Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích tính dám chấp nhận rủi ro và và đổi mới trong tư duy của doanh nhân việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.06 KB, 12 trang )

PHAN TICH TINH DAM CHẤP NHẬN RỦI RO VA VA DỔI MỚI TRONG TƯ
DUY CỦA DOANH NHAN VIỆT NAM HIỆN NAY

Bài làm
Không ít người hiểu chung chung Doanh nhân là “Người làm nghề kinh doanh”,
“Người có nhiều tiền” hay “Người có nhiều mánh lới, thủ đoạn”. Đó là cách hiểu hết
sức sai lệch về Doanh nhân. Chúng bắt nguồn từ nhận thức sai về doanh nhân và công
việc kinh doanh của dân tộc ta.
Trong lịch sử, tầng lớp doanh nhân Việt Nam một thời gian dài không được xã
hội công nhận, bị phân rã và nằm ở cuối các thang bậc của xã hội, thậm chí còn bị cấm
đoán trong khi lại đề cao chủ yếu công - nông - binh. Mãi tới năm 1990, cùng với quá
trình Đổi mới, sự ra đời của Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, tầng lớp
Doanh nhân được hồi sinh và dần dần từ tầng lớp vị kỳ thị, coi khinh trong xã hội đã
được công nhận như một tầng lớp xã hội mang sứ mạng quan trọng và vẻ vang. Ngày
13/10/2004 đã được chính thức lựa chọn là Ngày Doanh nhân. Như vậy, doanh nhân
Việt Nam so với lực lượng doanh nhân của xã hội tư bản phát triển sau hàng trăm năm,
mới 20 năm qua được xã hội dần dần định vị và tin cậy.
Doanh nhân là những người làm nghề kinh doanh một cách chuyên nghiệp, là
một chuyên gia về quản lý kinh doanh, là một nhà trí thức lao động trí óc và sử dụng
tổng hợp kiến thức đa lĩnh vực, đa nguồn.


Doanh nhân là người biết tập hợp, kết hợp các nguồn lực khác nhau của xã hội và
điều phối các nguồn lực này vào các hoạt động sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp.
Những nguồn lực mà người doanh nhân phối hợp nhịp nhàng, điều hành một cách
chuyên nghiệp là:


Tích tụ và sử dụng vốn, công cụ lao động và nguyên vật liệu




Tích tụ và sử dụng con người ở nhiều ngành nghề, mức trình độ khác nhau



Tích tụ và sử dụng tri thức, kinh nghiệm



Tích tụ và sử dụng thông tin thị trường, xã hội, công nghệ, kinh doanh…

Doanh nhân cũng là người chiến sĩ “thiện chiến” trên mặt trận làm giàu. Họ là
những vị chỉ huy giỏi ở doanh nghiệp trong việc liên kết đối tác kinh doanh, vừa chỉ
đạo hợp tác vừa cạnh tranh với những “đội quân” khác trên thương trường.
Doanh nhân hăng hái tự giác xác nhận trách nhiệm xã hội và phụng sự đáng kể cho
xã hội. Đúng như quan điểm của nhà tư bản Mỹ Henrry Ford - “Một cuộc kinh doanh
không mang lại gì cho xã hội mà chỉ kiếm được tiền là một cuộc kinh doanh tồi”.
Doanh nhân gánh vác nhiều việc lớn, giải quyết nhiều vấn nạn của xã hội. Song
song với việc làm Giàu cho bản thân, với vai trò cá nhân, doanh nhân tham gia các
hoạt động xã hội hoặc thông qua doanh nghiệp của mình làm cho xã hội Sang hơn,
thịnh vượng hơn. Nhờ doanh nhân lèo lái doanh nghiệp, nhân lực vật lực của xã hội
ngày một phát triển và làm xã hội phát triển. Hàng hóa, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu
phát triển xã hội, công ăn việc làm cho người lao động, lợi nhuận, thiết bị- công nghệ
mới, tri thức và thực tiễn kinh doanh mới… đó là những đóng góp cụ thể của các
doanh nhân.


Điều này đúng như nhà kinh tế học Adam Smith năm 1776 đã viết trong tác phẩm
Tài sản của các quốc gia - The wealth of Nations: "Mỗi cá nhân đều muốn thu lợi
lớn nhất cho mình sẽ làm lợi ích của cả cộng đồng đạt tối đa, giống như việc cộng

toàn bộ tất cả các lợi ích của từng cá nhân lại".
Có phải doanh nhân làm Giàu cho mình, Sang cho xã hội là do họ có nhiều tiền, có
nhiều mối quan hệ và nhiều thủ đoạn chăng? Có phải đạo đức, tài năng không liên
quan gì với thành quả của doanh nhân?
Từ thực tiễn Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã tổng kết đặc điểm chung của
doanh nhân Việt thành đạt là: Tâm – Tài – Trí - Dũng và có thể gọi với tên gọi “Đạo
kinh doanh của Doanh nhân Việt”.
Những phẩm chất ấy cụ thể là:
1. Tâm thì có đức (vì người khác):


Có khả năng lãnh đạo



Trung thực, không tham lam cá nhân



Sòng phẳng và biết ơn hơn người thường



Tin tưởng trong liên kết làm ăn, đối đãi khách hàng, cư xử đồng nghiệp

2. Tài thì có tầm (thấy được nhiều):


Chăm chỉ, trách nhiệm hơn người




Lòng say mê



Tính linh hoạt, ứng biến



Kết hợp các sức mạnh và nguồn lực


3. Trí thì có lực (có trình độ, nâng mình lên):


Tinh thông và tự tin



Biết điều

4. Dũng thì có khí tiết (chí khí + liều – mạo hiểm có tính toán)


Biết chấp nhận mạo hiểm, rủi ro



Có lòng quyết tâm và khát khao thành công




Dũng cảm, không bao giờ thỏa mãn, theo đuổi đến cùng



Thông minh, sáng tạo – giàu ý tưởng khác lạ, độc đáo

i. Sáng tạo tiên phong: nhảy vọt về công nghệ, sản phẩm mới
ii. Sáng tạo gia tăng: thay đổi, cải tiến sản phẩm


Quyết đoán và biết lựa chọn cơ hội

Doanh nhân nào mang trong mình những phẩm chất quý báu kể trên thực là
những doanh nhân giỏi giang và xứng đáng được cả xã hội tôn vinh.
Ở những nước khác nhau, tiêu chuẩn doanh nhân tiêu biểu là khác nhau.
Các tiêu chuẩn của Mỹ là:
1. Hiệu quả cao, chủ động tiến thủ, có năng lực tư duy logic, năng lực khái quát
hóa, năng lực phán đoán
2. Quan tâm giúp đỡ mọi người bằng những hành động tích cực, khéo gây ảnh
hưởng đến mọi người
3. Lãnh đạo tập thể, sử dụng đúng quyền lực
4. Có tính tâm lý chín muồi, biết tự kiềm chế, khách quan, cố gắng, tự chủ


5. Có tri thức phong phú
Các tiêu chuẩn của Nhật là:
1. Độ lượng, khoan dung

2. Hiểu rõ nghề nghiệp, quyết đoán
3. Dám chịu trách nhiệm, công bằng
Có tài liệu đưa ra 10 tiêu chuẩn của doanh nhân thành công trong kinh doanh là:
1. Năng động, nhiều sáng kiến
2. Có động cơ, động cơ thúc đẩy
3. Khả năng tự đánh giá mình
4. Ý chí quyết tâm
5. Độc lập
6. Kế hoạch thời gian
7. Giải quyết vướng mắc, khủng hoảng
8. Khả năng tổ chức
9. Kiên trì
10.Bám sát mục tiêu
1. Mức độ dám chấp nhận rủi ro:
Doanh nhân Việt Nam ngày nay, đặc biệt là lớp trẻ luôn khẳng định khả năng và
trí tuệ của mình qua những ý tưởng đột phá với mức rủi ro rất cao. Để có được thành
công, họ dám chấp nhận tất cả, kể cả sự thất bại. Nhưng mức độ dám chấp nhận rủi ro


cũng khác nhau đối với các đối tượng ở các lứa tuổi, giới tính, khu vực KT (tư nhân,
nhà nước, nước ngoài/LD,…), qui mô DN, lĩnh vực, ngành nghề hoạt động,…
Nhìn vào bảng đánh giá mức độ rủi ro của các đối tượng ta cũng nhận thấy
rằng, thanh niên luôn có mức độ dám chấp nhận rủi ro cao hơn người lớn tuổi, nam
luôn có cấp độ rủi ro lớn hơn nữ; Doanh nghiệp tư nhân có mức độ rủi ro cao hơn các
doanh nhân làm việc trong doanh nghiệp nhà nước; và vì được làm việc trong môi
trường quốc tế với sự góp mặt của các chuyên gia kinh tế trên thế giới nên mức độ
chấp nhận rủi ro của các doanh nhân làm việc trong doanh nghiệp liên doanh luôn ở
mức rất cao. Và theo thực tế thì doanh nghiệp có vốn càng lớn thì mức độ chấp nhận
rủi ro càng cao. Ta cũng nhận thấy rằng các cấp độ khác nhau nhưng nhìn chung mức
độ chấp nhận rủi ro của doanh nhân việt Nam còn thấp hơn nhiều so với doanh nhân

trên thế giới. Tuy nhiên đây là nhận định chủ quan mà mang tính tương đối.
Bảng đánh giá mức độ rủi ro của các đối tượng

Đối tượng

Tuổi tác

Giới tính

Khu vực KT

Quy mô doanh
nghiệp

Thang điểm
Ít

Nhiều

tuổi

tuổi

Nam

Nữ



Nhà


nhân

nước

LD

DN
vừa và
nhỏ

1-rất thấp

DN lớn


2-thấp

x

3-bình thường
4- cao
5-rất cao

x

x
x

x

x

x

x
x

2.Tính đổi mới, sáng tạo (đối với SP, kênh phân phối, hoạt động khuyếch trương
…)
Nói về tính đổi mới, sáng tạo thì doanh nhân Việt nam luôn được chuyên gia kinh
tế thế giới đánh giá rất cao. Sự đánh giá đó không phải mang tính chủ quan mà thực tế
đã chứng minh điều đó. Khi Việt nam đã gia nhập WTO, đồng nghĩa với điều đó là
chính sách mở cửa rộng hơn, nhiều nhà đầu tư lớn của nước ngoài vào nước ta, họ đến
từ nhiều quốc gia trên thế giới, với tư cách là nhà đầu tư, tìm thị trường, họ hi vọng sẽ
chiếm lĩnh một thị trường đầy tiềm năng với hơn 80 triệu dân. Áp lực cạnh tranh trong
bối cảnh mới chắc hẳn phải thay đổi, hàng loạt cơ hội và thách thức mới được đặt ra
cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập đầy thách thức, để
vượt qua được những đối thủ cạnh tranh đáng nể, doanh nhân Việt Nam hiểu rằng phải
đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm và phải phát huy tính sáng tạo của mình trong mọi
hoạt động, từ việc cho ra sản phẩm mới mang tính cạnh tranh cao, hoạt động mở rộng
kênh phân phối, đến thực hiện các chiến lược khuyếch trương… Và thực tế đã được
chứng minh. Đó là những Đặng Lê Nguyên Vũ - người đã tạo ra một sản phẩm cà phê
mang thương hiệu Việt mà nó đã vượt xa ra ngoài biên giới Việt Nam. Anh trở thành
thần tượng trong suy nghĩ của giới trẻ với những hoài bão lớn lao, những ý tưởng táo
bạo cùng sự thành công thần kỳ của mình. Hay như Võ Quốc Thắng - một cái tên quen
thuộc trong giới kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất. Anh đã được nhiều


Doanh nhân trẻ cho rằng đã gây ảnh hưởng đến những quyết định kinh doanh và cách
đối nhân xử thế của họ.

Không chỉ có phái mạnh mà ngay cả nữ doanh nhân được coi là phái yếu cũng đã
góp mặt cho sự đổi mới, sáng tạo và thành công của doanh nhân Việt nam như bà
Phạm Thị Loan Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Việt Á, đại biểu Quốc hội,
thành viên của Mạng lưới Nữ doanh nhân Hà Nội. Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường ,
Chủ tịch HĐQT tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khoá XII; Bà
Tạ Thị Ngọc Thảo - được nhiều người biết đến như một doanh nhân bản lĩnh trên
thương trường với vai trò Giám đốc Công ty TNHH T.T.N.T…
Tuy nhiên, tính đổi mới, sáng tạo đó so với sự phát triển vượt bậc của khoa học
công nghệ và sự chuyển đổi không ngừng của nền kinh tế thế giới thì vẫn còn nhiều
hạn chế. Doanh nhân Việt Nam cần phải phát huy hơn nữa, vừa tiếp cận cái mới của
nền kinh tế thế giới nhưng cũng vừa phải dựa vào cái mới ấy để tạo ra cái mới hơn, đặc
biệt hơn mang cái riêng, cái hồn của đất Việt.
Cũng như đặc điểm trên, tính sáng tạo và đổi mới ở các đối tượng khác nhau cũng
rất khác nhau. Sự khác nhau ấy tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro bởi có dám
chấp nhận rủi ro thì tính đổi mới, sáng tạo mới có thể phát huy được.
3.Tính tiên phong, đi trước đối thủ trong các hoạt động kinh doanh.
Doanh nhân việt Nam được đánh giá là nhạy bén trong kinh doanh. Khả năng
nhạy bén của các Doanh nhân Việt Nam đã giúp nhiều doanh nghiệp nắm bắt được cơ
hội kinh doanh tốt, tạo đà phát triển cho doanh nghiệp mình. Nhiều doanh nhân có khát
vọng làm sao để xây dựng được thương hiệu sản phẩm của mình trở thành một thương
hiệu mạnh có tính cạnh tranh cao, không chỉ trong nước, trong khu vực ASEAN, mà


còn vươn xa ra thế giới. Đặc biệt, tầng lớp doanh nhân trẻ được đào tạo bài bản, có
được cái nền kiến thức vững vàng và đặc biệt nhiều doanh nhân trẻ có vốn ngoại ngữ
rất tốt để có thể tiếp nhận những cái mới, nhanh chóng thích nghi trong môi trường
kinh doanh toàn cầu khi Việt Nam hoàn toàn hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Bên
cạnh đó, doanh nhân Việt nam cũng được đánh giá là linh hoạt và thích ứng nhanh với
hoàn cảnh.Có một chuyên gia kinh tế ví von, nếu coi hội nhập kinh tế thế giới là biển
cả thì các doanh nghiệp là những con thuyền ở ngoài khơi và các doanh nhân là những

thuyền trưởng, những thủy thủ đoàn. Đúng vậy, nếu trước đây thuyền ta chỉ quen bơi
trong kênh, rạch, sông, hồ ít sóng, thì nay hội nhập kinh tế đến gần với AFTA, WTO sẽ
lôi những con thuyền ra biển lớn dù muốn hay không muốn, anh cũng phải học lái
thuyền trên biển, lái để tồn tại, để sống sót và tìm cơ hội đến những hải cảng phồn hoa
trên thế giới. Đó là hai mặt của toàn cầu hóa: tạo cơ hội nếu biết tận dụng và nguy cơ
nếu không thích ứng kịp thời. Doanh nhân Việt Nam luôn có thế mạnh ở khả năng linh
hoạt và thích ứng nhanh với sự thay đổi của hoàn cảnh, môi trường. Khả năng nắm bắt
và tận dụng thời cơ cũng là một mặt mạnh của các Doanh nhân trẻ Việt Nam.
Bên cạnh những điểm mạnh đã đạt được, thì doanh nhân Việt Nam còn có những
điểm thiếu sót rất cần phải thay đổi và hoàn thiện.
Điểm hạn chế đầu tiên dễ thấy nhất của các doanh nhân Việt Nam hiện nay là
còn thiếu tính chuyên nghiệp. Ít có Doanh nhân Việt Nam nào có được kinh nghiệm
mang tính “cha truyền con nối” như các tập đoàn lớn của nước ngoài. Doanh nhân Việt
Nam thường bộc lộ các điểm yếu trong khả năng quản trị doanh nghiệp. Phần lớn
doanh nhân chỉ thành công khi điều hành một doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ với quy mô
đầu tư và nhân công ít. Đại đa số không quen với phong cách điều hành, quản trị doanh
nghiệp quy mô lớn cần khả năng tập hợp và liên kết người tài. Đặc biệt là trong thời


đại công nghệ thông tin tiên tiến hiện nay, nhiều Doanh nhân Việt Nam vẫn không biết
sử dụng Internet hay các phương tiện thông tin tiên tiến khác. Khả năng ngoại ngữ của
đại đa số các doanh nhân còn hạn chế.
Nhiều Doanh nhân việt Nam có Tầm nhìn chiến lược và khả năng hoạch định
chưa tốt. Khả năng hoạch định kém, thường dựa vào cảm tính nhiều hơn phân tích.
Doanh nhân Việt Nam - theo một kết quả điều tra cho thấy - rất ít người quan tâm đến
việc xây dựng chiến lược 5 năm, 10 năm. Hầu hết đều hoạch định dựa theo kinh
nghiệm mang tính áng chừng và tập trung vào giải quyết sự vụ. Chiến lược được nhiều
doanh nghiệp triển khai nhất là chiến lược kinh doanh nhằm mở rộng thị trường.
Doanh nhân việt Nam vẫn tồn tại Tâm lý ngại thay đổi. Họ không sẵn sàng chấp
nhận rủi ro để tạo ra sự thay đổi. Yếu tố này là do thói quen quyết định dựa trên kinh

nghiệm và cảm tính hơn là phân tích số liệu, họ không đủ thông tin để đi đến một
quyết định táo bạo, nhất là về mặt tổ chức. Họ cũng ít đưa ra sản phẩm mới mà thường
tìm mọi cách để kéo dài vòng đời của sản phẩm. Không ít ngành nghề truyền thống đã
bị triệt tiêu theo cách này.
Điểm yếu nữa của các Doanh nhân Việt Nam là thiếu sự đoàn kết gắn bó với
nhau. Tuy nguồn vốn của các doanh nghiệp còn ít, năng lực cạnh tranh quốc tế chưa
cao, nhưng các doanh nghiệp chưa biết liên kết hỗ trợ nhau cùng phát triển mà thậm
chí còn cạnh tranh không lành mạnh với nhau, kìm hãm sự phát triển chung của các
doanh nghiệp.
Vậy để trở thành một doanh nhân thành đạt cần có ý thức tự giác kỷ luật rất cao
và đầu tư cá nhân lớn. Đầu tiên, những doanh nhân thành đạt thường tốn nhiều thời
gian để suy tư một mình. Ngay cả khi phải kinh doanh trong một môi trường nào, họ


vẫn tìm thấy sự tĩnh mịch trong suy nghĩ bằng cách gạt bỏ hết tất cả những thứ làm rối
trí xung quanh. Những doanh nhân thành đạt thường đặt mình vào trong những hoàn
cảnh mới. Đối với nhiều người thì ý tưởng dời chuyển đến một thành phố mới, nhận
một công việc mới, hay đi trên một con đường chưa in dấu chân người đi thật là kinh
khủng, nhưng những doanh nhân thành đạt lại sẵn sàng nhận lấy những việc mạo hiểm
ấy. Doanh nhân thành đạt thường chịu sự phản bác không đồng tình của bạn bè. Nếu có
dịp đọc tiểu sử của một trong những người thành đạt, ta sẽ thấy hầu hết những người
này đều bị hiểu sai, thường thì những người thân cận họ nhất cũng không thể ngờ tới
tương lai thành công của họ sau này.Sự thôi thúc sáng tạo, hành động, vươn lên học hỏi
kinh nghiệm mới cũng giống như một chiếc lò xo bị dồn nén bên trong những doanh
nhân thành đạt, sẵn sàng bung ra bất cứ lúc nào.Sẵn sàng lựa chọn mục tiêu mà mình
theo đuổi. Vấn đề then chốt đối với những doanh nhân thành đạt không bao giờ là "Bạn
đã làm những gì?" mà là "Bạn đã là người như thế nào?". Tiêu chuẩn thực để đánh giá
chính là những gì mà họ coi trọng trong hoạt động kinh doanh.
Tài liệu Tham Khảo:
1. Tài liệu học môn Quản trị Marketing

2. Báo , internet ( Doanh nhân việt)




×