Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận luật TTDS 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.96 KB, 16 trang )

Đề số 06: Một số vấn đề về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án
trong tố tụng dân sự theo quy định của BLTTDS năm 2015.
Lời mở đầu
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm
2016 đã đáp ứng nhu cầu mong mỏi trong quá trình áp dụng thực tiễn pháp
luật tại Việt Nam. Bên cạnh việc sửa đổi những quy định cũ để đưa vào Bộ
luật tố tụng mới, tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã được bổ sung nhiều
quy định mới về nhiều vấn đề.Trong đó, vấn đề về thẩm quyền giải quyết việc
dân sự của Tòa án nhân dân cũng có những thay đổi nhất định. Cũng giống
như nhiều nơi trên thế giới, tại Việt Nam, Tòa án nhân dân là cơ quan giữ
quyền tư pháp, là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Do đó, việc xác định thẩm quyền của Tòa án có ý nghĩa quan trọng
trong việc giải quyết các vụ việc dân sự. Ở phạm vi nghiên cứu, người viết chỉ
đề cập đến thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án nhân dân theo quy
định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

1


I. Một số vấn đề lí luận chung về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của
Tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
1. Khái niệm thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án
Theo từ điển Tiếng Việt, “thẩm quyền là quyền xem xét để kết luận và
định đoạt một vấn đề theo pháp luật”. Trong từ điển luật học định nghĩa về
thẩm quyền, “thẩm quyền là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động quyết
định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống thuộc Bộ máy Nhà nước do
pháp luật quy định”. Tại điều 1 BLTTDS 2015 quy định Tòa án giải quyết các
tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại,
lao động. Các tranh chấp, yêu cầu phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự,
hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động được Tòa án thụ lí giải
quyết được gọi là vụ việc dân sự. Trong đó, những vụ việc dân sự mà Tòa án


giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ các bên được gọi là vụ án dân
sự; những vụ việc dân sự mà Tòa án không giải quyết tranh chấp về quyền và
nghĩa vụ giữa các bên mà chỉ giải quyết yêu cầu được gọi là việc dân sự.Từ
những quy định trong Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 về cơ cấu tổ chức và
thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015, chúng ta
có thể hiểu thẩm quyền giải quyết việc dân sự của tòa án nhân dân là toàn bộ
những quyền của một tòa án hoặc các tòa án trong hệ thống tòa án nhân dân
do pháp luật quy định, theo đó tòa án nhân dân được tiến hành xem xét, giải
quyết những việc dân sự cụ thể theo quy định của pháp luật tố tụng.
2. Ý nghĩa việc xác định thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo
quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết việc dân sự tránh tình trạng
chồng chéo, đùn đẩy công việc cho nhau giữa các TAND; còn là cơ sở để
tránh mất thời gian xét xử, tốn kém và đảm bảo việc thi hành án đạt hiệu quả;
Ngoài ra, việc xác định đúng thẩm quyền để đảm bảo cho bên yêu cầu bảo vệ
được quyền và lợi ích hợp pháp của mình không chỉ ở cấp sơ thẩm, mà còn
đảm bảo các cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm về sau.
2


II. Những quy định về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án
trong tố tụng theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
1. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo việc dân sự
1.1. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Thứ nhất, yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người
mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi dân sự (khoản 1 điều 27). Nhóm
những người trên là nhóm người thành niên nhưng vì lí do thể trạng hoặc tinh
thần bị khiếm khuyết mà không đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi.
Theo yêu cầu của những chủ thể này hoặc những người liên quan, cơ quan tổ

chức hữu quan, trên cơ sở giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định
những chủ thể này là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi,
người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
đồng thời chỉ định người giám hộ, người đại diện cho những người này, xác
định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ, người đại diện. Trường hợp nhóm
những người trên khôi phục bình thường khả năng nhận thức và làm chủ hành
vi, thì theo yêu cầu của người liên quan, cơ quan tổ chức hữu quan, Tòa án
tuyên bô hủy bỏ quyế định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự,
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ
hành vi dân sự. Trong quy định trên, đối tượng người có khó khăn trong nhận
thức và làm chủ hành viđược bổ sung trong BLTTDS năm 2015.
Thứ hai, tại khoản 2, 3, 4 điều 27 BLTTDS năm 2015, các yêu cầu
thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lí tài sản của người
đó; yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích;
yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết. Khi
xuất hiện việc vắng mặt của cá nhân tại nơi cư trú trong thời gian lâu dài sẽ
xuất hiện các sự kiện pháp lí về nhân thân, về tài sản, về quyền và nghĩa vụ
khác của người đó. Khi nhận được yêu cầu từ những người liên quan với yêu
cầu Tòa án tuyên một người là vắng mặt, mất tích, chết, Tòa án khi nhận được
3


đơn yêu cầu và tài liệu chứng cứ sẽ xem xét và quyết định tuyên hay bác bỏ
yêu cầu. Trường hợp Tòa án đã tuyên một người là vắng mặt, mất tích, hay
chết mà người đó trở về hoặc có căn cứ cho rằng họ đã có mặt tại nơi cư trú
thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án sẽ hủy bỏ quyết
định tuyên bố người đó là mất tích, hoặc đã chết.
Thứ ba, yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành
chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận, bản án, quyết định về

dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính
của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam (khoản 5
điều 27 BLTTDS năm 2015).
Thứ tư, yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu (khoản 6 điều 27
BLTTDS năm 2015). Nghĩa vụ chứng minh thuộc bên yêu cầu, bên yêu cầu
và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa
ántuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
Thứ năm, hai yêu cầu về dân sự tại khoản 7, 8 điều 27 BLTTDS 2015
được bổ sung mới, cụ thể yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài
Tòa án. Quy định này giúp cụ thể hóa nguyên tắc tại điều 5 Quyền quyết định
và tự định đoạt của đương sự và mặt khác, việc công nhận của Tòa án tạo cơ
chế đảm bảo đảm thi hành án. Và yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ
Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người quản lí đối với tài sản
vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 2 điều 470
BLTTDS năm 2015, quy định này đảm bảo quyền dân sự liên quan với
những trường hợp xác định quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ. Theo đó, các
chủ thể được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật sẽ được Nhà nước công
nhận quyền sở hữu bằng quyết định có hiệu lực của Tòa án.
Thứ sáu, yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân
chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi
hành án dân sự (khoản 9 điều 27 BLTTDS năm 2015).
4


Cuối cùng, các yêu cầu khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật
(khoản 9 điều 27 BLTTDS năm 2015).
1.2. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án
Thứ nhất, yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật (khoản 1 điều 29

BLTTDS năm 2015). Việc kết hôn trái pháp luật được quy định cụ thể trong
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các văn bản hướng dẫn, có thể hiểu là
việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng kí kết hôn nhưng vi phạm điều kiện
kết hôn. Theo đó, khi xuất hiện tình trạng này, người có quyền yêu cầu Tòa án
hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án xem xét và ra quyết định hủy việc kết
hôn trái pháp luật, gửi bản sao cho cơ quan đã thực hiện việc đăng kí kết hôn.
Căn cứ vào bản sao quyết định của Tòa án, cơ quan đăng kí kết hôn sẽ tiến
hành xóa đăng kí kết hôn trong Sổ Đăng kí kết hôn.
Thứ hai, yêu cầu công nhận thuận tình li hôn, thỏa thuận nuôi con,
chia tài sản khi li hôn (khoản 2 điều 29 BLTTDS năm 2015).Cơ sở pháp lý
của loại việc này xuất phát từ Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình
2014: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại
Tòa án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã
thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án
công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận
nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của của vợ và con thì Tòa án
giải quyết việc ly hôn”.Trong thực tế, giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình
li hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi li hôn phức tạp và mất thời gian
hơn so với việc giải quyết vụ án. Còn đối với trường hợp hòa giải đoàn tụ
không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết

5


việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản
khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết.
Thứ ba, yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người
trực tiếp nuôi con sau khi li hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp

nuôi con sau khi li hôn của cơ quan tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp
luật về hôn nhân và gia đình (khoản 3 điều 29 BLTTDS năm 2015). Khi điều
kiện kinh tế từ cha, mẹ sau khi li hôn có sự thay đổi vì những lí do khác nhau,
trên cơ sở quyền lợi của cha, mẹ và con, với nguyên tắc tự định đoạt của các
bên, pháp luật cho phép các bên cha mẹ có quyền yêu cầu Tòa án công nhận
sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con. BLTTDS năm 2015 đã bổ
sung trường hợp Tòa án được quyền công nhận việc thay đổi người trực tiếp
nuôi con sau ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.
Thứ tư, yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên hoặc thăm nom con sau khi li hôn (khoản 4 điều 29 BLTTDS năm 2015).
Theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014, khi cha, mẹ đã bị kết án về
một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm
của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông coi, chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống trụy lạc,…thì
theo yêu cầu của cơ quan tố chức, cá nhân theo quy định của pháp luật tố
tụng, Tòa án ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục
con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Đối với người còn lại được quyền
thăm nom, chăm sóc con, tuy nhiên, lạm dụng việc thăm nom con để gây ảnh
hưởng xấu đến con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn
chế quyền thăm nom côn của người đó.
Thứ năm, yêu cầu chấm dứt việc nuôi con (khoản 5 điều 29 BLTTDS
năm 2015). Vì những nguyên nhân khác nhau như mục đích của việc nuôi con
nuôi không đạt được hoặc vi phạm các quy định tại điều 13 Luật nuôi con
nuôi 2010, thì pháp luật cho phép cha mẹ nuôi, con nuôi đã thành niên, cha
mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi; cơ quan lao động thương binh xã
6


hội, Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án chấm dứt việc nuôi con
nuôi.

Thứ sáu, yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo (khoản 6 điều 29 BLTTDS năm 2015). Những yêu cầu Tòa án công nhận
hoặc không công nhận liên quan đến việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
có thể kể tới như: công nhận thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo,
công nhận cha mẹ cho con hay con cho cha mẹ khi thực hiện việc mang thai
bằng kĩ thuật thụ tinh nhân tạo, hay thụ tinh trong ống nghiệm…Những quy
định này nhằm tương thích và phù hợp với quy định của Luật hôn nhân và gia
đình 2014.
Thứ bảy, yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia
tài sản chung trong thời kì hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết
định của Tòa án (khoản 7 điều 29 BLTTDS năm 2015).
Thứ tám, lần lượt tại các khoản 8, 9, 10, 11 điều 29 BLTTDS năm
2015, yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng theo
quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình; yêu cầu công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án
nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công
nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc
cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt
Nam; yêu cầu xác định cha mẹ cho con hoặc con cho cha mẹ theo quy định
của pháp luật hôn nhân và gia đình. Ngoài ra, Tòa án có thẩm quyền giải
quyết yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền
giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
1.3. Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án
Thứ nhất, yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị
quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp
(khoản 1 điều 31 BLTTDS năm 2015). Trong cơ cấu tổ chức của công ti cổ
7



phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn thì Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội
đồng thành viên có quyền hạn đưa ra ý kiến và bỏ phiếu theo thẩm quyền và
lợi ích của mình, được diễn ra theo trình tự, thủ tục do

pháp luật quy định.

Tuy nhiên trên thực tế, không phải mọi quyết định đều đúng với pháp luật và
điều lệ công ty, nên để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, các cổ đông và
thành viên có thể yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định theo quy định pháp luật.
Thứ hai, yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam
giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương
mại (khoản 2 điều 31 BLTTDS năm 2015). Việc quy định các thẩm quyền
trọng tài giải quyết do các bên thỏa thuận lựa chọn tại sự linh hoạt trong quá
trình giải quyết các vấn đề kinh doanh, thương mại. Song, để đạt được hiệu
quả khi phương thức giải quyết bằng trọng tài không đạt được hiệu quả, pháp
luật tố tụng dân sự quy định các yêu cầu liên quan đến việc trọng tài thương
mại giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án bao gồm: chỉ định
trọng tài viên, thay đổi trọng tài viên, hủy phán quyết trọng tài, đăng kí phán
quyết trọng tài, các việc dân sự khác mà pháp luật về trọng tài thương mại
Việt Nam có quy định.
Thứ ba, yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật
về hàng không dân dụng, về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu
bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án (khoản 3 điều 31 BLTTDS năm
2015). Khi có yêu cầu, Tòa án cấp tỉnh nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa mà
tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc các địa phận các tỉnh thành phố
khác nhau, thì Tòa án cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ
đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó.
Thứ tư, yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận,

bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài mà không
có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt
8


Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài (khoản 4,
khoản 5 điều 31 BLTTDS năm 2015). Thực tiễn cho thấy quy định pháp luật
về giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài ở
nước ta còn hạn chế, nên đa phần do Tòa án nước ngoài giải quyết. Vì vậy,
khi bản án, quyết định của Tòa án, trọng tài nước ngoài muốn được thi hành
tại Việt nam thì các bên có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận
thì phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định.
Cuối cùng, các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại trừ trường hợp
thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của
pháp luật (khoản 6 điều 31 BLTTDS năm 2015).
1.4. Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Theo điều 33 BLTTDS năm 2015, các yêu cầu về lao động thuộc thẩm
quyền của Tòa án gồm: yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao
động tập thể vô hiệu; yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công; yêu cầu
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của tòa
án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án
nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; yêu cầu công nhận và
cho thi hành quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài; và các yêu cầu
khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ
chức khác theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo các cấp
Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án các cấp là quyền của
từng cấp Tòa án trong hệ thống Tòa án thực hiện các thủ tục giải quyết một
việc dân sự cụ thể theo thủ tục sơ thẩm. Việc phân định giải quyết việc dân sự
theo thủ tục sơ thẩm giữa TAND cấp Huyện và TAND cấp Tỉnh chịu sự điều

chỉnh của quy định về tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân.
2.1. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp Huyện

9


Về nội dung việc dân sự, BLTTDS năm 2015 đã mở rộng thẩm quyền
giải quyết việc dân sự cho TAND cấp Huyện, theo đó, TAND cấp Huyện có
thẩm quyền giải quyết hầu hết những việc dân sự thuộc thẩm quyền chung về
dân sự của Tòa án. Tại điều 35 BLTTDS năm 2015 quy định TAND cấp
Huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những yêu cầu sau: thứ
nhất, yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10 điều
27; thứ hai, yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4,
5, 6, 7, 8, 10, 11 điều 29; thứ ba, yêu cầu về kinh doanh thương mại tại khoản
1 và 6 điều 31; thứ tư, yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1, 2, 5 điều 33.
Về tính chất việc dân sự, nếu những yêu cầu dân sự nêu trên có một
trong các yếu tố sau thì cần phải xem xét: yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp
luật, các yêu cầu về nhận cha mẹ con, nuôi con nuôi, giám hộ giữa công dân
Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư
trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của pháp luật thì thuộc
thẩm quyền TAND cấp Huyện (khoản 4 điều 35 BLTTDS năm 2015).
2.2. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh
Tại điều 37 BLTTDS năm 2015 quy định thẩm quyền giải việc dân sự
của TAND cấp Tỉnh như sau: yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh thương mại, lao động theo quy định tại các điều 27, 29, 31 và 33 của
BLTTDS năm 2015; những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND
cấp Tỉnh quy định tại khoản 3 điều 35 BLTTDS 2015 (hướng dẫn tại Điều 7
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012); ngoài ra, tại khoản 2 điều
37 còn quy định TAND cấp Tỉnh có thẩm quyền giải quyết việc dân sự theo
thủ tục sơ thẩm mà thẩm quyền đó thuộc TAND cấp Huyện quy định tại điều

35 BLTTDS 2015 mà xét thấy cần thiết, TAND cấp Tỉnh có thể tự mình lấy
lên để giải quyết hoặc theo đề nghị của TAND cấp Huyện.
BLTTDS 2015 đã bổ sung thẩm quyền của các Tòa chuyên trách cấp
Tỉnh bao gồm: Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa kinh
tế, Tòa lao động. Tại điều 38 quy định những Tòa chuyên trách có thẩm
10


quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những yêu cầu tương ứng về dân sự,
hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của
TAND cấp tỉnh tại điều 37 BLTTDS 2015; giải quyết theo thủ tục phúc thẩm
những việc mà quyết định dân sự chưa có hiệu lực của TAND cấp Huyện bị
kháng cáo, kháng nghị theo quy định của BLTTDS 2015. Cần chú ý một số
quy định về việc không thay đổi thẩm quyền giải quyết của TAND cấp Huyện
và TAND cấp Tỉnh khi đã thụ lí quy định tại khoản 5 điều 7 Nghị quyết
03/2012/NQ-HĐTP.
3. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo lãnh thổ
Thẩm quyền giải quyết việc dân sự theo lãnh thổ của tòa án là quyền
của một tòa án cụ thể trong hệ thống tòa án được thực hiện thủ tục giải quyết
một việc dân sự trong phạm vi lãnh thổ theo quy định của pháp luật. Bản chất
của thẩm quyền theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền giải quyết việc dân
sự sơ thẩm giữa các tòa án cùng cấp.
BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết việc
dân sự của Tòa án theo lãnh thổ tại khoản 2 điều 39 như sau: Tòa án nơi
người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm
việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành
vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi; Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng
mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú

cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng
mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người
mất tích hoặc là đã chết; Tòa án nơi người yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên
bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm
quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
11


hành vi. Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết
có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất
tích hoặc là đã chết;
Tiếp theo, Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước
ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người
phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc
nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước
ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài; Tòa án nơi người
gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi
đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết
yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu
thi hành tại Việt Nam; Tòa án nơi người phải thi hành phán quyết của Trọng
tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi
người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức
hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước
ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt

Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
Tiếp nữa, Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện
có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; Tòa án nơi
một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly
hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình
ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; Tòa án nơi một trong các
bên thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm
việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi
người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân
12


yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người
con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết; Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con
chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế
quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau
khi ly hôn; Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi; Tòa án nơi tổ chức
hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở có thẩm quyền
giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; Tòa án nơi cơ quan
thi hành án có thẩm quyền thi hành án có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan
đến việc thi hành án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quyền sở hữu,
quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác
theo Luật thi hành án dân sự; Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết
yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh
chấp được thực hiện theo quy định pháp luật về Trọng tài thương mại; Tòa án
nơi có tài sản có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận tài sản đó có trên
lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý
đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam; Tòa án nơi người mang thai hộ
cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu liên quan đến việc mang

thai hộ; Tòa án nơi cư trú, làm việc của một trong những người có tài sản
chung có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu
lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo
bản án, quyết định của Tòa án; Tòa án nơi người yêu cầu cư trú, làm việc có
thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa
án; Tòa án nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu có thẩm quyền giải quyết
yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy
định pháp luật hôn nhân và gia đình, xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho
cha, mẹ theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình; Tòa án nơi có trụ sở
của doanh nghiệp có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của
Đại hội cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên; Tòa án nơi giao kết,
thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể có thẩm quyền giải
13


quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể đó vô
hiệu; Tòa án nơi xảy ra cuộc đình công có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xét
tính hợp pháp của cuộc đình công; Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải
quyết yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển được thực hiện theo BLTTDS 2015.
4. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo sự lựa chọn của người yêu cầu
Căn cứ khoản 2 điều 40 BLTTDS 2015 thẩm quyền của Tòa án theo sự
lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu, bên cạnh theo đó, BLTTDS 2015 đã
bổ sung yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình mà người yêu cầu có quyền
lựa chọn Tòa án giải quyết. Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải
quyết yêu cầu trong các trường hợp sau: Thứ nhất, đối với các yêu cầu về dân
sự bao gồm yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất
năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi; yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng
mặt tại nơi cư trú và quản lí tài sản của người đó; yêu cầu tuyên bố hoặc hủy
bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích; yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ

quyết định tuyên bố một người là đã chết; yêu cầu tuyên bố văn bản công
chứng vô hiệu; yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án; yêu
cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền
sở hữu của người đang quản lí đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam
theo quy định về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam; yêu cầu xác
định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành
án và yêu cầu khác theo Luật thi hành án dân sự; và các yêu cầu khác về dân
sự thuộc thẩm quyền của Tòa án thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi
mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải
quyết. Thứ hai, đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định thì
người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng kí
kết hôn trái pháp luật giải quyết. Thứ ba, đối với yêu cầu hạn chế quyền của
cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn
thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.
14


III. Một số kiến nghị về những quy định về thẩm quyền giải quyết việc
dân sự của Tòa án trong tố tụng theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015
Thứ nhất, với quy định tại khoản 2 điều 37 BLTTDS 2015 vẫn chưa rõ
ràng, dễ gây ra chồng chéo thẩm quyền, không thống nhất, và sự tùy tiện của
TAND cấp Tỉnh, nên cần có hướng dẫn cụ thể về việc “TAND cấp Tỉnh tự
mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của TAND
cấp huyện”.
Thứ hai, với tiền đề thẩm quyền khá rõ ràng được quy định trong
BLTTDS 2015 thì trong các văn bản hướng dẫn cũng cần phân định rõ thẩm
quyền của các Tòa án để tránh tình trạng đùn đẩy công việc, trách nhiệm cho
nhau.
Thứ ba, kiến nghị nên sửa đổi mở rộng nhất thẩm quyền cho TAND cấp

Huyện, trừ những trường hợp quy định buộc phải TAND cấp tỉnh giải quyết,
bởi điều đó tạo sự tinh gọn đơn giản ở cấp trên, vững chắc ở cấp dưới.
Kết luận:
Tóm lại, vấn đề về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án nhân
dân trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
đã có những thay đổi nhất định. Có thể thấy rằng, việc sửa đổi, bổ sung như
vậy đã tạo điều kiện tốt nhất để Tòa án nhân dân thực hiện nhiệm vụ của mình
được quy định tại Hiến pháp 2013 bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; mặt khác đã mở rộng
điều kiện để người dân được tiếp cận pháp luật, có niềm tin vào công lí, Nhà
nước. Hơn nữa, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã cụ thể hóa nguyên tắc “Tòa án
không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lí do chưa có điều luật để áp
dụng”, và quy định đầy đủ cụ thể những việc dân sự thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án để đảm bảo phù hợp với những luật nội dung đã quy định.
15


Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Hiến pháp 2013 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Lao động.
2. Bộ luật tố tụng dân sự 2015, NXB Chính trị quốc gia sự thật.
3. Bộ luật dân sự 2015, NXB Chính trị quốc gia sự thật.
4. Luật hôn nhân và gia đình 2014, NXB Lao động.
5. Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Trường đại học Kiểm sát Hà Nội, 2017.
6. - Bài viết: Bổ sung thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong
lĩnh vực dân sự.
7. - Bài viết: Những điểm mới của Bộ luật tố
tụng dân sự 2015.

Danh mục từ ngữ viết tắt:

1 . Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: BLTTDS năm 2015
2. Tòa án nhân dân: TAND

16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×