Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích chiến lược marketing các sản phẩm công ty CP may nhà bè và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường may mặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.86 KB, 13 trang )

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CÁC SẢN PHẨM CÔNG TY
CP MAY NHÀ BÈ VÀ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRÊN THỊ
TRƯỜNG MAY MẶC

BÀI LÀM

Dệt may là sản phẩm tiêu dùng với đặc tính thời trang, thị trường rộng
lớn ở trong và ngoài nước nhưng đây cũng là một thương trường cạnh tranh
khốc liệt của các nhà sản xuất, phân phối, kinh doanh. Các doanh nghiệp trong
nước cũng phải tìm cách cạnh tranh khẳng định vị trí của mình ngay trên sân
nhà. Công ty cổ phần may Nhà bè, Công ty cổ phần may Việt Tiến là một trong
số đó. Trong bài viết này tôi xin trình bày “giới thiệu về Công ty may Nhà Bè,
so sánh chiến lược marketing sản phẩm áo sơ mi nam tại thị trường trong
nước”

I.

Giới thiệu Công ty cổ phần may Nhà Bè

Địa chỉ: 04 Đường Bến nghé Phường Tân thuận Đông,Quận 7 Tp Hồ Chí
Minh
Điện thoại: (08) 38720077 - 38729124

Fax: (08) 38725107

Email
Công ty may Nhà Bè khởi đầu từ hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi
thuộc khu chế xuất Sài Gòn hoạt động từ trước năm 1975.
Sau ngày thống nhất, Bộ Công nghiệp nhẹ tiếp nhận và đổi tên hai đơn vị này
thành Xí nghiệp may khu chế xuất. Vào thời điểm đó số lượng công nhân của
xí nghiệp khoảng 200 người




Tháng 4/2005, Công ty may Nhà Bè cổ phần hóa và chuyển đổi từ doanh
nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần May Nhà Bè
Trong năm 2008 Công ty đã có nhiều thay đổi về định hướng hoạt động, cơ cấu
tổ chức và phát triển thị trường trong nước. Công ty sắp xếp lại các bộ phận
theo hướng tinh gọn, tách một số chức năng lập thành đơn vị thành viên và mở
rộng sang những lĩnh vực nhiều tiềm năng. Thị trường trong nước trở thành
một trọng tâm hoạt động với những kế hoạch quy mô. Công ty may Nhà Bè đổi
mới ngay từ khâu khảo sát thị trường và thiết kế sản phẩm, giới thiệu các nhãn
hàng mới và mở rộng mạng lưới phân phối khắp cả nước

II. Chíến lược marketing Công ty cổ phân may Nhà Bè
Trong những năm qua Công ty đã giữ vững thị trường xuất khẩu đồng
thời Công ty đã quan tâm đến việc nghiên cứu và phát triển mở rộng thị trường
trong nước. Công ty xác định việc tìm kiếm thị trường có ý nghĩa rất quan
trọng, sản phẩm tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu đều phải đảm bảo chất
lượng, giữ được chữ tín với khách hàng. Công ty coi thị trường như là một vấn
đề sống cón của mình. Điều này có ý nghĩa với hàng dệt may vi tính khác biệt
của nó ngoài những nhân tố quan trọng như chất lượng tốt và cả đáp ứng thị
hiếu của người tiêu dùng, đảm bảo hợp thời trang, hợp mốt, nó còn phải phù
hợp với thời tiết khí hậu và mang bản sắc dân tộc. Công ty đã thực hiện các
biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm. Trong
cơ chế thị trường đa dạng hóa sản phẩm là việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng,
nó vừa có tác dụng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của
khách hàng, vừa là biện pháp của các doanh nghiệp để hạn chế những rủi ro
trong kinh doanh.
1. Sản phẩm



Trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường, Công ty May Nhà Bè đã
sản xuất kinh doanh theo phương thức đa dạng hóa sản phẩm để tạo ra sự linh
hoạt, thích ứng nhanh chóng với nhu cầu tiêu dùng nhằm thâm nhập nhanh
chóng thị trường mới đồng thời mở rộng thị trường truyền thống của mình.
Hiện nay Công ty đang sản xuất hơn 20 loại sản phẩm may mặc khác nhau, tuy
nhiên sản phẩm truyền thống của mình vẫn là áo so mi và jacket. Cùng với sự
cạnh tranh ngày càng gay gắt và để có thể đứng vững trên thị trường. Chất
lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm và được xác
định bằng những thông số có thể do được hoặc so sánh được phù hợp với
những điều kiện kỹ thuật hiện đại và thỏa mãn được nhu cầu nhất định của xã
hội. Chính vì nhận thức được điều đó nên vấn đề chất lượng sản phẩm của
Công ty luôn coi trọng nên tạo tạo được uy thế trong tiêu thụ. Công ty đã
không ngừng đổi mới về công nghệ, kỹ thuật sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị
hiện đại, nâng cao tay nghề và nhận thức cho cán bộ công nhân viên trong toàn
Công ty.
Để nâng cao chất lượng và uy tín sản phẩm trên thị trường, sản phẩm của
Công ty đã được thiết kế cải tiến nhiều về mẫu mã hình dáng và thay đổi chất
liệu tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa nhưng Công ty cũng đã xác định được sản
phẩm chính của mình đó là áo Jacket, sơmi.
2. Giá cả
Công ty May Nhà Bè áp dụng phương pháp đánh giá theo cách cộng lợi
vào chi phí. Đây là phương pháp định giá đơn giản, sau khi kỹ thuật hạch toán
xong chi phí thì tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa mà hội đồng giá quyết định
tỷ lệ phụ thêm để cộng vào chi phí. Tuy đây là phương pháp đơn giản nhưng nó
lại rất phổ biến đặc biệt đối với các Công ty May của Việt Nam.
3. Kênh phân phối
Công ty áp dụng chủ yếu kiểu kênh phân phối cấp I và cấp II
Cửa hàng
chi nhánh



Công
ty
May
Nhà bè

Người

Đại lý
BB

Đại

Bán
Lẻ

Tiêu
dùng

Trung gian khác

Công ty có một mạng lưới phân phối rộng khắp trên cả nước, với hệ
thống gồm nhiều đại lý, các cửa hàng chi nhánh của Công ty để có thể đưa sản
phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh và thuận tiện nhất.
4. Các hoạt động xúc tiễn hỗn hợp của Công ty May Nhà Bè.
Kinh tế thị trường phát triển, cùng với nó hàng hóa ngày càng đa dạng
hơn nhu cầu thay đổi thường xuyên hơn, người bán nhiều hơn, người mua ngày
càng khó tính hơn. Tuy nhiên không phải bao giờ cung và cầu cũng gặp nhau
và phù hợp với nhau. Một sản phẩm tiêu thụ được tức là thị trường có nhu cầu
về sản phẩm đó và khối lượng tiêu thụ lại phụ thuộc vào sức mua, đây là yếu tố

rất quan trọng của thị trường. Trong tình thế đó, để đạt được mục tiêu đưa sản
phẩm đến tận tay người tiêu dùng và kéo họ về với sản phẩm thì đòi hỏi Công
ty phải có các nỗ lực marketing nhất định. Một trong những công cụ không thể
thiếu và nó có ý nghĩa đó là các hoạt động xúc tiến hỗn hợp. Trong những năm
gần đây Công ty may Nhà bè đã có các chương trình nhằm xây dựng hình ảnh,


uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường và đặc biệt thị trường nội địa đã
có được sự quan tâm đúng mức hơn. Một số công cụ mà Công ty đã sử dụng là.
a. Quảng cáo và các hình thức quảng cáo.
Quảng cáo có vai trò quan trọng trong ngành may mặc, nó hỗ trợ, phát
triển hay cố gắng thay đổi hay đồng thời tái định vị hình ảnh của Công ty đối
với người tiêu dùng. Quảng cáo trong ngành may mặc chủ yếu tập trung chủ
yếu vào những yếu tố cấu tạo nên hình ảnh cũng như kinh nghiệm, quy mô mặt
hàng, độ bền của sản phẩm, tính hợp thời trang, thị hiếu và có chất lượng cao.
Quảng cáo được sử dụng làm phương tiêu đề truyền bá hình ảnh và uy
tín của Công ty. Do đó Công ty cần phải lựa chọn các loại hình quảng cáo phù
hợp viứu cgu ra các sản phẩm phù hợp.
- Quảng cáo trên truyền hình
Quảng cáo trên truyền hình là hình thức được đánh giá là hiệu quả nhất
của lượng thông tin thương mại, với sức truyền tải thông tin cộng đồng là tối
đa, ấn tượng và sức hút được sắp xếp vào thời điểm có lợi nhất cho mục đích
quảng cáo.
- Chương trình hội chợ triển lãm.
Hội chợ triển lãm đúng nghĩa là thời điểm mà rất nhiều nhà sản xuất
kinh doanh các loại hàng hóa tập trung về một địa điểm để giới thiệu sản phẩm
của mình và tìm đối tác kinh doanh. Do vậy, nó có ý nghĩa thúc đẩy và mở
rộng mối quan hệ cho doanh nghiệp, với các kỳ hội chợ triển lãm đại diện
doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng quan tâm tới doanh nghiệp
- Quảng cáo trên báo, tạp chí: phương thức này được Công ty sử dụng là

chính bởi hình thức này có ảnh hưởng hầu hết tới các đối tượng khách hàng
khác nhau. Tuy nhiên quảng cáo trên báo và tạp chí đòi hỏi nghiên cứu tập tính,
thời gian tiêu dùng của khách hàng phải chuẩn xác, yêu cầu quảng cáo phải
phong phú sáng tạo tránh lặp lại nhiều lần hình ảnh quảng cáo.


- Các hình thức quảng cáo khác như: quảng cáo trên túi đựng hàng, trên
đồng hồ, trên móc đeo chìa khóa…
b. Bán hàng trực tiếp.
Bán hàng trực tiếp là yếu tố để hỗ trợ cho những mặt hàng của Công ty.
Các Công ty may mặc thường có các tài liệu để bán hàng để khuyếch trương
tới các đại lý, cửa hàng. Hình thức này cung cấp đàu vào mà hình thức khác
như quảng cáo và xúc tiến bán không cung cấp được một mức độ cá nhân nhất
định.
c. Marketing trực tiếp
Được xác định là hệ thống tương tức của marketing có sử dụng một hay
nhiều phương tiện quảng cáo để tác động đến phản ánh đáp lại đo được hay
việc giao dịch tại bất kỳ điểm nào. Mục đích của marketing trực tiếp là làm cho
kỹ thuật mua ngay lập tức nhưng không phải toàn bộ kế hoạch marketing trực
tiếp đề ra tiêu thụ hàng ngày. Hiện nay marketing trực tiếp phát triển ngày càng
phát triển nhanh chóng đóng vai trò ngày càng lớn trong kết quả kinh doanh
của Công ty. Hiện tại Công ty sử dụng marketing trực tiếp dưới 2 hình thức.
+ Marketing thư từ trực tiếp: Phòng kinh doanh của Công ty gửi email
hay bưu điện những thư chào hàng, tờ quảng cáo và những hình thức quảng cáo
khác đến khách hàng tiềm năng của Công ty. Theo họi gửi thư trực tiếp cho
phép đảm bảo tính chọn lọc cao của thị trường mục tiêu, có thể tiếp cận từng cá
nhân linh hoạt và cho phép tiến hành trắc nghiệm và định lượng kết quả sớm.
+ Điện thoại: Phòng kinh doanh Công ty sử dụng điện thoại như là một
phương tiện để giao dịch hay phân phối hàng hóa cho các đại lý và cửa hàng
của Công ty.

d. Quan hệ công chúng
Tuyên truyền và quan hệ công chúng là hình thức thông tin trên diện
rộng cũng như quảng cáo vậy, nhưng nó mang tính trung thực và phi thường


mại hơn quảng cáo. Tuyên truyền và quan hệ công chúng thường bị coi nhẹ
trogn tiếp thị và được sử dụng giới hạn và bất thường ít có tác dụng như các
công cụ khác. Tuy vậy, tuyên truyền và quan hệ công chúng vẫn có thể tạo ra
tác dụng đáng kể và tốn ít chi phí hơn. Mục đích của quan hệ công chúng và
quan hệ tuyên truyền là xây dựng một hình ảnh thuận lợi Công ty.
Tại phòng kinh doanh thường xuyên cổ động đồng nghiệp ở các phòng
khác như hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, quỹ hỗ trợ trẻ em nghèo.
Văn phòng sử dụng hình thức này để nâng cao hình ảnh, củng cố quan
hệ với tất cả khách hàng.
Phòng kinh doanh cũng thường xuyên họp và cung cấp cho các nhân
viên văn phòng nhưng bản tin nói lên những hình ảnh của văn phòng, các phân
tích về hiện trạng kinh doanh cũng như phương hướng trong thời gian tới,
những tin tức mới cần được phổ biến trong nội bộ văn phòng. Văn phòng Công
ty thường xuyên quan hệ với bạn hàng trong nước và nước ngoài để phối hợp
thực hiện chương trình phát động khách hàng.

III. So sánh với chiến lược marketing của Công ty cổ phần may Việt
Tiến
Việt Tiến tìm mọi giải pháp, trong đó tập trung đầu tư các thiết bị chuyên
dùng, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, nâng cao thu nhập để giữ
chân người lao động. Do vậy tổng công ty vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá.
Trong đó, lĩnh vực xuất khẩu tăng 15%, nội địa tăng khoảng 40%. Hiện nay,
Việt Tiến xuất khẩu sang thị trường Mỹ (25%), châu Âu (35%), Nhật Bản
(20%) và các thị trường khác chiếm 20% còn lại. Ở thị trường nội địa, Việt
Tiến có trên 1.000 cửa hàng, đại lý được phân bố rộng khắp tại 64 tỉnh thành

trên toàn quốc.


Thành công đó là nhờ Việt Tiến đã sớm hoạch định và thực hiện chiến lược tiếp
thị đúng đắn. Đối với thị trường nội địa, chúng tôi có 6 thương hiệu, mỗi
thương hiệu có một phân khúc khác nhau, khách hàng mục tiêu khác nhau, thu
nhập khác nhau.
Sản phẩm áo sơ mi nam thuộc loại sản phẩm có đẳng cấp, có thứ hạng
cao trên thị trường, do vậy, công tác kiểm soát chất lượng lượng sản phẩm phải
được đặt lên hàng đầu nhằm bảo đảm sản phẩm được cung ứng trên thị trường
đáp ứng đủ các tiêu chí do khách hàng yêu cầu và chất lượng ổn định.
Ngoài ra nhờ đa dạng thương hiệu, phù hợp với nhiều đối tượng khách
hàng mục tiêu nên Việt Tiến đang phát triển rất tốt trong tình hình thị trường
hiện nay.Để có được những thành công trên, Việt Tiến đã áp dụng thành công 6
chiến lược tiếp thị cơ bản.
Về chiến lược sản phẩm:
Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng,
đầu tư mạnh vào khâu thiết kế, nhằm tạo ra nhiều mẫu mã phù hợp, tăng giá trị
sử dụng, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm.
Chiến lược sản phẩm Việt Tiến: Tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị sản
xuất. Đổi mới công nghệ có ý nghĩa then chốt. Chính nhờ thiết bị mới, công
nghệ mới công ty mới có thể tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu thâm nhập vào
thị trường mới, tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần đổi mới cơ sở hạ tầng tại công
ty.
Thương hiệu VIETTIEN cho thời trang công sở (Office Wear). Được sử
dụng cho các sản phẩm: áo sơ mi, quần tây, quần khaki, veston mang tính chất
nghiêm túc, vòng đời sản phẩm dài. Đối tượng sử dụng chính là những người
có thu nhập ổn định, nghiêm túc, ít thay đổi, đa số có độ tuổi từ 28 tuổi trở lên.
Thương hiệu Manhattan là thời trang nam cao cấp phong cách Mỹ được
Việt Tiến mua quyền sử dụng của tập đoàn Perry Ellis International (Mỹ), với



các sản phẩm là áo sơ mi, quần tây, quần kaki, veston, áo thun, đối tượng sử
dụng là các doanh nhân, nhà quản lý, những người thành đạt, sành điệu
Thương hiệu TT-up là thương hiệu thời trang cao cấp (High Class
Fashion). Được sử dụng cho các sản phẩm: áo sơ mi thời trang, quần kaki,
quần jeans, áo thun, quần short, bộ đồ kiểu nữ,v.v… đặc biệt mang tính chất
thời trang dành cho giới trẻ nam nữ, vòng đời sản phẩm ngắn. Đối tượng sử
dụng chính là những người có lối sống hiện đại, ưa thích thời trang, luôn luôn
thích sự thay đổi, có độ tuổi từ 16 đến 28 tuổi.
Với một chiến lược cạnh tranh hợp lý, lấy chất lượng sản phẩm là tiêu
chí cạnh tranh hàng đầu, Việt Tiến đã tạo nên thương hiệu thời trang chiếm lĩnh
thị trường nội địa. Từ thương hiệu cốt lõi Việt Tiến, chiến lược của Công ty
chính là liên kết, mở rộng phát triển thêm nhiều nhãn hiệu thời trang mới. Đến
năm 2008, Việt Tiến tạo bước đột phá mới liên kết, mua bản quyền thương hiệu
sản xuất, kinh doanh 2 thương hiệu thời trang cao cấp của Ý là San Sciaro và
Mahattan của Mỹ. Đây là những sản phẩm ở phân khúc cấp cao, sang trọng
dành cho doanh nhân, nhà quản lý, người thành đạt, sành điệu.
Chiến lược về giá:
Thực hiện giá cả đi đôi với chất lượng, tạo ra nhiều mức giá phục vụ cho nhiều
đối tượng có mức thu nhập khác nhau. Giá cả là một công cụ marketing rất
nhạy bén để tác động đến nhu cầu và khả năng chấp nhận của khách hàng. Vì
vậy khi xác định giá cho sản phẩm của mình, công ty cần nghiên cứu xem xét
giá cả của đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường nội địa công ty cổ phần May 10
với khách hàng tiêu dùng cuối cùng công ty nên áp dụng chính sách giá hợp lý.
Chiến lược về kênh phân phối:
Áp dụng song song hai hình thức: Kênh phân phối truyền thống trên đường
phố và kênh phân phối hiện đại trong các siêu thị và trung tâm thương mại.
Mỗi thương hiệu đều có một hệ thống kênh phân phối riêng, bản sắc riêng, tạo
sự nhất quán trong từng hệ thống kênh phân phối.



Trong chiến lược quảng bá:
Việt Tiến quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu, thực hiện khuyến mãi, hậu
mãi, tạo những dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho khách hàng. Việt Tiến quan tâm
đến việc bảo vệ thương hiệu, thực hiện khuyến mãi, , tạo những dịch vụ chăm
sóc tốt nhất cho khách hàng. Công ty đã xúc tiến đầu tư, lựa chọn kênh phân
phối một cách hợp lý, để đưa các sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng
trong nước một cách nhanh nhất, phù hợp với thị hiếu, thu nhập, môi trường và
khí hậu của nước ta. Công ty đã lựa chọn một chuỗi các cửa hàng phân phối
sản phẩm rộng khắp cả nước, với 3 kênh tiêu thụ gồm: xây dựng các cửa hàng
độc lập, mở rộng hệ thống đại lý hiện nay và đưa các sản phẩm của mình vào
các hệ thống siêu thị, thương xá Tax, Trung tâm Thời trang Zen Palaza... Việt
Tiến tích cực tham gia các chương trình xã hội, làm công tác từ thiện, xây dựng
nhà tình nghĩa, tình thương, giúp đỡ trẻ em nghèo…
Tăng cường quảng cáo cho thương hiệu sản phẩm
Xây dựng thương hiệu đã khó, bảo vệ và phát triển thương hiệu lại càng
khó hơn. Nhận thức được điều này, năm 2002, May 10 đã bắt đầu tiến hành dán
tem chống hàng giả và đề can mã số, mã vạch lên từng sản phẩm; đưa sợi
chống hàng giả vào nhãn dệt nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng
như thương hiệu của sản phẩm. Việc lựa chọn kênh truyền thông sẽ quyết định
đến sự nhận biết của khách hàng về sản phẩm của công ty. Để đưa được thông
điệp đến người xem thì công ty nên lựa chọn các kênh truyền thông hữu hiệu
nhất. Các kênh này có hai loại: kênh có tính chất cá nhân và kênh có tính chất
đại chúng. Khi đưa ra quyết định lựa chọn kênh nào công ty cần phải xem xét
các yếu tố như thói quen sử dụng của công chúng, mặt hàng kinh doanh, giá
tiền. Nếu áp dụng hợp lý sẽ mang lại cho công ty hiệu quả rất cao và ngược lại.


Kết hợp giữa lời nói, hình ảnh, mầu sắc, nhạc điệu bài ca để tạo ra một

không khí thoải mái, hóm hỉnh để lôi kéo được người mua. Nội dung của thông
điệp phải làm sao để tạo sự mới lạ, độc đáo
Ngoài phương tiện quảng cáo là truyền hình thì công ty nên quảng cáo
qua các phương tiện in ấn. Đối tượng người tiêu dùng là nam giới, đoạn thị
trường mục tiêu là nhóm người có thu nhập cao nên quảng cáo trên các tạp chí
thế giới đàn ông, tạp chí văn hoá là rất phù hợp.
Tại các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm cũng như đại lý bán hàng
cho công ty, các biểu hiện quảng cáo nên được bố trí đẹp, ấn tượng vừa gây thu
hút được khách hàng vừa tạo được hình ảnh cho công ty.
- Xúc tiến bán
* Xây dựng chính sách chiết khấu:
- Mục đích nhằm khuyến khích hỗ trợ tỷ lệ hoa hồng cho các đại lý căn
cứ theo doanh thu bán hàng trong tháng để kích cầu tăng doanh thu nội địa, mở
rộng thị trường trong nước, tăng quy mô về sản lượng và chất lượng.
- Xây dựng chính sách chiết khấu bậc thang thay mức chiết khấu chung
* Chế độ thưởng vượt doanh thu khoán theo tháng, quý.
* Xây dựng chương trình khuyến mại thúc đẩy bán hàng.
- Mục đích nhằm kích thích tiêu dùng. Đồng thời đây cũng là một dịp để
quảng bá cho thương hiệu và nhãn hiệu của May 10, với các hình thức:
- Khuyến mãi cho cửa hàng giới thiệu sản phẩm: 01 chuyến du lịch cho
02 người với cửa hàng đạt doanh thu quý cao nhất.
- Khuyến mãi năm học mới: Tặng 01 bút máy có in logo May 10.
Những hình thức khuyến mại, quảng cáo như trên sẽ góp phần nâng cao
vị thế và uy tín của thương hiệu May 10 cũng như các nhãn hiệu của sản phẩm


May 10 được nâng cao đối với người tiêu dùng, lôi kéo thu hút khách hàng
mới, giữ các khách hàng trung thành, đồng thời nâng cao sản lượng tiêu thụ.
- Quan hệ công chúng và tuyên truyền
Công chúng của công ty là khách hàng, các bạn hàng, người quảng cáo

hàng hoá, những người có trách nhiệm hoặc có liên quan tới công tác kinh
doanh của doanh nghiệp ở cấp quản lý. Xây dựng mối quan hệ này nhằm tạo
lòng tin của khách hàng vào chủ hàng hoá. Thông qua việc xây dựng mối quan
hệ công chúng-tuyên truyền để tạo dựng hình ảnh uy tín của công ty với xã hội,
với khách hàng rồi với bạn hàng, tìm cách xoá bỏ đi những ảnh hưởng không
tốt tới hình ảnh và uy tín của công ty, hạn chế những rủi ro mà công ty có thể
gặp phải. Một số biện pháp công ty có thể sử dụng là: Tham gia hội chợ triển
lãm, hội nghị khách hàng, tổ chức hội thảo, in ấn phát hành tài liệu tạp chí...

Đối với chiến lược chính sách xã hội:
Việt Tiến tích cực tham gia các chương trình xã hội, làm công tác từ thiện, xây
dựng nhà tình nghĩa, tình thương, giúp đỡ trẻ em nghèo…
Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực:
Chú trọng và tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ cho
nhân sự trong bộ máy làm việc để nâng cao tính kế thừa và làm việc mang tính
chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu trong tình hính mới. *

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. MBA trong tầm tay chủ đề Marketing, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ

Chí Minh
2. TS. Trương Đình Chiến (2002), Quản trị kênh Marketing, Nhà xuất

bản Thống kê, Hà Nội.
3. Garry D. Smith (2003), Chiến lược và sách lược kinh doanh, Nhà xuất

bản Thống kê, Hà Nội.
4. Một số tài liệu và Báo cáo tài chính của Công ty may Nhà Bè,Việt Tiến

5. Trang

web: />
www.cafef.vn; www.viettien.com.vn;



×