế để xây dựng
chiến lược phát triển ngành công nghiệp điện tử hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu,
góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên thị trường quốc tế. Do đó, em xin lựa chọn
vấn đề: “Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam khi


2
tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, thuật ngữ "chuỗi cung ứng" đã được đề cập đến trong nhiều
công trình nghiên cứu khác nhau, như Ganesham, Ran và Terry P.Harrison, 1995,
An introduction to supply chain management; Joel D.Wisner, Keah-Choon Tan, và
G. Keong Leong, 2012, Principles of Supply Chain Management: A Balanced
Approach… Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, các nhà khoa học bắt đầu nghiên
cứu về “chuỗi cung ứng toàn cầu” nói chung và những vấn đề liên quan đến chuỗi
cung ứng ngành công nghiệp điện tử, sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở các nước đang phát triển,như nghiên cứu của Patrizia Silvestrelli năm 2011 về
“SMEs and Global Industries: Managing the Global Supply Chain in the Consumer
Electronic Industry”; Chuyên đề nghiên cứu của Ban nghiên cứu hỗ trợ chính sách
APEC năm 2013 “Global Supply Chain Operation in the APEC Region: Case Study
of the Electrical and Electronics Industry”;… Đề tài này vẫn đang được các nhà
khoa học từ nhiều quốc gia khác nhau tiếp tục nghiên cứu.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Hoàng Ánh và cộng sự, 2008, Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu
(Global Value Chain - GVC) và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành
điện tử của Việt Nam, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Mã đề tài B2007 - 08 22, Đại học Ngoại thương. Đề tài nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu, các mô hình
chuỗi giá trị toàn cầu trên thể giới, thực trạng tham gia thị trường quốc tế của ngành
điện tử Việt Nam và vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu cùa các doanh nghiêp ngành
điện tử Việt Nam.
Hoàng Văn Châu và cộng sự, 2010, Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ
ở Việt Nam đến năm 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Mã đề tài
KX.01.22/06 - 10, Đại học Ngoại thương. Đề tài đã khái quát chung về chính sách
phát triển Công nghiệp hỗ trợ và chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của một


3
số ngành chủ chốt của Việt Nam, đề xuất chính sách phát triển của Việt Nam đến

năm 2020.
Cù Chí Lợi và cộng sự, 2011, Công nghiệp Việt Nam trong mạng sản xuất khu
vực: Vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách, Đề tài thuộc chương trình khoa học
và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, Mã đề tài KX.01.20/06-10, Viện Kinh tế
Việt Nam. Đề tài nghiên cứu về mạng sản xuất trong bối cảnh liên kết khu vực và
quốc tế; vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) và các hình thức tổ chức của
chúng trong mạng sản xuất khu vực và toàn cầu; đánh giá thực trạng và triển vọng
tham gia của các ngành công nghiệp Việt Nam trong mạng sản xuất khu vực; đề
xuất một số giải pháp chính sách nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp Việt Nam
tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất khu vực.
Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự, 2011, Nghiên cứu chuỗi cung ứng và giải
pháp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Mã đề tài B2008 - 09 - 51, Thành phố Hồ Chí
Minh. Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chuỗi cung ứng, thực trạng chuỗi
cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp để các doanh nghiệp Việt
Nam có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngoài ra, còn nhiều đề tài khoa học khác nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu
ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp điện tử nói riêng trong bối cảnh
hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng là khác nhau. Do đó,
luận văn đã lựa chọn nghiên cứu và đi sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công
nghiệp điện tử và sự tham gia của Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những cơ hội và thách thức đối
với Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử,
theo đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị giúp doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội
và vượt qua thách thức để hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Để đạt được mục đích như trên, luận văn cần đặt những mục tiêu như sau:


4

- Hệ thống hóa các lý thuyết về chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng toàn cầu, và
chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử.
- Phân tích những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia vào
chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử. Đánh giá thực trạng tham gia
và vị trí của ngành điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, thúc
đẩy sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng toàn cầu nói
chung và chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử nói riêng; Tình hình hoạt động
của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam và mức độ tham gia trong chuỗi cung ứng
toàn cầu; Kinh nghiệm tham gia của một số nước trong khu vực.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn trong việc tìm hiểu về tình hình, thực
trạng tham gia của các doanh nghiệp nội địa Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn
cầu ngành công nghiệp điện tử. Về mặt thời gian, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu
tình hình xuất, nhập khẩu của ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2010 - 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp thống kê và phương pháp đối chiếu - so sánh: dùng các công cụ
thống kê để tập hợp tài liệu xuất bản ở trong và ngoài nước, số liệu; sau đó so sánh,
đối chiếu để rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: từ những thông tin và số liệu thu thập
được, cộng với tình hình thực tế trên thị trường đưa ra những phân tích, nhận định,
đánh giá.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục chữ viết tắt, bảng biểu, tài liệu
tham khảo, luận văn bao gồm ba chương như sau:



5
Chương 1: Chuỗi cung ứng toàn cầu và việc tham gia vào chuỗi cung ứng
ngành công nghiệp điện tử
Chương 2: Phân tích những cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp
điện tử Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách
thức khi Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất,
nhưng với sự hạn chế nhất định về thời gian, kiến thức, và nguồn tài liệu tham khảo
nên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi các thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè trong và ngoài trường để luận văn được
hoàn thiện hơn. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS, TS Hoàng Văn
Châu đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!


6

CHƯƠNG 1: CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU VÀ VIỆC THAM GIA VÀO
CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứngtoàn cầu
1.1.1. Chuỗi cung ứng
1.1.1.1. Khái niệm
Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa về thuật ngữ “chuỗi
cung ứng” theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Trong khuôn khổ của luận văn, tác
giả trích lược một số định nghĩa về chuỗi cung ứng nhằm củng cố cơ sở lý luận cho
nghiên cứu, bao gồm:
Theo Ganesham và Harrison, “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn
sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển
đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho

khách hàng.” (Ganesham, Ran và Terry P.Harrison, 1995)
Theo Lee và Billington, “Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển
hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng
thông qua hệ thống phân phối.” (Lee và Billington, 1995)
Theo Lambert, Stock và Ellram, “Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty
nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường.” (Douglas M. Lambert, James R.
Stock và Lisa M. Ellram, 1998)
Theo Chopra và Meindl, “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên
quan trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng
không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người
bán lẻ và bản thân khách hàng. Hay chuỗi cung ứng hiểu một cách đơn giản đó là sự
kết nối các nhà cung cấp, khách hàng, nhà sản xuất và các tổ chức cung cấp dịch vụ
liên quan đến quá trình kinh doanh” (Chopra Sunil và Pter Meindl, 2007)


7
Theo Wisner, Tan và Leong, “Chuỗi cung ứng là chuỗi các doanh nghiệp tham
gia tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng cho người tiêu dùng, bao gồm tất cả các chức
năng cho phép thực hiện việc sản xuất, vận chuyển và tái thu hồi các nguyên vật
liệu, bán thành phẩm và sản phẩm, dịch vụ cuối cùng.” (Joel D.Wisner, KeahChoon Tan, và G. Keong Leong, 2012)
Từ các định nghĩa trên, có thể thấy hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng chuỗi
cung ứng là một tập hợp các hoạt động của tất cả các “mắt xích” tham gia chuỗi như
nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà kho, các công ty cung cấp dịch vụ, và các cửa hàng
bán lẻ, ... để sản phẩm được sản xuất và phân phối đúng như mong muốn của khách
hàng. Nói cách khác, chuỗi cung ứng của một mặt hàng bắt đầu từ quá trình chuyển
đổi nguyên liệu thô thành một sản phẩm hoàn chỉnh và người tiêu dùng là mắt xích
cuối cùng của chuỗi, nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản, đó là: tạo mối liên kết với
nhà cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng vì họ có tác
động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng bao gồm chuỗi cung ứng đầu vào và chuỗi cung ứng đầu ra:

Chuỗi cung ứng đầu vào hay còn gọi là hoạt động cung ứng là quá trình đảm
bảo nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, dịch vụ…cho hoạt động của tổ chức/doanh
nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả.
Chuỗi cung ứng đầu ra là quá trình đảm bảo sản phẩm của tổ chức/doanh
nghiệp đến tay người tiêu dùng, làm người tiêu dùng hài lòng với mức giá hợp lý và
các dịch vụ đi kèm, đảm bảo lợi nhuận cao cho tổ chức/doanh nghiệp.
1.1.1.2. Mục tiêu
Mục đích then chốt của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn
hệ thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm
cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên
quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà
khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của
cả chuỗi cung ứng. Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻ


8
xuyên suốt chuỗi. Lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công
của chuỗi cung ứng càng lớn. Thành công của chuỗi cung ứng nên được đo lường
dưới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ không phải đo lượng lợi nhuận ở mỗi giai đoạn
riêng lẻ. Vì vậy trọng tâm không chỉ đơn giản là việc giảm thiểu đến mức thấp nhất
chi phí vận chuyển hoặc cắt giảm tồn kho mà hơn thế nữa chính là vận dụng các
tiếp cận hệ thống vào chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng giúp tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp tham gia trực tiếp
hay gián tiếp vào chuỗi. Nó sẽ tạo ra giá trị cho khách hàng ở mỗi điểm tiếp xúc. Và
như vậy sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp cũng như mạng lưới các đối tác trong chuỗi
cung ứng có thể tạo ra sự khác biệt sâu sắc với đối thủ cạnh tranh. Lợi ích này còn
được phân chia theo hai lĩnh vực cụ thể: hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh.
Hiệu quả tài chính: chuỗi cung ứng giúp các đối tác trong đó tăng lợi nhuận và
thu hút bên liên quan bằng cách tập trung trực tiếp vào nguồn lực thực sự của doanh

thu và lợi nhuận - chính là khách hàng.
Lợi thế cạnh tranh: Ngoài lợi ích về hiệu quả tài chính, việc xây dựng mối
quan hệ mật thiết với khách hàng có thể cải thiện rõ ràng vị thế cạnh tranh. Các
công ty ngày nay đang cảm thấy bị thu hẹp bởi các công ty lớn và hoạt động sản
xuất, phân phối dựa trên chi phí thấp, lợi thế nhờ quy mô.
1.1.1.3. Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là chuỗi các doanh nghiệp tham gia tạo ra sản phẩm, dịch vụ
đáp ứng cho người tiêu dùng, bao gồm nhà cung ứng, nhà sản xuất, nhà phân phối,
bán lẻ và khách hàng (Hình 1.1). Bên cạnh đó, mỗi chuỗi cũng có các thành phần hỗ
trợ khác là các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ cần thiết như bảo hiểm, tư vấn,
cho thuê tài sản, hậu cần, vận tải, kho bãi …


9

Nguồn: Joel D.Wisner, Keah-Choon Tan, và G. Keong Leong, 2012
Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình
Nhà cung ứng
Nhà cung ứng có vai trò quan trọng cho toàn chuỗi. Họ đảm nhận trách nhiệm
thu mua và cung ứng nguyên vật liệu thô đầu vào của quá trình sản xuất hoặc các
chi tiết trong quá trình sản xuất, hoặc cung cấp bán thành phẩm. Trong chuỗi cung
ứng có thể có nhiều lớp nhà cung ứng. Mỗi nhà cung ứng ở lớp sau đóng vai trò là
khách hàng của nhà cung ứng liền trước.
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất là nhưng doanh nghiệp sở hữu nhà máy, xí nghiệp với những dây
chuyền sản xuất để tạo ra sản phẩm, bao gồm những công ty sản xuất nguyên vật
liệu thô và sản xuất bán thành phẩm, thành phẩm. Các nhà sản xuất nguyên vật liệu
thô là khai thác khoáng sản, khoan dầu, khí ga, cưa gỗ,... và những tổ chức trồng
trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản cũng thuộc nhóm này. Các nhà sản xuất
thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu thô và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ

các công ty khác để tạo ra sản phẩm cuả mình.
Nhà phân phối


10
Nhà phân phối là một tổ chức sở hữu một lượng lớn hàng tồn kho từ các nhà
sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem
như là nhà bán sỉ. Họ bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng
lớn hơn so với số lượng người tiêu dùng thông thường mua. Do sự biến động về nhu
cầu sản phẩm, ngoài chức năng chính khuyến mại và bán hàng, nhà phân phối phải
thực hiện các chức năng khác như quản lý tồn kho, khai thác kho hàng, vận hành
cửa hàng và vận chuyển sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng trước và
sau khi bán hàng.
Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và
khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà phân phối này thực hiện
chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm.
Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu
của khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.
Nhà phân phối là đơn vị trung gian kết nối giữa hãng và các đại lý, hay hiểu
đơn giản là họ lấy hàng từ nhà cung cấp (là các hãng) và sau đó bán buôn với số
lượng lớn hơn nhà bán lẻ cho các đại lý. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà
phân phối tồn trữ hàng hóa vào kho, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng
bằng cách cung cấp thông tin kĩ thuật, hay dịch vụ bảo hành nếu có cho các mặt
hàng này.
Chức năng chính của các nhà phân phối là điều phối các dao động về cầu sản
phẩm cho các nhà sản xuất bằng cách trữ hàng tồn và thực hiện nhiều họat động
kinh doanh để tìm kiếm và phục vụ khách hàng. Nhà phân phối có thể tham gia vào
việc mua hàng từ nhà sản xuất để bán cho khách hàng, đôi khi họ chỉ là nhà môi
giới sản phẩm giữa nhà sản xuất và khách hàng. Bên cạnh đó chức năng của nhà
phân phối là thực hiện quản lý tồn kho, vận hành kho, vận chuyển sản phẩm, hỗ trợ

khách hàng và dịch vụ hậu mãi.
Nhà bán lẻ


11
Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà
bán lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn
và sự tiện dụng của sản phẩm.
Nhà bán lẻ là tổ chức lưu trữ hàng tồn kho và bán với số lượng nhỏ hơn đến
khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Họ luôn nắm bắt ý kiến và theo dõi nhu cầu, thị
hiếu của khách hàng để mang về những sản phẩm phù hợp. Để thu hút khách hàng
lựa chọn sản phẩm của mình, nhà bán lẻ thường quảng cáo sản phẩm kết hợp với
giá cả, và các dịch vụ tiện ích khác. Các cửa hàng tạp hóa, hệ thống siêu thị, các cửa
hàng giới thiệu sản phẩm đều là những nhà bán lẻ.
Khách hàng
Khách hàng là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào mua và sử dụng sản phẩm. Khách
hàng có thể là người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng. Hoặc họ có thể mua một sản
phẩm để kết hợp với các sản phẩm khác, rồi bán chúng cho khách hàng khác là
người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng. Hoặc họ có thể là người
tiêu dùng sản phẩm cuối cùng.
1.1.1.4. Hoạt động của chuỗi cung ứng
Trong chuỗi cung ứng có ba dòng chảy cơ bản xuyên suốt chiều dài của chuỗi
là dòng vật chất (sản phẩm/ dịch vụ), dòng thông tin và dòng tiền (Hình 1.2).


12
Nguồn: Huỳnh Thị Thu Sương, 2012
Hình 1.2: Ba dòng chảy trong chuỗi cung ứng
Dòng vật chất: Là dòng nguyên liệu dịch chuyển bắt đầu từ nhà cung cấp đầu
tiên được xử lý qua các trung gian, chuyển đến doanh nghiệp trung tâm để sản xuất

ra thành phẩm và chuyển đến tay khách hàng thông qua các kênh phân phối.
Dòng tiền: Vì mục đích của chuỗi cung ứng nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ
cho người tiêu dùng nên người tiêu dùng chính là đối tượng cung ứng nguồn tiền để
chi trả cho tất cả các hoạt động tham gia tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, chiều
dịch chuyển của dòng tiền xuất phát từ người tiêu dùng, dịch chuyển qua các mắt
xích trong chuỗi và hướng về nhà cung ứng. Chuỗi cung ứng tạo nên chuỗi giá trị
trong đó các thành viên có cơ hội chia sẻ dòng tiền ở mức độ khác nhau tuỳ vào vai
trò và vị thế của mỗi doanh nghiệp. Dòng tiền sẽ phân bổ ít hơn ở những doanh
nghiệp tạo ra ít giá trị gia tăng như sơ chế, lắp ráp; và phân bổ nhiều hơn ở những
doanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cao như như thiết kế, phát triển sản phẩm mới.
Dòng thông tin: Là một dòng chảy vô hình trong chuỗi nhưng có vai trò vô
cùng quan trọng để kết nối dòng vật chất và dòng tiền, cũng như kết nối tất cả các
mắt xích trong chuỗi, giúp chuỗi hoạt động trơn tru, nhịp nhàng và hiệu quả. Dòng
chảy của thông tin là dòng có tính hai chiều: chiều từ phía khách hàng ngược về
phía trước chuỗi mang những thông tin thị trường, đặc điểm sản phẩm, nhu cầu
của khách hàng, và những ý kiến phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản
phẩm, dịch vụ; chiều từ nhà cung cấp, phản ánh tình hình hoạt động của thị trường
nguyên liệu.
Mức độ chia sẻ thông tin phụ thuộc đối tác được chọn lựa để chia sẻ, dạng
thông tin và chất lượng của thông tin. Có nhiều dạng thông tin trong chuỗi cung
ứng: dạng thông tin chiến lược, chiến thuật, vận hành. Những thông tin được chia sẻ
thường mang lại lợi ích cho các thành viên trong chuỗi. Giá trị của thông tin là kịp
thời và chính xác, phụ thuộc vào lợi ích mà các doanh nghiệp có thể nhận được từ
thông tin đó, giá trị không còn nếu cơ hội đã trôi qua. Việc xử lý chậm hoặc trì hoãn
chuyển giao thông tin theo dòng ngược càng làm ảnh hưởng trầm trọng đến tốc độ


13
đáp ứng của dòng sản phẩm dịch vụ theo chiều xuôi tới khách hàng, do vậy ảnh
hưởng đến cả dòng tiền phía sau.

1.1.2. Chuỗi cung ứng toàn cầu
1.1.2.1. Khái niệm
Chuỗi cung ứng toàn cầu (GSC) là chuỗi liên kết các công ty, các hoạt động
cần thiết để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng từ khâu nguyên vật
liệu thô, trong đó các hoạt động được tiến hành trên quy mô rộng diễn ra ở nhiều
nước, nhiều khu vực trên thế giới. Về cấu trúc, nó cũng giống như chuỗi cung ứng
nội địa nhưng mở rộng về phạm vi địa lý, nghĩa là các thành phần của chuỗi cung
ứng bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho hàng, trung tâm phân phối và các nhà
bán lẻ được phân bố trên phạm vi toàn cầu.
Bản chất của chuỗi là lợi dụng và khai thác một cách tối ưu lợi thế so sánh của
mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp để tạo ra giá trị gia tăng cho toàn bộ quy trình sản
xuất và cung ứng sản phẩm cho khách hàng.
1.1.2.2. Mục tiêu
Đối với từng doanh nghiệp: Chuỗi cung ứng toàn cầu gắn với mục tiêu giảm
chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao dịch vụ khách hàng để đáp ứng cao hơn
nhu cầu của người tiêu dùng.
Đối với từng quốc gia: Chuỗi cung ứng toàn cầu thúc đẩy phân công lao động
quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh của các
quốc gia trên thị trường quốc tế.
1.1.2.3. Đặc điểm
(i) Khai thác lợi thế so sánh quốc gia
Chuỗi cung ứng toàn cầu được hình thành chủ yếu là dựa trên lợi thế so sánh
của mỗi doanh nghiệp trên mỗi khu vực địa lý khác nhau nhằm liên kết sản xuất
và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng với chi phí thấp nhất và có lợi nhuận
cao nhất.


×