Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay cho vđv bóng bàn trường THPT B Hải Hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.76 KB, 33 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT B HẢI HẬU

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chiến
thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay cho VĐV Bóng
bàn Trường THPT B Hải Hậu”.

Tác giả

: Trần Văn Thưởng
: Nguyễn Văn Tịch

Trình độ chuyên môn

: Đại học

Chức vụ

: Giáo viên Thể dục

Nơi công tác

: Trường THPT B Hải Hậu

Nam Định, ngày 28 tháng 5 năm 2016
1


1. Tên sáng kiến: Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chiến
thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay cho VĐV Bóng bàn Trường THPT B


Hải Hậu”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: VĐV Bóng bàn trường THPT B Hải Hậu.
3. Thời gian áp dung sáng kiến: Đề tài của chúng tôi được nghiên cứu từ tháng
8/2015 đến tháng 5/2016 và được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 8/2015 đến tháng 11/2015:
Chọn tên đề tài, làm đề cương.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 11/2015 đến tháng 03/2016:
Đọc và tham khảo tài liệu có liên quan, hoàn thiện sư phạm, lấy số liệu phục vụ
đề tài và giải quyết 2 nhiệm vụ của đề tài.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 03/2015 đến tháng 5/2016:
Hoàn thiện dề tài.
4. Tác giả:
Họ và tên: Trần Văn Thưởng
Năm Sinh: 1983
Nơi thường trú: Xã Hải Phú – Hải Hậu – Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học TDTT
Chức vụ công tác: Giáo Viên
Nơi làm việc: Trường THPT B Hải Hậu
5. Đồng tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Văn Tịch
Năm Sinh: 1985
Nơi thường trú: Xã Hải Phú – Hải Hậu – Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học TDTT
Chức vụ công tác: Giáo Viên
Nơi làm việc: Trường THPT B Hải Hậu
2


I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội. Nó được hình thành từ

thực tiễn lao động sản xuất, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Ngày nay, cùng
với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì sự phát triển của TDTT không chỉ đáp
ứng yêu cầu mở rộng quan hệ quốc tế mà còn để đáp ứng sự quan tâm cổ vũ và lòng
mong mỏi của nhân dân cả nước. TDTT trước hết là nhằm nâng cao sức khỏe, hoàn
thiện phẩm chất trí tuệ và phát triển con người một cách toàn diện con người mới xã
hội chủ nghĩa có đủ năm phẩm chất: Trí, Đức, Thể, Mỹ, Lao. Vì vậy, việc phát triển
một nền TDTT xã hội chủ nghĩa đã và đang là trách nhiệm vô cùng nặng nề của
Đảng và Nhà nước nhưng đó cũng là rất vinh quang.
Hồ Chí Minh một nhà lãnh tụ, một người cha già của dân tộc Việt Nam khi còn
sống đã kêu gọi toàn dân tập TDT: “mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước
yếu đi một phần, mỗi người dân khỏe mạnh là làm cho cả nước khỏe mạnh. Vậy tập
luyện TDTT bồi dưỡng sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.
(Trích lời kêu gọi toàn dân tập TDTT của Hồ Chí Minh tháng 3 năm 1946).
Cùng với việc phát triển TDTT thì môn Bóng bàn xuất hiện sớm ở Anh 1880 và
ngay sau đó đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, nó gia nhập vào Việt Nam vào
khoảng năm 1920 và phát triển rất mạnh ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải
Dương, Nam Định, TP Hồ Chí Minh…
Vì nó xuất hiện sớm như vậy cho nên nó đã nhanh chóng trở thành một trong
những môn thể thao mũi nhọn của thể thao Việt Nam. Nó đã đem lại cho thể thao
Việt Nam nhiều thành tích vẻ vang và cũng là môn đem lại thành tích sớm nhất cho
thể thao Việt Nam.
Năm 1938 tại giải Bóng bàn vô địch Đông Dương tổ chức ở Campuchia VĐV
Lý Ngọc Sơn vô địch đơn nam. Các kỳ Seagames Bóng bàn cũng đã đạt được nhiều
thành công rực rỡ như Vũ Mạnh Cường vô địch đơn nam Seagames 18, Vũ Mạnh
Cường – Ngô Thu Thủy vô địch đôi nam nữ tai Seagames 19 và tại Seagames 21 Vũ
3


Mạnh Cường vô địch đơn nam. Trong năm 2002 khi mà Seagames 22 được tổ chức
tại Việt Nam tay vợt Trần Tuấn Quỳnh đã giành được huy chương vàng đơn nam.

Để nâng cao trình độ Bóng bàn thì đòi hỏi các VĐV phải có kỹ thuật toàn diện
kết hợp với sức xoáy, sức mạnh, tốc độ cùng với việc điều chỉnh điểm rơi một cách
khéo léo hợp lý, áp dụng các chiến thuật, chủ động tấn công nhanh chóng dứt điểm.
Có như vậy thì mới làm chủ được trận đấu ngay cả trong những lúc khó khăn.
Trong môn Bóng bàn thì các kỹ thuật đều quan trọng và cấp thiết trong đó phải
nói đến việc sử dụng hiệu quả chiến thuật gò bóng trái tay, né giật bóng thuận tay.
Kỹ thuật gò bóng trái tay là kỹ thuật dùng để đối phó với bóng xoáy xuống mạnh
của đối phương để điều chỉnh điểm rơi, biết vận dụng ta sẽ dồn đối phương vào thế
bị động tạo cơ hội cho quả đánh dứt điểm. Giật bóng thuận tay là kỹ thuật có thể đối
phó với bất kỳ loại bóng nào của đối phương, tốc độ nhanh làm cho đối phương lúng
túng khi đối phó. Ngày nay, Các VĐV sử dụng quả giật bóng như một kỹ thuật dứt
điểm hiệu quả nhất.
Qua thời gian xem xét và quan sát các VĐV Bóng bàn tập luyện và thi đấu tại
nội dung Bóng bàn hội khỏe phù đổng Trường THPT B Hải Hậu, cũng như thi đấu
nội dung Bóng bàn tại giải thi học sinh giỏi TDTT cấp THPT Tỉnh Nam Định chúng
tôi nhận thấy các bài tập kỹ thuật của các VĐV chưa đầy đủ đặc biệt là chiến thuật
gò bóng trái tay, né giật bóng thuận tay. Sự phong phú của các bài tập chưa cao, chưa
có sự tích cực sáng tạo của các VĐV. Muốn đạt được thành tích thì các VĐV phải
thực hiện các kỹ thuật cơ bản ở mức độ tự động hóa. Bởi vì bất kỳ một môn thể thao
nào thì chiến thuật cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thắng lợi của
VĐV.
Trong những năm phụ trách môn bóng bàn của trường THPT B Hải Hậu và
những năm tháng học tập tại Trường Đại học TDTT I, chúng tôi xác định được tầm
quan trọng của việc nghiên cứu các bài tập chiến thuật gò bóng trái tay, né giật bóng
thuận tay cho các VĐV.
4


Mặc dù đề tài này đã và đang có nhiều người quan tâm nghiên cứu song
chưa có ai bắt tay vào việc nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả

chiến thuật gò bóng trái tay, né giật bóng thuận tay cao nhất. Được sự giúp đỡ và chỉ
đạo của Ban giám hiệu cũng như các bạn bè đồng nghiệp tổ Thể dục và Giáo dục
quốc phòng – An ninh trường THPT B Hải Hậu. Chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề
tài:
“Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chiến thuật gò bóng
trái tay né giật bóng thuận tay cho VĐV Bóng bàn Trường THPT B Hải Hậu”.

5


II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
1. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI
1.1. Đặc điểm tâm lý
Trong môn thể thao nói chung và Bóng bàn nói riêng, tâm lý đóng một vai trò
hết sức quan trọng. Nó cùng với các yếu tố khác như kỹ thuật, chiến thuật, thể lực
tạo nên thành tích thể thao.
Lứa tuổi này, các em có bước nhảy vọt về mặt thể chất và tinh thần. Các em
đang tách dần tuổi ấu thơ để chuyển sang giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, thời kỳ này
được gọi là thời kỳ quá độ chuyển từ trẻ con sang người lớn. Ở giai đoạn này, sự
phát triển của trẻ diễn ra khá phức tạp, đời sống tâm lý có nhiều mâu thuẫn và có
những thay đổi lớn về mặt thể chất và tinh thần, nhiều phẩm chất dần được hoàn
thiện như: Trí tuệ, tình cảm, ý chí…
Các hoạt động học tập và trí tuệ của các em đang phát triển mạnh mẽ. So với
lứa tuổi nhi đồng thì trí nhớ trừu tượng của các em phát triển hơn hẳn, các khái niệm
trở nên chính xác hơn, các em biết áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, chú ý của các em
là chú ý có chủ định, nhờ đó các em có thể tập trung chú ý vào những vấn đề cần
thiết và có thích thú.
Các em là những người ham học hỏi, ham sáng tạo nhưng thiếu tính kiên trì,
bền bỉ khi gặp khó khăn mệt mỏi trong quá trình tập luyện thường nảy sinh tâm
trạng chán nản, không có hứng thú để thực hiện các bài tập phối hợp hoặc những bài

tập thể lực với khối lượng lớn thời gian kéo dài.
Do đó, những bài tập nhằm nâng cao và hoàn thiện các động tác kỹ thuật cần
chú ý nhiều về thời gian, lượng vận động, hình thức và phương pháp tập luyện cần
phải được sắp xếp hợp lý .Các bài tập phải mang tính đa dạng và phong phú gây
được trạng thái hưng phấn thoải mái trong giờ tập luyện để các em hoàn thành tốt
bài tập.

6


Trong khi đó, mối quan hệ của các em với người xung quanh cũng đã gần gũi
hơn, các em có khuynh hướng học tập người lớn về vốn hiểu biết, cách cư xử với
người xung quanh, bạn bè, thích hoạt động tập thể. Ý thức của bản thân được coi là
bước chuyển căn bản trong việc hình thành và phát triển nhân cách của các em.
Đồng thời tính độc lập trong suy nghĩ cũng được phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, ở
lứa tuổi này vẫn còn một số tồn tại về mặt tâm lý như:
- Tính hiếu động tương đối cao nên tính kỷ luật chưa cao, dễ xuất hiện hành
động thô lỗ vô kỷ luật.
- Năng lực tập trung còn kém, do tính hưng phấn chiếm ưu thế nên các em dễ bị
phân tán khi có tác động của ngoại lực.
- Tính tự ái còn cao, ưa thích nhẹ nhàng hơn nặng nề và căng thẳng. Đồng thời
tính tự trọng lại rất cao, tính ganh đua, hiếu thắng, các em hoàn toàn chưa có những
nét cá tính bền vững.
Chính vì vậy, nắm được đặc điểm tâm lý lứa tuổi là điều rất quan trọng và cần
thiết cho các huấn luyện viên và các nhà sư phạm. Cần phải thường xuyên quan sát
giáo dục cho phù hợp dựa trên cơ sở tính tích cực, phát huy sáng tạo, biết điều chỉnh
và tổ chức hoạt động cho các em. Biết giáo dục giáo dưỡng các em trở thành con
người có năng lực và lý tưởng sống cao đẹp.
1.2. Đặc điểm sinh lý
Trong quá trình sống và phát triển, cơ thể có những biến đổi đa dạng, phức tạp

về cấu tạo và chức năng sinh lý dưới tác động của các yếu tố môi trường sống và di
truyền. Chính vì vậy, tập luyện TDTT sẽ có ảnh hưởng tốt tới cơ thể người tập nếu
như hoạt động đó phù hợp với lứa tuổi, giới tính và trình độ tập luyện.
1.2.1. Hệ thần kinh
Não bộ của các em đang trong thời kỳ hoàn chỉnh, hoạt động thần kinh chưa ổn
định, hưng phấn chiếm ưu thế. Vì vậy, khi học tập các em tập trung tư tưởng, nhưng
nếu thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu thì thần
7


kinh sẽ nhanh chóng mệt mỏi và dễ phân tán sức chú ý. Do vậy khi tiến hành giảng
dạy cũng như huấn luyện cần phải làm cho nội dung tập luyện phong phú, phương
pháp giảng dạy tổ chưc giờ học phải linh hoạt, không cứng nhắc, đơn điệu giảng giải
và làm mẫu có trọng tâm chính xác và đúng lúc, đúng chỗ.
1.2.2. Hệ tuần hoàn
Tim các em phát triển chậm hơn so với sự phát triển của mạch máu, sức co bóp
còn yếu, khả năng điều hòa hoạt động của tim chưa ổn định nên khi hoạt động quá
nhiều, quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi. Vì vậy tập luyện TDTT thường xuyên sẽ
ảnh hưởng tốt đến hoạt động của hệ tuần hoàn, hoạt động của tim dần được thích
ứng và có khả năng chịu đựng với khối lượng lớn. Nhưng trong quá trình tập luyện
TDTT cần phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc tăng dần các yếu tố trong
GDTC tránh hoạt động quá sức và quá đột ngột.
1.2.3. Hệ hô hấp
Phổi các em phát triển chưa hoàn thiện, phế nang còn nhỏ, các cơ hô hấp chưa
phát triển đầy đủ, dung lượng phổi còn bé. Vì vậy khi hoạt động các em còn thở
nhiều, thở nhanh nên chóng mệt mỏi. Rèn luyện thể chất cho các em phải toàn diện,
phải chú ý tới phát triển các cơ hô hấp, hướng dẫn các em biết cách thở sâu, thở
đúng và biết cách thở trong khi hoạt động. Như vậy mới có thể hoạt động với cường
độ lớn lâu dài và có hiệu quả.
1.2.4. Hệ xương

Hệ xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về chiều dài. Hệ thống sụn
tại các khớp đang đòi hỏi điều kiện phát triển và hoàn thiện. Vì vậy, tập luyện TDTT
có tác động tốt tới sự phát triển của hệ xương. Tuy nhiên, phải chú ý đến tư thế, sự
cân đối trong hoạt động để tránh phát triển sai lệch của hệ xương và sự kìm hãm
phát triển về chiều dài.

8


1.2.5. Hệ cơ
Hệ cơ của các em phát triển chậm hơn so với hệ phát triển của hệ xương, chủ
yếu phát triển về chiều dài, thiết diện cơ chậm phát triển nhưng đến tuổi 15-16 thì
thiết diện cơ lại phát triển nhanh hơn đặc biệt là các cơ to. Do sự phát triển không
đồng bộ, thiếu cân đối nên các em không phát huy được sức mạnh và chóng mệt
mỏi. Vì vậy, trong quá trình tập luyện TDTT cần chú ý tăng cường phát triển cơ bắp
bằng những bài tập có cường độ thích hợp và phát triển toàn diện.
2. CƠ SỞ CỦA HUẤN LUYỆN THỂ LỰC
Trong quá trình tập luyện và thi đấu Bóng bàn ngoài việc phát triển hoàn thiện
các yếu tố về kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý… thì huấn luyện thể lực là yếu tố đặc biệt
quan trọng. Huấn luyện thể lực không chỉ nâng cao được các chức năng của cơ quan
nội tạng mà còn có tác dụng tốt đối với việc nắm vững và nâng cao kỹ thuật, phòng
ngừa chấn thương. Vì vậy, huấn luyện thể lực là một nhiệm vụ của quá trình đào tạo
và huấn luyện TDTT.
2.1. Tố chất sức mạnh
Sức mạnh trở thành một yếu tố quan trong tập luyện và thi đấu Bóng bàn. Đánh
bóng đi có độ chuẩn xác, điểm rơi hợp lý mà bóng đi không có sức mạnh thì không
đạt được hiệu quả cao nhất đặc biệt là quả bóng dứt điểm.
2.2. Tố chất tốc độ và linh hoạt
Tốc độ và linh hoạt là yếu tố quan trọng trong thi đấu Bóng bàn, VĐV phải
phán đoán phản ứng nhanh, di chuyển nhanh, lựa chọn động tác đánh trả nhanh, chỉ

có vậy mới dành được quyền chủ động tấn công đối phương. Bóng đánh đi với tốc
độ nhanh, dễ làm cho đối phương bị động, lúng túng khi sử lý bóng.
Tốc độ trong đánh bóng là VĐV phải phản ứng nhanh tốc độ của động tác riêng
lẻ, chẳng hạn giật bóng cần tốc độ để vung tay và góc độ vợt hợp lý để đánh bóng.
Khi thi đấu bóng bàn sự linh hoạt và khéo léo là năng lực cần thiết, tính linh
hoạt được đánh dấu bởi tốc độ di chuyển từ động tác này sang động tác khác nhanh
9


hay chậm, phán đoán hướng bóng đến nhanh cũng như động tác đánh trả nhanh.
Trong thi đấu VĐV Bóng bàn phải điều chỉnh tốc độ, biên độ vung tay, phạm vi di
chuyển của chân và mức độ dùng sức hợp lý khi đánh bóng thì mới có hiệu quả tốt.
2.3. Tố chất sức bền chuyên môn
Mỗi môn thể thao có yêu cầu sức bền mang tính chuyên môn riêng biệt, Bóng
bàn lại là môn thể thao thi đấu cá nhân, mỗi một giải thi đấu thường kéo dài từ 3-4
ngày. Càng đến giai đoạn cuối của giải càng căng thẳng và quyết liệt. Vì vậy, yêu
cầu về sức bền chuyên môn của VĐV phải cao, phải đáp ứng được yêu cầu về kỹ
chiến thuật trong các trận đấu cuối cùng. Sức bền chuyên môn mà môn Bóng bàn đòi
hỏi là sức bền chuyên môn có cường độ biến đổi, kết hợp chặt chẽ với tốc độ và sự
linh hoạt.
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN CỦA CHIẾN THUẬT GÒ BÓNG TRÁI
TAY NÉ GIẬT BÓNG THUẬN TAY
Chiến thuật bóng bàn bao gồm nhiều kỹ thuật đơn lẻ như kỹ thuật gò bóng, líp
bóng, chặn bóng, giật bóng, bạt bóng… Việc thự hiện các kỹ thuật trên phải được
rèn luyện thành kỹ năng kỹ xảo mà Bóng bàn có nét nổi bật riêng biệt đó là sự liên
kết của mỗi kỹ thuật đơn lẻ tạo thành. Trong đó, sự phối hợp của kỹ thuật gò bóng
trái tay, né giật bóng thuận tay là kỹ thuật cơ bản và quan trọng trong lối đánh tấn
công nhanh của bóng bàn.
Để thực hiện tốt chiến thuật này đòi hỏi VĐV phải thực hiện tốt các kỹ thuật
đơn lẻ và đặc biệt quan trọng là sự phối hợp của hai kỹ thuật đơn lẻ sao cho thật tốt

thuần thục để tạo thành chiến thuật thì mới đạt hiệu quả cao.
Cơ sở của kỹ thuật gò bóng là dùng để đối phó với bóng xoáy xuống mạnh của
đối phương đánh sang. Đánh bóng ở giai đoạn 3, 4 của đường vòng cung do vậy gò
bóng trái tay sẽ đảm bảo được độ chính xác khi đánh bóng và dễ điều khiển điểm rơi
dồn đối phương vào thế bị động tạo cơ hội dứt điểm.

10


Cơ sở của kỹ thuật giật bóng thuận tay là kỹ thuật tấn công chủ yếu dùng sức
mạnh, sức xoáy nhanh để uy hiếp đối phương có khả năng dứt điểm cao hoặc tạo cơ
hội dứt điểm. Đây là một kỹ thuật tấn công nhanh phổ biến và có uy lực.
4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ GÒ BÓNG TRÁI
TAY NÉ GIẬT BÓNG THUẬN TAY
Để xác định được nguyên nhân chi phối tới hiệu quả gò bóng trái tay né giật
bóng thuận tay chúng tôi tiến hành hai phương pháp đó là:
- Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu.
Qua tổng hợp các sách như sách Bóng bàn hiện đại, sách giáo khoa Bóng bàn,
sách lý luận và phương pháp TDTT… chúng tôi thấy hầu hết các sách đều đề xuất
yếu tố chi phối tới bất kỳ một kỹ thuật nào cũng đều có 4 yếu tố chính:
- Mức độ thành thạo kỹ thuật cơ bản.
- Trình độ thể lực để đảm bảo duy trì tính ổn định của kỹ thuật.
- Trình độ kết hợp giữa kỹ thuật và chiến thuật.
- Trạng thái tâm lý khi thực hiện động tác.
5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN THUẬT GÒ BÓNG TRÁI TAY NÉ GIẬT
BÓNG THUẬN TAY CHO VĐV BÓNG BÀN TRƯỜNG THPT B HẢI HẬU.
Để dánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chiến
thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay cho cho VĐV Bóng bàn Trường

THPT B Hải Hậu chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát sư phạm. Những vấn đề
cơ bản mà chúng tôi cần tìm hiểu trước hết là nghiên cứu khoa học để xác định
xem yếu tố nào chi phối tới hiệu quả chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng
thuận tay. Từ đó đánh giá thực trạng, phân tích cụ thể về mức độ phát triển của
từng yếu tố. Sự tác động của các bài tập tới chiến thuật đó ra sao? Mặt nào tốt mặt
nào xấu? Trên cơ sở đó mới xây dựng được các bài tập chung, khắc phục những
11


mặt còn yếu, phát huy những mặt mạnh, sửa đổi hoặc thay thế những bài tập cũ
chưa phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng
thuận tay cho VĐV trong tập luyện cũng như trong thi đấu.
Kế hoạch huấn luyện được xây dựng theo chu kỳ tuần, chu kỳ tháng. Với các
nội dung huấn luyện cơ bản như: Huấn luyện kỹ chiến thuật, huấn luyện thể lực,
huấn luyện tâm lý… Trong đó, phần huấn luyện kỹ chiến thuật bao gồm các kỹ
thuật như: Vụt nhanh thuận tay, vụt nhanh trái tay, giật trái, giật phải, gò bóng, bạt
bóng…và các chiến thuật như giao bóng tấn công, đẩy trái né bạt phải, gò bóng trái
tay né giật bóng thuận tay.
Trong các buổi tập luyện chiến thuật, đặc biệt là chiến thuật gò bóng trái tay né
giật bóng thuận tay là chiến thuật khó, khi thực hiện rất hay hỏng. Nên thời gian
bóng hỏng phải đi nhặt bóng để thực hiện lại sẽ rất nhiều. Mà theo chúng tôi thấy
trong qua trình tập luyện chỉ được sử dụng 1 quả bóng. Bên cạnh đó số lượng VĐV
khoảng 14 người mà bàn bóng chỉ có 2 bàn. Buộc các VĐV phải chia đều ra 2 bàn
để tập luyện với phương pháp một người phục vụ sau đó đổi phiên nhau. Do đó,
cường độ buổi tập quá thấp và ít có hiệu quả. Như vậy, cần lựa chọn phương pháp
cho phù hợp như tăng số lượng bóng, thay đổi phương pháp tập luyện như cho các
em tiếp xúc và tập luyện với bóng nhiều, như thế thời gian bóng chết sẽ giảm đi,
thời gian tập luyện kỹ chiến thuật sẽ tăng lên để nâng cao hiệu quả trong qua trình
tập luyện.
Để nắm được thực trạng công tác huấn luyện Bóng bàn của HLV Trường THPT

B Hải Hậu. Bằng quan sát chúng tôi đã tổng hợp được các bài tập như sau.
Kết quả thống kê được 22 giáo án trình bày ở bảng 3.1

12


Bảng 3.1. Thực trạng về việc sử dụng bài tập trong 22 giáo án của huấn
luyện viên Trường THPT B Hải Hậu.
STT Bài tập

Khối lượng

1.
2.
3.
4.
5.

3lần x 100m
1lần x 800m
3tổ x 120lần
3 x 20lần
25-30 phút

Chạy 100m(s)
Chạy 800m
Nhảy dây
Bật bục đổi chân
Gò trái ne giật phải với bóng xoáy
lên 1 điểm sang 1 điểm

6.
Giật bóng thuận tay với bóng xoáy
lên 1 điểm sang 1 điểm
7.
Gò trái né giật phải sang góc trống
8.
Vụt bóng thuận tay kết hợp với
giật bóng
9.
Giao bóng tấn công
10. Thi đấu đối khán
Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy

Nghỉ giữa Số giáo án
sử dụng
5-6 phút
3/22
5-6 phút
2/22
1 phút
8/22
1 phút
7/22
11/22

10 phút

12/22

15 phút

10 phút

13/22
7/22

20 phút
16/22
30 phút
10/22
các huấn luyện viên đã dùng các bài tập

mang tính chất cơ bản để nâng cao trình độ gò trái né giật phải và nâng cao thể lực
cho VĐV. Qua số liệu thống kê ở bảng trên ta có thể dễ dàng nhận thấy:
- Bài tập sử dụng chưa thật hoàn thiện, thiếu các bài tập sức nhanh phản ứng.
Đặc biệt các bài tập kết hợp di chuyển không được áp dụng nhiều. Các bài tập
chuyên môn cũng như thể lực chuyên môn còn ít.
- Tỷ lệ thời gian dành cho các bài tập nâng cao chiến thuật gò bóng trái tay né
giật bóng thuận tay còn ít. Chỉ có 20-25 phút khoảng 20% buổi tập.
- Việc sử dụng lượng vận động còn nhỏ ở các bài tập thể hiện ở một số lần lặp
lại, sự vận dụng chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay trong các bài
tập còn kém chưa hiệu quả.
6. LỰA CHỌN TEST ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CHIẾN THUẬT GÒ
BÓNG TRÁI TAY NÉ GIẬT BÓNG THUẬN TAY CHO VĐV TRƯỜNG
THPT B HẢI HẬU.

13


Để lựa chọn các test ứng dụng trong công tác kiểm tra đánh giá thành tích của
VĐV Bóng bàn dựa trên quá trình thu thập tài liệu tham khảo. Chúng tôi thấy các

test kiểm tra cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Các bài tập test lựa chọn phải được đánh toàn diện về một số
kỹ thuật, chiến thuật, phù hợp với VĐV.
- Nguyên tắc 2: Việc lựa chon các test phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính
thông báo cần thiết của đối tượng nghiên cứu.
Dựa vào 2 nguyên tắc đã được tổng hợp trên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn
18 người gồm giáo viên giáo dục thể chất và các VĐV có kinh nghiệm kết quả
được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn các test đánh giá trình độ chiến thuật gò bóng
trái tay né giật bóng thuận tay cho VĐV Bóng bàn Trường THPT B Hải Hậu
(n=18).
TT
1

2

3

4

Tên test

Có sử dụng
Số người
Tỷ lệ %
Gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay 18
100
với bóng xoáy lên 1 điểm sang 1 điểm
theo đường chéo cơ bản (Thực hiện 20
lần tính số lần thực hiện tốt).

Gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay 17
94
với bóng xoáy lên 1 điểm sang 2 điểm,
gò bóng trái tay theo đường thẳng, né
giật bóng thuận tay theo đường chéo cơ
bản ( Thực hiện 20 lần tính số lần thực
hiện tốt).
Gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay 17
94
với bóng xoáy lên 1 điểm sang 2 điểm,
gò bóng trái tay theo chéo cơ bản
đường thẳng, né giật bóng thuận tay
theo đường thẳng (Thực hiện 20 lần
tính số lần thực hiện tốt).
Gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay 11
61
với bóng xoáy lên 1 điểm sang 1 điểm
theo đường thẳng (Thực hiện 20 lần
tính số lần thực hiện tốt).

Không sử dụng
Số người
Tỷ lệ %
0
0

1

6


1

6

4

39

Thông qua kết quả phỏng vấn ở trên chúng tôi thấy test thứ 2 và test thứ 3 đều
có số phiếu đồng ý bằng nhau và 2 test này đều có một đặc điểm chung là gò bóng

14


trái tay né giật bóng thuận tay từ một điểm sang 2 điểm nên chúng tôi chỉ chọn một
test để kiểm tra. Chúng tôi lựa chọn được 2 test đặc trưng nhất có số phiếu đồng ý
cao nhất đó là các test sau:
Test 1: Gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên 1 điểm sang 1
điểm theo đường chéo cơ bản (Thực hiện 20 lần tính số lần thực hiện tốt).
Test 2: Gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên 1 điểm sang 2
điểm, gò bóng trái tay theo chéo cơ bản đường thẳng, né giật bóng thuận tay theo
đường thẳng (Thực hiện 20 lần tính số lần thực hiện tốt).
Để thêm một bước nữa cho việc lựa chon test được chính xác hơn chúng tôi tiến
hành nghiên cứu mối tương quan giữa các test đã phỏng vấn với các test thi đấu
vòng tròn một lượt trên 14 VĐV Bóng bàn Trường THPT B Hải Hậu, kết quả được
trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Hệ số tương quan giữa test được lựa chọn với thành tích thi đấu
của VĐV Bóng bàn Trường THPT B Hải Hậu (n=14).
TT
1


Test

Hệ số tương quan r

Ngưỡng xác suất p

0.823

<0.05

0.812

<0.05

Gò bóng trái tay né giật bóng
thuận tay với bóng xoáy lên 1 điểm
sang 1 điểm theo đường chéo cơ bản
(Thực hiện 20 lần tính số lần thực hiện
tốt).

2

Gò bóng trái tay né giật bóng
thuận tay với bóng xoáy lên 1 điểm
sang 2 điểm, gò bóng trái tay theo chéo
cơ bản đường thẳng, né giật bóng
thuận tay theo đường thẳng (Thực hiện
20 lần tính số lần thực hiện tốt).


Qua bảng trên cho thấy hệ số tương quan giữa các test chúng tôi lựa chọn với
thành tích thi đấu có mối tương quan r>0.8 ; p<0.05. Như vậy hai test này đã có tính

15


thông báo để đánh giá trình độ chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay
cho VĐV Trường THPT B Hải Hậu.
Để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu chúng tôi quan sát 7 VĐV Trường THPT B
Hải Hậu thi đấu tại các giải học sinh giỏi TDTT khối THPT Tỉnh Nam Định các năm
gần đây. Qua thu thập số liệu chúng tôi đã thống kê được thực trạng trình độ chiến
thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay cho VĐV Trường THPT B Hải Hậu, sau
đó đem so sánh với hiệu quả chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay của
Trường THPT C Hải Hậu, kết quả được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. So sánh hiệu quả chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận
tay (trung bình 5 trận đấu ) của VĐV Bóng bàn Trường THPT B Hải Hậu và
Trường THPT C Hải Hậu (n=7).
TT Nội dung thống kê

Trường

Trường

THPT B THPT C
1

Hải Hậu
Số lần thực hiện chiến thuật gò bóng trái tay né
78


2
3
4
5

giật bóng thuận tay
Số bóng vào bàn
Số bóng ăn điểm trực tiếp
Số bóng dành quyền chủ động
Số bóng đánh hỏng

29
4
21
23

Hải Hậu
89
36
9
26
18

Qua bảng trên cho thấy thực trạng hiệu quả chiến thuật gò bóng trái tay né giật
bóng thuận tay cho VĐV Trường THPT B Hải Hậu so với Trường THPT C Hải Hậu
là rất thấp thể hiện:
Số lần thực hiện chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay trong thi
đấu chiếm tỷ lệ ít
- Số bóng ăn điểm trực tiếp không nhiều:
+ Trường THPT B Hải Hậu là: 4

+ Trường THPT C Hải Hậu là: 9

16


- Số bóng đánh hỏng chiếm tỷ lệ cao:
+ Trường THPT B Hải Hậu là: 23
+ Trường THPT C Hải Hậu là: 18
Xuất phát từ thực trạng nêu trên là cơ sở thực tiễn để chúng tôi tiến hành lựa
chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chiến thuật gò bóng trái tay né giật
bóng thuận tay cho VĐV Bóng bàn Trường THPT B Hải Hậu.

III. CÁC GIẢI PHÁP (trọng tâm)
1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả chiến thuật gò bóng trái
tay né giật bóng thuận tay cho VĐV Bóng bàn trường THPT B Hải Hậu để nâng
cao hiệu quả thi đấu cho các VĐV.
17


2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết mục đích trên của đề tài, chúng tôi giải quyết 2 nhiệm vụ sau:
2.1. Nhiệm vụ 1: nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả
chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay cho VĐV Trường THPT B Hải
Hậu.
2.2. Nhiệm vụ 2: Đánh giá hiệu quả chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng
thuận tay cho VĐV Trường THPT B Hải Hậu.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ trên chúng tôi dự kiến sử dụng các phương pháp
sau:

3.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu
Phương pháp này chúng tôi sử dụng để nghiên cứu tổng hớp các tài liệu có liên
quan đến đề tài nhằm tìm ra các cơ sở lý luận, sinh lý, tâm lý và thực tiễn. Chính
nhờ việc tham khảo tài liệu mà chúng tôi đã xác định được tầm quan trọng của
phương pháp nghiên cứu. Cái mới chỉ được xây dựng trên nền tảng của cái cũ. Nhờ
cái cũ mà chúng ta biết được quy luật vận động và phát triển của cái mới.
Chính vì vậy, mà phương pháp đọc và phân tích tài liệu để khám phá ra cái mới
từ cái cũ là một phương pháp quan trọng trong qua trình nghien cứu, xác định được
tầm quan trọng của phương pháp này nên chúng tôi đã đọc và tham khảo những tài
liệu chuyện môn như sách giáo trình Bóng bàn, sách Bóng bàn hiện đại và một số
tài liệu có liên quan như: Lý luận và phương pháp TDTT, tuyển tập nghiên cứu
khoa học TDTT, Sách toán học thống kê.
3.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Qua việc quan sát trực tiếp các buổi tập của các VĐV Bóng bàn Trường THPT
B Hải Hậu hay gián tiếp qua phim ảnh của các cuộc thi đấu trong nước hay quốc
tế. Chúng tôi tìm hiểu và rút ra được nhiều vấn đề về kỹ chiến thuật nói chung,
chiến thuật gò bóng trái tay né giậy bóng thuận tay nói riêng. Chúng tôi quan sát về
18


cơ cấu động tác, đặc điểm của các VĐV khi thực hiện chiến thuật, quan sát thời
gian tập luyện và thời gian nghỉ ngơi để thực hiện cho quá trình nghiên cứu.
3.3. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm
Trong qua trình nghiên cứu chúng tôi đã đưa ra một số vấn đề để phỏng vấn
một số giáo viên giáo dục thể chất, huấn luyện viên và các VĐV. Qua phỏng vấn
chúng tôi đã nắm được định hướng phát triển môn Bóng bàn của Trường THPT B
Hải Hậu. Đồng thời hiểu thêm những kinh nghiệm, bài tập có liên quan đến đề tài
mà chúng tôi đang tiến hành.
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sau khi tham khảo các tài liệu liên quan đến chiến thuật, cơ sở lý luận và tổng

kết các bài tập qua quá trình quan sát, chúng tôi xây dựng lên hệ thống các bài tập
và đi sâu vào thực nghiệm cho VĐV Trường THPT B Hải Hậu, chúng tôi chia các
em thành 2 nhóm. Đó là nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, sau đó nhóm đối
chứng tập luyện theo các bài tập do huấn luyện viên của trường đề ra, nhóm thực
nghiệm được tập các bài tập do chúng tôi lựa chọn và xây dựng lên. Các chế độ
sinh hoạt, thời gian tập luyện và các điều kiện khác nhau.
3.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Là phương pháp chúng tôi sử dụng nhằm mục đích kiểm tra chiến thuật gò bóng
trái tay né giật bóng thuận tay thông qua các bài tập đã lựa chọn. Quá trình kiểm
tra sư phạm được chúng tôi mô tả cụ thể ở phần giải quyết nhiệm vụ.

3.6. Phương pháp toán học thống kê
Qua quá trình thực nghiệm với kết quả thu được qua việc kiểm tra thực nghiệm
với kết quả thu được qua việc kiểm tra thành tích VĐV thực nghiệm, chúng tôi đã
dùng các công thức toán học thống kê để xử lý số liệu phục vụ cho quá trình so
sánh, đánh giá quá trình nghiên cứu:
19


- Tính trị số trung bình:
n

X=

∑ xi
i =1

n

(n < 30)


- Hệ số tương quan:

∑ ( X − X )(Y − Y )
∑ ( X − X ) ∑ (Y − Y )

r=

2

2

- Tính phương sai:

( x − x)
δ=∑

2

i

n −1

- Tính độ lệch chuẩn:

δ = δ2
- So sánh hai số trung bình ở mẫu bé:

t=


XA−XB

δ
δ
+
nA nB
2
C

2
C

(n < 30)

4. Tổ chức nghiên cứu
4.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi được nghiên cứu từ tháng 8/2015 đến tháng 5/2016 và
được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 8/2015 đến tháng 11/2015:
Chọn tên đề tài, làm đề cương.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 11/2015 đến tháng 03/2016:
Đọc và tham khảo tài liệu có liên quan, hoàn thiện sư phạm, lấy số liệu phục vụ
đề tài và giải quyết 2 nhiệm vụ của đề tài.
20


- Giai đoạn 3: Từ tháng 03/2015 đến tháng 5/2016:
Hoàn thiện dề tài.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
14 em VĐV Bóng bàn trường THPT B Hải Hậu.

4.3. Địa điểm nghiên cứu
Trường THPT B Hải Hậu.
5. Cơ sở lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chiến thuật gò bóng trái
tay né giật bóng thuận tay cho VĐV Trường THPT B Hải Hậu.
Trước thực trạng chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay của VĐV
Bóng bàn Trường THPT B Hải Hậu ở mức trung bình so với các trường khác thể
hiện ở thành tích kiểm tra thông qua các test, kết hợp với các yếu tố ảnh hưởng tới
chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay như mức độ thành thạo kỹ thuật
cơ bản, thể lực, tâm lý, trình độ kết hợp chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng
thuận tay. Chúng tôi thấy các bài tập lựa chọn phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu của
các nguyên tắc về phương pháp huấn luyện và thi đấu Bóng bàn.
Từ cơ sở lý luận thực tiễn nêu trên, chúng tôi nghiên cứu lựa chọn một số bài
tập nhằm nâng cao hiệu quả chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay của
VĐV Bóng bàn Trường THPT B Hải Hậu.
6. Nghiên cứu lựa chọn bài tập.
Để lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả chiến thuật gò bóng trái tay né giật
bóng thuận tay của VĐV Bóng bàn Trường THPT B Hải Hậu chúng tôi còn quan sát
VĐV của các trường THPT Tỉnh Nam Định thi đấu tại giải học sinh giỏi TDTT cấp
THPT Tỉnh Nam Định cũng như các giải Bóng bàn trên truyền hình. Để thống kê
các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận
tay, đồng thời chúng tôi tham khảo các sách chuyên môn như: Giáo trình giảng dạy
bóng bàn, Bóng bàn hiện đại…Trên cơ sở lý luận và thực tễn chúng tôi đã lựa chọn
được 14 bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng
21


thuận tay gồm 2 nhóm bài tập là nhóm bài tập phát triển thể lực và bài tập phát triển
kỹ chiến thuật.
Các bài tập phát triển thể lực:
- Chạy đổi hướng theo tín hiệu (s).

- Cầm vợt sắt 0.5kg di chuyển không bóng thực hiện chiến thuật gò bóng trái
tay né giật bóng thuận tay 1 phút 30 giây tính số lần thực hiện.
Các bài tập phát triển kỹ chiến thuật:
- Gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên 1 điểm sang 1 điểm
theo đường chéo cơ bản (Thực hiện 20 lần tính số lần thực hiện tốt).
- Gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên 1 điểm sang 2 điểm,
gò bóng theo đường chéo, né giật thuận theo đường thẳng (Thực hiện 20 lần tính số
lần thực hiện tốt).
- Gò bóng trái tay (Thực hiện 20 lần tính số lần thực hiện tốt).
- Giật phải với tốc độ liên tục (Thực hiện 20 lần tính số lần thực hiện tốt).
- Thi đấu đối kháng (7 thắng 4)

Nội dung các bài tập như sau:
*Các bài tập có bóng:
Bài tập 1: Gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên 1 điểm
sang 1 điểm theo đường chéo cơ bản.
A

B
22


B

A

A: Người tập luyện.
B: Người phục vụ.
- Mục đích: Hoàn thiện chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay.
- Thời gian tập luyện: 10 phút.

- Yêu cầu: Nâng cao số lần đánh bóng qua lại nhằm củng cố động tác.
- Phương pháp tập luyện: Có người phục vụ.
Bài tập 2: Gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên 1 điểm
sang 2 điểm, gò bóng theo đường chéo, né giật thuận theo đường thẳng.
A

B

- Mục đích: Thực hiện

đúng kỹ thuật, đúng khối

lượng, nâng cao số

lần đánh bóng qua lại.

- Thời gian tập luyện: 10 phút.
- Yêu cầu: Nâng cao số lần đánh bóng qua lại nhằm củng cố động tác.
- Phương pháp tập luyện: Có người phục vụ.
Bài tập 3: Gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên 1 điểm
sang 2 điểm, gò bóng theo đường thẳng, né giật thuận theo đường chéo.
A

B

- Mục đích: Nâng cao

khả năng điều khiển điều

khiển điểm rơi của


quả bóng.

- Thời gian tập luyện: 10 phút.

23


- Yêu cầu: Thực hiện đúng kỹ thuật, đúng khối lượng, nâng cao số lần đánh
bóng qua lại.
- Phương pháp tập luyện: Có người phục vụ.
Bài Tập 4: Gò bóng trái tay liên tục.
- Mục đích: Nâng cao khả năng gò bóng trái tay.
- Thời gian tập luyện: 10 phút.
- Yêu cầu: Nâng cao số lần đánh bóng qua lại nhằm củng cố động tác.
- Phương pháp tập luyện: Có người phục vụ.
Bài tập 5: Giật bóng thuận tay với tốc độ liên tục.
- Mục đích: Nâng cao khả năng giật bóng thuận tay.
- Thời gian tập luyện: 10 phút.
- Yêu cầu: Nâng cao số lần đánh bóng qua lại nhằm củng cố động tác.
- Phương pháp tập luyện: Có người phục vụ.
Bài tập 6: Thi đấu đối kháng (7 thắng 4).
- Mục đích: Nâng cao tính đối kháng trong mỗi VĐV, nâng cao khả năng xử lý
tình huống trong trận đấu, rèn luyện trạng thái tâm lý cho VĐV
- Yêu cầu: Thi đấu quyết tâm, vận dụng tối đa tư duy chiến thuật thực hiện tốt
chiến thuật gà bóng trái tay né giật bóng thuận tay trong thi đấu mang lại hiệu
quả cao.
- Phương pháp tập luyện: Chúng tôi chia số VĐV thành 2 đội có trình độ tương
đối đều nhau, sau đó thi đấu từng cặp trong 7 ván.
*Các bài tập không có bóng.

Bài tập 7: Chạy đổi hướng theo tín hiệu cự ly 200m, 400m (s).
- Mục đích: Phát triển sức nhanh phản ứng , tính linh hoạt và khả năng phối hợp
vận động.
- Số lượng: 200m x 2 lần nghỉ giữa 3 phút.
400m x 1 lần nghỉ giữa 5 phút.
24


- Yêu cầu: Khi thực hiện phải chú ý tín hiệu đổi hướng.
Bài tập 8: Cầm vợt sắt 0.5kg di chuyển không bóng thực hiện chiến thuật gò
bóng trái tay né giật bóng thuận tay 1 phút 30 giây tính số lần.
Kết luận nhiệm vụ 1:
+ Các bài tập sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả chiến thuật gò bóng trái tay né
giật bóng thuận tay cho VĐV Trường THPT B Hải Hậu còn ít, hiệu quả chưa cao.
+ Đã lựa chọn được 2 test có đủ độ tin cậy và tính thông báo để đánh giá trình
độ chiến thuật gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay cho VĐV Trường THPT B Hải
Hậu.
* Đã lựa chọn được 8 bài tập vào áp dụng cho các VĐV tập luyện đó là:
+ Chạy đổi hướng theo tín hiệu cự ly 200m, 400m (s).
+ Cầm vợt sắt 0.5kg di chuyển không bóng thực hiện chiến thuật gò bóng trái
tay né giật bóng thuận tay 1 phút 30 giây tính số lần.
+ Gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên 1 điểm sang 1 điểm
theo đường chéo cơ bản (Thực hiện 20 lần tính số lần thực hiện tốt).
+ Gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên 1 điểm sang 2
điểm, gò bóng theo đường chéo, né giật thuận theo đường thẳng (Thực hiện 20 lần
tính số lần thực hiện tốt).
+ Gò bóng trái tay né giật bóng thuận tay với bóng xoáy lên 1 điểm sang 2
điểm, gò bóng theo đường thẳng, né giật thuận theo đường chéo (Thực hiện 20 lần
tính số lần thực hiện tốt).
+ Gò bóng trái tay liên tục (Thực hiện 20 lần tính số lần thực hiện tốt).

+ Giật bóng thuận tay với tốc độ liên tục (Thực hiện 20 lần tính số lần thực hiện
tốt).
+ Thi đấu đối kháng (7 thắng 4).

25


×