Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Kiểm soát quyền lực hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 170 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ ANH ĐÀO

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC HÀNH PHÁP TRONG
NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chuyên ngành:Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 62.38.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Hồ Việt Hạnh
2. PGS.TS. Phạm Minh Tuấn

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học
của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả

LÊ THỊ ANH ĐÀO



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT
RA CẦN NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án .................................................................... 7
1.2. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu trong luận án ..................................................... 31
1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu đề tài luận án ............................................. 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................................... 33
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC HÀNH
PHÁP TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........ 34
2.1. Khái niệm, đặc điểm, tính tất yếu của kiểm soát quyền lực hành pháp trong Nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam .................................................................................... 34
2.2. Nội dung và cơ chế kiểm soát quyền lực hành pháp trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam .................................................................................................................. 56
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kiểm soát quyền lực hành pháp trong Nhà nƣớc pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ....................................................................................................... 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................................... 74
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC HÀNH PHÁP TRONG
NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM .................................... 76
3.1. Quá trình phát triển tƣ duy, nhận thức về kiểm soát quyền lực hành pháp trong Nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ........................................................................... 76
3.2. Thực trạng pháp luật về kiểm soát quyền lực hành pháp trong Nhà nƣớc pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ....................................................................................................... 79
3.3. Thực tiễn kiểm soát quyền lực hành pháp trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hiện nay .......................................................................................................... 86
CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC
HÀNH PHÁP TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM ....................................................................................................................................... 126
4.1. Quan điểm bảo đảm kiểm soát quyền lực hành pháp trong Nhà nƣớc pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Việt Nam .......................................................................................................... 126
4.2. Giải pháp bảo đảm kiểm soát quyền lực hành pháp trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ................................................................................................................ 134
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 148


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

KSQLHP

Kiểm soát quyền lực hành pháp

KSQLNN

Kiểm soát quyền lực nhà nƣớc

NNPQ

Nhà nƣớc pháp quyền

QHP

Quyền hành pháp

QLHP


Quyền lực hành pháp

QLNN

Quyền lực nhà nƣớc

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền lực nhà nƣớc (QLNN) luôn luôn là vấn đề cốt lõi trong mọi chính
quyền nhà nƣớc. Về mặt lý luận và thực tiễn, QLNN cơ bản đƣợc tổ chức và thực
hiện thông qua ba bộ phận quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp (QHP) và
quyền tƣ pháp. Trong đó, quyền lực hành pháp (QLHP) luôn ở vị trí trung tâm, có
vai trò quan trọng, quyết định trong việc thực thi QLNN hiệu quả. Vị trí và vai trò
của QLHP trong nhà nƣớc đƣợc xác định, trƣớc hết, xuất phát từ tính chất cơ bản
của loại quyền này: tính năng động, thƣờng xuyên, trực tiếp, thực quyền…trong
mối quan hệ với quyền lập pháp, quyền tƣ pháp và trong cả mối quan hệ với các đối
tƣợng mà QHP hƣớng đến trong quá trình thực thi quyền. Mặc dù vậy, nhƣ các bộ
phận khác của QLNN, khi sử dụng bộ máy công quyền, chủ thể QLHP phải đối mặt
với các nguy cơ dẫn đến khả năng bị lạm quyền, bị tha hóa quyền lực. Vì vậy, bản
thân nhà nƣớc nói chung, cơ quan thực hiện QLHP nói riêng, trƣớc hết, luôn có nhu
cầu kiểm soát hoạt động của chính mình, nhằm phát hiện sai phạm, nhằm điều chỉnh
hoạt động của bộ máy để tự hoàn thiện mình. Tự hoàn thiện và thích nghi một thuộc
tính cơ bản của nhà nƣớc. Nó phản ánh nhu cầu tất yếu nhằm đáp ứng sự phát triển
của xã hội. Nếu nhà nƣớc không tự hoàn thiện mình thì xã hội có thể thay đổi nhà

nƣớc bằng những cuộc cách mạng xã hội vàlịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời
đã chứng minh điều này[93, tr.135‐141]. Một trong những phƣơng thức để giải
quyết vấn đề này là phải kiểm soát quyền lực nhà nƣớc (KSQLNN). Trong đó, kiểm
soát quyền lực hành pháp (KSQLHP) là một nội dung quan trọng.
Quan điểm về KSQLNN nói chung, KSQLHP nói riêng trong xây dựng và
hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa (NNPQ XHCN) Việt Nam là
bƣớc tiến quan trọng trong tƣ duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, đƣợc thể
hiện trong các quyết sách chính trị hiện hành, đồng thời đƣợc thể chế hóa trong
Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc. Trong đó, cơ sở chính trị - pháp lý
của KSQLHP trong NNPQ XHCN Việt Nam đƣợc khẳng định trong Cƣơng lĩnh
xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển
năm 2011): “Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân... Quyền
lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ
1


quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp”[19, tr.85] và
đƣợc thể chế hóa tại khoản 3, Điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Quyền lực nhà nƣớc là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nƣớc trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp”.
Trên phƣơng diện chính trị - pháp lý, KSQLHP trong NNPQ XHCN Việt
Nam xuất phát từ bản chất QLNN thuộc về nhân dân của nhà nƣớc XHCN, từ việc
bảo đảm mục đích QLNN mà nhân dân đã uỷ quyền, từ điều kiện đặc thù Đảng
Cộng sản lãnh đạo NNPQ XHCN Việt Nam, từ tiếp thu có chọn lọc và phù hợp
những kinh nghiệm thực tiễn kiểm soát quyền lực trong tổ chức QLNN ở các
NNPQ tiền lệ. Ở Việt Nam những năm qua, KSQLHP ngày càng đƣợc nhận thức
sâu sắc hơn, thể hiện trong quan điểm định hƣớng xây dựng NNPQ XHCN, định
hƣớng tổ chức vận hành QLNN của Đảng cầm quyền; trong hệ thống pháp luật quy
định về KSQLHP và đƣợc triển khai tích cực trong thực tiễn. Điều này phản ánh

quyết tâm chính trị của Đảng, sự nỗ lực trên nhiều phƣơng diện của nhà nƣớc nhằm
bảo đảm tính thực chất, hiệu quả của KSQLHP. Mặc dù vậy, đánh giá KSQLHP ở
Việt Nam cho thấy còn tồn tại nhiều vƣớng mắc, bất cập cần đƣợc tiếp tục nghiên
cứu, giải quyết:
Thứ nhất, về lý luận, nhận thức về vai trò quan trọng, về sự cần thiết của
KSQLHP trong NNPQ XHCN còn chƣa đầy đủ: Mặc dù Hiến pháp đã xác định
nguyên tắc tổ chức, họat động của QLNN (khoản 3, Điều 2 Hiến pháp năm 2013)
có ý nghĩa định hƣớng cho việc triển khai tổ chức KSQLHP trong thực tiễn, nhƣng
vẫn còn tồn tại khoảng trống pháp lý quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành quy
định về cơ chế kiểm soát này. Việc thể chế hóa các qui định của Hiến pháp năm
2013 về KSQLNN còn chậm, chƣa cụ thể; dẫn đến việc xác định vị trí, vai trò, giới
hạn, phạm vi, trách nhiệm kiểm soát của các chủ thể cũng nhƣ đối tƣợng đƣợc kiểm
soát chƣa rõ ràng, thậm chí là không khả thi. Vì vậy, để bảo đảm việc triển khai
KSQLHP trong thực tiễn, cần thể chế hóa những quy định của Hiến pháp, tạo cơ sở
pháp lý cần và đủ để KSQLHP khả thi.
Thứ hai, về thực tiễn, KSQLHP chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ theo quy định
của pháp luật. Chủ thể KSQLHP chƣa thực sự phát huy vai trò của cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền KSQLHP: Hoạt động của Quốc hội, Tòa án nhân dân trong giám sát,
KSQLHP; sự lãnh đạo, kiểm tra từ cơ quan Đảng đối với QLHP; hoạt động giám
sát, phản biện từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; kiểm soát quyền lực từ nhân dân bằng

2


phƣơng thức trực tiếp hoặc gián tiếp đối với QLHP dù có khởi sắc trong những năm
qua, nhƣng chƣa thực sự hiệu quả, chƣa đáp ứng yêu cầu KSQLHP nhằm thực hiện
thực chất QLNN thuộc về nhân dân trong NNPQ XHCN Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc tổ chức và vận hành KSQLHP ở Việt Nam hiện nay đã và
đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn; nhiều vấn đề
cần đƣợc làm sáng tỏ để có cơ sở xác định mô hình KSQLHP, trong đó, vừa phản

ánh những giá trị chung phổ biến tiến bộ, phù hợp, vừa thể hiện những nét đặc thù
quan trọng trong điều kiện NNPQ XHCN Việt Nam, bảo đảm yếu tố nguyên lý gốc
– là xuất phát điểm của KSQLHP, đồng thời là mục tiêu hƣớng đến của KSQLHP:
QLNN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Xuất phát từ thực trạng trên, việc triển khai nghiên cứu các khía cạnh lý luận
và thực tiễn liên quan đến KSQLNN nói chung, KSQLHP nói riêng trong NNPQ
XHCN Việt Nam đang đƣợc đặt ra một cách cấp bách, có ý nghĩa quan trọng, cần
thiết. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề “Kiểm soát quyền lực
hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để triển khai
nghiên cứu trong quy mô luận án tiến sĩ luật học với mong muốn góp phần làm rõ
một cách toàn diện và có hệ thống các nội dung liên quan; góp phần tạo cơ sở thúc
đẩy việc triển khai vấn đề có hiệu quả trong thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát của luận án là xây dựng các luận cứ khoa học nhằm đề
xuất hệ thống giải pháp bảo đảm KSQLHP trong NNPQ XHCN Việt Nam phù hợp
với các điều kiện chủ quan, khách quan trên nhiều phƣơng diện, đƣợc thực hiện một
cách hợp lý và hiệu quả trong thực tiễn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ và hệ thống nhận thức lý luận về KSQLHP trong NNPQ. Trên
cơ sở đó, nhận diện KSQLHP trong NNPQ XHCN Việt Nam với những đặc điểm
đặc thù.
- Phản ánh thực tiễn và đánh giá thực trạng pháp luật KSQLHP, đánh giá thực
trạng KSQLHP, làm rõ những nguyên nhân của ƣu điểm, hạn chế của thực trạng đó,
xác định các yếu tố tác động tới KSQLHP trong NNPQ XHCN Việt Nam.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp, góp phần là cơ sở để xác định mô hình
KSQLHP trong NNPQ XHCN Việt Nam.

3



3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các quan điểm khoa học về QLHP, KSQLHP trong NNPQ.
- Các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam về KSQLNN nói chung,
KSQLHP nói riêng.
- Thực tiễn KSQLHP ở Việt Nam hiện nay.
- Một số mô hình KSQLHP điển hình trên thế giới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, pháp lý về
KSQLHP và thực tiễn KSQLHP trong quá trình xây dựng, hoàn thiện NNPQ XHCN
Việt Nam; từ đó đề xuất các giải pháp bảo đảm KSQLHP ở Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi không gian: Luận án triển khai nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc,
tập trung ở Trung ƣơng; triển khai nghiên cứu so sánh với một số quốc gia khác
trong các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu KSQLHP từ khi đổi mới đất nƣớc
(1986) đến nay (2017), trọng tâm là giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài luận án dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật nói chung, nhà
nƣớc và pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng; quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc Việt Nam về định hƣớng xây dựng NNPQ XHCN, về mối quan hệ giữa nhà
nƣớc với nhân dân; đặc biệt quan điểm về tổ chức QLNN, KSQLNN và KSQLHP bảo
đảm quyền lực nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Ngoài ra, luận án còn dựa trên cơ sở nghiên
cứu, chọn lọc những thành tựu lý luận và một số kinh nghiệm, yếu tố hợp lý về chủ
quyền nhân dân, về tổ chức nhà nƣớc trong một số học thuyết hiện đại đang đƣợc áp
dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay khi phân tích, tham chiếu các
vấn đề đặt ra trong luận án. Hệ thống các quan điểm trên có ý nghĩa là xuất phát điểm,

là cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài Luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và

4


chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu
cụ thể nhằm làm sáng tỏ các luận điểm nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: đƣợc sử dụng bao quát trong tất cả các
chƣơng, mục của luận án để luận giải về các nội dung liên quan đến chủ đề luận án.
- Phương pháp đa ngành, liên ngành khoa học xã hội và liên ngành luật học:
đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận án để luận chứng các vấn đề đa chiều thuộc chủ đề
nghiên cứu.
- Phương pháp cấu trúc hệ thống: đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 2 và 3
của luận án nhằm nhận diện và đánh giá thực trạng KSQLHP trong NNPQ XHCN
Việt Nam.
- Phương pháp luật học so sánh: đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 2 và 4
của luận án để giới thiệu một số mô hình pháp lý điển hình về KSQLNN trên thế
giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
- Phương pháp thống kê: đƣợc sử dụng trong chƣơng 1 và 3 của luận án nhằm
tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực trạng KSQLHP
trong NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp xã hội học pháp luật: đƣợc sử dụng trong chƣơng 2, 3, 4 của
luận án nhằm tìm hiểu mối liên hệ của KSQLHP trong NNPQ XHCN Việt Nam.
- Phương pháp lịch sử: đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3 nhằm nhận diện
quá trình nhận thức về KSQLNN, KSQLHP ở Việt Nam.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án hệ thống các quan điểm khoa học về QLHP, về tất yếu của
KSQLHP trong NNPQ XHCN Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án xác định khái

niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các phƣơng thức KSQLHP trong NNPQ; xác
định các đặc điểm của QLHP, KSQLHP trong NNPQ XHCN Việt Nam, phân tích
các yếu tố tác động đến KSQLHP trong NNPQ XHCN Việt Nam.
Thứ hai, luận án hệ thống quan điểm chính trị của Đảng, quan điểm pháp lý
của nhà nƣớc Việt Nam thông qua mô tả quá trình nhận thức về KSQLHP trong
NNPQ XHCN Việt Nam; đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn tổ chức, hoạt
động KSQLHP trong quá trình xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam;
xác định nhu cầu KSQLHP trong NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, luận án xác định các quan điểm định hƣớng và đề xuất hệ thống các
giải pháp có tính toàn diện và khả thi nhằm bảo đảm KSQLHP trong NNPQ XHCN

5


Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Về nhận thức lý luận: đề tài hình thành tƣ duy đầy đủ về QLHP, KSQLHP
trong NNPQ XHCN Việt Nam.
- Về hoàn thiện thể chế, chính sách: đề tài xác lập cơ sở khoa học cho việc
triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện cơ sở pháp lý của KSQLHP
trong NNPQ XHCN Việt Nam, đề xuất mô hình KSQLHP trong NNPQ XHCN
Việt Nam.
- Về thực tiễn: đề tài cung cấp những thông tin thực tiễn, những khuyến nghị
xuất phát từ thực tiễn, là cơ sở để bảo đảm KSQLHP trong NNPQ XHCN Việt Nam
hiện nay.
Những đóng góp của đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, góp phần
đẩy mạnh xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam với những nhiệm vụ trọng tâm: xây dựng
và hoàn thiện cơ chế tổ chức, vận hành QLNN, bảo đảm QLNN thuộc về nhân dân.
Luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các nhà lập pháp,
các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và các nhà hoạt động xã hội.

Luận án có thể đƣợc tham khảo trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo lĩnh
vực khoa học pháp lý và khoa học chính trị.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án
đƣợc kết cấu thành bốn chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực hành pháp trong Nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương 3: Thực trạng kiểm soát quyền lực hành pháp trong Nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương 4: Quan điểm và giải pháp bảo đảm kiểm soát quyền lực hành pháp
trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

6


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu vềtổ chức quyền lực nhà nước và kiểm
soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền
Những nghiên cứu về tổ chức QLNN và KSQLNN trong quá trình xây dựng và
hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam thực sự khởi sắc từ những định hƣớng chính trị,
pháp lý quan trọng của Đảng và nhà nƣớc ở Việt Nam trong những năm qua. Kết quả
đạt đƣợc trong hoạt động nghiên cứu thể hiện về số lƣợng và chất lƣợng của các công
trình, với nhiều hình thức ấn phẩm, với hệ thống các giá trị lý luận và thực tiễn quan
trọng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án tập hợp và nhận xét tổng quan
những quan điểm nghiên cứu chính của một số công trình tiêu biểu có liên quan trực

tiếp tới các nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án. Bao gồm:
* Các công trình nghiên cứu về tổ chức quyền lực nhà nước trong nhà nước
pháp quyền
Xây dựng NNPQ là xu thế tất yếu khách quan của các quốc gia dân chủ trong
thế giới hiện đại. Ở Việt Nam, từ những năm đầu của thập niên 90, thế kỷ XX đã có
những công trình khoa học nghiên cứu vấn đề NNPQ. Trong đó, hệ thống công
trình khoa học nghiên cứu về NNPQ, về NNPQ XHCN Việt Nam nói chung, về tổ
chức QLNN trong NNPQnói riêng rất phong phú.Tiêu biểu có những công trình sau
đây:
- Chƣơng trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc KX 04 “Xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân”, bao gồm 9 đề tài,
nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về NNPQ XHCN, trong đó có:
Đề tài KX.04.01 do GS.Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm“Cơ sở lý luận và
thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân”(2005) [88].Đề
tài đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam dựa
trên các tiền đề kinh tế, xã hội, chính trị, tƣ tƣởng; quan điểm của Đảng về xây dựng
và hoàn thiện NNPQ, kinh nghiệm các nƣớc trong xây dựng NNPQ. Đề tài đã bƣớc
7


đầu đề cập đến nhu cầu tổ chức QLNN ở Việt Nam trên cơ sở phân công, phối hợp
giữa các bộ phận QLNN, luận bàn về nhu cầu kiềm chế và kiểm soát quyền lực
trong NNPQ. Qua đó, đề tài đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn, hƣớng đến thiết kế
mô hình tổng thể NNPQ XHCN Việt Nam, trong đó có nội dung tổ chức QLNN.
Đề tài KX.04.02 do GS.TSKH. Đào Trí Úc làm chủ nhiệm“Mô hình tổ chức
và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
trong giai đoạn 2001-2010”(2004)[118]. Đề tài đã xác định mô hình NNPQ XHCN
Việt Nam của dân, do dân, vì dân, bao gồm cả tổ chức QLNN dựa trên: (1) Các giá
trị, các yêu cầu và đặc trƣng của NNPQ; (2) Các thiết chế QLNN: Quốc hội, Chính
phủ, cơ quan tƣ pháp, các cơ quan chính quyền địa phƣơng, mối liên hệ giữa các

thiết chế đó và giữa các thiết chế đó với các thiết chế xã hội thông qua chế độ dân
chủ XHCN. Đề tài cũng chỉ ra hoàn thiện pháp luật là điều kiện bảo đảm hiện thực
hóa mô hình. Những kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định NNPQ là phƣơng
thức tổ chức thực hiện QLNN phù hợp với điều kiện và yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và phát triển của đất nƣớc; đã xác định đƣợc mô hình NNPQ với những nội
dung bảo đảm giá trị phổ biến về NNPQ cũng nhƣ phản ánh đƣợc các yếu tố đặc thù
phù hợp với các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và truyền thống của
Việt Nam.
- Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc KX01-14 “Xây dựng nền chính trị và hệ thống
chính trị trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”(1995) [126] do
Viện Nhà nƣớc và Pháp luật chủ trì đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa nhiệm vụ đổi
mới hệ thống chính trị và nhiệm vụ xây dựng NNPQ. Hiệu quả hoạt động của tất cả
các yếu tố thuộc hệ thống chính trị là khả năng đáp ứng đƣợc các mục tiêu và yêu
cầu của mô hình NNPQ XHCN.
- Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc KX02 “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu
mới của dân, do dân, vì dân”(1992)[61] do TS. Nguyễn Đình Lộc làm Chủ nhiệm đã
phân tích, chứng minh và hệ thống hóa một cách sâu sắc tƣ tƣởng của chủ tịch Hồ Chí
Minh về NNPQ, trong đó có nhiều tƣ tƣởng của Ngƣời về xây dựng nhà nƣớc kiểu mới
ở nƣớc ta.
- Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc KX 05-05 “Cơ chế thực hiện dân chủ trong hệ
thống chính trị ở nước ta” do PGS. PTS Hoàng Chí Bảo làm chủ nhiệm (1995) [5]
đã đề cập vấn đề NNPQ trong mối quan hệ với dân chủ. Đối tƣợng nghiên cứu tập
8


trung của đề tài này là vấn đề xây dựng NNPQ ở các khía cạnh nhƣ: khái niệm, yếu
tố hợp thành hệ thống chính trị, điều kiện hoạt động có hiệu quả, tổ chức QLNN,
nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nƣớc.
- Đề tài Khoa học xã hội KHXH05 – 05 “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng”(2000) [122] do GS.TSKH Đào Trí Úc

làm chủ nhiệm đề tài đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản về NNPQ: (1) Lịch
sử tƣ tƣởng NNPQ; (2) Các yếu tố phổ biến cơ bản của NNPQ; (3) Những tiền đề
kinh tế – xã hội, chính trị – tƣ tƣởng của việc xây dựng và hoàn thiện NNPQ ở Việt
Nam. Đề tài đã đặc biệt nhấn mạnh đến các vấn đề về những giá trị xã hội của pháp
luật, nhu cầu cải cách pháp luật và đòi hỏi về thực hiện dân chủ, tăng cƣờng vai trò
và năng lực lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc nhƣ là những điều kiện quan trọng
để đề ra và thực hiện nhiệm vụ xây dựng NNPQ XHCN ở nƣớc ta trong giai đoạn
tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ
bản của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ
nghĩa trong giai đoạn từ nay đến năm 2020”(2010) [56] do TS. Bùi Nguyên Khánh
làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu mô hình NNPQ trong mối quan hệ với xã hội dân sự,
với nền kinh tế thị trƣờng. Đề tài dành một phần nội dung nghiên cứu sâu về yêu
cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật với việc nhấn mạnh tính minh bạch trong công
tác hoạch định chính sách. Trên cơ sở đánh giá thực trạng xây dựng NNPQ XHCN
Việt Nam ở các phƣơng diện: tuân thủ Hiến pháp, hoạt động hành pháp, tƣ pháp,
thực thi quyền làm chủ của nhân dân, đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp cải tổ bộ
máy nhà nƣớc; phát huy quyền làm chủ của nhân dân (thông qua chế định quyền
con ngƣời, bảo vệ quyền con ngƣời).
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nhà nước pháp quyền, từ lý luận chủ
nghĩa Mác – Lê nin đến thực tiễn hiện nay”(2007) [27] do TS Phạm Ngọc Dũng
làm Chủ nhiệm đã hệ thống hóa lý luận Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh và các nhà tƣ tƣởng tiến bộ về NNPQ, làm rõ quá trình nhận thức và xây dựng
NNPQ XHCN Việt Nam; định hƣớng xây dựng dân chủ, pháp luật, tổ chức QLNN
với nội dung thống nhất, phân công, phối hợp các bộ phận cấu thành QLNN; Đảng
lãnh đạo NNPQ trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN.

9



- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Xây dựng nhà nước pháp quyền của
dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay: một số vấn đề cấp bách và giải pháp”
(2003)[76] do TS. Nguyễn Văn Mạnh chủ nhiệm đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ
bản về NNPQ và NNPQ XHCN nhƣ tƣ tƣởng NNPQ XHCN trong lịch sử; quan
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng về NNPQ; đặc trƣng, yêu cầu và các
nguyên tắc cơ bản của NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Đề tài khẳng định vấn
đề có tính quyết định trong xây dựng NNPQ là xây dựng và hoàn thiện pháp luật,
bảo đảm cho pháp luật đƣợc thực hiện nghiêm minh trong nhà nƣớc và xã hội.
Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên đây là hệ thống tri
thức lý luận và thực tiễn về NNPQ, về NNPQ XHCN Việt Nam nói chung, về tổ
chức QLNN trong NNPQ nói riêng, là nguồn tài liệu tham khảo quý giá, hỗ trợ
cũng nhƣ gợi mở cho nghiên cứu sinh nhiều ý tƣởng nghiên cứu trong phạm vi
thực hiện nhiệm vụ của luận án.
* Các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước
pháp quyền
- Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc KX04-28/06-10, Phân công, phối hợp và
kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam do GS. TS Trần Ngọc Đƣờng làm chủ nhiệm, (2006) [32] đã tập trung nghiên
cứu vấn đề tổ chức QLNN trong NNPQ XHCN Việt Nam, bao gồm phân công,
phối hợp và KSQL. Tác giả đã phân tích sâu nội dung nghiên cứu ở phƣơng diện lý
luận và thực tiễn, là cơ sở để đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện vấn đề này ở
NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực
nhà nước ở Việt Nam hiện nay, mã số BO 08 -13 do TS. Lƣu Văn Quảng chủ
nhiệm, Viện Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
chủ trì (2008) [85] đã giải quyết nội hàm cơ chế KSQLNN trên phƣơng diện lý luận
và thực tiễn ở góc độ nghiên cứu của khoa học chính trị. Theo đó, về lý luận, đề tài
đã phân tích, làm rõ tính tất yếu của kiểm soát quyền lực, các phƣơng thức
KSQLNN, vai trò của Đảng chính trị, của xã hội dân sự đối với hoạt động
KSQLNN. Đề tài cũng đã xác định các hình thức KSQLNN bao gồm các hoạt động

như giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, phản biện [75,tr. 26]. Do đó, đánh giá
thực tiễn thực hiện cơ chế KSQLNN ở Việt Nam hiện nay, đề tài đã dựa trên cơ sở
10


khảo sát thực trạng thực hiện các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra,
phản biện từ bên trong và bên ngoài.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ
bản về tổ chức và kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước trong quá trình xây dựng
và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”do PGS.TS Phạm
Hữu Nghị chủ nhiệm (2010)[81] đã làm rõ những vấn đề lý luận về KSQLNN nói
chung, đánh giá thực trạng và nêu quan điểm, giải pháp về tổ chức và kiểm soát
việc thực hiện QLNN ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, từ trang 40 đến trang 46
(Chƣơng 1), đề tài đã phân tích làm rõ tính phổ biến và tính đặc thù của KSQLNN.
Theo đó, KSQLNN có những nguyên lý đƣợc thừa nhận chung và đã đƣợc ghi nhận
trong hiến pháp của các nƣớc, là biểu hiện của tính phổ biến trong việc tổ chức và
KSQLNN. Tính phổ biến đó bao gồm: (1) khẳng định mạnh mẽ chủ quyền nhân
dân, (2) tôn trọng và bảo vệ quyền và tự do của con ngƣời, của công dân, (3) phân
quyền để tạo ra cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nƣớc, (4)
bảo đảm sự độc lập của quyền tƣ pháp, (5) tôn trọng tính tối thƣợng của Hiến pháp
và các đạo luật.Tính đặc thù trong tổ chức và KSQLNN có biểu hiện: (1) việc áp
dụng nguyên tắc phân quyền vào thực tiễn tổ chức QLNN có sự khác nhau tạo nên
cơ chế phân quyền sát với học thuyết phân quyền (phân quyền cứng rắn) hay cơ chế
phân quyền “mềm”, (2) có nƣớc trong những thời gian nhất định khi vận dụng học
thuyết phân chia quyền lực đã lấy „„hạt nhân hợp lý” là sự phân công, phối hợp giữa
các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp,
(3) có nơi, có lúc quyền tƣ pháp chƣa đƣợc tôn trọng; quyền tƣ pháp chƣa thật sự
độc lập, (4) có nƣớc chƣa thể hiện rõ sự phân quyền theo chiều dọc- phân quyền
giữa chính quyền Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng, (5) sự lãnh đạo của Đảng
cầm quyền đối với Nhà nƣớc mà chƣa có sự ràng buộc pháp lý đã tác động không

tốt đến tổ chức và KSQLNN. Bên cạnh đó, đề tài còn tiếp cận nghiên cứu một số mô
hình phân quyền trên thế giới, trong đó, KSQLNN là một nội dung của tổ chức
QLNN. Ở góc độ này, vấn đề KSQLNN chƣa đƣợc giải quyết sâu, chủ yếu tập trung
ở nội dung tổ chức QLNN với vị trí, vai trò, thẩm quyền, mối quan hệ giữa các cơ
quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Đề tài đã gợi mở cho nghiên
cứu sinh tiếp cận nghiên cứu vấn đề ở góc độ tổng thể, trên cơ sở thiết lập mối quan
hệ giữa KSQLNN với vấn đề tổ chức QLNN nói chung.
11


- GS.TS Đào Trí Úc, PGS.TS Võ Khánh Vinh (Đồng Chủ biên) trong cuốn
sách “Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta
hiện nay” (2003)[119] tiếp cận nghiên cứu vấn đề dƣới góc độ khoa học pháp lý.
Qua đó, các tác giả đã làm rõ lý luận về giám sát QLNN, khẳng định tính tất yếu
của giám sát QLNN, phân biệt giám sát mang tính quyền lực và giám sát không
mang tính QLNN, xác định hạn chế của những quy định pháp luật, những bất cập
trong đánh giá hoạt động thực tiễn. Các nội dung từ kết quả nghiên cứu là những
gợi mở bổ ích để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện luận án.
- Tác giả Nguyễn Thị Hồi với cuốn sách “Tư tưởng phân chia quyền lực nhà
nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước” (2005)[47] đã làm rõ nội
dung tƣ tƣởng phân chia QLNN trong lịch sử, sự thể hiện và áp dụng tƣ tƣởng đó
trong bộ máy nhà nƣớc ở một số nƣớc Tƣ bản và thể hiện trong bốn bản Hiến pháp
ở Việt Nam. Cụ thể, tác giả đã mô tả các mô hình phân quyền ở một số nƣớc đại
diện cho các hình thức chính thể. Trong mô hình phân quyền đó, có những nội dung
phản ánh cơ chế KSQLNN giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tƣ pháp
ở các quốc gia cụ thể.
- Tác giả Nguyễn Đăng Dung với sách “Nhà nước và trách nhiệm của nhà
nước” (2006) [23] đã phân tích và nhận định nhà nƣớc luôn có xu hƣớng lạm
quyền. Lạm quyền trong nhà nƣớc sẽ dẫn đến sự tha hóa quyền lực. Vì vậy, cần
phải thực hiện cơ chế KSQLNN đối với các quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp,

cần phối hợp nhiều cơ chế và hoàn thiện hệ thống pháp luật về KSQLNN. Trong đó
phải xây dựng mô hình NNPQ cùng với cơ chế giám sát xã hội đối với QLNN.
Thông qua thực tiễn phân chia quyền lực và chế ƣớc quyền lực trong bộ máy nhà
nƣớc của hệ thống chính trị Hoa Kỳ, tác giả đã khảo cứu và đƣa ra các kiến nghị về
chế ƣớc QLNN Việt Nam, tập trung phân tích về chế độ trách nhiệm của nhà nƣớc.
- Tác giả Trịnh Thị Xuyến trong sách chuyên khảo: “Kiểm soát quyền lực
nhà nước: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”(2009)[129]
đã tiếp cận nghiên cứu KSQLNN ở cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Theo đó,
về mặt lý luận, tác giả đã làm rõ tính tất yếu, khái niệm, nội dung, mục đích cũng
nhƣ các phƣơng thức KSQLNN. Về mặt thực tiễn, tác giả dành Chƣơng hai mô
tả nội dung KSQLNN ở một số quốc gia cụ thể nhƣ Mỹ, Anh, Nhật Bản,
Singapore, Malaixia; rút ra những kinh nghiệm có giá trị tham khảo từ các mô
12


hình trên. Mặt khác, nghiên cứu về thực tiễn KSQL, ở Chƣơng ba, tác giả đã
đánh giá thực trạng KSQLNN ở Việt Nam hiện nay. Qua đó có thể hình dung cơ
chế KSQLNN ở Việt Nam từ bên ngoài và bên trong hệ thống QLNN. Đặc biệt,
tác giả đã có những đánh giá, nhận xét về cơ chế KSQLNN giữa lập pháp, hành
pháp và tƣ pháp trên cơ sở quy định của Hiến pháp dù tiếp cận nghiên cứu ở góc
độ khoa học chính trị. Tuy nhiên, do đối tƣợng nghiên cứu tƣơng đối rộng, nên
nội dung sách chƣa nghiên cứu sâu các quan hệ của kiểm soát quyền lực nhà
nƣớc, nhƣ kiểm soát quyền lực nhà nƣớc giữa trung ƣơng và địa phƣơng, giữa
các cấp các ngành. Mặc dù vậy, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác
giả đã đề ra những giải pháp KSQLNN có ý nghĩa nhất định. Đây là công trình
nghiên cứu có giá trị tham khảo cao cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực
hiện luận án.
- TS. Nguyễn Minh Đoan, TS. Bùi Thị Đào, ThS. Trần Ngọc Định, TS. Trần
Thị Hiền, TS. Lê Vƣơng Long, ThS. Nguyễn Văn Năm, ThS. Bùi Xuân Phái trong
sách tham khảo “Một số vấn đề về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước” (2009)

[22] đã có nhiều chuyên đề bàn về nguy cơ tha hóa quyền lực, nguy cơ tham nhũng,
nguy cơ lãng phí, nguy cơ lạm quyền, nguy cơ tham quyền cố vị. Dù với góc độ tiếp
cận nghiên cứu không đề cập trực tiếp đến vấn đề KSQL nhƣng các tác giả đã phân
tích và làm rõ một số lý do căn bản về nguy cơ của QLNN, để từ đó cho thấy
KSQLNN là tất yếu khách quan, là cần thiết của mọi nhà nƣớc. Trong điều kiện xây
dựng NNPQ XHCN Việt Nam, vấn đề KSQL nhằm hạn chế những nguy cơ trên cần
phải đƣợc thực hiện hiệu quả nhằm bảo đảm nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân.
- GS.TSKH Đào Trí Úc và PGS.TS. Phạm Hữu Nghị (Đồng Chủ biên) với
chuyên khảo: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2009)[120] đã khẳng định
giám sát xã hội đối với việc thực hiện QLNN trong NNPQ là tất yếu. Các tác giả
cho rằng để bảo đảm đƣợc bản chất nhà nƣớc XHCN phải thực hiện quyền giám sát
của nhân dân đối với việc thực thi QLNN, phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm
tra, giám sát tính hợp hiến và hợp pháp trong hoạt động và quyết định của cơ quan
công quyền.

13


- GS. TSKH Đào Trí Úc (chủ biên) trong Chuyên luận: “Cơ chế giám sát của
nhân dân đối với hoạt động của bộ máy đảng và nhà nước - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn”(2010)[116] - Là tài liệu thể hiện kết quả nghiên cứu của đề tài KX 1007, trong khuôn khổ của Chƣơng trình nghiên cứu khoa học xã hội cấp nhà nƣớc:
“Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ động hội nhập quốc tế”. Chuyên
luận này là công trình đầu tiên nghiên cứu về cơ chế giám sát của nhân dân đối với
hoạt động của bộ máy đảng và nhà nƣớc ở nƣớc ta. Chuyên luận đã tập trung làm rõ
nhu cầu khách quan của giám sát nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành
viên, vị trí, tính chất, đặc điểm của cơ chế và hình thức kiểm tra, giám sát xã hội ở
nƣớc ta; từ đó đánh giá thực trạng việc thực hiện cơ chế này. Công trình cũng đã đề

cập đến kinh nghiệm một số nƣớc về tổ chức và vận hành cơ chế trong quá trình tổ
chức thực hiện quyền lực chính trị, QLNN. Qua đó, tác giả đề xuất mô hình giám
sát của nhân dân đối với hoạt động của Đảng và nhà nƣớc.
- GS.TS Trần Ngọc Đƣờng (Chủ biên) trong sách chuyên khảo “Phân công,
phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp 1992” (2012)[31]. Về
tổng thể, cuốn sách chuyên khảo là một công trình nghiên cứu tƣơng đối toàn diện
vấn đề tổ chức QLNN, trong đó có KSQLNN trong NNPQ XHCN Việt Nam, có giá
trị tham khảo bổ ích đối với việc thực hiện luận án của nghiên cứu sinh.
- Luận án tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với
việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”của tác giả Nguyễn Mạnh
Bình (2010)[6] đã xác định cơ sở lý luận của việc hoàn thiện cơ chế pháp lý giám
sát xã hội đối với việc thực hiện QLNN nhƣ: khái niệm, vai trò, tiêu chí hoàn thiện.
Bên cạnh đó, thông qua việc đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất những giải pháp
thiết thực hoàn thiện các bộ phận cấu thành của cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối
với việc thực hiện QLNN trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân
đối với cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam”của tác giả Hoàng Minh Hội
(2014)[46]. Nghiên cứu ở góc độ lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật, luận án
đã xác định khái niệm và đặc điểm giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành
chính nhà nƣớc ở khía cạnh chủ thể, đối tƣợng, phạm vi, hình thức, nội dung; xác
định tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật để trên cơ sở đó đánh giá
14


thực trạng và đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân
dân đối với cơ quan hành chính nhà nƣớc ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quang Anh (2015)[2] đã làm
rõ cơ sở lý luận, hệ thống quá trình hình thành và phát triển của cơ chế pháp lý nhân
dân kiểm soát quyền lực nhà nƣớc ở Việt Nam, đánh giá thực trạng này và xác định

các quan điểm, giải pháp hoàn thiện giai đoạn tiếp theo.
- Luận án Tiến sĩ Chính trị học “Thực hiện chức năng giám sát quyền lực
nhà nước của Quốc hội Việt Nam hiện nay” của tác giả Vũ Thị Mỹ Hằng (2016)
[39] đã làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về chức năng giám sát QLNN của Quốc hội
Việt Nam; đánh giá thực trạng và đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nhiều luận văn thạc sĩ có chủ đề
nghiên cứu liên quan đến nội dung tổ chức QLNN và KSQLNN trong NNPQ
XHCN Việt Nam. Một số công trình tiêu biểu nhƣ: Luận văn thạc sĩ Luật học“Giám
sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Long
Hải(2006)[38]; Luận văn thạc sĩ Luật học“Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền
lực nhà nước” của tác giả Tạ Thị Ngọc Liên (2014)[59]; Luận văn thạc sĩ Luật
học“Hoạt động kiểm tra giám sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực –
Qua thực tiễn huyện Đông Sơn, Thanh Hóa” của tác giả Thiều Thị Kim (2014) [57];
Luận văn thạc sĩ Luật học“Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát quyền lực
nhà nước” của tác giả Nguyễn Thị Minh Thu (2014)[104].
- Ngoài ra, vấn đề KSQLNN trong NNPQ còn đƣợc tiếp cận nghiên cứu trong
nhiều bài viết công bố trên các tạp chí chuyên ngành, tiêu biểu nhƣ: ThS Phạm Thế
Lực, Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số
1/2011 [73]; PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước ở
Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 9/2011 [82];
Đỗ Quỳnh Hoa, Kiểm soát quyền lực nhà nước – Bước đột phá quan trọng về lý
luận của Đảng ta trong Đại hội lần thứ XI, Tạp chí Khoa học và Công nghệ số
7/2012[44]; Vũ Anh Tuấn, Bàn thêm về mối quan hệ giữa phân công, phối hợp và
kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật
số 5/2012[112]; Nguyễn Xuân Tùng, Học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa và một
15


số nhận thức về kiểm soát quyền lực tại Việt Nam, Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc số

7/2012[114]; Trần Quốc Việt, Tư tưởng, quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước ở
Việt Nam hiện nay, Tạp chí Quản lý Nhà nƣớc số 198/2012[127]; GS.TSKH Lê Văn
Cảm và Vũ Văn Huân, Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và một số kiến giải lập
hiến trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam” Tạp chí Nhà nƣớc
và Pháp luật, số 6/2012[13]; GS.TSKH Đào Trí Úc, Sửa đổi Hiến pháp 1992 và cơ
chế kiểm soát quyền lực ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 844/2013[121]; Bùi Văn
Tiếng: Bí thư – chủ tịch là một người và vấn đề kiểm soát quyền lực, Tạp chí xây
dựng Đảng, số 11, 2013 [107]; Lê Thanh Hà, Công đoàn tham gia giám sát và phản
biện xã hội trong quá trình đổi mới, Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 547, 5 –
2014 [36]; Nguyễn Thị Hạnh, Một số vấn đề về hoạt động giám sát của Quốc hội,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 23, 12 – 2014 [41]; Nguyễn Thị Thanh Nga, Kiểm
soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp, Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, số 247, 2016 [80].
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quyền lực hành pháp và
kiểm soát quyền lực hành pháp trong nhà nước pháp quyền
- Sách chuyên khảo “Tổ chức và hoạt động của chính phủ một số nước trên
thế giới”(1997)của PTS. Vũ Hồng Anh [3] là công trình chuyên khảo về chế định
chính phủ của luật hiến pháp, bao gồm hai chƣơng: Chƣơng 1 giới thiệu chung về vị
trí, vai trò, chức năng của chính phủ trong các hình thức chính thể của nhà nƣớc;
Chƣơng 2 nghiên cứu tổ chức và hoạt động của chính phủ ở một số nƣớc trên thế
giới. Trong phần giới thiệu chung, tác giả đã xác định dù chính phủ có những tên
gọi khác nhau ở các nƣớc khác nhau, nhƣng là cơ quan có thẩm quyền chung thực
hiện việc quản lý hoạt động thừa hành và điều hành (tức là hoạt động hành chính)
trong cả nƣớc [3, tr.5]. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến cơ chế Chính phủ kiểm
soát hoạt động hành chính, nhấn mạnh các loại trách nhiệm của Chính phủ (trách
nhiệm chính trị, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự) trong thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của mình.
- Sách “Quyền lực nhà nước và quyền công dân” (2003) của PGS.TS Đinh
Văn Mậu [77], đã đề cập đến hệ thống các phƣơng thức QLNN, bảo đảm quyền
công dân trong Chƣơng III từ trang 110 đến trang 176: giám sát của các cơ quan

QLNN, thanh tra, kiểm tra của hệ thống hành chính nhà nƣớc, xét xử và giám sát
16


của Tòa án nhân dân, kiểm sát bảo đảm, bảo vệ quyền công dân, công dân kiểm soát
nhà nƣớc bằng quyền khiếu nại, tố cáo và hoạt động kiểm tra của Đảng. Trong
phạm vi liên quan, có giá trị tham khảo cho việc thực hiện Luận án, nghiên cứu sinh
nhận thức hệ thống các phƣơng thức kiểm soát nói chung đƣợc nêu lên tƣơng đối
đầy đủ, phù hợp với quy định pháp luật cũng nhƣ thực tiễn hoạt động trong lĩnh vực
này ở Việt Nam.
- Sách“Tính nhân bản của Hiến pháp và bản tính của các cơ quan nhà nước”
(2004) của PGS.TS Nguyễn Đăng Dung [26] đã tiếp cận nghiên cứu từ yêu cầu về
tính nhân bản của Hiến pháp, xuất phát từ vị trí, vai trò của Hiến pháp đối với sự
phát triển của quốc gia, dân tộc, đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân.
Tính nhân bản của Hiến pháp thể hiện trong các quy định của Hiến pháp và gắn với
cơ quan lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Chuyên khảo này đã đƣa ra những quan
điểm đáng chú ý nhƣ: Theo quy định của Hiến pháp nhiều nƣớc, hành pháp là
quyền điều hành và quản lý quốc gia…, là quyền thiết yếu nhằm bảo vệ đất nƣớc…,
là ngành duy nhất trong bộ máy nhà nƣớc có quyền quyết định đến vinh dự và
quyền đƣợc sử dụng võ lực…[26, tr.132] hay “Trong 3 nhánh quyền, quyền hành
pháp chiếm một vị trí rất đặc biệt, thậm chí nó bị thay đổi theo thời gian, không còn
đúng nghĩa chỉ là tổ chức thực hiện các văn bản luật của lập pháp… Trong khoa học
pháp lý và chính trị học, hành chính và hành pháp không phân biệt. Hành chính và
hành pháp đều là cai trị, với bộ máy chuyên nghiệp” [26, tr.148-149]. Khi phân tích
vị trí, vai trò của hành pháp trong bộ máy nhà nƣớc hiện nay, tác giả đã khẳng định
chính phủ - hành pháp là trung tâm của bộ máy nhà nƣớc, có ảnh hƣởng đến các
nhánh quyền lực khác.
- Sách “Góp phần nghiên cứu Hiến pháp và nhà nước pháp quyền” (2005)
của ThS. Bùi Ngọc Sơn [91] gồm hai phần: phần thứ nhất nghiên cứu Hiến pháp
trong điều kiện xây dựng NNPQ, phần thứ hai là một số vấn đề về Bộ máy nhà

nƣớc Việt Nam trong điều kiện xây dựng NNPQ. Với Bộ máy nhà nƣớc, Chính phủ
là một nội dung đƣợc tác giả đề cập nghiên cứu. Trên cơ sở xác định: “nói đến nhà
nƣớc là nói đến Chính phủ, nói đến nhà nƣớc pháp quyền không thể không nói đến
những thuộc tính của hành pháp. Hành pháp trong nhà nƣớc pháp quyền cũng phải
có những tiêu chí riêng, mà nếu thiếu những tiêu chí đó thì không thể có nhà nƣớc
pháp quyền” bởi “Trên mức độ phổ quát có thể nói, Chính phủ - thiết chế thực thi
17


quyền hành pháp trong nhà nƣớc pháp quyền…khác với Chính phủ trong nhà nƣớc
cực quyền.” [91, tr.294- 295]; theo đó, tác giả đã nêu và phân tích làm rõ những tiêu
chí của Chính phủ trong NNPQ: tinh gọn về cơ cấu, vững mạnh về thẩm quyền,
minh bạch về hoạt động, trong sạch về đạo đức, ý thức về trách nhiệm.
- Sách “Cơ cấu, phương thức thực hiện quyền lực trong hệ thống hành chính
Việt Nam” (2006) của ThS Phạm Bính [8] với nội dung đề cập đến những vấn đề
chung về quyền lực và QLNN, cơ cấu, phƣơng thức thực hiện quyền lực trong hệ
thống hành chính Việt Nam. Chƣơng 1 đã nêu khái niệm: “Theo nghĩa hẹp, hệ
thống hành chính nhà nƣớc là một khái niệm dùng để chỉ hệ thống các tổ chức, các
cơ quan nhà nƣớc thực hiện chức năng hành chính trong hệ thống hành pháp của
nhà nƣớc cả ở trung ƣơng và địa phƣơng và mối quan hệ giữa chúng với nhau.” [8,
tr. 59]. Về mặt cơ cấu, hệ thống hành chính nhà nƣớc gồm hai bộ phận: pháp luật
hành chính nhà nƣớc và bộ máy hành chính nhà nƣớc. Trong đó: “Bộ máy hành
chính nhà nƣớc là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc thực hiện quyền hành
pháp từ trung ƣơng đến địa phƣơng” [8, tr.60] và “Quyền lực của hệ thống hành
chính Việt Nam là một bộ phận của quyền lực Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam (quyền lực hành pháp) [8, tr. 89].
- Sách chuyên khảo“Chính phủ trong nhà nước pháp quyền” (2008) của tác
giả Nguyễn Đăng Dung[24] đã nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về Chính phủ
trong NNPQ, thể hiện ở nội dung: thông qua mô tả hệ thống cơ quan hành pháp
trong các mô hình chính thể khác nhau và ở nhà nƣớc Việt Nam hiện tại; nhấn mạnh

vai trò của cơ quan hành pháp và yêu cầu về sự minh bạch đối với hoạt động của
chính phủ, khẳng định trách nhiệm của chính phủ đối với sự phát triển của quốc gia
[24, tr.521].
- Sách “Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và hệ thống
chính trị nước ta”(2008) của GS.TSKH Vũ Minh Giang (Chủ biên) [33] đã xác
định những đặc trƣng cơ bản của các thiết chế chính trị từng giai đoạn. Trong hệ
thống thiết chế thời kỳ hiện đại từ năm 1975 đến 1986, hệ thống các cơ quan hành
pháp đƣợc xác định là Hội đồng Bộ trƣởng và Ủy ban nhân dân các cấp.
- Sách “Thể chế chính trị Việt Nam, lịch sử hình thành và phát triển”(2012)
của PGS.TS Lƣu Văn An [1] đã làm rõ cơ cấu, vị trí, vai trò, thẩm quyền thể chế
chính trị bao gồm Đảng, nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội. Trong đó, nhà
18


nƣớc đƣợc thiết kế hình thành trên cơ sở thể chế lập pháp, hành pháp, tƣ pháp và
chính quyền địa phƣơng. Ở những giai đoạn khác nhau, theo quy định của Hiến
pháp, thể chế hành pháp có cơ cấu, thẩm quyền khác nhau; nhƣng đều có điểm
chung căn bản là đƣợc xác định và gọi tên: Chính phủ. Vì vậy, các nội dung về thể
chế hành pháp trong nhà nƣớc đƣợc tác giả tập trung làm rõ các chủ thể: từ Chính
phủ lâm thời thời kỳ 1945 – 1946 đến Chính phủ gồm có Thủ tƣớng, các Phó thủ
tƣớng, các Bộ trƣởng và các thành viên khác giai đoạn từ năm 1992 đến nay; hay
thể chế hành pháp Việt Nam dân chủ cộng hòa theo Hiến pháp 1967 – đệ nhị cộng
hòa gồm có Chính phủ, Tổng thống và Phó tổng thống.
- Sách “Tổng quan về lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam”(2014) của TS.
Võ Văn Tuyển và Th.S Nguyễn Thị Thu Hòa (đồng Chủ biên) [115] cung cấp
những kiến thức cơ bản về nội dung, hình thức và phƣơng pháp tổ chức, hoạt động
của bộ máy hành chính nhà nƣớc Việt Nam (là một bộ phận trong cơ cấu của quyền
hành pháp) qua các thời kỳ lịch sử (Văn Lang – Âu lạc, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc,
Lê Trung Hƣng, Vua Lê – chúa Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn…) và từ Cách mạng
Tháng Tám 1945 đến nay, những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại từ các

cuộc cải cách hành chính nhằm góp phần giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc
trong cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay. Theo đó, ở góc độ tiếp cận này, bộ
máy hành chính nhà nƣớc là một bộ phận trong cơ cấu của QHP.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ
bản về quyền hành pháp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2020” do PGS.TS Vũ Thƣ làm chủ nhiệm (2011)[106] là một trong số
rất ít đề tài nghiên cứu trực tiếp và chuyên sâu về QLHP. Trong đó, các tác giả đã
xác định: QHPlà quyền thực hiện chính sách và pháp luật… QHP đƣợc xem xét
trong tƣơng quan với các quyền lập pháp và tƣ pháp… Xét ở góc độ cơ cấu hay
phƣơng thức tác động, QHP bao gồm hai bộ phận là quyền lập quy và quyền hành
chính (bao gồm cả việc hoạch định, thi hành chính sách) [106, tr.9-10] hay “…Khi
nói đến quyền hành pháp, thƣờng ngƣời ta hay nói đến chính phủ, cơ quan hành
pháp, hành chính nhà nƣớc cao nhất. Đúng vậy, vì hoạt động hành pháp quan trọng
nhất của mỗi quốc gia chính là chính phủ.” [106, tr.13]. Đề tài đã xác định tính phổ
biến và tính đặc thù của QHP trong NNPQ XHCN Việt Nam. Tính phổ biến: Một
là, QHP là quyền thực thi chính sách và luật; hai là, hành pháp luôn là bộ phận
19


“trội” và năng động nhất trong các bộ phận cấu thành của QLNN; ba là, QHP trong
các nhà nƣớc hiện đại gắn liền với việc xây dựng NNPQ; bốn là, trong xã hội ngày
nay, việc thực thi QHP thể hiện tính dân chủ, tính trách nhiệm, tính minh bạch; năm
là, QHP cũng nhƣ các quyền khác, phải đƣợc đặt trong sự kiểm tra, giám sát chặt
chẽ để bảo đảm quyền này đƣợc thực hiện đúng đắn, hợp pháp. Tính đặc thù của
QHP Việt Nam thể hiện: Thứ nhất, QHP đƣợc tổ chức trong khuôn khổ nguyên tắc
tập quyền XHCN; thứ hai, QHP đƣợc thực hiện trong nền chính trị nhất nguyên, ở
đó, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lƣợng duy nhất lãnh đạo nhà nƣớc và xã hội;
thứ ba, việc tổ chức và vận hành QHP đang trong quá trình hình thành và ổn định
theo các mục tiêu của QHP trong các nhà nƣớc hiện đại; thứ tư, QHP Việt Nam
đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã đề cập

đến chức năng, phƣơng phápvà các hình thức thực hiện QHP. Nội dung phần 2 của
đề tài về tổ chức QHP trong NNPQ XHCN Việt Nam đã mô tả hệ thống QLHP ở
các giai đoạn khác nhau từ năm 1945 đến nay trên cơ sở quy định của hiến pháp. Đề
tài đã tiếp cận nghiên cứu nội dung sự vận hành của QHP ở nƣớc ta thông qua các
hoạt động hành pháp và giám sát, kiểm tra; dân chủ trong thực thi QHP; tính trong
sạch, minh bạch, khả năng dự đoán và trách nhiệm giải trình; cán bộ công chức thực
thi QHP. Trong đó, các tác giả đã đề cập đến hoạt động KSQLHP nằm trong chính
các hoạt động hành pháp hay là thi hành luật của hệ thống hành chính nhà nƣớc.
KSQLHP hƣớng đến các đối tƣợng: tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính
nhà nƣớc; các quyết định pháp luật và hành vi pháp luật đƣợc thực hiện để thực thi
QLHP. Các tác giả xác định hệ thống KSQLHP ở Việt Nam gồm kiểm soát xã hội
và kiểm soát nhà nƣớc. Cụ thể, kiểm soát nhà nƣớc đƣợc thực hiện bằng các hình
thức giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nƣớc Quốc hội và Hội đồng nhân
dân; giám sát của Chủ tịch nƣớc; kiểm tra của Toà án đối với QHP; kiểm tra, thanh
tra trong hệ thống hành chính nhà nƣớc. Kiểm soát xã hội bao gồm kiểm tra của
Đảng, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội của nhân dân
và giám sát của ngƣời dân đối với việc thực hiện QHP. Bên cạnh đó là phần đánh
giá chung về tổ chức và thực thi QHP trong Nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Phần 3 của đề tài tập trung phân tích và luận giải các yêu cầu, quan điểm nâng cao
hiệu quả thực thi QHP trong NNPQ Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cùng những đề
xuất về tiếp tục đổi mới QLHP.
20


Công trình với kết quả nghiên cứu bao gồm những nhận thức có hệ thống,
mang tính toàn diện về QLHP, KSQLHP, là tài liệu tham khảo bổ ích mà nghiên
cứu sinh có thể tiếp nhận, kế thừa trên cơ sở phù hợp quan điểm khoa học, cũng nhƣ
gợi mở cho việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của
luận án mà nghiên cứu sinh đang thực hiện.
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả

hoạt động giám sát của Quốc hội trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt
Nam hiện nay” do TS.Nguyễn Kim Hồng làm chủ nhiệm (2013) [48]. Tiếp cận từ
nội dung hoạt động giám sát của Quốc hội trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nƣớc,
đề tài đã xác định Quốc hội có thẩm quyền trong việc quyết định mô hình tổ chức
bộ máy, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của toàn bộ các cơ quan trong bộ máy nhà
nƣớc. Từ đó, Quốc hội có quyền giám sát đối với tổ chức và hoạt động của các cơ
quan hành pháp với nhiều nội dung.
- Luận án tiến sĩ luật học: “Cải cách bộ máy hành pháp cấp trung ương trong
công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta”(1996)[28] của tác giả Lê Sĩ Dƣợc đã xác
định QHP là quyền thực hiện pháp luật và chấp hành pháp luật và Chính phủ là chủ
thể cơ bản thực hiện QHP. Luận án cũng đã làm rõ vị trí, chức năng, cơ cấu thành
phần và thẩm quyền của Chính phủ.
- Luận án tiến sĩ luật học: “Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm chức năng
giám sát của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của tác giả
Trƣơng Thị Hồng Hà (2007)[37] đã làm rõ nội hàm khái niệm cơ chế pháp lý, các
yếu tố cấu thành của hệ thống cơ chế pháp lý, hệ thống cơ chế pháp lý bảo đảm
chức năng giám sát của Quốc hội.
- Luận án tiến sĩ luật học: “Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu
lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam” của tác giả Trần Tuyết
Mai (2009) [74] đã khái quát đƣợc mô hình thực hiện quyền giám sát tối cao của
Quốc hội Việt Nam dựa trên các tiêu chí về: mục đích, chủ thể, đối tƣợng, nội dung,
phƣơng thức thực hiện, hệ quả pháp lý. Trong đó Chính phủ, thủ tƣớng chính phủ,
các bộ là đối tƣợng của hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội.
- Luận án tiến sĩ lịch sử “Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan
giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885” của tác giả Ngô Đức Lập (2014)
[58] từ góc độ tiếp cận nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã tái hiện hệ thống cơ quan
21



×