Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Phân tích tình hình kinh doanh ngân hàng OceanBank giai đoạn 2011-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.4 KB, 25 trang )

Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013

MỤC LỤC
Vài nét sơ lược về ngân hàng................................................................................2
Cơ sở thực hiện đề tài............................................................................................3
Danh mục viết tắt..................................................................................................5
Chương 1: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK) GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM
2013........................................................................................................................6
I. Bảng cân đối kế toán..............................................................................6
1. Phân tích đối chiếu các tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đại
Dương (OceanBank) trong giai đoạn 2011 – 2013.......................................6
1.1. Đánh giá khoản mục Tài sản của OceanBank.......................................7
1.2. Đánh giá khoản mục Nguồn vốn của OceanBank.................................9
II. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Báo cáo thu nhập).....................11
III. Báo cáo ngân lưu........................................................................................13
Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA NGÂN
HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK) VÀ SO SÁNH VỚI TRUNG
BÌNH NGÀNH NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013
I. Tỷ số tài chính................................................................................................16
1.
Vai
trò
của
phân
tích
tỷ
số
............................................................................................................................
16


2. Tỷ số tài chính trung bình ngành Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013
............................................................................................................................
17
II. Phân tích các tỷ số tài chính của OceanBank và so sánh với trung bình
ngành Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013.........................................................17
1.
Phân
tích
tỷ
số
quản

tài
sản
............................................................................................................................
17
2.
Phân
tích
khả
năng
quản

nợ
................................................................................................................................
19
3. Phân tích khả năng thanh toán...................................................................20
4.
Phân
tích

khả
năng
sinh
lời
................................................................................................................................
22

1

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013
5.
Phân
tích
tỷ
số
tăng
trưởng
bền
vững
................................................................................................................................
24
Chương 3: KẾT LUẬN VỀ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI
DƯƠNG (OCEANBANK) GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013
Kết luận.............................................................................................................. 24

2


Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013

N

Vài nét sơ lược về ngân hàng
gân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) – tiền thân là Ngân hàng
Nông thôn Hải Hưng được thành lập năm 1993 với vốn điều lệ ban
đầu 17,2 tỷ đồng, là ngân hàng nông thôn đầu tiên và duy nhất của
tỉnh Hải Dương thời bấy giờ hoạt động chủ yếu với nghiệp vụ cho
vay phát triển nông nghiệp và nông thôn của tỉnh Hải Dương.
Năm 2003, Hà Văn Thắm mua lại cổ phần của Ngân hàng Nông thôn Hải
Hưng từ một cổ đông quen biết. Một năm sau đó, Thắm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch
HĐQT ngân hàng này.
Trong thời gian điều hành và quản trị, ông Thắm là người đã đưa Ngân hàng
Hải Hưng trở thành Ngân hàng Nông thôn đầu tiên được phép chuyển đổi mô hình
sang thành đô thị. Năm 2007, cái tên Ngân Hàng TMCP Đại Dương (OceanBank)
chính thức hiện diện, với vốn điều lệ tăng từ 170 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng; tổng tài
sản ngân hàng đạt 13.680 tỷ đồng.
Sau khi chuyển đổi mô hình, ông Hà Văn Thắm vẫn giữ vai trò là Chủ tịch
ngân hàng. Các chỉ số như tổng tài sản, quy mô dư nợ, huy động vốn ngân hàng
tăng “nóng”. Sau gần 7 năm chuyển đổi, OceanBank đã trở thành ngân hàng có vốn
điều lệ lên tới 4.000 tỷ đồng, tăng 4 lần và tổng tài sản tăng gần 5 lần, lên con số
67.075 tỷ đồng vào cuối năm 2013.
Tuy nhiên, vào ngày 24/10/2014 Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã
thi hành lệnh bắt giữ Hà Văn Thắm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về

quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trước khi ông Thắm cùng nhiều đồng phạm bị bắt, nợ xấu của OceanBank
đã lên tới 50% tổng dư nợ, vốn chủ sở hữu âm hơn 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận ngân
hàng không còn khả năng bù đắp.
Tháng 5/2015, NHNN đã quyết định mua lại OceanBank với giá “0 đồng” và
chuyển đổi loại hình thành Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương
(OceanBank).
Quyết định này chính thức kép lại hành trình 22 năm phát triển của
OceanBank với mô hình ngân hàng tư nhân trở thành ngân hàng với 100% vốn Nhà
nước.

3

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013

Cơ sở thực hiện đề tài
Có thể thấy, trong bất kỳ nền kinh tế nào, hệ thống tài chính ngân hàng luôn
đóng vai trò là cầu nối và chất xúc tác hỗ trợ cho nền kinh tế. Vai trò đặc biệt quan
trọng của hệ thống tài chính ngân hàng đối với nền kinh tế là không thể chối bỏ.
Các TCTD nói chung và các ngân hàng nói riêng chính là những mắc xích quan
trọng cấu tạo nên hệ thống tài chính ngân hàng của một quốc gia. Trong trường hợp
có một mắc xích bị yếu kém dẫn đến phá sản sẽ gây ra hậu quả khó lường.
Khủng hoảng niềm tin là hậu quả nghiêm trọng nhất khi xảy ra sự kiện một
ngân hàng bị mất khả năng thanh toán và đứng trước bờ vực phá sản. Thay vì gửi ở
ngân hàng, tiền được cất giữ tại nhà, dẫn đến hệ quả thiếu nguồn vốn cho việc đầu
tư trở lại nền kinh tế. Không chỉ dừng lại ở đó, tình trạng này sẽ tạo ra hiệu ứng

“Domino” với các ngân hàng khác, gây ra cuộc khủng hoảng về niềm tin đối với
toàn bộ nền kinh tế.
Vấn đề này hiện nay đang được NHNN kiểm soát bằng cách mua lại các
ngân hàng yếu kém với “giá 0 đồng” để tránh dẫn đến khủng hoảng toàn hệ thống.
Tuy nhiên, cách làm này là một con dao 2 lưỡi.
Theo NHNN, việc xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là việc
khó, phức tạp, chưa có tiền lệ và trên thực tế đã gây khó khăn và rủi ro pháp lý cho
các cán bộ xử lý trực tiếp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý. Do đó cần
quy định về miễn trừ trách nhiệm. Hơn nữa, các chuyên gia quốc tế cũng đánh giá
cao quy định này vì đúng đắn và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thông tin vừa được đưa ra tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng
pháp luật ngày 11/4, NHNN sẽ chấm dứt việc mua lại các ngân hàng yếu kém với
giá 0 đồng. Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng: “Đã kinh tế thị trường cho thị
trường quyết định, anh yếu kém thì phải phá sản để làm trong sạch hệ thống. Không
thể để người ốm nặng với người lành, dẫn đến người dân không biết đâu ngân hàng
mạnh, đâu là ngân hàng đang yếu kém. Vì vậy việc phá sản ngân hàng thực sự quá
yếu kém là cần thiết”.
Có thể thấy, việc xử lý một TCTD hoạt động yếu kém dẫn đến mất khả năng
thanh khoản vẫn đang là một bài toán đau đầu đối với nhà làm luật, chuyên gia,…
trong và ngoài nước. Giải pháp tốt nhất trong thời điểm hiện tại chính là việc các
TCTD cần phải có những chiến lược kinh doanh hợp lý, giảm tỷ lệ nợ xấu,... Đồng

4

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013
thời, Nhà nước cần phải có những chính sách hỗ trợ các TCTD vì mục tiêu chung là

phát triển nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh ngân hàng chứa đựng rủi ro cao, nguồn
thu nhập chủ yếu là từ thu lãi qua cung cấp tín dụng và chính nghiệp vụ này quyết
định cho sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại, vì vậy công tác
phân tích báo cáo tài chính được các nhà quản lý ngân hàng rất quan tâm thực hiện
nhằm đảm bảo an toàn tài sản và con người, nâng cao hiệu quả kinh doanh và củng
cố vị thế của ngân hàng.
Xuất phát từ những nhận thức ấy cùng với sự hướng dẫn của Cô NGUYỄN
THỊ ANH THY và Thầy HÀ, nhóm chúng em có điều kiện phân tích các chỉ số tài
chính liên quan từ báo cáo tài chính được kiểm toán của Ngân hàng TMCP Đại
Dương (OceanBank) giai đoạn từ năm 2012 đến quý 2 năm 2014 để xem nguyên
nhân do đâu đã dẫn đến sự sụp đổ của một ngân hàng lớn, với thâm niên hoạt động
hơn 20 năm trong lĩnh vực tín dụng này.
Em đã cố gắng để phân tích quá trình trong hơn 3 năm, từ một ngân hàng có
tốc độ tăng trưởng đáng mơ ước cho đến khi bị thua lỗ nặng nề và bị quốc hữu hoá.
Trong bài làm của mình, em đã tham khảo nhiều tài liệu về tài chính trong và ngoài
nước cũng như tìm kiếm những thông tin có liên quan từ các website như: cafef.vn;
cophieu68.vn; finance.vietstock.vn; oceanbank.vn; theleader.vn;… Tuy nhiên, do
kiến thức có hạn nên em không thể phân tích một cách sâu sắc, chính xác và đầy đủ,
em mong thầy và cô có những nhận xét, đóng góp để cho em có thể làm tốt hơn
trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn!

5

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013


Danh mục viết tắt

STT

6

Từ viết tắt

Từ đầy đủ

1

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

2

TMCP

Thương mại Cổ phần

3

TCTD

Tổ chức tín dụng

4


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

5

HĐQT

Hội đồng quản trị

6

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

7

VCSH

Vốn chủ sở hữu

8

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

9


TSCĐ

Tài sản cố định

10

TSNH

Tài sản ngắn hạn

11

NHH

Nợ ngắn hạn

12

NDH

Nợ dài hạn

13

TC-NH

Tài chính – Ngân hàng

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178



Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013

Chương 1: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK) GIAI
ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013

I.

Bảng cân đối kế toán

Hầu hết chúng ta mỗi năm đều đến bác sĩ ít nhất một lần để kiểm tra sức
khoẻ tổng quát – một cuộc kiểm tra tình trạng thể chất tại một thời điểm nhất định.
Tương tự như vậy, BCĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp thể hiện tình hình tài
chính của công ty tại một thời điểm nhất định nào đó, thường là cuối tháng, cuối
quý hoặc cuối năm.
Trên thực tế, BCĐKT thể hiện những tài sản do công ty quản lý và nguồn
hình thành những tài sản này – từ vốn của những người cho vay (nợ phải trả), vốn
góp từ các chủ sở hữu và những nguồn vốn khác. BCĐKT được phản ánh theo
phương trình kế toán sau:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
1. Phân tích đối chiếu các tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đại

Dương (OceanBank) trong giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị: VNĐ
Năm

Tài sản


Nguồn vốn

Nợ
VCSH
2011
62.639.316.877.051
57.995.266.280.15 4.644.050.280.156
6
2012
64.462.099.428.517
59.977.285.362.41 4.484.814.066.103
4
2013
67.075.445.086.313
62.720.714.736.25 4.354.730.736.252
2
Bảng 1a Tình hình tài sản – nguồn vốn trong giai đoạn 2011 – 2013
(Nguồn: Báo cáo tài chính Kiểm toán OceanBank)
Nhìn vào bảng 1.1 ta có thể nhận thấy tài sản - nguồn vốn của OceanBank
trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 luôn có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm
trước. Con số này trong năm 2011 là 62.639.316.877.051 (VND) thì đến năm 2012
tổng tài sản của OceanBank đã tăng thêm 1.822.782.551.466 (VND) tương ứng với

7

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013

tốc độ tăng trưởng 2,9% làm cho tổng tài sản đạt 64.462.099.428.517 (VND). Giai
đoạn 2012 - 2013, giá trị này tăng từ 64.462.099.428.517 (VND) lên
67.075.445.086.313 (VND), tương ứng mức tăng 4,05% so với năm 2012.
1.1 Đánh giá khoản mục Tài sản của OceanBank
Đơn vị tính: triệu đồng
31/12/2011
Chỉ tiêu

Số tiền

I. Tiền mặt
II. Tiền gửi tại NHNN
III. Tiền gửi tại các TCTD khác
và cho vay các TCTD khác
1. Tiền gửi tại các TCTD

291.556
586.334
24.217.086
24.217.086

2. Tiền cho vay các TCTD

-

3. Dự phòng rủi ro cho vay

-

IV. Chứng khoán kinh danh

1. Chứng khoán kinh doanh
2. Dự phòng giảm giá chứng
khoán kinh doanh
V. Cho vay khách hàng

18.955.669

VI. Chứng khoán đầu tư

10.990.739

1. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng
để bán
2. Chứng khoán đầu tư giữ đến
ngày đáo hạn
3. Dự phòng giảm giá chứng
khoán đầu tư
VII. Góp vốn, đầu tư dài hạn
1. Vốn góp liên doanh
2. Đầu tư dài hạn khác
3. Dự phòng giảm giá đầu tư dài
hạn
VIII. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
a. Nguyên giá TSCD
b. Hao mòn TSCD
2. Tài sản cố định vô hình
a. Nguyên giá TSCD
b. Hao mòn TSCD


10.210.638

8

137.664
240.603
(102.938)

939.162
(159.061)
576.896
68.756
508.139
232.216
129.765
180.237
(50.351)
102.451
117.748
(15.297)

31/12/2012
Tỷ
lệ
(%)
0,5
0,9
38,
7
38,

7
0,0
0
0,0
0
0,2

30,
3
17,
5
0,7
6
0,1
8
0,0
4
0,9

0,4

31/12/2013

183.872
3.573.424
15.330.212

Tỷ
lệ
(%)

0,3
5,5
23,8

13.892.737
1.448.337

Số tiền

206.206
529.681
17.313.610

Tỷ
lệ
(%)
0,3
0,8
25,8

21,6

5.714.837

8,5

2,2

11.887.842


17,7

(289.069)

(0,4
)
1

(10.862)

Số tiền

32.066
52.142
(20.076)

0,1

6.555.867
664.237
(8.369)

25.564.979

39,5

27.755.500

41,4


14.489.073

22,5

15.111.709

22,5

13.766.965

21,4

14.388.857

21,5

892.939

1,4

875.144

1,3

(170.830)

(0,3
)
0,9


(152.291)

(0,3
)
0,8

0,4

221.647
127.708
220.012
(92.303)
93.939
127.945
(34.006)

568.263
68.754
520.973
(21.466)
231.609
130.014
208.365
(78.351)
101.594
126.097
(24.503)

544.889
68.754

511.956
(35.823)

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178

0,3


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013
IX. Tài sản Có khác

6.651.152

TỔNG TÀI SẢN CÓ

62.639.316

10,
6
100

4.488.598

7

4.736.331

7,1


64.462.099

100

67.075.445

100

Bảng 1b: Đánh giá kết cấu tài sản của Ngân hàng OceanBank giai đoạn 2011 –
2013
(Nguồn: Báo cáo tài chính Kiểm toán OceanBank)
Nhìn vào kết cấu tài sản của OceanBank có thể thấy, khoản mục Cho vay
khách hàng và Tiền gửi và cho vay các TCTD khác là 2 khoản mục chiếm tỷ trọng
cao nhất trong 3 năm 2011, 2012 và 2013.
Năm 2011 khoản tiền gửi và cho các TCTD khác là 24.217.086 (triệu đồng)
chiếm 38,66% trong tổng tài sản, là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sang đến
năm 2012 con số này giảm xuống còn 15.330.212 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng
23,78%, so với năm 2011 khoản mục này giảm 8.886.873 (triệu đồng). Năm 2013,
số tiền gửi và cho các tổ chức tín dụng vay tăng nhẹ trở lại so với năm 2012, đạt
17.313.610 (triệu đồng), chiếm tỷ trọng 25,8%.
Trong năm 2011 dư nợ cho vay của OceanBank là 18.955.669 (triệu đồng)
chiếm 30,3% trong tổng tài sản của ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng
tài sản. Đến năm 2012 dư nợ cho vay tăng thêm 6.609.310 (triệu đồng) đạt
25.564.979 (triệu đồng) đạt tỷ trọng 39,5%. Sang năm 2013 con số này tiếp tục tăng
thêm 2.190.521 (triệu đồng) đạt 27.755.500 (triệu đồng) đồng thời chiếm tỷ trọng
41,4%, cao nhất trong cơ cấu tổng tài sản.
Tổng các khoản đầu tư năm 2011 là 11.705.301 (triệu đồng) chiếm 18,6%
trong tổng tài sản. Sang đến năm 2012, con số này đạt 15.089.403 (triệu đồng)
chiếm 23,4%. Năm 2013, các khoản đầu tư của ngân hàng đạt 15.656.599 (triệu
đồng) đồng thời chiếm 23,3%.

→ Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, hầu hết các khoản mục trong
tổng tài sản của ngân hàng đều có sự tăng trưởng và phát triển, tuy nhiên bên cạnh
đó các khoản mục tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tài sản có khác, TSCĐ giảm nhưng
không đáng kể so với tổng tài sản của ngân hàng. Cơ cấu tài sản của ngân hàng khá
hợp lý, các khoản mục sinh lời đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của ngân
hàng, mà cao nhất là khoản mục tín dụng và tiền gửi và cho vay các TCTD khác.
Hai khoản mục này thay đổi vị trí nhất nhì trong tỷ lệ so với tổng tài sản cho nhau
qua các năm.
1.2 Đánh giá khoản mục Nguồn vốn của OceanBank

9

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013
Nhìn chung kết cấu tài sản tốt thể hiện một kết cấu vốn có hiệu quả, hứa hẹn
kết quả tốt đẹp trong tương lai. Nhưng kết cấu đó có bền vững hay không lại phụ
thuộc vào kết cấu của nguồn vốn. Nếu kết cấu tài sản của ngân hàng là hợp lý
nhưng lại được cấu thành từ nguồn vốn vay là chủ yếu thì hiệu quả và tính bền vững
của tài sản đó không chắc chắn.
Có thể thấy trong giai đoạn 2011 – 2013, giá trị tài sản – nguồn vốn của
OceanBank luôn có sự tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, để đánh giá được tính
bền vững và hiệu quả chúng ta cần tiến hành phân tích kết cấu nguồn vốn của
OceanBank giai đoạn 2011 – 2013.
Đơn vị tính: triệu đồng
31/12/2011
Chỉ tiêu


Số tiền

I. Chiếu khấu giấy tờ có giá với
NHNN
II. Tiền gửi và vay TCTD khác
1. Tiền gửi TCTD khác
2. Vay TCTD khác

967.489
17.520.283
17.520.283
-

III. Tiền gửi của khách hàng

38.589.892

IV. Các công cụ tài chính phát sinh
và các khoản nợ tài chính khác
V. Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho
vay TCTD chịu rủi ro
VI. Các khoản nợ khác

4.933
300.000

1. Các khoản lãi, phí phải trả

478.353


2. Các khoản phải trả, công nợ

113.429

612.667

3. Dự phòng rủi ro khác

20.885

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ

57.995.266

VII. Vốn và các quỹ
1. Vốn của TCTD
a. Vốn điều lệ
b. Thặng dư vốn cổ phần
c. Vốn khác
2. Quỹ của TCTD
3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

10

4.644.050
4.002.955
4.000.000
2.916
39
150.616

490.478

31/12/2012
Tỷ
lệ
(%)
1,5
0
28
28
0,0
0
61,
6
0,0
4
0,4
8
0,9
8
0,7
6
0,1
8
0,0
4
92,
6
7,4


0,7
8

Số tiền
2.921.284
13.237.016

31/12/2013
Tỷ
lệ
(%)
4,5
20,
5

9.737.876
3.499.140
43.239.855

Số tiền
10.143.120
2.061.386
8.081.734

Tỷ
lệ
(%)
0,0
0
15,

1
3,1
12

51.924.391

579.127

67,
1
0,0
0
0,0
0
0,9

653.202

77,
4
0,0
0
0,0
0
1

488.172

0,8


519.883

0,8

64.197

0,0
9
0,0
1
93

107.027

0,2

-

26.758
59.977.285
4.484.814
4.002.955
4.000.000
2.916
39
236.096
245.761

7


0,3
8

-

26.291
62.720.714
4.354.730
4.002.955
4.000.000
2.916
39
258.068
93.706

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178

93,
5
6,5

0,1
4


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN
CHỦ SỞ HỮU


62.639.316

100

64.462.099

100

67.075.445

Bảng 1c: Đánh giá kết cấu nguồn vốn của ngân hàng OceanBank giai đoạn
2011 – 2013
(Nguồn: Báo cáo tài chính Kiểm toán OceanBank)
Nhìn vào kết cấu nguồn vốn của ngân hàng OceanBank có thể thấy Nợ phải
trả luôn chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể, tỷ lệ tổng nợ/tổng nguồn vốn trong năm 2011
là 92,6%, năm 2012 con số này là 93% và năm 2013 là 93,5%. Như vậy, tỷ trọng nợ
của ngân hàng là rất lớn đồng thời tăng đều qua các năm. Một phần do đây là đặc
thù của ngành tài chính ngân hàng, nhưng mặt khác nó lại phản ánh tính rủi ro thanh
toán rất lớn mà ngân hàng phải gánh chịu.
Trong nợ phải trả thì khoản mục tiền gửi của khách hàng là thành phần
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2011 số tiền gửi
của khách hàng là 38.589.892 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 61,6% thì đến năm 2012
số tiền gửi của khách hàng tăng 4.649.963 (triệu đồng) đạt 43.239.855 (triệu đồng),
tương ứng tốc độ tăng 12%, đồng thời tỷ trọng đạt 67,1%. Đến năm 2013 số tiền gửi
của khách hàng tăng vọt so với các năm trước đạt 51.924.391 (triệu đồng), tương
ứng tốc độ tăng 20%, chiếm tỷ trọng lên đến 77,4%, một con số khá tốt. Vốn huy
động tăng liên tục, đặc biệt lại tăng mạnh trong năm 2013 biểu hiện ngân hàng
OceanBank có uy tín và vị trí vững vàng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng giúp
thu hút thêm được nhiều lượng tiền gửi.
Mặc dù tổng nguồn vốn qua các năm đều tăng nhưng vốn chủ sở hữu của

ngân hàng thì lại đi ngược lại, năm sau luôn thấp hơn năm trước. Nếu trong năm
2011 vốn chủ sở hữu là 4.644.050 (triệu đồng) thì năm 2012 vốn chủ sở hữu giảm
159.236 (triệu đồng) còn 4.484.814 (triệu đồng) tương ứng tốc độ giảm là 3,4%.
Năm 2013 vốn chủ sở hữu của ngân hàng là 4.354.730 (triệu đồng) giảm 130.083
(triệu đồng) so với năm 2012, tương ứng tốc độ giảm 2,9%. Trong cơ cấu nguồn
vốn chủ sở hữu thì khoản mục Vốn điều lệ, Thặng dư vốn cổ phần và Vốn khác là
không thay đổi qua các năm, trong khi Quỹ của TCTD có phần tăng nhẹ. Nguyên
nhân chính dẫn đến sự sụt giảm vốn chủ sở hữu của ngân hàng đến từ sự giảm đáng
kể ở khoản mục Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Nếu như trong năm 2011 lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối của ngân hàng là 490.478 (triệu đồng) thì đến năm
2012 con số này giảm 244.716 (triệu đồng) chỉ còn xấp xỉ một nửa là 245.761 (triệu

11

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178

100


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013
đồng) tương ứng tốc độ giảm là 50%. Tình hình đến năm 2013 còn ảm đạm hơn, lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối tiếp tục giảm 152.055 (triệu đồng) so với năm 2012
còn lại 93.706 (triệu đồng) tương ứng tốc độ giảm 62%. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối là phần được trích từ lợi nhuận, dùng để tái đầu tư vì lợi ích của các cổ
đông (đây là nguồn vốn rất quan trọng để phát triển ngân hàng).
Huy động được nhiều vốn từ khoản tiền gửi của khách hàng làm cho khoản
nợ phải trả tăng cao, nhưng ngân hàng lại liên tục sụt giảm nguồn VCSH → cho
thấy ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, nguy cơ mất khả năng thanh toán rất dễ
xảy ra.


II. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Báo cáo thu nhập)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp thể
hiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Cụm từ “khoảng thời gian nhất định” có ý nghĩa quan trọng, không giống như
BCĐKT chỉ thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm, Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả tích luỹ của hoạt động kinh
doanh trong một khung thời gian nhất định.
Báo cáo kết quả hoạt động được biểu hiện bằng một biểu thức đơn giản sau:
Thu nhập – chi phí = Lợi nhuận sau thuế (hoặc Lỗ)
Đơn vị tính: triệu Đồng
STT

1.
2.
I.
3.
4.
II.
III.
IV.

Chỉ Tiêu

Thu nhập lãi và các khoản
thu nhập tương tự
Chi phí lãi và các chi phí
tương tự
Thu nhập lãi thuần
Thu nhập từ hoạt động dịch

vụ
Chi phí hoạt động dịch vụ
(Lỗ)/Lãi thuần từ hoạt
động dịch vụ
Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động
kinh doanh ngoại hối và
đánh giá tỷ giá ngoại tệ
Lãi/(Lỗ) thuần từ mua bán

12

2011

2012

2013

5.501.007

2012 so
với 2011
Chênh
lệch
(23.795)

2013 so
với 2012
Chênh
lệch
(903.267)


Số tiền

Số tiền

Số tiền

6.428.069

6.404.274

(4.833.514)

(4.783.911)

(4.079.870)

(49.603)

(704.041)

1.594.554
46.048

1.620.362
43.401

1.421.137
48.567


25.808
(2.647)

(199.225)
5.166

30.633
15.414

27.554
15.847

28.189
20.377

(3.079)
433

635
4.530

(48.487)

30.142

6.312

78.629

(23.830)


(73.740)

36.338

2.567

110.078

(33.771)

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013

V.
5.
6.
VI.
VII.
VIII.
IX.
X.
XI.
7.
XII.
XIII.
XIV.


chứng khoán kinh doanh
(Lỗ) thuần từ mua bán
chứng khoán đầu tư
Thu nhập từ hoạt động khác
Chi phí hoạt động khác
(Lỗ) thuần từ hoạt động
khác
Thu nhập từ góp vốn, mua
cổ phần
Chi phí hoạt động
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh trước chi
phí dự phòng rủi ro tín dụng
Chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng
Tổng lợi nhuận trước thuế
Chi phí thuế TNDN hiện
hành
Chi phí thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Lãi cơ bản trên cổ phiếu

(50.717)

(18.289)

66.757

32.428


85.046

77.664
91.587
(13.923)

70.565
331.139
(260.573)

84.774
186.972
(102.197)

(7.099)
239.552
(246.650)

14.209
(144.167)
158.376

22.991

48.582

57.573

25.591


8.991

614.699
831.391

694.346
778.063

720.321
752.206

79.647
(53.328)

25.975
(25857)

187.997

467.852

520.385

279.855

52.533

643.393
155.462


310.210
66.996

231.821
43.189

(333.183)
(88.466)

(78.389)
(23.807)

155.462
487.931
1.286 VND

66.996
243.214
608 VND

43.189
188.631
472 VND

(88.466)
(244.717)
(778)
VND


(23.807)
(54.583)
(136)
VND

Bảng 2a: Phân tích cơ cấu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
OceanBank giai đoạn 2011 – 2013
(Nguồn: Báo cáo tài chính Kiểm toán OceanBank)
Từ bảng 2a ta thấy trong giai đoạn 2011 – 2013 đánh dấu sự sụt giảm của thu
nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự. Năm 2012 khoản mục thu nhập lãi và các
khoản thu nhập tương tự giảm 23.795 (triệu đồng) tương ứng tốc độ giảm 0,37% so
với năm 2011, một con số không đáng kể. Tuy nhiên đến năm 2013, khoản mục này
giảm đến 903.267 (triệu đồng) chỉ còn lại 5.501.007 (triệu đồng), tương ứng tốc độ
giảm 14,1%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc (lỗ) thuần hoạt động kinh doanh
ngoại hối, (lỗ) thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán,.. và đặc biệt là sự tăng lên
đáng kể khoản (Lỗ) thuần từ hoạt động khác.
Khoản mục (lỗ) từ hoạt động khác trong năm 2011 là (13.923) (triệu đồng)
đến năm 2011 con số (lỗ) lên đến (260.573) (triệu đồng) con số (lỗ) đã tăng thêm
246.650 (triệu đồng), tốc độ tăng là 17,7%. Đến năm 2013 số (lỗ) có phần giảm đi
so với năm 2012 còn (lỗ) là (102.197) (triệu đồng).
Trong khi thu nhập liên tục giảm thì hàng loạt chi phí của ngân hàng lại tăng
cao. Điển hình là Chi phí hoạt động và Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 2 khoản

13

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013

mục năm sau luôn có giá trị cao hơn năm trước. Tổng 2 chi phí này trong năm 2011
là 802.696 (triệu đồng) thì đến năm 2012 con số này tăng thêm 359.502 (triệu đồng)
đạt 1.162.198 (triệu đồng), tương ứng với tốc độ tăng 44,8%. Năm 2013 tổng Chi
phí hoạt động và Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đạt 1.240.706 (triệu đồng) tương
ứng tốc độ tăng 6,8% so với năm 2012. Thu nhập giảm, ngược lại chi phí lại tăng
dẫn đến Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng giảm mạnh.
Năm 2011, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 487.931 (triệu đồng) đến
năm 2012 giảm xuống còn 243.214 (triệu đồng) và cuối cùng là 188.631 (triệu
đồng) của năm 2013, tương đương với tốc độ giảm sút lần lượt là 50,2% và 22,4%.
Lợi nhuận sau thuế năm sau liên tục thấp hơn năm trước làm cho lãi cơ bản
trên cổ phiếu liên tục giảm theo. Năm 2011, lãi cơ bản trên cổ phiếu là 1.286
(VND) thì đến năm 2012 con số này giảm chỉ còn 608 (VND). Năm 2013 lãi cơ bản
trên cổ phiếu tiếp tục giảm chỉ còn 472 (VND). Điều này cho thấy vị thế của
OceanBank trên sàn chứng khoán đã giảm đi rất nhiều, nhà đầu tư không còn tin
tưởng vào ngân hàng.
Những diễn biến trên phần lớn là do công tác quản lý, điều hành của lãnh
đạo ngân hàng kém hiệu quả. Tuy nhiên nguyên nhân cũng phần nào xuất phát từ
môi trường vĩ mô, giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh
tế cũng như ngành ngân hàng, sự đổi mới tỏng công tác quản lý ngoại hối và vàng
của nhà nước dẫn đến sự thay đổi trong cách thức hoạt động của kinh hàng để thích
nghi với xu thế mới.

III. Báo cáo ngân lưu
Báo cáo ngân lưu là một báo cáo tài chính tổng hợp thể hiện tình hình lưu
chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong suốt một khoảng thời gian nhất định hay nói
cách khác báo cáo ngân lưu thể hiện luồng tiền được hình thành và luồng tiền được
sử dụng của doanh nghiệp trong một khung thời gian nhất định.
Báo cáo ngân lưu cung cấp cho chúng ta thông tin về tình hình lưu chuyển
tiền thuần trong kỳ ở 3 hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính, ngoài ra còn giúp
chúng ta có thể đánh giá được khả năng thanh toán cấp kỳ và phục vụ cho việc dự

đoán dòng tiền trong tương lai,…
Đơn vị tính: triệu đồng
ST
T

CHỈ TIÊU

14

2011

2012

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178

2013


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013
LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
01.
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự nhận
5.556.150
02.
Chi phí lãi và các chi phí tương tự đã trả
(4.791.827)
03.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ nhận được
15.414

Chênh lệch số tiền thực thu/thực chi từ hoạt động
(112)
04.
kinh doanh (ngoại tệ, vàng bạc, chứng khoán)
05.
Thu nhập khác
57.478
Tiền thu các khoản nợ đã được xử lý xoá, bù đắp
41.183
06.
bằng nguồn rủi ro
Tiền chi trả cho nhân viên và hoạt động quản lý,
(813.517)
07.
công vụ
08.
Tiền thuế thu nhập thực nộp trong năm
(180.173)
(115.403)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
trước những thay đổi về tài sản và vốn lưu động

5.675.327
(4.774.091)
15.847
73.024

5.085.365
(4.048.158)
20.377

70.975

34.170
10.779

5.919
14

(636.172)

(658.214)

(122.521)
276.362

(35.384)
440.895

Những thay đổi về tài sản hoạt động
(Tăng) các khoản tiền, vàng gửi và cho vay các
TCTD khác
(Tăng) các khoản về kinh doanh chứng khoán
(Tăng) các khoản cho vay khách hàng
(Giảm)/Tăng nguồn dự phòng để bù đắp tổn thất các
khoản
Giảm khác về tài sản hoạt động
Những thay đổi về công nợ hoạt động
Tăng/(Giảm) các khoản nợ chính phủ và NHNN
(Tăng)/Giảm các khoản tiền gửi, tiền vay các tổ
chức tín dụng

Tăng/(Giảm) tiền gửi của khách hàng (bao gồm cả
Kho bạc Nhà nước)
(Giảm) vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay mà
TCTD chịu rủi ro

(7.230.943)
(6.263.872)

(13.626.099)
(6.142.532)

(4.073.918)
147.647

(1.408.959)
(1.556.104)
59.408

(2.695.975)
(7.052.995)
(119.924)

(1.841.858)
(2.240.030)
(216.170)

1.938.585
6.929.013
(95.026)
11.437.100


2.385.327
1.953.720
1.953.795
(4.283.266)

76.493
2.665.664
(2.921.284)
(3.093.895)

(3.747.932)

4.649.963

8.684.535

(643.592)

(300.000)

18.

(Giảm)/Tăng các công cụ tài chính phái sinh và các
khoản nợ tài chính khác

4.933

19.


(Giảm) khác về công nợ hoạt động

20.

Chi từ quỹ của các tổ chức tín dụng

I.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

09.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.

(4.933)
(5.244)

(34.389)

(21.224)
(417.333)

(27.448)
(11.396.015)


35.138
(38.828)
(967.358)

(76.411)
(145.239)
400
22.991

(36.478)
(12.833)
48.582

(51.181)
5.973
(2.830)
57.573

(198.259)

82.545

9.534

LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
01.
02.
03.
04.

II.

Mua sắm tài sản cố định
Tiền chi đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác
Tiền thu đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác
Tiền thu cổ tức và lợi nhuận được chia từ các khoản
đầu tư, góp vốn dài hạn
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

15

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013

LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
01.
02.
III.
IV.
V.
VI.

Tăng vốn cổ phần từ góp vốn và/hoặc phát hành cổ
phiếu
Cổ tức trả cho cổ đông, lợi nhuận đã chia
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
Lưu chuyển tiền thuần trong năm

Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời
điểm đầu năm
Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời
điểm cuối năm

500.000

-

-

(385.000)
115.000
(500.593)
18.037.231

(200.000)
(200.000)
(11.513.470)
17.536.638

(280.000)
(280.000)
(1.237.823)
6.023.167

17.536.638

6.023.167


4.785.343

Bảng 3a: Phân tích dòng ngân lưu của Ngân hàng TMCP Đại Dương
(OceanBank) giai đoạn 2011 – 2013
(Nguồn: Báo cáo tài chính Kiểm toán OceanBank)
Năm 2011 là một năm hoạt động không mấy tốt đẹp của OceanBank, đơn
giản có thể thấy các khoản mang dấu âm nhiều hơn đáng kể các khoản mang dấu
dương. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm (417.333) (triệu đồng),
lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm (198.259) (triệu đồng) và lưu chuyển
tiền thuần từ hoạt động tài chính là dương (115.000) (triệu đồng) nhưng bấy nhiêu
đó là chưa đủ để khiến tình hình tốt hơn → lưu chuyển tiền thuần trong năm âm
(500.593) (triệu đồng). Có thể nói kết quả lưu chuyển tiền tệ của năm 2011 không
thực sự tốt, OceanBank cần có những giải pháp nhằm cải thiện kịp thời nếu không
muốn tình hình sẽ trở nên xấu thêm trong những năm tiếp theo, cần thực hiện quản
lý các khoản công nợ phải trả, cải thiện các khoản thu, tránh thâm hụt ngân sách.
Năm 2012 lại là một năm hoạt động không những không khả quan hơn năm
trước mà tình hình lưu chuyển tiền tệ lại còn xấu hơn. Lưu chuyển tiền thuần từ
hoạt động kinh doanh âm đến (11.396.015) (triệu đồng), lưu chuyển tiền thuần từ
hoạt động đầu tư dương 82.545 (triệu đồng) và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
tài chính là âm (200.000) (triệu đồng) → lưu chuyển tiền thuần trong năm âm đến
(11.513.470) (triệu đồng). Cũng giống như năm 2011, OceanBank cần thực hiện các
biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ nhằm đảm bảo tính thanh khoản và chủ động trong
việc đầu tư, nâng cao hoạt động doanh nghiệp.
Năm 2013 là một năm với những tín hiệu kinh tế tuy có tính hiệu khả quan
hơn so với năm 2012 tuy nhiên vẫn không thể thoát khỏi tình trạng lưu chuyển tiền

16

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178



Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013
thuần trong năm bị âm. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm
(967.358) (triệu đồng), lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương 9.534
(triệu đồng) và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là âm (280.000) (triệu
đồng) → lưu chuyển tiền thuần trong năm âm (1.237.823) (triệu đồng).

Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU
CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK) VÀ
SO SÁNH VỚI TRUNG BÌNH NGÀNH NGÂN HÀNG GIAI
ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013
I. Tỷ số tài chính
1. Vai trò của phân tích tỷ số
Một trong các mục tiêu quan trọng nhất của phân tích tỷ số là giúp cho người
phân tích đánh giá hoạt động vừa qua của doanh nghiệp và từ sự đánh giá này, phán
đoán về khả năng thực hiện trong tương lai.
Phân tích tỷ số còn được dùng để đo lường các khả năng của doanh nghiệp
như khả năng quản lý tài sản, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời hay khả năng
chuyển đổi thành tiền. Mục đích là để triển khai một tập hợp các tỷ số chủ yếu, mỗi
tỷ số được tập hợp phải thể hiện ít nhất một khía cạnh hoạt động nào đó của doanh
nghiệp.
2. Tỷ số tài chính trung bình ngành Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013

17

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean

Bank) giai đoạn 2011 – 2013

Bảng 4a: Tỷ số tài chính trung bình ngành Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013
(Nguồn: www.cophieu68.vn)

II. Phân tích các tỷ số tài chính của OceanBank và so sánh với
trung bình ngành Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013
1. Phân tích tỷ số quản lý tài sản
1.1. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Tài sản ngắn hạn
Hiệu suất sử dụng TSNH

2010
37.598.456
0

2011
1.594.554
44.188.309
0,039

2012
1.620.362
44.684.553
0,036

2013
1.421.137

46.460.864
0,031

Bảng 5a: Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của ngân hàng TMCP Đại Dương
giai đoạn 2011 - 2013
Hiệu suất sử dụng TSNH =
Tài sản ngắn hạn bình quân =

18

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013
Nhận xét: Trong quá trình kinh doanh TSNH của ngân hàng luôn vận động
không ngừng và diễn ra trong các giai đoạn của quá trình hoạt động. Quản lý chặt chẽ
TSNH sẽ góp phần làm giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu hiệu
suất sử dụng tài sản ngắn hạn thể hiện tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của NH,
độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốn nhanh của NH. Năm
2011 chỉ tiêu này là 0,039 sang năm 2012 thì chỉ tiêu này giảm còn 0,036 và trong
năm 2013 là 0,031. Tuy năm 2012 chỉ tiêu này có giảm sút còn 0,036 do NH tăng
các khoản tiền gửi, chứng khoán đầu tư, cho vay, .... lớn hơn các khoản thu hồi làm
cho tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Sang
năm 2013 thì tiếp tục giảm xuống còn 0,031 điều đó cho thấy NH hoạt động
ngày càng kém hiệu quả, khả năng tạo lợi nhuận của NH liên tục giảm sút qua các
năm từ 2011 đến 2013.
1.2. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần

Tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng TSCĐ

2010
132.438
0

2011
1.594.554
232.216
8,75

2012
1.620.362
231.609
6,99

2013
1.421.137
221.647
6,27

Bảng 5b: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của ngân hàng TMCP Đại Dương
giai đoạn 2011 – 2013
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Tài sản cố định bình quân =
Nhận xét: Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản cố định với doanh
thu của doanh nghiệp, cho biết bình quân một đồng tài sản cố định dùng vào kinh
doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Tài sản cố định ở đây được
tính theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo tài chính. Trị số càng cao chứng

tỏ việc khai thác, sử dụng tài sản cố định là hiệu quả, hay nói cách khác vốn của ngân
hàng được quay vòng nhanh. Qua các năm, chỉ số càng tăng chứng tỏ ngân hàng đang
có xu hướng sử dụng ngày càng hiệu quả tài sản cố định. Năm 2011 chỉ tiêu này là
8,75, năm 2012 giảm còn lại là 6,99 do chính sách thức hiện của ngân hàng không có
thay đổi hoặc thay đổi chưa hiệu quả. Năm 2013 tiếp tục giảm nhưng không đáng
kể còn 6,27 nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thuần của OceanBank bị giảm
đáng kể.
Điều này chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động không hiệu quả, các chính sách
cho vay, huy động vốn, ... của ngân hàng được thực hiện chưa tốt và không phù hợp
với tình trạng hiện tại của OceanBank.
2. Phân tích khả năng quản lý nợ
Chỉ tiêu

19

Tỷ lệ

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (%)
Tỷ số nợ trên VCSH (%)

92,5
1251,35

93
1328,57


93,5
1438,46

Bảng 5c: Phân tích khả năng quản lý nợ của ngân hàng OceanBank giai đoạn
2011 – 2013
2.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được
tài trợ bằng nợ phải trả.
Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2013 tỷ số nợ trên tổng tài sản của
OceanBank là 93,5% có nghĩa là 93,5% tài sản của ngân hàng OceanBank được tài
trợ bằng nợ phải trả, so với năm 2011 và 2012 thì tỷ số này tăng nhẹ, cụ thể so với
năm 2011, 2012 thì tỷ số này tăng lần lượt là 1%; 0,5%. So với trung bình ngành thì
tỷ số này trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là 92%, 91% và 91%. Ta có thể
thấy rằng tỷ số này của OceanBank ở các năm điều cao hơn so với trung bình ngành
và có xu hướng ngày càng tăng, đây là dấu hiệu không tốt chứng tỏ ngân hàng phải
chịu áp lực thanh toán nợ cao. Tuy nhiên, đối với ngân hàng nguồn vốn được huy
động chủ yếu là từ nợ phải trả nên tỷ số này ở mức cao được coi là tạm chấp nhận.
2.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo đảm
nhận bao nhiêu đồng nợ phải trả, đối với bất kì doanh nghiệp thì tỷ số này càng thấp
sẽ càng tốt. Đây là chỉ tiêu phản ánh quan hệ đối xứng giữa vốn chủ sở hữu và nợ
phải trả, cho thấy khả năng tài trợ bằng nợ cho hoạt động của doanh nghiệp.
Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2013 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của
OceanBank là 1438,46% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng
OceanBank đảm nhận đến 1438,46 đồng nợ phải trả, so với năm 2011 và 2012 thì tỷ
số này tăng lên và có xu hướng tăng trong những năm tới, cụ thể so với năm 2011,
2012 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đảm nhận thêm lần lượt là 187,11 đồng (năm
2011 tỷ số này là 1251,11%) và 109,89 đồng nợ phải trả (năm 2012 tỷ số này là
1328,57%). Ta thấy, chỉ tiêu tỷ số nợ trên tổng tài sản tăng phản ánh cơ cấu nợ trong

tổng nguồn vốn tăng lên làm cho tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu tăng lên.
Khi so sánh với trung bình ngành – Bảng 4a (nguồn: www.cophieu68.vn) ta
thấy, tỷ số này trong năm 2011 là 1171% so với 1251,11% của OceanBank, trong
năm 2012 tỷ số này của trung bình ngành là 1055% so với 1328,57% và năm 2013
là 1002% so với 1438,46%. OceanBank cần có biện pháp kiểm soát tỷ số nợ của
mình để duy trì tỷ số này ở mức hợp lý nếu muốn đảm bảo khả năng thanh khoản.
3. Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của ngân hàng vừa phải khi đó sẽ đáp ứng nhu cầu thanh
toán cho các khoản công nợ, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi
phí. Khả năng thanh toán giúp chúng ta biết được năng lực tài chính trước mắt và lâu

20

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013
dài của ngân hàng. Do đó việc phân tích khả năng thanh toán là một việc rất cần thiết.
Thông qua kết quả phân tích các nhà quản trị cũng như những người quan tâm tới ngân
hàng đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai của ngân hàng. Từ đó có
thể dự đoán được tiềm lực thanh toán trong tương lai và an ninh tài chính của ngân
hàng. Ta có bảng phân tích khả năng thanh toán sau:
Chỉ tiêu
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
- TSLĐ
- NNH
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn
- TSDH
- NDH

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
- EBIT
- Lãi vay

2011
77,42%
44.188.309
57.077.664
2010,79%
18.451.007
917.602
0,13
643.393
4.833.514

2012
75,23%
44.684.553
59.398.155
3415,04%
19.777.546
579.130
0,06
310.210
4.783.911

2013
74,86%
46.460.864
62.067.511

3155,92%
20.614.581
653.203
0,05
231.821
4.079.870

Bảng 5d: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của OceanBank giai đoạn
2011 – 2013
3.1. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là mối quan hệ giữa tài sản
ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện ở mức độ
đảm bảo của tài sản lưu động đối với các khoản nợ trong ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh =
Qua số liệu tính toán được ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của ngân
hàng qua 3 năm đều nhỏ hơn 1, năm 2013 tỷ số này bằng 74,86% có nghĩa cứ 100
đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm thanh toán bằng 74,86 đồng tài sản ngắn hạn, chứng
tỏ ngân hàng có khả năng thanh toán trong ngắn hạn ở mức thấp. Tuy nhiên nếu hệ số
này quá cao đồng nghĩa với việc một lượng TSLĐ tồn trữ, cho thấy việc sử dụng tài
sản không hiệu quả, bộ phận tài sản đó không vận động sinh lời. Đối với một ngân
hàng thì hệ số này nhỏ hơn và lân cận 1 được xem là tốt, chứng tỏ ngân hàng đã dùng
tiền huy động được để đi đầu tư, cho vay tạo vốn cho nhà đâu tư và đem lại lợi nhuận
cho ngân hàng, và điều này sẽ gúp đồng tiền được luôn phiên luân chuyển, tránh tình
trạng lạm phát, mất giá tiền tệ. Tuy nhiên, tình hình của OceanBank thì lại không
hẵn là như vậy, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thấp hơn khá nhiều so với 1, dễ mất
khả năng thanh khoản.
Nếu so sánh với khả năng thanh toán nhanh của trung bình ngành ngân hàng
giai đoạn 2011 – 2013 – Bảng 4a (nguồn: www.cophieu68.vn) ta sẽ thấy trong 3
năm 2011, 2012 và 2013 thì tỷ lệ này lần lượt là 102%, 98% và 94%. Tức khả năng
thanh toán nhanh của OceanBank trong giai đoạn này thấp hơn so với trung bình

ngành ngân hàng. Cụ thể chệnh lệch này trong năm 2011 là 24,58%, 2012 là

21

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013
22,77% và năm 2013 là 19,14%.
3.2. Hệ số khả năng thanh toán dài hạn
Hệ số đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn là mối quan hệ giữa tài sản dài
hạn và các khoản nợ dài hạn. Hệ số thanh toán nợ dài hạn thể hiện ở mức độ đảm bảo
của tài sản dài hạn đối với các khoản nợ dài hạn.
Khả năng thanh toán nợ dài hạn =
Qua số liệu tính toán được ta thấy hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của
ngân hàng qua 3 năm đều lớn hơn 1, đến năm 2013 hệ số này lên đến 3155,92% có ý
nghĩa cứ 100 đồng nợ dài hạn được đảm bảo thanh toán bởi 3155,92 đồng tài sản dài
hạn, chứng tỏ ngân hàng có khả năng thanh toán trong dài hạn là rất ổn định. Chỉ tiêu
này càng cao thể hiện các khoản nợ dài hạn càng được đảm bảo. Tuy nhiên, nếu hệ số
này quá cao thể hiện nguồn tài sản này chưa được sử dụng hợp lý, gia tăng gánh nặng
trong việc trả lãi cho ngân hàng. Đối với ngân hàng OceanBank chỉ tiêu này thể hiện
khả năng quản lý không tốt các khoản nợ của mình. Hệ số thanh toán nợ dài hạn quá
cao, chứng tỏ nguồn tài sản này không được sử dụng hợp lý.
3.3. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số đánh giá khả năng thanh toán lãi vay biểu thị mối quan hệ giữa lợi nhuận
trước thuế và lãi vay. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của ngân hàng và mức độ an
toàn có thể có của khách hàng gửi tiền.
Khả năng thanh toán lãi vay =
Qua số liệu tính toán được ta thấy hệ số khả năng thanh toán lãi vay của ngân

hàng qua 3 năm đều nhỏ hơn 1, đến năm 2013 hệ số này chỉ bằng 0,05. Có ý nghĩa
cứ 100 đồng lãi vay thì được đảm bảo thanh toán bởi 5 đồng lợi nhuận trước thuế và
lãi vay, chứng tỏ trình độ sử dụng vốn của ngân hàng là chưa tốt và ngân hàng đang
phải sử dụng phần lớn vốn chủ sở hữu để trả nợ vay. Khả năng trả lãi vay của ngân
hàng thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi
vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể
làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó
dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực
tế lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các ngân
hàng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ việc tăng tỷ lệ dự trữ vượt đối với các khoản cho
vay và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một ngân hàng cần
phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ
nợ của mình.

22

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013
4. Phân tích khả năng sinh lời
Kết quả của các chính sách và quyết định liên quan đến thanh khoản, quản lý
tài sản và quản lý nợ cuối cùng sẽ có tác động và được phản ánh ở khả năng sinh lời
của ngân hàng. Để đánh giá về khả năng sinh lời của ngân hàng OceanBank ta xem xét
một số chỉ tiêu như: ROA, ROE và P/E.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế
Suất sinh lời trên tổng tài
sản (ROA)
Suất sinh lời trên vốn cổ
phần thường (ROE)

2010
55.138.903
4.087.344

2011
62.639.316
4.644.050
487.931
0,83%

2012
64.462.099
4.484.814
243.214
0,38%

2013
67.075.445
4.354.730
188.631
0,29%

11,8%


5,3%

4,3%

Bảng 5e: Phân tích tỷ số sinh lời của ngân hàng OceanBank giai đoạn 2011
– 2013
4.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản = x 100

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cho biết nếu ngân hàng đầu tư 100
đồng tài sản thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Thông qua việc xem xét
mức độ sinh lời của tài sản ta có thế đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong công ty.
Ta thấy, ROA có sự biến động qua các năm. Năm 2011 là lớn nhất đạt 0,83%,
nghĩa là cứ bình quân 100 đồng giá trị tài sản vào sử dụng tạo ra được 0,83 đồng lợi
nhuận sau thuế. Tuy nhiên sang năm 2012 và 2013, tỷ số này giảm mạnh còn lần lượt
còn 0,38% và 0,29%. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản năm 2011 tốt hơn so
với 2012, 2013 nhưng nhìn chung thì cả 3 năm ROA đều ở mức thấp.
Nếu so sánh với ROA trung bình của ngành ngân hàng năm 2011, 2012 và 2013
đều là 1% - Bảng 4a (nguồn: www.cophieu68.vn) thì có thể thấy rằng khả năng sinh
lời của ngân hàng TMCP Đại Dương là rất thấp so với trung bình ngành. Đặc biệt, trong
năm 2012 chênh lệch này là 0,62% và trong năm 2013 chênh lệch này lên tới 0,71%. Có thể
thấy tình trạng này là rất đáng báo động, khả năng sinh lời từ từ khoản đầu tư tài sản của
OceanBank là rất thấp so với trung bình ngành.

23

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean

Bank) giai đoạn 2011 – 2013
4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần thường (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần thường = x 100
Nguồn vốn chủ sở hữu thường ảnh hưởng đến tính tự chủ trong hoạt động tài
chính của ngân hàng. Do vậy, phân tích hiệu quả vốn chủ sở hữu đó là nguồn thông
tin quan trọng để những người quan tâm đưa ra các quyết định tăng, giảm vốn chủ
một cách cần thiết. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ ta đi tính toán và phân
tích chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Đây là chỉ tiêu phản ánh khả
năng sinh lời của vốn chủ.
Theo kết quả tính toán ta có ROE năm 2011 đạt giá trị lớn nhất 11,18%. Năm
2012 ROE là 5,3% giảm 5,88% so với năm 2011. Năm 2013 ROE là 4,3% tức là tiếp
tục giảm và g i ả m 6,88% so với năm 2011. Điều này cũng dễ hiểu vì lợi nhuận sau
thuế qua các năm của OceanBank đều giảm và giảm rất mạnh. Tỷ lệ sinh lời trên vốn
chủ sở hữu của OceanBank khi so sánh với trung bình chung của ngành ngân hàng
trong năm 2011 là 18% - Bảng 4a (nguồn: www.cophieu68.vn), tức thấp hơn 6,82%,
trong năm 2012 ROE trung bình ngành ngân hàng là 13% - Bảng 4a (nguồn:
www.cophieu68.vn), ROE của OceanBank thấp hơn 7,7%. Đến năm 2013 ROE trung
bình ngành là 11% - Bảng 4a (nguồn www.cophieu68.vn) thì ROE của OceanBank
chỉ còn 4,3% tức thấp hơn đến 8,7 % so với trung bình ngành, điều đó cho thấy việc
liên tục giảm vốn điều lệ, sử dụng kém hiệu quả nguồn vốn của cổ đông đã khiến cho
thu nhập và lãi của những cổ đông thường bị giảm đi đáng kể.
5. Phân tích tỷ số tăng trưởng bền vững
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Lợi nhuận giữ lại
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số tăng trưởng bền vững

2011

490.478
4.644.050
10,56%

2012

2013

245.761
4.484.814
5,48%

93.706
4.354.730
2,15%

Bảng 5f: Phân tích tỷ số tăng trưởng bền vững của ngân hàng TMCP
OceanBank giai đoạn 2011 – 2013
Hằng năm một tỷ lệ rất lớn lợi nhuận sau thuế được giữ lại để đầu tư làm tăng
vốn chủ sở hữu và ngân hàng không dùng nhiều để kinh doanh ngành nghề mới mà
chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên do tính đặc thù là rủi ro rất cao
nên ngânhàng phải thực sự nhận định chính xác để tránh thua lỗ. Qua bảng tính trên,

24

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


Chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean
Bank) giai đoạn 2011 – 2013

ta thấy Tỷ số tăng trưởng bền vững qua các năm của OceanBank liên tục giảm mạnh,
cụ thể năm 2012 so với năm 2011 giảm 5,08%, năm 2013 giảm 3.33% so với năm
2012. Chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn không hiệu quả và nếu không có những thay
đổi kịp thời thì trong tương lai ngân hàng sẽ rất dễ phá sản.

Chương 3: KẾT LUẬN VỀ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK) GIAI ĐOẠN TỪ NĂM
2011 ĐẾN NĂM 2013
Kết luận
Qua việc phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Đại Dương
(OceanBank) trong giai đoạn 2011 – 2013, em nhận thấy hoạt động của ngân hàng
trong giai đoạn này rất kém, mất khả năng sinh lời, hoạt động không hiệu quả và
kém an toàn tín dụng. Hàng loạt các tỷ số tài chính đều thấp hơn trung bình ngành
Ngân hàng trong cùng giai đoạn, đồng thời có dấu hiệu giảm mạnh qua các năm,
tương lai ngân hàng không được đảm bảo. Và kết cục quả như em dự đoán, ngày
24/10/2014 chủ tịch ngân hàng lúc bấy giờ là Hà Văn Thắm đã bị bắt vì tội cố ý làm
trái quy định của Nhà nước gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng. Tháng 5/2015, NHNN
đã quyết định mua lại OceanBank với giá “0 đồng” và chuyển đổi loại hình thành
Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) với 100% vốn Nhà
nước.

25

Bài làm cá nhân: Hồ Nhân Đức – MSSV: 1551010178


×