Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Hoàn thiện hoạt động marketing hôn hợp cho sản phẩm áo sơ mi nam tại công ty cổ phần may việt tiến (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.23 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MARKETING
HÔN HỢP CHO ÁO SƠ MI NAM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN
Học phần: Quản Trị Marketing
Mã học phần: 67432
GVHD: Ths.Nguyễn Thị Tuyết Nga
Nhóm sinh viên thực hiện:
1.
2.
3.
4.
5.

Võ Thùy Trang
Nguyễn Ngọc Minh Thư
Trần Thị Thúy Quyên
Nguyễn Đoàn Thanh Thủy
Hồ Thị Ngọc Diễm

Tiền Giang, ngày 21 tháng 12 năm 2017

014115043
014115046
014115049
014115059
014115071




TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MARKETING
HÔN HỢP CHO ÁO SƠ MI NAM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN
Học phần: Quản Trị Marketing
Mã học phần: 67432
GVHD: Ths.Nguyễn Thị Tuyết Nga
Nhóm sinh viên thực hiện:
1.
2.
3.
4.
5.

Võ Thùy Trang
Nguyễn Ngọc Minh Thư
Trần Thị Thúy Quyên
Nguyễn Đoàn Thanh Thủy
Hồ Thị Ngọc Diễm

Tiền Giang, ngày 21 tháng 12 năm 2017

014115043
014115046

014115049
014115059
014115071


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................



...........................................................................................................................................................................

MỤC LỤC


A.Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề
Kinh tế ngày càng phát triển cùng với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa
đang diễn ra tại Việt Nam, đời sống xã hội ngày càng được cải thiện, nhu cầu về
ăn mặc của con người theo đó cũng được nâng cao và chú trọng, Với xu hướng đó,
Công ty cổ phần may Việt Tiến hơn 36 năm hoạt động từ doanh nghiệp nhỏ đã
vươn lên trở thành Công ty hàng đầu trong ngành may mặc Việt Nam. Trong thời
kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, việc làm thế nào để chiếm lĩnh thị trường dệt may nội
địa là vấn đề mà các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu trước sự xâm nhập của nhiều
nhãn hàng nổi tiếng từ nước ngoài tràn vào Việt Nam trong nền kinh tế thị trường
cạnh tranh gay gắt. Trước tình hình cạnh tranh gay gắt trên, Công ty cổ phần May
Việt Tiến là doanh nghiệp nổi tiếng trên thị trường thời trang công sở nam với
thương hiệu áo sơ mi Viettien đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Vấn đề đặt ra hiện nay là phải nỗ lực giữ vững vị thế và củng cố năng lực kinh

doanh, tiếp tục dẫn đầu thị trường thời trang công sở nam. Để củng cố vị thế và
tiếp tục chiếm lĩnh, khai thác thị trường nội địa đầy tiềm năng thì việc đưa ra các
giải pháp Marketing mix cho áo sơ mi Viettien là điều hết sức quan trọng, vì
Marketing vốn được xem là yếu tố trọng tâm của hoạt động kinh doanh còn sơ mi
Viettien là sản phẩm chủ lực mang tính chiến lược của Công ty. Chính vì thế nhóm
chọn đề tài “Phân tích thực trạng hoạt động Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo
sơ mi nam tại công ty cổ phần may Việt Tiến”.
2. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: phân tích thực trạng hoạt động Marketing mix cho sản

phẩm áo sơmi Viettien của Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến
Phạm vi nghiên cứu


Về không gian: Tập trung phân tích thực trạng hoạt động maketing mix của công ty
cổ phần may Việt Tiến đối với sản phẩm áo sơ mi nam
Về thời gian : các số liệu, dữ liệu thứ cấp sử dụng từ lúc công ty được thành lập
cho đến nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận các khái niệm về quản trị Marketing ,marketing mix
Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho sản phẩm áo sơ mi nam tại
công ty cổ phần May Việt Tiến
Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt marketing mix của công ty
cổ phần May Việt Tiến cho sản phẩm áo sơ mi nam
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp: các số liệu trong đề tài nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn
khác nhau như: các bài viết, bài báo và phương tiện thông tin như tivi, internet …
- Phương pháp phân tích và tổng hợp:
+ Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan để tiến hành phân tích và tổng hợp.
5.Kết cấu đề tài:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Marketing.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơ
mi Viettien của Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến
Chương 3: Giải pháp Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơ mi nam Việt Tiến của
Công ty cổ phần May Việt Tiến.


B.Phần nội dung

Chương 1 Cơ sở lý thuyết về quản trị Marketing
1.1 Định nghĩa về quản trị marketing
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (1985), quản trị marketing là quá trình lập và
thực hiện kế hoạch, định giá, khuyến mãi và phân phối sản phẩm, dịch vụ và ý
tưởng để tạo ra sự trao đổi, thỏa mãn những mục tiêu của khách hàng và tổ
chức.
Định nghĩa này thừa nhận quản trị marketing là quá trình phân tích, lập kế
hoạch, thực hiện và kiểm tra hoạt động marketing. Nó liên quan đến sản phẩm,
dịch vụ và ý tưởng, và dựa trên ý niệm về sự trao đổi, mục đích của nó là tạo ra
sự thỏa mãn cho các bên tham gia. Đó là quá trình tìm cách ảnh hưởng đến mức
độ và đặc tính của nhu cầu theo hướng giúp cho tổ chức thành đạt các mục tiêu
của nó. Nói một cách đơn giản, quản trị marketing là quản trị sức cầu
(demand). Với chức năng chủ yếu đó, quản trị marketing có vị trí và vai trò hết
sức quan trọng đốivới các hoạt động quản trị nghiệp vụ khác trong doanh
nghiệp : quản trị sản xuất, quảntrị tài chính và quản trị nhân sự. Trên một ý
nghĩa nào đó, quản trị marketing có tác dụng định hướng cho các hoạt động
quản trị khác qua việc chỉ rõ nhu cầu của các khách hàng mục tiêu, áp lực của
cạnh tranh và sự đề nghị cung ứng một hệ thống sản phẩm và dịch vụ thích
hợp. Trong bối cảnh nhu cầu thị trường ngày càng phong phú và đa dạng, cạnh
tranh ngày càng gia tăng, các nguồn lực kinh doanh ngày càng khan hiếm thì
vai trò của quản trị marketing ngày càng trở nên quan trọng trong nỗ lực duy trì
và phát triển của doanh nghiệp. Không những thế, tầm quan trọng của quản
marketing cũng được khẳng định ở các cơ sở phi lợi nhuận như trường học,
bệnh viện, hội từ thiện, đoàn thể
1.2 Các khái niệm cơ bản về marketing


Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) cho định nghĩa
sau: "Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến
trình đểnhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm

quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ
chức và các thành viên trong hội đồng cổ động”Có thể xem như marketing là quá
trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua
việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trịcủa các sản phẩm và dịch vụ với
nhau (MM - Kotler).Theo định nghĩa dành cho các nhà quản lý, marketing được ví
như "nghệ thuật bán hàng", nhưng khá ngạc nhiên rằng, yếu tố quan trọng nhất của
marketing thật ra không nằm ở chỗ bán sản phẩm. Peter Drucker, nhà lý thuyết
quản lý hàng đầu cho rằng: "Nhưng mục đích của marketing là làm sao để biết và
hiểu rõ khách hàng thật tốt sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp nhất với
người đó, và tự nó sẽ bán được nó. Lý tưởng nhất, Marketing nên là kết quả từ sự
sẵn sàng mua sắm. Từ đó, việc hình thành nên sản phẩm hoặc dịch vụ mới trở nên
cần thiết để tạo ra chúng"
Có nhiều khái niệm khác nhau về Marketing, theo Học viện Marketing Anh Quốc:
“Marketing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các
hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện và biến sức mua của người tiêu dùng thành
nhu cầu thực sự của một mặt hàng cụ thể, đến việc đưa hàng hòa đến người tiêu
dùng cuối cùng đảm bảo cho công ty thu hút được lợi nhuận dự kiến” (theo
)
1.2.1 Bản chất
Marketing là quá trình xác định tham gia và sáng tạo ra nhu cầu mong muốn tiêu
thụ sản phẩm và tổ chức tất cả nguồn lực của công ty nhằm làm hài lòng ng tiêu
dùng để đạt được lợi nhuận hiệu quả cho cả công ty và ng tiêu dùng .Là quá trình


quản ý mang tính xã hội , chào bán và trao đổi những sản phẩm giữa các cá nhân
và tập thể .
1.2.2 Vai trò
Marketing đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Nó quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp với thị trường, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách
hàng làm chỗ dựa vững chắc cho mọi quyết định kinh doanh. Bộ phận Marketing
chỉ có thể hoạt động tốt nếu có sự phối hợp và hỗ trợ nhịp nhàng của các bộ phận
khác
1.3

Marketing Mix

Marketing hỗn hợp (marketing – mix) là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần
của marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh thực tế của mỗi doanh
nghiệp nhằm củng cố vững chắc vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Nếu
sự phối hợp hoạt động những thành phần marketing được nhịp nhàng và đồng bộ
thích ứng với tình huống của thị trường đang diễn tiến thì công cuộc kinh doanh
của doanh nghiệp sẽ trôi chảy, hạn chế sự xuất hiện những khả năng rủi ro và do đó
mục tiêu sẽ đạt được là lợi nhuận tối đa. Nhà quản trị tài năng là nhà tổ chức, điều
hành phối hợp các thành phần marketing trong một chiến lược chung đảm bảo thế
chủ động với mọi tình huống diễn biến phức tạp của thị trường.
1.3.1 Sản phẩm
Sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử
dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là
những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức và ý tưởng. Cấu trúc của sản
phẩm gồm 5 mức độ đó là lợi ích cốt lõi, sản phẩm chung, sản phẩm mong đợi, sản
phẩm hoàn thiện và sản phẩm tiềm ẩn. Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng


nhất đối với Marketing-mix. Để xây dựng chính sách sản phẩm, doanh nghiệp cần
quyết định về danh mục sản phẩm, loại sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, bao bì gắn
nhãn hiệu, dịch vụ khách hàng, phát triển sản phẩm mới và thiết kế, triển khai các
chiến lược marketing theo chu kỳ sống của sản phẩm
Thiết kế sản phẩm phải dựa trên cơ sở của những kết luận nghiên cứu thị trường

nhằm bảo đảm cung cấp sản phẩm thoả mãn nhu cầu, thị hiếu và các yêu cầu khác
xuất hiện trong quá trình lựa chọn sản phẩm cho người tiêu dùng.
1.3.2 Gía cả
Giá cả là tổng số tiền mà người tiêu dùng phải chi để có được hàng hóa. Giá cả do
công ty xác định phải tương xứng với giá trị của hàng hóa, nếu không người mua
sẽ mua hàng của đối thủ cạnh tranh
Giá là yếu tố cơ bản, là một trong bốn biến số quan trọng của Marketing mix mang
lại thu nhập trong khi các biến số khác chỉ sinh ra đầu tư và chi phí. Giá cả có ảnh
hưởng rất lớn đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với người tiêu
dùng, giá có tác động mạnh mẽ đến chi tiêu, do đó, giá thường là tiêu chuẩn quan
trọng trong việc quyết định mua hàng của khách hàng. Giá cả do doanh nghiệp xác
định phải tương xứng với giá trị của hàng hóa, thường dựa trên các phương pháp
sau: Định giá dựa vào chi phí, Định giá dựa vào người mua, Định giá dựa vào cạnh
tranh. Các quyết định về giá của doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố bên trong lẫn bên ngoài
1.3.3 Phân phối
Phân phối là một thành phần then chốt trong Marketing mix, là một quá trình đưa
sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, thể hiện qua nhiều
phương thức hoạt động khác nhau. Phân phối sản phẩm cũng có vai trò rất quan
trọng trong Marketing mix, là cầu nối giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho
khách hàng đúng số lượng, đúng thời gian, đúng địa điểm, đúng kênh, luồng hàng


đồng thời giúp tập trung, điều hòa phân phối sản phẩm, tổ chức điều hành vận
chuyển, tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro thiệt hại.
Chính sách phân phối trong Marketing mix cũng bao gồm nhiều nội dung như:
thiết kế và lựa chọn kênh phân phối hàng hóa, mạng lưới phân phối, vận chuyển và
dự trữ hàng hóa, tổ chức hoạt động bán hàng, các dịch vụ sau bán hàng (lắp đặt,
bảo hành, cung cấp phụ tùng), trưng bày và giới thiệu hàng hóa...
1.3.4 Xúc tiến

Là các hoạt động có chủ đích trong lĩnh vực marketing của các doanh nghiệp nhằm
tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại. Xúc
tiến thương mại bao gồm các hoạt động chính như: quảng cáo, khuyến mại, hội
chợ, triển lãm, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch
trương khác
Công cụ xúc tiến thương mại:
- Quảng cáo: là biện pháp truyền bá thông tin của các doanh nghiệp, là hoạt động
sang tạo của mỗi doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu truyền bá thông tin đến
người nhận tin
- Khuyến mại: là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc bán
hàng, cung ứng dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của thương nhân bằng cách dành
những lợi ích nhất định cho khách hàng
- Hội chợ, triển lãm:
+ Triển lãm là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày hàng hóa,
tài liệu về hàng hóa để giới thiệu quảng bá nhằm mở rộng và thúc đẩy việc tiêu thụ
hàng hóa
+ Hội chợ là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian và địa
điểm nhất định, trong đó, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh được trưng bày
hàng hóa của mình nhằm mục đích tiếp thị, kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa
-Bán hàng trực tiếp: là hành vi thương mại của thương nhân, là sự giao tiếp trực
tiếp giữa người bán hàng với khách hàng tiềm năng. Trong đó, người bán hàng có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho người mua và nhận tiền
( nguồn : />Chương 2 Thực trạng hoạt động Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơ mi
nam tại công ty cổ phần may Việt Tiến


2.1 Tổng quan về thị trường áo sơ mi nam tại Việt Nam
2.1.1 Tình hình thị trường hiện tại
Ngành dệt may Việt Nam đang được xem là một trong những ngành công nghiệp
mũi nhọn phát triển với tốc độ nhanh.Các sản phẩm dệt may ngày càng phong phú

đa dạng với nhiều chất liệu mang tính tự nhiên, mẫu mã hợp thời trang cùng với
giá cạnh tranh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi tầng lớp xã hội
Trong những năm gần đây, thị trường thời trang dành cho nam giới phát triển vượt
bậc cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là sản phẩm áo sơ mi. Các thương hiệu
thời trang nam cạnh tranh gay gắt trong việc giành lấy cảm tình khách hàng bằng
cách cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thuộc
nhiều phân khúc khác nhau từ bình dân đến cao cấp. Nhìn chung, đặc điểm thị
trường áo sơ mi nam hiện nay như sau
Sản phẩm ngày càng đa dạng phong phú, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng.Chất lượng và kiểu dáng tuy được chú trọng nhưng mẫu mã thiết kế
trong nước còn khá đơn giản,chưa bắt kịp được xu hướng thời trang thế giới, chưa
thật sự đáp ứng được thị hiếu của khách hàng.Chính vì thế, khách hàng cao cấp
thường đánh giá cao sản phẩm ngoại nhập hơn
Gía cả mặt hàng áo sơ mi nam rất phong phú ,từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng
tùy theo mẫu mã và chất lượng.Nhìn chung, giá cảsản phẩm Việt Nam có phần
thấp hơn so với đối thủ đến từ nước ngoài
2.1.2 Tiềm năng của thị trường áo sơ mi nam tại Việt Nam
Phân tích tiềm năng của thị trường trong nước của ngành dệt may, theo các nhà
quản lý, thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển nhanh, dự báo doanh số bán lẽ
sẽ tăng khoảng 8.5%/ năm. Cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng


Việt Nam” đã kích thích các nhà sản xuất trong nước hướng tới thị trường nội địa
rộng lớn đầy tiềm năng. Do vậy, thị trường trong nước luôn là một thị trường màu
mỡ cho ngành may nói chung và Việt Tiến nói riêng. Kinh tế ngày càng phát triển,
cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao nên càng có xu hướng chú
trọng các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo. Nếu như trước đây,
khách hàng ít quan tâm đến kiểu dáng thiết kế mà chỉ chú trọng chất lượng để sử
dụng lâu dài thì ngày nay, độ bền sản phẩm không còn là tiêu chí hàng đầu mà bên
cạnh đó, mẫu mã cũng được khách hàng quan tâm. Ngoài ra, tính năng, công dụng,

giá trị gia tăng của sản phẩm và chế độ hậu mãi, không gian mua sắm cũng là yếu
tố tác động không nhỏ đến quyết định của người tiêu dùng. Hiện nay đa số người
Việt Nam vẫn có tâm lý “ ăn chắc mặc bền” và ủng hộ hàng Việt nên những sản
phẩm chất lượng tốt của các doanh nghiệp trong nước vẫn được nhiều ngưởi Việt
Nam tin dùng.Đây là điều hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước khi
muốn nhắm đến thị trường nội địa đầy tiềm năng và triển vọng này.
2.2 Khái quát về công ty cổ phần may Việt Tiến
2.2.1 Gioi thiệu về tổng công ty
Tên công ty :Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến
Tên tiếng anh :VIETTIEN GARMENT CORPORATION
Tên viết tắt : VTEC
Vốn điều lệ : 280.000.000.000 VNĐ (Hai trăm tám mươi tỷ đồng)
Trụ sở chính : 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình, TP HCM
Điện thoại : (84-8) 38640800
Fax : (84-8) 38645085


Email :
Wesite : www.viettien.com.vn
2.2.2 Ngành nghề kinh doanh :
Sản xuất, kinh doanh sản phẩm dệt may các loại
Sản xuất, kinh doanh nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng, công cụ ngành
dệt may và bao bì.
Dịch vụ giặt, in, thêu và đào tạo cắt may công nghiệp.
Sản xuất, kinh doanh thiết bị điện lạnh dân dụng và công nghiệp,thiết bị điện, âm
thanh và ánh sáng.
Kinh doanh máy bơm gia dụng và công nghiệp.
Dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa dịch vụ xuất nhập khẩu.
Các chi nhánh:
Chi nhánh của tổng công ty tại Hà Nội:

Địa chỉ: 79 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chi nhánh của tổng công ty tại Đà Nẵng:
Địa chỉ : 102 Nguyễn Văn Linh, Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Chi nhánh của tổng công ty tại Hải phòng:
Đại chỉ : 5 Lý Tự Trọng, Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
2.2.3 Cơ cấu bộ máy quản lý


Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến có bộ máy quản lí tổ chức theo mô hình công
ty cổ phần được thể hiện theo sơ đồ sau :

Cơ cấu tổ chức Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến
2.2.3 Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn
Công ty cổ phần may Việt Tiến định hướng sẽ trở thành doanh nghiệp dệt may tiêu
biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Tạo dựng và phát triển thương hiệu của
công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế. Xây
dựng nền tài chính lành mạnh.
Sứ mệnh:


Việt Tiến xác định nhiệm vụ chính là xây dựng công ty vững mạnh về mọi mặt, tạo
thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tham gia tích cực các hoạt động
xã hội,… góp phần ổn định đời sống của người lao động, tạo sự gần gũi với cộng
đồng để các thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như được
người tiêu dùng tín nhiệm.
Sản xuất các loại quần áo phục vụ cho các lứa tuổi từ thanh niên đến những đối
tượng công sở và những đối tượng có thu nhập cao.
Mở rộng thị trường, khẳng định tên tuổi ở các thị trường Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông
Âu, khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu.

Với lợi thế cạnh tranh về công nghệ là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh
doanh của công ty, Việt Tiến sẽ luôn đưa ra những sản phẩm ngày một tốt hơn,
phong phú hơn và làm hài lòng hơn các đối tượng khách hàng của Việt Tiến.
Việt Tiến không chỉ quan tâm đến sự phát triển và khả năng sinh lời của mình mà
còn đồng thời quan tâm đến đội ngũ nhân viên, giúp nhân viên đào tạo và tạo môi
trường sáng tạo, khiến các nhân viên sáng tạo, năng động hơn.
2.2.4 Gía trị cốt lõi
Lợi ích khách hàng: Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng; sự hài lòng của
khách hàng là sự thành công của Việt Tiến.
Phương châm hoạt động: đoàn kết, năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm,
hiện đại chia sẻ và trách nhiệm xã hội.
Chính sách khuyến khích lao động sáng tạo của công ty: người lao động được
quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết nình - được quyền hưởng thụ đúng với


chất lượng, kết quả của cá nhân đóng góp - được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc
lao động giỏi.
2.2.5 chiến lược phát triển
 Chiến lược đẩy mạnh công tác và tìm kiếm mở rộng thị trường:
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty, Việt Tiến đã sớm nhìn ra
tiềm năng của thị trường nội địa. Năm 1989, khi nhiều công ty may đang dồn sức
lực để làm hàng xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Liên Xô, thì Việt Tiến đã đi
vào xây dựng thị trường nội địa. Chẳng bao lâu, sản phẩm áo sơ mi mang thương
hiệu “ Vtec “ của công ty may Việt Tiến đã được người tiêu dùng biết đến.
Các kênh phân phối và tiêu thụ của Việt Tiến ở thị trường trong nước đã được mở
rộng địa bàn hoạt động ra nhiều khu vực khác nhau ở khắp các Tỉnh và Thành phố
trong khắp cả nước. Hệ thống đại lý và cửa hàng đã xuất hiện ở nhiều nơi, tập
trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các chi nhánh của Việt Tiến
cũng được phân phối rộng rãi ở cả thị trường trong nước và ngoài nước.
 Chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường các biện pháp quản lý:

Để phục vụ cho mục tiêu phát triển và yêu cầu của thị trường và nâng cao năng
suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, công ty may Việt Tiến đã tiến hành
đầu tư đúng hướng và có trọng tâm. Các hạng mục đầu tư chủ yếu tập trung vào
các máy móc, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại và mở rộng nhà xưởng sản xuất.
Chương trình đầu tư, đổi mới, mở rộng và phát triển sản xuất được thực hiện theo
phương châm từng bước vững chắc, phù hợp với khả năng tài chính, đạt hiệu quả
cao sau đầu tư.
 Chiến lược chú trọng yếu tố con người:


Để điều hành bộ máy hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp lí và có hiệu quả, công ty
may Việt Tiến đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực, coi nhân tố
con người là điều kiện quyết định đến quá trình hoạt động của công ty.
Các chính sách phát triển nguồn nhân lực của công ty luôn đảm bảo cho cán bộ
công nhân viên có được điều kiện làm việc thích hợp, nâng cao năng suất lao động,
chất lượng sản phẩm và khuyến khích họ nâng cao trình độ tay nghề của mình. Các
nhân viên trong các phòng ban chức năng luôn được đào tạo nâng cao trình độ,
hoặc tuyển dụng sao cho phù hợp với yêu cầu công việc đặt ra và vị trí của mỗi
người trong các bộ phận chức năng tương ứng nhằm phối hợp một cách có hiệu
quả trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
2.2.6 Cơ cấu tổ chức
Trong giai đoạn đầu quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh thì mọi quyền quyết
định, kế hoạch, chiến lược, chiến thuật được đưa ra xuất phát từ các phòng ban
chức năng và lãnh đạo của công ty. Các phòng ban này phải phối hợp chặt chẽ với
nhau, cùng nhau giải quyết mọi vấn đề đặt ra và cùng với ban lãnh đạo của công ty
phối hợp điều hành các hoạt động trong quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty.


SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NỘI BỘ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
2.2.7 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2012 của Việt Tiến
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Tổng giá trị tài
1.106.774
1.389.098
sản
Doanh thu
1.927.223
2.312.536
thuần
Lợi nhuận từ
93.583
102.911
HĐKD
Lợi nhuận khác
4.116
5.347
Lợi nhuận
126.272
136.251
trước thuế
Lợi nhuận sau
102.344
110.218
thuế
Tỷ lệ chi trả cổ
18%
21%

tức
(Nguồn: Báo cáo tài chính của VTEC 2012)
2.3 Môi trường nội bộ của công ty cổ phần may Việt Tiến

Năm 2011
1.543.700

Năm 2012
1.661.399

3.355.235

3.850.824

139.920

152.914

10.751
150.671

17.124
170.038

124.967

138.119

25%


25%


2.3.1 Tình hình tài chính
Năm 2012 còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết nhất trí, nỗ
lựcphấn đấu của toàn thể CBCNV, với những bước đột phá trong sản xuất kinh doanh đã
giúp Tổng công ty đứng vững trước cuộc suy thoái, tiếp tục khẳng định được vị thế và uy
tín thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Kết quả hoạt động SXKD
năm 2012 của Tổng công ty đạt được như sau :
1. Các chỉ tiêu đạt được trong năm 2012.
Tổng doanh thu 3.851 tỷ đồng, vượt 10% so với kế hoạch, vượt 15% so với cùng kỳ,
Lợi nhuận trước thuế 170 tỷ đồng, vượt 3% so với kế hoạch, vượt 13% so với cùng kỳ.
Năng suất lao động bình quân 436 USD/ người/ tháng, vượt 10,4% so với cùng kỳ.
Lao động bình quân : 6.067 người.
Thu nhập BQ người lao động : 6.000.000 đồng/ người/ tháng, tăng 9% so với cùng kỳ
Dự kiến chi trả cổ tức : 25%/ Vốn điều lệ
(nguồn: phòng tài chính kinh doanh VTEC)
2.3.2 Nguồn nhân lực
Với định hướng phát triển nguồn nhân lực,xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển
lâu dài của công ty, Việt Tiến có chính sách nhân sự thu hút người lao động làm việc cho
công ty.Tổng số lao động cho công ty là 8300 người Trong những năm qua, Việt Tiến chú
trọng đẩy mạnh hoạt động đào tạo,bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, khuyến
khích công nhân học tập nâng cao trình độ.Cụ thể là công ty đã mở các lớp đào tạo ngắn
hạn,dài hạn để giúp cán bộ,công nhân viên học tập ,nâng cao trình độ .Với đội ngủ đông
đảo
Trong năm 2012, do thực hiện tốt các chính sách về tiền lương và thu nhập nên Tổng
công ty đã giữ được ổ định lao động.
Tổng số lao động bình quân của Tổng công ty là : 6.067 lao động.
Thu nhập bình quân người lao động : 6.000.000 đồng/ người/ tháng, tăng 09% so với
thực hiện năm 2011.



Với đội ngũ nhân viên đông đảo, có trình độ chuyên môn, Việt Tiến có thêm lợi thế để
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường may mặc hiện nay. Tuy nhiên, Việt Tiến cần
quan tâm nhiều hơn đến công tác quản lý nhân sự, chế độ lương thưởng, phúc lợi… để
nhân viên có thể gắn bó lâu dài
2.3.3 Trình độ công nghệ
Việt Tiến đi đầu trong việc nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng công nghệ mới, đầu tư ứng
dụng công nghệ Lean Manufacturing. Lean Manufacturing là một hệ thống các công cụ
và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất. Lợi
ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, và rút ngắn thời gian
sản xuất. Bên cạnh đó, Việt Tiến chú ý đến việc trang bị những máy móc bán tự động như
máy may, bàn ủi, máy thêu... nhờ đó mà điều kiện làm việc của công nhân được cải thiện
đáng kể
Hoạt động của Công ty hiện nay rất đa dạng và được phân bổ hợp lý theo từng nhóm
chuyên biệt, các phương tiện phục vụ sản xuất rất nhiều và hiện đại.
2.3.4 Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Việt Tiến từ lâu được biết đến là thương hiệu của quý ông văn phòng và mới đây, Việt
Tiến đã có những bước tiến mạnh mẽ khi mở rộng phát triển sản phẩm Casual wear, quy
mô cửa hàng hiện đại để hướng tới đa dạng môi trường sử dụng cho quý ông công sở.
Không dừng lại ở những sản phẩm thời trang công sở truyền thống, bằng sự sáng tạo và
đột phá, những bộ trang phục công sở mang thương hiệu Viettien được trẻ hóa, lịch lãm,
sang trọng và trẻ trung, góp phần tôn vinh sự thành công của quý ông. Trong bối cảnh áp
lực cạnh tranh ngày càng tăng thì việc nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm mới trên các
chất liệu thiên nhiên như sồi và bamboo (tre) với những đặc tính vượt trội đảm bảo sức
khỏe cho người tiêu dùng; chất liệu cao cấp, mang tới sự thoải mái cho người mặc, nhưng
giá bán vừa túi tiền với nhiều người. Đây là hướng đi hết sức đúng đắn nhằm mở rộng thị
trường của Tổng Công ty CP May Việt Tiến. Tính đột phá trong sử dụng chất liệu là một
thế mạnh giúp thương hiệu Việt Tiến trở thành lựa chọn hàng đầu trong dòng sơ mi. Chất



liệu vải không chỉ đơn thuần là cotton mà còn có nhiều chất liệu mới với các tính năng ưu
việt như: Vải Bamboo Nano Tence, Vải Bamboo Cotton, Vải Bamboo Spun, Vải Modal
Cotton Spun,… ( nguồn: Hội dệt may thêu đan thành phố Hồ Chí Minh)
2.3.5 Văn hóa doanh nghiệp
Ban giám đốc của công ty cho biết: “Chúng tôi ý thức được rằng tính nhân văn là yếu tố
thiết yếu tạo nên nền văn hoá cũng như hành vi giao tiếp của người Việt”. Với tôn chỉ đó,
Việt Tiến đặc biệt tạo cho mình một bản sắc văn hóa riêng bằng cách xây dựng chính
sách nhân sự đậm tính nhân văn với sự quan tâm tỷ mỷ đến từng người lao động. Thông
qua các hình thức khen thưởng, Công ty đã khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy
khả năng sáng tạo của mình trong sản xuất. Ngoài ra, nhằm động viên tinh thần làm việc,
Việt Tiến đã tổ chức thành công các hoạt động văn hóa nhân kỷ niệm các ngày lễ quan
trọng, tặng quà và phần thưởng cho con em nhân viên có thành tích xuất sắc trong học
tập, tổ chức nhiều hoạt động giao lưu để thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa cán bộ công
nhân viên. Không chỉ có trách nhiệm với cộng đồng nhỏ của mình, Việt Tiến còn tham
gia các hoạt động xã hội, góp phần ủng hộ tới đồng bào cả nước với nguồn kinh phí lên
đến hàng chục tỷ đồng mỗi năm
( nguồn: Hội dệt may Việt Nam 2012)
2.4 Những yếu tố tác động đến hoạt động Marketing Mix cho sản phẩm áo sơ mi
Việt Tiến của công ty cổ phần May Việt Tiến
2.4.1 Các yếu tố vĩ mô
2.4.1.1 Kinh tế
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam tăng cường áp dụng công nghệ mới ,nâng cao tỷ lệ nội
địa hóa nguyên liệu đầu vào,đưa ra chính sách khuyến khích doanh nghiệp và thu hút
lao động Hiện nay, nguyên vật liệu ngành dệt may phần lớn vẫn phải nhập khẩu từ nước
ngoài và chịu ảnh hưởng của biến động giá nguyên vật kiệu quốc tế. Sự tăng giá của các
yếu tố đầu vào sẽ khiến cho chi phí doanh nghiệp tăng lên làm cho giá thành sản phẩm


tăng theo, dẫn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt. .Lạm phát cũng ảnh hưởng không nhỏ

đến nền kinh tế và tác động nhất định đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.Khi lạm phát
tăng cao sẽ làm đẩy giá của các mặt hàng tăng cao, trong đó có giá nguyên liệu đầu vào
phục vụ cho quá trình sản xuất.Điều này gây ra khó khăn cho doanh nghiệp trong việc
tiêu thụ.Do vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may trong nước là phải có biện
pháp phù hợp để đối phó với tình hình kinh tế đầy biến động. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng cao,tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao.Đời sống người dân được nâng cao thì những nhu cầu thiết yếu như ăn,mặc,ở cũng
tăng theo
2.4.1.2 Kỹ thuật – công nghệ
Năm 2011, trong bối cảnh kinh tế đầy khó khăn, với tư duy sáng tạo của đội ngũ lãnh
đạo, tinh thần đoàn kết vượt khó của tập thể CBCNV, Việt Tiến đã đạt được những thành
tích ấn tượng: kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 375 triệu USD; tổng doanh thu đạt trên
5.700 tỷ đồng, trong đó doanh thu nội địa tăng 3,7 lần so với năm 2006; năng suất lao
động bình quân tăng gấp 2 lần so với năm 2006; thu nhập cho người lao động tăng hơn
30% so với năm 2010… Bên cạnh đó, nhờ áp dụng thành công hệ thống công nghệ quản
lý sản xuất tiên tiến nhất (công nghệ Lean) từ khâu quản lí, điều hành sản xuất đến chất
lượng sản phẩm.Mỗi sản phẩm của Việt Tiến từ cái cúc áo đến dây viền hay nhãn mác
đều được chú trọng thiết kế rất tinh xảo trên máy chuyên dụng và đều được đăng kí bảo
vệ thương hiệu, logo tại các thị trường trong nước và quốc tế . .Lợi ích chính của hệ thống
này là giảm chi phí sản xuất,tăng sản lượng và rút ngắn thời gian sản xuất.Bên cạnh đó,
nhờ việc trang bị máy móc bán tự động như máy may,bàn ủi,máy thêu,…Nhờ đó mà điều
kiện làm việc của công nhân được cải thiện đáng kể Việt Tiến đã không ngừng phát triển
lớn mạnh trên mọi phương diện
2.4.1.3 Văn hóa – xã hội


Kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng cao nên chú trọng hơn
đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo.Xu hướng và thị hiếu của
khách hàng đối với các sản phẩm may mặc có sự biến đổi liên tục.Doanh nghiệp dệt may
Việt Nam ngoài việc nghiên cứu tìm kiếm thị trường, phát triển sản phẩm ,xây dựng

thương hiệu trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay còn phải
quan tâm đến xu hướng phát triển văn hóa- xã hội ở từng giai đoạn và ở từng thị
trường.Mỗi nền văn hóa khác nhau đều có bản sắc, đặc điểm khác nhau và phát triển theo
từng giai đoạn và từng thời kỳ.Do đó, các doanh nghiệp nên tập trung nghiên cứu nhằm
nắm bắt sự thay đổi trong nhu cầu,tâm lý của khách hàng để thiết kế ra những sản phẩm
phù hợp.Bên cạnh đó, quy mô, đặc điểm dân số, giới tính tuổi tác là những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến thị trường và thị hiếu của sản phẩm.Ngày nay ,ý thức bảo vệ môi
trường của con người ngày càng tăng cao theo trình độ phát triển dân trí nên chất lượng
sản phẩm cí nguồn gốc từ tự nhiên ngảy càng được ưa chuộng.Ngày nay thì người tiêu
dùng ít có xu hướng sử dụng các nguyên liệu sản phẩm làm từ lông thú và da thú hơn.
2.4.1.4 Nhân khẩu – địa lý
Tổng dân số Việt Nam hiện nay hơn 90 triệu dân, mỗi năm tăng lên khoảng 1 triệu
người, mật độ dân số cao tập trung ở các thành phố lớn, cơ cấu dân số trẻ, số lượng người
trong độ tuổi lao động lớn.Do đó Việt Nam là một thị trường có nguồn lao động dồi
dào ,nhân công rẻ và là thị trường tiềm năng ,và cũng là thị trường tiêu thụ đầy hứa hẹn
đối với các loại hàng hóa tiêu dùng và hàng may mặc nói riêng.Nhận thức được điều này,
Việt Tiến trong vài năm qua đã chú trọng hơn đến thị trường trong nước với hệ thống
phân phối rộng rãi và hầu hết có mặt tại các địa phương. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số
trong những năm qua đồng nghĩa với việc tăng nhu cầu tiêu dùng, kết cấu dân số trẻ là
điều kiện vô cùng thuận lợi để kinh doanh và sản xuất các sản phẩm trang phục công sở
như áo sơ mi.
Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm lớn nhất nước, tập trung nhiều thành
phần kinh tế rất phù hợp đề cung cấp các loại áo sơ mi.Đây là một thị trường rộng lớn vì


Thành phố Hồ Chí Minh có lượng dân số rất đông (dân số 8.136,3 nghìn) cao hơn Hà Nội. Tuy
nhiên mức độ cạnh tranh rất khốc liệt do có sự tham gia của các công ty có tên tuổi như An Phước ,May
10, Nhà Bè ,Thành Công .

2.4.1.5 Yếu tố chính trị - pháp luật

Việt Nam là nước có nền kinh tế chính trị ổn định nê n thu hút vốn đầu tư từ các công ty
ở nước ngoài, là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước hợp tác kinh doanh
với các nước trên Thế giới.Ngoài ra, dệt may là ngành có nhiều lợi thế cạnh tranh và tiềm
năng xuất khẩu lớn nên được chính phủ khuyến khích phát triển ngành này,hạn chế tối đa
những rào cản với các doanh nghiệp trong nước.Đây là một trong những điều kiện thuận
lợi, có tác động tích cực đối với công ty cổ phần May Việt Tiến nói riêng và các doanh
nghiệp dệt may nói chung
Chỉ tiêu phát triển ngành dệt may Việt Nam
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2030

Tỷ USD

23-24

36-38

64-67

Tỷ lệ XK so cả nước

%


15-16

13-14

9-10

2. Sử dụng lao động

1.000 ng

2.500

3.300

4.400

- Bông xơ

1000 Tấn

8

15

30

- Xơ, sợi tổng hợp

1000 Tấn


400

700

1.500

- Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn)

1000 Tấn

1. Kim ngạch XK

3. Sản phẩm chủ yếu

900

1.300

2.200

- Vải các loại

Tr. m

2

1.500

2.000


4.500

- Sản phẩm may

Tr. SP

4.000

6.000

9.000

55

65

70

4. Tỷ lệ nội địa hóa

%

(nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam 2017 )
Khi Việt Tiến muốn đầu tư vào thị trường nước ngoài thì phải xem xét tình hình chính trị
của nước đó.Không thể đầu tư vào nước có nền kinh tế chính trị bất ổn được
2.4.2 Các yếu tố vi mô
2.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh



×