Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại huyện gia viễn, tỉnh ninh bình và công tác xã hội với trẻ em có hành vi lệch chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.76 KB, 124 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................1
PHẦN ƯU ĐÃI XÃ HỘI...................................................................................3
Chương I. Khái quát chung về huyện Gia Viễn.................................................3
I.Khái quát đặc điểm, tình hình chung của phòng lao động - thương binh và
xã hội huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình...........................................................3
1.Đặc điểm tình hình huyện Gia Viễn............................................................3
1.1.Vị trí địa lý, diện tích, dân số, đơn vị hành chính................................3
1.2.Hành chính, đất đai..............................................................................4
1.3.Dân số, lao động..................................................................................4
1.4.Lịch sử, văn hóa...................................................................................5
1.5.Kinh tế, xã hội......................................................................................5
1.6.Thương mại, du lịch.............................................................................6
1.7. Công nghiệp, nông nghiệp..................................................................7
1.8.Cơ sở hạ tầng, giao thông....................................................................8
1.9. Đặc sản, ẩm thực.................................................................................9
2.Đặc điểm tình hình của phòng lao động thương binh và xã hội huyện Gia
Viễn, tỉnh Ninh Bình....................................................................................10
2.1.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của phòng lao động thương
binh và xã hội huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình........................................10
2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy của
phòng lao động thương binh và xã hội huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình..11
2.3. Hệ thống tổ chức bộ máy của phòng lao động thương binh và xã hội
huyện Gia Viễn.........................................................................................13
2.4. Các chính sách của phòng lao động – thương binh và xã hội đối với
cán bộ, nhân viên.....................................................................................15
2.4.1. Chính sách chung...........................................................................15
2.4.2. Chính sách riêng............................................................................15
2.4.3. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực..........................15
3. Thuận lợi và khó khăn của phòng lao động – thương binh và xã hội trong


việc thực thi nhiệm vụ, chức năng được giao..............................................17
3.1. Thuận lợi...........................................................................................17
3.2. Khó khăn...........................................................................................17
SVTH: Hoàng Thị Mai Phương


II. Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội...............................................................18
2.1.Người có công với cách mạng...........................................................18
III. Thực trạng, kết quả hoạt động trong lĩnh vực ưu đãi xã hội với người có
công với cách mạng.....................................................................................19
3.1.Quy mô, cơ cấu và nhu cầu của đối tượng thuộc phạm vi quản lý của
phòng lao động – thương binh và xã hội huyện Gia Viễn........................19
3.1.1.Nhu cầu của đối tượng....................................................................19
3.1.2.Quy mô và cơ cấu của đối tượng....................................................19
3.2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ của đối tượng tại
phòng lao động – thương binh và xã hội huyện Gia Viễn........................23
3 3.Tình hình thực hiện chính sách của nhà nước và quy định của địa
phương.....................................................................................................26
3.3.1.Theo quy định của nhà nước...........................................................26
3.3.2. Tình hình thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đố với người có
công tai địa phương..................................................................................36
3.3.3.Đánh giá tình hình thực hiện chính sách của phòng lao động –
thương binh và xã hội huyện Gia Viễn....................................................48
3.3.4.Những vướng mắc khi thực hiện chính sách...................................49
3. 4.Các chương trình chăm sóc người có công với cách mạng..............49
3.4.1.Tình hình thực hiện các chương trình đối với người có công với
cách mạng của nhà nước..........................................................................49
3.4.2.Tình hình thực hiện các chương trình đối với người có công với
cách mạng của địa phương.......................................................................54
3.5 .Nguồn lực thực hiện..........................................................................56

3.5.1. Nhà nước........................................................................................56
3.5.2.Các tổ chức và địa phương..............................................................57
3.6.Những vướng mắc khi thực hiện chính sách......................................57
3.6.1. Những tồn tại.................................................................................57
3.7.Kiến nghị, giải pháp...........................................................................58
3.7.1. Kiến nghị........................................................................................58
3.7.2. Giải pháp........................................................................................58
B. CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN...............................................................60
I. THÔNG TIN VỀ THÂN CHỦ.................................................................60
1.Mô tả về thân chủ :....................................................................................60
2.Thành phần gia đình:.................................................................................62
SVTH: Hoàng Thị Mai Phương


II. THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN..................................64
2.1. Tiếp cận và bước đầu xác định vấn đề của thân chủ.............................65
2. Tìm hiểu, phân tích thông tin về thân chủ................................................71
3. Phân tích nguyên nhân, xác định vấn đề ưu tiên......................................90
3.1. Cây vấn đề của thân chủ.......................................................................91
3.2. Sơ đồ phả hệ:.....................................................................................92
3.3. Sơ đồ sinh thái:.....................................................................................95
3.4. Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ..............................97
4. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề cho những vấn đề theo thứ tự ưu tiên..108
5. Triển khai các hoạt động trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề...............117
6. Lượng giá và chia tay thân chủ..............................................................118
7. Lượng giá, khuyến nghị.........................................................................119
7.1.Lượng giá.............................................................................................119
7. 2. Khuyến nghị.......................................................................................120

SVTH: Hoàng Thị Mai Phương



LỜI MỞ ĐẦU
Phát huy truyền thống quê hương trong ba cuộc kháng chiến lâu dài, gian
khổ, đầy thử thách hy sinh. Thấm nhuần lời dạy thiêng liêng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại : “ thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu
làm nô lệ”, lớp lớp con em ưu tú của quê hương Gia Viễn mang truyền thống
cờ lau tập trận đã lên đường giết giặc lập công cứu nước. Tuổi trẻ quê hương
Gia Viễn đã chiến đấu với khí phách : “ quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Suốt
9 năm kháng chiến chống Pháp, hơn 20 năm chống Mỹ và bọn phản động
quốc tế, quân dân Gia Viễn đã một lòng đoàn kết chiến đấu, chiến thắng oanh
liệt lập công suất sắc được Quốc Hội và Nhà nước tuyên dương đơn vị anh
hùng và anh hùng lực lượng vũ trang. Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ được phong
tặng danh hiệu dũng sĩ, chiến sĩ thi đua, chiến sĩ quyết thắng, được Nhà nước
tặng thưởng nhiều huân huy chương các loại, trong đó có huân huy chương
độc lập và 51 mẹ liệt sĩ đã được Nhà nước tôn vinh danh hiệu “ bà mẹ Việt
Nam anh hùng”.
Trong sự tích anh hùng và những chiến thắng đáng tự hào của dân tộc, của
quê hương đồng chiêm trũng, cũng để lại cho Đảng bộ, quân và dân huyện nhà
những tổn thất lớn lao khó có thể bù đắp được, đó là sự hy sinh cao cả của
3249 con em ưu tú của Gia Viễn , lên đường ra đi vĩnh viễn không trở về trong
ngày vui đại thắng, 2030 con em chiến sĩ cường tráng trước đây hôm nay mãi
mãi mang trong mình những thương tật, bện tật hiểm nghèo, trong đó có 56
thương bệnh binh nặng và đặc biệt ( một số đồng chí mù cả 2 mắt, cụt mất 2
chân, vết thương sọ não, tâm thần, ...) 1338 người trực tiếp và con cháu của họ
bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng chất độc hóa học trong chiến tranh
ở Việt Nam. Đó là chưa tính hàng ngàn chiến sĩ, cán bộ công nhân viên chức,
công nhân quốc phòng, thanh niên xung phong do lao động công tác chiến đấu
và phục vụ chiến đấu trong điều kiện đặc biệt khó khăn, gian khổ ác liệt của
chiến tranh mà sức khỏe suy giảm quá nhanh bất bình thường phải nghỉ hưu

non, nghỉ việc sớm.
Sự hy sinh cao quý và anh dũng của các anh hùng liệt sĩ, anh chị em thương
bệnh binh và người có công với cách mạng là biểu tượng đẹp đẽ nhất của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng mà Đảng bộ, quân và dân huyện nhà đã giương

1


cao và mãi mãi giương cao.Đảng bộ và quân dân huyện Gia Viễn mãi biết ơn
và kính trọng sâu sắc sự hy sinh cao quý của các anh hùng liệt sĩ , các bà mẹ
Việt Nam anh hùng , anh chị em thương bện binh và gia đình có công với
nước đã hy sinh máu xương sức lực vun đắp cho công cuộc cách mạng “ nở
hoa độc lập, kết quả tự do”, cho muôn đời phồn vinh, giàu đẹp.
Chình vì những lí do trên trong quá trình thực tập, nên em chọn đề tài
“Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại huyện Gia viễn,
tỉnh Ninh Bình và công tác xã hội với trẻ em có hành vi lệch chuẩn” để làm
báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Do đây là lần đầu đi thực tập nên bài báo cáo của em vẫn còn nhiều thiếu
sót rất mong được sự đóng góp chân thành của các thầy cô hướng dẫn để bài
báo cáo của em được hoàn hơn. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các bác
các anh chị tại phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Gia Viễn đã
giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Phòng. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc nhất tới thầy Th.S. Nguyễn Tuấn Long và thầy Th.S Nguyễn Trung
Hải đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Mai Phương

2



PHẦN ƯU ĐÃI XÃ HỘI
Chương I. Khái quát chung về huyện Gia Viễn.
I.Khái quát đặc điểm, tình hình chung của phòng lao động - thương binh
và xã hội huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình.
1.Đặc điểm tình hình huyện Gia Viễn.
1.1.Vị trí địa lý, diện tích, dân số, đơn vị hành chính.
Gia Viễn là vùng đất linh thiêng sinh ra người con Đinh Bộ Lĩnh, quê làng
Đại Hữu nay thuộc xã Gia Phương , đã cờ lau tập trận dẹp loạn 12 sứ quân
thống nhất sơn hà, lập nên nước Đại Cồ Việt, nhà nước phong kiến trung ương
tập quyền đầu tiên của nước Việt Nam. Tiếp nối truyền thống trong hai cuộc
đấu tranh bảo vệ tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân Gia Viễn quyết tâm tất cả vì
tiền tuyến với khẩu hiệu : “ Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một
người” lớp lớp con em của quê hương Gia Viễn lại hăng hái lên đường làm
nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Với
những thành tích và kết quả đạt được huyện Gia Viễn được Chủ tịch nước
phong tặng danh hiệu cao quý “ đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng bộ và nhân dân Gia
Viễn đã đạt được những thành tựu quan trọng. Kinh tế có tốc đọ tăng trưởng
khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hướng tăng tỷ trọng công nghiệp , dịch vụ và
du lịch, giảm tỷ trọng nông nghiệp; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất ,
cơ sở hạ tầng được tăng cường; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
được nâng lên; an ninh chính trị , trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc
phòng được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng và chính quyền ,
mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có nhiều chuyển biến tiến bộ. Phát
hu truyền thống, Đảng bộ và nhân dân huện Gia Viễn đã và đang quyết tâm
phấn đấu xâ dựng quê hương Gia Viễn ngày càng giàu đẹp.

3



1.2.Hành chính, đất đai.
Gia Viễn là một huện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Ninh Bình. Phía Tây
giáp huyện Nho Quan, phía Nam giáp huện Hoa Lư, phía Bắc giáp huyện Lạc
Thủy của tỉnh Hòa Bình và huyện Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam, phía Đông
giáp huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định qua sông Đáy.
Gia Viễn là huyện đồng chiêm trũng của tỉnh Ninh Bình có tổng diện tích
178.5 km2. Trong đó có 2.218 ha núi đá vôi, 9.382 ha đất nông nghiệp, còn lại
là sông ngòi. Địa hình không bằng phẳng được chia thành 3 vũng rõ rệt: vùng
núi đá vôi, vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng. Núi chiếm khoảng ¼ diện
tích tập trung nhiều ở phái Bắc huyện thuộc các xã Gia Hưng, Gia Hòa, Gia
Vân, Gia Lập, Gia Tân, Gia Thanh và tập trung ở cực Nam huyện thuộc xã
Gia Sinh. Các vùng khác chủ yếu là đồng bằng chiêm trũng như đầm cút và
các bãi sông Hoàng Long.
Gia Viễn có đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng , chịu ảnh hưởng
của khí hậu Bắc Trung Bộ. Lượng mưa hàng năm trên địa bàn huyện lớn
trung bình gần 2.000 mm. Là huyện có nhiều sông ngòi, lại là hạ lưu các sông
lớn, hệ sống đê bao bọc các xã vùng tả và vùng hữu ngạn sông Hoàng Long,
đồng ruộng chỗ cao chỗ thấp, nên Gia Viễn gặp rất nhiều khó khăn trong sản
xuất. Mùa khô hay bị hạn hán, mùa mưa thường bị lụt úng.
Gia Viễn gồm có Thị Trấn Me và 20 xã : Gia Xuân, Gia Tân, Gia Trấn, Gia
Lập, Gia Vân, Gia Hòa, Gia Thanh, Liên Sơn, Gia Vượng, Gia Phương, Gia
Thắng, Gia Tiến, Gia Trung, Gia Phong, Gia Minh, Gia sinh, Gia Lạc, Gia
Hưng, Gia Phú, Gia Thịnh.
1.3.Dân số, lao động.
Thống kê năm 2013, tổng dân số của Gia Viễn là 119.080 người, 35.368 hộ.
Mật độ dân số là 660 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 6,72% cao hơn
nhiều so với cả nước. Đây cũng chính là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho
phát triển kinh tế xã hội của Gia Viễn và tỉnh Ninh Bình nói chung.


4


Gia Viễn có tháp dân số trẻ với tỷ trọng dân số ở độ tuoir lao động chiếm
63,47% (2013). Trong tổng số 75.580 lao động, số người làm việc trong
nghành nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm 67,37%.
1.4.Lịch sử, văn hóa.
Theo tài liệu lịch sử địa danh, Gia Viễn xưa có tên là phủ Thiên Quan thuộc
trấn Thanh Hoa Ngoại( sau đổi thành trấn Thanh Bình, đến năm 1831 gọi là
tỉnh Hà Nam Ninh(cũ) nay tách ra 3 tỉnh: Hà Nam, Nam Đinh, Ninh Bình).
Nơi đây có câu “ của Thiên Quan, hoàn Đế Viên”, có nghĩa là Đế và Viên là 2
trung tâm thương mại của vùng Gia Viễn . Huyện Gia VIễn được các triều đại
phong kiến lập ra năm 669 với tên gọi đầu tiên là Như Viễn, sau đổi thành An
Viễn. Đến đời nhà Trần gọi là ghuyện Gia Viễn, theo tài liệu 1802 huyện Gia
Viễn có 12 tống gồm: Kỳ Vĩ, Trường Yên, Lê Xá, Đa Giá, Trì Hối, Đại Hữu,
Thanh Quyết, La Mai, Vân Trình, Quán Vinh, Uy Viễn, Viễn Đăng.
Năm 1953-1954, huyện Gia Viễn có 28 xã: Gia Phong, Gia Minh, Gia Lạc,
Gia Sinh, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Trấn, Gia Thanh, Gia Tân, Gia Xuân, Gia
Tiến, Gia Thắng, Gia Phương, Gia Thịnh, Gia Phú, Gia Vượng, Gia Lập, Gia
Sơn, Gia Lâm, Gia Thủy, Gia Tường, Gia Hưng, Gia Ninh, Gia Trung, Trường
Yên, Xích Thổ, Liên Sơn.
Ngày 27/4/1977, huyện Gia Viễn hợp nhất với huyện Nho Quan thành huyện
Hoàng Long, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Ngày 9/4/1981, tách huyện Gia Viễn
khỏi huyện Hoàng Long, tách các xã Gia Lâm, Gia Tường, Gia Thủy, Xích
Thổ nhập vào huyện Nho Quan và từ đó huyện Gia Viễn có 20 xã, trụ sở
huyện đóng tại xã Gia Vượng. Ngày 1/4/1986, thành lập Thị Trấn Me, huyện
lỵ với diện tích 89,3 ha, 3.297 nhân khẩu.
1.5.Kinh tế, xã hội.
Năm 2013 Gia Viễn đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,6%; tổng thu ngân

sách trên địa bàn đạt 96,13 tỷ đồng. Nhiệm vbij phát triển kinh tế - xã hội
những năm tiếp theo chỉ rõ: Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý để phát
triển bền vững; tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch, xây dựng
nông thôn mới, tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư và xủa lý nợ
đọng trên địa bàn; nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, xã hội; tăng
5


cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường, cải cách hành chính; tăng cường
quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Chú
trọng công tác bồi dưỡng cán bộ, xây dựng chính quyền trong sạch, vững
mạnh.
1.6.Thương mại, du lịch.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình, Gia Viễn là một đầu
mối thương mại, dịch vụ ở phía Bắc của tỉnh, giàu tiềm năng du lịch, văn hóa,
giải trí, ẩm thực.
Gia Viễn là vùng đất cổ, giàu truyền thống lịch sử. Đây là vùng đất “ sinh
vương, sinh thánh”, nơi đã sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng và thánh Nguyễn
Minh Không( Lý Quốc Sư). Huyện Gia Viễn có nhiều di tích lịch sử văn hóa
như:
- Động Hoa Lư: thuộc xã Gia Hưng, là căn cứ ban đầu của sứ quân Đinh Bộ
Lĩnh.
- Động Địch Lộng: là động đẹp được mệnh danh là “ Nam thiên đệ tam động”.
- Kẽm Trống: là danh thắng nổi tiếng từ xa xưa, nằm giữa Hà Nam và Ninh
Bình được tạo ra bởi sông Đáy và dãy núi hai bên bờ.
- Chùa Bái Đính: là chùa cổ gắn với nhiều sự kiện lịch sử. Hiện tại ở đây đã
xây dựng khu chùa mới với quy mô lớn, là chùa to nhất khu vực Đông Nam Á
hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
- Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh: là ngôi đền cổ, xây dựng tại nơi sinh ra danh nhân
Đinh Tiên Hoàng.

- Đền thánh Nguyễn: xưa là chùa Viên Quang Tự, tương truyền do quốc sư
Nguyễn Minh Không lập nên để tu hàn.
- Suối nước nóng Kênh Gà: là nơi đã được đầu tư phát triển du lịch giải trí,
chữa bệnh.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long: khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước
lớn nhất Bắc Bộ.
6


1.7. Công nghiệp, nông nghiệp.
-Về công nghiệp: những năm gần đây thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà
nước ta về : “ công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông ngiệp nông thôn”, huyện đã
giải phóng mặt bằng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển kinh tế tại địa
phương. Hiện nay, trên địa bàn có 3 khu, cụm công nghiệp đang hoạt động sôi
động và có hiệu quả đó là:
- Khu công nghiệp Gián Khẩu: nằm tại xã Gia Trấn và Gia Xuân với diện tích
93ha, cách thành phố Ninh Bình 10km, là điểm nút giao thông đi Hà Nội, các
tỉnh đồng bằng và vùng tây Bắc, cơ sở hạ tầng tốt, địa hình bằng phẳng. Các
cơ sở sản xuất công nghiệp vật liệu cao cấp, sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc
và dịch vụ thương mại, du lịch.
- Cụm công nghiệp Gia Sinh: Nằm tại xã Gia Sinh( khu vực Núi Đính) với
diện tích: 70 ha, cách thành phố Ninh Bình 10km. Thuận lợi: địa hình bằng
phẳng( trước đây đã được san lấp dự kiến xây dựng khu hóa chất), xa khu dân
cư, giàu nguyên liệu đá vôi, đất sét.Bố trí: Công nghiệp vật liệu xây dựng,
phân bón.
- Cụm công nghiệp Gia Vân: Xã Gia Vân với diện tích: 20 ha. Nằm cạnh khu
du lịch Vân Long, địa hình bằng phẳng. Bố trí: các làng nghề thủ công mỹ
nghệ, mây tre đan và dịch vụ du lịch.
-Nhân dân Gia Viễn cần cù lao động sáng tạo, chủ yếu làm nghề nông. Đất
nông nghiệp chiếm 52,56% tổng diện tích.

Từ nhiều năm nay huyện Gia Viễn đã chỉ đạo và khuyến khích nông dân thâm
canh tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng cây vụ đông, áp dụng khoa học kỹ
thuật vào đồng ruộng, đưa dưa bở vào trồng để tăng thu nhập từ 50 triệu đồng
đến 70 triệu đồng/ha/vụ ở xã Gia Thắng, Gia Tiến.
Chăn nuôi phát triển gắn với các mô hình kinh tế trang trại, gia trại. Có nhiều
con nuôi đặc sản như ba ba, ốc, ếch, nhím, gà đồi, dê núi....
1.8.Cơ sở hạ tầng, giao thông.
Giao thông đường bộ:
7


Huyện Gia Viễn có quốc lộ 1A đi qua 3 xã phía Đông với chiều dài hơn 4km.
Ngoài ra còn có 3 tuyến tỉnh lộ nối từ Thị Trấn Me đi là: tỉnh lộ 477 từ Gián
Khẩu đi Nho Quan; tỉnh lộ 477B qua Gia Phương, Gia Thắng, Gia Tiến đến cố
đô Hoa Lư và tỉnh lộ 477C qua Gia Thịnh, Gia Lạc, Gia Phong đến Quỳnh
Lưu.
Giao thông đường sông:
Giao thông đường thủy trên địa bàn huyện cũng khá thuận lợi với 2 tuyến
quốc gia là sông Hoàng Long và sông Đáy.
Theo quyết định số 2179/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2007 của UBND
tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Quy hoạch giao thông đường thủy nội địa
tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 thì Gia
Viễn có các cảng và các bến đò đường thủy sau:
-Cảng Đế: thuộc xã Gia Phú, huyện Gia Viễn.
-Cảng Gián Khẩu: thuộc Gia Trấn- Gia Viễn.
-Cảng chuyên dụng của nhà máy xi măng Vinakansai: thuộc xã Gia Tân,
huyện Gia Viễn.
-Các bến cảng sông khác: bến Gia Thanh, Bến 30, bến Đồng Chưa, bến Cầu
Quàng, bến Viến.
Hệ thống chợ Gia Viễn:

Gia Viễn có các chợ sau được xếp hạng chợ loại 2, 3 ở Ninh Bình:
- Chợ Dò: thôn Thượng Hòa, xã Gia Thanh
- Chợ Giá: Thôn An Ninh, xã Gia Hòa
- Chợ Gia Phú: Thôn Ngô Đồng, xã Gia Phú
- Chợ Gián Khẩu: Thôn Gián Khẩu, xã Gia Trấn
- Chợ Hối: Thôn Vân, Xã Gia Tân
- Chợ Liên Huy: Thôn Liên Huy, xã Gia Thịnh
8


- Chợ Me: Phố Mới, Thị Trấn Me
- Chợ Viến: Đội 9, xã Gia Hưng
- Chợ Hàng: Thôn Bình Khang, xã Liên Sơn.
* Đô thị Gia Viễn:
Theo quyết định số 769/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 của UBND tỉnh Ninh
Bình về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Ninh
Bình đến năm 2030, Gia Viễn có các đô thị sau:
-Thị trấn Gián Khẩu: Khu vực Gián Khẩu sẽ trở thành trung tâm huyện Gia
Viễn sau năm 2015.
-Thị Trấn Me: Dụ kiến di chuyển trung tâm huyện lỵ Gia Viễn từ Me về Gián
Khẩu. Thị trấn Me trở thành trung tâm dịch vụ, thương mại của huyện Gia
Viễn.
-Thị trấn Vân Long: Phát triển đô thị Vân Long trở thành thị trấn du lịch gắn
với khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long.
1.9. Đặc sản, ẩm thực.
Vùng quê Gia Viễn có một số đặc sản ẩm thực sau:
+ Mắm tép Gia Viễn là một đặc sản đặc trưng. Gia Viễn là miền quê được bao
bọc bởi sông Hoàng Long, sông Đáy và sông Bôi. Đây là vùng chiêm trũng
ngập nước của những ngọn núi đá vôi mọc lên từ những đầm nước ngọt.
Người dân vì thế vốn có nghề làm tép riu từ xa xưa. Người ta dùng tép riu làm

mắm, gọi là mắm tép. Nghề chế biến mắm tép là công việc bình thường, dân
dã ở mỗi gia đình để phục vụ phần chính nhu cầu đời sống, môt phần tiêu thụ
ra bên ngoài. Làm mắm tép phải theo mùa , khi tép ngon, béo. Người làng Gia
Viễn chỉ chọn loại tép riu làm nguyên liệu chế biến làm mắm, tép riu phải là
tép già, thân tròn, nhỏ con, màu xanh lam bởi tép gạo tuy to và nạc hơn nhưng
làm mắm lại không ngon.
+ Cá chuối Vân Long: Là đặc sản quý của đầm Vân Long, được phát hiện đầu
tiên ở hang Cá. Cá chuối Vân Long có thân hình to, tròn sống trong các hang
9


động ngập nước nên có hình dáng đặc trưng. Món cá chuối nướng Vân Long
là một đặc sản ẩm thực của vùng đất phía Bắc Gia Viễn.
+ Khoai lang Hoàng Long: Được trồng khá nhiều ở vùng bãi sông Hoàng
Long. Khoai lang Hoàng Long có ruột khoai vàng, bở, thơm, ngon ngọt.
+ Dê núi Ninh Bình là đặc sản của Ninh Bình nên có điều kiện phát triển tại
các khu du lịch lớn như chùa Bái Đính, Vân Long-Kênh Gà. Đoạn quốc lộ 1A
qua Gia Viễn dài gần 4km cũng phát triển đặc sản ẩm thực này.
2.Đặc điểm tình hình của phòng lao động thương binh và xã hội huyện
Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
2.1.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của phòng lao động thương
binh và xã hội huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình.
Phòng lao động - thương binh xã hội huyện Gia Viễn được tách ra từ
phòng Nội vụ lao động – thương binh và xã hội từ tháng 4 năm 2008. Để thực
hiện tốt nhiệm vụ của công cuộc đổi mới, phù hợp với tâm tư, tình cảm và
nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong huyện, đã tạo nên khí
thế và động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ và các cấp, nghành trong huyện Gia
Viễn vững bước, tin tưởng quê hương Gia Viễn ngày một vững mạnh, phồn
vinh.
Sau khi Phòng lao động – thương binh xã hội được tách từ Phòng nội vụ lao

động - thương binh và xã hội,hiện nay phòng đã và đang thực hiện tốt các
chức năng, nhiệm vụ đúng với tinh thần của phòng. Phòng Lao động – thương
binh xã hội huyện Gia Viễn hiện nay dưới sự lãnh đạo của cấp trên và đội ngũ
chuyên viên làm công tác lao động – thương binh xã hội có sự chuyên nghiệp,
có đầy đủ các phẩm chất, đạo đức trong nghành với sự nhiệt huyết và tận tụy
với công việc đây là một tiền đề lớn cho sự phát triển của phòng lao động –
thương binh xã hội khi thực thi các chính sách.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy của
phòng lao động thương binh và xã hội huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

10


+ Chức Năng.
- Phòng lao động – thương binh và xã hội là cơ quan chuyên môn thược
UBND huyện Gia Viễn tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện
một số nhiệm, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy
định của pháp luật.
- Phòng lao động – thương binh và xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng, chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp
huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Sở lao động – thương binh và xã hội.
+ Nhiệm Vụ.
Trình ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định; chỉ thị; quy hoạch,
kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án chương trình trong lĩnh vực
lao động; người có công và xã hội; cải cách hành chính; xã hội hóa thuộc lĩnh
vực quản lý được giao;
Trình Chủ tịch UBND cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động;

người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND cấp
huyện;
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề
án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn
huyện sau khi được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao;
Giúp UBND cấp huyện qunr lý nhà nước đối với tổ chức, kinh tế tập thể, kinh
tế tư nhân, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các xã hội và các tổ chức phi
chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động người có công và xã
hội theo quy định của pháp luật;
Hướng dẫn kiểm tra việ thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở
bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ
nạn xã hội, bình đẳng giới;

11


Cụ thể:
Xây dựng UBND huyện phương hướng, nhiệm vụ công tác LĐTBXH trên địa
bàn và triển khai phương hướng, nhiệm vụ được phê duyệt.
Hướng dẫn và chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, hướng dẫn hực hiện
pháp luật, chế độ chính sách, chế độ về lĩnh vực lao động, nghĩa vụ lao động
công ích và chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu
lao động.
Kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội.
Quản lý các nguồn kinh phí về lĩnh vực lao động- thương binh và xã hội của
huyện theo quy định.
Quản lý nghĩa trang liệt sỹ và các công trình bia ghi công liệt sỹ ở các cấp
huyện.
Xem xét giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực lao động – thương

binh và xã hội........

12


2.3. Hệ thống tổ chức bộ máy của phòng lao động thương binh và xã hội
huyện Gia Viễn.
ST
T

Họ và tên

Hà Giang
Nam

1

Giới
tính

Nam

Chức vụ

Trưởng
phòng

Nhiệm vụ
-Quản lý chung về hoạt động
của phòng.

-Chịu trách nhiệm phân công,
công tác các cán bộ trong
phòng.
-Xấy dựng kế hoạch và tổng
hợp các báo cáo các mặt công
tác của phòng.
-Chịu trách nhiệm trước
UBND, Chủ tịch UBND và
trước pháp luật về toàn bộ
hoạt động của phòng.
-Là người giúp Trưởng
phòng, chịu trách nhiệm
trước trưởng phòng và trước
pháp luật về nhiệm vụ được
giao.

2

An Thị Mùi

Nữ

Phó phòng

-Phụ trách mảng phòng
chống tệ nạn xã hội.
-Trực tiếp phụ trách mảng
BTXH.
-Quản lý và theo dõi các đối
tượng nghiện ma túy trên địa

bàn huyện.

13


-Bình đẳng Giới
-Giải quyết các trường hợp
được hưởng BHXH.
3

Đặng Anh Mỵ

Nữ

Phó phòng

-Thực hiện chi trả chế độ
chính sách, chế độ đãi ngộ.
-Tổng hợp báo cáo công việc
chung của phòng.

4

5
6

7

Nguyễn Thị
Thùy Dương


Nữ

Chuyên
Viên

-Kế toán trưởng.
-Tổ tài chính, tài sản, kế toán
vụ.
Chính sách người có
công:Hướng dẫn thực hiện
các chính sách NCC, giúp đỡ
người có công, các công trình
ghi công liệt sĩ.....

Nguyễn Văn
Sơn

Nam

Chuyên
Viên

Nguyễn Thị
Xuyên

Nữ

Chuyên
viên


-Tổ xóa đói giảm nghèo.

Đinh Kim
Trường

Nam

Chuyên
viên

-Quản lý hồ sơ NCC, nhận và
bàn giao hồ sơ.

-Quản lý lao động.

-Tổ giải quyết khướu nại,
tranh chấp
8

Đinh Anh
Tuấn

Nam

Chuyên
viên

-Tổ bảo vệ chăm sóc trẻ em.
-Văn thư, lưu trữ


14


2.4. Các chính sách của phòng lao động – thương binh và xã hội đối với
cán bộ, nhân viên.
2.4.1. Chính sách chung.
Đó là chính sách áp dụng cho tất cả mọi loại hình, tổ chức, cơ quan, xí
nghiệp, doanh nghiệp mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra, chẳng hạn như:
- Chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế
- Chính sách tiền lương cho cán bộ chuyên viên áp dụng theo bậc nghành cụ
thể( lương đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp)
- Chính sách bồi dưỡng đào tạo theo quy định của pháp luật
- Chính sách chấp hành điều lệ, luật của Đảng và Nhà nước.
2.4.2. Chính sách riêng.
Đó là chính sách đước áp dụng riêng cho toàn phòng lao động- thương binh
và xã hội huyện Gia Viễn. Những chính sách này nhằm động viên, khuyến
khích tinh thần làm việc cho các cán bộ chuyên viên, tạo sự say mê trong công
việc dẫn đến sớm đạt được mục tiêu và kết quả mong muốn. Bao gồm những
chính sách sau:
- Chính sách thăm hỏi động viên cán bộ chuyên viên trong khó khăn, vướng
mắc gặp nhiều rủi ro tyrong công việc cũng như cuộc sống: Ví dụ: những cán
bộ bị ốm nằm viện cơ quan sẽ tổ chức thăm hỏi.
- Chính sách động viên khuyến khích cán bộ: Ví dụ: Tặng giấy khen cho
những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công việc.
- Chính sách tăng cường mối quan hệ giữa các cán bộ chuyên viên và giữa
lãnh đạo và chuyên viên trong các phòng thông qua các hình thức như giao
lưu văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao, cùng nhau đi nghỉ mát du lịch...
2.4.3. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
+ Mục tiêu của chính sách: Nâng cao chất lượng làm việc của cán bộ trong

phòng; phát huy hết khả năng sáng tạo, năng lực công tác ở mỗi nhân sự góp
15


phần thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển vững mạnh của tổ chức đáp ứng được
nhu cầu trước mắt và lâu dài trong lĩnh vực lao động- TBXH trên địa bàn
huyện. Đồng thời việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một mặt vừa giúp
cán bộ chuyên viên có kiến thức sâu rộng, năng lực quản lý, năng lực chuyên
môn cao hơn mặt khác vừa tạo ra được đội ngũ cán bộ dự trữ có chất lượng tốt
trong tương lai.
+ Điều kiện để phát triển nguồn nhân lực:
- Trước hết đối tượng được đào tạo phải là cán bộ thuộc biên chế của cơ quan.
- Là những đối tượng phải có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn.
- Việc đào tạo nguồn nhân lực phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của cơ
quan. Ví dụ: Cuối năm cơ quan phải làm rất nhiều việc: Tổng kết cuối năm,
xếp loại thi đua khen thưởng, vạch ra nhiệm vụ mục tiêu cho năm tới....Do vậy
vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cơ quan khó có thể đáp ứng được
cho cán bộ chuyên viên trong tổ chức.
+ Các chế độ được hưởng:
- Đối với cán bộ được cử đi học sẽ được cơ quan hỗ trợ hoàn toàn hết khóa
học từ học phí đến tài liệu.
- Các cán bộ được hưởng lương hàng tháng theo quy định của Nhà nước.
- Được ưu tiên thời gian ôn thi.
+ Yêu cầu đối với đối tượng được đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Cán bộ đi học vẫn phải đảm bảo phần công tác được giao
- Trong quá trình học tập phải có trách nhiệm với kiến thức được đào tạo; phải
thường xuyên báo cáo kết quả học tập nghiên cứu cho thủ trưởng cơ quan;
phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế nơi học tập đề ra.
- Đào tạo xong cán bộ chuyên viên đi học phải có đủ khả năng, năng lực cả về

chuyên môn lẫn kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu công tác của cơ quan.

16


- Tuyệt đối không được sử dụng thời gian đi học để làm công việc tư nhân như
mở công ty sản xuất kinh doanh, dùng tiền hỗ trợ của cơ quan để buôn bán
hoặc đầu tư vào những công việc không đúng với mục tiêu ban đầu đề ra.
3. Thuận lợi và khó khăn của phòng lao động – thương binh và xã hội
trong việc thực thi nhiệm vụ, chức năng được giao.
3.1. Thuận lợi.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Thị Ủy, HĐND, UBND trong việc thực hiện
các nhiệm vụ cảu nghành.
- Được sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phòng làm việc đầy đủ các
trang thiết bị; thông tin liên lạc để phục vụ cho các hoạt động của phòng.
- Cán bộ của phòng đều được đào tạo từ trình độ đại học trở lên, có trình độ
chính trị từ trung cấp trở lên, vì vậy vừa có chuyên môn nghiệp vụ và trách
nhiệm cao trong công việc. Mặt khác các cán bộ của phòng là đội ngũ cán bộ
trẻ nên rất nhiệt tình năng động trong công việc , giải quyết các công việc một
cách bài bản khoa học.
Chính sách của Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt chú ý đến công tác lao
động – thương binh và xã hội. Đây là cơ sở thuận lợi để công tác chăm sóc
người có công tại huyện Gia Viễn đạt kết quả cao.
3.2. Khó khăn
Đối tượng chính sách người có công trên địa bàn huyện Gia Viễn có số
lượng khá lớn, lại nằm ở nhiều xã phường. Trong đó có những gia đình chính
sách có hoàn cảnh sống khó khăn, cần trợ giúp thường xuyên nên việc giúp đỡ
các đối tượng trên gặp nhiều khó khăn không được chủ động.
Đội ngũ cán bộ tuy đầy đủ nhưng một số ít đào tạo đúng nghành, đôi khi
khối lượng công việc nhiều không giải quyết kịp thời các chế độ chính sách

cho người có công.
Các trang thiết bị về lưu trữ hồ sơ chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa đủ khó
khăn trong việc lưu trữ hồ sơ, khối lượng hồ sơ thì quá nhiều chưa có chỗ lưu
trữ họp lý dẫn đến nhiều hồ sơ bị rách, khó tìm.
17


II. Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội
2.1.Người có công với cách mạng
2.1.1.Các đối tượng quy định tại Điều 2, Pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội và điều 1, Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 ngày 21/6/2007
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng.
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng
khởi nghĩa 19 tháng 08 năm 1945;
Liệt sĩ;
Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và anh hùng lao động;
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
Bệnh binh;
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày;
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm
nghĩa vụ quốc tế;
Người có công giúp đỡ cách mạng;
2.1.2.Thanh niên xung phong theo quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày
27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quyết định quy định về chế độ đối với
thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến;

2.1.3.Quân nhân, cán bộ theo Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 15/4/1999 của
Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong
thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và
18


quân nhân, cán bộ được Đảng cử lại Miền Nam sau hiệp định Gionevo năm
1954.
2.1.4.Đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng
chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo quyết định số
290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 và quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày
6/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số
290/2005/QĐ-TTg.
2.1.5.Các đối tượng chính sách khác theo quy định của pháp luật.
2.Thân nhân người có công với cách mạng
Tại các điểm nêu trên.
III. Thực trạng, kết quả hoạt động trong lĩnh vực ưu đãi xã hội với người
có công với cách mạng.
3.1.Quy mô, cơ cấu và nhu cầu của đối tượng thuộc phạm vi quản lý của
phòng lao động – thương binh và xã hội huyện Gia Viễn
3.1.1.Nhu cầu của đối tượng
- Chăm sóc sức khỏe ( bảo hiểm y tế, điều trị điều dưỡng...), giáo dục đào tạo,
phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình đối với người có công có nhu cầu.
-Được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước. Cụ thể:
Trợ cấp hàng tháng, hoặc trợ cấp một lần.
Giáo dục đào tào dạy nghề, việc làm cho thân nhân người có công.
Hỗ trợ làm nhà ở.
Ưu đãi trong giáo dục đối với con của người có công với cách mạng...
3.1.2.Quy mô và cơ cấu của đối tượng.
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945.

STT

Đối tượng

Số lượng

1

Diện thoát ly

6

2

Diện không thoát ly

8

19


Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tiền khởi nghĩa
19/8/1945 trên địa bàn huyện gia Viễn có tổng số 11 đối tượng.
Bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng
lao động trong kháng chiến hiện nay trên địa bàn huyện Gia Viễn có 14/51 đối
tượng là Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống.
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tổng số lượng đối
tượng là 867 người. Trong đó
- Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 21% - 60% có 715 người.
- Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% - 80% có 113 người.

- Thương binh suy giảm khả năng lao đông từ 81% trở lên có 29 người.
- Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thương đặc
biệt nặng có 10 người.
Thương binh loại B trên địa bàn huyện Gia Viễn hiện nay có tổng số lượng đối
tượng là 30 người. Trong đó:
- Thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 21% - 60% có 27 người.
- Thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 61% - 80% có 2 đối
tượng.
- Thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có 1 người.
Bệnh binh trên địa bàn huyện Gia Viễn hiện nay có tổng số 872 đối tượng.
Trong đó:
- Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 41% - 50% có tổng số là 32 người.
- Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 51% - 60% có tổng số lượng đối
tượng là 66 người.

20


- Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% - 70% có tổng số lượng đối
tượng là 715 người.
- Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 71% - 80% có tổng số lượng đối
tượng là 47 người.
- Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% - 90% có tổng số lượng đối
tượng là 11 người.
- Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt
nặng có tổng số lượng là 1 người.
Quân nhân tham gia kháng chiến có tổng số lượng đối tượng là 48 người trong
tổng số 21 xã trên địa bàn huyện Gia Viễn hiện nay. Trong đó:
ST
T


Đối tượng

Số lượng

1

Quân nhân tham gia kháng chiến (QĐ 142 )

38

2

Quân nhân tham gia kháng chiến ( QĐ 53 )

7

3

Người hưởng theo QĐ 62/QĐ-Ttg

3

(người)

Người phục vụ thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Gia Viễn hiện nay
có tổng số lượng đối tượng là 74 người. Trong đó:
+ Người phục vụ thương binh, thương binh loại B ở gia đình có tổng số đối
tượng là 38 người:
- Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có 28 đối tượng.

- Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thưng đặc biệt nặng có 10
đối tượng.
+ Người phục vụ bệnh binh ở gia đình có tổng số đối tượng là 14 người:
- Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có 13 đối tượng.

21


- Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng có 1
đối tượng.
+ Phục vụ mẹ Việt Nam anh hùng có tổng số đối tượng là 14 người.
+ Phục vụ chất độc hóa học 81% trở lên có tổng số đối tượng là 8 người.
Người có công giúp đỡ cách mạng, trong đó người có công giúp đỡ cách
mạng trước T8/1945 hưởng trợ cấp hàng tháng là 1 đối tượng.
Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày trên địa bàn có tổng là 39
đối tượng. Trong đó người hoạt động kháng chiến và con đẻ của người hoạt
động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tổng số 907 đối tượng.
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tổng số 585 đối
tượng, trong đó bệnh binh:
- Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên ( mức 1 BL) có 19
đối tượng. Và có 8 đối tượng bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 81%
trở lên.
- Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% - 80% là 32 đối tượng.
- Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 41% - 60% là 444 đối tượng.
- Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động 41% - 60% ( TBB) là 81 đối
tượng.
- Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 21% - 40% là 1 đối tượng.
- Con đẻ còn sống của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
học có 322 tổng số đối tượng, trong đó:
- Bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong sinh hoạt có 73 đối tượng.

- Bị dị dạng, dị tật nặng, suy giảm khả năng lao động trong sinh hoạt có 249
đối tượng.
* Trợ cấp tiền tuất cho 1.163 đối tượng, trong đó:
Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sỹ là 872 đối tượng.
22


×