Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Công tác giáo dục y đức cho sinh viên trường đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hải Thượng Lãn Ông đã nói: “Suy nghĩ thật sâu xa tôi hiểu rằng thầy
thuốc là bảo vệ sinh mạng cho con người, sống chết một tay mình nắm, họa
phúc một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh
không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám
liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng”.
Mỗi sinh viên ngành y không chỉ là một nhà trí thức tương lai, mà còn là
một y - bác sĩ, điều dưỡng tương lai. Do đó, đối với sinh viên ngành y, giỏi y
thuật thôi chưa đủ, còn phải có một y đức sáng nữa. Tuy nhiên y đức sáng
không phải là một cái gì đó có sẵn trong mỗi cán bộ y tế. Cũng không phải chỉ
khi trở thành một y - bác sỹ, điều dưỡng thực thụ thì sinh viên ngành y mới
biết thế nào là y đức. Trái lại, y đức là một quá trình học tập, trau dồi và rèn
luyện từ khi sinh viên ngành y ngồi trên ghế giảng đường.
Hơn nửa thế kỷ qua, chúng ta đã rất tự hào về ngành y tế đã khắc phục
mọi khó khăn, không ngừng phấn đấu, thu được những thành tựu to lớn, làm
biến đổi một cách sâu sắc từ nhận thức tư tưởng cho đến tổ chức bộ máy,
phương thức hoạt động; từ chuyên môn, khoa học kỹ thuật cho đến nâng cao
y đức... tạo niềm tin cho nhân dân. Các thế hệ thầy thuốc hôm nay đang nối
tiếp truyền thống tự hào của các thế hệ đi trước, không ngừng học tập nâng
cao trình độ chuyên môn; phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức đúng như
niềm vinh dự tự hào mà xã hội đã tôn vinh “Thầy thuốc như mẹ hiền”. Đó là
thắng lợi của những thầy thuốc Việt Nam trên mặt trận phòng chống dịch,
khám chữa bệnh giúp cho người dân các vùng miền được hưởng thụ dịch vụ y
tế chất lượng cao; nhất là công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế đã có những
tiến bộ quan trọng, là nhân tố quyết định đến sự thành công và phát triển của
ngành y tế.

1



Tuy vậy, chúng ta không thể không trăn trở, không đau lòng trước một số
ít thầy thuốc có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước nỗi đau, sự
khốn khó của người bệnh, những người làm cho đồng tiền xen vào giữa mối
quan hệ thầy thuốc và người bệnh. Hiện tượng "phong bì lót tay", coi trọng
quá mức đồng tiền là một tồn tại nhức nhối, làm biến dạng hình ảnh tốt đẹp
của người thầy thuốc chân chính. Đâu đó vẫn còn những thầy thuốc vòi vĩnh,
những nhiễu người bệnh, lạm dung việc kê đơn thuốc, xét nghiệm trong chẩn
đoán gây khó khăn, lãng phí tiền bạc của người bệnh. Bên cạnh đó, một số ít
thầy thuốc còn lợi dụng nghề nghiệp, sự tin yêu của bệnh nhân với thầy thuốc
mà biểu hiện tình cảm, quan hệ không lành mạnh với bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân…Vấn đề này không chỉ xảy ra ở một số thầy thuốc mà đáng báo
động hơn là còn xảy ra ngay cả với một số rất ít học sinh sinh viên trong khi
đi thực tập, thực tế. Những lỗi cán bộ y tế vi phạm, cũng là những lỗi mà một
số học sinh sinh viên mắc phải. Đây là những nguy cơ không thể xem thường,
mặc dầu chỉ là những "con sâu làm rầu nồi canh", nhưng đã phần nào làm vẩn
đục sự thanh cao của nghề y, gây sự bức xúc trong xã hội.
Nguyên nhân của các hiện tượng nêu trên một phần là do những tác động
tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường; do cơ chế, chính sách, tiền lương đối
với cán bộ y tế còn nhiều khó khăn, bất cập, các cơ sở y tế vẫn trong tình
trạng làm việc quá tải; sự tự rèn luyện về tay nghề, y đức của một số cán bộ y
tế chưa tốt; chưa xây dựng được chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho từng
chuyên ngành; và đặc biệt chưa coi trọng giáo dục y đức, thái độ giao tiếp ứng
xử cho học sinh sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Để học tập
và làm theo lời Bác dạy “Thầy thuốc như mẹ hiền” một cách thiết thực và
hiệu quả, cần coi trọng giáo dục y đức và thực hành quy tắc ứng xử cho học
sinh sinh viên.
Việc tổ chức giáo dục ý thức đạo đức cho mọi người, đặc biệt cho sinh
viên trường Đại học Y Hà Nội nhằm nâng cao y đức, đạo đức nghề nghiệp và
2



tự giác trong việc thực hành y đức hơn lúc nào hết trong giai đoạn hiện nay là
hết sức cần thiết.
Vì thế, tôi chọn vấn đề: “Công tác giáo dục y đức cho sinh viên trường
Đại học Y Hà Nội” làm tiểu luận tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị.
2. Mục đích đề tài
Nhằm khảo sát, đánh giá lại thực trạng giáo dục y đức đối với đối tượng
sinh viên trường Đại học Y Hà Nội, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng giảng dạy y đức. Đề tài cũng là cơ sở giúp Đảng ủy nhà trường
quản lý việc thực hiện tốt công tác giảng dạy của giảng viên, đào tạo ra thế hệ
cán bộ y tế giỏi tay nghề, sáng y đức, phục vụ tốt hơn cho công tác chữa bệnh
phục vụ nhân dân.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu y đức và tầm quan trọng
của y đức, đánh giá những thực trạng và giáo dục y đức cho sinh viên trường
Đại học Y Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận chung của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp logic lịch sử, so sánh,
điều tra xã hội học... nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đã đặt ra.
5. Kết cấu của khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý luận về y đức
Chương 2: Thực trạng về việc giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại
học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
Chương 3: Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng
cao việc giáo dục y đức cho sinh viên ở trường Đại Học Kỹ Thuật Y Dược Đà
Nẵng

3



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Y ĐỨC
1. Khái niệm về y đức
Trong xã hội làm bất cứ nghề gì cũng cần phải có đạo đức, người ta gọi
đó là đạo đức nghề nghiệp. Trong xã hội có bao nhiêu nghề nghiệp thì có bấy
nhiêu đạo đức nghề nghiệp tương ứng, mà nội dung của các loại đạo đức này
không giống nhau, nhưng giữa chúng vẫn có cái chung - cái chung của chuẩn
mực, giá trị, đạo đức như: bổn phận, danh dự, lương tâm, phẩm giá, làm điều
thiện, tránh điều ác… Do đó, giữa đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp
nói riêng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Những nguyên tắc của đạo đức nói
chung là cơ sở hình thành nên những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, còn
bản thân đạo đức nghề nghiệp lại là cơ sở để bổ sung hoàn thiện làm phong
phú thêm các nguyên tắc đạo đức nói chung.
Khác với nhiều ngành nghề khác, trong ngành y tế, đạo đức và lương
tâm nghề nghiệp phải được xếp hàng đầu. Có thể nói, đạo đức nghề y (y đức)
luôn là điều cốt lõi của người thầy thuốc. Đã hành nghề y thì ai cũng phải
quan tâm đến y đức. Nghề nghiệp càng tinh thông thì y đức càng phải ngời
sáng.
Truyền thống y học từ xưa đã đòi hỏi ở người thầy thuốc kết hợp nhuần
nhuyễn tầm cao của trình độ y học với tầm cao đạo đức. Ở mỗi quốc gia, mỗi
thời đại, dù là phương Đông hay phương Tây, y đức đều có những điểm
chung, đó là: tinh thần, thái độ phục vụ, hành vi ứng xử, bổn phận của người
thầy thuốc với bệnh nhân và những quy tắc xử sự đối với đồng nghiệp. Đối
với nghề y thì các phẩm chất như lương tâm, trách nhiệm và bổn phận là
không thể thiếu trong việc hình thành nên y đức ở mỗi người thầy thuốc.
Như vậy, y đức là đạo đức của người cán bộ y tế. Đạo đức là một hình
thái đặc biệt của ý thức xã hội. Đạo đức bắt nguồn từ những yêu cầu của sự
tồn tại và phát triển xã hội, từ một tất yếu khách quan của đời sống xã hội, là
4



điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ xã hội để kết hợp hài hoà
ích lợi cá nhân với ích lợi tập thể.
2. Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế: 12 điều y đức.
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở
tinh thần làm trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc
người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã dạy “lương y phải như từ mẫu”. Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó
khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền
y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo
đức được xã hội thừa nhận thông qua 12 điều y đức.
Điều 1: Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự
nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác
Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện
nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học tập và
tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng
vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân.
Điều 2: Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các Quy chế
chuyên môn không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những
phương pháp chuẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép
của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.
Điều 3: Tôn trọng quyền được khám, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng
những bí mật riêng tư của người bệnh, khi thăm khám, chăm sóc cần đảm bảo
kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu
đãi xã hội, không được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ
ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung
thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 4: Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm

nở, tận tình, trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh.
5


Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng
hợp tác điều trị phổ biến cho học về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ
của người bệnh, động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện
để chống hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng
phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia
đình người bệnh biết.
Điều 5: Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời, không
được đùn đẩy người bệnh.
Điều 6: Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc
hợp lý an toàn, không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém
phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
Điều 7: Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử
trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.
Điều 8: Khi người bệnh ra viện, phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp
tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.
Điều 9: Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và
hướng dẫn, giúp đỡ gia đình học làm các thủ tục cần thiết.
Điều 10: Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc
thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
Điều 11: Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về
minh, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
Điều 12: Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe,
phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị tai nạn, ốm đau tại cộng đồng,
gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
Để thực hiện tốt 12 tiêu chuẩn y đức này, các đơn vị phải nghiêm túc
khẩn trương tổ chức cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong bệnh viện học

tập để anh chị em hiểu, nhớ và thực hiện. Bài học đầu tiên của một người
bước vào nghề phải là Y đức là nghĩa vụ, tình thương, trách nhiệm với bệnh
nhân. Bệnh viện phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Y đức, nêu gương
6


người tốt việc tốt, khen thưởng kịp thời và cũng phải nghiêm khắc với những
hiện tượng hành vi sai trái với đạo đức y tế.
Mỗi cán bộ nhân viên y tế thực hiện tốt 12 tiêu chuẩn này chắc chắn
người bệnh và thân nhân họ sẽ hài lòng. Đảng và Nhà nước sẽ yên tâm khi
giao trọng trách chăm sóc sức khỏe nhân dân cho ngành y tế.
3. Y đức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Bước vào thời kỳ mới, ngành y tế nước ta có nhiều điều kiện phát triển,
đội ngũ cán bộ y tế có nhiều tiến bộ và cống hiến to lớn, nhưng cũng đứng
trước những thách thức mới, trong đó có sự xuống cấp về y đức.
Nước ta là một nước nghèo, chậm phát triển và trải qua chiến tranh lâu
dài nên để lại những hậu quả nặng nề về sức khoẻ cho nhân dân.
Những bệnh dịch và bệnh xã hội như sốt rét, lao, bướu cổ... còn đang là
mối lo của đất nước, thì những bệnh và tệ nạn của thời đại đã lan tràn đến Việt
Nam: bệnh HIV/AIDS, các bệnh nhiễm khuẩn đường tình dục, tai nạn giao
thông, bệnh ung thư và tim mạch, bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em, bệnh suy
giảm miễn dịch do suy dinh dưỡng... đã trở thành gánh nặng của ngành y tế
nước ta.
Việc chuyển đổi cơ chế quản lý cũng làm cho y đức đứng trước những
thử thách. Thực tế phong phú và phức tạp đó đang đặt ra trước mắt mỗi người
thầy thuốc những vấn đề cần giải quyết, khiến cho y đức trở nên bức xúc hơn.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nội dung y đức
về cơ bản không thay đổi. Tuy vậy, người thầy thuốc hiện nay đứng trước cơ
chế mới phải đấu tranh để giữ vững bản chất nghề nghiệp, bảo vệ sự trong
sáng của y đức. Trước những cám dỗ của đồng tiền, trước một đối tượng phục

vụ đủ mọi thành phần giai cấp, đủ mọi tầng lớp của xã hội, với mạng lưới y tế
Nhà nước và mạng lưới y tế tư nhân song song tồn tại, y đức thực sự đứng
trước những thách thức.
Ngành y tế và người cán bộ y tế phải làm gì để không phân biệt đối xử
trước đối tượng bệnh nhân cả giàu lẫn nghèo, người có quyền lực và người
7


dân thường? Tâm lý xã hội cũng có sự thay đổi. Đó là tâm lý những người bỏ
tiền đi chữa bệnh, thích thuốc mới, thuốc khó kiếm, tin vào thầy cho đơn
thuốc đắt tiền và lấy tiền công đắt. Số này không chỉ thích đưa phong bì, mà
còn thích đưa trước cuộc điều trị hoặc phẫu thuật. Tâm lý này đã ảnh hưởng
cả đến lớp cán bộ nghèo, người dân nghèo. Nhiều bệnh nhân và gia đình hoàn
cảnh khó khǎn, do chịu ảnh hưởng của những suy nghĩ trên nên xoay xở, chạy
tiền chữa bệnh, lâm vào cảnh khốn quẫn. Đối với mọi người bệnh, y đức đòi
hỏi người thầy thuốc phải giữ bản lĩnh của mình, nhìn thẳng vào cǎn bệnh,
vào thể trạng bệnh nhân mà điều trị, không phân biệt giàu, nghèo để có sự
quan tâm hơn, kém. Nói chung, không có loại thuốc, loại xét nghiệm nào
dùng riêng cho người giàu sang, loại thuốc và xét nghiệm nào dành riêng cho
người nghèo khó. Tuy nhiên, cũng không buộc phải bình quân. Tuỳ theo hoàn
cảnh và điều kiện về ngân sách và thuốc men, người thầy thuốc sẽ dùng thuốc
sao cho hợp lý với khả nǎng và đối tượng. Người cán bộ và nhân viên ở cơ sở
điều trị còn phải đấu tranh với hiện tượng thu "phí ngầm" với mọi khâu phục
vụ (từ tiêm chích đến thay áo, quần...), thiếu nhiệt tình trong khám, chữa bệnh
vì không có tiền bồi dưỡng thêm hoặc làm việc qua quýt trong giờ để kéo
người bệnh về phòng mạch ngoài giờ, hay thiếu trung thực trong kê đơn, kê
nhiều thuốc đắt tiền rồi móc ngoặc với cửa hàng thuốc để nhận tiền hoa hồng
v.v..

8



Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
1. Đặc điểm và điều kiện học tập của sinh viên trường Đại học Y Hà
Nội
Trường Đại học Y Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 595/QĐ
-TTg ngày 15/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở trường Cao đẳng
Kỹ thuật Y tế II, là trường công lập thuộc hệ thống giáo dục Việt Nam, có sứ
mạng đào tạo nguồn nhân lực ngành Y - Dược ở trình độ đại học và các trình
độ khác.
Về quy mô, trường có 08 Phòng chức năng, 07 khoa với 38 bộ môn trực
thuộc khoa, 03 bộ môn trực thuộc trường và 03 Trung tâm (trong đó có 01 cơ
sở khám chữa bệnh) với tổng số 333 công chức viên chức, trong đó có 244
giảng viên (chiếm 73,28%); trong số giảng viên, số có trình độ sau đại học
140 người, chiếm 57,4% (gồm 01 PGS.TS, 20 Tiến sĩ, 114 Thạc sĩ, 05
BSCKI-II), Đại học 103 người, còn lại là trình độ Cao đẳng và trình độ khác.
Hiện nay, Nhà trường đang đào tạo 09 ngành đại học, 08 ngành cao đẳng
bao gồm:
- Bậc đại học: Bác sỹ Đa khoa; Xét nghiệm y học; Dược học; Kỹ thuật

hình ảnh y học; Điều dưỡng; Phục hồi chức năng; Nha; Gây mê và Y tế công
cộng.
- Bậc cao đẳng: Điều dưỡng đa khoa; Điều dưỡng nha khoa; Điều dưỡng
Gây mê hồi sức; Xét nghiệm y học; Kỹ thuật hình ảnh y học; Phục hồi chức
năng; Hộ sinh; Dược học.
Số lượng học sinh, sinh viên nhà trường trong năm 2017 - 2018 là 4.623
trong đó: Điều dưỡng là 1.329 sinh viên; Dược 870 sinh viên; Xét nghiệm
706 sinh viên; Phục hồi 358 sinh viên; Y đa khoa 347 sinh viên; Hình ảnh 298


9


sinh viên; Gây mê 257 sinh viên; Nha 244 sinh viên; Y tế công cộng 137 sinh
viên; Hộ sinh 77 sinh viên
Khác với sinh viên các ngành khác, sinh viên ngành y có thời gian học
tập rất nhiều, vất vả và căng thẳng, vừa học lý thuyết ở trường, vừa thực tập
lâm sàng tại các bệnh viện, các cơ sở y tế, thậm chí các sinh viên một số
ngành còn phải tham gia trực đêm, vào các ngày nghỉ.
2. Thực trạng công tác giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học
Y Hà Nội
2.1.Về xác định mục tiêu giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học
Y Hà Nội
Công tác giáo dục y đức (viết tắt là GDYĐ) là một vấn đề rất được chú
trọng trong các trường đào tạo cán bộ làm công tác y tế bởi tính chất đặc thù
nghề nghiệp và gần đây được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập
nhiều trong các vấn đề xã hội với những biểu hiện sa sút về y đức của một số
cán bộ, nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước.
Nhà trường đã tiến hành nghiên cứu trên 470 sinh viên trường Đại học
Kỹ thuật Y - Dược về đánh giá mức độ nhận thức về tầm quan
trọng của công tác GDYĐ và đã thu được các kết quả cụ thể
như sau:
TT

Mức độ

Ý kiến

Tỷ lệ %


1

Rất quan trọng

452

96.2

2

Bình thường

18

3.8

3

Ít quan trọng

0

0.0

Bảng 2.1 Kết quả nhận thức của sinh viên về công tác GDYĐ
Bảng 2.1 cho thấy nhận thức của sinh viên về công tác GDYĐ rất tốt
chiếm 96.2%. Đây thực sự là một yếu tố quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác giáo dục y đức ở sinh viên tại trường Đại học Y Hà Nội.
Tuy nhiên, một số bộ phận nhỏ trong sinh viên sinh viên vẫn chưa nhận

thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục y đức. Có ý kiến cho rằng việc
10


GDYĐ là không cần thiết, chỉ quan tâm đến kết quả học tập chuyên môn, nếu
chuyên môn giỏi, sẽ đáp ứng được yêu cầu của xã hội, sẽ có việc làm sau khi
ra trường. Đó là quan điểm không toàn diện, đi chệch định hướng, đường lối
giáo dục của Nhà nước là đào tạo con người phải vừa hồng, vừa chuyên.
Không có những phẩm chất đạo đức cần thiết thì không thể tạo ra những động
cơ, nội lực của hoạt động nhận thức và hành vi cuộc sống và xã hội không thể
thừa nhận người lao động “có tài mà không có đức”.
Vì vậy, Nhà trường cần tạo ra nhiều hoạt động giúp sinh viên học tập và
thấm nhuần những chuẩn mực y đức, để các em hiểu sâu hơn cốt lõi của đạo
đức nghề nghiệp, trang bị cho các em hành trang cả về y lý, y thuật và y đạo
để có thể bước đi vững vàng trên con đường y nghiệp, vượt qua những khó
khăn, thử thách trong thực tiễn sau khi các em ra trường nhận nhiệm sở.
2.2.Về nội dung giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà
Nội.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống nói chung và giáo
dục y đức nói riêng đã luôn được Nhà trường quan tâm chú trọng trong quá
trình đào tạo nguồn nhân lực y tế. Nhiều nội dung giáo dục chính trị, đạo đức,
lối sống đã được Nhà trường thực hiện rất có hiệu quả như: giáo dục lòng yêu
nước, niềm tự hào dân tộc; giáo dục ý thức chấp hành nội quy, quy chế, pháp
luật Nhà nước; tinh thần tự lập và thái độ học tập đúng đắn; giáo dục lòng
nhân ái bao dung, sống có tình nghĩa; trách nhiệm và đoàn kết; khiêm tốn,
trung thực, giản dị.
Tuy nhiên, một số nội dung giáo dục đạo đức, lối sống vẫn còn hạn chế,
các hoạt động mà Nhà trường đã tổ chức giáo dục cho sinh viên mới chỉ ở
mức trung bình chưa thực sự mang lại hiệu quả. Hiện nay, công tác giáo dục
chính trị tư tưởng mới chỉ được thực hiện thông qua môn học Chính trị, Pháp

luật và thông qua Tuần sinh hoạt công dân đầu năm, đầu khóa (Nhà trường có
mời báo cáo viên thành phố và quận thuyết trình về các vấn đề liên quan đến
tình hình chính trị trong nước và quốc tế, việc học tập và làm theo tấm gương
11


đạo đức Hồ Chí Minh) mà chưa có các hoạt động ngoại khóa khác. Vì vậy,
Nhà trường cần tăng cường hơn nữa các hoạt động liên quan đến giáo dục bản
lĩnh chính trị để giúp sinh viên thường xuyên được cập nhật tình hình chính trị
và luôn cảnh giác trước mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”
của các thế lực thù địch đang âm thầm chống phá ta trên mọi phương diện của
đời sống kinh tế xã hội.
Nhà trường cũng tiến hành nghiên cứu đánh giá của sinh viên về nội
dung, hình thức, phương pháp GDYĐ và thu được kết quả sau:
Tốt

Bình

Chưa tốt
thường
Tỷ
Tỷ
Tỷ
TT
Nội dung
Số
Số
Số
lệ
lệ

lệ
lượng
lượng
lượng
(%)
(%)
(%)
Giáo dục lòng yêu nước,
81.
16.
1
381
79
10
2.1
niềm tự hào dân tộc.
1
8
Bản lĩnh chính trị.
55.
36.
2
259
170
41
8.7
0
3
Ý thức chấp hành nội
90.

3
424
39
8.3
7
1.5
quy, quy chế, pháp luật.
2
Tinh thần tự lập, thái độ
80.
16.
4
380
78
12
2.6
học tập.
8
6
Lòng nhân ái, bao dung,
80.
18.
5
380
86
4
0.9
sống có tình nghĩa.
8
3

Tích cực xã hội.
69.
24.
6
328
117
25
5.3
8
9
Chuẩn mực hành vi đạo
90.
7
427
35
7.4
8
1.7
đức và đạo đức nghề y.
9
Nếp sống văn hóa - văn
60.
34.
8
286
160
24
5.1
minh đô thị.
9

0
Yêu ngành, yêu nghề.
87.
12.
9
410
57
3
0.6
3
1
12


10
11
12

Trách nhiệm và đoàn kết.
Khiêm tốn, trung thực và
giản dị.
Ý thức bảo vệ môi sinh.

372
363
283

79.
1
77.

2
60.
2

76
83
142

16.
2
17.
7
30.
2

22

4.7

24

5.1

45

9.6

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về nội dung GDYĐ ở sinh viên
Bảng 2.2 cho thấy một số nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh
viên vẫn còn hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao trong quá trình đào tạo, các hoạt

động mà nhà trường đã tổ chức giáo dục cho sinh viên mới chỉ ở mức trung
bình như nội dung giáo dục “bản lĩnh chính trị” chiếm 36.3%, chưa tốt chiếm
8.7%; nội dung “tích cực xã hội” chiếm 24.9% trung bình và 5.3% chưa tốt;
nội dung “nếp sống văn hóa, văn minh đô thị” chiếm 34.0% trung bình và
chưa tốt 5.1%; nội dung “ý thức bảo vệ môi sinh” chiếm 30.2% trung bình,
9.6% chưa tốt.
Nguyên nhân của những tồn tại trên xuất phát từ đặc trưng của ngành y
là phải đi thực tập bệnh viện, trực đêm, nên việc tổ chức các hoạt động xã hội
để các em tham gia còn nhiều bất cập, hạn chế. Mặc dù nhà trường luôn đề
cập đến việc nâng cao ý thức giữ gìn môi sinh thông qua ban hành nội quy,
các buổi giao ban với Ban cán sự, đối thoại với sinh viên đầu năm, đầu khóa
nhưng vẫn chưa cải thiện được ý thức của các em trong việc giữ gìn vệ sinh
nhà trường xanh - sạch - đẹp. Do đó, lãnh đạo Nhà trường cần tăng cường các
biện pháp tuyên truyền, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, phê bình thật
nghiêm túc thì mới đem lại hiệu quả cao cho nội dung quan trọng này.
2.3.Về sử dụng các phương pháp giáo dục y đức cho sinh viên trường
Đại học Y Hà Nội.
Một số phương pháp đã được nhà trường sử dụng để giáo dục y đức cho
sinh viên như: Tổ chức cho sinh viên học tập, nghiên cứu các quy chế đào tạo
và rèn luyện; Lồng ghép nội dung GDYĐ trong các môn học chính khóa;
13


Tuyên dương, khen thưởng sinh viên tiêu biểu trong học tập và rèn luyện; Xử
lý kỷ luật sinh viên vi phạm nội quy, quy chế; Tổ chức sinh hoạt lớp hàng
tháng.
Nhà trường tiến hành khảo sát ý kiến của sinh viên và thu
được kết quả tổng hợp ở bảng sau:
Mức độ
Rất thường

TT

Phương pháp

Trung bình

Ít thường

xuyên
xuyên
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Số
Số
Số
lệ
lệ
lệ
lượng
lượng
lượng
(%)
(%)
(%)

Tổ chức cho sinh viên học
1

tập, nghiên cứu các quy chế


240

51.1

48

10.3

181

38.6

284

60.6

133

28.3

52

11.1

29

6.2

140


29.8

300

64.0

20

4.3

80

17.1

369

78.6

31

6.6

182

38.8

256

54.6


112

23.9

259

55.2

98

20.9

đào tạo và rèn luyện.
Lồng ghép nội dung GDYĐ
2

trong các môn học chính
khóa.
Tổ chức các hoạt động xã

3

hội, ngoại khóa để sinh viên
tham gia.
Tổ chức các buổi sinh hoạt

4

chuyên đề/hội nghị/hội thảo

về GDĐĐ, lối sống cho sinh
viên.
Tổ chức các hoạt động thi

5

đua thực hiện nếp sống văn
hóa học đường.
Tuyên dương, khen thưởng

6

sinh viên tiêu biểu trong học
tập và rèn luyện.

14


Xử lý kỷ luật sinh viên vi

7

phạm nội quy, quy chế.
Tổ chức các cuộc thi tìm
hiểu về Đảng, Bác Hồ, về

8

truyền thống của trường, của


102

21.7

291

62.0

77

16.3

30

6.4

135

28.8

305

64.8

45

9.6

205


43.7

220

46.7

28

6.0

76

16.2

366

77.8

190

40.5

245

52.0

35

7.5


ngành.
Tổ chức cuộc vận động học
9

tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh.
Tổ chức các buổi đối thoại

10 giữa lãnh đạo Nhà trường

11

với sinh viên.
Tổ chức sinh hoạt lớp hàng
tháng.

Bảng 2.3 Kết quả khảo sát về sử dụng các phương pháp GDYĐ ở sinh viên
Bảng 2.3 cho thấy một số phương pháp GDYĐ được sự hài lòng của
sinh viên thì nhà trường chưa khai thác một cách hiệu quả, chưa thường
xuyên tổ chức để sinh viên tham gia như: “Tổ chức các hoạt động xã hội,
ngoại khóa để sinh viên tham gia” chiếm 64.0%, “Tổ chức các buổi nói
chuyện chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên” chiếm 78.6%;
“Tổ chức các hoạt động thi đua thực hiện nếp sống văn hóa học đường”
chiếm 54.6%; “Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, về truyền
thống của trường, của ngành” chiếm 64.8%; “Tổ chức các buổi đối thoại
giữa lãnh đạo nhà trường với sinh viên” chiếm 77.8%.
Nhìn chung, nhà trường đã sử dụng các phương pháp GDYĐ một cách
đa dạng trong quá trình giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, có thể nhận thấy một số
phương pháp giáo dục đào tạo được sự hài lòng của sinh viên thì nhà trường
chưa khai thác một cách hiệu quả, chưa thường xuyên tổ chức để sinh viên

tham gia như: Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề nhằm nâng cao nhận
15


thức cho sinh viên; Tổ chức các hoạt động xã hội, ngoại khóa để sinh viên
tham gia; Tổ chức các cuộc thi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, về truyền thống của trường, của ngành; Tổ chức các hoạt động thi
đua thực hiện nếp sống văn hóa học đường; Tổ chức cuộc vận động học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Tổ chức các buổi đối thoại
giữa lãnh đạo nhà trường với sinh viên; Tuy nhiên có những lý do chủ quan
và khách quan mà nhà trường không sử dụng thường xuyên các phương pháp
đó, cơ bản là vì điều kiện về cơ sở vật chất chưa cho phép, nguồn kinh phí
còn hạn hẹp, bộ phận làm công tác chính trị - quản lý sinh viên quá mỏng, hạn
chế về khả năng tổ chức sự kiện, cần phải có giải pháp hợp lý tạo nguồn kinh
phí cho các hoạt động…
2.4.Về sử dụng các hình thức giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại
học Y Hà Nội.
Một số hình thức giáo dục y đức chủ yếu thông qua tuần sinh hoạt công
dân sinh viên đầu năm, đầu khoá và cuối khoá học; thông qua ban hành các
văn bản hướng dẫn; qua các buổi kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm; lồng
ghép trong các môn học chính khóa. Giáo dục y đức thông qua các phong trào
Đoàn, Hội, thông qua công tác thi đua, khen thưởng.
Việc giáo dục y đức cho sinh viên chủ yếu thông qua các hoạt động giảng
dạy, học tập nội quy nhà trường, sinh hoạt đoàn thể trong đó có vai trò của giảng
viên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên hướng dẫn thực tập lâm sàng, Đoàn Thanh
niên. Các hình thức khác như: thông qua các hoạt động xã hội, từ thiện, thông
qua các hoạt động lao động, văn hoá văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao, giao lưu,
tiếp xúc giữa lãnh đạo nhà trường với sinh viên; thông qua việc phối hợp với
phụ huynh và các tổ chức ngoài trường; thông qua các buổi học tập Chỉ thị,
Nghị quyết, chuyên đề, chưa được cán bộ giáo viên và sinh viên đánh giá cao.

Đây là những hình thức giáo dục y đức ngoài giờ, thường mang lại hiệu quả cao,
bởi vì, sinh viên sẽ được trải nghiệm thực tế để thể hiện khả năng của mình trong
việc xử lý tình huống, giao tiếp, ứng xử, từ đó các em sẽ hình thành những thói
16


quen, kỹ năng, kỹ xảo tốt cho bản thân và làm nảy sinh năng lực tự học tập và
rèn luyện của mình.
Nhà trường tiến hành khảo sát đánh giá của sinh viên và
thu được kết quả:

TT

Các hình thức GDYĐ

Rất tốt
Trung bình
Chưa tốt
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Số
Số
Số
lệ
lệ
lệ
lượng
lượng
lượng

(%)
(%)
(%)

Thông qua tuần sinh hoạt
1

2
3
4
5

6

7
8
9

công dân sinh viên đầu năm,
đầu khoá, cuối khoá.
Ban hành các văn bản hướng
dẫn.
Thông qua các buổi kỷ niệm
các ngày lễ lớn trong năm.
Thông qua các phong trào
của Đoàn, Hội.
Thông qua các hoạt động xã
hội, ngoại khóa.
Thông qua các buổi học tập
Chỉ thị, Nghị quyết, chuyên

đề.
Thông qua các môn học
chính khóa.
Thông qua các cuộc vận
động.
Thông qua các buổi đối thoại

với lãnh đạo Nhà trường.
10 Thông qua các cuộc thi.
Thông qua công tác thi đua,
11
khen thưởng.

443

94.2

20

4.3

7

1.5

291

61.8

118


25.2

61

13.0

292

62.1

104

22.1

74

15.7

374

79.6

80

17.0

16

3.4


196

41.8

228

48.4

46

9.8

182

38.7

197

41.9

91

19.4

374

79.6

71


15.1

25

5.3

281

59.8

144

30.6

45

9.6

268

57

133

28.3

69

14.7


269

57.2

145

30.9

56

11.9

347

73.8

89

18.9

34

7.2

17


12


Phối hợp với phụ huynh và
các tổ chức ngoài trường.

139

29.6

166

35.4

165

35.0

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về sử dụng các hình thức GDYĐ ở sinh viên
Bảng 2.4 cho thấy một số hình thức GDYĐ ngoài giờ thường mang lại
hiệu quả cao nhưng chưa được Nhà trường tổ chức có hiệu quả như: “Thông
qua các hoạt động xã hội, ngoại khóa” chiếm 48.4% trung bình và 9.8% chưa
tốt; “Thông qua các buổi học tập Chỉ thị, Nghị quyết, chuyên đề” chiếm
41.9% trung bình và 19.4% chưa tốt; “Thông qua các cuộc vận động, cuộc thi
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chiếm 30.9% trung
bình và 11.9 chưa tốt; thông qua việc “phối hợp với phụ huynh và các tổ chức
ngoài trường” chiếm 35.4% trung bình và 35.0% chưa tốt.
Như vậy, các hình thức giáo dục y đức cho sinh viên chưa phong phú,
còn nặng nề, giáo huấn, hình thức còn đơn điệu. Để nâng cao hiệu quả giáo
dục y đức cho sinh viên, nhà trường cần phải kết hợp hài hòa giữa lý thuyết
và thực tiễn, giữa chính khoá và ngoại khoá, đổi mới các hình thức giáo dục y
đức phù hợp với tâm sinh lý sinh viên để lôi cuốn sinh viên tham gia vào quá
trình giáo dục y đức, đó là nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý trong giai

đoạn hiện nay.
2.5.Về kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục y đức cho sinh viên
trường Đại học Y Hà Nội.
Công tác kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của chức năng quản lý, vì
vậy, để công tác này đi vào thực chất, mang lại hiệu lực và hiệu quả cao, đồng
thời, góp phần giúp cho nhà quản lý thấy rõ cần đưa công tác kiểm tra, đánh
giá vào khâu nào, ở bộ phận nào. Mức độ cần thiết của cấp càng thấp thì đòi
hỏi việc kiểm tra đánh giá càng cao và cần có sự đánh giá trong kết quả rèn
luyện của sinh viên.
Hiện nay, nhà trường đã và đang thực hiện chấm điểm rèn luyện cho sinh
viên hàng tháng có sự chủ trì của giáo viên chủ nhiệm. Công tác này được
18


thực hiện rất tốt và mang lại hiệu quả cao, bởi vì, giáo viên chủ nhiệm sẽ kịp
thời nắm bắt được diễn biến tình hình của sinh viên từng tháng, có hình thức
tuyên dương khen thưởng những việc làm tốt của sinh viên và phê bình, uốn
nắn những hành vi đạo đức chưa tốt, giúp các em có phương hướng phấn đấu
rèn luyện trong những tháng tiếp theo. Tuy nhiên, việc đánh giá giáo dục y
đức vẫn còn khá cảm tính, chủ yếu dựa vào các số liệu báo cáo của phòng
Công tác chính trị và quản lý sinh viên.
Xét một cách tổng thể, đây cũng là hạn chế do nhà trường chưa có bộ
phận tham mưu trực tiếp về công tác giáo dục đạo đức nói chung cũng như
giáo dục y đức nói riêng tại Phòng Công tác chính trị và quản lý sinh viên,
nếu được hình thành và phát huy tốt vai trò của tổ chức này thì công tác kiểm
tra, đánh giá sẽ chặt chẽ, sâu sát và đáp ứng một cách thường xuyên, liên tục
hơn.

19



Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
NHẰM NÂNG CAO VIỆC GIÁO DỤC Y ĐỨC Ở SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
1. Phương hướng chung trong việc giáo dục và phát triển y đức cho
sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục truyền thống y đức của dân tộc Việt Nam, được xem là nhiệm
vụ cơ bản lâu dài để tạo ra các thế hệ cán bộ y tế tài đức vẹn toàn trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các trường đào tạo cán bộ y tế cần
chú trọng và quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục y đức cho sinh viên.
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam luôn có những tư
tưởng Y đức của các bậc tiền bối như: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông (Lê
Hữu Trác), Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ,…
là những tài sản to lớn để lại cho hậu thế về y lý, y thuật và là những gương
sáng ngời về y đức, đó là những tài năng, trí tuệ, đạo đức, tinh thần và thái độ
phục vụ người bệnh một cách vô vị lợi. Đó cũng là những tấm gương sáng,
tận tụy, hết lòng phục vụ người bệnh, phục vụ nhân dân không ngại gian khổ
để giúp đỡ người bệnh chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Việc giáo dục cho sinh viên thấm nhuần 12 điều y đức và quy tắc ứng xử
của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế do Bộ Y tế ban hành là
một việc làm hết sức cần thiết đối với sinh viên ngành y trước khi rời ghế
trường Đại học để bước vào nghề của mình.
Giáo dục y đức theo y đức Hồ Chí Minh, đây vừa là nhiệm vụ cơ bản
vừa lâu dài, vừa cấp bách vừa thường xuyên. Song song với việc giáo dục y
đức truyền thống của dân tộc, việc giáo dục y đức Hồ Chí Minh cũng rất quan
trọng đối với các trường đào tạo cán Bộ Y tế trong cả nước nói chung và
trường Đại học Y Hà Nội nói riêng, nhất là trong giai đoạn hiện nay chúng ta

20



đang thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”
Giáo dục y đức Hồ Chí Minh là giáo dục bổn phận, trách nhiệm của
người thầy thuốc. Để trở thành những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận y tế vì
sức khỏe cộng đồng vì nhận dân người chiến sĩ áo trắng cần có:
Bổn phận, trách nhiệm trước hết là đối với bệnh nhân. Người thầy thuốc
là người luôn giàu lòng bác ái, niềm nở, dịu dàng, tận tình, chu đáo, luôn đặt
sức khỏe, tính mạng của người bệnh lên trên hết và trước hết. Thực hiện tốt
lời dạy của Hồ Chí Minh “Lương y phải như từ mẫu”, “Thương yêu, chăm
sóc người bệnh như anh em ruột thịt”, “Coi bệnh nhân đau đớn cũng như
mình đau đớn”.
Cùng với bổn phận đối với bệnh nhân là trách nhiệm đối với nghề
nghiệp. Khi đã chọ nghề y, mỗi sinh viên phải luôn tự đào tạo, rèn luyện bản
thân không những về y thuật mà cả y đức, bởi chỉ có cả hai điều ấy, người
sinh viên y tế mới có trách nhiệm với nghề nghiệp của mình cho dù có gặp
những khó khăn gian khổ.
Sinh viên phải luôn có thái độ kính trọng thầy cô, ứng xử có văn hóa đối
với bạn bè, đồng nghiệp. Bởi nếu không có sự kính trọng này thì dù sau này
có làm gì, ở cương vị nào cũng sẽ không tránh khỏi những cạm bảy của cám
dỗ, sẽ dẫn đến sự lệch lạc về đạo đức và nhân cách. Sự khiêm tốn và học hỏi
kinh nghiệm của thầy cô bạn bè sẽ giúp sinh viên ngành y ngày càng vững
vàng hơn trong y thuật và không bị lệch lạc về y đức.
Sinh viên ngành y đòi hỏi phải có phẩm chất và tinh thần khoa học thực
sự, giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội nhất là ứng xử đối với bản thân
mình. Sinh viên trường Đại học Y Hà Nội được giáo dục và thực hiện tốt
những bổn phận, trách nhiệm của người thầy thuốc như đã khẳng định ở trên
cũng có nghĩa là họ đã thực hiện tốt khẩu hiệu mà sinh thời chủ tịch Hồ Chí
Minh đã dạy: Hăng hái, hy sinh, bác ái, đoàn kết, kỷ luật. Xứng đáng là những

21


chiến sĩ đi tiên phong trong các cuộc chiến chóng bệnh tật, giành giật sự sống
cho người bệnh, đem lại tương lai tươi sáng cho mọi người.
2. Các giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo
dục, rèn luyện y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội.
2.1.Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách
nhiệm cho đội ngũ cán bộ công chức và sinh viên về giáo dục y đức và
quản lý công tác giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội.
Muốn thực hiện công tác quản lý giáo dục y đức cho sinh viên được đi
vào thực tiễn và có ý nghĩa, việc đầu tiên là phải thực hiện công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức trong toàn thể cán bộ công chức và sinh viên nhà
trường. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giáo dục y đức phải đảm bảo thực
hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Nhà trường, đồng
thời góp phần thực hiện quyết tâm to lớn của Bộ Y tế trong việc chấn chỉnh,
nâng cao đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ y tế trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung của công tác tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức phải
được triển khai sâu rộng và đồng bộ từ trong cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn
thể, của cán bộ công chức, sinh viên để mọi người nhận thức rõ tính cấp bách
và tầm quan trọng của việc tăng cường giáo dục y đức cho sinh viên.
Nội dung của công tác tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức phải
kết hợp nhiều hình thức, phương pháp, con đường phù hợp với tâm sinh lý đối
tượng cán bộ công chức, sinh viên của nhà trường.
Đối với đội ngũ cán bộ quản lý: Nắm vững mọi chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những nội qui, quy chế, những
Chỉ thị, Nghị quyết, những công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về công tác giáo dục đạo đức nói chung và của Bộ Y tế về giáo dục y đức cho
sinh viên ngành y nói riêng. Đây là những kiến thức cần thiết đối với người
cán bộ quản lý. Khi nắm vững những nội dung trên, người cán bộ quản lý có

thể nắm chắc mục tiêu, định hướng và suy nghĩ đúng đắn để hoạch định kế
hoạch phù hợp với thực tế và thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, phương
22


pháp, hình thức giáo dục y đức; đồng thời, có sự chỉ đạo sâu sát, linh hoạt và
hiệu quả đối với từng hình thức giáo dục y đức, qua đó, có sự giám sát, kiểm
tra đề ra những giải pháp điều chỉnh kịp thời khoa học, hợp lý.
Đối với giảng viên giảng dạy và giáo viên hướng dẫn thực tập lâm sàng:
Đây là lực lượng trực tiếp có tác động đến nhân cách của người học, có ảnh
hưởng rất lớn đối với sinh viên. Nâng cao nhận thức để nâng cao tinh thần
trách nhiệm, yêu ngành, yêu nghề, hưởng ứng tích cực cuộc vận động của
ngành giáo dục “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo”, qua đó, khi xây dựng và thực hiện mục tiêu từng tiết giảng và bài giảng,
ngoài việc truyền đạt những kiến thức chuyên môn, phải gắn với việc hình
thành những thái độ đạo đức, đặc biệt là những phẩm chất nghề nghiệp.
Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp: giáo viên chủ nhiệm là người gắn bó,
sâu sát nhất với sinh viên, hiểu tường tận từng nhân cách của mỗi sinh viên
trong lớp và là người thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với giáo viên bộ
môn, các đoàn thể trong nhà trường, giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”…
Họ đóng vai trò quan trọng trong việc trực tiếp giáo dục đạo đức sinh viên. Vì
vậy, giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững về mục tiêu đào tạo, giáo dục nhân
cách, tình hình chính trị thời sự, thực trạng xã hội, giá trị đạo đức…để có
phương pháp giáo dục thích hợp cho từng đối tượng sinh viên hoàn thành tốt
nhiệm vụ chính trị được giao thông qua các buổi họp lớp chấm điểm rèn
luyện hàng tháng và các hoạt động ngoại khóa.
Đối với cán bộ Đoàn thanh niên: Yêu cầu đối với các tổ chức này là phải
thấm nhuần, hiểu rõ các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, của
Đoàn cấp trên, Chỉ thị của Ban Giám hiệu…để có định hướng chung cho hoạt
động theo chủ điểm cho từng tháng, quý, từng học kỳ, năm học một cách khả

thi, đáp ứng được nhu cầu tâm lý phát triển lứa tuổi, phù hợp với thực tiễn,
nhằm thu hút học sinh đến tập thể, đến những hoạt động bổ ích để giáo dục về
lòng nhân ái, truyền thống, đạo lý con người Việt Nam. Tuyên truyền tốt các
23


Nghị quyết, Chỉ thị, pháp luật của nhà nước. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý công tác GDYĐ cho sinh viên.
Đối với sinh viên: Giáo dục y đức là một quá trình tổ chức giáo dục xã
hội và tự giáo dục rèn luyện, trong đó, mỗi cá nhân vừa là chủ thể, vừa là
khách thể của quá trình giáo dục y đức nói riêng và quá trình phát triển, hoàn
thiện nhân cách nói chung. Chính vì vậy, phải tổ chức nâng cao nhận thức cho
sinh viên về thái độ, niềm tin, trước hết với bản thân mình, tự phán xét lương
tâm với việc làm đúng, sai, trong việc kiềm chế, giải quyết các mâu thuẫn
trong cuộc sống. Có thái độ và tình cảm trong sáng, có niềm tin sâu sắc vào
cải thiện, vào tương lai… Từ đó, sinh viên sẽ tự giác tham gia vào quá trình
quản lý với sự nỗ lực phấn đấu và rèn luyện không ngừng của bản thân sinh
viên trong học tập, trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện phẩm chất chính
trị, tự giác tham gia các hoạt động chịnh trị, xã hội, phấn đấu trở thành người
cán bộ y tế tương lai mẫu mực trong quá trình học tập tại trường.
2.2.Phối hợp nhiều nội dung, hình thức, phương pháp và nhiều môi
trường giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội.
Sinh viên là đối tượng thanh niên, nhạy bén có óc tưởng tượng, sáng tạo,
do vậy, việc đa dạng hóa các nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng tính hiệu quả và tránh sự nhàm chán
trong việc triển khai về hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên
Để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục y đức cho sinh viên, điều đầu
tiên phải làm là phối hợp nhiều hình thức giáo dục, thể hiện:
Thứ nhất, giáo dục y đức thông qua chương trình đào tạo của Nhà
trường. Để tạo ra những thế hệ cán bộ y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ,

nâng cao sức khỏe cho nhân dân và toàn xã hội, đòi hỏi chương trình giáo dục
của Nhà trường ngoài giáo dục kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, cần xây dựng
một chương trình giáo dục y đức truyền thống và y đức Hồ Chí Minh một
cách đầy đủ, toàn diện bởi mặt đạo đức chính là gốc của người cán bộ y tế
nhân dân. Xã hội càng phát triển, càng văn minh ngoài việc khám, chữa bệnh
24


thì nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe ngày càng cao với rất
nhiều đối tượng. Trong cuộc sống văn minh hiện đại, xã hội rất cần những
người cán bộ y tế vừa “hồng thắm”, vừa “chuyên sâu”. Vì vậy, các trường đào
tạo sinh viên ngành y cần chủ động xây dựng chương trình giáo dục y đức
truyền thống, đặc biệt là y đức Hồ Chí Minh thật khoa học, thiết thực, có tính
thực tiễn phù hợp với yêu cầu của xã hội, của cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Thứ hai, giáo dục y đức cho sinh viên lồng ghép thông qua các môn học
khác như: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin; tư tưởng Hồ
Chí Minh; đường lối cách mạng của Đảng, những môn học này sẽ cung cấp
cho sinh viên thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học,
bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, những giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc.
Thứ ba, sự phối, kết hợp giữa các môn tâm lý học - y đức với các môn lý
luận chính trị và tất cả các môn học trong toàn bộ chương trình là một việc
làm cần thiết trong việc giáo dục kỹ năng nghề nghiệp cũng như y đức cho
sinh viên của trường. Nhờ có sự phối, kết hợp đó, nhà trường vừa trang bị
kiến thức chuyên ngành, liên ngành, vừa giáo dục phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống, đặc biệt là đạo đức nghề y. Việc giáo dục, đào tạo người cán bộ
y tế ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ góp phần tạo ra một
đội ngũ cán bộ y tế có cách nhìn, thái độ ứng xử với bệnh nhân một cách toàn
diện: vừa chữa bệnh, vừa nâng đỡ tinh thần cho những người ốm yếu.

Thứ tư, lồng ghép công tác giáo dục y đức trong các phong trào hoạt
động tập thể của Trường, Đoàn, Hội thông qua sinh hoạt chính trị đầu năm
học, khóa học; các đợt học tập, các cuộc vận động, những hoạt động kỷ niệm
các ngày lễ lớn trong năm; các hoạt động thực tiễn như thực tập bệnh viện,
các hoạt động tình nguyện hè…

25


×