Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử lớp 8 ở trường THCS Hải Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 18 trang )

I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong thời đại CNTT hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy có
một vai trò tích cực, vừa đổi mới phương pháp giảng dạy, vừa tạo hứng thú cho
học sinh trong giờ học , nhất là trong giờ học môn lịch sử ở các trường
THCS .Với những ưu điểm của việc ứng dụng CNTT làm cho con đường tiếp
cận nội dung bài học một cách nhanh nhất và dễ hiểu nhất . Tuy vậy nếu giáo
viên lạm dụng việc ứng dụng CNTT hoặc sử dụng thiếu hiệu quả sẽ mang lại
những kết quả không mong muốn, không truyền đạt đủ lượng kiến thức trọng
tâm của bài học tới học sinh . Vì vậy việc ứng dụng CNTT vào các bài giảng là
một kỹ thuật mà mỗi giáo viên cần nắm và hiểu.
Là giáo viên ,đặc biệt là giáo viên môn lịch sử, việc ứng dụng CNTT vào
dạy học là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình giảng dạy . Đặc biệt là
những năm gần đây, việc học tập môn lịch sử có rất nhiều quan niệm sại lệch về
vị trí và chức năng của nó trong đời sống xã hội.
Vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và góp
phần rút ngắn quãng đường tiếp cận nội dung bài giảng một cách ngắn gọn, dễ
hiểu cũng như để gây hứng thú cho học sinh, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài.
“ Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử lớp 8 ở trường
THCS Hải Bình”
II-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1.Cơ sở lý luận của vấn đề.
Việc học tập Lịch sử, cũng như học tập bất cứ môn nào ở nhà trường đều
nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm
chất đạo đức cho học sinh. Trong những năm qua khi thực hiện chương trình
thay sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được nhiều người

1


quan tâm và khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy
học trong việc nâng cao chất lượng dạy học . Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học


sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ
nhớ mà còn phải hiểu, và vận dụng vào cuộc sống. Cùng với các môn học khác.
Việc học tập Lịch sử giúp học sinh phát triển tư duy và sáng tạo. Đã có quan
niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc sách giáo khoa, ghi nhớ sự
kiện là đạt, không cần phải tư duy, động não... Đây là một trong những nguyên
nhân làm suy giảm chất lượng môn học.
Trong điều kiện hiện nay, việc giảng dạy và học tập môn Lịch sử vẫn còn
nhiều bất cập như: Chương trình sách giáo khoa khá nặng nề, quá tải về kết cấu
nội dung, về thời lượng của chuơng trình. Chương trình còn nặng nề về lí thuyết
mà rất ít số tiết thực hành và ôn tập , điển hình như Lịch sử lớp 8 . Trong mỗi bài
dạy lại có quá nhiều sự kiện làm cho học sinh ít hứng thú học Lịch sử vì khó
nhớ, khó thuộc
Từ năm học 2008- 2009 được chọn là “ Năm đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong Giáo dục”. Sau nhiều năm thực hiện, đến nay ngành giáo dục vẫn định
hướng : Tiếp tục chú trọng ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học,
đổi mới kiểm tra - đánh giá học sinh. Đội ngũ giáo viên trong các nhà trường đã
nhận thức được rằng ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
kiểm tra đánh giá là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất . Nó
không những góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy mà còn góp
phần rút ngắn quãng đường tiếp cận nội dung bài giảng một cách ngắn gọn và dễ
hiểu nhất.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1: Về phía học sinh:

2


Hiện nay đa số học sinh xem nhẹ các môn khoa học xã hội , nhất là môn
Lịch sử, thậm chí các em còn không sử dụng sách giáo khoa lịch sử trong giờ
học lịch sử tại trường, nên dẫn đến tình trạng học sinh không hiểu, không nhớ

nội dung bài học . Chính vì thế mà chất lượng chưa cao, đa số các em chỉ tập
trung vào các môn khoa học tự nhiên, Tiếng Anh…. Nhiều học sinh chưa có ý
thức trong việc học tập , bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử....
2.2: Về phía giáo viên:
Trong quá trình giảng dạy và thông qua dự giờ đồng nghiệp ở trường
THCS Hải Bình tôi nhận thấy : phần lớn các tiết dạy học hiện nay đều đựơc thực
hiện dưới một số hình thức sau:
Một là: Giáo viên thường cho học sinh đọc nội dung SGK và sau đó sử
dụng đơn thuần phương pháp vấn đáp . Điều đó đã tạo ra sự nhàm chán và
không đem lại hiệu quả trong việc học sinh tiếp thu kiến thức, tiết học trở nên tẻ
nhạt và không sinh động.
Hai là: Giáo viên quen với việc dạy học một chiều : Thầy nói trò nghe;
thầy đọc trò chép; hay bắt học sinh học thuộc lòng những cột mốc lịch sử mà
chính những nội dung đó không gây được hứng thú đối với học sinh.
Từ thực trạng trên đã làm cho môn Lịch sử mất đi tính hấp dẫn và cần
thiết để trang bị những kiến thức bổ ích cho các em . Không gây được sự hứng
thú trong tiết học; Tiết Lịch sử trở nên nhàm chán, nặng nề, tạo cảm giác chán
học, ngại học đối với học sinh dẫn tới chất lượng bộ môn bị giảm sút.
Trong khi đó việc sử dụng đúng cách các tiết dạy có ứng dụng CNTT có
những ưu điểm của nó:
* Đối với giáo viên:

3


- Triển khai bài giảng và cụ thể hoá bằng các hình ảnh, các siêu liên kết phù hợp,
chính xác sẽ giúp học sinh dễ nhận biết, dễ hiểu.
- Có nhiều thời gian để hướng dẫn học sinh khai thác sâu những kiến thức trọng
tâm.
* Đối với học sinh:

- Dễ hiểu, dễ nghi nhớ và khắc sâu kiến thức bằng hình ảnh minh chứng cho nội
dung kiến thức.
* Đối với tiết học :
- Gây hứng thú, tạo không khí sôi nổi, hào hứng cho học sinh, tiết học được sự
hỗ trợ các hình ảnh sẽ bớt đi nhàm chán, khô khan mà học lịch sử thấy sống
động hơn, gần gũi với quá khứ hơn so với những bài giảng thông thường.
Tuy vậy việc ứng dụng CNTT một cách lạm dụng, thái quá sẽ mang lại
những tác hại trái chiều:
* Đối với giáo viên lạm dụng:
- Coi bài giảng có ứng dụng CNTT là bài giảng hoàn toàn hiệu quả, không biết
cách phối hợp việc ứng dụng CNTT với viết bảng và các phương pháp truyền
đạt khác.
- Nếu giáo viên lợi dụng mạng Internet để tải bài giảng về,các bài giảng của
đồng nghiệp về, không có sự chỉnh sửa để phù hợp với đối tượng học sinh sẽ
làm cho giáo viên mất chủ động trong quá trình thực hiện. Đôi khi gặp rắc rối
với những hiệu ứng và các liên kết trong bài.
*Đối với học sinh:
có thể dẫn đến tình trạng không biết ghi lượng kiến thức nào ( có thể ghi
tất cả các nội dung, có thể không ghi kịp thời nội dung hoặc cũng có thể không
ghi nội dung nào...).hoặc có thể học sinh tập trung quan sát các hình ảnh, các
liên kết nên thụ động việc khai thác kiến thức khi giáo viên hướng dẫn...
4


Do đó nếu giáo viên sử dụng và khai thác hợp lí tính năng của bài giảng có ứng
dụng CNTT thì sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong cách truyền đạt kiến thức.
Từ thực trạng trên, tôi rất băn khoăn và mong muốn tìm ra phương án giải
quyết để nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử lớp 8 ở trường THCS Hải
Bình.
3- Giải pháp và tổ chức thực hiện

3.1. Điều kiện thực hiện:
- Đối với cơ sở giáo dục: được trang bị các thiết bị có thế ứng dụng CNTT vào
các tiết giảng dạy như: Máy vi tính, máy chiếu..
- Đối với giáo viên: Biết sử dụng vi tính và khai thác hiệu quả các phần mềm
ứng dụng: Powerpoint , violet..
- Đối với bài giảng : Bải giảng cần có những hình ảnh, âm thanh để minh chứng:
các cuộc chiến tranh, lời kêu gọi, các bài có nội dung so sánh, đối chiếu...
3.2. Cách thức tiến hành:
3.2.1. sử dụng phầm mềm đơn giản sẽ dễ soạn giảng: phần mềm powerpoint
, violet..
Để thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học các bộ môn ở trường phổ
thông, giáo viên có thể lựa chọn nhiều phần mềm khác nhau: powerpoint ,
violet… kết hợp với các phần mềm hỗ trợ khác. tuy nhiên, xuất phát từ đặc
trưng yêu cầu của bộ môn lịch sử cũng như khả năng tiếp cận của giáo viên, việc
lựa chọn phần mềm powerpoint qua thực tế đã khẳng định được ưu thế so với
các phầm mềm khác.
Powerpoint là phầm mềm đồ hoạ diễn hình có trong bộ Microsofft office, phần
mềm Powerpoint hầu như đã được hiện diện sẵn có trong hầu hết máy tính của

5


người sử dụng và giao diện của nó cũng rất quen thuộc, khi phần lớn giáo viên
biết sử dụng Word để đánh văn bản .
Phần mền Powerpoint nó có thế đáp ứng tốt yêu cầu khác nhau trong dạy
học lịch sử ở trường phổ thông: Từ việc xây dựng bài giảng, truyền đạt kiến thức
mới, cho đến khâu ôn tập, kiểm tra đánh giá và cả hoạt động ngoại khoá…
Giáo viên phải nắm đựơc cách thức soạn giảng, sử dụng các hiệu ứng,
các liên kết và tính năng của phần mềm.
3.2.2: Cách xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng của bài học. Lựa chọn

các hình ảnh minh hoạ và thiết kế bài soạn phù hợp.
Buớc 1: Xác định được mục tiêu của bài học:
Trước tiên giáo viên phải xác định được yêu cầu của kiến thức, kỹ năng của
bài học, cần bám sát tài liệu: chuẩn kiến thức kỹ năng của bộ môn, sách giáo
khoa và trình độ nhận biết của học sinh để thiết kế bài giảng phù hợp, đáp ứng
được cả những mục tiêu yêu cầu và phù hợp với đối tượng học sinh.
Bước 2: Thiết kế nội dung bài học.
Sau khi giáo viên xác định được mục tiêu bài học, việc thiết kế bài học là
bước quan trọng để truyền đạt kiến thức cho học sinh : bài học gồm các bước
tiến hành như thế nào? phần nào cần giảng giải, phần nào cần đưa hình ảnh liên
hệ, minh chứng, phần nào để chốt kiến thức…
Bước 3: Chuẩn bị các hình ảnh, hiệu ứng phù hợp với nội dung và kiến
thức đã đề ra tại mục tiêu.
Bước 4: Thiết kế bài giảng phù hợp với cách lựa chọn slide, hình ảnh, các
hiệu ứng phù hợp với nội dung. Đặc biệt việc đưa ra các câu hỏi phù hợp với các
hình ảnh, các hiệu ứng phù hợp với các hình ảnh minh hoạ và nội dung kiến
thức cần khai thác là một điều kiện quan trọng để định hướng học sinh khai thác

6


và tiếp cận đúng kiến thức. Như vậy sẽ giúp ngắn thời gian để khai thác các nội
dung tiếp theo.
Bước 5: Kiểm tra bài giảng, đặc biệt là cần kiểm tra các hiệu ứng, các liên
kết, các hình ảnh, nội dung đã xây dựng để tránh gây ra hiện tượng : các hình
ảnh hoặc hiệu ứng không có hiệu quả, bị chồng chéo, xuất hiện không đúng mục
đích….
Bước 6: Đóng gói bài giảng: Bài giảng cần được đóng gói cả phần nội
dung các slide và các dữ liệu hình ảnh đi cùng một gói để tránh hiện tượng mất
liên kết khi kết nối hoặc trình chiếu minh hoạ.

3.2.3. Qúa trình thực hiện bài giảng.
a) Lựa chọn nội dung để ứng dụng CNTT phù hợp.
Giáo viên cần phải lựa chọn nghiêm túc nội dung bài học, phần kiến thức có thể
áp dụng và khai thác hiệu quả tính năng của CNTT để mạng lại hiệu quả bài
giảng.
Ví dụ: Bài cách mạng tư sản Pháp (1789-1794)
Xã hội nước Pháp trước năm 1789 gồm ba đẳng cấp :
Phân tích quyền lợi, vị trí và cuộc sống của các đẳng cấp trong xã hội
Pháp và phân tích những đặc điểm về kinh tế , quan hệ bóc lột và mâu thuẫn
trong xã hội Pháp. Từ đó chỉ ra cho học sinh thấy được mục đích và khát khao
làm cách mạng của đẳng cấp thứ ba.

7


Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng (1789)
- Để minh hoạ cho sự phát triển kinh tế của nước Mỹ trong thập niên 20 của
thế kỷ XX.

8


9


10


Để minh chứng cho tính chất khốc liệt, và sự tàn phá nặng nề của cuộc
chiến tranh thế giới thứ hai


b) Cách thức tiến hành tiết dạy:
Sử dụng bài giảng có ứng dụng CNTT là phương tiện, đồ dùng dạy học,
chứ không biến bài giảng có ứng dụng CNTT hoàn toàn làm tiến trình giảng dạy.
Giáo viên sử dụng hợp lí nội dung, kiến thức trọng tâm để ghi bảng với
việc minh hoạ các hiệu ứng, các hình ảnh …. Giáo viên dùng hình ảnh để dẫn
dắt vào bài.
Hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng những hình ảnh để có hiệu quả
trong nội dung sử dụng.

11


Quan tâm tới nhiều đối tượng học sinh, nhất là đối tượng học sinh trung
bình trở xuống để đặt câu hỏi , yêu cầu giải thích bức tranh hay hình ảnh...
Giáo viên phải chốt kiến thức , hàm ý và nội dung bức tranh , hình ảnh
hoặc các hiệu ứng minh hoạ.
Ví dụ: Với hình ảnh : Bức tranh tình cảnh nông dân Pháp trước cách
mạng 1789.
Bước 1: giáo viên sử dụng tranh, giải thích.
Bước 2: Đặt câu hỏi nhận biết: Em hãy mô tả, chỉ ra ba đẳng cấp trong xã hội
Pháp, quyền lợi của từng đẳng cấp ?
Học sinh chỉ ngay được:
+ Hai đẳng cấp trên: Tăng Lữ, Quý tộc: là đẳng cấp bóc lột đè đầu, cưỡi cổ
người nông dân ( đại diện cho đẳng cấp thứ ba)
+ Đẳng cấp thứ ba: ( Người nông dân phải cõng trên lưng hai tầng áp bức) bị áp
bức bởi hai đẳng cấp trên, chịu nhiều tô thuế nặng nề, đồng thời chịu vay nặng
lãi bởi những khế ước.
+ Chiếc cuốc: Biểu hiện cho nền nông nghiệp lạc hậu.
+ Những thú vật ở phía dưới chân người nông dân : Biểu hiện cho sự mất mát

của mùa màng, nhà nước không quan tâm tới nền kinh tế nông nghiệp và đời
sống người nông dân.
Sau khi khai thác hình ảnh này học sinh có thể vẽ được sơ đồ ba đẳng cấp
trong xã hội Pháp trước cách mạng.

Bước 3: Chốt kiến thức và ghi bảng những kiến thức trọng tâm.
 Lưu ý:

12


- Giáo viên nên sử dụng hình ảnh hợp lí với phần kiến thức cần truyền đạt, tránh
sử dụng nhiều hình ảnh để minh hoạ cho một phần kiến thức cần truyền đạt để
tiết kiệm thời gian và tránh loạn hình ảnh với kiến thức.
- Giáo viên không nên sử dụng Powerpọint để thay thế hoàn toàn cho bảng
viết .Hoặc sử dụng trang Powerpoint đầy ắp chữ để hướng dẫn học sinh ghi
chép( sẽ quay trở lại phương pháp đọc chép) hoặc một số học sinh ghi chậm sẽ
bị mất kiến thức khi giáo viên chuyển trang slide.
- Màu nền của slide với màu chữ cần có độ tương phản cao để tránh hiện tượng
không rõ hình ảnh cần truyền đạt.
- Tránh sử dụng trọn gói bài giảng của người khác để làm chủ kiến thức, nội
dung phù hợp với đối tượng học sinh.
Hoặc : Với hình ảnh biểu đồ: So sánh giữa chiến tranh thế giới thứ nhất
với chiến tranh thế giới thứ hai.
Bước 1: Giáo viên sử dụng biểu đồ, giải thích kí hiệu
Bước 2: Đặt câu hỏi: Nhìn vào biểu đồ hãy chỉ ra số nước tham gia, số người
chết, số người bị thương, thiệt hại về vật chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ
nhất và chiến tranh thế giới thứ hai?Từ đó hãy nêu kết cục của chiến tranh thế
giới thứ hai?
Học sinh sẽ dựa vào biểu đồ đọc được các số liệu kết cục cuộc chiến tranh

thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai.
Từ đó học sinh có thế kết luận : như vậy cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là
cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử
loài người.
Bước 3 : Chốt kiến thức và ghi bảng những kiến thức trọng tâm.
4) Kiểm nghiệm
13


Sau khi tiến hành bài giảng ở hai lớp với hai phương pháp khác nhau:
phương pháp thuyết trình, dạy học không có sử dụng các thiết bị hỗ trợ và
phương pháp sử dụng các thiết bị hỗ trợ CNTT, tôi tiến hành kiểm nghiệm tính
hiệu quả như sau.
- Đối tượng kiểm nghiệm: cơ bản chất lượng học sinh của hai lớp giống
nhau.
- Cách thức kiểm nghiệm:
+ Cách 1: kiểm nghiệm bằng cách ra bài tập ( bài tập kiểm tra nhanh sau khi
tiết dạy kết thúc)
 Đối với bài : cách mạng tư sản Pháp ( tiết 1).
Câu hỏi: Kể tên các đẳng cấp trong xã hội Pháp trước năm 1789 và nêu cuộc
sống của từng đẳng cấp?
 Đối với bài chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu hỏi: Tại sao nói cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn
nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất?
 Kết quả:

Lớp

Bài giảng không có sử dụng các phương tiện, đồ dùng trực quan hỗ trợ


Từ 5- 7
Từ 8 trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
8A
40
19
47.5
21
52.5
0
0
8B
42
20
47.6
22
52.4
0
0
Tổng 82
39
47.6
43
52.4
0

0
 Bài giảng có sử dụng các phương tiện, đồ dùng hỗ trợ.
Lớp

sĩ số

Dưới 5

sĩ số

Dưới 5
SL

8A
8B
Tổng

40
42
82

13
12
26

%
32.5
28.6
31.7


Từ 5-7
SL
21
23
44

%
52.5
54.8
53.6

Tư 8 trở lên
SL
%
6
15
7
16.6
13
15.7
14


 Kết luận: Qua hai lớp với hai phương pháp khác nhau cho thấy ở phương
pháp dạy học có áp dụng phương tiện và đồ dùng khác, tỷ lệ học sinh có
điểm dưới 5 đã giảm, tỷ lệ học sinh có điểm trên 8 tăng lên . Chứng tỏ bài
giảng có ứng dụng CNTT mang lại hiệu quả hơn.
Cách 2: Kiểm nghiệm bằng cách đưa ra phiếu thăm dò
Phiếu thăm dò nhu cầu học bộ môn Lịch sử.



Không

- Tiết học có sử dụng tranh ảnh, vi deo đi kèm.

- Học trình chiếu dễ hiểu, dễ nhớ

- Học trình chiếu ít phải chép bài.

- Học trình chiếu ít phải tưởng tượng.

* Ghi chú: học sinh tích vào ô vuông nếu đồng ý.
* Kết quả:
Tiến hành kiểm nghiệm trong tổng số 100% học sinh toàn trường với 723 học
sinh thu được kết quả.


Không

- Tiết học có sử dụng tranh ảnh, vi deo đi kèm.

100%

- Học trình chiếu dễ hiểu, dễ nhớ

85%

15%

- Học trình chiếu ít phải chép bài.


65%

35%

- Học trình chiếu ít phải tưởng tượng.

100%

- Tiết học học sinh tự khai thác theo sách giáo khoa30%

70%

15


Kết luận.
- Học sinh có hứng thú và nhu cầu khi học các tiết học có ứng dụng CNTT
và các đồ dùng đa phương tiện .
- Qua các tiết học : dễ khắc sâu kiến thức, mất ít thời gian truyền đạt và giải
thích.
- Kết quả dạy có ứng dụng CNTT và các thiết bị đa phương tiện mang lại
hiệu quả cao hơn so với phương pháp dạy học không có ứng dụng CNTT và các
thiết bị hỗ trợ.
III- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy lịch sử theo kinh nghiệm của bản thân tôi
cùng nhiều đồng nghiệp khác đã dược tham khảo ý kiến là một việc làm có hiệu
quả nhằm gây hứng thú cho học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi việc
học lịch sử, tìm hiểu lịch sử, nhận thức lịch sử đang có nhiều hướng giảm sút,

xuống cấp. ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, lối suy nghĩ, cách sống thực
dụng đang tác động mạnh mẽ đến từng học sinh, cùng với việc thiếu thốn
phương tiện, đồ dùng dạy học cũng như thái độ đối phó, qua loa, đại khái của
không giáo viên đã và đang là những trở ngại không nhỏ đối với việc giảng dạy
nói chung và giảng dạy môn lịch sử nói riêng.
Qua những năm thử nghiệm, áp dụng sáng kiến vào thực tế tại đã đem lại hiệu
quả nhất định, cũng như tạo ra được sự hứng thú hơn đối với học sinh trong việc
giảng dạy và học tập môn lịch sử ở trường THCS Hải Bình, từ đó tôi đã mạnh
dạn đúc kết thành lý thuyết, trước hết làm kinh nghiệm cho riêng mình, sau nữa
là để bạn bè và đồng nghiệp tham khảo và sử dụng.
Chắc chắn đề tài còn những hạn chế, khiếm khuyết, vì vậy rất mong được sự
góp ý chân thành của đồng nghiệp, bạn bè, các cấp lãnh đạo để đề tài được hoàn
thiện hơn.
16


2.Đề xuất:
Trên đây là một số kinh nghiệm về ứng dụng CNTT vào giảng dạy lịch sử
trực tiếp ở trường THCS Hải Bình mà bản thân tôi đã áp dụng và hoàn toàn
mang tính khả thi. Vì lẽ đó, qua đây tôi xin có một số kiến nghị như sau:
- Các cơ quan ban ngành: Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT, cần quan tâm, trang bị
đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đồng đều cho các cơ sở giáo
dục.
- Lãnh đạo các nhà trường cần khuyến khích giáo viên sử dụng các bài giảng
có ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh.
- Giáo viên thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp
ứng yêu cầu của ngành và xã hội đề ra trong công tác giáo dục toàn diện học
sinh.
- Giáo viên chủ động bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học, thường xuyên trao
đổi học hỏi chuyên môn, trình độ tin học với đồng nghiệp để có phương pháp

dạy các bài học môn lịch sử phù hợp với đối tượng và mục tiêu của bài học.
- Giáo viên cần nghiêm túc trong soạn giảng các bài giảng có ứng dụng
CNTT vào các tiết, không lạm dụng bài giảng để trình chiếu để giảng dạy.

Xác nhận
của thủ trưởng đơn vị

Tĩnh Gia, ngày 10 tháng 4 năm2014
Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không coppy của
người khác
Người viết sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Hợp

17


Tài liệu tham khảo

1.Nguyễn Thị Côi “ Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông . NXB
ĐHQG Hà Nội .2000.
2. Phan Ngọc Liên, Phạm Kỳ Tá “ Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử”
NXB GD . 1976.
3. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị “ Phương pháp dạy học lịch sử” NXB GD.
2000.
4. Vũ Dương Ninh “Lịch sử thế giới cận đại” ,NXB GD .2001.
5. Trịnh Đình Tùng “ Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử
THCS” . NXB GD . 2007.
6. Webste: http:// www. Edu.net.vn.

7. Webste: http:// www.dạy và học.vn
8. Webste: http:// www.moet. Gov.vn
9. Webste: http:// www. Violet.vn
10. Webste: http://www. Google.com.vn

18



×