Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Báo cáo thực tập văn thư lưu trữ tại Huyện ủy Huyện Lạng Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.42 KB, 31 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Văn thư – Lưu trữ là công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng và là công tác
thường xuyên của mỗi cơ quan trong lĩnh vực quản lí Hành chính Nhà nước
Trong các cơ quan đơn vị công tác Văn thư – Lưu trữ luôn được quan tâm bởi đó là
công tác đảm bảo hoạt động quản lý Hành chính thong qua các văn bản – Tài liệu
Làm tốt các công văn, giấy tờ sẽ đảm bảo cung cấp thông tin giải quyết công
việc nhanh chóng, chính xác , đảm bảo bí mật cho mỗi cơ quan.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ , mỗi lĩnh vực đều
được hiện đại hóa, nền hành chính nhà nước có sự phát triển để phù hợp. Với vai trò
quan tọng của công tác Văn thư – Lưu trữ trong lĩnh vực quản lý hành chính, Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm, đã và đang có những chủ chương chính sách ngày càng
hiện đại công tác này, nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động quản lý Nhà nước trong
mỗi cơ quan.
Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết đi đôi với thực tế”
nhằm giúp cán bộ văn phòng trong tương lai , nắm vững lý thuyết đã được học để vận
dụng vào thực tế.Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội đã tạo điều kiện cho sinh viên đi
thực tập tại các cơ quan .
Được sự quan tâm giúp đỡ của cán bộ nhân viên Huyện Ủy Lạng Giang em đã
được tiếp nhận thực tập tại Văn phòng Huyện Ủy Lạng Giang kể từ ngày 20/3/2017
đến ngày 16/4/2017, trong thời gian này bản thân em đã cố gắng nỗ lực không ngừng
học hỏi các kinh nghiệm làm việc cũng như rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ văn phòng
trên cơ sở áp dụng lý thuyết đã được học .
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cán bộ, chuyên viên Văn thư đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em giúp tôi thêm kiến thức về chuyên môn, trau dồi trình độ
nghiệp vụ và các kỹ năng mềm khác .
Có thể nói đợt thực tập đã giúp em cụ thể hóa và nắm chắc hơn kiến thức của mình,
trưởng thành hơn sau khi đi thực tập ở cơ quan.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CƠ QUAN, TỔ CHỨC
1.1. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ


quan, tổ chức.
1.1.1. Lịch sử hình thành của Huyện ủy Huyện Lạng Giang :


Huyện nằm ở phía Bắc huyện Bắc Giang, phía bắc giáp huyện Hữu Lũng Lạng Sơn, phía tây là huyện Tân Yên - Yên Thế, phía nam là thành phố Bắc Giang và
huyện Yên , phía đông giáp xã Bảo Sơn, Thanh Lâm, Phương Sơn của huyện Lục
Nam.
Huyện có diện tích 239,8 km² và dân số là 191.048 người (năm 2010). Huyện Lạng
Giang gồm 21 xã và 2 Thị trấn là thị trấn Vôi và thị Trấn Kép. Toàn huyện có một xã
có người dân tộc thiểu số là xã Hương Sơn. Huyện lỵ là thị trấn Vôi nằm trên Quốc lộ
1A, cách thành phố Bắc Giang 10 km về hướng Đông Bắc.
Huyện ủy Huyện Lạng Giang là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ huyện giữa hai kỳ đại
hội, có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện các mặt công tác của Đảng bộ huyện và hệ thống
chính trị trong huyện theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, Hiến pháp, pháp luật.
1.1.2. Chức năng của Huyện ủy Huyện Lạng Giang :
- Là cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện uỷ mà trực tiếp, thường xuyên là Ban
Thường vụ và Thường trực Huyện uỷ trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo,
chỉ đạo, phối hợp hoạt động các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện uỷ; là trung tâm
thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ.
- Trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của Huyện uỷ và bảo đảm cơ sở vật chất cho các
hoạt động của Huyện uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ và các cơ quan
tham mưu, giúp việc Huyện uỷ.

1.1.3. Nhiệm vụ của Huyện ủy Huyện Lạng Giang:
* Nghiên cứu, đề xuất:
- Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy xây dựng, tổ
chức thực hiện chương trình công tác và Quy chế làm việc của Huyện ủy.
- Sơ kết, tổng kết công tác văn phòng cấp uỷ.
* Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát:
- Theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng, các cấp uỷ trực thuộc Huyện uỷ thực

hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
- Hướng dẫn, phối hợp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng, công tác tài
chính và công nghệ thông tin cho cấp ủy cơ sở và các cơ quan Đảng trực thuộc
Huyện ủy.
- Kiểm tra, giám sát việc thu, nộp và sử dụng đảng phí ở các tổ chức cơ sở đảng.


* Thẩm định, thẩm tra:
- Đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình Huyện uỷ, Ban
thường vụ, Thường trực Huyện uỷ về: yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban
hành và thể thức văn bản.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nội dung đề án, văn bản
thuộc lĩnh vực kinh tế- xã hội, nội chính khi được Thường trực, Ban Thường vụ
Huyện uỷ giao trước khi trình Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ.
* Phối hợp:
- Các ban xây dựng đảng, cơ quan, tổ chức liên quan sơ kết, tổng kết về công
tác của Huyện uỷ.
- Các cơ quan liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết và sửa
đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ.
- Các cơ quan liên quan xây dựng, theo dõi việc thực hiện chủ trương, chế độ,
nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của Huyện uỷ; nắm tình hình trong khối nội
chính, báo cáo kịp thời Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy.
- Các cơ quan, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể nhân dân huyện tham mưu
giúp Huyện ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ chỉ đạo kiểm tra, giám sát, sơ
kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế... của
cấp uỷ cấp trên và của Huyện uỷ về công tác xây dựng Đảng, kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, nội chính...
* Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ giao:
- Là đầu mối giúp Thường trực Huyện uỷ xử lý công việc hằng ngày; phối hợp,
điều hoà hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện uỷ phục vụ lãnh đạo,

chỉ đạo của Huyện uỷ.
- Tổ chức phục vụ các hội nghị, cuộc họp của Huyện uỷ, Ban Thường vụ,
Thường trực Huyện uỷ; phối hợp phục vụ các hội nghị, cuộc họp của các ban, cơ
quan thuộc Huyện uỷ; tham gia tổ chức phục vụ đại hội đại biểu Đảng bộ huyện.
- Tổ chức công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực
Huyện uỷ, Ban Thường vụ và Huyện uỷ; cung cấp thông tin cho các cấp uỷ cơ sở, cơ
quan, tổ chức ở huyện theo quy định.
- Theo dõi, đôn đốc các cấp uỷ cơ sở, cơ quan, tổ chức có liên quan ở huyện
thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất.


- Tiếp nhận, phát hành và quản lý các tài liệu, văn bản đến và đi.
- Tiếp nhận và xử lý đơn, thư đến Huyện uỷ; tham mưu, theo dõi, đôn đốc việc
giải quyết một số đơn, thư được Thường trực Huyện uỷ giao; phối hợp với các cơ
quan chức năng tổ chức tiếp công dân.
- Tổng hợp tình hình thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định,
quy chế của cấp uỷ cấp trên và của Huyện uỷ; hoạt động của các cấp uỷ, cơ quan
đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện để báo cáo với
Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ.
- Quản lý tài liệu lưu trữ của Huyện uỷ và của Văn phòng Huyện uỷ; giúp Thường
trực Huyện uỷ chỉ đạo và trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công văn, lưu trữ của
cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cấp huyện và cơ sở
theo quy định của cấp trên. Tổ chức triển khai, ứng dụng và quản lý công nghệ thông tin
trong các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện uỷ và tổ chức cơ sở đảng trực thuộc; thực
hiện công tác cơ yếu theo quy định.
- Là chủ sở hữu tài sản của Huyện uỷ theo sự uỷ quyền của Ban Thường vụ
Huyện uỷ. Bảo đảm điều kiện vật chất, tài chính phục vụ hoạt động của Huyện uỷ,
Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ và các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện
uỷ theo phân công, phân cấp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ giao.

1.1.4. Quyền hạn của Huyện ủy Lạng Giang
1.1.4.1. Trách nhiệm và quyền hạn của Huyện ủy
a. Quyết định quy chế làm việc; chương trình công tác toàn khóa của Huyện ủy,
quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy.
b. Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng về công tác xây dựng
Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, quốc
phòng, an ninh.
c. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện ;
các chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Trung
ương, nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Tỉnh ủy mà theo
yêu cầu phải đưa ra Huyện ủy thảo luận hoặc Ban Thường vụ Huyện ủy thấy
cần đưa ra hội nghị Huyện ủy để thảo luận.
d. Triệu tập đại hội đại biểu Đảng bộ huyện, chuẩn bị văn kiện Đại hội và nhân sự
Huyện ủy khóa mới. Căn cứ quy định của trung ương và hướng dẫn của Tỉnh
ủy, quyết định số lượng ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy viên Ủy ban


e.

f.

g.
h.

Kiểm tra Huyện ủy. Bầu Ủy viên ban Thường vụ, Bí thư, các phó bí thư Huyện
ủy; bầu Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy.
Lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy.
Thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tếxã hội; kế hoạch đầu tư công trung hạn, tình hình thực hiện các nhiệm vụ trọng
tâm của huyện 5 năm và hàng năm; quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, quy

hoạch phát triển đô thị; báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, xây dựng cơ bản,
chương trình mục tiêu quốc gia, dự đoán ngân sách nhà nước và công tác an
ninh – quốc phòng 6 tháng, 01 năm; tình hình, kết quả hoạt động của Ban
Thường vụ Huyện ủy; tình hình lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,
giám sát, thi hành kỷ luật và hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy hàng
quý, 6 tháng, 01 năm. Những nội dung lớn có liên quan đến đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội của đông đảo nhân dân; vấn đề mới về cơ chế, chính sách và
một số vấn đề quan trọng khác về kinh tế - xã hội mà Ban Thường vụ Huyện
ủy thấy cần báo cáo Huyện ủy bàn, quyết định.
Trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhân sự giới thiệu ứng cử các chức danh: Bí thư,
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND), Chủ tịch Ủy ban
nhân dân (UBND) huyện; nhân sự bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ
huyện (Huyện ủy viên) . Tham gia ý kiến về nhân sự Ủy viên Ban Thường vụ
Huyện ủy, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy; Phó chủ tịch HĐND, UBND Huyện,
trước khi Ban Thường vụ Huyện ủy đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy giới thiệu
để HĐND huyện bầu. Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định cho rút khỏi
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và các chức danh do Huyện ủy bầu thuộc diện
Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
Xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo và quyết định kỷ luật Đảng theo quy định
của Điều lệ Đảng.
Cho ý kiến về việc điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã; thành lập đơn vị
hành chính xã, thị trấn.

1.1.4.2. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Thường vụ Huyện ủy.
a. Nghe, cho ý kiến về các nội dung chuẩn bị trình Huyện ủy, HĐND Huyện.
b. Triệu tập hội nghị Huyện ủy, hội nghị cán bộ.
c. Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy và nghị
quyết của Huyện ủy. Thay mặt Huyện ủy lãnh đạo, kiểm tra toàn diện các mặt công
tác của Đảng, chính quyền, Mặt trân Tổ quốc và toàn thể chính trị - xã hội ở địa
phương. Thay mặt Huyện ủy báo cáo các mặt công tác định kỳ và đột xuất với Ban

Thường vụ Tỉnh ủy; thông báo cho chi, đảng ủy cơ sở các nội dung theo quy định.


Định kỳ báo cáo với Huyện ủy những công việc Ban Thường vụ Huyện ủy đã giải
quyết.
d. Quyết định chương trình công tác hàng năm của Ban Thường vụ Huyện ủy; kế
hoạch lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng năm trong
Đảng bộ huyện.
e. Về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ :
- Phân công công tác đối với các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Huyện
ủy viên. Quyết định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ.
- Nhận xét, đánh gía cán bộ; phê duyệt quy hoạch, quyết định bổ nhiệm, bố trí, đề
bạt; luân chuyển, tiếp nhận, điều động, miễn nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, khen
thưởng, kỷ luật đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý gồm: trưởng,
phó các cơ quan, phòng, ban, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
huyện; trưởng ban, các phó trưởng ban của HĐND huyện; Ủy viên UBND huyện; bí
thư, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND các xã, thị trấn.
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch cán bộ diện Ban Tường vụ Huyện ủy
quản lý; quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; các chức danh chủ chốt Huyện
ủy, HĐND, UBND huyện.
- Trao đổi ý kiến với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
và Ban Thường vụ Tỉnh đoàn trước khi giới thiệu cán bộ bầu giữ chức danh cấp
trưởng và ngành công tác tại huyện; việc quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân
chuyển, nhận xét, đánh giá đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, ngành dọc
của tỉnh đóng trên địa bàn mà tổ chức đảng trực thuộc Huyện ủy; bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại thẩm phán Tòa án nhân dân Huyện
- Lãnh đạo công tác đánh giá phân loại tổ chức đảng, đảng viên; công tác phát triển tổ
chức cơ sở đảng và đảng viên. Quyết định bổ sung cấp ủy viên cơ sở, chỉ định bí thư,
phó bí thư cấp ủy cơ sở; chia tách, thành lập mới, chuyển giao các chi, đảng bộ cơ sở.
- Chuẩn bị nhân sự để Huyện ủy xem xét, đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy giới thiệu

ứng cử các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND, UBND huyện;
giới thiệu nhân sự bổ sung Huyện ủy viên; bầu bổ sung Ủy viên Ban Thường vụ
Huyện ủy, Ủy viên Uyr ban Kiểm tra Huyện ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện
ủy. Chuẩn bị nhân sự Phó Chủ tịch HĐND, UBND huyện đề nghị Ban Thường vụ
Tỉnh ủy giới thiệu để HĐND huyện bầu .
- Định hướng nhân sự đại hội đại biểu ( hoặc đại hội đảng viên ) các chi, đảng bộ cơ
sở; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện.


- Cho ý kiến về công tác chuẩn bị, duyệt báo cáo chính trị và nhân sự cấp ủy trình đại
hội của các chi, đảng bộ cơ sở.
- Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chưcbộ máy và mối quan hệ công
tác của các cơ quan chuên trách tham mưu, gius việc Huyện ủy; của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện theo quy định của trung ương.
- Khi xét thấy cần thiết, ban hành quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ
chức trong hệ thống chính trị của huyện.
- Xét khen thưởng đối với tổ chức đảng, đảng viên; xem xét giải quyết khiếu nại, tố
cáo và quyết định kỷ luật theo quy định của Điều lệ Đảng.
f. Về kinh tế - xã hội:
- Cho ý kiến về: Dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, dự kiến phân bổ ngân sách nhà
nước; kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm từ nguồn vốn ngân sách của địa
phương.
- Cơ chế hỗ trợ phát triển trên các lĩnh vực kinh tế , xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế,
thể thao
- Xây dựng mới, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch thuộc thẩm quyền cấp huyện.
- Việc thành lập các cụm công nghiệp; điều chỉnh diện tích các cụm công nghiệp của
huyện.
- Chủ trương đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại; siêu thị; khu đô thị mới;
khu; điểm du lịch; một số dự án đầu tư từ ngân sách, đầu tư theo hình thức PPP.
- Cho chủ trương về các cuộc vận động lớn có huy động vốn của nhân dân ngoài

ngân sách; các quỹ sử dụng ngân sách.
g. Nghe các báo cáo và cho ý kiến về:
- Những công việc Thường trực Huyện ủy giải quyết hàng tháng; tình hình kinh tế, xã
hội, an ninh, quốc phòng và sự điều hành của UBND huyện 6 tháng, 1 năm; kết quả
lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, kiểm tra, giám sát, thi hành kỉ
luật trong Đảng bộ huyện hàng quý, 6 tháng, 01 năm; tình hình chấp hành pháp luật
và hoạt động của các cơ quan tư pháp trên địa bàn huyện hàng năm; các cơ chế chính
sách lien quan đến đông đảo nhân dân.
- Việc quản lý, sử dụng biên chế ( biên chế được giao, hợp đồng ) của các cơ quan,
phòng, ban, ngành huyện; các xã, thị trấn; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
UBND huyện.


- Việc chia, tách, sát nhập, thành lập mới các cơ quan, phòng, ban, ngành của huyện
theo hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh
h. Chỉ đạo phương hướng giải quyết đối với các vụ án phức tạp liên quan đến an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện, quan hệ đối ngoại và việc truy cứu
trách nhiệm hình sự của các cơ quan pháp luật đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường
vụ Huyện ủy quản lý theo quy định tại Chỉ thị số 15-CT/W, ngày 07-7-2007 của Bộ
Chính trị về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công
tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng.
j. Chỉ đạo thí điểm, rút kinh nghiệm những vấn đề mới và quan trọng trong công tác
lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy. Tổ chức chỉ đạo điểm, tổng kết những vấn đề quan
trọng về lý luận và thực tiễn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo để tổ chức thực hiện tốt
các chỉ thị, nghị quyết đảm bảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nhước.
k. Đề nghị với cấp trên nghiên cứu sửa đổi những chủ trương, chính sách…không
phù hợp.
m. Báo cáo kết quan lãnh đạo, chỉ đạo trước Huyện ủy tại hội nghị gần nhất. Hàng
năm, tổ chức tự kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ

theo chế độ tự phê bình.
n. Ban Thường vụ Huyện ủy ủy quyền cho Thường trực Huyện ủy thực hiện một số
công việc cụ thể.
1.1.4.3. Trách nhiệm, quyền hạn của Thường trực Huyện ủy.
a. Giúp Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức thực hiện quy chế làm
việc, chương trình công tác toàn khóa của Huyện ủy; xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình công tác hàng năm, hàng tháng của Ban Thường vụ Huyện ủy và
chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm của cấp ủy; chỉ đạo, kiểm tra
chuẩn bị các nội dung ( báo cáo, đề án, phương án, dự thảo nghị quyết, kết luận,…)
trình hội nghị Huyện ủy và hội nghị Ban Thường vụ Huyện ủy; chỉ đạo chuẩn bị nội
dung làm việc với các cơ quan Trung ương và của tỉnh khi đến thăm, làm việc tại địa
phương.
b. Triển khai thực hiện và kiểm tra các cấp, các ngành thực hiện các chỉ thị, nghị
quyết, quyết định của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy của Tỉnh ủy và Trung
ương.
c. Chỉ đạo giải quyết những công việc hàng ngày của Đảng bộ, những vấn đề đột xuất
nảy sinh giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ Huyện ủy. Chỉ đạo việc chuẩn bị chất


vấn tại Hội nghị Huyện ủy theo quy định; gợi ý kiểm điểm đối với tổ chức đảng, cán
bộ, đảng viên khi cần thiết; thực hiện các quy định về minh bạch tài sản thu nhập;
việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy theo
quy định. Quyết định chuyển đảng chính thức, phát thẻ đảng, chấp thuận đơn,xóa tên
trong danh sách đảng viên.
d. Thay mặt Ban Thường vụ Huyện ủy giải quyết những công việc theo sự chỉ đạo
của Tỉnh ủy và những công việc được Ban Thường vụ Huyện ủy ủy quyền, cụ thể:
- Về xây dựng văn bản:
+ Chỉ đạo xây dựng và ban hành kế hoạch nghiên cứu,quán triệt , triển khai các nghị
quyết , chỉ thị của Trung ương, của tỉnh ủy (trừ kế hoạch thực hiện nghị quyết đại hội)
các báo cáo sơ kết, tổng kết theo yêu cầu của các ban, cơ quan của Tỉnh ủy .

+ Cho ý kiến vào báo cáo trình tại đại hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính
trị - xã hội huyện
- Về công tác tổ chức, cán bộ:
+ Cho ý kiến về công tác cán bộ: bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu cán bộ ứng cử
các chức danh diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.
+ Cho ý kiến việc bổ nhiệm, luân chuyển, điều động lãnh đạo quản lý ở các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện ( hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường:
mầm non, tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học cơ sở…) chủ trương về tuyển dụng
công chức cấp huyện, cấp xã; kiện toàn cấp trường, phó Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể ở xã, thị trấn.
+ Quyết định thẩm tra những cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý khi
có vấn đề phải xem xét về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay theo quy định của Bộ
Chính trị để đưa ra Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét, kết luận.
+ Hiệp y về đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng… đối với cán
bộ là cấp trưởng, phó của một số cơ quan trực thuộc tỉnh đóng trên địa bàn theo quy
định về phân cấp quản lý cán bộ.
+ Quyết định tiếp nhận, điều động, công nhận hết thời gian thực tập đối với công chứ,
viên chức trong biên chế khối Đảng, đoàn thể chính trị - xa hội huyện; cho nghỉ công
tác để hưởng chế độ hưu đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý; nâng
lương trước thời hạn và thường xuyên, hưởng thụ cấp chức vụ lãnh đạo, thâm niên
vượt khung, nâng mức phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định phân cấp quản lý
cán bộ.


+ Chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy và hoạt động của các cơ quan Đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Giới thiệu nhân sự diện
Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý tham gia ban chấp hành các đoàn thể, các tổ chức
ngành dọc ở tỉnh.
+ Chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và chính sách cán bộ theo chế độ,
chính sách; tổ chức tang lễ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy tham mưu

định kỳ tổ chức kiểm tra, khám sức khỏe cho các đối tượng diện Ban Thường vụ
Huyện ủy quản lý, các đồng chí nguyên bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch
HĐND, UBND huyện đã nghỉ hưu trên địa bàn.
- Về quản lý tài chính, ngân sách:
+ Cho ý kiến về chủ trương vay vốn đầu tư phát triển.
+ Việc sử dụng số thu vượt dự toán ngân sách huyện hàng năm.
+ Việc sử dụng ngân sách dự phòng của huyện .
+ Việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước bổ sung ngoài dự toán đã được phê
duyệt hàng năm ( cấp bổ sung ngân sách nhà nước ngoài dự toán được giao từ 50
triệu đồng trở lên ).
+ Việc mua sắm tài sản, trang thiết bị cho các cơ quan, đơn vị bằng nguồn ngân sách
nhà nước từ 100 triệu đồng trở lên .
+ Chủ trương chi từ các nguồn vốn sự nghiệp của huyện (Giáo dục đào tạo, Lao
động, thương binh – xã hội; giao thông; nông nghiệp, kiến thiết thị chính, thị tứ; công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đo đạc bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
môi trường, trợ giá…).
+ Chủ trương hỗ trợ các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Về đầu tư và thu hút đầu tư.
+ Các dự án đề nghị kêu gọi đầu tư và việc triển khai thực hiện các dự án theo hình
thức BT, BOT, BTO, PPP,… trên địa bàn huyện.
+ Chủ trương về các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trên địa bàn.
+ Chủ trương thu hồi đất hàng năm, xây dựng cơ sở hạ tầng để chuyển mục đích sử
dụng đất sang giao đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.
+ Chủ trương đầu tư xây dựng mới; cải tạo, sửa chữa các công trình đầu tư xây dựng
cơ bản của huyện và các xã, thị trấn ngoài danh mục đầu tư xây dựng đầu năm.


+ Chủ trương chấp thuận các dự án đầu tư vào đại bàn.
- Về công tác nội chính, an ninh, quốc phòng, đối ngoại.
+ Cho ý kiến về chương trình công tác và đánh giá kết quả công tác hàng năm của

các cơ quan nội chính của huyện; các vấn đề đột xuất có liên quan đến an ninh trên
địa bàn, nhất là an ninh chính trị, tôn giáo, dân tộc; các vụ án nghiêm trọng, phức tạp
có liên quan đến an ninh chính trị, đối ngoại hoặc còn có ý kiến khác nhau giữa các
cơ quan tư pháp… theo quy định của Bộ Chính trị. Chỉ đạo xử lý đơn, thư khiếu nại,
tố cáo của công dân liên quan đến cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý và
những đơn, thư nhiều người ký tên có biểu hiện phức tạp. Phối hợp chặt chẽ với Đảng
ủy Quân sự huyện lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa
phương.
Những công việc được ủy quền trên, nếu có vấn đề phức tạp hoặc xét thấy cần
thiết, Thường trực Huyện ủy xin y kiến Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định. Trong
phạm vi được ủy quền, các ý kiến chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy có hiệu lực như
quyết định của Ban Thường vụ Huyên ủy.
Kết quả giải quyết công việc giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ Huyện ủy và
các công việc được Ban Thường vụ Huyện ủy ủy quyền, Thường trực Huyện ủy phải
báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy trong phiên họp gần nhất.
e. Thực hiện chế độ giao ban định kỳ :
- Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND huyện giao ban hàng tuần.
- Thường trực Huyện ủy giao ban với lãnh đạo các cơ quan thuộc khối nội chính mỗi
quý một lần.
- Thường trực Huyện ủy giao ban với trưởng các cơ quan chuyên trách tham mưu,
giúp việc Huyện ủy, Trung tâm Bồ dưỡng Chính trị, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể
chính trị - xã hội huyện mỗi tháng một lần.
- Thường trực Huyện ủy giao ban với cấp ủy cơ sở mỗi tháng một lần.
- Thường trực Huyện ủy giao ban với bí thư đảng ủy các xã, thị trấn mỗi quý một lần.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Huyện ủy Huyện Lạng Giang :
* Quy chế số 43- QC/VPHU
- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;


- Căn cứ Quy định số 220-QĐ/TW, ngày 27/12/2013 của Ban Bí thư Trung ương,

Đảng quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách
tham mưu, giúp việc Huyện ủy;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Huyện ủy khóa XX (sửa đổi, bổ sung);
- Căn cứ Quyết định số 591-QĐ/HU,ngày 24/04/2014 của ban thường vụ Huyện
ủy về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu,
giúp việc huyện ủy;
Quy định số 220-QĐ/V PHU, Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy
cơ quan Văn phòng Huyện ủy
1.1.4.1. Về tổ chức bộ máy, biên chế:
1. Lãnh đạo Văn phòng Huyện ủy gồm : Chánh Văn phòng và 02 Phó Chánh Văn
phòng
* Chánh Văn phòng:
- Là người đứng đầu cơ quan Văn phòng Huyện ủy, chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm
tra, đôn đốc mọi hoạt động của Văn phòng Huyện ủy .
- Ký thừa lệnh Ban Thường vụ Huyện ủy một số thông báo, giấy mời, công văn chỉ
đạo,… theo sự phân công của Thường trực Huyện ủy; được yêu cầu các cơ quan, ban,
ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện cung cấp thông tin cần thiết
cho việc theo dõi, nắm tình hình phục vụ công tác lãnh đạ, chỉ đạo và tổ chức thực
hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Huyện ủy.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí Phó Chánh Văn phòng; chỉ đạo, kiểm
tra, đôn đốc các Phó Chánh Văn phòng trong việc thực hiện các chương trình, kế
hoạch công tác của Văn phòng.
- Triệu tập, chủ trì, kết luận các cuộc họp của cơ quan.
- Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng dự thảo chương trình công tác, quy chế làm việc
của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy; tham mưu giúp cấp ủy tổ chức thực hiện
chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc. Chỉ đạo xây dựng các báo cáo do
Văn phòng Huyện ủy chủ trì. Chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ đột xuất do Ban
Thường vụ, Thường trực Huyện ủy giao.
- Đề nghị những vấn đề tài chính, tài sản của các cơ quan tham mưu giúp việc Huyện
ủy theo nhiệm vụ được giao để Thường trực Huyện ủy hoặc Ban Thường vụ Huyện



ủy quyết định. Được ủy quyền là chủ tài khoản ngân sách của Huyện ủy theo Quy chế
làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện.
- Xử lý các văn bản gửi đến Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực
Huyện ủy.
* Phó Chánh Văn phòng :
- Tham gia thảo luận, quyết định các vấn đề thuộc trách nhiệm của tập thể lãnh đạo
Văn phòng. Giúp Chánh Văn phòng chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc ở lĩnh
vực được phân công phụ trách và các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng giao; báo
cáo kịp thời với Chánh Văn phòng tình hình thực hiện nhiệm vụ và những vấn đề
quan trọng thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, những vấn đề phát sinh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, chuyên viên triển khai thực hiện các
nhiệm vụ được phân công; biên tập, chỉnh lý các dự thảo văn bản; tham gia ý kiến
thẩm định nội dung các văn bản do các cơ quan khác chủ trì soạn thảo trình Huyện
ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy.
- Theo dõi nắm tình hình trên lĩnh vực phụ trách để kịp thời phản ánh, kiến nghị với
Chánh Văn phòng hoặc Thường trực Huyện ủy những vấn đề xét thấy cần thiết hoặc
khi có yêu cầu .
- Chỉ đạo chuẩn bị tài liệu, bài phát biểu, dự thảo kết luận phục vụ hội nghị; dự các
cuộc họp của Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực Huyện ủy giải quyết những vấn
đề thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi và những cuộc họp khác theo sự phân
công của đồng chí Chánh Văn phòng .
- Tham gia công tác tiếp dân theo quy định; tham mưu với Thường trực, Ban Thường
vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng phân công .
2. Các bộ phận chuyện môn, nghiệp vụ gồm :
+ Bộ phận tổng hợp
+ Bộ phận hành chính, quản trị
+ Bộ phận cơ yếu- công nghệ thông tin

+ Bộ phận kế toán, thủ quỹ
+ Bộ phận văn thư – lưu trữ


+ Bộ phận lái xe, tạp vụ, bảo vệ.
3. Biên chế : Từ 11 đến 13 người.
1.2. Tình hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ
phận văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức.
1.2.1. Chức năng của Lưu trữ Huyện ủy:
Lưu trữ Huyện ủy đặt trong Văn phòng Huyện ủy, có chức năng : giúp Chánh
Văn phòng tham mưu cho Ban Thường vụ và Thường trực Huyện ủy chỉ đạo, hướng
dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ đối với các chi, đảng bộ, cơ quan, ban, ngành, MTTQ
và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện; giao nộp tài liệu lưu trữ có thời hạn bảo quản
vĩnh viễn thuộc danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử của Đảng ở Tỉnh ủy.
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Lưu trữ Huyện ủy:
* Giúp Chánh văn phòng Huyện ủy tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ văn
thư , lưu trữ đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy, Trung tâm Bồi
dưỡng Chính trị, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội Huyện; các chi đảng ủy cơ
sở, cụ thể:
a. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác văn thư,
lưu trữ của các cơ quan lãnh đạo Đảng và các cơ quan lưu trữ cấp trên; soạn thảo các
văn bản của Huyện ủy, Văn phòng Huyện ủy về công tác văn thư và lưu trữ; đồng
thời, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản đó.
b. Hướng dẫn, tổ chức tập huấn ghiệp vụ; trực tiếp kiểm tra và phối hợp với các đoàn
của Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ Văn thư, lưu trữ đối với
các cơ quan tham mưu giúp việc Huyện ủy , Trung tâm bồi dưỡng Chính trị, MTTQ
và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện, các chi, đảng ủy cơ sở.
c. Kiểm tra việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu của các cơ quant ham mưu, giúp
việc Huyện ủy ; các chi, đảng ủy cơ sở ( trừ Đảng ủy Quân sự, Công an Huyện và
đảng ủy các xã, thị trấn), Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, MTTQ và các đoàn thể

chính trị - xã hội huyện vào lưu trữ Huyện ủy.
* Thu thập tài liệu đến thời hạn nộp lưu của các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện
ủy, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội huyện;
các chi, đảng ủy cơ sở ( trừ Đảng ủy Quân sự, Công an Huyện và đảng ủy các xã, thị
trấn ).
a. Thành phần tài liệu thu thập vào lưu trữ Huyện ủy


- Tài liệu Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện .
- Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Huyện ủy: Tài liệu hội nghị Ban
Chấp hành, hội nghị Ban thường vụ Huyện ủy, hội nghị cán bộ do Huyện ủy triệu tập;
tài liệu do Huyện ủy ban hành, tài liệu của các đồng chí lãnh đạo , chủ chốt của
Huyện ủy; tài liệu của các cơ quan, ban, ngành, các chi, đảng ủy cơ sở và các cá nhân
gửi đến.
Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan tham mưu giúp việc
Huyện ủy, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội
huyện, các chi, đảng ủy cơ sở ( Trừ Đảng ủy Quân sự, Công an Huyện và đảng ủy các
xã, thị trấn ).
b. Thời hạn giao nộp hồ sơ, tài liệu:
- Quý I hàng năm, các cơ quan tham mưu giúp việc Huyện ủy giao nộp hồ sơ, tài liệu
có giá trị lưu trữ ( được xác định thời hạn bảo quản từ 5 năm trở lên) đã giải quyết
xong của năm trước vào lưu trữ Huyện ủy trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày công
trình được quyết toán. Trường hợp đơn vị, cá nhân có nhu cầu giữ lại hồ sơ, tài liệu
đã đến hạn nộp lưu theo quy định để phục vụ công việc thì phải được người đứng đầu
cơ quan, tổ chức đồng ý và phải lập danh mục hồ sơ, tài liệu giữ lại gửi cho lưu trữ
Huyện ủy. Thời hạn giữ lại hồ sơ, tài liệu của đơn vị, cá nhân không quá 02 năm, kể
từ ngày đến hạn nộp lưu.
- Trung tâm bồi dưỡng chính trị, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện, các
chi, đảng ủy cơ sở giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ Huyện ủy sau khi kết thúc
nhiệm kì hoạt động, thời hạn không quá 3 tháng.

c. Thủ tục giao nộp và tiếp nhận hồ sơ, tài liệu.
- Chuẩn bị giao nộp:
+ Trước ngày 31/12 hàng năm, Văn phòng Huyện ủy gửi thông báo tiếp nhận hồ sơ,
tài liệu của năm trước để các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy chuẩn bị hồ sơ,
tài liệu giao nộp vào lưu trữ Huyện ủy; ban hành kế hoạch tiếp nhận hồ sơ , tài liệu;
chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết để bảo quản hồ sơ, tài liệu khi tiếp
nhận về kho lưu trữ Huyện ủy.
+ Các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo đúng tiêu
chuẩn để giao nộp vào Lưu trữ Huyện ủy.


+ Ngay sau khi kết thúc nhiệm kỳ hoạt động, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị, MTTQ
và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện ; các chi, đảng ủy cơ sở chuẩn bị hồ sơ, tài
liệu theo đúng tiêu chuẩn để giao nộp vào lưu trữ Huyện ủy.
- Tiếp nhận:
+ Khi tiếp nhận hồ sơ, tài liệu bên giao và bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối
chiếu thực tế hồ sơ, tài liệu giao nộp với thực tế mục lục hồ sơ, tài liệu giao nộp.
+ Lưu trữ Huyện ủy lập biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu. Biên bản được làm thành
02 bản có chữ ký của người giao, người nhận và xác nhận của Chánh văn phòng
Huyện ủy, bên giao giữ 01 bản, bên nhận giữ 01 bản.
- Báo cáo kết quả giao nộp và tiếp nhận :
Sau mỗi đợt tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, cán bộ làm công tác lưu trữ Huyện ủy có trách
nhiệm giúp Chánh Văn phòng Huyện ủy xây dựng báo cáo kết quả giao nộp hồ sơ tài
liệu của các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị,
MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện ; các chi, đảng ủy cơ sở gửi Ban
Thường vụ Huyện ủy, Văn phòng Tỉnh ủy .
* Chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ của
Huyện ủy
a. Trực tiếp kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của tài liệu, kiểm tra biên mục bên trong
và thứ tự văn bản trong từng hồ sơ, đơn vị bảo quản do các cơ quan tham mưu, giúp

việc Huyện ủy, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã
hội huyện; các chi, đảng ủy cơ sở ( trừ Đảng ủy Quân sự, Công an huyện và đảng ủy
các xã , thị trấn ) giao nộp.
Viết bìa hồ sơ ( có thể chỉnh sửa các thông tin trên bìa hồ sơ nếu cần ); lập riêng mục
lục hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn và hồ sơ có thời hạn bảo quản từ 70 năm trở
xuống.
Sắp xếp hồ sơ, tài liệu vào hộp ( cặp ) , ghi và dán nhãn hộp ( cặp ) đưa lên giá
b. Tổ chức chỉnh lý hoàn chỉnh tài liệu Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện, tài liệu hình
thành trong quá trình hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy, tài
liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Văn phòng Huyện ủy . Tài liệu sau khi
chỉnh lí phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sua đây : Được phân loại theo nguyên tắc
nghiệp vụ lưu trữ , được xác định thời hạn bảo quản; hồ sơ được hoàn thiện và hệ
thống hóa; có mục lục hồ sơ, cơ sở dữ liệu lưu trữ và danh mục tài liệu hết giá trị.


Lưu trữ Huyện ủy tổ chức việc hủy tài liệu hết giá trị sau khi có quyết định của Hội
đồng xác định giá trị tài liệu của Huyện ủy và ý kiến thẩm định của Lưu trữ lịch sử
của Đảng ở Tỉnh ủy; hoàn thiện hồ sơ xét hủy tài liệu.
c. Giúp Chánh văn phòng Huyện ủy tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy và
Thường trực Huyện ủy tiến hành giải mật tài liệu lưu trữ trước khi giao nộp vào lưu
trữ lịch sử của Đảng ở tỉnh; hằng năm rà soát, thông báo tài liệu lưu trữ thuộc danh
mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật đã được giải mật.
d. Thực hiện việc thống kê công tác văn thư , lưu trữ và tài liệu lưu trữ theo hướng
dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Tỉnh ủy.
e. Giúp Chánh văn phòng Huyện ủy tham mưu cho Ban Thường vụ và Thường trực
Huyện ủy trong việc xây dựng, bố trí kho Lưu trữ, thiết bị, phương tiện cần thiết và
thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lưu
trữ.
f. Giúp Chánh văn phòng Huyện ủy tham mưu cho Ban Thường vụ và Thường trực
Huyện ủy ban hành quy định về sử dụng tài liệu lưu trữ tại lưu trữ Huyện ủy và quyết

định mang tài liệu lưu trữ ra khỏi lưu trữ cấp ủy huyện để sử dụng; chủ động giới
thiệu tài liệu lưu trữ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tài liệu lưu trữ đang
trực tiếp quản lý.
* Giao nộp tài liệu lưu trữ thuộc danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử của
Đảng ở tỉnh .
a. Thời hạn giap nộp hồ sơ, tài liệu :
- Trong thời hạn 10 năm kể từ năm công việc kết thúc, hồ sơ, tài liệu lưu trữ có
giá trị bảo quản vĩnh viễn của Huyện ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy,
Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện; các
chi, đảng ủy cơ sở ( trừ Đảng ủy Quân sự, Công an huyện và đảng ủy các xã , thị
trấn ) được giao nộp vào Lưu trữ lịch sử của Đảng ở Tỉnh ủy.
- Trong thời hạn 30 năm kể từ năm công việc kết thúc, hồ sơ, tài liệu lưu trữ có
giá trị bảo quản vĩnh viễn của Đảng ủy Quân sự, Đảng ủy Công an huyện được các
Đảng ủy giao nộp trực tiếp vào Lưu trữ lịch sử của Đảng ở tỉnh.
- Sau khi cán bộ, công chức qua đời, hồ sơ của những cán bộ, công chức trong
các cơ quan, tổ chức Đảng, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện thuộc
diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý giao nộp vào Lưu trữ lịch sử của Đảng ở tỉnh.
b. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu giao nộp vào Lưu trữ lịch sử của Đảng ở tỉnh.


- Trực tiếp lựa chọn những hồ sơ, tài liệu có thời hạn bảo quản vĩnh viễn đã đến
hạn nộp lưu để chuẩn bị giao nộp vào Lưu trữ lịch sử của Đảng ở tỉnh.
- Lập danh mục hồ sơ, tài liệu nộp lưu.
- Lập danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật.
c. Tiến hành giao nộp hồ sơ, tài liệu và lập công cụ tra cứu ( mục lục hồ sơ, tài liệu
nộp lưu; cơ sở dữ liệu lưu trữ; danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật )
vào Lưu trữ lịch sử của Đảng ở tỉnh. Biên bản giao nhận hồ sơ , tài liệu và mục lục hồ
sơ, tài liệu nộp lưu được lưu vĩnh viễn tại Lưu trữ Huyện ủy.
Viết báo cáo về kết quả giao nộp hồ sơ, tài liệu gửi Thường trực Huyện ủy và Chánh
văn phòng Huyện ủy.

d. Hướng dẫn bộ phận lưu trữ của Đảng ủy Quân sự huyện, Đảng ủy Công an huyện
về công tác chuẩn bị hồ sơ, tài liệu đến thời hạn giao nộp vào Lưu trữ lịch sử của
Đảng ở tỉnh.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của bộ phận Văn thư cơ quan
* Cán bộ văn thư của Huyện ủy Lạng giang :
- Ông Hà Ngọc Tân : Cán bộ Văn thư
+ Quản lý con dấu
+ Quản lý văn bản đi
+ Quản lý văn bản đến
+ Trực tiếp chịu trách nhiệm về các loại các văn bản đến Huyện ủy.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ – LƯU TRỮ CỦA CƠ
QUAN, TỔ CHỨC.
Trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức ngoài hoạt động nghiệp vụ thì hoạt
động quản lý đóng vai trò quan trọng, được ví như kim chỉ nam của công tác Văn
thư- Lưu trữ trong cơ quan. Vì vậy, các cơ quan tổ chức nói chung và Chi cục Văn
thư- Lưu trữ nói riêng luôn quan tâm và chú trọng hoạt động quản lý song song với
hoạt động nghiệp vụ.


2.1. Hoạt động quản lý
2.1.1 Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác lưu trữ của cơ quan
Công tác văn thư-lưu trữ của Huyện ủy ngày càng được quan tâm đặc biệt. Đa
số các cán bộ thực hiện công tác này đều có trình độ chuyên môn giỏi, nghiệp vụ
vững vàng, họ đang ở những vị trí quan trọng nhằm đảm bảo công tác văn thư- lưu
trữ của viện đạt hiệu quả tố ưu.
Nhằm đảm bảo tốt công tác này phòng Văn thư- Lưu trữ đã tuân thủ theo các văn bản
hiện hành như :
- Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về Công tác văn thư;
- Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ, Nghị định sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004
của Chính phủ về công tác văn thư;
- Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ, Thông tư
hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính;
- Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội vụ, Thông tư
hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ…
Ngoài các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và
Lưu trữ nhà nước, để công tác văn thư đi vào nề nếp, thống nhất trong các khâu
nghiệp vụ, từ khi thành lập cho đến nay Chi cục Văn thư- Lưu trữ còn ban hành các
văn bản quy định cụ thể về Công tác văn thư của Chi cục như:
- Quyết định số 446/2013/QĐ-UBND ngày 04/09/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang về
Quy định công tác Văn thư- Lưu trữ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Quyết định số 654/QĐ-SNV ngày 14/10/2015 của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang về việc
Ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lưu trữ lịch sử trực thuộc
Chi cục Văn thư- Lưu trữ
- Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03/06/2011 và Thông tư số 13/2011/TT-BNV
ngày 24/10/2011 của Bộ Nội Vụ ban hành Danh mục thành phần hồ sơ, tài liệu của
cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu lưu trữ vào Lưu trữ lịch sử tỉnh
- Thông tư số 08/2012/TT-BNV ngày 26/11/2012 của Bộ Nội vụ Ban hành Quy chế
khai thác, sử dụng tài liệu tại Lưu trữ lịch sử tỉnh
Đối với các văn bản chỉ đạo về công tác lưu trữ, Chi cục Văn thư- Lưu trữ luôn thực
hiện theo đúng các văn bản chỉ đạo của nhà nước:


- Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13.
- Công văn số 283/VTLTNN-NVTW ngày 19/12/2004 của Cục Văn thư và Lưu trữ
Nhà nước về việc ban hành hướng dẫn chỉnh lý tài liệu hành chính.
- Công văn số 879/VTLTNN-NVĐP ngày 19/12/2006 của Cục Văn thư và Lưu trữ
Nhà nước về việc hướng dẫn tiêu huỷ tài liệu hết giá trị
- Quyết định số 128/QĐ-VTLTNN của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc ban

hành Quy trình “Chỉnh lý tài liệu giấy” theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000…
2.1.2 Mô hình ,cách thức tổ chức công tác lưu trữ của Viện khoa học công nghệ xây
dựng
Huyện ủy có phòng lưu trữ riêng và có cán bộ đảm nhiệm công tác này, được bố trí
tham mưu, giúp việc cho Huyện ủy trong hoạt động nghiệp vụ là việc thu thập, bổ
sung tài liệu lưu trữ, xác định giá trị tài liệu, bảo quản an toàn tài liệu, thống kê xây
dựng hệ thống công cụ tra cứu và tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ
- Tổ chức bộ phận Văn thư lưu trữ là một bộ phận của phòng Văn thư- Lưu trữ dưới
sự điều hành và quản lý của trưởng Phòng.Bộ phận lưu trữ của Huyện ủy gồm 1 cán
bộ văn thư và 1 cán bộ lưu trữ.
2.2 Hoạt động nghiệp vụ
2.2.1 Thực tiễn Công tác Văn thư
- Công tác văn thư gắn liền với việc hoạt động chỉ đạo điều hành công việc của cơ
quan, tổ chức. Hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức một phần phụ thuộc vào công
tác văn thư làm tốt hay không. Vì thế mà công tác Văn thư trong các cơ quan tổ chức
ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt trong công cuộc cải cách hành chính
Nhà nước, công tác văn thư là một trong những trọng tâm được tập trung đổi mới.
Thực tế, Huyện ủy huyện Lạng Giang áp dụng hình thức văn thư tập trung.
Mọi văn bản đến và văn bản đi đều tập trung tại lưu trữ cơ quan để làm thủ tục đăng
ký. Sau khi thủ tục đăng ký văn bản vào phần mềm quản lý văn bản đi đến, cán bộ
lưu trữ sẽ trình lãnh đạo cho ý kiến và cuối cùng sẽ nhân bản để chuyển giao tới các
đơn vị có trách nhiệm giải quyết.
- Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác Văn thư trong hoạt động của cơ
quan, Huyện ủy đã có sự quan tâm đúng mức, có biện pháp tổ chức văn thư hợp lý
mang lại hiệu quả cho công tác công văn giấy tờ của cơ quan. Góp phần làm tăng


năng xuất, chất lượng giải quyết công việc và làm tốt công tác Văn thư sẽ tạo điều
kiện tốt cho công tác lưu trữ và các công tác khác của cơ quan.
2.2.1.2 Quản lý và giải quyết văn bản đi đến

Công tác quản lý văn bản đi, đến của Huyện ủy huyện Lạng Giang được thực hiện
theo đúng tinh thần Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 của
Bộ Nội vụ, Thông tư hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu
vào lưu trữ.
a.Quản lý và giải quyết văn bản đi
- Trước hết, các văn bản đi sẽ được cán bộ văn thư kiểm tra lại thể thức, hình
thức và kĩ thuật soạn thảo văn bản.
- Ghi số; ngày tháng năm cho văn bản đi. Mỗi một văn bản đi đều được đánh
một số liên tiếp bằng chữ số Ả Rập. Ngày tháng văn bản được đánh theo ngày
tháng thực tế và theo quy định của Thông tư 01/2011/TT-BNV.
- Đăng kí văn bản đi: Việc đăng kí văn bản đi được thực hiện vào phần mềm
quản lý văn bản và điều hành của cơ quan. Cán bộ văn thư nhập các dữ liệu:
số, ký hiệu của văn bản; ngày tháng văn bản; tên loại và trích yếu nội dung văn
bản; người ký; nơi nhận văn bản; đơn vị, người nhận bản lưu; số lượng bản và
những điểm đáng chú ý khác (nếu có) vào phần mềm quản lý văn bản đi.
- Sau khi đăng kí văn bản đi, cán bộ văn thư sẽ làm thủ tục nhân bản, đóng dấu cơ
quan và các loại dấu mật, khẩn nếu có.
- Chuyển giao văn bản đi: Văn bản đi phải được hoàn chỉnh thủ tục ở bộ phận văn
thư và chuyển phát ngay trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là trong ngày
làm việc tiếp theo.
- Lưu văn bản đi: Mỗi văn bản đi lưu 02 bản (01 bản lưu tại Văn thư và 01 bản lưu
tại đơn vị soạn thảo để lập hồ sơ.
b.Quản lý và giải quyết văn bản đến


Theo nguyên tắc, toàn bộ các văn bản gửi đến Huyện ủy huyện Lạng Giang
đều phải tập trung ở bộ phân Văn thư để làm thủ tục đăng kí sau đó mới chuyển giao
đến các đơn vị có trách nhiệm giải quyết. Quy trình quản lý và giải quyết văn bản đến
như sau:
- Tiếp nhận, kiểm tra văn bản đến: Khi văn bản được gửi đến cơ quan cán bộ

văn thư kiểm tra xem văn bản đã gửi đúng cơ quan hay không (nếu không đúng
cán bộ văn thư phải gửi lại hoặc báo người có thẩm quyền xem xét, cho ý
kiến). Bên cạnh đó, cán bộ văn thư còn kiểm tra mức độ an toàn của văn bản
xem bì văn bản có bị rách, mất hoặc gửi chậm văn bản phải báo ngay cho
người có thẩm quyền xem xét và cho ý kiến.
- Phân loại, bóc bì văn bản: việc phân loại, bóc bì, đóng dấu đến, ghi số đến,
ngày đến được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước. Việc phân loại
được thực hiện rất khoa học.
- Đóng dấu đến, ghi số đến, ngày đến: Đối với việc đóng dấu đến cho văn bản,
mỗi văn bản gửi đến cơ quan đều được cán bộ văn thư đóng dấu đến sau đó ghi
ngày tháng năm cho văn bản đến. Dấu đến được đóng ở dưới số kí hiệu và trích
yếu nội dung (đối với những văn bản không có tên loại). Dấu đến được đánh từ
số 01 vào ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng
năm
- Đăng kí văn bản đến: Cũng như văn bản đi, văn bản đến không được đăng kí
vào sổ đăng kí văn bản đến mà trước khi được chuyển giao, văn bản được đăng
kí trực tiếp vào phần mềm quản lý văn bản và điều hành .Văn bản mật đến
cũng được đăng kí chung bằng một hệ thống số và quản lý chung vào phần
mềm.
- Trình và sao văn bản đến: Sau khi đã đăng kí văn bản đến. Cán bộ văn thư
trình lên cho chánh văn phòng hoặc trưởng phòng hành chính ý kiến chỉ đạo.
Nhận được ý kiến chỉ đạo, cán bộ văn thư sẽ sao văn bản để gửi tới các phòng,
đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải quyết.


- Chuyển giao văn bản đến: Theo như sự phân công nhiệm vụ giải quyết của
người phụ trách cho ý kiến các đơn vị, cá nhân giải quyết công việc ở phía lề
trái của văn bản. Cán bộ văn thư sao đúng, đủ theo số lượng văn bản gửi tới
các đơn vị. Việc chuyển giao văn bản cũng phải đăng kí vào sổ.
- Giải quyết và theo dõi, đôn đốc giải quyết văn bản đến: Người đứng đầu cơ

quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết kịp thời văn bản đến. Cấp phó của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao chỉ đạo giải quyết những văn bản đến
thuộc trách nhiệm của người đứng đầu và những văn bản đến thuộc các lĩnh vực được
phân công phụ trách. Cán bộ văn thư cơ quan có trách nhiệm kiểm tra tiến độ giao
nhận văn bản, độ chính xác và thủ tục giao nhận văn bản.
2.2.1.3 Công tác thu thập tài liệu vào Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử :
- Thu thập tài liệu vào Lưu trữ cơ quan: Lưu trữ huyện ủy quản lý tài liệu lưu trữ hiện
hành của huyện ủy, các ban tham mưu giúp việc cho huyện ủy và các tổ chức chính
trị-xã hội cấp huyện.
- Tổ chức thu thập tài liệu vào lưu trữ lịch sử : Nguồn tài liệu cần được thu thập vào
lưu trữ lịch sử được xác định như sau :
+ Tài liệu của các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu phải giao nộp theo quy định
+ Tài liệu của các cơ quan, tổ chức chia tách, sát nhập, giải thể.
+ Tài liệu của các phông lưu trữ cá nhân
2.2.1.4. Công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ.
- Tập trung tài liệu
- Khảo sát tài liệu
- Viết các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ
- Chuẩn bị các phương tiện phục vụ chỉnh lý
- Phân loại tài liệu theo phương án phân loại, kết hợp với xác định giá trị tài liệu.


- Lập hồ sơ, hệ thống hóa hồ sơ.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI HUYỆN ỦY
3.1. Báo cáo tóm tắt những công việc đã làm trong thời gian thực tập và kết quả đạt
được
3.1.1 Tóm tắt những công việc đã làm trong thời gian thực tập
Trong thời gian thực tập ( từ ngày 20.3 đến ngày 16.4.2017 ) em đã được thực tập tại
phòng Văn thư Huyện ủy Huyện Lạng Giang . Trong quá trình thực tâp, dưới sự
hướng dẫn, chỉ bảo của cán bộ Văn thư, đặc biệt là anh Hà Ngọc Tân, em đã bước

đầu được áp dụng lý luận vào thực tiễn qua các nội dung công việc như sau:
Phân loại tài liệu, phân chia chúng ra các khối các nhóm nhằm mục đích quản lý
và sử dụng hiệu quả các tài liệu đó, cụ thể như phân loại tài liệu theo thời gian, theo
số hợp đồng…
Lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu của các phòng chuyên môn đến hạn nộp
lưu trữ
Sắp xếp hồ sơ gọn gàng ngăn nắp theo sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn
3.1.2 Kết quả đạt được
Đợt thực tập này đã giúp cho em có cơ hội nâng cao kiến thức về hoạt động lưu
trữ của một cơ quan và tìm hiểu vi trí của công việc trong tươngn lai
Tìm hiểu được thêm về những yêu cầu về kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ
năng mềm để hoàn thành tốt công việc
Thời gian thực tập vừa qua đã giúp em có nhận thức tốt hơn về công việc, rèn
luyện khả năng đối diện với những rắc rối trong công việc và giải quyết vấn đề một
cách hiệu quả
Đợt thực tập còn dạy cho em tác phong làm việc, tiếp cận thực tiễn để hiểu sâu
hơn về công tác nghiệp vụ của mình và tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong công việc
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC VĂN THƯ,
LƯU TRỮ.
Trong thời gian thực tập tại Huyện ủy Lạng Giang, ngoài được thực tập tại
phòng Văn thư thì em cũng được tham quan và giới thiệu rất nhiều về Công tác Văn
thư – Lưu trữ của cơ quan. Em nhận thấy công tác Văn thư, Lưu trữ của Huyện ủy
được quan tâm và chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc, Trưởng Phòng Hành chính –
Tổng hợp người tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc. Do vậy, Công tác Văn thư,
Lưu trữ của Huyện ủy đi vào nề nếp và ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao về khai thác sử dụng tài liệu. Cán bộ văn thư, lưu trữ không ngừng
được nâng cao nghiệp vụ chuyên môn qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ.
Các trang thiết bị, cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư hiện đại hơn. Tuy nhiên, bên
cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại một số hạn chế rất nhỏ. Nên em xin mạnh dạn



đưa ra một số đề xuất như sau:
3.2.1 Về Công tác Văn thư
3.2.1.1. Ưu điểm
- Công tác văn thư Huyện ủy được lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo thực hiện theo đúng
quy định của Nhà nước và yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan.
- Lãnh đạo quan tâm đầu tư mua sắm đầy đủ, trang thiết bị phục vụ công tác văn thư
như trang bị máy in, máy pho to, hệ thống máy vi tính, các trang thiết bị văn phòng
phẩm như : Bút chì, bút tẩy, dao rạch giấy, ghim, kẹp, mực....
- Cán bộ văn thư nhiệt tình, cần cù, chăm chỉ trong công việc, chấp hành tốt nội quy
và giờ giấc làm việc của Huyện ủy.
- Công tác tổ chức và quản lý văn bản đi, đến, lập hồ sơ hiện hành được thực hiện
nghiêm túc đúng quy định của nhà nước và quy chế làm việc của cơ quan.
- Công tác quản lý và sử dụng con dấu được thực hiện chặt chẽ và thống nhất đảm
bảo an toàn, cất giữ cẩn thận theo quy định của cơ quan và của Nhà nước.
3.2.1.2. Hạn chế
- Cán bộ văn thư chăm chỉ, nhiệt tình nhưng còn thụ động, chưa sáng tạo, trình độ
chuyên môn còn thấp, đóng dấu chưa được thành thạo, còn sai vị trí đóng dấu treo.
- Vẫn còn một số cán bộ, viên chức soạn thảo văn bản mắc nhiều lỗi, trong công tác
soạn thảo văn bản thực hiện chưa thành thạo.
- Việc Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư còn chậm trễ, cơ quan
chưa ứng dụng phần mềm quản lý văn bản đi đến.
3.2.2 Về Công tác Lưu trữ
3.2.2.1. Ưu điểm
- Công tác lưu trữ luôn được lãnh đạo Huyện ủy quan tâm chỉ đạo thực hiện theo
đúng quy định của Nhà nước và yêu cầu nhiệm vụ công tác của cơ quan.


×