Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Hiệp định các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.56 KB, 26 trang )

CHƯƠNG 4
HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH THƯƠNG
MẠI LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU
TRÍ TUỆ (TRIPs)


GiỚI THIỆU CHUNG






Lịch sử hình thành Hiệp định TRIPs
Ý nghĩa, vai trò của Hiệp định TRIPs
Nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPs
Cơ hội và thách thức trong việc thực thi Hiệp
định TRIPs tại Việt Nam
Bài kiểm tra nhóm


Lịch sử hình thành TRIPs


Giới thiệu sơ lược về WTO







Hội nghị Bretton Woods triệu tập ở bang New
Hampshire (Hoa Kỳ) năm 1944: tái thiêt, thành lâp WB
và IMF, hướng tới ITO
Hiệp định chung về Thuê quan và Thương mại (GATT)
1947
GATT 1994
Tuyên bố Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thê
giới (WTO) năm 1995


Lịch sử hình thành TRIPs


Sự hình thành các quy định về SHTT trong các
vòng đàm phán của WTO và sự ra đời của TRIPs





Vai trò của quyền SHTT trong các hoạt động thương mại
quốc tế
Sự ghi nhận các nguyên tắc bảo hộ quyền SHTT trong
các Điều ước quốc tế trước WTO
Sự cần thiết quy định về các vấn đề liên quan đến quyền
SHTT trong GATT
Các quy định liên quan đến quyền SHTT trong GATT


Lịch sử hình thành TRIPs



Sự hình thành các quy định về SHTT trong
các vòng đàm phán của WTO và sự ra đời
của TRIPs





Tokyo Round (1973 – 1979): vấn đề chống hàng giả
Uruguay Round (1986 – 1994)
Sự ra đời của TRIPs năm 1994
Vòng đàm phán Doha (từ 11/2001 – dự kiên kêt thúc
7/2004, nhưng không thể kêt thúc vì còn nhiều nội dung
đàm phán chưa đat được sự thống nhất giữa các thành viên,
sau đó Doha kêt thúc trong thất bại vào ngày 31/12/2011)


Ý nghĩa, vai trò của TRIPs
• Mục tiêu của TRIPs
 Tạo ra những nguyên tắc khung, những tiêu chuẩn
tối thiểu để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các biện
pháp thực thi quyền này
 Xác định lộ trình bắt buộc thực hiện các tiêu chuẩn
tối thiểu trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ này ở
mỗi nước (có tính đên hoàn cảnh thực tê của mỗi
nước)



Ý nghĩa, vai trò của TRIPs


TRIPs đối với thương mại toàn cầu


TRIPs gắn kêt một cách hiệu quả các giá trị của quyền
SHTT với hoạt động thương mại quốc tê, tập trung khai
thác khía cạnh thương mại của quyền SHTT, mở ra khả
năng phát triển to lớn cho các lĩnh vực thương mại đặc
biệt gắn liền với quyền SHTT



TRIPs trở thành chuẩn mực pháp lý quan trọng trong lĩnh
vực bảo hộ quyền SHTT liên quan đên khía cạnh thương
mại cũng như vấn đề thương mại hóa quyền SHTT trên
phạm vi toàn cầu


Ý nghĩa, vai trò của TRIPs


Mối quan hệ giữa TRIPs và các thiết chế
pháp lý quốc tế khác về SHTT
 TRIPs đề cập đên tất cả các quy định quan trọng
của các Điều ước quốc tê đa phương về SHTT.
Những quy định này tự động ràng buộc tất cả các
thành viên WTO bất kể họ có là thành viên của các
Điều ước đa phương đó hay không

 TRIPs bổ sung nhiều quy định khác về bảo hộ, thực
thi cũng như giải quyêt tranh chấp liên quan đên
quyền SHTT mà các Điều ước quốc tê khác không
quy định hoặc đang còn bỏ ngỏ


Nội dung cơ bản của TRIPs
• Đặc điểm của TRIPs
 Phạm vi các loại quyền sở hữu trí tuệ được đề cập trong
TRIPs rộng hơn, bao quát hơn;
 TRIPs chỉ tập trung vào các khía cạnh thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ chứ không phải là tất cả các nội dung
của các quyền này;
 TRIPs chỉ quy định ngưỡng bảo hộ tối thiểu cho từng loại
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, các nước có thể quy định
mức bảo hộ cao hơn miễn là không trái các nguyên tắc trong
TRIPs.


Nội dung cơ bản của TRIPs


Các nguyên tắc chung

Đối xử quốc gia (NT):




Nước thành viên WTO phải dành cho các chủ thể nước

ngoài hưởng sự bảo hộ đối với các quyền sở hữu trí tuệ
(bao gồm cả việc cho hưởng, duy trì, thực thi…) không
kém thuận lợi hơn sự bảo hộ dành cho công dân nước
mình
Cơ sở pháp lý: Điều 3 – TRIPs


Nội dung cơ bản của TRIPs
• Các nguyên tắc chung
Đối xử tối huệ quốc (MFN)
 Nước thành viên WTO phải dành cho các chủ thể nước
ngoài đên từ các quốc gia khác nhau sự bảo hộ đối với
các quyền sở hữu trí tuệ như nhau
 Cơ sở pháp lý: Điều 4 – TRIPs


Nội dung cơ bản của TRIPs
• Các quy định về quyền tác giả và quyền liên
quan
• Điều 9: Mối quan hệ với Công ước Berne
 Các Thành viên phải tuân thủ các Điều từ Điều 1 đến Điều
21 và Phụ lục của Công ước Berne (1971). Tuy nhiên, các
Thành viên không có các quyền và nghĩa vụ theo Hiệp
định này đối với các quyền được cấp theo hoặc phát sinh
trên cơ sở Điều 6bis của Công ước đó.
 Phạm vi bảo hộ bản quyền  bao gồm sự  thể hiện, và
không bao gồm  các ý đồ, trình tự, phương pháp tính hoặc 
các khái niệm toán học.



Nội dung cơ bản của TRIPs
• Các quy định về quyền tác giả và quyền liên
quan
• Điều 10: Các chương trình máy tính và các bộ sưu
tập dữ liệu
 Các chương trình máy tính, dù dưới dạng  mã nguồn hay mã
máy, đều phải được bảo hộ như tác phẩm văn học theo Công
ước Berne (1971).
 Các bộ sưu tập dữ liệu hoặc tư liệu khác, dù dưới dạng đọc
được bằng máy hay dưới dạng khác, mà việc tuyển chọn hoặc
sắp xếp nội dung chính là thành quả của hoạt động trí tuệ đều
phải được bảo hộ.


Nội dung cơ bản của TRIPs
• Các quy định về quyền tác giả và quyền liên
quan
• Điều 12:Thời hạn bảo hộ
 Trừ tác phẩm nhiếp ảnh và tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, nếu
thời hạn bảo hộ tác phẩm không được tính theo  đời người,  thời
hạn đó không được dưới 50 năm kể từ khi kết thúc năm dương
lịch mà tác phẩm được công bố một cách hợp pháp, hoặc 50 năm
tính từ khi kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được tạo ra nếu
tác phẩm không được công bố một cách hợp pháp trong vòng 50
năm từ ngày tạo ra tác phẩm.


Nội dung cơ bản của TRIPs
• Các quy định về quyền tác giả và quyền liên
quan

• Điều 13:Hạn chế và ngoại lệ
 Các Thành viên phải giới hạn những hạn chế và ngoại lệ đối
với các độc quyền trong những trường hợp đặc biệt nhất định,
không mâu thuẫn với việc khai thác bình  thường một tác
phẩm và không làm tổn hại một cách bất hợp lý đến lợi ích
hợp pháp của chủ thể quyền.

• Một số quy định khác (Điều 11, Điều 14)


Nội dung cơ bản của TRIPs
• Các quy định về quyền SHCN – Sáng chế
(Mục 5 – TRIPs 1994, các Điều từ Điều 27 đên Điều
34)
Đối tượng bảo hộ: (Điều 27) patent phải được cấp
cho bất kỳ một sáng chê nào, dù là sản phẩm hay
là quy trình, thuộc mọi lĩnh vực công nghệ, với
điều kiện sáng chê đó phải mới, có trình độ sáng
tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp


Nội dung cơ bản của TRIPs
• Các quy định về quyền SHCN – Sáng chế
• Quyền của chủ sở hữu sáng chế:
 Nêu đối tượng của patent  là sản phẩm, cấm bên thứ ba thực hiện
các hành vi sau đây: chê tạo, sử dụng, chào bán, bán sản phẩm đó
hoặc nhập khẩu sản phẩm đó
 Nêu đối tượng của patent là quy trình, cấm bên thứ ba sử dụng quy
trình đó và thực hiên các hành vi sau đây: sử dụng, chào bán, bán
hoặc nhập khẩu nhằm mục đích đó ít nhất đối với các  sản phẩm đã

được tạo ra trực tiêp bằng quy trình đó.
 Có quyền chuyển nhượng, để thừa kế quyền sở hữu patent
đó và ký kết các hợp đồng li-xăng


Nội dung cơ bản của TRIPs
• Các quy định về quyền SHCN – Sáng chế
• Điều kiện xin cấp Patent: (Điều 29)
 Yêu cầu người nộp đơn xin cấp patent bộc lộ sáng chế một
cách rõ ràng và đầy đủ
 Có thể yêu cầu người nộp đơn chỉ ra cách thức tối ưu trong
số cách thức thực hiện sáng chế mà tác giả sáng chế biết
tính đến ngày nộp đơn, hoặc tính đến  ngày ưu tiên của đơn
nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
 Có thể yêu cầu người nộp đơn xin cấp patent cung cấp
thông tin liên quan đến các đơn và văn bằng tương ứng ở
nước ngoài của người nộp đơn đó


Nội dung cơ bản của TRIPs
• Các quy định về quyền SHCN – Sáng chế
• Điều 33:Thời hạn bảo hộ
 Thời hạn bảo hộ theo quy định không
được kết thúc trước khi hết 20 năm tính từ
ngày nộp đơn


Nội dung cơ bản của TRIPs
• Các quy định về quyền SHCN – Nhãn hiệu
• Đối tượng bảo hộ: (Điều 15)

 Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả
năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp
với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có
thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả
tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yêu tố hình hoạ và tổ hợp
các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải
có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu.


Nội dung cơ bản của TRIPs
• Các quy định về quyền SHCN – Nhãn hiệu
• Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu: (Điều 16)
 Ngăn cấm viêc sử dụng trong hoạt động thương mại các dấu hiệu
trùng hoặc tương tự cho hàng hoá hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự,
nêu việc sử dụng như vậy có nguy cơ gây nhầm lẫn
 Điều 6bis Công ước Paris (1967) phải được áp dụng , với những sửa
đổi thích hợp, đối với các dịch vụ
 Điều 6bis Công ước Paris (1967) được áp dụng đối với những hàng hoá
hoặc dịch vụ không tương tự, với điều kiện là việc sử dụng nhãn hiệu
đó cho những hàng hoá hoặc dịch vụ nói trên có khả năng gây hiểu
nhầm về sự liên quan giữa những hàng hoá hoặc dịch vụ đó với chủ
sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký và lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu đã
đăng ký có nguy cơ bị gây tổn hại


Nội dung cơ bản của TRIPs
• Các quy định về quyền SHCN – Nhãn hiệu
• Điều 18:Thời hạn bảo hộ
 Đăng ký lần đầu và mỗi lần gia hạn đăng ký một nhãn
hiệu hàng hoá phải có thời hạn hiệu lực không dưới

7 năm. Hiệu lực đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá phải
có khả năng được gia hạn và không giới hạn số lần
gia hạn.


Nội dung cơ bản của TRIPs
• Các đối tượng SHTT khác
 Chỉ dẫn địa lý (Điều 22, 23 và 24)
 Kiểu dáng công nghiệp (Điều 25, 26)
 Thiêt kê bố trí mạch tích hợp (Điều 35, 36, 37 và
38)
 Thông tin bí mật (Điều 39)


Nội dung cơ bản của TRIPs
• Vấn đề thực thi quyền SHTT
 Phần III của Hiệp định TRIPs có các quy định cụ thể về
các thủ tục và hành vi mà các thành viên WTO phải áp
dụng để giải quyết bất kỳ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
nào được quy định bởi TRIPs
 Những thủ tục thực thi này được đưa ra bởi các thành
viên WTO ở cấp quốc gia và cả các thủ tục dân sự và
hình sự được quy định
 Nội dung cụ thể được quy định tại các Điều từ Điều 41
đến Điều 61 – TRIPs


Nội dung cơ bản của TRIPs
• Vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan đến
SHTT

 Điều 64 Hiệp định TRIPs quy định trình tự giải quyêt tranh
chấp dựa trên GATT 1994 và Quy tắc và thủ tục điều chỉnh
việc giải quyêt tranh chấp của WTO
 Hành vi của một quốc gia thành viên có thể bị khởi kiện chỉ
nêu như lợi ích theo Hiệp định TRIPs bị vô hiệu hoặc bị làm
suy yêu, hoặc nêu như sự đạt được bất kỳ một mục tiêu nào
bị làm trở ngại như là kêt quả của việc không thực hiện bởi
bất kỳ thành viên nào tiên hành nghĩa vụ của mình


×