Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐA BIẾN PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG LÚA HỘ GIA ĐÌNH Ở ĐBSCL VÀ ĐBSH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.9 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----  -----

TIỂU LUẬN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG LÚA
HỘ GIA ĐÌNH Ở ĐBSCL VÀ ĐBSH

Sinh viên:
Lớp:


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, ngành nông nghiệp nước ta ngày càng bước vào giai đoạn phát triển mạnh và dần phát
huy đến mức tối đa. Tuy ngành nông nghiệp nói chung và trồng lúa nước nói riêng đã là truyền thống của
dân tộc ta từ rất lâu, nhưng trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt như thế này đòi hỏi rất nhiều yếu tố để có
thể có được lợi nhuận cao nhất từ việc trồng lúa như: trình độ khoa học công nghệ, điều kiện tự nhiên, con
người,… và nhiều hơn thế nữa. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa
sẽ phát huy các yếu tố tích cực, quan trọng và hạn chế các yếu tố tiêu cực để góp phần nâng cao sản lượng
lúa của HGĐ để từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu
Đó cũng là lý do em sử dụng mô hình hồi đa biến để phân tích sự ảnh hưởng của các yếu nhân tố đến sản
lương lúa của HGĐ
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về sản xuất lúa của HGD từ đó đề xuất một số giải pháp góp
phần nâng cao sản lượng lúa.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất lúa
- Nghiên cứu thực trạng sản xuất lúa của HGĐ trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao sản lượng lúa HGĐ.


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ trồng lúa ở miền Bắc và miền Nam đồng thời nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của một số
nhân tố đến sản lượng lúa của HGD, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao sản
lượng lúa của HGD.
3.2 PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU.
- Về nội dung: Thực trạng sản xuất lúa tại các HGĐ.


- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại các HGĐ sản xuất lúa ở ĐBSCL và ĐBSH.
- Về thời gian: Số liệu thu thập được trong năm 2017.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất lúa quy mô HGĐ.
- Thực trạng về sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất 1 số giải pháp góp phần nâng cao sản lượng lúa của HGĐ trên địa bàn nghiên cứu.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu thuộc ĐBSCL và ĐBSH là 2 vựa lúa chính của nước ta. Nơi đây tập trung
nhiều nông dân trồng lúa mang tính đặc trưng và đại diện cho đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với số lượng mẫu điều tra là 373 HGĐ.
5.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra khảo sát thực tế được tiến hành ở các HGĐ
trồng lúa ở ĐBSCL và ĐBSH. Nội dung phiếu điều tra bao gồm: Thông tin về chủ hộ, thông tin về đất
sản xuất, tình hình đầu tư cho sản xuất lúa.
- Số lượng mẫu điều tra là 373 HGĐ
5.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 23 cho việc phân tích thống kê mô tả, cho
việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa HGD thông qua mô hình hồi qui tuyến tính đa
biến (Multiple


Linear)

� 
�Land  
� Fertiliser  
�Labor  
� Machine  
�Plot  
� Landclass  
� Age  
�HHsize  
� Re gion
Output  
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Trong đó:
Biến phụ thuộc: Output (Sản lượng lúa HGD (kg))


Các biến độc lập:

Trong nghiên cứu các biến độc lập trong nghiên cứu này chúng tôi chọn các nhân tố sau:
Land: Diện tích đất (ha)
Đầu tư cho phân bón: Fertiliser
Đầu tư cho lao động: Labor (ngày công)
Đầu tư cho máy móc thiết bị: Machine (giờ máy)
Plot: Số mảnh ruộng của HGĐ
LandClass: Cấp đất
Age: Tuổi của chủ hô
Hhsize: Số người trong HGĐ
Region: Vùng miền (1=Miền Bắc, 0=Miền Nam)


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HỘ GIA ĐÌNH
1.1 Khái niệm hộ gia đình
Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở
chung và ăn chung (nhân khẩu). Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể
có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung.
1.2 Đặc điểm sản xuất của Hộ gia đình

Hộ gia đình hình thành tự nhiên theo tập quán của từng vùng miền, các thành viên quan hệ với
nhau chủ yếu theo quan hệ huyết thống, các thành viên trực tiếp đứng ra tổ chức sản xuất đồng
thời là lao động chính, do đó thái độ lao động thường bị chi phối bởi tình cảm đạo đức gia đình,
và nếp sinh hoạt làng quê. Đối tượng sản xuất của Hộ gia đình khá đa dạng, thường theo truyền
thống ngành nghề gia đình, địa phương, tập quán vùng miền; chi phí sản xuất thường thấp, vốn
đầu tư có thể rải đều trong quá trình sản xuất, và thường phát sinh theo thời vụ. Do đó đòi hỏi
cán bộ tín dụng phải am hiểu về vùng miền để có đánh khá khách quan về nhu cầu và khả năng
sinh lời của khoản vay. Trình độ sản xuất giản đơn, quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, lực lượng lao
động ít ỏi, làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm là chính. Hộ gia đình thường thiếu kiến thức về

thị trường, sản xuất kinh doanh mang tính tự túc tự cấp, thị trường tiêu thụ hạn hẹp, thường là
trong cùng địa phương. Do đó cần sự hỗ trợ của nhà nước về cơ chế, chính sách, vốn nhằm giúp
Hộ gia đình chuyển đổi sang kinh tế sản xuất hàng hóa, tiếp cận cơ chế thị trường
1.3 Vai trò của Hộ gia đình đối với nền kinh tế
1.3.1. Hộ gia đình góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết công ăn việc
làm ở nông thôn.
Là nước có kết cấu dân số trẻ, lực lượng ở độ tuổi lao động cao; với chủ trương công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng và mở rộng ở nhiều địa phương tuy
nhiên cũng chỉ giải quyết một phần nhu cầu lao động đòi hỏi có trình độ chuyên môn. Lực lượng
lao động thủ công, lao động nông nhàn còn nhiều; ông bà ta thường dạy: “nhàn cư vi bất thiện”,


do đó giải quyết việc làm cho đối tượng này là vấn đề khá cấp bách hiện nay. Từ khi công nhận
Hộ gia đình là 1 đơn vị kinh tế tự chủ, nhà nước tiến hành giao đất, giao rừng cho nông – lâm
nghiệp, đồng muối cho diêm nghiệp, ngư cụ cho ngư nghiệp, và việc cổ phần hóa trong doanh
nghiệp, hợp tác xã, đã làm cho Hộ gia đình sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất nguồn lao động
sẵn có của mình. Đồng thời tạo đà cho một số Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tự vươn lên mở
rộng sản xuất thành các mô hình kinh tế trang trại, tổ hợp tác xã, thu hút lao động, tạo công ăn
việc làm cho lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn
1.3.2. Hộ gia đình là cầu nối trung gian để chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng
hóa
Lịch sử phát triển sản xuất hàng hóa đã trải qua giai đoạn đầu tiên là kinh tế tự nhiên sang
kinh tế hàng hóa trên quy mô Hộ gia đình, ở trình độ thấp, kĩ thuật thủ công. Sau đó khi nền kinh
tế hàng hóa phát triển cao đạt đến trình độ thị trường, nền kinh tế thị trường lấy khoa học, công
nghệ hiện đại làm cơ sở và nền sản xuất xã hội hóa cao. Bước chuyển từ kinh tế tự nhiên sang
kinh tế hàng hóa trên quy mô Hộ gia đình là một giai đoạn lịch sử quan trọng, tiền đề cho nền
sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giải thoát khỏi nền kinh tế kém phát triển.
1.3.3. Hộ gia đình có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát
triển.
Ngày nay Hộ gia đình hoạt động theo cơ chế thị trường có sự tự do cạnh tranh trong sản xuất

hàng hóa. Là đơn vị kinh tế độc lập tự chủ, tự quyết định mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình
quản lý quá trình sản xuất đó, trực tiếp quan hệ và chịu sự tác động của thị trường. Để tồn tại và
phát triển Hộ gia đình phải không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp
với nhu cầu của thị trường, đưa ra các biện pháp kích cầu, mở rộng quy mô sản xuất để đạt được
hiệu quả kinh tế cao nhất. Với quy mô nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, Hộ gia đình có
thể dễ dàng thích ứng được với những thay đổi của thị trường với chi phí thấp hơn nhiều so với
các thành phần kinh tế khác. Thêm vào đó lại được sự quan tâm của Đảng và nhà nước với các
chính sách khuyến khích đã tạo điều kiện để phát triển kinh tế Hộ gia đình, nông nghiệp, nông
thôn. Như vậy với khả năng thích ứng nhanh của Hộ gia đình trước những thay đổi, đã góp phần
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát
triển cao. Như vậy, ta có thể thấy kinh tế Hộ gia đình là thành phần không thể thiếu trong quá


trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng đất nước. Kinh tế Hộ phát triển góp phần thúc
đẩy nền kinh tế phát triển nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng, từ đó tăng nguồn thu ngân sách
địa phương cũng như ngân sách nhà nước. Từ lâu Hộ gia đình đã là bạn hàng quen thuộc, sử
dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam (NHNo) trên địa bàn nông thôn, do đó họ có mối quan hệ mật thiết với NHNo và trở thành
một trong những đối tượng khách hàng chính có nhiều tiềm năng để mở rộng đầu tư tín dụng,
mở ra nhiều vùng chuyên canh cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Kinh tế Hộ đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, là động lực khai thác các tiềm năng, tận dụng các
nguồn lực vốn, lao động, đất đai, tài nguyên đưa vào sản xuất làm tăng sản phẩm cho xã hội.
Cùng với các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, tạo điều kiện cho kinh tế Hộ phát triển,
góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm cho người lao động, ổn định trật tự
xã hội, nâng cao trình độ dân trí, sức khỏe đời sống cho người dân. Thực hiện mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, kinh tế Hộ được thừa nhận là đơn vị
kinh tế tự chủ đã tạo ra bước ngoặc quan trọng, thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả hơn, đất đai,
nguồn vốn, công nghệ và lợi thế sinh thái từng vùng. Kinh tế Hộ gia đình và một bộ phận kinh tế
trang trại đang trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, sản xuất các mặt hàng thủ công phục vụ tiêu dùng

trong nước và xuất khẩu.
1.2 Sản xuất lúa ở quy mô hộ gia đình
Sản xuất lúa ở quy mô HGĐ là một loại hình sản xuất lúa, trong đó mỗi HGĐ được quan niệm như
một đơn vị kinh tế độc lập.
2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG LÚA
Xét về mặt tổng thể, có 3 nhóm nhân tố chính tác động đến sản lượng lúa HGD đó là nhân tố về pháp
luật và chính sách; Nhân tố về tự nhiên, môi trường và nhân tố về thuộc về đặc điểm của của HGĐ. Tuy
nhiên trong nghiên cứu này ta chỉ đi nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố thuộc đặc điểm của HGĐ
tới sản lượng lúa.


CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1 Vị trí địa lý
Nằm ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên vùng có
mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ và quan trọng. Nằm giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông
là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo. Nằm ở vùng tận cùng Tây Nam của Tổ quốc có
bờ biển dài 73,2 km và nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển
Đông và vịnh Thái Lan.
Vùng nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế giữa Nam á và
Đông Nam á cũng như với châu úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này rất quan
trọng trong giao lưu quốc tế.
1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.2.1 Địa hình:
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi
dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành
những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt
đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm
tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông

Hậu và bán đảo Cà Mau. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 - 5m, có khu
vực chỉ cao 0,5 - 1m so với mặt nước biển.
1.2.2 Khí hậu:
- Nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm
0

24 C– 270 C, biên độ nhiệt trung bình năm 2 – 30 0C, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão
hoặc nhiễu loạn thời tiết. Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tập trung từ tháng 5 - 10, lượng mưa chiếm tới 99%
tổng lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa.
- Có thể nói các yếu tố khí hậu của vùng thích hợp cho các sinh vật sinh trưởng và phát triển, là tiền
đề cho việc thâm canh, tăng vụ.
1.2.3 Đất đai:
- Diện tích đất trong vùng bao gồm các nhóm đất sau:


+ Đất phù sa: Phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống sống Tiền và sông Hậu, diện tích 1,2 triệu
ha chiếm 29,7% diện tích đất tự nhiên toàn vùng và khoảng 1/3 diện tích đất phù sa của cả nước. Nhóm
đất này có độ phì cao và cân đối, thích hợp đối với nhiều loại cây trồng lúa, cây ăn quả, màu, cây công
nghiệp ngắn ngày.
+ Nhóm đất phèn: Phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Hà Tiên, vùng trũng trung tâm bản đảo Cà
Mau với tổng diện tích 1,2 triệu ha chiếm 40% diện tích toàn vùng. Đất có hàm lượng độc tố cao, tính
chất cơ lý yếu, nứt nẻ nhanh.
+ Nhóm đất xám: Diện tích trên 134.000 ha chiếm 3,4% diện tích toàn vùng. Phân bố chủ yếu dọc
biên giới Campuchia, trên các bậc thềm phù sa cổ vùng Đồng Tháp Mười. Đất nhẹ, tơi xốp, độ phì thấp,
độc tố bình thường.
+ Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất cát giông, than bùn, đất đỏ vàng, đất xói mòn… chiếm
diện tích không đáng kể khoảng 0,9% diện tích toàn vùng.
+ Nhìn chung đất đai ở đây rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thích hợp trồng lúa, dừa, mía,
dứa, cây ăn quả.
1.2.4 Tài nguyên nước:

- Với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam là hai nhánh sông Tiền và sông Hậu tổng lượng
nước sông Cửu Long là 500 tỷ mét khối. Trong đó sông Tiền chiếm 79% và sông Hậu chiếm 21%. Chế độ
thuỷ văn thay đổi theo mùa. Mùa mưa nước sông lớn vào tháng 9, tháng 10 làm ngập các vùng trũng
Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên. Về mùa này, nước sông mang nhiều phù sa bồi đắp cho đồng
bằng. Về mùa khô, lượng nước giảm nhiều, làm cho thuỷ triều lấn sâu vào đồng bằng làm vùng đất ven
biển bị nhiễm mặn nghiêm trọng.
- Chế độ nước ngầm khá phức tạp, phần lớn ở độ sâu 100 mét. Nếu khai thác quá nhiều có thể làm
nhiễm mặn trong vùng.
1.2.5 Tài nguyên biển:
- Chiều dài bờ biển 732 km với nhiều cửa sông và vịnh. Biển trong vùng chứa đựng nhiều hải sản quí
với trữ lượng cao: Tôm chiếm 50% trữ lượng tôm cả nước, cá nổi 20%, cá đáy 32%, ngoài ra còn có hải
sản quí như đồi mồi, mực…
- Trên biển có nhiều đảo, quần đảo có tiềm năng kinh tế cao như đảo Thổ Chu, Phú Quốc.
- Ven bờ là hệ thống rừng ngập mặn có giá trị về kinh tế và sinh thái với nhiều loại động vật, thực vật.
1.2.6 Tài nguyên khoáng sản:
- Trữ lượng khoáng sản không đáng kể. Đá vôi phân bố ở Hà Tiên, Kiên Lương dạng núi vách đứng
với trữ lượng 145 triệu tấn. Phục vụ sản xuất xi măng, vôi xây dựng; cát sỏi ở dọc sông Vàm Cỏ, sông


Mê Kông trữ lượng khoảng 10 triệu mét khối; than bùn ở U Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, tứ giác Long
Xuyên. Ngoài ra còn các khoáng sản khác như đá, suối khoáng…
1.3 Tình hình kinh tế xã hội
1.3.1 Nông nghiệp
Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng miền Tây đóng
góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54%
sản lượng thủy sản của cả nước. Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền
Giang. Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước. Bình quân lương thực đầu người
gấp 2.3 lần so với lương thực trung bình cả nước. Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất
khẩu gạo chủ lực của cả đất nước. Ngoài ra cây ăn quả còn đặc sản nổi tiếng của vùng, với sự đa dạng về
số lượng, cũng như chất lượng ngày càng được nâng cao

Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nuôi nhiều ở Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc
Trăng.
1.3.2 Thủy sản
Sản lượng thủy sản chiếm 50% cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang và An
Giang. Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất, 239.219 tấn thủy sản (năm 2000). An
Giang là tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng với sản lượng 80.000 tấn thủy sản (năm 2000). Nghề nuôi
trồng và đánh bắt thủy hải sản đang phát triển mạnh, theo quy mô công nghiệp.
1.3.3 Công nghiệp
Ngành công nghiệp phát triển rất thấp, chủ yếu là ngành chế biến lượng thực. Cần Thơ là trung tâm
công nghiệp của cả vùng bao gồm các ngành nhiệt điện, chế biến lương thực, luyện kim đen, cơ khí, hóa
chất, dệt may và vật liệu xây dựng.
1.3.4 Dịch vụ
Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu,
vận tải thủy và du lịch. Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước. Giao thông đường thủy giữ vai trò quan
trọng nhất.
Du lịch biển chủ yếu ở Kiên Giang với thắng cảnh đẹp ở Hà Tiên, Phú Quốc. Du lịch tâm linh với
nhiều chùa đẹp ở Châu Đốc, Sóc Trăng, Bạc Liêu.


Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước, vườn, khám phá các cù lao. Du lịch
bền vững bước đầu hình thành với sự thành công của khu nghỉ dưỡng bền vững Mekong Lodge tại Tiền
Giang và nhiều địa phương khác như Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau, Đồng Tháp. Tuy nhiên chất lượng và
sức cạnh tranh của các khu du lịch không đồng đều và còn nhiều hạn chế.
2. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1.1 Vị trí địa lý
- Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5
´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Phía bắc và đông bắc là
Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam
vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m
xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.

1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.2.1 Địa hình:
- Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.
- Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể
gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước
trên sông. Về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước
cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông
nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê
điều chống lũ và ngăn mặn.
1.2.2 Khí hậu:
- Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa
khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm
vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa.
1.2.3 Đất đai:
Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông
Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên
của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất
so với các vùng trong cả nước.


Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày.
Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha.
Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn còn khoảng 137 nghìn ha. Quá trình mở rộng diện
tích gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp quai đê lấn biển
theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”.
1.2.4 Tài nguyên biển:
Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến
Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong
câu và chăn vịt ven bờ.

Ngoài ra một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi biển Đồ Sơn, huyện đảo Cát
Bà,...
1.2.5 Tài nguyên khoáng sản:
Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ cho phát triển sản
xuất các sản phẩm sành sứ. Tài nguyên đá vôi ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Môn - Hải Dương,
dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành
công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ
tấn đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác. Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt.
Nhìn chung khoáng sản của vùng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển
công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.
1.2.6 Tài nguyên sinh vật:
Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quí hiếm đặc trưng cho giới
sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dầy đặc nhưng giới sinh
vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương.
1.3 Tình hình kinh tế xã hội
1.3.1 Công nghiệp
Các ngành công nghiệp mà đồng bằng sông Hồng có là: luyên kim, cơ khí, hóa chất, vật liệu xây
dựng, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, nhiệt điện. Các ngành công nghiệp khai thác: khai
thác khí dầu, khai thác đá vôi, khai thác sét cao lanh.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỷ đồng (1995) lên 55,2 nghìn tỷ đồng, chiếm
21% cả nước. Những nơi có nhiều ngành công nghiệp tập trung nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh.


Tính đến cuối năm 2009, vùng Đồng bằng sông Hồng có 61 Khu công nghiệp được thành lập với
tổng diện tích đất tự nhiên trên 13.800 ha, trong đó có 9.400 ha đất công nghiệp có thể cho thuê. So với cả
nước, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 26% về số lượng KCN và 23% về diện tích đất tự nhiên các
KCN.
1.3.2 Nông nghiệp
Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đất đai trù phú, phù sa màu mỡ.
Sản lượng lúa của khu vực tăng từ 44,4 tạ/ha (1995) lên là 58,9 tạ /ha (2008)

Không chỉ có sản lượng lúa tăng mà còn có một số lương thực khác như ngô, khoai tây, cà chua, cây
ăn quả... cũng tăng về mặt sản lượng và cả chất lượng. Đem lại hiệu quả cho ngành kinh tế của vùng. Vụ
đông trở thành vụ sản xuất chính.
Nuôi lợn, bò và gia cầm cũng phát triển mạnh của vùng
Vùng duyên hải Bắc Bộ gồm Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình nằm giáp biển, có nhiều
cửa sông lớn đổ ra, thuận lợi phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
1.3.3 Dịch vụ
Đồng bằng sông Hồng là vùng có hạ tầng giao thông đồng bộ và thuận lợi, hoạt động vận tải sôi nổi
nhất. Có nhiều đường sắt nhất đi qua các nơi khác nhau trong vùng.
Đồng bằng sông Hồng có nhiều địa danh du lịch như Tam Đảo, Hồ Tây, Chùa Hương, chùa Phật Tích,
Tam Cốc-Bích Động, Côn Sơn, Phố Hiến, Cúc Phương, Tràng An, Chùa Bút Tháp, Cát Bà, Đền Trần, Phủ
Dầy, Đền Trần, Chùa Keo, Chùa Dâu, Đền Đô,Vườn quốc gia Xuân Thủy, biển Quất Lâm…
Sân bay: sân bay lớn nhất nằm ở Nội Bài (Hà Nội). Cảng: có cảng Hải Phòng lớn nhất nên Hà Nội và
Hải Phòng là 2 đầu mối quan trọng. Cảng sông quan trọng là cảng Ninh Phúc và cảng Nam Định.
Bưu chính viễn thông phát triển mạnh của vùng. Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao
công nghệ, có nhiều tài chính, ngân hàng lớn nhất Việt Nam.


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG LÚA HGĐ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.
Bước 1: Viết phương trình mô hình hồi quy tuyến tính
� 
�Land  
� Fertiliser  
�Labor  
� Machine  
�Plot  
� Landclass  
� Age  

�HHsize  
� Re gion(1)
Output  
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Bước 2: Ứng dụng chương trình phân tích tương quan (Correlation) để rút gọn mô hình.
Sử dụng chương trình phân tích tương quan: Analyzne/Correlate/Bivariate
Dựa vào hệ số tương quan bội (Pearson Correlation) giữ các biến độc lập với các biến phụ thuộc.
Ta chọn các biến độc lập có giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan bội: r �0.3
=>Ta giữ lại các biến Land, Fertiliser, Labor, Machine, Region.
Ta viết lại mô hình hồi quy:
� 
�Land  
� Fertiliser  
�Labor  
� Machine  
� Re gion
Output  
0
1
2

3
4
5

(2)

Bước 3: Kiểm tra phân phối chuẩn cho các biến số liên tục trong mô hình của phương trình (2)
(Output, Land, Fertiliser, Labour, Machine)
Sử dụng Graph/Legacy dialogs/Histogram
* Output:
- Biến output bị lệch phải, sử dụng lệnh transform
để chuyển đổi biến: Transform/Compute variable.
Nhập LnOutput ở ô Target Variable, Ln(Output) ở ô Numeric Expression


Sau khi đã chuyển đổi biến, ta đi kiểm tra phân phối
chuẩn của biến mới LnOutput.
Biến mới LnOutput đã thuộc phân phối chuẩn.

Tương tự khi chuyển đổi các biến Land, Fertiliser,
Labour, Machine.
*Land

*Fertiliser


* Labour

* Machine


Viết lại mô hình hồi quy sau khi chuyển đổi biến
� 
�LnLand  
� LnFertiliser  
�LnLabor  
� LnMachine  
� Re gion
LnOutput  
0
1
2
3
4
5

(3)


Bước 4: Kiểm tra các khuyết tật của mô hình.
Chạy mô hình hồi quy tuyến tính cho phương trình (3): Analyze/Regression/Linear
Chọn Collinearity diagnostic và Durbin-Watson trong tùy chọn Statistics,
Trong tùy chọn Plot điền ZPRED ở trường Y và ZRESID ở trường X và chọn vào ô Histogram và Normal
probability plot


1.Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến: Dựa vào bảng
Coefficientsa
Unstandardized
Coefficients
Model

B
Std. Error
1
(Constant)
7.169
.309
LnLand
.695
.046
LnFertiliser .204
.034
LnLabour
.022
.040
LnMachine .113
.031
Vùng miền
-.068
.030
a. Dependent Variable: LnOutput
Ta có:

Standardized
Coefficients
Beta
.682
.178
.013
.105
-.038


t
23.196
15.160
5.990
.545
3.602
-2.232

Sig.
.000
.000
.000
.586
.000
.026

Collinearity Statistics
Tolerance VIF
.034
.079
.128
.082
.238

29.173
12.683
7.805
12.225
4.197


VIF ( LnLand )  29.173  10

VIF ( LnFertiliser )  12.683  10

VIF ( LnMachine)  12.225  10

=> Mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến. Ta khắc phục bằng cách bỏ đi biến có VIF lớn nhất là biến
LnLand
=> Ta được mô hình:
� 
�LnFertiliser  
� LnLabor  
�LnMachine  
� Re gion
LnOutput  
0
1
2
3
4

Chạy lại mô hình bằng lệnh Analyze/Regression/Linear.

(4)


Coefficientsa
Unstandardized


Standardized

Coefficients
Model
B
Std. Error
1
(Constant) 2.933
.168
LnFertiliser .457
.038
LnLabour
.314
.044
LnMachine .332
.035
Vùng miền -.382
.028
a. Dependent Variable: LnOutput
Ta thấy chỉ số VIF ở bảng Coefficients của các

Coefficients
Beta
.397
.185
.309
-.214

t
17.439

12.068
7.152
9.400
-13.459

Sig.
.000
.000
.000
.000
.000

Collinearity Statistics
Tolerance VIF
.104
.168
.104
.444

9.649
5.944
9.610
2.252

biến độc lập của mô hình mới đều nhỏ hơn 10 nên mô

hình không còn hiện tượng đa cộng tuyến.
2. Kiểm tra hiện tượng tự tương quan.
Dựa vào bảng Model Summary:
Model Summaryb

Adjusted

R Std. Error of Durbin-

Model R
R Square Square
the Estimate
Watson
a
1
.979
.959
.958
.18220
1.353
a. Predictors: (Constant), Vùng miền, LnLabour, LnMachine, LnFertiliser
b. Dependent Variable: LnOutput
Ta thấy 1 < d = 1.353 < 3 nên mô hình (4) không có hiện tượng tự tương quan
3. Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Đồ thị của phân bố dư thuộc phân phối chuẩn => Mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Bước 5: Kiểm định
hình.
ANOVAa

sự tồn tại của mô


Model
1


Sum of Squares df
Mean Square
Regression
283.051
4
70.763
Residual
12.217
368
.033
Total
295.269
372
a. Dependent Variable: LnOutput
b. Predictors: (Constant), Vùng miền, LnLabour, LnMachine, LnFertiliser
Dựa vào bảng ANOVA cột Sig.

F
2131.504

Sig.
.000b

-Ta đi kiểm định giả thuyết:
� 
�
�
�0


Ho : 

1
2
3
4

� �0 ( j=1,4 )
H
:
Co
ù
ít
nhaá
t


j
�1
Vì giá trị

Sig ANOVA  0.000 <  = 0.05

=> Bác bỏ giả thuyết H0 chấp nhận đối thuyết H1 nên có ít nhất một

�j �0

Vậy mô hình luôn tồn tại với độ tin cậy 95%.
Bước 6: Kiểm định sự phù hợp của mô hình .
Dựa vào bảng Model Summary cột Adjusted R Square:



R 2hc  0.958 nên trong các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa thì các nhân tố trong mô hình giải

thích được 95.8% còn lại 4.2% được giải thích bởi các nhân tố khác mà ta chưa có điều kiện đưa vào mô
hình
=> Mô hình tương đối phù hợp.
Bước 7: Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy.
Dựa vào bảng Coefficients cột Sig:

Ta đi kiểm định các giả thuyết:

*


H o : �1  0


� �0
Sig LnFertiliser  0.000 <  = 0.05
H1 : 

1



=> bác bỏ giả thuyết H0 chấp nhận đối thuyết H1 nên

�1


luôn luôn khác 0 và tồn tại

=> Đầu tư cho phân bón ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng lúa.


H o : �2  0


H : � �0
* �1 2
Vì Sig LnLabour  0.000 <  = 0.05

=> bác bỏ giả thuyết H0 chấp nhận đối thuyết H1 nên

�2

luôn luôn khác 0 và tồn tại

=> Đầu tư cho lao động ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng lúa.
�0

Ho : 

3


H :  �0
* �1 3
Vì Sig LnMachine  0.000 <  = 0.05


bác bỏ giả thuyết H0 chấp nhận đối thuyết H1 nên

�3

luôn luôn khác 0 và tồn tại

=> Đầu tư cho máy móc ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng lúa.

H o : �4  0


Sig Ln Re gion  0.000 <  = 0.05
H : � �0
* �1 4


=> bác bỏ giả thuyết H0 chấp nhận đối thuyết H1 nên

�4 luôn luôn khác 0 và tồn tại

=> Vùng miền ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng lúa.
Bước 8: Viết phương trình của mô hình hồi quy.
Dựa vào cột B bảng Coefficients ta viết được phương trình hồi quy như sau:
LnOutput = 2.933 + 0.457*LnFertiliser + 0.314*LnLabour + 0.332*LnMachine – 0.382*Region (5)
Dựa vào phương trình (5) ta thấy đầu tư cho phân bón, lao động, máy móc thiết bị có quan hệ cùng chiều
với sản lượng lúa HGD, biến vùng miền có quan hệ nghịch biến với sản lượng lúa HGD
=> HGD miền Nam có sản lượng lúa cao hơn hẳn so với sản lượng lúa của HGD miền Bắc.


Bước 9: Xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng

(Dựa vào bảng Coefficients cột Beta – Hệ số hồi quy đã được chuẩn hóa)
Ta lập được bảng sau
STT

Tên biến độc lập

Beta

|Beta|

%

Xếp hạng

1

LnFertiliser

0.397

0.397

35.93%

1

2

LnLabour


0.185

0.185

16.74%

4

3

LnMachine

0.309

0.309

27.96%

2

4

Region

-0.214

0.214

19.37%


3

Từ bảng ta thấy rằng phân bón có ảnh hưởng nhiều nhất đến sản lượng lúa HGD , kế đến là nhân tố máy
móc thiết bị, sau đó là vùng miền và cuối cùng là nhân tố lao động.
Bước 10: Phân tích tác động biên.
Theo phương trình (5):
- Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi khi đầu tư cho phân bón thay đổi 1% thì sản lượng lúa thay
đổi 0.457%.
- Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi khi đầu tư cho lao động thay đổi 1% thì sản lượng lúa thay
đổi 0.314%.
- Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi khi đầu tư cho máy móc thay đổi 1%thì sản lượng lúa thay
đổi 0.332%.
- Trong cùng một điều kiện các nhân tố thì sản lượng lúa HGĐ ở miền Nam sẽ cao hơn 38.2% so với sản
lượng lúa HGĐ ở miền Bắc.


2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.
Dựa vào kết quả phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến sản lương lúa HGĐ ở miền Bắc và
miền Nam có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sản lượng lúa HGĐ như sau:
2.1 Giải pháp về phân bón.
Kết quả nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng, phân bón có ảnh hưởng nhiều nhất đến sản lượng lúa của HGĐ.
Phân bón là yếu tố đầu vào, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Để đảm bảo nâng cao năng suất lúa
việc bón phân đúng và đủ là điều hết sức quan trọng. Bón đúng và đủ tức là bón cân đối các loại phân và
đúng thời điểm cây yêu cầu. Để thực hiện tốt giải pháp này cần có sự tham gia của phòng khuyến nông tại
các huyện, tiến hành tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật cũng như các thức bón phân cho nông hộ để
nâng cao năng suất của cây lúa. Bên cạnh đó, các chính sách về hỗ trợ giá của chính phủ về phân bón
cũng góp phần tạo thuận lợi cho nông hộ, thông qua đó làm tăng sản lượng lúa.
2.2 Giải pháp về máy móc thiết bị
Chiếm 27.96% ảnh hưởng tới sản lượng lúa HGĐ là nhân tố đầu tư về máy móc thiết bị. Hiện nay
một số các loại máy móc hỗ trợ canh tác như như máy cấy, máy cày, máy gặt đập liên hợp được ứng

dụng rộng rãi vào trong sản xuất lúa. Điều này không chỉ giải phóng sức lao động cho nông dân mà còn
giúp tiết kiệm giống, thời gian, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Phương pháp canh tác, thu hoạch thô sơ, lạc hậu là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tổn thất
sau thu hoạch lúa tương đối cao. Các địa phương cần có nhiều chính sách khuyến khích nông dân mua
máy gặt đập liên hợp và máy sạ lúa theo hàng để cơ giới hoá sản xuất. Để thu hoạch 1ha, dùng máy gặt
đập liên hợp hết vài công lao động, trong khi dùng máy gặt xếp dải cần 16 công, gặt thủ công cần 26
công. Như vậy, dùng máy gặt đập liên hợp giảm được chi phí thu hoạch 1 - 2 triệu đồng/ha so với thu
hoạch bằng tay, lại kịp thời vụ.
Dùng máy gặt đập liên hợp chỉ tổn thất 1-3%, tương đương 500.000 tấn thóc. Việc dùng máy sạ lúa theo
hàng tính trên 1ha giảm 1 bao phân urê, giảm 1-3 lần phun thuốc trừ sâu do ít sâu bệnh; riêng hạt giống
giảm 100-150kg so với sạ lan theo tập quán cũ, năng suất có thể tăng 300 – 400kg, thậm chí hàng tấn
thóc, nhất là trong vụ hè thu.
Nếu làm tốt việc phổ cập máy gặt đập liên hợp và gieo hạt bằng máy, sản xuất lúa gạo sẽ, hay nói cách
khác là có thể cung cấp thêm cả triệu tấn thóc/năm..


Để làm được điều này cần có sự hỗ trợ từ nhà nước về các gói vốn vay ưu đãi cũng như hỗ trợ mua máy
móc cho nông hộ. Bên cạnh đó thì việc phổ biến cũng như hướng dẫn cách thức hoạt động máy móc cho
nông hộ cũng cần được các đơn vị khuyến nông chú trọng và thường xuyên triển khai.
2.3 Giải pháp về lao động.
Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy, lao động là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng lúa HGĐ
(chiếm 16.74%). Qua thực tế cũng cho thấy những hộ đầu tư nhiều thời gian chăm sóc thường cho năng
suất cao hơn. Vì vậy việc tăng cường chăm sóc ruộng là rất cần thiết để nâng cao năng suất lúa đồng thời
phát hiện sớm và theo dõi các loại sâu bệnh và kịp thời chữa trị. Điều này có thể làm giảm sản lượng đáng
kể hoặc có thể bị mất trắng.


KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa HGĐ ở ĐBSCL và ĐBSH là rất cấp
thiết sẽ giúp cho từng vùng phát huy các yếu tố tích cực và hạn chế các yếu tố tiêu cực để góp phần

nâng cao sản lượng lúa của HGĐ. Nghiên cứu này có mục tiêu xây dựng và kiểm định mô hình biểu
thị mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và sản lượng lúa HGĐ làm cơ sở cho việc đề xuất một số
giải pháp góp phần nâng cao sản lượng lúa HGĐ tại ĐBSCL và ĐBSH. Để đạt mục tiêu nghiên cứu
trên, đề tài nghiên cứu đã khảo sát bằng phiếu điều tra cho 373 HGĐ sản xuất lúa ở ĐBSCL và ĐBSH
và đã sử dụng các mô hình hồi qui đa biến cho việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến
sản lượng lúa, bao gồm: (1) “Đầu tư cho phân bón”, (2) “Đầu tư cho máy móc thiết bị”, (3) “Đầu tư
cho lao động”, (4) “Yếu tố vùng miền”. Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng, một số giải pháp cũng đã
được đề xuất nhằm nâng cao sản lượng lúa HGĐ theo thứ tự ưu tiên của các giải pháp theo mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố.


×