Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LAO ĐỘNG TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.64 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................2
1.1 Một số khái niệm.................................................................................................2
1.2 Vai trò của TNXH của doanh nghiệp trong lao động...........................................3
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến TNXH......................................................................4
1.4 Nội dung của TNXH trong doanh nghiệp............................................................4
1.5 Các tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện TNXH của DN.......................................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TNXH VỀ LĨNH VỰC LAO ĐỘNG
TRẺ EM TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM...............................................7
2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp ở Việt Nam........................................................7
2.2 Các yếu tố thể hiện TNXH của doanh nghiệp......................................................7
2.3 Thực trạng thực hiện TNXH của doanh nghiệp về lao động trẻ em.....................8
2.3.1 Qui mô và phân bố của trẻ em tham gia hoạt động kinh tế...........................9
2.3.2. Tình trạng đi học của trẻ em hoạt động kinh tế..........................................10
2.3.3 Điều kiện làm việc của trẻ em hoạt động kinh tế.........................................12
2.3.4. Lao động trẻ em.........................................................................................13
2.4 Đánh giá thực hiện TNXH của doanh nghiệp...................................................14
2.4.1 Những kết quả đạt được..............................................................................14
2.4.2 Những nguyên nhân, hạn chế......................................................................15
2.5. Hậu quả của tình trạng trẻ em lao động sớm.....................................................16
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NĂNG CAO THỰC HIỆN TNXH CỦA
DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG TRẺ EM............................17
3.1 Giải pháp............................................................................................................ 17
3.2 Khuyến nghị.......................................................................................................19
KẾT LUẬN.............................................................................................................22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................




MỞ ĐẦU
Trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp là một trong những tiêu chuẩn đánh giá
sự đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Sự lựa chọn
sản phẩm của khách hàng cũng dựa vào các yếu tố: an toàn, vệ sinh và phải thể hiện
đúng các chuẩn mực xã hội. Những yêu cầu về sử dụng sản phẩm phải đạt các bộ
tiêu chuẩn: ISO 9001 – 2000, ISO 14000; SA 8000,… từ phía khách hàng, người
tiêu dùng ngày càng cao và được biểu hiện ngày càng rõ ràng hơn. Để có thể tồn tại
và phát triển trong xã hội với nhiều cạnh tranh khốc liệt này một cách tốt đó là củng
cố TNXH, xây dựng nét đẹp văn hóa riêng cho đơn vị doanh nghiệp mình. Mô hình
văn hóa doanh nghiệp này đang được triển kahi trong thực tế và từng bước có
những kết quả khá tốt đối với các doanh nghiệp mình. Người lao động, người tiêu
dùng, khách hàng và toàn xã hội đang chờ đợi, tìm hiểu và quan tâm tới hiệu quả
thực hiện của các doanh nghiệp. Vì vậy, em xin lựa chọn đề tài: “THỰC TRẠNG
THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ LĨNH VỰC LAO ĐỘNG TRẺ EM
TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM”
Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian, kiến thức có hạn, kinh nghiệm thức tế
chưa sâu.Vì vậy bài biết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ
bảo của thầy giáo để bài tiểu luận thêm hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm
Trẻ em là bất kỳ người nào nhỏ hơn 15 tuổi trừ khi luật lệ địa phương quy định
độ tuổi tác. Đối với các nước đang phát triển ngoại trừ các quy định trong hiệp định
ILO điều 138: nếu luật lệ địa phương quy định độ tuổi nhỏ nhất là 14 thì độ tuổi 14
sẽ được áp dụng.

Lao động trẻ em: bất kỳ công việc nào được thực hiện bởi lao động trẻ em có tuổi
nhỏ hơn độ tuổi quy định trong định nghĩa trẻ em ngoại trừ các quy định trong công
ước quốc tế ILO 146.
Lao động vị thành niên: bất kỳ người lao động có độ tuổi nhỏ hơn độ tuổi trẻ em
và nhỏ hơn 18 tuổi.
Lao động cưỡng bức: tính chất các công việc hăọc dịch vụ nào được thực hiện bởi
bất kỳ người nào trong điều kiện bị đe dọa về bất kỳ hình phạt nào mà người ấy
hoàn toàn không tự nguyện.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là hệ thống các quy định và thực hiện trên
cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người lao
động của các khách hàng và xã hội nhằm phát triển bền vững.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự tự cam kết của doanh nghiệp thông
qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý của doanh nghiệp
bằng các phương pháp quản lý thích hợp trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành
nhằm kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, người lao động, Nhà nước và xã
hội. Là việc ứng xử trong quan hệ lao động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích
của người lao động, doanh nghiệp, khách hàng và cộng đồng; bảo vệ người tiêu
dùng và tuân thủ các quy định trong các bộ CoC nhằm đạt được mục tiêu chung là
phát triển bền vững.
Bộ quy tắc CoC là bộ quy tắc quy định các nguyên tắc chính cần thực hiện ở các
cơ quan doanh nghiệp. Thông thường một tổ chức có quyền quy định bộ quy tắc
ứng xử của mình; tầm hoạt động của tổ chức này càng lớn thì mức độ thực hiện, ảnh
hưởng các quy tắc này càng lớn.

2


1.2 Vai trò của TNXH của doanh nghiệp trong lao động
Đối với doanh nghiệp
Góp phần quảng bá thương hiệu và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp.

Việc thực hiện TNXH luông gắn với đảm bảo chế độ lương thưởng , đảm bảo an
toàn lao động tăng cường sự tự do hiệp hội… qua đó tác dụng kích thích tính sáng
tạo của người lao động thúc đẩy việc cải tiến liên tục trong quản lý, nâng cao năng
suất, chất lượng lao động , nâng cao hiệu quả công việc tạo ra nhiều lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều khách hàng biết đến với độ an toàn và
tính năng sử dụng cao, chất lượng đảm bảo.
Khi doanh nghiệp thực hiện TNXH thương hiệu sẽ được khẳng định, tính sáng tạo
của NLĐ sẽ tăng lên, doanh nghiệp có khả năng chiếm thị phần nhiều hơn.
Đối với người lao động
Pháp luật lao động được tuân thủ, những quy định của pháp luạt nước sở tại đối
với quyền và lợi ích của NLĐ sẽ được thực thi nghiêm túc, qua đó tạo ra động lực
làm việc tốt cho NLĐ.
Các vấn đề về lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, quấy nhiễu và làm dụng,
phân biệt đối xử sẽ bị hạn chế và loại bỏ.
Vấn đề thù lao động sẽ được thực hiện tốt đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho
NLĐ.
Vấn đề an toàn sức khỏe lao động cho NLĐ sẽ được doanh nghiệp chú trọng và
đầu tư , chế độ làm việc và nghỉ ngơikhoa học sẽ được thực hiện qua đó tạo ra môi
trường làm việc an toàn, chế độ làm việc hợp lý cho NLĐ.
Đối với khách hàng
Thỏa mãn những yêu cầu cơ bản mà họ đặt ra với doanh nghiệp.
Được mua các sản phẩm có độ an toàn cao.
Được sống trông môi trường sống an toàn.
Được sống trong xã hội có tính nhân văn cao hơn.
Đối với cộng đồng xã hội
Cộng đồng và xã hội được sống trong một môi trường không ô nhiễm, hạn chế
được tối đa các bệnh tật do ô nhiễm môi trường gây ra.

3



Cộng đồng và xã hội được sống trong một môi trường không có các tệ nạn xã hội,
sự kỳ thị, đảm bảo sự công bằng và dân chủ, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Cộng đồng và xã hội được hưởng lợi từ các hoạt động nhân đạo, từ thiện của các
doanh nghiệp, ủng hộ quỹ cứu trợ người khuyết tật, chất độc màu da cam… giúp
cho các đối tượng yếu thế trong xã hội hòa nhập tốt với cộng đồng.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến TNXH
 Yếu tố bên ngoài:
-

Bảo vệ môi trường

-

Đóng góp cho cộng đồng xã hội

-

Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp
 Yếu tố bên trong:

-

Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng

-

Các chế độ phúc lợi cho người lao động
1.4 Nội dung của TNXH trong doanh nghiệp


Thực hiện TNXH của DN trong lĩnh vực lao động là việc thực hiện các quy điịnh
của Luật Lao động, một số quy định trong các bộ tiêu chuẩn CoC trong lĩnh vực lao
động, gồm một số nội dung chủ yếu sau:


Vấn đề về lao động trẻ em: DN không được tham gia sử dụng trực tiếp hay gián

tiếp lao động trẻ em. DN phải văn bản hóa vấn đề này, duy trì và thông tin hiệu quả
đến các bêb liên quan về chính sách và thủ tục cho việc khắc phục tình trạng lao
động trẻ em và có những hỗ trợ cần thiết để các em có thể đến trường đến khi đủ 15
tuổi.


Vấn đề lao động cưỡng bức: DN cần đảm bảo không sử dụng lao động cưỡng

bức như sử dụng tù nhân, ràng buộc NLĐ, lao động để trừ nợ hoặc các hình thức
khác, không được ủng hộ lao động cưỡng bức như đặt cọc hay nộp giấy tờ cam kết
mới được làm việc.


Về an toàn sức khỏe: DN phải đảm bảo môi trường làm việc an toàn, làm mạnh

để phòng ngừa các tai nạn và thương tích có hại đến sức khỏe của NLĐ, đào tạo cho
NLĐ về an toàn lao động trong sản xuất có biện pháp và hệ thống quản lý thích
hợp. Đảm bảo tất cả NLĐ được huấn luyện về an toàn và khám sức khỏe định kỳ,

4



thiết lập hệ thống theo dõi phòng ngừa, xủ lý các nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức
khỏe và an toàn của người lao động.


Về tự do hội họp và thỏa ước lao động tập thể: DN phải tôn trọng quyền NLĐ

về thương lượng tập thể , thành lập và tham gia công đoàn là quyền của họ. DN
phải đảm bảo đại diện NLĐ không bị phân biệt đối xử và tạo cơ hội cho họ tiếp cận
với các thành viên trong môi trường làm việc.


Về vấn đề phân biệt đối xử: DN không được tham gia hoặc ủng hộ việc phân

biệt đối xử khi thuê mướn, bồi thường, tạo cơ hội huấn luyện đề bạt… giữa các
thành viên cuẩ các nghiệp đoàn và các đảng phái chính trị.


Về kỷ lật lao động: DN không được tham gia hoặc ủng hộ việc dùng nhục hình,

ép buộc về tinh thần vật chất và sỉ nhục NLĐ khi xử lý kỷ luật lao động đối với
NLĐ.


Về thời giờ làm việc: DN phải tuân thủ pháp luật hiện hành và các tiêu chuẩn

công nghiệp về thời gian làm việc (48h/tuần) cứ 7 ngày làm việc thì phải sắp xếp 1
ngày nghỉ cho NLĐ. DN phải đảm bảo làm thêm giờ không vượt quá
12h/người/tuần . Việc trả lương làm thêm giờ theo đúng quy định của pháp luật.



Về tiền lương: DN phải đảm bảo tiền lương trả cho thời gian làm việc chuẩn

trong tuần không thấp hơn tiền lương tối thiẻu theo quy định của luật, của ngành
không được trừ lương NLĐ do kỷ luật, tiền lương và các phúc lợi khác cho NLĐ
phải chi tiết rõ ràng, thuận tiện , phải đáp ứng nhu cầu cơ bản cho NLĐ.
1.5 Các tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện TNXH của DN
Dưới đây là những tiêu chuẩn có thể dùng làm cơ sở để chứng nhận một doanh
nghiệp: Các tiêu chuẩn của ILO (International Labor Organization, Tổ chức Lao
động quốc tế), ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng, ISO 14001 về hệ thống
quản lý môi trường, OHSAS 8001 về an toàn lao động, và SA 8000 về quản lý nhân
sự. ISO (International Organization for Standardization, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa
quốc tế) đã công bố bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng và ISO
14000 về hệ thống quản lý môi trường. Hai tiểu ban của ISO chuyên về các bộ tiêu
chuẩn này đã thống nhất những phương pháp thực hành tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp thiết lập một chính sách toàn bộ chung cho cả hai hệ thống quản lý chất
lượng và môi trường.

5


Ngoài ra có một số tài liệu hướng dẫn cách trình bày một báo cáo về trách nhiệm
xã hội như là GRI (Global Reporting Initiative, khởi đầu báo cáo toàn diện) hay AA
1000 Asurance Standard của ISEA (Institute of Social and Ethical Accountability,
Viện Trách nhiệm xã hội và đạo đức). Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã
dịch sang tiếng Việt các bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. Hiện nay nhiều
doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng tránh né trách nhiệm xã hội của mình. Trong
khi đó quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội là hai chính sách sẽ mau chóng đưa
nước ta sớm lên hàng một quốc gia công nghệ hiện đại. Hy vọng giải thưởng “Trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009” của VCCI sẽ tạo được tiếng vang và thu hút
được nhiều doanh nghiệp Việt Nam ủng hộ và tham dự.


6


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TNXH VỀ LĨNH VỰC LAO
ĐỘNG TRẺ EM TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp ở Việt Nam
Việt Nam đã bước vào giai đoạn phát triển mới khi nước ta ngày càng hội nhập
sau rộng vào nền kinh tế thế giới với nhiều cơ hội mới mở ra cho các doanh nghiệp
trong nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.Tuy nhiên trong quá trình sản xuất
kinh doanh, các DN phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Để vượt qua
những khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các DN cần phải đóng vai
trò nòng cốt, nắm bắt được những tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế.
Trong 9 tháng năm 2017, GDP ước tính tăng 6,41% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó quý 1 tăng 5,15%, quý 2 tăng 6,28%, quý 3 (ước tính) tăng 7,46%; khẳng
định tính kịp thời và hiệu quả của các chính sách do Chính phủ ban hành.
Trong 9 tháng, có 93.967 DN đăng ký thành lập mới, tổng vốn đăng ký là 902,7
nghìn tỷ đồng, tăng 15,4% về số DN và 43,5% về số vốn đăng ký so với năm 2016.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp mới thành lập là 9,6 tỷ đồng, tăng 24,4%
so với năm 2016.
Số DN quay trở lại hoạt động là 21.100 DN, tăng 2,9% so vơi cùng kỳ năm 2016,.
Xu hướng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này đa số là sản xuất chế
biến, chế tạo. Các ngành nghề này đang được đánh gía có rất nhiều tiềm năng và
triển vọng.
2.2 Các yếu tố thể hiện TNXH của doanh nghiệp


Yếu tố bên ngoài:

Bảo vệ môi trường: Môi trường sống là ngôi nhà chung của con người và tất cả

các loài đông thực vật khác, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ nguồn sống của
chính chúng ta, có thể nói nếu loài người muốn sinh tồn và phát triển thì chỉ có cách
duy nhất là bảo vệ môi trường. Đó cũng chính là trách nhiệm xã hội hàng đầu được
đặt ra hiện nay cho các doanh nghiệp.
Đóng góp cho cộng đồng xã hội: Hiện nay, ở Việt Nam đã bắt đầu có khá nhiều
tập đoàn ngoài chuyện đóng thuế cho chính phủ, họ đã tổ chức xóa đói giảm nghèo
bằng cách là trong những trường hợp có lũ lụt thì họ đóng góp họ gây quĩ. Rồi họ
đóng góp trong những chương trình hỗ trợ những người có công với đất nước, hay

7


là hỗ trợ những bản những thôn của người dân tộc hay những chương trình về văn
hóa về giáo dục, chương trình dành cho sinh viên nghèo.
Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp: Tại Việt Nam, xảy ra nhiều trường
hợp làm nông dân điêu đứng vì giá nông sản lên xuống thất thường do các doanh
nghiệp thu mua và nhà nước chưa đảm bảo đầu ra. Ví dụ như cuối năm 2012, Hiện
nay, hàng ngàn hộ dân trồng sắn ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ lâm vào hoàn
cảnh khó khăn. Có nhiều nguyên nhân khiến sắn rớt giá và cũng phải kể đến vì Nhà
máy sản xuất nhiên liệu sinh học Ethanol miền Bắc (dùng sắn làm nguyên liệu)
chậm tiến độ. Người dân huyện miền núi Tân Sơn cho biết, vụ thu hoạch sắn năm
ngoái, người của nhà máy đã xuống tận xã hướng dẫn người dân mô hình trồng và
thâm canh sắn cao sản KM94, một giống sắn cho sản lượng cao. Thấy nhà máy đã
xây dựng, ngày hoàn thành cũng được ấn định rõ ràng nên nhiều gia đình hoàn toàn
tin tưởng để mở rộng diện tích.


Yếu tố bên trong:

Quan hệ tốt với người lao động, bảo đảm lợi ích và an toàn cho cổ đông và

ngươid lao động: Cùng với sự phát triển xã hội,nhu cầu và động cơ của người lao
động cũng có sự thay đổi tương ướng. Nhiều NLĐ không còn đặt mục tiêu kiếm
tiền lên hàng đầu khi lựa chọn chỗ làm việc. Đối với họ cảm giác được ghi nhận và
sống có ích có động lực cao hơn nhiều so với số tiền lương họ nhận được vào cuối
tháng. Hoạt động TNXH của doanh nghiệp cho họ suy nghĩ tích cực là họ không
phải làm vất vả cho chủ doanh nghiệp mà đang tạo ra giá trị và ý nghĩa cho xã hội.
Chế độ phúc lợi cho người lao động: Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đã bổ
sung các phúc lợi ngoài lương như trợ cấp tiền xăng, tiền ăn trưa, ….và nhiều chăm
sóc khác. Những hành động này có thể không lớn nhưng lại được người lao động
đánh giá cao bởi doanh nghiệp thực sự quan tâm đến đồi sống vật chất, tinh thần
của nhân viên. Sự quan tâm chăm sóc qua các hình thức đó làm gia tăng sự hài lòng
cuar nhân viên về các chính sách đãi ngộ của công ty, góp phần năng cao uy tín, vị
thế của doanh nghiệp.
2.3 Thực trạng thực hiện TNXH của doanh nghiệp về lao động trẻ em
Vấn đề lao động trẻ em là một vấn đề mang tính toàn cầu và không thể giải quyết
trong một sớm một chiều. Việc phòng chống, ngăn ngừa và giải quyết vấn đề lao
động trẻ em đòi hỏi phải có một chiến lược tổng thể. Muốn xóa bỏ được lao động
trẻ em, cần sự góp sức của cả cộng đồng trong nước và quốc tế.
8


Theo ước tính của ILO, thế giới hiện có khoảng 168 triệu lao động trẻ em. Việc trẻ
em phải lao động sớm để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa
của trẻ em, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chất lượng
nguồn nhân lực trong tương lai.
2.3.1 Qui mô và phân bố của trẻ em tham gia hoạt động kinh tế
Trong tổng số trên 18,3 triệu trẻ em, có khoảng 1/6 trong số này (2,83 triệu em)
đang tham gia hoạt động kinh tế (HĐKT), trong đó 42,6% là trẻ em gái. Gần 86%
trẻ em HĐKT sinh sống ở nông thôn và gần 2/3 số này thuộc nhóm 15 - 17 tuổi.
Tại Việt Nam, theo Báo cáo Điều tra quốc gia về lao động trẻ em, hiện có 1,75 triệu

trẻ em thuộc nhóm lao động trẻ em, chiếm 9,6% dân số trẻ em và khoảng 62% tổng
số trẻ em hoạt động kinh tế, trong đó 40,2% là trẻ em gái. Gần 85% số LĐTE sinh
sống ở khu vực nông thôn và 60% trong nhóm từ 15 - 17 tuổi. Tuổi bắt đầu làm việc
của trẻ em khá sớm, phổ biến ở độ tuổi từ 12 tuổi trở lên. Gần 55% không đi học
(trên 5% chưa từng đi học). Khoảng 67% làm việc trong nông nghiệp, 15,7% trẻ em
trong khu vực công nghiệp - xây dựng và 16,7% trẻ em làm việc trong khu vực dịch
vụ; theo nhóm ngành cấp II, trẻ em làm việc chủ yếu trong 111 công việc thuộc cả 3
khu vực kinh tế, nhưng tập trung chủ yếu trong 17 công việc chính (chiếm 81%
tổng lao động trẻ em); một bộ phận đáng kể trẻ em làm việc trong điều kiện lao
động ngoài trời, đi lại nhiều dễ bị tai nạn, nguy hiểm, điều kiện lao động quá nóng,
lạnh, môi trường có hóa chất gây hại, dễ bị tai nạn, thương tích, và các tổn thương
khác đến sự phát triển thể chất của trẻ em; 38,2% hộ gia đình có LĐTE có mức thu
nhập bình quân trên 4,5 triệu đồng/tháng (62,1% thuộc nhóm 15 - 17 tuổi).
Trẻ em nông thôn tham gia hoạt động kinh tế không những chiếm tỷ lệ cao trong
tổng số trẻ em nông thôn (18,6%), mà còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số trẻ em tham
gia hoạt động kinh tế của cả nước. Trong tổng số 2,83 triệu trẻ em hoạt động kinh
tế thì có tới hơn 2,43 triệu trẻ em từ khu vực nông thôn chiếm 85,8% tổng số trẻ em
tham gia hoạt động kinh tế của cả nước. Tình trạng này có thể là do thu nhập hộ gia
đình ở khu vực nông thôn thấp hơn khu vực thành thị, trẻ em phải tham gia các hoạt
động kinh tế để phụ giúp nhằm nâng cao thu nhập hộ gia đình; hơn nữa kinh tế nông
thôn chủ yếu là các hình thức kinh tế hộ gia đình, khu vực kinh tế nông nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp là hình thức và khu vực mà trẻ em dễ dàng tham gia.
Ở khu vực thành thị, có khoảng 400 ngàn trẻ tham gia hoạt động kinh tế, chiếm
khoảng 14,1% trong tổng số trẻ em nhóm 5 – 17 tuổi. Có thể thấy rằng mức độ

9


tham gia hoạt động kinh tế của trẻ em khu vực thành thị là thấp hơn rất nhiều so với
khu vực nông thôn (Trẻ em 5 - 17 tuổi khu vực thành thị chiếm 28,8% tổng số trẻ

em nhóm tuổi này của cả nước).
Bảng 2.3.1. Qui mô và phân bố của trẻ em tham gia HĐKT theo nhóm tuổi và giới
tính
Tỷ lệ %
Giới tính
Số trẻ em
Theo nhóm tuổi , %
5 - 11

12 - 14

15 - 17

Toàn quốc
Chung
Nam
Nữ
Thành thị
Chung
Nam
Nữ
Nông thôn
Chung
Nam
Nữ

2.832.117
1.626.692
1.205.425


100,0
57,4
42,6

12,7
12,2
13,3

30,7
29,8
31,8

56,7
58,0
54,9

399.980
211.722
188.258

100,0
52,9
47,1

11,0
9,3
13,0

27,9
27,1

28,9

61,0
63,6
58,2

2.432.137
100,0
12,9
31,1
55,9
1.414.970
58,2
12,7
30,2
57,1
1.017.167
41,8
13,3
32,4
54,3
Nguồn : Báo cáo Điều tra Quốc gia về Lao động trẻ em Việt Nam 2012

Mặc dù tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của trẻ em nhóm 5 – 11 tuổi khá thấp
(chung cả nước là 3,7% trong đó, thành thị 1,5% và nông thôn 4,6%), nhưng với
khoảng 400 ngàn trẻ em nhóm tuổi này sớm tham gia hoạt động kinh tế thì cũng đặt
ra những thách thức do nhóm tuổi này còn nhỏ và đang trong tuổi đi học tiểu học bậc học phổ cập bắt buộc theo Luật Giáo dục. Trong tổng số trẻ em 5 – 17 tuổi hoạt
động kinh tế, trẻ em nhóm tuổi 12 - 14 có 870 ngàn (30,4%) và nhóm tuổi 15 – 17
có 1,608 triệu (56,7%).
2.3.2. Tình trạng đi học của trẻ em hoạt động kinh tế

Rất cần thiết xem xét trình trạng đi học của trẻ em tham gia hoạt động kinh tế vì nó
cho biết việ ctham gia hoạt độngkinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập
của trẻ. Nếu như trẻ em kết hợp giữa học và làm việc trong thời gian phù hợp thì có
thể coi sự làm việc là tự nguyện, hay là hỗ trợ gia đình, trong khi đó nếu trẻ em bỏ
học để làm việc, có nghĩa là hoạt động lao động bắt buộc nhằm đáp ứng nhu cầu
kinh tế của bản thân trẻ em và hộ gia đình. Ước tính từ cuộc điều tra cho thấy, có
khoảng 1.625 ngàn em, bằng 56,4% tổng số trẻ em đang tham gia hoạt động kinh tế

10


hiện vẫn theo học - Điều này có nghĩa là đối với nhóm trẻ này việc tham gia hoạt
động kinh tế là chấp nhận được, không ảnh hưởng đến việc đi học. Tuy nhiên, do
1.204 ngàn em (hay 43,6%) nhóm tuổi này đang hoạt động kinh tế và không đi học
nên tỷ lệ đi học của trẻ em trong nhóm tham gia hoạt động kinh tế thấp hơn đáng kể
so với tỷ lệ đi học bình quân chung của dân số trẻ em cả nước (56,4% so với
90,5%). Trong số hơn 2,83 triệu em phải tham gia hoạt động kinh tế, có khoảng
1,18 triệu trẻ em đã nghỉ học (chiếm 41,6%) và khoảng 567 ngàn em (chiếm 2%)
chưa từng đi học. Tỷ lệ này cao hơn so với mức 1,35% dân số trẻ em chưa từng đi
học bình quân của cả nước.
Bảng 2.3.2. Trẻ em hoạt động kinh tế chia theo giới tính và độ tuổi đi học
Theo tình trạng đi học (%)
Giới tính

Số trẻ em

Đã từng đi
học

Đang đi học


Chưa bao
giờ đi học

Nam

1.624.684

53.6

44.3

2.1

Nữ

1.204.144

60.1

37.9

2.0

Không xác
định

3.289

-


-

-

Chung

2.832.117

56.4

41.6

2.0

Nguồn: Báo cáo Điều tra Quốc gia về Lao động trẻ em Việt Nam 2012
Trẻ em gái dường như có xu hướng vừa tham gia hoạt động kinh tế vừa tiếp tục
theo học nhiều hơn so với trẻ em trai với tỷ lệ 60,1% còn đang đi học trong khi tỷ lệ
này ở trẻ em trai chỉ là 53,6%. Trẻ em trai tham gia hoạt động kinh tế nhiều hơn, và
thôi học cũng nhiều hơn, điều này giải thích tỷ lệ trẻ em gái đi học ở tất cả các bậc
học đều cao hơn so với tỷ lệ trẻ em trai.
 Nguyên nhân trẻ em tham gia hoạt động kinh tế
Có nhiều nguyên nhân dẫn trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế; trong đó cứ 5 trẻ
thì có một trẻ (22,9%) trả lời là phải làm việc; cứ 4 trẻ thì có một trẻ (26,5%) trả lời
là mong muốn đi làm và được học nghề, trong 6 trẻ thì có một trẻ (15%) trả lời là
không thích đi học và học kém nên không đi học mà muốn đi làm. Có tới khoảng
một nửa (49,4%) trẻ em tham gia hoạt động kinh tế có lý do liên quan đến việc làm
như phải đi làm, muốn đi làm và học nghề. Cũng có một tỷ lệ nhỏ (5,5%) do hoàn
cảnh gia đình không có điều kiện đi học. Có sự khác biệt về nguyên nhân tham gia
HĐKT ở trẻ em trong các nhóm tuổi khác nhau. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ (4,6%) trẻ em

11


5 - 11 tuổi phải tham gia hoạt động kinh tế nhưng trong số này, ngoài lý do chính là
phải làm việc (23,1%) thì có tới 34,1% mong muốn được làm việc và học nghề. Số
có điều kiện đi học hoặc không muốn đi học/học kém chiếm tỷ lệ rất nhỏ (2% và
3,5%). Sang các nhóm tuổi lớn hơn, lý do không có điều kiện đi học hoặc không
thích đi học/học kém tăng lên rõ rệt. Điều này có nghĩa là sau khi kết thúc tuổi 11
(tuổi cuối cùng của bậc học tiểu học) trẻ em có xu hướng muốn đi làm, muốn học
nghề, mong muốn kiếm tiền phụ giúp gia đình trở nên rõ rệt hơn với tỷ lệ trẻ em
tham gia hoạt động kinh tế nhiều hơn nhóm tuổi 5 – 11 tuổi.
2.3.3 Điều kiện làm việc của trẻ em hoạt động kinh tế
Cuộc điều tra này thu thập các thông tin về điều kiện làm việc của trẻ em với
mong muốn xác định các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà trẻ em đang
làm. Với các thông tin này, căn cứ vào danh mục các công việc cấm sử dụng lao
động vị thành niên hoặc các công việc có điều kiện lao động có hại theo quy định
tại Thông tư số 09/TT-LB12 có thể xác định được số lượng trẻ em đang phải làm
các công việc bị cấm sử dụng lao động trẻ em hoặc các công việc có hại cho sự phát
triển của trẻ. Rất tiếc là các câu hỏi được thiết kế không đủ chi tiết để phân loại trẻ
em đang làm các công việc bị cấm hoặc các công việc thực sự có hại cho trẻ em, vì
vậy các phân tích dưới đây chỉ cho phép cảnh báo các nguy cơ đối với trẻ em đang
hoạt động kinh tế. 46,4% (1,31 triệu trong tổng số 2,83 triệu) trẻ em tham gia hoạt
động kinh tế đang làm các công việc mà điều kiện lao động rất dễ có nguy cơ thuộc
nhóm ngành nghề bị cấm theo quy định của Thông tư 09 (sau đây gọi là nhóm có
nguy cơ). Trẻ em trai làm việc trong nhóm công việc này nhiều hơn trẻ em gái (gần
799 ngàn là trẻ em trai, chiếm 60,7% trong tổng số). Nhìn chung, trẻ em HĐKT ở
khu vực nông thôn tham gia vào các công việc có nguy cơ, nhiều hơn trẻ em khu
vực đô thị (46,9% so với 43,6%). Như phân tích ở phần 3.6 dưới đây, 74,2% trẻ em
hoạt động kinh tế là lao động gia đình và 18,2% là lao động làm công ăn lương thì
rất cần các chủ hộ gia đình và người sử dụng lao động chú ý bố trí để trẻ em không

làm các công việc, phần việc bị pháp luật cấm sử dụng lao động vị thành niên và
điều kiện lao động có hại cho sự phát triển của trẻ em.
2.3.4. Lao động trẻ em
Không phải tất cả trẻ em tham gia hoạt động kinh tế đều là lao động trẻ em. Chỉ
những trẻ em làm các công việc mà điều kiện làm việc có hại cho sự phát triển về
thể chất, tinh thần, nhân phẩm của trẻ thì được coi là lao động trẻ em.13 Kết quả
12


khảo sát cho thấy, có 1.754 ngàn trẻ em từ 5 - 17 tuổi được xác định là lao động trẻ
em, chiếm 62% tổng số trẻ em hoạt động kinh tế và chiếm 9,6 % dân số trẻ em. Khu
vực thành thị, có 66,3% trẻ em hoạt động kinh tế được xác định là lao động trẻ em
so với tỷ lệ 61,2% ở khu vực nông thôn. So với tổng dân số trẻ em thành thị, lao
động trẻ em chiếm 5%, so với tổng dân số trẻ em nông thôn, lao động trẻ em chiếm
11,4%.
Bảng 2.3.4. Quy mô lao động trẻ em
Quy mô lao
động trẻ em

Chung

Theo khu vực
Thành thị

Nông thôn

18.349.629

5.290.712


13.058.917

Trong đó, trẻ em
HĐKT

2.832.117

399.980

2.432.137

Nam

1.626.692

211.722

1.414.970

Nữ

1.205.425

188.258

1.017.167

Trong đó, lao
động trẻ em


1.754.782

265.225

1.489.558

Nam

1.048.973

146.485

902.487

Nữ

705.810

118.739

587.070

Tỷ lệ LĐTE/dân
số trẻ em

9,6

5,0

11,4


Tỷ lệ LĐTE/trẻ
em HĐKT

62,0

66,3

61,2

1. Tổng số trẻ em
(5-17 tuổi)

2. Tỷ lệ %

Nguồn: Báo cáo Điều tra Quốc gia về Lao động trẻ em Việt Nam 2012
Hiện nay, ở Việt Nam mức độ xử lý các đối tượng lạm dụng sức lao động ở trẻ em
và bạo hành trẻ em vẫn còn quá nhẹ, chủ yếu mới dừng lại ở việc nhắc nhở, xử phạt
hành chính. Đã đến lúc cần phải căn cứ vào các quy định của Bộ Luật lao động để
xử lý nghiêm các cơ sở có hành vi bóc lột lao động trẻ em và sử dụng lao động trẻ
em không đúng pháp luật.

13


Tuy nhiên, cần phải công nhận một thực tế là hiện nay một số gia đình buộc phải
để con em mình làm việc kiếm tiền để duy trì cuộc sống. Có những gia đình, có
những miền quê nếu không rời làng đi kiếm sống, họ có thể bị chết đói. Vì vậy có
một bộ phận trẻ em lang thang kiếm sống một mình hoặc di cư cùng với gia đình ở
khắp nơi. Những em này rất dễ bị bóc lột, bị xâm hại và không được học hành.

Thực tế đó của cuộc sống buộc chúng ta, một mặt, đề cao sức mạnh của luật pháp,
khẳng định rằng: Pháp luật sẽ trừng trị nghiêm khắc những kẻ ngược đãi trẻ em, bóc
lột trẻ em, bắt trẻ em làm việc quá sức trong các điều kiện độc hại; mặt khác, tạo ra
những cơ hội để trẻ em học nghề, có thể làm việc để góp phần giảm bớt khó khăn
về kinh tế cho gia đình, bảo đảm chính đời sống của các em.
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, lao động trẻ em vẫn còn là vấn đề gây nhiều
tranh cãi. Mặc dù luật pháp Việt Nam cấm sử dụng người lao động dưới 15 tuổi
nhưng trong thực tế, trẻ em vẫn phải chia sẻ gánh nặng công việc và trách nhiệm gia
đình ở cả nông thôn lẫn thành thị. Đây là một thực tế đã diễn ra ở Việt Nam nhiều
năm và chắc sẽ còn kéo dài một số năm nữa. Vào năm 2010, bà Nguyễn Thị Kim
Ngân (lúc đó là Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nói: “Việt Nam sẽ
nỗ lực cố gắng xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất”).
Hiện nay tình hình kinh tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang gặp một số khó
khăn. Chính sự nghèo đói, gia tăng dân số nhanh ở các thành phố lớn, công nghiệp
hoá, đô thị hoá, vấn đề di cư đến các đô thị phát triển là những nhân tố góp phần
làm gia tăng lao động trẻ em. Thực tế này cũng phải được tính đến trong việc thực
thi chủ trương, chính sách.
2.4 Đánh giá thực hiện TNXH của doanh nghiệp
2.4.1 Những kết quả đạt được
Hệ thống pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em ngày càng hoàn thiện. Việt Nam là
nước đầu tiên trong khu vực Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công
Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em (CRC) ngày 20/2/1990. Kể từ khi
phê chuẩn CRC, Chính phủ đã tích cực nội luật hóa các quy định của hệ thống pháp
luật quốc tế vào trong hệ thống pháp luật quốc gia, đồng thời đẩy mạnh triển khai,
thực thi chính sách bảo đảm quyền trẻ em. Cho đến nay về cơ bản hệ thống pháp
luật quốc gia về bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã tương đối đầy đủ, đảm bảo tính thống
nhất, đồng bộ, hài hoà với pháp luật quốc tế và ứng phó kịp thời với những mối
quan hệ xã hội mới, tạo hành lang pháp lý toàn diện bảo vệ trẻ em khỏi các hình
14



thức bạo lực, lạm dụng bóc lột và ngược đãi, nhất là đối với các nhóm trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Vấn đề lao động trẻ em đã được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn
xã hội. Ngay từ năm 1947, chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 29-SL ngày
12/3/1947 quy định rất cụ thể về từng vấn đề có liên quan đến trẻ em và lao động trẻ
em. Điều 12 Sắc lệnh quy định cấm dùng trẻ con dưới 12 tuổi làm thợ học nghề hay
điều 106 quy định cấm dùng trẻ con và đàn bà làm đêm; Điều 131 quy định cấm
không được dùng trẻ con chưa đến 15 tuổi tính theo dương lịch, để làm ả đào và vũ
nữ.
Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn hai Công ước cơ bản của ILO liên quan đến
lao động trẻ em, đó là Công ước về Tuổi tối thiểu được phép lao động (Công ước
138, 1973) và Công ước cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ những hình thức
lao động trẻ em tồi tệ nhất (Công ước 182, 1999). Sau khi phê chuẩn công ước, Việt
Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến giải quyết vấn đề lao động
trẻ em, trong đó Bộ luật lao động 1994 là văn bản pháp lý toàn diện nhất quy định
các vấn đề có liên quan đến trẻ em tham gia lao động và lao động vị thành niên.
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2007 (BLLĐ 2007) nghiêm cấm việc sử dụng trẻ em
dưới 15 tuổi (trừ những công việc thuộc danh mục do Bộ LĐTB&XH quy định
riêng) và có qui định riêng đối với chủ sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa
thành niên
2.4.2 Những nguyên nhân, hạn chế
 Từ phía gia đình và bản thân các em
Nguyên nhân chính là do đói nghèo, thu nhập thấp. Gia đình không thể đảm bảo
cuộc sống tối thiểu cho con em mình nên trẻ em buộc phải lao động sớm phụ giúp
gia đìnhTình trạng “đói thông tin”, nhận thức kém của gia đình và bản thân trẻ em,
cộng đồng về Luật lao động, Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục sức khỏe trẻ em, coi
việc trẻ em lao động sớm để “nên người”,nâng cao tính tự lập vươn lênMột số cha
mẹ trẻ em vì hám lợi trước mắt, vô lương tâm giao con em cho những kẻ “chăn dắt”
bắt con em lao động sớm kiếm thu nhậpMột bộ phận trẻ em không còn nơi nương

tựa như gia đình tan vỡ do ly hôn, mồ côi cha mẹ, gia đình vô trách nhiệm mà phải
lao động sớmMặt khác, một số trẻ em buộc phải di cư theo gia đình ra các thành
phố lớn kiếm việc làm làm tăng số lao động trẻ em. Chúng thường ít được quan tâm

15


chăm sóc từ cha mẹMột số trẻ em suy nghĩ nông nổi, học kém bỏ học đi làm sớm
kiếm tiền tiêu xài và muốn chứng tỏ bản thân
 Từ phía người sử dụng lao động
Chủ sử dụng lao động rất chuộng sử dụng lao động trẻ em vì giá nhân công rẻ, dễ
phục tùng
 Từ phía nhà nước
Chính sách pháp luật về lao đông trẻ em còn chưa đồng bộ, sức răn đe chế tài của
pháp luật đối với những sai phạm còn nhiều sơ hởViệc thực hiện qủan lý lao đông
trẻ em còn gặp nhiều khó khăn như: kinh phí hạn hẹp,đội ngũ cán bộ chuyên trách
về chăm sóc bảo vệ trẻ em ở địa phương còn thiếu, không thể quan tâm sâu sát đến
từng cơ sở, các gia đình bao che không khai báo với chính quyền địa phương,…
2.5. Hậu quả của tình trạng trẻ em lao động sớm.
 Đối với bản thân các em:
Các em phải bỏ học, thất học nên không có cơ hội phát triển, thu nhập thấp. Các
em còn có thể chịu nhiều hậu quả như tai nạn lao động, suy dinh dưỡng, bị khủng
hoảng về tinh thần, mất niềm tin, dễ bị tha hoá về đạo đức lối sống, hay sa vào các
tệ nạn xã hội hoặc trộm cắp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân gia đình các em.
Trong thực tế nhiều trường hợp các em ra thành phố kiếm sống, không có chút kỹ
năng và hiểu biết gì nên đã dễ dàng bị lôi kéo gây ra những hậu quả đáng tiếc cho
bản thân các em.
 Đối với gia đình:
“Trẻ em lao động sớm” chịu nhiều những thiệt thòi và hậu quả nghiêm trọng. Khi
trong gia đình có một em lao động sớm mắc phải một số vấn đề về sức khoẻ sẽ ảnh

hưởng rất nhiều đến kinh tế gia đình, nhất là trong việc chữa trị sức khoẻ cho các
em.
 Đối với xã hội:
“Trẻ em lao động sớm” gây tình trạng đói nghèo, kém phát triển, làm cho các giá
trị đạo đức và tinh thần chung bị phai nhạt. Lực lượng lao động què quặt không đáp
ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Khi trẻ tham gia lao động sẽ
làm cho lao động người lớn thất nghiệp gia tăng, bởi lẽ lao động trẻ em có thể làm
những công việc của người lớn nhưng chỉ phải trả đồng lương thấp hơn. Điều này
có hại cho các em, gia đình, và toàn xã hội nhưng lại có lợi cho một số người sử
16


dụng lao động. Nếu như tình trạng sử dụng lao động trẻ em diễn ra ở mức độ lớn,
phạm vi rộng thì một số mặt hàng được sản xuất bằng sức lao động trẻ em phải đối
mặt với sự tẩy chay trên thị trường Quốc tế, nhất là khi gia nhập WTO.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NĂNG CAO THỰC HIỆN TNXH
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG TRẺ EM
3.1 Giải pháp
 Về phía các doanh nghiệp
Cần thay đổi nhận thức về việc thực hiện CSR, đặc biệt là đối với đội ngũ các
nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội không
17


chỉ đơn giản là vấn đề đạo đức kinh doanh hay các hoạt động từ thiện theo cách
hiểu mang tính truyền thống; không phải là các hoạt động đòi hỏi doanh nghiệp
phải bỏ chi phí mà không đem lại lợi ích kinh tế, ngược lại, thực hiện trách nhiệm
xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp có được nhiều lợi thế trong cạnh tranh trên thị
trường.

Các doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn trong việc xây dựng và thực hiện
các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội. Việc thực hiện CSR theo ý nghĩa đầy đủ và đích
thực không phải là một vấn đề đơn giản và nằm trong khả năng giải quyết tức thì
của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, bởi sự hạn chế của nhận thức, của các
yếu tố nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính, kỹ thuật, nhân lực trình độ cao.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần xây dựng một lộ trình phù hợp trong việc từng bước
thực hiện những nội dung trách nhiệm xã hội không chỉ phù hợp với các chuẩn mực
chung, mà còn được các chủ thể có liên quan chấp nhận, góp phần tích cực vào sự
phát triển của nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu và
rộng hơn vào kinh tế khu vực và toàn cầu.
 Về phía xã hội
Trước hết cần hoàn thiện chính sách pháp luật về vấn đề lao động trẻ em đầy đủ,
đồng bộ Thanh tra ngành lao động thương binh xã hội cần lập kế hoạch thanh tra,
kiểm tra hàng năm tại các doanh nghiệp, đặc biệt tập trung rà soát các cơ sở có khả
năng sử dụng lao động trẻ em. Cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể địa
phương nơi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đống trụ sở. Cần sự vào cuộc tích cực của
các cấp chính quyền địa phương, cơ quan pháp luật đưa vấn nạn bóc lột trẻ em vào
trong luật, có chế tài xử lý mạnh tay nghiêm minh. Khuyến khích các hoạt động đấu
tranh, phát hiện, tố giác về các trường hợp sử dụng lao động trẻ em trái quy định
pháp luật cũng như tuyên dương, khen thưởng các cơ sở,doanh nghiệp chấp hành
nghiêm minh quy định pháp luật.
Gắn liền với xóa đói giảm nghèo, trong đó chú trọng tạo việc làm bền vững để
các bậc cha mẹ có thu nhập ổn định, từ dó không bắt trẻ em lao động sớm.Tăng
cường truyền thông cả bề rộng lẫn bề sâu pháp luật tới mỗi gia đình, chủ sử dụng
lao động phù hợp với điều kiện, đặc thù từng vùng miền nhằm nâng cao nhận thức,
thay đổi hành vi về việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp mình.
 Về phía Nhà nước

18



Nhà nước cần đẩy mạnh chính sách trợ giúp xã hội, đặc biệt là đối với trẻ em; dạy
nghề kết hợp với tạo việc làm cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn; tăng
cường quản lý Nhà nước với việc giải quyết triệt để tình trạng lao động trẻ em trong
những điều kiện nặng nhọc độc hại.
Tại các địa phương cần đặt tiêu chí giảm nghèo là một trong những mục tiêu hàng
đầu trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Chính quyền cơ sở cần
có chính sách tốt nhất để các gia đình nghèo có việc làm và thu nhập ổn định, liên
hệ chặt chẽ với doanh nghiệp ở địa phương để giải quyết việc làm cho những gia
đình đã được đào tạo nghề, phát triển kinh tế bền vững, gắn liền với các chương
trình dạy nghề 1956, bảo đảm các quyền cơ bản cho trẻ em.
Nhà nước cần có chính sách an sinh xã hội phù hợp đảm bảo các quyền cơ bản
cho mọi trẻ em. Sửa đổi bổ sung các quy định không còn phù hợp về bảo trợ xã hội
đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tăng chi phí hỗ trợ cho giáo dục dành cho
trẻ em nghèo và gia đình nghèo có trẻ em học từ mẫu giáo đến các bậc phổ thông.
Tăng cường công tác truyền thông – giáo dục về Luật trẻ em, công ước quốc tế về
quyền trẻ em, đặc biệt là công tác vận động những gia đình nghèo không để trẻ em
phải bỏ học tham gia lao động kiếm sống. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể,
xã hội và các hội nghề nghiệp, giáo dục nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ và
cộng đồng về việc phòng ngừa lao động trẻ em. Đưa tiêu chí không để lao động trẻ
em vào nghị quyết các cấp cơ sở.
Kiểm tra, giám sát nghiêm việc thi hành pháp luật về bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ
em trong đó có quyền được học tập của trẻ em cũng như những điều khoản liên
quan đến lao động trẻ em. Tăng cường pháp chế và thực thi các chế tài xử lý cưỡng
bách đối với các vi phạm các quyền cơ bản của trẻ em từ gia đình đến cộng đồng.
Củng cố và tổ chức quản lý tốt vai trò của đoàn thanh niên tại thôn,bản… để tuyên
truyền và giáo dục nhận thức cho trẻ em và cộng đồng, tổ chức theo hướng lồng
ghép với các trường phổ thông, tổ chức đoàn, hội… để giảm bớt lao động trẻ em.
Gắn trách nhiệm của gia đình trong công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em,
nhưng khi gia đình không có khả năng và điều kiện thực hiện thì cộng đồng xã hội

và nhà nước phải có trách nhiệm giúp đỡ các gia đình thực hiện. Việc giúp đỡ này
phải được thực hiện thông qua hệ thống chính sách và các chương trình hành động
quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách liên quan tới bảo vệ trẻ em và cần ưu
tiên cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em có nguy cơ dễ bị tổn thương, trẻ

19


em phải lao động sớm, trẻ em nghèo; tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ
em.
Việc xây dựng và phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em phải được coi là ưu tiên hàng
đầu trong thời gian tới, thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, hệ thống tổ
chức và cán bộ bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em mang tính chuyên nghiệp và cấu
trúc mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ theo 3 cấp độ phòng ngừa, can thiệp
giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ; trợ giúp hòa nhập cộng đồng và tạo cơ hội phát
triển.
3.2 Khuyến nghị
Mặc dù vấn đề lao động trẻ em đã được quan tâm và được luật hóa bằng các văn
bản pháp luật của nhà nước cũng như thể hiện sự quyết tâm chính trị cao trên
trường quốc tế, tuy nhiên vấn đề lao động trẻ em vẫn còn khá cao ở Việt Nam, từ
góc độ chính sách cần phải quan tâm đến một số vấn đề cụ thể như sau:
Tiếp tục rà soát số lao động trẻ em hiện đang làm các công việc mà các công việc
này có các công đoạn, điều kiện rất dễ có nguy cơ thuộc nhóm cấm sử dụng lao
động trẻ em hoặc điều kiện lao động có hại, để bảo việc các em tốt hơn.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cập
nhật với điều kiện thực tế của quốc gia và hội nhập luật pháp quốc tế trong công tác
bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và vấn đề lao động trẻ em nói riêng. Tăng cường
chế tài xử lý các trường hợp vi phạm sử dụng lao động trẻ em trái với quy định của
pháp luật.
Lồng ghép giải quyết vấn đề lao động trẻ em với các chính sách phát triển kinh tế

và xã hội (phát triển nông thôn, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển kinh tế hàng
hóa, giáo dục, đào tạo nghề, giảm nghèo) trong khu vực nông thôn để thực hiện xóa
bỏ lao động trẻ em trên diện rộng.
Vai trò của gia đình rất quan trọng đối với sử dụng lao động trẻ em. Cần nâng cao
ý thức của hộ gia đình về huy động trẻ em trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
Đồng thời xây dựng các gói hỗ trợ về giáo dục có điều kiện để hộ gia đình cho con
em đến trường mà vẫn có nguồn thu nhập thay thế lao động trẻ em; xóa bỏ hình
thức trẻ em làm việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm, làm việc nhiều thời gian, đồng
thời vẫn bảo đảm trẻ em có thể tham gia giúp đỡ gia đình trong một thời gian nhất
định.

20


Xây dựng các chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em, thực hiện hệ thống bảo vệ
trẻ em đa cấp: phòng ngừa, can thiệp và hỗ trợ giải quyết đặc biệt đối với trẻ em
làm việc trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, trẻ em thành thị, trẻ em dưới 11
tuổi. Tăng cường mối liên kết giữa trẻ em - gia đình - nhà trường - cán bộ xã hội để
bảo vệ trẻ em.
Đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, truyền thông vận động phòng chống sử
dụng lao động trẻ em; huy động được sự tham gia mạnh mẽ của các cơ quan nhà
nước, các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng và cá nhân có liên quan vào việc ngăn
ngừa và xoá bỏ lao động trẻ em.
Những năm qua, Việt Nam không ngừng mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế với
xu hướng hội nhập, chia sẻ và phát triển. Sự hợp tác này đã đưa đến các bước tiếp
cận mới trong quá trình lập kế hoạch ở cấp quốc gia và cấp địa phương và có ảnh
hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực ở Việt Nam, trong đó có phương pháp tiếp cận bảo
vệ trẻ em, phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em ở các cấp độ khác nhau. Công tác lập
pháp và giám sát về bảo vệ trẻ em của Quốc hội được tăng cường. Công ước LHQ
về Quyền trẻ em và Luật trẻ em cũng đang đi vào cuộc sống.

Trong điều kiện hiện nay, thực thi những giải pháp nêu trên có khả năng hạn chế
tình trạng lao động trẻ em và đảm bảo các quyền cơ bản cho trẻ em nghèo, trẻ em
phải lao động sớm ở những khu vực nghèo, giải quyết phần nào tình trạng trẻ em bỏ
học phải đi lao động kiếm sống, là những tiền đề quan trọng cho việc thúc đẩy việc
thực hiện quyền trẻ em ngày một tốt hơn.

21


KẾT LUẬN
Tránh nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tương đối mới mẻ ở Việt Nam.
Nhưng trong những năm gần đây, trước thảm họa môi trường và những hậu quả tiêu
cực về xã hội do các doanh nghiệp gây ra, vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội trở
nên cấp bách. Ở Việt Nam, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
hoàn toàn phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển bề vững. Để thực hiện trách
nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp thì việc tuyên truyền, giáo dục và hoàn thiện hành
lang pháp lý là việc làm cấp thiết.
Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay và nhiều năm tới ngày càng được các doanh nghiệp nước ta
nhận thức sâu sắc và đó cũng chính là những đóng góp của các doanh nghiệp vào
phát triển bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống
của người lao động và gia đình họ, có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát
triển của cộng động xã hội.
Vì vậy, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh
nghiệp, từ đó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế và lợi ích chính trị - xã hội cho họ,
đặc biệt trong vấn đề lao động trẻ em, các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt chú
trọng quan tâm. Sự thể hiện quan tâm của các doanh nghiệp thể hiện sự quyết tâm
phát triển doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

22



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS.Nguyễn Thị Thu Trang, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Xem: http//www. Doanhnhan360.com/PortletBlank.aspx/44D1988963164E.
2. Luật trẻ em (2016)
3. Luật lao động (2010)
4. Công ước quốc tế về quyền trẻ em (1990)
5. Nghiên cứu của ILO về lao động trẻ em (2006)
6. Báo cáo điều tra quốc gia về lao động trẻ em (2012)
/>
23


×