Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phân tích môi trường bên trong, ngoài và chiến lược của công ty du lịch vietravel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 19 trang )

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 5
MÔN : QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Đề bài : Phân tích môi trường bên trong, ngoài và chiến lược của Công Ty
Du lịch Vietravel

MỤC LỤC

1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY VIETRAVEL..............................3
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN NGOÀI VÀ BÊN
TRONG CỦA VIETRAVEL..............................................................................5
2.1. Môi trường vĩ mô...................................................................................5
2.2. Môi trường vi mô:..................................................................................7
2.3

Môi trường nội bộ:...............................................................................10

3. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC CỦA VIETRAVEL....................................16
3.1. Phân tích SWOT..................................................................................16
3.2. Chiến lược cấp doanh nghiệp..............................................................17
4. KẾT LUẬN.................................................................................................18


1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY VIETRAVEL
 Tóm tắt tiểu sử
Ngày 20/12/1995: Công ty Du lịch & Tiếp thị GTVT trực thuộc Bộ Giao Thông
Vận Tải - (Vietravel) ra đời trên cơ sở của Trung tâm Du lịch - Tiếp thị và Dịch
vụ đầu tư (Tracodi - Tourmis).

Trung tâm Tracodi Tourmis - Tiền thân của Công ty Du lịch Vietravel
Văn phòng của Công ty Du lịch Vietravel trong nững ngày đầu tiên thành lập tại
số 16BIS Alexandre de Rhodes, Q.1, Tp. HCM


Mở chi nhánh Vietravel tại: Hà Nội, Quy Nhơn, Nha Trang, TT Lặn biển Nha
Trang, VP Chợ Lớn.
 Một số dấu mốc của Vietravel
Giải thưởng trong nước:
+ Bằng khen của Bộ VHTT & DL “Vì đã có thành tích xuất sắc đóng góp tích
cực vào tổ chức thành công Hội chợ DL Quốc Tế ITE HCM 2011”.
+ Giải thưởng Thương Hiệu Quốc Gia 2012 do Chính phủ trao tặng.
+ Giải thưởng Du lịch Việt Nam 2011, với 02 danh hiệu “Công ty lữ hành quốc
tế hàng đầu Việt Nam” và “Công ty lữ hành nội địa hàng đầu Việt Nam” do
Hiệp Hội DLVN và TCDL VN tổ chức.


+ Giải thưởng “The Guide Awards 2011 – 2012” – do đọc giả Thời Báo kinh tế
Việt Nam bình chọn.
+ “Top 05 thương hiệu vận chuyển đường bộ tiêu biểu” của chương trình bình
chọn “TP. HCM – 100 điều thú vị” lần II, 2012 do Sở VHTT & DL TP. HCM tổ
chức.
+ Bảng xếp hạng FAST 500 – Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất
Việt Nam 2011 do Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report Jsc.
– VNR) phối hợp với Báo VietnamNet tổ chức.
+ Các giải thưởng trong chương trình “Lễ tôn vinh Thương Hiệu DL hàng đầu
TP. HCM” do Sở VHTT& DL TP.HCM phối hợp với HHDLTP.HCM tổ chức
trong khuôn khổ ngày Hội DL TP.HCM diễn ra từ ngày 12/04 – 15/04/2012 , tại
công viên 23/09:
- Top 10 Doanh nghiệp lữ hành outbound hàng đầu Tp. HCM;
- Top 10 Doanh nghiệp lữ hành Inbound hàng đầu Tp. HCM;
- Top 10 Doanh nghiệp lữ hành nội địa hàng đầu Tp. HCM;
- Top 10 website thương mại điện tử du lịch hàng đầu Tp. HCM;
- Top 05 hãng vận chuyển du lịch hàng đầu TP.HCM.
- Doanh nghiệp có website du lịch hấp dẫn và hiệu quả nhất (Giải thưởng duy

nhất được trao cho Công ty Vietravel).
+ “Thương hiệu Việt yêu thích nhất năm 2012” do đọc giả báo Sài Gòn Giải
Phóng bình chọn.
+ Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2012 do
Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report Jsc. – VNR) nghiên
cứu, đánh giá và bình chọn.
- Giải thưởng nước ngoài:
+ Danh hiệu “Outbound Travel Operator of the Year” của giải thưởng “Tourism
Alliance Awards” – Hiệp hội du lịch của các nước Việt Nam, Lào, Campuchia
và Myanmar trao tặng.
+ Danh hiệu “Best Travel Agency Vietnam” của giải thưởng “TTG Travel
Awards 2012" do đọc giả tạp chí TTG Asia bình chọn.


- TẦM NHÌN
+ Trên cơ sở phát triển bền vững hơn 20 năm hình thành và phát triển, Vietravel
hướng đến trở thành trở thành 1 trong 10 Tập đoàn lữ hành hàng đầu khu vực
Châu Á và là Công ty đa quốc gia vào năm 2020.
+ Đây là tầm nhìn chiến lược và đầy thử thách nhưng với một mục tiêu chung,
Vietravel đã và đang hiện thực hoá những mục tiêu chiến lược của mình.
- SỨ MỆNH
+ Mang lại cảm xúc thăng hoa cho du khách trong mỗi hành trình - Đây là
mục tiêu và là sứ mệnh Vietravel cam kết và nỗ lực mang lại cho du khách.
Vietravel trở thành người bạn đồng hành cùng du khách trong mọi hành trình du
lịch và tạo ra những giá trị tốt đẹp. Tại Vietravel, du lịch không những là hành
trình khám phá mà còn là hành trình sẻ chia, thể hiện dấu ấn khác biệt của
Thương hiệu Vietravel từ 3 thuộc tính thương hiệu: Sự chuyên nghiệp, mang lại
cảm xúc thăng hoa cho khách hàng và những giá trị gia tăng hấp dẫn cho du
khách sau mỗi chuyến đi.
- TRIẾT LÝ KINH DOANH

+ Khách hàng là trung tâm: Vietravel luôn khẳng định khách hàng là trung
tâm của mọi hoạt động kinh doanh mà Vietravel hướng đến, vì khách hàng là
người góp phần to lớn xây dựng nên thương hiệu Vietravel.
+ Chuyên nghiệp là thước đo: Khẳng định uy tín thương hiệu, với mục tiêu
không ngừng phát triển hoàn thiện để đạt đến những tầm cao mới trong định
hướng chiến lược vươn ra thế giới.
+ Chất lượng là danh dự: Vietravel cam kết chất lượng dịch vụ cung cấp đến
khách hàng là tốt nhất, điều đó tạo nên sự khác biệt so với thị trường, Vietravel
xem đó là trách nhiệm, là danh dự của mỗi cán bộ - nhân viên.
 Nhận xét:
Thị trường du lịch Việt Nam có rất nhiều công ty du lịch uy tín và nổi tiếng, để
có thành công ngày hôm nay đội ngũ lãnh đạo, công nhân viên trong công ty
luôn luôn đặt uy tín với mỗi khách hàng lên hàng đầu. Luôn cam kết chất lượng
là yếu tố sống còn với công ty. Khẳng định thương hiệu Viettravel là thương
hiệu số 1 về du lịch tại Việt Nam và với tham vọng vươn ra thế giới.
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN NGOÀI CỦA
VIETRAVEL
2.1.
Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là tất cả các lực lượng nằm bên ngoài tổ chức doanh
nghiệp Vietravel. Mặc dù không có lên quan trực tiếp và rõ ràng đến doanh
nghiệp nhưng lại có ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Bao gồm các yếu tố: Kinh tế,
chính trị, văn hóa – xã hội, kỹ thuật – công nghệ, môi trường tự nhiên.


 Kinh tế:
Ngành du lịch là 1 ngành mới trong nền kinh tế của việt Nam. Nhu cầu
du lịch cũng như tận hưởng những dịch vụ khi đi du lịch luôn phụ thuộc và
chịu sự quyết định của yếu tố thu nhập và giá cả. Vì vậy, tất cả những nội
dụng như thu nhập, tặng trưởng kinh tế, tỷ giá, … đều ảnh hưởng tới nhu cầu

du lịch.
Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong khu
vực và trên Thế Giới. Và những năm gần đây lạm phát của Việt Nam đã
giảm và mức thu nhập đều tăng lên. Và nhu cầu cũng như đời sống của
người dân ngày càng được cái thiện và nâng cao. Chính những điều như thế
khiến cho nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao, Và Vietravel đã nắm bắt được
những điều này để thúc đẩy việc kinh doanh của mình.
Ví dụ như: từ năm 2007 đến nay đồng Việt Nam liên tục mất giá so với
đồng tiền phổ biến nhất là USD của Mỹ đến 30% so với trước đây, điều này
khiến cho chi phí của nước chúng ta so với khách nước ngoài sẽ giảm, do đó
sẽ khích thích khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam và Vietravel sẽ nắm bắt
những cơ hội này.
 Chính trị và pháp luật:
Đây là nội dung không thể k nhắc tới khi phân tích môi trường bên
ngoài của doanh nghiệp. Vì bất cứ sự thay đổi nào về chính sách hay chế độ
của Nhà Nước cũng có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của ngành du
lịch.Ví du như nếu chính trị ổn định thì việc thu hút khách du lịch đến nước
đó thăm quan sẽ tốt hơn. Ngoài ra những bộ luật, chính sách của nhà nước
giúp bảo vệ mội trường, tài nguyên thiên nhiên, an toàn thực phẩm, hay cả
những đường lối phát triển ngành du lịch của Nhà Nước cũng có thể gây ảnh
hưởng đến ngày du lịch và Vietravel.
Ví dụ như việc Nhà Nước Việt Nam miễn thị thực cho các nước như
Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Campuchia và Lào trong vòng 30
ngày, sẽ giúp việc tổ chức các tour du lịch của Vietravel dễ thực hiện hơn,
kéo dài được tour di lịch, từ đó phục vụ không chỉ khác Việt mà cả khách
Quốc tế.
 Văn hóa – xã hội:
Đây là cơ sở tiền đề tạo ra các sản phẩm du lịch và tìm hiểu hành vi của
khách du lịch. Phân tích các chuẩn mực và giá trị văn hóa, ngôn ngữ, tôn
giáo, sắc tộc, học vấn và ảnh hưởng của giao lưu văn hóa đến khách hàng.



Việt Nam là một trong những nước có nền văn hóa đa dạng, do được tạo
nên từ 64 tỉnh thành và dựa trên văn hóa và phong tục của 54 dân tộc anh
em, trải dài từ bắc vào nam. Đi đến mỗi vùng miền, mỗi tỉnh thành chúng ta
đều có thể thấy được những phong tục khác nhau, lối sống khác nhau,…
Ngoài ra đặc trưng về văn hóa cũng đến từ các lễ hội, lễ tết lớn như hội Đền
Hùng, hội trọi trâu,… mỗi nơi trên đất nước ta đều mang một màu sắc riêng
biệt.
Ngoài ra con người Việt Nam cũng luôn mang trong mình những đức
tính tốt đẹp, rất hiếu khách, cởi mở, nhân hậu và hiền lành,…
Tất cả những điều trên tạo nên những đặc trưng riêng biệt.
Vietravel cũng đã nắm bắt được và khai thác thế mạnh của mình, họ tổ
chức rất nhiều tour du lịch đi đến khắp nơi trên Việt Nam, để khách du lịch
từ Hà Nội có thể tìm hiểu thêm về con người và văn hóa sông nước ở các
tỉnh miền tây nam bộ, hay những bà con ở TP HCM xa xôi có thể đến thăm
quan những bản làng, thử trải nghiệm vài ngày sống ở Sapa cùng với những
người dân tộc thiểu số vui tính…
 Kỹ thuật – Công nghệ:
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, kéo theo những ngành khác
phát triên hơn dựa trên những tiến bộ đó, Và ngành du lịch cũng nào trong
vòng quay đó. So với việc đi phát tờ rơi quảng cáo tour du lịch tận tay khách
hàng. Thì giờ đây, nhờ có internet, Vietravel đã quảng cáo các tour du lịch
thông qua các website chính thức của công ty, hay chạy những quảng cáo
trên các bái báo điện tử, các clip ca nhạc,… và tiện lợi nhất, khi facebook
xuất hiện họ có thể quảng cáo, tìm kiếm khách hàng, giao tiếp với khách
hàng, chăm sóc khách hàng qua facebook,…
Vietravel đã tiếp thu và áp dụng các nhân tố công nghệ này rất đúng đắn,
thể hiện được sự nắm bắt của công ty với xu thế.
 Môi trường tự nhiên:

Có thể nói Việt Nam là một đất nước xinh đẹp với vị trí địa lý đắc địa
cùng những danh lam thắng cảnh tuyệt vời, sở hữu những ưu ái của thiên
nhiên, khi có cả rừng vàng và biển bạc. Là quốc gia nằm ở bán đảo Đông
Dương với đường bở biển dài, những vịnh biển đẹp vô số các loài sinh vật
biển phát triển, ngoài ra Việt nam cũng có những ngọn núi, những thung lũng
và những hang động đặc sác. Một số đã được Unesco công nhận như vườn
quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Quần thể di tích Cố đô Huế,


Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà
Hồ, Quần thể danh thắng Tràng An, …
Ngoài ra, với dân số đông trong thời kỳ kinh tế ngày phát triển, thì nhu
cầu du lịch sẽ ngày càng tăng. Đây được xem như là nguồn khách hàng dồi
dào đối với các công ty du lịch như Vietravel.
2.2.
Môi trường vi mô:
Là những lực lượng có quan hệ trực tiếp tới bản thân doanh nghiệp và các
khả năng phục vụ thị trường của nó.
 Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh luôn là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy
doanh nghiệp luôn phải đổi mới, luôn phải đề xuất ra các chiến lược kinh doanh
mới đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam ngày
càng phát triển dẫn tới việc đầu tư cho quảng bá du lịch cũng tăng theo cùng với
tiềm năng phát triển ngành du lịch là rất lớn nên thu nhập đem lại từ ngành dịch
vụ, du lịch không nhỏ.
Hoạt động du lịch vốn bị cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong nước
và nước ngoài tuy nhiên Vietravel vẫn đạt được mức tăng trưởng cao do có các
chương trình tour hấp dẫn, giá cả hợp lý, chất lượng tốt và các chương trình
khuyến mãi, hậu mãi nên đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Mục
tiêu của Vietravel là phải thắng trên sân nhà và thương hiệu Vietravel được bạn

bè trong khu vực và trên thế giới ghi nhận bằng chất riêng của Vietravel.
Các đối thủ cạnh tranh lớn của Vietravel bao gồm: sài gòn tourist,
fiditour, ha noi tourist, bến thành, hòa bình việt nam, chợ lớn…
 Nhà cung cấp:
Là các cá nhân, tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước cho phép cung
cấp các nguồn lực cần thiết cho các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm và hoàn thiện
sản phẩm của mình để cung cấp ra ngoài thị trường. Ở đây chúng ta có thể kể ra
được một số nhà cung cấp cho doanh nghiệp du lịch: các hãng quảng cáo, nhà
in, các cơ sở đào tạo bài bản nghiệp vụ cho nhân viên ngành khách sạn, du lịch,
đầu bếp…. đều được coi là nhà cung cấp cho các doanh nghiệp du lịch.
Việc phân tích các nhà cung cấp để lựa chọn được ra nhà cung cấp hợp
lý cho doanh nghiệp du lịch cần phải chỉ ra được những liên hệ chặt chẽ với
từng loại hình doanh nghiệp. Ví dụ: Nhà cung cấp chính cho doanh nghiệp kinh
doanh khách sạn, nhà hàng là những nhà kinh doanh thực phẩm ăn uống, doanh
nghiệp đào tạo nhân viên phục vụ, bảo vệ vv.. Nhà cung cấp của doanh nghiệp
lữ hành là các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch, vui chơi giải trí,


như công ty Vietravel hợp tác với các hãng hàng không VN Airline, Jetstar,
công ty xe khách vận chuyển 45 chỗ như Phương Trang… và để hợp tác với các
công ty trên công ty Vietravel đã dựa vào uy tín cũng như khả năng đáp ứng của
nhiều doanh nghiệp khác nhau sau đó mới lựa chọn, nó có ý nghĩa rất quan
trọng với công ty Vietravel vì nó đảm bảo cho sự hoạt động ổn định và luôn
theo kế hoạch đã được định trước của công ty.
 Sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế chính là các loại hình du lịch mới được sinh ra và
được triển khai vào thực tiến bởi các đối thủ cạnh tranh của công ty Vietravel.
Các loại hình du lịch mới có thể là: du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái hay thậm
trí là du lịch không gian… điều này tạo ra một sức ép rất lớn tới các sản phẩm
du lịch hiện hành của công ty cho nên đòi hỏi công ty Vietravel phải tích cực

nghiên cứu để đổi mới những sản phẩm đang được triển khai hiện tại trên thị
trường. Chỉ có như vậy mới có thể giảm thiểu được sức ép từ các sản phẩm du
lịch thay thế lên các sản phẩm hiện thời của Vietravel.
Công ty du lịch mạo hiểm cạnh tranh cùng Vietravel: Du lịch Lâm
Đồng, sài gòn Madagui, Thử thách việt, Mạo hiểm PTA…
 Khách hàng:
Khách hàng chính là những người sẽ mua, sử dụng và đánh giá các
sản phẩm của doanh nghiệp du lịch. Khách hàng là nhân tố có thể nói là quyết
định đến sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp du lịch nào cho nên hiểu rõ được
tâm lý cũng như xu hướng của khách hàng là nhân tố cốt lõi dẫn đến sự thành
công của doanh nghiệp.
Việc phân tích này phải dựa vào một số ý sau: lượng khách du lịch
hiện tại, Khách trong nước hay khách nước ngoài, khách đi đâu?, độ tuổi trung
bình của đoàn khách, họ đi du lịch vào thời gian nào trong năm…. Nắm được rõ
yếu tố tâm lý và xu hướng của khách sau khi phân tích xong sẽ cho doanh
nghiệp nắm được thế chủ động trong việc cung ứng sản phẩm du lịch. Ví dụ
công ty Vietravel khi áp dụng với khách là đoàn tổ chức thì có thể có những
chính sách hợp lý như khi đi tham quan có thể miễn phí vé nghỉ, ăn uống cho trẻ
nhỏ theo đoàn hoặc giảm giá trị đơn hàng lên tới 30% cho những đoàn khách
quen, với khách hàng là cá nhân thì có thể ưu đãi tích điểm cho khách, tặng quà
và chăm sóc khách hàng như hỏi thăm sau du lịch hoặc gọi điện chúc mừng
sinh nhật vv…
Với tiêu chí khách hàng là “Thượng đế” thì mọi kế hoạch và hành
động của công ty Vietravel đều tập trung vào việc phục vụ khách hàng chu đáo,


đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của khách hàng với dịch vụ tốt nhất, đáng
tin cậy nhất với chi phí nhỏ nhất.
Việt Nam đứng thứ 6 trong danh sách các quốc gia tăng trưởng du lịch
mạnh nhất 2017. Năm 2016, Việt Nam đón 10 triệu khách du lịch quốc tế.

Trong 4 tháng đầu năm 2017, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 31,2%,
đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất châu Á.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 9/2017 ước đạt
975.952 lượt, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2016. Tính chung 9 tháng năm
2017 ước đạt 9.448.331 lượt khách, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2016
2.3:
Môi trường nội bộ
2.3.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của công ty lữ hành Vietravel được thể hiện dưới 2 mô hình là
mô hình tổ chức và mô hình quản lý
- Mô hình tổ chức được chia làm 5 đơn vị chính và có các đơn vị nhỏ là: các
phòng ban nghiệp vụ và chuyên môn, các khối kinh doanh, các chi nhánh,
các văn phòng tại nước ngoài và cuối cùng là công ty trực thuộc
 Các phòng ban nghiệp vụ và chuyên môn: văn phòng công ty, ban tiếp thị,
ban dịch vụ và sản phẩm, ban tài chính kế toán, phòng tổ chức nhân sự,


phòng kế hoạch đầu tư, trung tâm công nghệ thông tin, phòng hướng dẫn
viên và khối điều hành
 Các khối kinh doanh: khối du lịch khách lẻ, khối du lịch khách đoàn, khối
thị trường nước ngoài, trung tâm dịch vụ du lịch lá xanh, trung tâm dạy
nghề Vietravel, trung tâm nguồn nhân lực Việt Nam, trung tâm tổ chức sự
kiện Đàn Ong Việt (Beevent), xí nghiệp dịch vụ vận chuyển xuyên á
 Các chi nhánh: Khu vực Bắc Bộ (chi nhánh Hà Nội, chi nhanh xuất khẩu
lao động tại Hà Nội, chi nhánh Hải Phòng, chi nhanh Vinh và chi nhánh
Quảng Ninh), khu vực Bắc Trung Bộ (chi nhánh Huế, chi nhánh Đà Nẵng,
chi nhánh Quãng Ngãi), khu vực Nam Trung Bộ (chi nhánh Quy Nhơn, chi
nhánh Nha Trang, chi nhánh Buôn Ma Thuột), khu vực Đông Nam Bộ (chi
nhánh Vũng Tàu, chi nhánh Đồng Nai, chi nhánh Bình Dương), khu vực

Tây Nam Bộ (chi nhánh Cần Thơ, chi nhánh Long Xuyên, chi nhánh Rạch
Giá, chi nhánh Phú Quốc, chi nhánh Cà Mau)
 Các văn phòn tại nước ngoài: gồm Vietravel tại Campuchia (Indochina
Heritage travel), travel tại Thái Lan, travel tại Mỹ
 Các công ty trực thuộc: công ty TNHH MTV dịch vụ vận chuyển Thế Giới
(worldtrans), công ty cổ phần tiếp thị - thể thao – du lịch – giải trí Việt
Nam (Stream), công ty cổ phần xuất nhập khẩu và phát triển văn hóa
(CIDMEX)
- Mô hình quản lý được xếp theo trình tự từ cao đến thấp. Cao nhất là Đại Hội
Đồng Cổ Đông gồm 92 cổ đông đại diện cho 3.439.734 cổ phần. Kế tiếp là
Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị, thường trực hội đồng quản trị, kế toán
trưởng, ban tổng giám đốc đứng đầu là ông Nguyễn Quốc Kỳ với chức Tổng
Giám Đốc công ty du lịch Vietravel. Dưới chức Ban Tổng Giám Đốc được
chia làm 5 bô phận giám đốc, mỗi bộ phận điều hành các đơn vị của mô
hình tổ chức đều có một giám đốc hoặc Ban giám đốc đứng đầu để quản lý
và điều hành
2.3.2. Nhân sự
Nhân sự Vietravel bao gồm:


- Hội đồng quản trị: 7 người
- Ban kiểm soát: 3 người
- Ban điều hành công ty:
 Tổng Giám Đốc: 1 người (Ông Nguyễn Quốc Kỳ)
 Phó Tổng Giám Đốc: 4 người (Ông Nguyễn Minh Ngọc, Ông Trần Đoàn
Thế Duy, Bà Nguyễn Thị Lê Hương, Ông Võ Quang Liên Kha)
 Kế toán trưởng: 1 người (ÔNg Đỗ Thanh Hùng)
 Bộ máy giúp việc tùy theo tình hình thực tế nhưng so với hiện nay bộ máy
này sấp sỉ 1000 người
2.3.3. Tài chính

a) Vốn điều lệ
- Vốn điều lệ công ty cổ phần: 65.627.770.000 (sáu mươi lăm tỷ sáu trăm hai
mươi bảy triệu đồng bảy trăm bảy mươi nghìn đồng) (2015)
- Mệnh giá cổ phần: 10.000đ
- Số lượng cổ phần: 6.562.777.000 cổ phần
b) Bảng cân đối tài chính kế toán (Theo báo cáo đã kiểm toán 12/2016) (đơn
vị tính VNĐ)





Như vậy, qua bảng cân đối tài chính kế toán 2016 ta thấy tổng tài sản của công
ty số năm đầu so với số năm cuối có mức chênh lệch đáng kể (147 tỷ). Số nợ
phải trả tăng 125 tỷ.
=> Ưu điểm: có đầu tư vào một số chương trình
=> Nhược điểm: số nợ còn cao so với nhiều công ty
2.3.4. Tình hình kinh doanh
- Công ty đã triển khai nhiều nhiều sản phẩm mới, chủ động triển khai tổ chức
các chuyến bay Charter nối kết các điểm du lịch trọng điểm
- Công ty du lịch Vietravel tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối trong và
ngoài nước, chuyển đổi mô hình kinh doanh sang công ty cổ phần.
- Sự ra đời của các văn phòng đại diện tại Mỹ, Campuchia, Thái Lan… và
nhiều văn phòng khác trong tương lai là một trong những bước đi chiến
lược, hiện thực hóa mục tiêu trở thành “công ty lữ hành đa quốc gia đầu tiên
của Việt Nam” vào năm 2020
- Khách đi du lịch Mỹ tăn vọt nhưng chỉ ở 2 thị trường là Hà Nội và Thành
Phố Hồ Chí Minh
- Tuy nhiên lượt khách Nhật vẫn còn hạn chế do kinh tế Nhật vẫn còn khó
khăn

- 2015 vừa qua. tổng doanh thu của Vietravel tăng lên một cách vượt bậc


=> Ưu điểm: tăng được thi trường Mỹ và có được nguồn khách khi áp dụng
được chuyến bay Charter
=> Nhược điểm: không phát triển thị trường Nhật, không tăng được các thị
trường khác ngoài 2 vùng Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội làm cho lượt
khách quốc tế đi Mỹ không tăng lên được đỉnh điểm.
2.3.5. Tình hình Marketing
Công tác Marketing có nhiều khởi sắc, vai trò Marketing ngày càng rõ nét, tác
động tích cực đến hoạt động kinh doanh của toàn công ty, cụ thể:
-

Các chi nhánh của công ty năng động hơn trước
Có nhiều khuyến mãi cho các Tour trong và ngoài nước
Có các chương trình marketing theo mùa cho ngân hàng
Tổ chức thành công hàng loạt chương trình Mini Trade Show tại TPHCM và

các trọng điểm
- Và đạt được nhiều thành tích như: Liên tiếp hai năm liền, Vietravel là công
ty Du lịch Việt Nam duy nhất vinh dự đạt giải thưởng Word Travel Awards.
=> Ưu điểm: nâng cao thêm vị trí và tầm quan trọng của công ty. Quảng bá
được công ty với các du khách trong và ngoài nước khi được nhiều thành tựu
3. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC CỦA VIETRAVEL
3.1.
Phân tích SWOT
Căn cứ vào phân tích môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Công ty đã dùng ma
trận Swot để đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công ty

Ma trận Swot


Mặt mạnh(S)

Cơ hội (0)
1.Kinh tế trong nước phát
triển ổn định và thu nhập
của người dân tăng lên
2. Tiềm năng ngành du
lịch lớn
3. Các sản phẩm du lịch
luôn được đổi mới
4. Điều kiện tự nhiên tốt
5.Chính sách của nhà
nước khuyến khích du
lịch
Chiến lược SO: sử dụng
các điểm mạnh để tận

Nguy cơ (T)
1.Khủng hoảng kinh tế
toàn cần
2. Giá cả so với Vn cao
mà chất lượng ko xứng
3. Cơ sở hạ tầng phát
triển chậm
4.Năng lực quản lý thấp,
cạnh tranh quốc tế yếu
5.Khách du lịch đến VN
ít quay trở lại
Chiến lược ST: sử dụng

các điểm mạnh để hạn


dụng cơ hội bên ngoài
1. Tiên phong mở rộng
thị trường nên có nhiều
kinh nghiệm và thương
hiệu mạnh
2. Ứng dụng công nghệ
thông tin, tạo sự tiện lợi
cho khách hàng
3.Đội ngũ nhân viên
đông và được đào tạo bài
bản
4. Hoạt động rộng
5.Có nhiều loại hình dịch
vụ đáp ứng nhu cầu
khách hàng
6. Nhiều chương trình
khuyến mại
7. Đẩy mạnh lien kết với
các công ty hàng không
và khu nghỉ dưỡng
Mặt yếu(W)

1. Sử dụng các điểm
mạnh S1, S4,S5, S6, S7
để tận dụng các cơ hội
O1,O2,O3,O4,O5 ( chiến
lược phát triển thị

trường)
2.Sử dung các điểm
mạnh S2, S5,S7 để tận
dụng

hội
O1,O2,O3,O5 ( chiến
lược phát triển sản phẩm
mới)
3.Sử dụng điểm mạng S3
để tận dụng cơ hội O5
(chiến lược phát triển
năng lực quản lý và
nguồn nhân lực)

Chiến lược WO: khắc
phục điểm yếu để năm
bắt cơ hội và tận dụng cơ
hội để hạn chế điểm yếu
1. Giải quyết khiếu nại 1. Hạn chế điểm yếu W1,
còn chậm
W2 để tận dụng các cơ
2. Chưa có chiến lược hội O1, O2 ( chiến lược
tiếp cận khách hàng mục nâng cao năng lực kinh
tiêu phù hợp
doanh của dn)
3.Đối với du lịch nước
ngoài:chưa hình thành
mạng lưới du lịch ở nước
sở tại một cách hiệu quả


chế và né tránh các mối
quan hệ từ bên ngoài
1. Tận dụng các điểm
mạnh S1, S2,S3,S5,S7 để
vượt
qua
đe
dọa
T2,T4,T5
( chiến lược khác biệt
hóa sản phẩm)

Chiến lược WT: Tối
thiểu hóa các điểm yếu
để tránh khỏi mối đe dọa
1. Tối thiểu hóa điểm
yếu W3 để tránh đe dọa
T1, T5 ( chiến lược phát
triển thị trường)

3.2.
Chiến lược cấp doanh nghiệp
 Chiến lược tập trung phát triển du lịch MICE
Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2010, Vietravel đã phục vụ khoảng
175.000 lượt khách MICE trong và ngoài nước, riêng MICE nội địa chiếm
115.000 khách và MICE nước ngoài chiếm 60.000 khách, tăng 30% - 35% so
với cùng kỳ năm ngoái. Ngay trong thời điểm khó khăn của năm 2009 và giai



đoạn hồi phục kinh tế, Vietravel vẫn luôn là lựa chọn của các đoàn khách có qui
mô hàng trăm đến trên 1.000 người. Tiêu biểu như thành công của chuyến du
lịch MICE của công ty bảo hiểm Manulife với gần 600 khách là một minh
chứng cho nhu cầu và khả năng đáp ứng tốt nhất của Vietravel.
Các điểm du lịch MICE thường được du khách lựa chọn nhất như: Phan
Thiết, Vũng Tàu, Phú Quốc, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội… Đây là
những nơi có các khu du lịch qui mô, không gian rộng, dịch vụ tốt để tổ chức
tour MICE cho hoạt động khen thưởng, thi đua, hội nghị và họp mặt khách
hàng. Các công ty đã từng tham gia tour MICE cùng Vietravel phải kể đến như:
Công ty TNHH Uric Việt Nam, Công ty CP Hóa dược phẩm Mekophar, Công ty
TNHH Công nghiệp Tempearl Việt Nam, Công ty CP Phân bón và hóa chất dầu
khí, Công ty CP Tin học Lạc Việt, Công ty TNHH Dược phẩm Xuân Phúc,
Công ty CP Dược phẩm TW 25, Công ty TNHH Star Elec Việt Nam, Công ty
TNHH Dầu thực vật Cái Lân… Và mới đây, Vietravel tổ chức cho 545 nhân
viên Công ty TNHH Liên doanh Stada tham quan khám phá biển Ninh Chữ
trong đó có tổ chức đêm Gala Dinner với các trò chơi vui nhộn… dưới sự
hướng dẫn nhiệt tình của các HDV chuyên nghiệp Vietravel.
 Chiến lược tăng trưởng
- Chiến lược tăng trưởng tập trung : thâm nhập thị trường, phát triển thị trường,
phát triển sản phẩm
- Chiến lược đa dạng hóa hoạt động của doanh nghiệp: đa dạng hóa đồng tâm,
đa dạng hóa ngang, đa dạng hóa hỗn hợp.
 Chiến lược khác biệt hóa
- Chi phí kinh doanh
- Giá cả
- Giá trị đối với khách hàng
 Chiến lược theo đặc thù ngành kinh doanh
Khác biệt hóa sản phẩm: Công ty luôn phải tìm cách để tạo ra các sản phẩm
mang tính đặc trưng riêng và khác biệt bởi sản phẩm của ngành du lịch rất dễ
bắt chước. Bên cạnh đó công ty Vietravel cũng ko ngừng nâng cao chất lượng

của mình để có thể mang thương hiệu ra thị trường quốc tế
 Chiến lược theo giai đoạn phát triển ngành
Ngành du lịch đang trong giai đoạn tăng trưởng
- Số lượng đối thủ cạnh tranh, quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng lên


- Doanh nghiệp tăng năng suất, quy mô để tận dụng lợi thế
- Doanh nghiệp cần phải đầu tư duy trì vị thế cạnh tranh tương đối tăng trưởng
song song tăng trưởng thị trường: chiến lược khác biệt hóa, Chiến lược đa dạng
hóa từng sản phẩm.
4. KẾT LUẬN
Ngày nay, môi trường kinh doanh của tất cả các ngành nghề nói chung và trong
ngành kinh doanh du lịch nói riêng biến động không ngừng và ngày càng phức
tạp. Đó là kết quả tất yếu của xu thế thị trường luôn phát triển và cạnh tranh gay
gắt. Trong bối cảnh đó, Vietravel không thể chủ quan khi là một trong những
doanh nghiệp lữ hành hàng đầu Việt Nam. Do vậy để giữ vững những gì mình
đang có và nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, Vietravel cần phải tạo
ra những sản phẩm khác biệt, đặc trưng và đặt chất lượng lên hàng đầu. Đặt ra
nhiều mục tiêu phát triển nhưng cũng phải có chính sách và biện pháp khả thi để
đạt được những mục tiêu đó. Cũng như giữ vững thương hiệu và vị thế hàng đầu
của mình.



×