Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích chiến lược marketing của 2 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong nghành viễn thông của vietel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.12 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA 2 ĐỐI THỦ CẠNH
TRANH MẠNH NHẤT TRONG NGHÀNH VIỄN THÔNG CỦA VIETEL
Trong thời gian qua, thị trường bưu chính đã có sự cạnh tranh gay gắt của
các doanh nghiệp, tổ chức chuyển phát nhanh tài liệu, hàng hoá, các hãng tư nhân
trong và ngoài nước.
Các chủ thể tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ chuyển phát đang
cùng hoạt động trong thị trường Việt Nam như Tổng công ty Bưu chính Việt Nam
(VNPost), Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post), Công ty cổ phần Dịch
vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT), Công ty cổ phần Hợp Nhất Việt Nam
(Hợp Nhất) … và hơn 20 hãng chuyển phát nhanh quốc tế thuộc các tập đoàn đa
quốc gia như DHL, FedEx, TNT, UPS…
Bài viết này chủ yếu tập trung phân tích dịch vụ chuyển phát của Tổng
công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost)

1. Giới thiệu về Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost)
Ngày 26/12, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) đã làm lễ ra mắt
Tổng Cty Bưu chính VN sau một thời gian chuẩn bị và thực hiện chia tách bưu
chính viễn thông trên địa bàn các tỉnh, TP. Theo đó, từ ngày 1/1/2008, Tổng Cty
Bưu chính Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động. Các Bưu điện tỉnh, thành
phố sẽ hoạt động theo mô hình mới, tách thành 2 đơn vị: Bưu điện tỉnh, thành
phố mới trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, có chức năng quản lý


mạng lưới bưu chính và kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí và
thực hiện nhiệm vụ công ích.
1.1. Chức năng, nhiệm vụ
- Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng Bưu chính công cộng
theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt để kinh doanh các dịch vụ trong và ngoài nước.
- Cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo quy hoạch, kế hoạch phát
triển bưu chính của nhà nước và những nhiệm vụ công ích khác theo yêu cầu của


cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Sử dụng mạng bưu chính công cộng để kinh doanh các dịch vụ bưu
chính, tài chính, phát hành báo chí và các dịch vụ khác theo yêu cầu của pháp
luật.
- Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
trong lĩnh vực bưu chính.
1.2. Sản phẩm và dịch vụ
1.2.1. Bưu chính chuyển phát:
- Dịch vụ chuyển phát nhanh EMS
- Dịch vụ phát trong ngày PTN
- Bưu phẩm, Bưu kiện
1.2.2. Tài chính Bưu chính:


- Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện
- Dịch vụ Tài khoản Tiết kiệm Cá nhân
- Dịch vụ chuyển tiền điện tử Quốc tế
- Dịch vụ Bảo hiểm Nhân thọ
- Các dịch vụ gia tăng giá trị
1.2.3. Dịch vụ bán lẻ: Cung cấp các sản phẩm như: bán lẻ báo chí, tem thư, thẻ
điện thoại, thiết bị đầu cuối…
1.2.4. Dịch vụ hậu cần bưu chính:
- Dịch vụ phát hàng thu tiền
- Dịch vụ Datapost
- Dịch vụ Bưu phẩm không địa chỉ
- Dịch vụ Bưu chính ủy thác
1.2.5. Dịch vụ phát hành báo chí trong nước
1.2.6. Cước dịch vụ bưu chính

2. Nhận định về đối thủ trong môi trường kinh doanh dịch vụ chuyển phát

nhanh tại Việt Nam
2.1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại


- Như đã giới thiệu, các chủ thể tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ
chuyển phát đang cùng hoạt động trong thị trường Việt Nam ngoài VNPost còn
có các doanh nghiệp là Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post), Công ty cổ
phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT), Công ty cổ phần Hợp Nhất
Việt Nam (Hợp Nhất) … và hơn 20 hãng chuyển phát nhanh quốc tế thuộc các
tập đoàn đa quốc gia như DHL, FedEx, TNT, UPS…
- Hầu hết các loại dịch vụ do các doanh nghiệp ngoài VNPost cung cấp đều
có mức giá cước tương đương hoặc thấp hơn mức cước của VNPost và có sự linh
hoạt hơn
- Ngoại trừ một số doanh nghiệp có phương tiện vận chuyển riêng ở những
tuyến nhất định, đa số đều ký hợp đồng với các hãng vận chuyển (đường bộ, hàng
không) và sử dụng mạng của VNPost (như một khách hàng của VNPost) để cung
cấp dịch vụ. Do không phải đảm nhiệm nghĩa vụ cung cấp dịch vụ bưu chính
công ích và thực hiện một số nhiệm vụ công ích của Nhà nước nên các doanh
nghiệp khác ngoài VNPost đều tập trung hoạt động cung cấp dịch vụ ở các địa
bàn thuận lợi, có lãi, chi phí thấp do đó phương thức cung cấp dịch vụ của các
doanh nghiệp này thuận lợi và linh hoạt hơn.
- Nhiều doanh nghiệp đến tiếp thị trực tiếp tại các công ty, tổ chức, các
khách hàng lớn để cung cấp dịch vụ, miễn phí nhận gửi hoặc giao phát tại địa chỉ
khách hàng, các thủ tục cung cấp dịch vụ đơn giản, thuận tiện, linh hoạt nhằm
đáp ứng và tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng dịch vụ.


- Để mở rộng thị phần trong nước và quốc tế, nhiều doanh nghiệp đã có sự
đầu tư thích đáng đối với công tác quảng cáo, tiếp thị thông qua các phương tiện
quảng cáo đa dạng như truyền hình, đài phát thanh, panô, áp phích, tờ rơi quảng

cáo hoặc tiếp thị trực tiếp... nhằm tìm hiểu thị trường, nắm bắt nhu cầu của người
sử dụng để có thể cung cấp nhiều dịch vụ mới, đa dạng với chất lượng phù hợp
với từng đối tượng khách hàng. Nhiều chương trình giảm giá, khuyến mại được
triển khai thực hiện với nhiều phương thức phong phú về nội dung và hình thức.
- Công tác chăm sóc khách hàng được quan tâm, chú trọng đặc biệt. Đây là
một trong những điểm mạnh của các doanh nghiệp, các công ty TNHH, các hãng
chuyển phát quốc tế nhằm tạo dựng mối quan hệ thân thiện với khách hàng để
duy trì, mở rộng mạng lưới các đối tác và tăng số lượng các khách hàng trung
thành với sản phẩm và dịch vụ của mình.
2.2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
- Ngoài các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp các dịch vụ bưu
chính, dịch vụ chuyển phát như hiện nay, sẽ xuất hiện thêm nhiều đối thủ mới
không chỉ ở trong nước mà còn đến từ nước ngoài.
- Đối với các dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện, chuyển phát nhanh, do khả năng
thu lợi nhuận từ các dịch vụ này cao nên không chỉ có các đối thủ như hiện nay
mà sẽ xuất hiện nhiều tổ chức tư nhân, tổ chức nước ngoài, các ngành như đường
sắt, hàng không tham gia cạnh tranh với VNPost. Tuy nhiên, do tính chất hoạt
động bưu chính đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất mạng lưới và


phương tiện, do đó các doanh nghiệp tham gia cung cấp các dịch vụ này hoặc sẽ
đáp ứng nhu cầu ở một số vùng kinh tế phát triển như các thành phố lớn, hoặc
phải hợp tác với doanh nghiệp bưu chính chủ đạo là VNPost.
- Các công ty khai thác bưu chính quốc tế sẽ liên kết với các công ty khai
thác trong nước, chủ yếu là các công ty cung cấp dịch vụ với chất lượng cao, các
dịch vụ mới, dịch vụ lai ghép bưu chính với viễn thông và công nghệ thông tin.

3. Phân tích chiến lược Marketing của 2 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong
nghành
3.1. Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post)

3.1.1. Tổng quan
Lĩnh vực chuyển phát nhanh là một trong nhiều lĩnh vực kinh doanh chính
của Viettel. Hiện nay, Viettel Post trở thành một trong những doanh nghiệp đứng
đầu về thị phần dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước.
Công ty sẽ phát triển theo hướng kinh doanh đa dịch vụ.
3.1.2. Chiến lược Marketing
- Áp dụng chiến lược xây dựng chính sách giá rẻ, giảm 10-15% cước tại
những thị trường chiến lược,
- Xây dựng lại chỉ tiêu toàn trình, các cam kết về chỉ tiêu thời gian và đảm
bảo an toàn bưu phẩm, bưu kiện.


- Đẩy mạnh các hoạt động để nâng cao hình ảnh thương hiệu Bưu chính
Viettel.
3.2. Công ty cổ phần Hợp Nhất Việt Nam (HNC)
3.2.1. Tổng quan
Hiện nay, Hợp Nhất được xem là công ty bưu chính tư nhân có mạng lưới
rộng lớn. Hợp Nhất có chi nhánh ở khắp các tỉnh thành.
Theo đánh giá thống kê, hiện Hợp Nhất có mức giá thấp hơn so với các
doanh nghiệp khác.
Hợp Nhất tận dụng các công ty vận tải hoặc các công ty xe khách liên tỉnh,
thậm chí thành lập các tuyến chuyển chính như Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Hải
Phòng và một vài tuyến khác để tham gia dịch vụ chuyển phát. Chính vì vậy, mặc
dù giá cước rẻ nhưng lại cung cấp dịch vụ không chuyên nghiệp, độ tin cậy thấp.
3.2.2. Chiến lược Marketing
- Hoạt động quảng cáo, khuyến mãi chưa bài bản, chủ yếu thực hiện tiếp
thị trực tiếp đối với khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ
- Các chính sách giá cước thấp, linh hoạt đối với từng đối tượng khách
hàng
- Tập trung vào phân khúc thị trường là các doanh nghiệp nhỏ, các tiểu

thươngdoanh nghiệp khu công nghiệp, khu dân cư mới, các văn phòng, cao ốc…


4. So sánh giữa VNPost Viettel Post HNC
VNPost
Phân

Các

doanh

Viettel Post
nghiệp Các doanh nghiệp lớn

đoạn thị lớn, nhỏ và cá nhân

với các dịch vụ có

trường

doanh thu cao như

HNC
Các doanh nghiệp nhỏ,
tiểu thương buôn bán.

chuyển phát nhanh ,
các dịch vụ chuyển
phát tài liệu.
Lợi


thế Uy tín lâu năm, mạng Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh

cạnh

lưới rộng, nhân lực có được sử dụng: Mạng

được sử dụng: Giá

tranh

kinh nghiệm

lưới rộng, phát triển

cước rẻ, thời gian vận

nhanh, nhân lực dồi

chuyển nhanh do gửi

dào.

trực tiếp các công ty
vận tải.

Điểm


- Uy tín

- Tập trung kinh doanh - Giá cước thấp.

mạnh

- Thị trường rộng

tại vùng thị trường - Phục vụ linh hoạt tại

- Chất lượng tốt

nhiều tiềm năng.

địa chỉ khách hàng.

- Tiềm năng trong phát - Thời gian vận chuyển
triển mạng và dịch vụ.

nhanh do trực tiếp sử

- Chất lượng dịch vụ dụng các phương tiện
tương đối tốt.

vận tải công cộng.


- Công tác chăm sóc
khách hàng tốt. Hoạt
động


quảng

cáo,

khuyến mại hiệu quả,
ấn tượng.
Điểm yếu

Chưa có nhiều chiến Phạm vi cung cấp dịch - Uy tín chưa cao
lược mang tính đột vụ hạn chế

- Hoạt động quảng cáo,

phá

khuyến mại chưa hấp
dẫn.
- Tham gia thị trường
sau nên khó khăn trong
phát triển khách hàng.
- Sử dụng phương tiện
vận chuyển công cộng
nên độ tin cậy và tính
chuyên nghiệp thấp.

4. Tổng kết
Thị trường các dịch vụ bưu chính Việt Nam hiện nay còn nhiều tiềm năng,
trong những năm tiếp theo nhu cầu về các dịch vụ bưu chính vẫn tiếp tục tăng



trưởng, đặc biệt là các dịch vụ mới, dịch vụ bưu chính phục vụ nhu cầu của các
doanh nghiệp.
So với các nước trong khu vực và quốc tế, sản lượng dịch vụ Bưu chính
trên đầu người Việt Nam hiện nay còn thấp, trong tương lai cùng với tăng trưởng
kinh tế, nhu cầu các dịch vụ bưu chính tiếp tục tăng. Trong thời gian tới, các đối
thủ của VNPost sẽ cạnh tranh mạnh mẽ trong các lĩnh vực dịch vụ bưu chính chất
lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp.
Thị trường dịch vụ chuyển phát thông tin ở Việt Nam còn có nhiều tiềm
năng mà các doanh nghiệp bưu chính hiện nay chưa khai thác hết. Dự báo giai
đoạn 2010 – 2015, yếu tố cạnh tranh sẽ diễn ra ngày càng găy gắt bởi số lượng
doanh nghiệp chuyển phát ngày càng lớn
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu trao
đổi hàng hoá ngày càng lớn. Trong giai đoạn tới, các đối thủ cạnh tranh sẽ đầu tư
các phương tiện vận chuyển chuyên dụng, tạo thế chủ động trong khai thác dịch
vụ và nâng cao chất lượng, hình ảnh chuyên nghiệp đối với khách hàng.
Qua sự phân tích về chiến lược cạnh tranh Marketing của các đối thủ lớn
nhất trong môi trường kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh tại Việt Nam ở trên
chúng ta thấy rằng để đảm bảo sự thành công trong dài hạn trong môi trường kinh
doanh luôn biến đổi như hiện nay, các doanh nghiệp cần thiết phải tạo dựng được
cho mình những năng lực cạnh tranh cốt lõi, những năng lực mà các đối thủ


không có hoặc rất khó để có được, từ đó xây dựng được chiến lược kinh doanh
dựa trên lợi thế từ năng lực cạnh tranh cốt lõi đem lại.

Tài liệu tham khảo
1. Marketing trong tầm tay
2. Quản trị Marketing - Slide bài giảng – Chương trình GaMBA – ĐH Griggs –
Hoa kỳ

3. marketing.com.vn



×