Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận luật dân sự: Phân biệt Hợp đồng dân sự và Hợp đồng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.97 KB, 20 trang )

Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A

LờI Mở ĐầU
Nh chúng ta đã biết, trớc đây, lịch sử xã hội loài ngời đã trải qua giai
đoạn không cần biết đến hợp đồng. Đó là giai đoạn cha có sự phân công lao
động cha có sự trao đổi sản phẩm của lao động. Nhng từ khi loài ngời phát
triển đến giai đoạn có sự phân công lao động, có sự trao đổi sản phẩm, hàng
hoá thì hợp đồng xuất hiện.
Và hiện nay thì luật Việt Nam có hai chế định pháp lý lớn về hợp đồng.
Đó là chế định Hợp Đồng Dân Sự và chế định Hợp Đồng Kinh Tế. Pháp lệnh
Hợp Đồng Dân Sự ban hành ngày 1-7-1991, và pháp lệnh Hợp Đồng Kinh Tế
ban hành ngày 25-9-1989.
Hợp Đồng Dân Sự và Hợp Đồng Kinh Tế là hai hợp đồng mà các nhà
kinh doanh rất dễ bị nhầm lẫn trong việc thi hành pháp luật của nớc ta. Nếu
họ không có sự hiểu biết rõ và chắc chắn về hai Hợp Đồng này thì họ sẽ bị
mắc sai lầm trong việc thi hành chúng. Do đó việc phân biệt giữa hai Hợp
Đồng Dân Sự và Hợp Đồng Kinh Tế có ý nghĩa rất quan trọng. Việc phân
biệt này sẽ giúp các nhà kinh doanh xác định đợc khi các bên ký kết Hợp
Đồng thì phải tuân theo quy định của Nhà Nớc về Hợp Đồng Dân Sự và khi
có tranh chấp sẽ do toà Dân Sự giải quyết. Còn khi các bên ký kết Hợp Đồng
Kinh Tế thì phải tuân theo quy định về Hợp Đồng Kinh Tế và khi có tranh
chấp xảy ra sẽ do toà Kinh Tế giải quyết.

1


Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A



Phần I kháI niệm chung về hợp đồng
I-Hợp đồng dân sự

1.Hợp đồng dân sự là gì?
Hợp đồng dân sự đợc định nghĩa trong Điều 1 của Pháp lệnh hợp đồng
dân sự ngày 1-7-1991: "Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên, về
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong
mua bán, thuê vay, mớn tặng, cho tài sản, làm một việc hoặc không làm một
việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng."
2.Phân tích khái niêm hợp đồng dân sự.
Để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân cũng nh mỗi tổ chức phải tham gia nhiêù
mối quan hệ khác nhau. Từ đó, việc các bên thiết lập với nhau những quan hệ,
để qua đó chuyển giao cho nhau các lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt, tiêu dùng, đóng góp một vai trò quan trọng là một tất yếu đối với
mọi đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc chuyển giao các lợi ích đó không phải tự
nhiên hình thành bởi tài sản không thể tự tìm đến với nhau để thiết lập các
quan hệ. Các quan hệ tài sản chỉ đợc hình thành từ các hành vi có ý chí của các
chủ thể.
Chủ thể của hợp đồng dân sự là những cá nhân, tổ chức có quyền tham gia
vào một quan hệ dân sự nhất định theo pháp luật hiện hành. Chủ thể của hợp
đồng dân sự gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác.

2


Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A


a. Cá nhân:
Mỗi một ngời, tức là cá nhân đều là chủ thể của hợp đồng dân sự:
-Ngời đủ 18 tuổi trở lên tự mình giao kết, thực hiện các hợp đồng dân sự.
-Ngời cha đủ 18 tuổi thì giao kết và thực hiện các hợp đồng dân sự phải đợc
ngời đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các hợp đồng dân sự phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
b. Pháp nhân:
Một tổ chức đợc công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:
-Đợc cơ quan Nhà nờc có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký
hoặc công nhận.
-Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
-Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản đó.
-Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
c. Hộ gia đình:
Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh
tế chung trong quan hệ sử dụng đất đai, trong hoạt động sản xuất nông, lâm,
ng nghiệp và một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định
là chủ thể của hợp đồng dân sự trong các lĩnh vực đó. Chủ hộ là đại diện của
hộ gia đình giao kết các hợp đồng dân sự vì lợi ích chung của cả hộ gia đình.
Những ngời thành viên trong gia đình có thể là chủ hộ.

3


Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A


d. Tổ hợp tác:
Tổ hợp tác đợc hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực
của Uỷ ban nhân dân cấp xã của từ ba cá nhân trở lên cùng đóng góp tài sản
và công sức, cùng hởng lợi, cùng chịu trách nhiệm, là chủ thể của hợp đồng
dân sự.
3. Nội dung của Hợp đồng dân sự:
Nội dung các hợp đồng dân sự là tổng hợp những điều khoản mà các bên
giao kết hợp đồng đã thảo thuận với nhau. Tất cả các điều khoản mà các bên
đã thoả thuận và thống nhất với nhau thể hiện ý chí chung của các bên. Ngời
ta có thể chia các điều khoản của hợp đồng dân sự thành :
a. Điều khoản chủ yếu là những điều khoản không thể thiếu đợc với từng
loại hợp đồng, nếu không thoả thuận đợc những điều khoản đó thì coi nh hợp
đồng không đợc giao kết, giữa các bên không có quan hệ hợp đồng dân sự .
b. Điều khoản thờng lệ là những điều khoản mà nội dung của nó đã đợc
quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Những nội dung này các bên
có thể đa vào hợp đồng nhằm khẳng định lại hoặc cụ thể hoá, nhng không đợc
trái với quy đinh của pháp luật. Trong trờng hợp không đa vào nội dung hợp
đồng thì các bên mặc nhiên công nhận và có trách nhiệm thực hiện những quy
định đó.
c. Điều khoản tuỳ nghi là những điều khoản đợc dựa vào hợp đồng căn cứ
vào khả năng, nhu cầu và sự thoả thuận của hai bên.
Để đảm bảo thực hiện hợp đồng dân sự, pháp luật quy định các bên tham gia
quan hệ hợp đồng có thể thoả thuận một trong các bảo đảm sau: cầm cố tài
sản; thế chấp tài sản; bảo lãnh; ký quỹ; đặt cọc; phạt vi phạm.

4


Tiểu luận luật dân sự


Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A

ii- Hợp đồng kinh tế:
1. Hợp đồng kinh tế là gì?
Hợp đồng kinh tế đợc định nghĩa trong Điều 1 của Pháp lệnh hợp đồng kinh
tế ngày 25-9-1989: "Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản tài liệu
giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi
hàng hoá dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả
thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình".
2. Phân tích khái niệm hợp đồng kinh tế.
Hợp đồng kinh tế phải đợc ký kết bằng văn bản hoặc bằng tài liệu giao
dịch thể hiện dới các dạng là công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng.
Để đảm bảo cho hợp đồng đợc thực hiện, khi ký kết hợp đồng kinh tế,
các bên có thể thoả thuận áp dụng biện pháp đảm bảo tài sản sau đây: thế chấp
tài sản; cầm cố tài sản; bảo lãnh tài sản.
Những tổ chức, cá nhân đợc pháp luật cho tham gia ký kết hợp đồng kinh
tế đều là chủ thể hợp đồng kinh tế. Hợp đồng đợc ký giữa các chủ thể.
-Pháp nhân với pháp nhân.
-Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật.
-Hai cá nhân có đăng ký kinh doanh .

5


Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A


Chủ thể của hợp đồng kinh tế ít nhất một bên phải là pháp nhân bên kia
có thể là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh.
PHầN II- sự giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng
dân sự và hợp đồng kinh tế.
I- Sự giống nhau

- Cả hai hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế đều là sự thoả thuận
nhằm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên
trên tinh thần tự nguyện và bình đẳng, các bên cùng có lợi.
+ Nguyên tắc tự nguyện: là việc tham gia hợp đồng hay không là do các bên
toàn quyền định đoạt. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đợc áp đặt ý
chí của mình cho đơn vị khi ký kết hợp đồng.
+ Nguyên tắc cùng có lợi bình đẳng và ngang quyền: đó là sự phân phối
lợi ích bình đẳng, bên này có quyền thì bên kia có nghĩa vụ và ngợc lại.
II- Sự khác nhau

Hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế đợc phân biệt với nhau bởi những điều
chủ yếu sau:
Thứ nhất: Mục đích của các bên trong quan hệ hợp đồng kinh tế là để thực
hiện hoạt động kinh doanh hay nói cách khác các bên ký kết hợp đồng nhằm
mục đích kinh doanh nh thực hiện các công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá,
dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác do các
chủ thể tiến hành trong một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình tái
sản xuất, từ khi đầu t vốn đến khi tiêu thụ sản phẩm hoặc hoàn thành dịch vụ
nhằm sinh lợi hợp pháp. Vì vậy, mục đích kinh doanh luôn đợc thể hiện hàng
đầu trong các hợp đồng mà các chủ thể kinh doanh ký kết, nhằm xây dựng và
thực hiện kế hoạch của mình. Khác với hợp đồng kinh tế, mục đích của các
6



Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A

bên trong quan hệ hợp đồng dân sự là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nh nhu
cầu ăn, mặc, đi lại, học tập nghỉ ngơi... các bên tham gia hợp đồng dân sự xuất
phát từ nhu cầu tiêu dùng.
Thứ hai: Về chủ thể của hợp đồng theo điều hai pháp lệnh hợp đồng kinh
tế thì hợp đồng kinh tế đợc ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, hay pháp
nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với
hợp đồng dân sự, mọi pháp nhân và cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực
hành vi đều có thể là chủ thể của hợp đồng.
Thứ ba: Về hình thức, hợp đồng kinh tế phải đợc ký kết bằng văn bản. Đó
là bản hợp đồng hay các tài liệu giao dịch mang tính văn bản có chữ ký của
các bên xác nhận nội dung trao đổi, thoả thuận nh công văn, đơn chào hàng...
Ký kết hợp đồng kinh tế bằng văn bản là một quy định bắt buộc mà các chủ
thể của hợp đồng phải tuân theo. Đối với hợp đồng dân sự, pháp luật không bắt
buộc mọi hợp đồng dân sự phải ký kết bằng văn bản. Hợp đồng dân sự có thể
đợc ký kết bằng văn bản hoặc thoả thuận miệng tuỳ theo nội dung của từng
quan hệ hợp đồng và ý chí của các bên ký kết.
Thứ t: Về thủ tục giải quyết tranh chấp của hợp đồng kinh tế là thơng lợng; đa ra trọng tài kinh tế cấp tỉnh. Nếu không đợc thì đa ra toà án kinh tế.
Còn hợp đồng dân sự thì thủ tục giải quyết tranh chấp là hoà giải, đa ra giải
quyết ở địa phơng, rồi cuối cùng là đa ra toà án dân sự cấp huyện.

1. mẫu hợp đồng dân sự

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - tự do - hạnh phúc

7



Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A

Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt.
Mã số hợp đồng:123.
Căn cứ bộ luật dân sự ngày 28.10.1995 của nớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Căn cứ Nghi Định số 45/2001/NĐ-CP ngày 2.8.2001 của CP về hợp
đồng điện lực và sử dụng điện.
Căn cứ giấy đăng kí mua điện ngày 1.1.2003 của bên mua điện.
Chúng tôi gồm:
-Bên bán điện:
Đại diện là ông: Dơng Văn Hiển
Theo giấy uỷ quyền số 03: ngày1.1.2002 của Công ty Điện Lực
Địa chỉ: 100 Lê Thánh Tông .T.P Hạ Long.
ĐT: 033823612

Fax: 00765098

Tài khoản số: 431101007430 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn
Mã số thuế: 7100347890
-Bên mua điện:
Đaị diện là bà: Vũ Hồng Giang
Số CMT: 100775298
Theo giấy uỷ quyền số 35 ngày 25/9/2001
Tại địa chỉ số 50 đờng Yết Kiêu T.P Hạ Long

Điện thoại: 033612703 Fax: 002277689

8


Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A

Tài khoản số: 4311011004 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
Hai bên thoả thuận ký kết hợp đồng mua - bán điện với những điều
khoản sau:
* Đ1: Bên bán và bên mua đồng ý mua điện để sử dụng cho sinh hoạt
với các thông số sau:
1. Tần số: 50HZ+-0,2 HZ
2. Điện áp: V+- 50%
*

Đ2: Điện năng thanh toán đợc sử dụng qua công tơ và đặt tại nhà.

Công tơ đợc kiểm định theo quy định củaNĐ số45/2001/NĐ-CP.
Các biên bản kiểm tra treo tháo công tơ đang vận hành theo từng thời
gian kèm theo đợc coi là phụ lục của hợp đồng này.
* Đ3: Ghi chỉ số công tơ.
Mỗi tháng bên bán điện ghi chỉ số công tơ điện vào ngày 5 hàng tháng
(có thể dịch chuyển trớc và sau 1 ngày)
* Đ4: Giá bán điện.
Gía bán điện thực hiện theo điều 38 của NĐ 45/2001 NĐ/CP và căn cứ
vào tình hình sử dụng điện mà 2 bên thống nhất.

* Đ5: Phơng thức thanh toán.
- Hàng tháng bên mua điện thanh toán 1 lần tại nhà
- Hình thức thanh toán bằng tiền đồng VN.
- Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đợc thông báo bên mua phải
thanh toán đủ tiền.
* Đ6: Quyền và nghĩa vụ của bên bán điện.
9


Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A

- Kiểm tra định kỳ, đột suất.
- Tại khoản 5 điều 41 NĐ 45/2001/NĐ-CP. Việc bán điện ngừng bán
khi bên mua điện vi phạm HĐ.
* Đ7: Quyền và nghĩa vụ của bên mua điện.
- Phối hợp với bên bán để kiểm tra việc thực hiện các điều khoản ghi
trong HĐ
- Yêu cầu bên bán điện phải đảm bảo chất lợng
- Yêu cầu bên bán điện sử lý ngay sự cố mất điện.
- Sử dụng điện qua công tơ và không làm sai lệch đo đếm của công tơ
* Đ8: Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của HĐ, bên nào
vi phạm sẽ bị sử lý theo quy định của pháp luật
* Đ9: HĐ có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong thời gian thực hiện, 1 trong
2 bên có yêu cầu chấm dứt HĐ, thay đổi hoặc bổ sung HĐ đã ký trong
HĐ phải thông báo cho bên kia trớc 15 ngày để cùng nhau giải quyết. HĐ
đợc thành lập 2 bản có giá trị nh nhau, mỗi bên giữ 1 bản.
Bên mua điện.


Bên bán điện

(đã ký)

(đã ký)

10


Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A

2. Mẫu hợp đồng kinh tế.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Hợp đồng cho thuê xe ô tô 5 chỗ tự lái
( Nhận hợp đồng chạy đờng dài 2000đ/km)
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2003
Bên cho thuê xe( bên A): Vũ Hồng Giang
Địa chỉ: Số nhà 66 - ngách 19/78 tập thể Lạc Trung Quận Hai Bà Trng
Hà Nội.
Điện thoại: 8623225
Có xe ô tô matiz màu đỏ
Biển số: 29s-1982
Số khung: 01507
Số máy: 480928
Bên thuê xe(bên B): Dơng Văn Biển
Địa chỉ: số 3 Thanh Lơng Hai Bà Trng - Hà Nội.
CMTND: 100775298


Cấp ngày 30/5/2000.

Hai bên phải thoả thuận theo các điều sau:
* Điều 1:
Thời gian thuê từ 7h ngày 30 tháng 11 năm 2003 đến 7h ngày 1 tháng 12
năm 2003.
Giá cho thuê là : 250.000đ/12h
400.000đ/24h
11


Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A

Đợc phép đi 200 km trong 12h. Nếu quá 200km sẽ tính thêm 1500đ/km
Tình trạng lúc giao xe động cơ tốt, nguyên bản cha tháo dỡ lần nào, phụ
kiện kèm theo là 1 lốp sơ cua, 1 bộ kích, 1 bộ đồ.
Bàn giao xe, đăng kiểm xe, bảo hiểm, đăng kí.
* Điều 2: luật lệ giao thông
Trong thòi gian cho thuê xe bên B hoàn toàn chịu trách nhiệm, dân sự,
hình sự và luật lệ giao thông (đặc biệt không dùng xe vận chuyển hàng hoá trái
phép nh ma tuý, vũ khí và những đối tợng trốn tráng pháp luật. Xe tối đa chỉ
chở 5 ngời tính cả ngời lái, bên thuê xe cố tình vi phạm thì phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm trớc pháp luật. Ngoài việc bị pháp luật xử lý, bên thuê xe phải bồi
thờng nguyên giá trị chiếc xe cho chủ xe.
* Điều3:
Bên thuê xe phải bảo quản xe cho tốt, thực hiện đúng hợp đồng. Nếu
không thực hiện đíng hợp đồng mà để xảy ra tai nạn, làm hỏng xe hoặc va quệt

nặng, thì bên thuê phải bồi thờng cho bên ngời bị thiệt hại mà còn phải bồi thờng nguyên xe khi nhận xe.
Địa điểm, sửa chữa khôi phục do bên chủ xe quyết định (là đại lý uỷ
quyền của nhà máy, công ty DEAWOO, tiền lu xe sửa chữa là: 300.000đ/1
ngày và đêm)
Sau 1 tuần mà bên thuê xe không bồi thờng để sửa xe thì bên chủ xe có
quyền thanh lý tài sản mà bên thuê xe đã đặt.
Nếu bên thuê xe không bồi thờng để sửa xe thì bên chủ xe có quyền
thanh lý tài sản mà bên thuê xe đã đặt.
Nếu bên thuê xe làm mất xe thì bên thuê xe phải đền bù giá trị chiếc xe
là: 140.000.000 VNĐ

12


Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A

Hai bên cam kết:
Nếu bên cho thuê phát hiện bên thuê bất kỳ do chủ quan hay khách quan
có hành vi gian lận km hoặc thay tráo phụ tùng xe hoặc để cho kẻ khác tháo
trộm thì bên thuê xe sẽ tự nguyện bồi thờng toàn bộ giá trị thiệt hại từ 5-20
triệu tiền phạt. Hai bên cùng nhau bàn bạc thống nhất trên tinh thần đoàn kết
nếu không thoả mãn thì yêu cầu cơ quan pháp luật giải quyết .
Hợp đồng làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý nh
nhau.
Bên cho thuê xe ký

Bên thuê xe ký.


(đã ký)

(đã ký)

13


Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A

PHầN III- một số ý kiến đề xuất và giải pháp về hợp
đồng dân sự và hợp đồng kinh tế.
1. Theo điều 2 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh tế đợc ký kết
giữa pháp nhân với pháp nhân; pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật. Nh vậy trong quan hệ hợp đồng kinh tế phải có
một bên là pháp nhân còn bên kia có thể là pháp nhân, có thể là cá nhân có
đăng ký kinh doanh. Theo Thông t hớng dẫn của Toà án nhân dân tối cao số 11
năm 1996 thì cá nhân có đăng ký kinh doanh chính là doanh nghiệp t nhân.
Để phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trờng của nớc ta hiện nay, pháp
luật nên quy định chủ thể hợp đồng kinh tế là các doanh nghiệp hoặc ít nhất
một bên là doanh nghiệp. Còn bên kia có thể là tổ chức có t cách pháp nhân có
thể không có chức năng kinh doanh.
-Theo nghị định17/HĐBT ngày 16 -1 -1990 của Hội đồng Bộ trởng quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì pháp nhân là một tổ chức
có đủ các điều kiện sau đây:
+ Đợc thành lập một cách hợp pháp;
+ Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm độc lập bằng các tài sản đó;
+ Có quyền quyết định một cách độc lập về các hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình;

+ Có quyền tự mình tham gia vào các quan hệ pháp luật.
2. Theo Pháp lệnh Hợp đồng dân sự ngày 1-7-1991 thì pháp nhân là một
tổ chức có đủ các điều kiện sau:
+ Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
14


Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A

+ Tham gia vào các quan hệ pháp nhân một cách độc lập, có thể là
nguyên đơn hoặc bị đơn trớc toà án.
+

Đợc thành lập hợp pháp và đợc pháp luật công nhận là một tổ chức

độc lập.
Về cơ bản, quan niệm về pháp nhân của hai văn bản này là giống nhau,
nó đều nói lên bản chất của pháp nhân nhng rõ ràng là không thống nhất với
nhau và cả hai văn bản đều không nói gì đến tên của pháp nhân. Một tổ chức
phải có tên riêng cùng với các điều kiện đã nói ở trên mới có thể trở thành một
chủ thể độc lập đợc.
- Về hình thức của hợp đồng dân sự: hình thức của hợp đồng là phơng
thức thể hiện nội dung của hợp đồng. Các bên có thể giao kết hợp đồng dới
hình thức: trao đổi miệng hoặc văn bản viết hoặc bằng hành vi cụ thể. Đối với
hình thức trao đổi miệng thì hình thức này không đủ cơ sở pháp lý để các cơ
quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng, giải quyết các tranh
chấp, xử lý các vi phạm nếu có.
- Về quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện điều khoản giá cả,

thanh toán của hợp đồng kinh tế: đối với những quan hệ của hợp đồng kinh tế
phản ánh quan hệ hàng hoá và tiền tệ, điều khoản giá cả là điều khoản chủ yếu
của nội dung hợp đồng đó. Vì vậy trong nền kinh tế thị trờng hiện nay đòi hỏi
các bên ký kết hợp đồng phải thoả thuận rõ ràng, cụ thể về đơn giá cũng nh
điều kiện, khả năng thay đổi giá khi có biến động của thị trờng.

15


Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A

kết luận
Nói tóm lại, từ khi nền kinh tế Việt Nam bớc sang nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trờng có sự điều tiết của nhà nớc theo định hớng XHCN, Nhà nớc đã rất quan tâm đến việc ban hành các văn bản pháp luật
để điều chỉnh lại quan hệ kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định
và có "trật tự".
Vì vậy, việc phân biệt rõ ràng hai hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện hai chế định pháp luật về hợp
đồng để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của chúng và trong việc xác định thẩm
quyền của cơ quan tài phán.

16


Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A


Tài liệu tham khảo
1. Bộ luật dân sự nớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
2. Pháp lệnh về hợp đồng dân sự.
3. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
4. Giáo trình Luật dân sự - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
5. Bình luận khoa học về luật dân sự Việt Nam
6. Giáo trình luật kinh tế - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

17


Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A

MụC LụC
Phần I: các khái niệm chung về hợp đồng.

I. Hợp đồng dân sự.
1. Khái niệm
2. Phân tích khái niệm

II. Hợp đồng kinh tế
1. Khái niệm
2. Phân tích khái niệm
phần ii: sự giống nhau và khác nhau giữa các hợp
đồng
I. giống nhau
ii. khác nhau


1. Mẫu hợp đồng dân sự
2. Mẫu hợp đồng kinh tế
phần iii: ý kiến đề xuất và giải pháp.

18


Tiểu luận luật dân sự

Hoàng Hữu Thám - Lớp Luật 27A

Trờng đại học quản lý và kinh doanh hà nội
--------------------------------------------

Tiểu luận triết học

đề tài:

So sánh sự giống nhau và khác nhau giũa hai hợp đồng dân sự
và hợp đồng kinh tế.

Họ tên

:Vũ Hồng Giang

Lớp

:504

MSV


:00D211

Hà Nội, tháng 12 năm 2003
19


TiÓu luËn luËt d©n sù

Hoµng H÷u Th¸m - Líp LuËt 27A

20



×