Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

So sánh và phân tích chiến lược marketing của 2 hãng oto ford vietnam và huydai vietnam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.23 KB, 12 trang )

SO SÁNH VÀ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA 2 HÃNG
OTO FORD VIETNAM VÀ HUYDAI VIETNAM
1). Giới thiệu về doanh nghiệp:
Tên công ty: Công ty cổ phần Ford Việt Nam
Ford Việt Nam là một liên doanh được thành lập vào năm 1995 giữa Ford Motor
Company (75%) và Công ty Diesel Sông Công (25%) với tổng vốn đầu tư Hoa
Kỳ $ 102,000,000. Nó bắt đầu hoạt động kinh doanh năm 1997 với công suất
nhà máy tổng cộng 14.000 đơn vị / năm. Nhà máy của Ford ở Hải Dương là nhà
sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam với ISO 9001, ISO 14001, ISO QS9000 và
công nhận TS 16949.
Từ khi ra đời Công ty cổ phần Ford Việt Nam đã không ngừng phát triển kinh
doanh dịch vụ góp phần nâng cao đời sống xã hội của nhân dân thủ đô cũng như
các tỉnh thành trong cả nước thông qua việc bảo dưỡng, sửa chữa và cung cấp
phụ tùng thay thế theo tiêu chuẩn của các hãng xe hơi và phụ tùng danh tiếng
trên thế giới.
Trong số các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam, Ford Việt Nam là một trong những
công ty đã đóng góp rất nhiều cho xã hội, đặc biệt là với bảo vệ môi trường, bảo
tồn di sản văn hóa và giáo dục con đường hoạt động an toàn. Từ năm 2000, Bảo
vệ môi trường và tài trợ chương trình Bảo tồn Di sản văn hóa đã được 500 người
tham gia và đóng góp $ 240.000 cho hơn 60 dự án, từ bảo vệ rùa, khí sinh học sử
dụng để múa truyền thống và bảo tồn văn học và phát triển.
Ford Việt Nam cũng chủ trì trong các vấn đề an toàn đường bộ với các hoạt động
như xây dựng làng an toàn cho học sinh trường tiểu học, cấp mũ bảo hiểm cho
học sinh trung học, giáo dục học sinh trường học an toàn giao thông qua "Đi học
một cách an toàn" cuộc thi, tổ chức các khóa đào tạo về cấp cứu các hành động


cho lái xe taxi, xe cứu thương cấp minibuses Ford cho tổ chức Chữ thập đỏ và
cấp mũ bảo hiểm cho tất cả Việt Nam của Ford và Ford đại lý của nhân viên.
Ford Việt Nam đưa ra quy trình chất lượng dịch vụ chăm sóc, nó là một gói hoàn
chỉnh của Ford tiêu chuẩn dịch vụ được thực hiện tại tất cả các đại lý ủy quyền


Ford trên toàn thế giới. Đây là một phần của dịch vụ bán hàng của Ford sau với
mục tiêu cung cấp dịch vụ thuận tiện và xây dựng sự hài lòng của khách hàng và
tin tưởng. Nói đến Ford tại thị trường Việt Nam không thể không nói đến đại lý
đầu tiên và duy nhất bán hàng vượt doanh số - Ford Thăng Long.
Năm 2001, công ty chính thức trở thành nhà phân phối sản phẩm và dịch vụ
của công ty Ford Việt Nam. Sau hơn 9 năm hoạt động, Ford đã cung cấp cho thị
trường trên 10.000 xe ô tô Ford và thực hiện dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa cho
trên 250.000 lượt xe ô tô các loại và đã trở thành đại lý phân phối sản phẩm và
dịch vụ lớn nhất của công ty ôtô Ford tại Việt Nam.
Với mong muốn tất cả khách hàng đều có cơ hội sở hữu những chiếc xe sành
điều và sang trọng nhất, Ford đã đưa ra nhiều ưu đãi đáp ứng cho nhu cầu ngày
càng lớn của mọi đối tượng khách hàng, cụ thể như: chương trình đổi xe cũ lấy
xe mới, hỗ trợ đăng ký, lưu hành xe nhanh chóng, hỗ trợ thuê mua tài chính, trả
góp qua ngân hàng với lãi suất ưu đãi….
2). Môi trường ngành.
+ Môi trường kinh tế - xã hội:
Ngành sản xuất và lắp ráp ô tô đang chịu ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường kinh
tế xã hội cũng như các chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam đang
trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 810% tạo đà cho các ngành kinh tế phát triển. Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu
về ô tô cũng phát triển với tốc độ khá cao, đáp ứng phần lớn nhu cầu của nhiều
tầng lớp trong xã hội về sự sành điệu và sang trọng trong công việc và cuộc


sống. Ngành ô tô trong những năm qua đã tăng trưởng đáng kể, ngày càng khẳng
định được vị thế của mình trên toàn thế giới.
Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra trên toàn thế giới, trong đó có
tác động ít nhiều đến Việt Nam. Hàng loạt các dòng xe liên doanh cũng như các
dòng xe nhập khẩu vào Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của toàn ngành ô tô nói chung. Cũng như Chính phủ của các nước
khác, Việt Nam cũng có những biện pháp kích cầu như giảm thuế, ưu đãi lãi

suất.... và năm 2009 là năm làm ăn khá phát đạt của các doanh nghiệp liên
doanh, lắp ráp và phân phối ô tô trong nước.
+ Môi trường trong nội bộ ngành:
Ngành là một nhóm những công ty chào bán một sản phẩm hay một lớp sản
phẩm có thể hoàn toàn thay thế nhau được cụ thể như: ngành công nghiệp ôtô,
dầu mỏ, dược phẩm… Nếu giá của một sản phẩm tăng lên và làm cho nhu cầu
đối với sản phẩm khác cũng tăng lên, thì hai sản phẩm đó là hoàn toàn có thể
thay thế.
Quay trở lại vấn đề cần phân tích, chúng ta thấy rằng thực trạng ngành ôtô Việt
Nam hiện nay theo ông Đỗ Hữu Hào - Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết đến
nay đã có 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài-FDI được cấp giấy phép
đầu tư, trong đó có 12 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký
khoảng 1 tỷ usd, tổng năng lực sản xuất đạt khoảng 150 nghìn xe 1 năm. Tính
đến hết năm 2006, các doanh nghiệp này đã bán được tổng cộng khoảng 270
nghìn chiếc ô tô, đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 1,5 tỷ usd. Trong khi đó,
Việt Nam cũng đã có 47 doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất,
lắp ráp ô tô với các đơn vị như Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, Tổng
công ty máy động lực và máy nông nghiệp, Tập đoàn than khoáng sản – TKV….
hiện cũng hợp tác với Nga lắp ráp các loại xe tải hạng nặng như Kamaz, Kraz…


Qua những con số trên cho thấy trong xu thế hội nhập ngày nay, ngành ôtô
trong nước là một ngành công nghiệp cơ bản, đã và đang rất phát triển. Trong
những năm gần đây, Chính phủ cũng đã đưa những chính sách ưu đãi và hỗ trợ
do đó có rất nhiều tập đoàn, công ty lớn tham gia vào sản xuất và kinh doanh
thương mại mặt hàng này. Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành ôtô đang
có sự cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo nên xu hướng cạnh tranh mạnh. Và để có
thể ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình trên thương trường, thu
hút khối lượng lớn khách hàng thì các đối thủ đã từng bước xây dựng nên các
chiến lược quảng bá, marketing, các chương trình chăm sóc, hậu mãi đặc biệt.

Do đó, sự cạnh tranh trong nội bộ ngành là vô cùng khốc liệt.
3). Chiến lược marketing của 3 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành.
• Chiến lược Marketing của Ford Việt Nam
+ Sản phẩm: Ford Việt Nam đang ngày càng khẳng định được thương hiệu của
mình tại thị trường Việt Nam, với việc đưa ra nhiều thiết kế, kiểu dáng, chủng
loại dòng xe phong phú và tiện ích, với các dòng xe: Ford Focus, Ford Fiesta Và
tại vị trí của đầu xe, đuôi xe đều có in hình logo nổi “Ford” và đường kính của
sản phẩm.
+ Giá bán: Ford được đánh giá là khá cao trên thị trường với ưu thế về thương
hiệu cũng như thế mạnh về các dòng xe, đời xe…. Các chính sách hỗ trợ bán
hàng khác cũng có nhưng không được linh hoạt như một số các đối thủ cạnh
tranh khác.
Nhãn xe

Tháng

Tháng

Toyota Innova
Toyota

8/2010 (xe)
472
469

7/2010 (xe)
540
544

248


203

Fortuner
Kia Carens


Ford Everest
Honda CR-V

165
100

168
106

+ Thị trường tiêu thụ của Ford: tập trung nhiều tại các khu thành thị trong nước
và nước ngoài, tuy nhiên mức tiêu thụ của Toyota luôn dẫn đầu kể cả trong
những thời gian tiếp theo ngay sau đó.
• Chiến lược Marketing của Toyota:
Ông Akito Tachibana, Tổng giám đốc Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV),
cho rằng, đợt điều chỉnh tỷ giá lớn nhất từ trước đến nay của Ngân hàng Nhà
nước đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp
nhập khẩu cũng như sản xuất ô tô sử dụng nguồn nguyên liệu và thiết bị ngoại
nhập.
+ Sản phẩm: Phong phú nhiều về chủng loại, đáp ứng được nhiều nhu cầu của
rất nhiều các đối tượng với thu nhập khác nhau của người tiêu dùng. Công ty cổ
phần ô tô Toyota vẫn phải nhập khẩu phần lớn phụ tùng và linh kiện lắp ráp từ
nước ngoài và phải thanh toán bằng USD.


Vì vậy, sau quyết định điều chỉnh mạnh tỷ giá, để đảm bảo không bị lỗ, TMV
buộc phải điều chỉnh giá bán lẻ tất cả các loại xe lắp ráp trong nước và xe nhập
khẩu nguyên chiếc từ ngày 1/3. Mức chênh lệch giữa giá cũ và giá mới dao
động từ trên 10 triệu đồng đến trên 100 triệu đồng/xe tùy chủng loại.


Bên cạnh đó, thị trường ô tô cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu đề xuất về việc tăng
thuế trước bạ và lệ phí biển xe được Chính phủ phê duyệt.
Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam, kéo
theo nhu cầu mua xe sẽ giảm. Vì vậy, năm 2011 này sẽ là một năm rất khó khăn
với các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam.
+ Giá bán : Cũng giống như Toyota, hầu như tất cả các hãng xe tại Việt Nam đều
buộc phải tăng giá bán với nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, Honda Việt Nam
là liên doanh cuối cùng công bố thay đổi giá niêm yết.
Không như Toyota Việt Nam, Honda chỉ thay đổi khoảng 2 - 5% mức giá nhằm
hỗ trợ cho khách hàng, bởi trên thực tế, tốc độ tiêu thụ của Honda không cao như
Toyota.
Ngoài chuyện tăng giá bán, một hình thức kinh doanh cũng đang được một số
hãng xe đặc biệt quan tâm là bán xe theo lô. Nhằm đem lại lợi nhuận và sự tiêu
thụ đồng đều tại mọi thời điểm mặc dù có thể nền kinh tế lâm vào tình trạng khó
khăn.
+ Thị trường tiêu thụ của Toyota: Trong lúc Ford và Chevrolet đang cạnh tranh
khốc liệt để trở thành mác xe bán chạy nhất nước Mỹ thì Toyota "một mình một
ngựa" leo lên đỉnh vinh quang. Lần đầu tiên trong lịch sử 70 năm, hãng xe Nhật
Bản có doanh số tháng cao hơn các đối thủ còn lại. Theo số liệu thống kê trong
tháng 5, Toyota tiêu thụ được 954.000 xe, nhiều hơn Chevrolet, hãng con của
General Motors, 5.200 chiếc. Ford đành ngậm ngùi xếp thứ ba với 40.000 chiếc
ít hơn. Với kết quả này, Toyota chiếm 15,8% thị phần, Chevrolet đứng thứ hai
với 11,9%. Ford chiếm 11,1%.
Năm 2008, lượng tiêu thụ ô tô của hãng xe Toyota Nhật Bản đã thành công vượt

qua được General Motors (GM) và trở thành hãng xe hơi lớn nhất toàn cầu. Tuy
nhiên, hãng xe này đang có nguy cơ để tuột mất ngôi vị quán quân này vào tay
hãng xe của Đức Volkswagen


Toyota tại thị trường Bắc Mỹ vẫn là chiến trường chủ lực lượng tiệu thụ xe hơi
của hãng này tại Trung Quốc cũng đạt mức tăng trưởng khổng lồ, nhưng cuối
cùng vẫn không phải là đối thủ của Volkswagen. Ngoài ra, lượng tiêu thụ xe hơi
của Toyota tại Trung Quốc vẫn bị hãng xe khác của Nhật Bản – Nissan đuổi kịp.
Mặc dù, trong năm 2009, Volkswagen và Toyota đều đã trải qua các sự cố thu hồi
xe trên toàn cầu, nhưng vài vụ thu hồi xe của Toyota và bản thành tích không
mấy thành công của hãng đã hình thành hiệu ứng tiêu cực hai chiều. Một loạt sự
cố thu hồi bị giới truyền thông phóng đại, đã vấp phải sự nghi ngờ về “phương
thức sản xuất của hãng Toyota” vốn được coi là tấm gương của toàn cầu. Do đó,
tân chủ tịch tập đoàn Toyota Akio Toyoda mới lên nắm quyền không lâu đã phải
gấp rút điều chỉnh chiến lược, tuyên bố mục tiêu giành 15% thị phần toàn cầu mà
hãng đã sớm vạch ra sẽ bị hủy bỏ, trọng tâm công tác cần phải quay về chất
lượng xe hơi và nhu cầu khách hàng sử dụng.
Bước ra khỏi tình trạng lợi nhuận đóng băng, tiếp tục củng cố địa vị “ông anh
cả” trên thế giới không còn là mục tiêu hàng đầu của Toyota trong năm nay. Đối
với một doanh nghiệp đa quốc gia, điều sợ hãi nhất chính là mất đi lòng tin của
người tiêu dùng. Một hãng xe được toàn cầu ưa chuộng không thể vì vài lần thu
hồi xe mà bị đánh giá là có chất lượng kém. Nâng cao niềm tin chất lượng sản
phẩm, khôi phục danh dự của thương hiệu sẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất của
Toyota trong năm 2010.
• Chiến lược Marketing của Hyundai:
+ Sản phẩm: Nếu liên minh Hyundai - Kia vừa phế truất vị trí nhà sản xuất ô tô
lớn thứ 4 thế giới của Ford, thì tại Việt Nam, hai thương hiệu này cũng bắt đầu
báo hiệu một cuộc xoay chuyển thị trường ô tô
Trong tổng số 54.000 ô tô nhập khẩu vào Việt Nam năm 2010, có đến gần 30.000

chiếc xuất xứ từ Hàn Quốc. Hiện các thương hiệu xe Hàn Quốc được ưa chuộng
nhất ở Việt Nam là Hyundai và Kia.


Trong khi Hyundai đang được nhập khẩu nguyên chiếc qua Hyundai Thành
Công thì các mẫu xe Kia đến với Việt Nam bằng hai con đường, vừa nhập khẩu
vừa lắp ráp.
Sau khi nổi lên với vai trò nhập khẩu xe nguyên chiếc từ giữa năm 2009, đơn vị
nhập khẩu Hyundai Thành Công đã quyết định đầu tư nhà máy lắp ráp ở phía
Bắc, đồng thời tự tin tung ra mẫu xe lắp ráp “nội” đầu tiên là Avante vào cuối
tháng 3 đầu tháng 4 tới.
So với phiên bản nhập khẩu, Avante “nội” có một chút khác biệt. Đại diện
Hyundai Thành Công từng khẳng định, dòng xe này được thiết kế riêng cho thị
trường Việt Nam.
Là mẫu xe đầu tiên lắp ráp tại nhà máy ở Ninh Bình, Avante được chăm chút khá
kỹ khi có tới gần 5 tháng chỉnh sửa theo những ý kiến thăm dò khách hàng.
Theo thông tin mới nhất từ Hyundai Thành Công, Avante sẽ có 3 phiên bản:
động cơ 1.6 lít số sàn, 1.6 lít số tự động và 2.0 lít số tự động.
+ Giá bán: Mức giá chi tiết của dòng xe này được dự báo ở khoảng 600 triệu
đồng, tương đương với Toyota Vios, thì mẫu xe này sẽ là đối thủ đáng gớm của
cả Toyota Corolla Altis lẫn Honda Civic.
Song hành với đó, cuối năm 2010, Công ty này đồng loạt mở rộng hệ thống phân
phối. Vừa qua, Hyundai Thành Công đã liên tiếp cho ra mắt hai đại lý 3S (bán
hàng, sửa chữa và phụ tùng chính hãng) tại Thanh Hóa (Hyundai Thanh Hóa) và
Đà Nẵng (Hyundai Cẩm Lệ).
Ngày 29/12, Hyundai Bến Thành cũng chính thức khai trương showroom tại
quận 4, TP.HCM. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ sau hơn một năm hoạt
động, Hyundai Thành Công đã có 18 đại lý 3S.
Trường Hải (Thaco), nhà phân phối, lắp ráp ô tô thương hiệu Kia, năm 2010, dù
thị trường ô tô Việt Nam đã sụt giảm hơn 20%, nhưng vẫn tiêu thụ được 8.979 xe

Kia, tăng gần 53% so với năm 2009 và đứng thứ 2 trong thị trường xe du lịch.


Nhưng sự thành công của Thaco Kia những năm qua thường bị gắn với các dòng
xe ở cấp “bình dân”.
Hiểu rõ điều này, theo ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco, cần phải
có chiến lược đầu tư mới nhằm “nâng tầm” cho thương hiệu Thaco Kia tại Việt
Nam.
Ngày 19/1/2011, Thaco đã ra mắt showroom Kia Phú Mỹ Hưng, quận 7,
TP.HCM. Đây sẽ là showroom đầu tiên tại Việt Nam mang hình ảnh nhận diện
hoàn toàn mới của Kia Motor trên toàn cầu, có mức đầu tư 220 tỷ đồng.
Cũng tại buổi khai trương, sản phẩm đẳng cấp nhất của Kia tại thị trường Việt
Nam hiện nay là All - new Kia Optima (k5) đã chính thức được ra mắt.
K5 hiện nằm chung phân khúc với những tên tuổi lớn như Honda Accord, Toyota
Camry, Hyundai Sonata...
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của thương hiệu xe Hàn Quốc cũng được chính Phó chủ
tịch phụ trách marketing của Tập đoàn Ford, ông Jim Farley xác nhận: “Gần đây,
chúng tôi đã lưu tâm tới các hãng xe Hàn Quốc. Oâ tô Hàn Quốc hiện khá hơn
các nhãn hiệu xe truyền thống của Nhật Bản. Họ có chiến lược sản phẩm mới
khá tốt, thiết kế đẹp, tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả, giá mềm, nên thành công hơn.
+ Thị trường tiêu thụ của Hyundai: Hãng sản xuất xe hơi số 1 Hàn Quốc đang
hiện thực hóa mục tiêu bán được 60.000 xe sedan cỡ trung YF Sonata tại thị
trường nội địa trong năm nay. Hyundai, hãng sản xuất xe hơi số 1 Hàn Quốc
đang hiện thực hóa mục tiêu bán được 60.000 xe sedan cỡ trung YF Sonata tại
thị trường nội địa trong năm nay.
“Chúng tôi không gặp bất cứ khó khăn nào trong việc hoàn thành kế hoạch này
bởi sức mua của người tiêu dùng đang rất lớn”, ông Rim Joung-hun, Giám đốc
quản lý của Hyundai Motor Domestic Marketing Group nói.



Niềm tin này hoàn toàn có cơ sở khi Hyundai đã có ngay 25.000 đơn đặt hàng
chiếc YF Sonata vừa ra mắt, với lời giới thiệu “chạy 12,8km mới hết 1 lít xăng”.
Đây là thế hệ xe Sonata thứ 6 được ra đời kể từ khi mẫu Sonata đầu tiên xuất
hiện vào năm 1985.
“Mẫu YF Sonata sẽ là đối thủ khó chịu của Toyota Camry và Honda Accord
không chỉ tại thị trường Hàn Quốc mà còn ở các thị trường quốc tế khác”, ông
Rim Joung-hun nói.Sức tăng tiêu thụ xe của Hyundai tại thị trường nội địa đang
mang lại những kết quả tốt đẹp hơn như những gì hãng đã và đang thành công tại
Mỹ. Ông Chung Eui-sun, Phó Chủ tịch Hyundai Motor tin tưởng rằng mẫu xe
mới YF Sonata “sẽ mang lại chuẩn mực mới cho dòng xe sedan cỡ trung”.
Với kết quả bán được 60.000 xe tại thị trường nội đại trong năm nay, Hyundai
thừa thắng xốc tới, đặt mục tiêu bán được 450.000 xe mỗi năm trên toàn cầu từ
năm 2011. Để hiện thực hóa mục tiêu này, hãng sẽ khởi động dây chuyền sản
xuất xe ở Alabama (Mỹ) vào năm 2010 và một nhà máy khác tại Trung Quốc vào
năm 2011.


Hiện tại, mẫu xe YF Sonata 2.0, số tự động 6 tốc độ đang được bán tại Hàn Quốc
với giá từ 17.600 USD đến 21.450 USD.
Ngoài ra, Hyundai đã mất 4 năm với 372 triệu USD để phát triển mẫu xe Sonata
thế hệ mới lắp động cơ xăng 2.4, sẽ ra mắt người tiêu dùng (bao gồm cả thị
trường Mỹ) vào tháng Giêng năm tới.
Kết luận:
Mặc dù tăng trưởng với mức khá trong những năm qua và có nhiều triển
vọng trong những năm tới từ quá trình phát triển chung của đất nước nhưng
ngành sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam cũng sẽ phải đương đầu với rất nhiều
khó khăn như đã phân tích ở trên. Đó là những khó khăn xuất phát từ quá trình
hội nhập, từ những chính sách phát triển chưa đúng quy hoạch, từ quy luật khan
hiếm nhân công, nguyên vật liệu... Xác định được những tác động tiêu cực và
tích cực của môi trường ngành cũng như vị trí của doanh nghiệp để xây dựng

chiến lược phát triển của doanh nghiệp là một bài toán khó đối với lãnh đạo
doanh nghiệp.
Qua sự phân tích nêu trên, chúng ta thấy rằng để có một chiến lược marketing
chuyên nghiệp và hiệu quả, Ford Việt Nam còn cần phải xem lại và đầu tư cho
các hoạt động marketing của doanh nghiệp mình cũng như đổi mới công nghệ
sao cho phù hợp với hiện tại cũng như không bị lỗi thời trong tương lai. Đồng
thời, nghiên cứu đưa ra những dòng sản phẩm mới, tiện ích mang tính thời đại,
phải đưa ra được chiến lược marketing sao cho khẳng định được giá trị doanh
nghiệp cũng như giá trị thương hiệu của Ford Việt Nam trên thị trường trong
nước cũng như thị trường quốc tế trong tiến trình thực hiện các cam kết khi gia
nhập WTO.
Tài liệu tham khảo:


- Giáo trình Quản trị Marketing Chương trình đào tạo Thạc sỹ quản trị kinh
doanh Quốc tế - Griggs.
- www.doanhnhan360o
- www.dantri.com.vn
- Internet, Việt báo…..



×